Đáp án câu hỏi tình huống Luật Hiến Pháp | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đáp án câu hỏi tình huống Luật Hiến Pháp | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Hiến Pháp
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1: Bình luận về quan điểm của Patrick Henry, thành viên của Hội nghị hiến
hiến của Hoa Kỳ 1787, rằng: “Hiến pháp không phải là một công cụ của chính
quyền để đàn áp nhân dân là một công cụ để nhân dân dân Kiềm chế chính quyền”
- Câu nói này phản ánh một cách khái quát mối quan hệ giữa hiến pháp và dân chủ. Bản chất của
hiến pháp là dân chủ, vì nó thể hiện quyền lực của nhân dân và phải được thông qua với sự đồng ý của nhân dân.
-Kiểm soát quyền lực nhà nước là một biểu hiện rõ nét cho sự bảo đảm nhân quyền ở mỗi quốc
gia. Càng ngày kiểm soát và trách nhiệm của quyền lực nhà nước càng trở nên gắn bó mật thiết
với dân chủ và sự kiểm soát này phải được quy định thànhluật, nhất là quy định của đạo luật có
hiệu lực pháp lý tối cao để cho mọi chủ thểnắm quyền lực nhà nước phải chấp hành. Đó là Hiến
pháp. Sự hiện diện của Hiếnpháp chính là một công cụ của nhân dân cho việc kiểm soát quyền
lực của nhànước, khác với Nhà nước phong kiến nơi không tồn tại Hiến pháp
=> Vì những lẽ đó, việc phải quy định về kiểm soát quyền lực Nhà nước chính làmột quy luật
khách quan của sự phát triển xã hội. Sự hiện diện của những quy địnhtrong Hiến pháp nhằm mục
đích kiểm soát quyền lực nhà nước là dấu hiệu của dânchủ, của tiến bộ xã hội. Có như vậy mới
thể hiện được tính nhân bản và xã hội sâusắc cần phải có của Hiến pháp
Câu 2: Bình luận về câu nói của Thomas Jefferson (vào năm 1789) rằng:
“Trong các vấn đề về quyền lực, đừng nói thêm gì về lòng tin vào đức
tính tốt của con người, mà phải trói anh ta lại bằng sợi dây Hiến pháp
để anh ta không còn làm được điều ác”.
• Nếu không kiểm soát quyền lực, Nhà nước sẽ trở nên lạm quyền, xâm hại đến quyền con người.
Vì Nhà nước xét cho cùng cũng chính do con người tạo nên,nên Nhà nước cũng mang theo
những bản tính tốt và xấu của con người.
• Nội dung cơ bản của Hiến pháp có những quy định giới hạn quyền lực NHÀ NƯỚC . Điều này
được thể hiện qua 2 nội dung chính mà Hiến pháp đề cập là phân quyền và nhân quyền.
• Nhân quyền: Pháp quy định trực tiếp các quyền con người và các nhiệm vụ của nhà nước để
đảm bảo thực thi quyền con người quyền công dân
• Phân quyền: Hiến pháp quy định các cơ chế kìm hãm và ngăn ngừa sự lợi dụng quyền lực của các cá nhân công quyền
• VD: Hp mỹ quy quy định về sự phân chia quyền lực rõ ràng giữa 3 cơ quanlập pháp hành pháp
tư pháp -> tạo điều kiện cho việc áp dụng tuyệt đối thuyết tam quyền phân lập: 3 cơ quan kiềm
chế, đối trọng nhau về quyền lực nhà nước
Câu 3: Bình luận về quan điểm của luật sư Lý Ba (người Trung Quốc): “Ở một quốcgia tự do dân
chủ, bản hiến pháp không chỉ ràng buộc chính quyền mà còn ràng buộc nhân dân nữa. Thông qua
hiến pháp, tập thể dân chúng cam kết tuân theo mộtthủ tục tổ chức nhất định về cách thức quản
trị công việc chung và giải quyết xung đột xã hội.”
=> Đây là một quan điểm vừa đúng vừa sai.
● Đúng vì: - Một quốc gia dân chủ thì cần có một bản Hiến pháp như vậy nhằm giới hạn quyền
lực của Nhà nước và bảo vệ quyền con người
- Thông qua Hiến pháp, người dân ý thức được trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ củamình nhằm
xây dựng một đất nước dân chủ. Mọi công dân vi phạm Hiến pháp đềubị xử lý theo luật định =>
Để giải quyết các vấn đề chung thì việc cần thiết đó là mọi người phải tuân theo một thủ tục tổ
chức nhất định.- Ngược lại, dựa vào ý chí của HP, nhân dân quản lý Nhà nước thông qua HP, soi
chiếu Nhà nước dưới những quy định trong Hiến Pháp. Cũng từ đó mà Nhà nước sẽ làm việc nghiêm túc hơn.
● Sai vì: Chủ thể của Hiến pháp đó chính là nhân dân, vì vậy Hiến pháp trước tiên là để ràng
buộc nhân dân, sau đó mới ràng buộc chính quyền.
Câu 4: Bình luận về quan điểm của Alexander Hamilton rằng: “Bản thân Hiến pháp, với ý nghĩa
thực sự và mục đích hữu dụng thực sự, chính là một đạo luật về các quyền con người” (The Federalist Papers).
• Một trong những chức năng cơ bản của hiến pháp là bảo vệ các quyền conngười, quyền công dân.
• Thông qua HP, người dân xác định những quyền gì của mình mà Nhà nướcphải tôn trọng và
đảm bảo thực hiện, cùng những cách thức để bảo đảm thực thinhững quyền đó
• Với tính chất là văn bản pháp lý có hiệu lực tối cao, hiến pháp có những quy định về việc ngăn
ngừa những hành vi lạm dụng, xâm phạm quyền con người,quyền công dân, là nguồn tham chiếu
để các ngành luật khác có quy định cụ thể vềviệc đảm bảo các quyền này trong lĩnh vực của mình
• Hiến pháp là văn bản có tính bắt buộc chung đối xã hội. Vậy nên các cơquan nhà nước, các cá
nhân, tổ chức trong xã hội đều phải đảm bảo thực hiện cácquyền con người, quyền công dân.
• Hiệu lực bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp còn đượcphát huy thông qua
hệ thống chế quyền bảo vệ, cụ thể như thông qua hệ thống tòaán tư pháp, các cơ quan nhân
quyền quốc gia, cơ quan thanh tra xQuốc hội hayTòa án hiến pháp
=> Đây là một quan điểm đúng.
Câu 5: Lời nói đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ có đoạn: "Chúng tôi, nhân dân Hoa Kỳ...quyết tâm
chấp thuận và thiết lập bản Hiến pháp này của Hợp Chủng Quốc". Hãy bình luận đoạn trên từ
góc độ lý luận của Luật Hiến pháp.
Nhân dân góp phần tạo ra 1 bản Hiến pháp phù hợp với các điều kiện và hoàn cảnh của VN và
mọi công dân VN cần phải chấp hành 1 cách nghiêm chỉnh những quy định của HP
Câu 6: Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ lâm thời năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nói: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế rồi đến chế độ thực dân không
kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp, Nhân dân ta không hưởng quyền tự do
dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp". Hãy bình luận câu nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh.( Dùng câu 1 )
Câu 7: Bình luận quan điểm của Phan Chu Trinh cho rằng: "Trong nước có Hiến pháp, ai cũng
phải tôn trọng Hiến pháp, cái quyền của Chính phủ cũng bởi Hiến pháp quy định cho, lười biếng
không được mà dẫu có muốn áp chế cũng không chỗ nào thò ra được"
Câu 8: Nhiều sách, giáo trình về hiến pháp tại Pháp, hoặc ở Sài Gòn trước đây, hay gộp chung
với chủ đề về chính trị học, chẳng hạn như các sách “Luật Hiến pháp và Chính trị học” (Nguyễn
Văn Bông), “Luật Hiến pháp và các định chế chính trị” (Lê Đình Chân), “Luật Hiến pháp và các
định chế chính trị” (Nguyễn Văn Tưởng). Hãy bình luận về điều này.
HP là đạo luật chung của 1 quốc gia phục vụ cho sự hình thành và phát triển của quốc giaấy vì
vậy trước đây HP của chế độ SG cũng gắn liền với mục đích chính trị còn hiện nay HP của chúng
ta cũng phải phục vụ cho con đường phát triển của đất nước ta, đó là con đường tiến lên CNXH
như những điều đã được nêu trong hiến pháp
Câu 9: Bộ trưởng Bộ A ban hành một Quyết định theo đó mỗi người chỉ được sở hữu 01 xe gắn
máy. Hãy bình luận từ góc độ Hiến pháp đối với Quyết định trên. Giảsử Quyết định đó được coi
là bất hợp hiến thì cơ chế xử lý theo Hiến pháp hiện hànhcủa Việt Nam là như thế nào ? Hãy bình luận cơ chế đó.
- (điều 32) Từ góc độ Hiến Pháp, quyết định trên là bất hợp hiến vì sở hữu xe gắn máy thuộc về
Quyền sở hữu tư nhân và được quy định trong Hiến pháp.
=> Quyết định của Bộ trưởng A được coi là bất hợp hiến, thì cơ chế xử lý theo Hiến Pháp hiện hành sẽ như sau:
-Điều 98: Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang
bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với
Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của
Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của
cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
=>Trong trường hợp này, Bộ trưởng Bộ tư pháp sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết
định bãi bỏ quyết định của Bộ trưởng Bộ A vì trái với Hiến pháp.
Câu 10: Điều 2 mục 2 Quyết định 97/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (ngày24 tháng 7
năm 2009) về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và
công nghệ yêu cầu: “nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước cần gửi ý kiến đó cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền, không được công bố
công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ”. Bình
luận về quy định này dướigóc độ lý luận của Luật Hiến pháp.
- Có phần đúng vì nó bảo vệ đường lối chủ trương chính sách của đảng CS VN. HP quy định
đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội và mọi thiết chế nhà nước phải nằm dưới sự lãnh đạo của đảng.
- Vi Hiến vì VI phạm quyền tự do ngôn luận (điều 25): - vi phạm điều 28:
- 1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị
với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
- 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh
bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân
Câu 11: HĐND tỉnh N ra Nghị quyết quy định việc tuyển công chức vào các cơ quanhành chính
trong tỉnh sẽ hạn chế tiếp nhận những người có bằng đại học tại chức hoặc đại học dân lập. Điều
này có vi phạm luật và Hiến pháp không? Nếu có thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền xử lý như
thế nào? Đánh giá về cơ chế xử lý đó.
- Xét Điều 16 trong chương Quyền con người HP 2013: “Không ai bị phân biệt, đối xử trong đời
sống chính trị, dân sự, văn hóa, xã hô xi”
- Điều 35: Nghiêm cấm phân biệt đối xử trong lao động và nơi làm việc
=> Nghị quyết này đã vi phạm quyền dân sự của người lao động và bất hợp hiến
=> Trong trường hợp này, Bộ trưởng Bộ tư pháp sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết
định bãi bỏ quyết định HĐND tỉnh N vì trái với Hiến pháp.
-Điều 98: Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang
bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với
Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của
Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của
cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ
- Đánh giá: Cách xử lý như vậy là hợp lý, tuy nhiên, thực tế hiện nay việc học tại chức tràn lan,
không hiệu quả, không có năng lực thực sự, chỉ vì mục đích kiếm cái bằng để dễ xin việc đã dẫn
đến vấn đề các cơ quan hành chính hạn chế tiếp nhận những người có bằng đại học tại chức
Câu 12: HĐND thành phố Đ (là thành phố trực thuộc trung ương), ra Nghị quyết dừng đăng ký
thường trú mới vào khu vực nội thành đối với những người không cónghề nghiệp hoặc có nhiều
tiền án, tiền sự. Nghị quyết của HĐND nói trên có vi phạm luật và Hiến pháp không? Nếu có thì
cơ chế xử lý hiện hành như thế nào?Đánh giá về cơ chế xử lý đó
- Điều 23 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước…viê
xc thực hiê xn quyền này do pháp luật quy đinh”
- Xét Điều 16 trong chương Quyền con người HP 2013: “Không ai bị phân biệt, đối xử trong đời
sống chính trị, dân sự, văn hóa, xã hô xi- “Việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị
hạn chế theo quy định của luật. Nội dung, thời gian hạn chế quyền tự do cư trú thực hiện theo
bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước khác có
thẩm quyền hoặc theo quy định của luật có liên quan.” ( Khoản 3 Điều 4 Luật cư trú )
- Vi phạm tính tối cao của HP
=> Như vậy, các quyết định của HĐND phải căn cứ vào pháp luật và không được trái với pháp
luật nhưng nghị quyết này của HĐND tỉnh H đã vi phạm quyền tự docư trú của công dân và bất hợp hiến
=> HĐND tỉnh H không có quyền dừng đăng ký thường trú đối với các trường hợp kể trên vì họ
không phải đối tượng đang bị hạn chế quyền tự do cư trú Điều 98: THủ tướng cp đình chỉ việc
thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến
pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ