Đáp án định nghĩa vật chất của Lê nin | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Liên Kết Giữa Vật Chất và Ý Thức: Lê-nin cho rằng, trong khi vật chất tồn tại độc lập, nhưng ý thức con người vẫn có thể phản ánh và hiểu biết về vật chất thông qua quá trình nhận thức. Ý thức là sự phản ánh của vật chất trong tâm trí con người. Định nghĩa này là cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phản ánh quan điểm rằng vật chất là nguồn gốc của mọi tồn tại và ý thức.
Môn: Triết học Mác-Leenin (triết 1)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 3 - iywiwuee Câu 3
* Định nghĩa vật chất của Lênin
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
* Phân tích định nghĩa
- Khái niệm vật chất dưới góc độ triết học, dùng để chỉ vật chất nói chung, vô hạn, vô tận, không
sinh ra, không mất đi, còn các dạng vật chất mà các khoa học cụ thể nghiên cứu đều có giới hạn,
có sinh ra, có mất đi, chuyển hóa thành cái khác.
- Thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất (nguyên tử, điện tử, thế giới vi
mô và vĩ mô mà con người đã biết hoặc chưa biết) có thuộc tính là tồn tại khách quan (tồn tại,
bên ngoài, độc lập và không phụ thuộc vào cảm giác của con người, cho dù con người có nhận
thức được hay không nhận thức được nó).
- Vật chất - thực tại khách quan, dưới những dạng cụ thể của nó là cái có thể gây nên cảm
giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người, do
đó, vật chất là cái có trước, cảm giác, ý thức của con người có sau. Ý thức là sự phản ánh
đối với vật chất, vật chất là cái được ý thức phản ánh.
- Ý thức là sự phản ánh vật chất, chịu sự quyết định của vật chất nên các hiện
Câu 4 : Nguồn gốc của ý thức
Thứ nhất, nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Bộ óc và sự hoạt động cùng các mối quan hệ thế giới khách quan và con người
được nhận định là các yếu tố tự nhiên là sự bắt nguồn và cũng là nguồn gốc tự
nhiên của ý thức. Sự hình thành ý thức từ con người đối với thế giới khách quan là
do có sự tác động của thế giới khách quan tới bộ óc của con người tạo ra khả năng
về sự hình thành ý này. Như vậy, có thể nhận định một điều rằng sự phản ánh về
thế giới khách quan từ con người được xem là ý thức.
Mà trong đó, phản ảnh được hiểu là sự sự tái tạo về đặc điểm dạng vật chất này bởi
dạng vật chất khác khi tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Phản ánh sinh học,
phản ánh tâm lý, phản ánh vật lý hóa học, phản ánh năng động sáng tạo được hiểu
là hình thức của những sự phản ánh và phản ánh là một thuộc tính từ tất cả các dạng vật chất.
Một hình thức thấp nhất và đặc trưng cho vật chất vô sinh là phản ánh về hóa học
vật lý. Những biến đổi về lý, hóa, cơ khi có sự tác động lẫn nhau bởi các dạng vật
chất vô sinh được nhận định là phản ánh về hóa học vật lý. Hình thức được phản
ánh chỉ mang tính thụ động của vật nhận tác động chứ phản ánh chưa định hướng lựa chọn.
Phản ánh tâm lý được nhận định là sự phản ánh cho động vật đặc trưng đã được
phát triển đến trình độ mà có hệ thần kinh trung ương, phản ánh này thể hiện dưới
cơ chế phản xạ có điều kiện lên những tác động môi trường sống.
Thứ hai, nguồn gốc xã hội của ý thức bao gồm các nhân tố cơ bản nhất như lao
động và ngôn ngữ, nó trực tiếp tạo thành nguồn gốc xã hội của ý thức.
Một quá trình con người sử dụng về công cụ tác động với giới tự nhiên để thay đổi
giới tự nhiên phù hợp nhu cầu con người được nhận định là lao động. Còn cái vỏ
của vật chất từ ý thức, hình thức vật chất nhân tạo có vai trò trong thể hiện, lưu trữ
nội dung ý thức thì chính là ngôn ngữ. Bản chất ý thức:
Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan một cách năng động , sáng tạo của bộ ó con người
Hiện thực khăch quan là khách thể của nhận thức , con người là chủ thể của
nhận thức => khách thể nhận thức quyết định chủ thể nhận thức
Năng động là lựa chọn định hướng, đối tượng nhận thức tuỳ vào của thể nhận thức Sáng tạo là :
+ Tri thức đã có con người có thể tạo ra những hình ảnh biểu tượng ko có thực tế
+ Từ tri thức đã có con người có thể sáng tạo ra những tri thức mois thông qua giả thuyết khoa học
+ nó thể hiện như một quá trình thống nhất giữa 3 mặt :
Mt1: Trao dổi thông tin giữa đối tượng và chủ thể phản ánh “ Chủ thể ohanr
ánh có chọn lọc định hướng “
Mt2 : Mô hình hoá dối tượng trong tư duy dưới dang các h ảnh tinh thần
Mt3 : Chuyển từ mô hình trong tư duy quay trở lị hiện thực khách quan
thiong qua hành động thực tiễn
Ý thức là hình ảnh chur quan của thế giới quan :
Ý thức xem xét sự vật hiện tượng thông qua lăng kính chủ quan con người vì vậy
đôi khi phản ánh sai lệch sự vật hiện tượng . Theo mác : ý thức chẳng qua chỉ là
vật chất được đem vào trong bộ óc con người và được cải biến đi trong đó
Ý thức là hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội : ý thức luôn in dấu ấn cộng
động nơi ý thức sinh ra và phát triển
Câu 5 : nguyên lý về mlh phổ biến
Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại, quy định,
chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các
yếu tố, các bộ phận của một sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Ví dụ: Mối liên hệ giữa con người với tự nhiên, con người với con người
hay con người với xã hội.
+ Mối liên hệ phổ biến là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối liên
hệ tồn tại ở nhiều sự vật và hiện tượng của thế giới
Ví dụ: Trong tư duy con người có những mối liên hệ kiến thức cũ và kiến
thức mới; cây tơ hồng; cây tầm gửi sống nhờ; muốn chung mục đích thì phải chung tay với nhau.
=> Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mố
=>Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa
tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định. Đồng thời, cũng tồn tại những
mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ
phổ biến trong những điều kiện nhất định. Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo
nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các
mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
LIÊN HỆ :-Thực vật và động vật có mối liên hệ với nhau trong quá trình trao đổ chất -
Giữa các mặt trong cùng một sự vật liên hệ nhau.Ví dụ: các bộ phận trong cơ thể
người, các địa phương trong 1 nước liên hệ nhau.- -
Giữa các quá trình phát triển của sự vật cũng liên hệ với nhau.Ví dụ: Quá trình
phát triển của con người theo tuổi tác, theo từng thời kỳ phát triển. -Mối liên hệ
có tính nhiều bề vô cùng phong phú đa dạng
Tính chất của các mối liên hệ phổ biến +
Tính khách quan: Các mối liên hệ, tác động, suy cho đến cùng, đều là sự phản ánh
mối liên hệ và sự quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Liên
hệ là tất yếu, khách quan, vốn có của sự vật hiện tượng. Ví dụ:
- Con người luôn tồn tại trong mối liên hệ với môi trường tự nhiên
và xã hội dù họ có ý thức được hay không. Đó là điều khách quan
và không thể thay đổi bởi ý chí con người +
Tính phổ biến: Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hoá lẫn nhau không những diễn
ra ở mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội, trong tư duy, mà còn diễn ra đối với
các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng.
Ví dụ:- Sự liên hệ qua lại bên trong cơ thể người có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa người với người. +
Tính đa dạng, phong phú: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát được toàn thế
giới trong mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật hiện tượng của nó . Tính vô hạn của thế giới
khách quan; tính có hạn của sự vật, hiện tượng trong thế giới đó chỉ có thể giải thích được
trong mối liên hệ phổ biến, được quy định bằng nhiều mối liên hệ có hình thức vai trò khác nhau
Vd : Mỗi người khác nhau thì có mối liên hệ với cha, mẹ, anh em, bạn
bè khác nhau.Hay, cùng là mối liên hệ giữa cha mẹ với con cái
nhưng trong mỗi giai đoạn khác nhau có tính chất và biểu hiện khác nhau.
- Các loại cá,chim,thú đều có quan hệ với nước nhưng cá quan hệ
với nước khác với chim và thú. Cá không thể sống thiếu nước,
không có nước thường xuyên cá không sống được, nhưng các loài
chim thú thì lại không sống trong nước thường xuyên được.
Ý nghĩa của phương pháp luận:
+ Nhận thức sự vật trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sự
vật và trong sự tác động giữa sự vật đó với các sự vật khác.
Ví dụ: Muốn đánh giá một người cần xem xét các mối liên hệ của
người đó với gia đình, bạn bè,...
+ Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm, trọng điểm, làm
nổi bật cái cơ bản nhất của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Một người có thể tốt trong mối quan hệ với người này
nhưng lại xấu đối với người khác; phải biết phân loại làm rõ thực chất của người đó.
+ Từ việc rút ra mối liên hệ bản chất của sự vật, ta lại đặt mối liên hệ bản
chất đó trong tổng thể các mối liên hệ của sự vật xem xét cụ thể trongtừng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Ví dụ: Trong thời điểm ra đời, Truyện Kiều bị người đời dè bỉu, hắt
hủi nhưng đến hiện tại, đó là lại một kiệt tác của dân tộc. Vì vậy,
con người không thể chỉ đặt trong thời điểm nhất định để đánh giá
sự vật hiện tượng mà phải trải qua giai đoạn lịch sử làm nổi bật caí bản chất
+ Không áp dụng máy móc , cứng nhắc tri thức về sự vật trong hoàn cảnh lịch sử - cụ thể khác Câu6 CÁI RIÊNG
Là phạm trù dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.
Cái chung là phạm trù dùng để chỉ những thuộc tính, những mặt giống nhau và được lặp lại trong cái riêng khác nhau
Cái đơn nhất là phạm trù dùng để chỉ các mặt các đặc điểm chỉ có ở sự vật hiện tượng này mà không có ở svat htg khác
VD 2 bn Ngọc và Lan có cái riêng là ms ng 1 các thể nhưng chung có gtinh, cùng bằng tuổi, cái
đơn nhất là có vân tay riêng
MỐI QH CÁI CHUNG RIÊNG ĐƠN NHẤT
1. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng thông qua cái riêng biểu hiện sự tồn tại của mình
=> ko có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng
VD : 3 con sông là cái riêng chúng có điểm chung là có nước nên cái chung đc tồn tại tromg
những cái riêng ấy. Và nó biểu hiện thông qua cái riêng
2. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ vs cái chung
Ko có cái riêng nào tồn tại độc lập
Vd mỗi ng là 1 cá thể nhưng cta ko thể nào ko tồn tại mối liên hệ với xã hội
3. Cái riêng là cái toàn bộ,phong phú. Cái chung là cái bộ phận sâu sắc
Vd 8 svien là những cái riêng đa dạng, phong phú. Cái chung là còn trẻ, có tri thức …
4. Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình pt
Vd các loài đv sẽ biến đổi gen để thành cá thể tốt hơn. Những gen biến đổi đó sẽ là cái đơn nhất
phù hợp để duy trì thành cái cái chung Ý nghĩa -
chỉ có thể tìm cái chung trong những sự vật, htg riêng lẻ không đc xuất phát từ ý muốn chủ quan của con ng -
phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. Trong hoạt động thực tiễn nếu ko
hiểu bt những ngly chung sẽ ko tránh khỏi tình trạng hđ một cách mù quáng -
Trong hđ thực tiễn cần phải tạo đk thuận lợi để cái đơn nhất tích cực trở thành cái
chung và cái chung tiêu cực trở thành cái đơn nhất PT NGUYÊN NHÂN KQ -
Nn là ptru để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sv htg hoặc
giữa các sv, htg với nhau, và sẽ gây ra 1 biến đổi nào đó -
Kq là ptru dùng để chỉnhững biến đổi xh do nguyên nhân gây ra.
Mối qh giữa nn kết quả là msqh khách quan tất yếu -
Nguyên nhân có trc và sinh ra kết quả -
Có nn thì chắc chắn có kết quả -
Có kết quả thì tức là do nn gây ra
Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân tạo ra hoặc do rất nhiều nn
Vd mất mùa do thời tiết, đv, …
Một nn có thể dẫn đến nhiều kết quả khác nhau
Vd chặt rừng làm trái đất nóng,…
Nguyên nhân tạo ra kết quả nhưng kết quả này lại là nn của 1 kết quả khác
Vd nếu mình lười hk sẽ dẫn tới việc ko có kiến thứ mà ko có kiến thức sẽ là nn mình điểm kém Ý NGHĨA
1. Nn luôn có trc kết quả -
Muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đó cần tìm những sự kiện xảy ra
trc khi hiện tượng đó xh. Và muốn loại bỏ một kết quả nào đó cần laoij bỏ nn làm nảy sinh ra nó.
2. Một kq có thể do nhiều nn gây ra -
Cần phân loại các nn để có những giải pháp xử lý đúng đắn. kết hợp tạo ra nhiều
nn tích cực để thúc đẩy hình thành kq tích cực. triệt tiêu những nn tiêu cực hạn chế kq ko muốn
3. 1 nn có thể sinh ra nhiều kq -
Phải tìm ra kq nào là chính, kết quả phụ cơ bản và ko cơ bản
4. N sinh ra kq, kq trở thành nn tiếp theo -
Trong hoạt động thực tiễn cần phải có tầm nhìn điều chỉnh nn ban đầu để định hướng Câu 7 : + Quy luật lượng chất :
Vai trò quy luật: Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự
thay đổi về chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến thể hiện hình thức và cách thức
của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Phân tích nội dung quy luật
Chất: Là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác.
Lượng: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về
các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp
điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật.
Từ những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất:
+ Chất và lượng là 2 mặt đối lập, chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên
biến đổi xong hai mặt đó không thể tách rời nhau mà tác động qua lại với nhau một
cách biện chứng sự thống nhất giữa chất và lượng trong 1 độ nhất định khi sự vật đang tồn tại.
+ Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về
lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng
+ Điểm nút là thời điểm mà tại đó diễn ra sự thay đổi về chất
+ Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển nhưng là điểm khởi đầu
cho một giai đoạn mới. nó là sự gián đoạn trong quá trình vận động và phát triển liên tục của sự vật.
Sự thay đổi về chất tác động sự thay đổi về lượng: Chất mới của sự vật chỉ xuất hiện
khi sự thay đổi về lượng đạt đến điểm nút khi sự vật mới ra đời với chất mới lại có 1
lượng mới phù hợp tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng, sự tác động của chất
mới đối với lượng mới biểu hiện ở quy mô tồn tại nhịp điệu sự vận động.
Nội dung cơ bản của quy luật: Bất kì sự vật nào cũng là thống nhất giữa chất và lượng,
sự thay đổi dần dần về lượng quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới sự thay đổi căn bản về chất
của sự vận động thông qua bước nhảy, chất mới ta đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng.
Ý nghĩa phương pháp luận:
Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức cần xem xét sự vật trong mối quan hệ biện
chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố.
Quan điểm lịch sử- cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lí các tình huống trong
hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức
và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn. Phải xác định rõ vị trí, không gian cụ thể
Vd : Khi bạn là học lớp 10,11,12 ( lượng), là học sinh cấp 3. Đến khi bạn học đại học
không ai gọi bạn là học sinh nữa ( chất thay đổi)
Trong tình yêu, khi 2 người mới gặp nhau thì chỉ mới cảm mến nhau chứ khó nói là đã
yêu nhau được. Sau một thời gian quen biết, họ lại bắt đầu đi tìm hiểu nhau hơn như nói
chuyện, quan tâm, đi chơi… dần dần 2 người họ sẽ hiểu rõ nhau hơn về tính cách, sơ
thích… Sau đó họ nảy nả tình yêu, việc tích lũy những hiểu biết, tình cảm được xem là
tích lũy về lượng. KHi những tình cảm. hiểu biết đủ lớn sẽ chueyenr thành tình yêu, khi
công nhận là người yêu họ sẽ trải qua bước ngõ lười yêu, đây được xem là bước nhảy
trong mối quan hệ giữa 2 người từ bạn ( chất) chuyể qua tình yêu( chất khác).
+ Quy luật thống nhất , đấu tranh giữa các mặt đối lập
Mặt đối lập :là nhữngmặtcóđặc điểm , thuộctính, những quy luậtcó khuynhhướng biến đổi trái
ngược nhautồntạimộtcách khác quan trongtự nhiên ,xãhội ,tư duy.
Ví dụ về mặt đối lập: Trong một nguyên tử có điện tích âm >< điện tích dương; trong cơ thể
sống có quá trình đồng hóa >< dị hóa; trong xã hội có giai cấp: g/c thống trị >< g/c bị trị; tư
tưởng con người: đổi mới >< bảo thủ. Các mặt đối lập này phải có liên hệ với nhau, nếu tách rời
nhau thì chúng không còn là mặt đối lập (xét trong một chỉnh thể).
Mâu thuẫn là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất , đấu tranh và chuyển hoá giữa các
mặt đối lập của mỗi sự vật , hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tg vs nhau
Các tính chất của mâu thuẫn : tính khách quan phổ biến và đa dạng( mâu thuẫn tồn tại
trong sv , htg , mọi quá trình của sv htg. Còn sự vật là còn mâu thuẫn , sự vật mất đi là mâu thuẫn
mất đi. Sự vật mới ra đời thì mâu thuẫn cũng xuất hiện . mâu thuẫn có trong cả tự nhiên xã hội và tư duy)
Quá trình vận động của mâu thuẫn
Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển.
– Sự thống nhất và sự đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các
mặt đối lập. Hai xu hướng này tạo thành một loại mâu thuẫn đặc biệt. Như vậy, mâu thuẫn biện
chứng cũng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “sự đấu tranh” của các mặt đối lập. Sự thống nhất và
đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật.
Đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động
và làm cho mâu thuẫn phát triển.
Lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái
ngược nhau. Sự khác nhau đó ngày càng lớn lên, rộng ra và đi đến trở thành đối lập. Khi 2 mặt
đối lập nằm trong mâu thuẫn này gay gắt dẫn đến sự chuyển hóa, mâu thuẫn được giải quyết,
mâu thuẫn cũ mất đi và mâu thuẫn mới ra đời, mâu thuẫn mới được giải quyết, sự vật mới ra đời.
Quá trình chuyển hóa giữa 2 mặt đối lập diễn ra liên tục làm cho sự vật, hiện tượng luôn vận
động và phát triển và giải quyết mâu thuẫn chính là nguyên nhân và động lực của mọi sự phát
triển. Bởi vậy Lênin khẳng định: “Phát triển là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”.
Ý nghĩa phương pháp luận:
– Thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng. Muốn phát hiện mâu
thuẫn, cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng.
– Phải phân loại mâu thuẫn và phân tích cụ thể mâu thuẫn để có phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó.
– Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, không
điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ.