Dapan-Baitap KTVM 1 - this will help you on study - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Dapan-Baitap KTVM 1 - this will help you on study - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
Chương 1. TỔNG QUAN KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
1. Trong mô hình AS-AD, đường tổng cung ngắn hạn (SAS) dịch chuyển sang trái khi:
A. Tiền lương danh nghĩa giảm. B. Lãi suất giảm. C. Giá dầu tăng.
D. Mức giá chung trong nền kinh tế tăng.
2. Trong mô hình AS-AD, đường AD dịch chuyển sang phải khi:
A. Năng suất lao động tăng.
B. Chính phủ tăng đầu tư để mở rộng đường sá.
C. Mức giá chung trong nền kinh tế giảm. D. Nhập khẩu tăng.
3. Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn là:
A. Mục tiêu nhằm đạt được sự cân bằng ngân sách
B. Mục tiêu nhằm gia tăng sản lượng tiềm năng.
C. Mục tiêu nhằm giữ sản lượng gần/bằng với mức sản lượng tiềm năng.
D. Mục tiêu nhằm đạt được sự cân bằng cán cân thanh toán.
4. Trên đồ thị, trục hoành ghi sản lượng quốc gia, trục tung ghi mức giá chung, đường tổng cầu AD
sẽ dịch chuyển sang trái khi:
A. Nhập khẩu và xuất khẩu tăng
B. Dân chúng ưa thích hàng ngoại hơn
C. Chính phủ tăng chi tiêu cho đầu tư cơ sở hạ tầng
D. Chính phủ tăng chi chuyển nhượng
5. Trong kinh tế học, nguồn lực của xã hội thường được chia thành các nhóm sau:
A. Hàng hóa và dịch vụ
B. Các yếu tố tiêu dùng
C. Đất đai, lao động và vốn D. Dân số và tài nguyên thiên nhiên
6. Trên đồ thị, trục hoành thể hiện sản lượng (Y), trục tung thể hiện mức giá. Nhân tố nào sau đây
không làm dịch chuyển đường AD sang trái A. Mức giá chung giảm. B. Xuất khẩu giảm
C. Doanh nghiệp bi quan về tình hình kinh tế D. Nhập khẩu tăng lên.
7. Tổng cầu hàng hoá và dịch vụ của một nước không phụ thuộc vào các quyết định của:
A. Chính phủ và các hãng sản xuất
B. Các nhà cung ứng hàng hoá và dịch vụ C. Các hộ gia đình D. Người nước ngoài
8. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng:
A. Tối đa của nền kinh tế.
B. Không có lạm phát nhưng vẫn có thất nghiệp.
C. Không thay đổi theo thời gian.
D. Có tỷ lệ lạm phát vừa phải.
9. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tương ứng với:
A. Sản lượng tiềm năng.
B. Sản lượng thực tế.
C. Sản lượng cân bằng.
D. Sản lượng dự đoán.
10. Biến số nào sau đây có thể thay đổi không gây ra sự dịch chuyển của đường tổng cầu: A. Mức giá B. Lãi suất C. Thuế suất
D. Kỳ vọng về lạm phát
11. Giả sử, các yếu tố khác không đổi, khi thu nhập của người dân tăng lên sẽ làm:
A. Lạm phát giảm, thất nghiệp tăng
B. Thất nghiệp tự nhiên, lạm phát vừa phải
C. Lạm phát tăng, thất nghiệp giảm
D. Lạm phát tăng, thất nghiệp tăng 1
12. Một trong những mục tiêu cụ thể của kinh tế vĩ mô là
A. Sản lượng thực của quốc gia đạt ngang bằng sản lượng tiềm năng
B. Sản lượng thực của quốc gia lớn hơn sản lượng tiềm năng
C. Sản lượng thực của quốc gia nhỏ hơn sản lượng tiềm năng
D. Tốc độ tăng dân số bằng với tốc độ tăng trưởng sản lượng tiềm năng 13. -
Cân bằng tổng cung tổng cầu khi đó nền kinh tế:
A. Tỷ lệ lạm phát bằng không
B. Tỷ lệ thất nghiệp bằng không
C. Sản lượng ổn định ở mức sản lượng tiềm năng D. Câu A, B, C sai
14. Một sự thay đổi trong nền kinh tế có xu hướng làm thất nghiệp giảm đồng thời lạm phát tăng là do:
A. Thu nhập của người dân giảm
B. Mức giá chung nền kinh tế tăng
C. Chính phủ tăng chi tiêu D. Giá của các yếu tố sản xuất giảm
15. Đường tổng cung ngắn hạn không dịch chuyển sang trái vì lý do sau:
A. Giá cả nguyên liệu thô thiết yếu tăng
B. Giảm năng suất lao động C. Mức giá tăng D. Tiền lương tăng
16. Trong những phát biểu sau đây, phát biểu nào là không đúng đối với một nền kinh tế?
A. Tổng cung ngắn hạn phản ánh quan hệ giữa tổng cung và mức giá trong điều kiện giá các yếu tố đầu vào chưa thay đổi
B. Tổng cung dài hạn phản ánh mối quan hệ giữa tổng cung và mức giá trong điều kiện giá các yếu
tố đầu vào thay đổi cùng tỷ lệ với mức giá đầu ra của sản phẩm
C. Quan hệ giữa tổng cầu và thu nhập của dân chúng là quan hệ đồng biến
D. Trong ngắn hạn khi có sự điều chỉnh cùng tỷ lệ giữa mức giá các yếu tố sản xuất doanh nghiệp
sẽ duy trì sản lượng ở mức toàn dụng
17. Yếu tố nào sau đây sẽ làm mức giá chung nền kinh tế tăng đồng thời sản lượng nền kinh tế giảm? A. Lãi suất giảm B. Dịch bệnh kéo dài
C. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
D. Dân chúng thích dùng hàng nhập khẩu
18. Khi chính phủ đánh thuế vào hàng tiêu dùng xuất khẩu
A. Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải
B. Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái
C. Đường tổng cung dịch chuyển sang phải
D. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái
19. Một nền kinh tế trong trạng thái toàn dụng nhân công, nghĩa là
A. Tỷ lệ lạm phát bằng không và tỷ lệ thất nghiệp khác không.
B. Vẫn tồn tại tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp nhất định
C. Xuất hiện thất nghiệp do chu kỳ
D. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ bằng không
20. Đường tổng cung thẳng đứng hàm ý rằng:
A. Tăng giá sẽ khuyến khích đổi mới công nghệ và do vậy thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế
B. Không thể có được tốc độ tăng của sản lượng trong ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng trung bình của
sản lượng trong dài hạn
C. Tăng giá sẽ không ảnh hưởng gì đến sản lượng của nền kinh tế
D. Tăng giá sẽ cho phép nền kinh tế đạt được mức sản lượng cao hơn 21.
Tổng cung dài hạn có thể thay đổi khi 2
A. Chính phủ thay đổi chi tiêu ngân sách
B. Nhập khẩu máy móc thiết bị
C. Có sự thay đổi về lãi suất
D. Các nguồn lực sản xuất thay đổi
22. Nền kinh tế đang hoạt động dưới mức toàn dụng, nếu áp dụng chính sách gia tăng tổng cầu sẽ dẫn đến
A. Mức giá chung và sản lượng tăng, sản lượng tăng nhanh hơn
B. Mức giá chung và sản lượng tăng, giá tăng nhanh hơn
C. Mức giá chung và sản lượng không đổi
D. Mức giá chung và sản lượng giảm 23.
Phát biểu nào sau đây đúng nhất?
A. Quan hệ giữa tổng cầu và mức giá chung là quan hệ đồng biến
B. Quan hệ giữa tổng cầu và thu nhập của dân chúng là quan hệ đồng biến
C. Quan hệ giữa tổng cầu và lãi suất là quan hệ đồng biến
D. Quan hệ giữa tổng cầu và các khoản trợ cấp là quan hệ nghịch biến
24. Khi chính phủ giảm thuế đánh vào các nguyên liệu nhập khẩu thì:
A. Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái
B. Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải
C. Đường tổng cung dịch chuyển sang phải
D. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái
25. Trong mô hình AS - AD đường tổng cầu phản ánh mối quan hệ giữa:
A. Thu nhập thực tế và GNP thực tế
B. Mức giá cả chung và thu nhập thực tế
C. Tổng chi tiêu thực tế và GNP thực tế
D. Mức giá chung và GNP danh nghĩa
26. Sự phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi
A. Sẽ làm dịch chuyển cả đường tổng cung ngắn hạn và tổng cung dài hạn sang trái
B. Đường tổng cung dài hạn sang phải còn đường tổng cung ngắn hạn không đổi
C. Sẽ làm dịch chuyển cả đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn sang phải
D. Sẽ làm dịch chuyển cả đường tổng cung ngắn hạn và tổng cầu sang phải
27. Các yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến đường tổng cung dài hạn và ngắn hạn A. Công nghệ B. Nguồn nhân lực C. Nguồn vốn D. Câu A, B, C đúng
28. Nếu chính phủ tăng thuế đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) thì:
A. Đường tổng cầu dịch chuyển song song sang phải
B. Đường tổng cung dịch chuyển song song sang phải
C. Đường tổng cung dịch chuyển song song sang trái.
D. Đường tổng cầu dịch chuyển song song sang trái
29. Kinh tế học vĩ mô chủ yếu quan tâm đến việc nghiên cứu
A. Các hộ gia đình và cách thức họ đối phó với các vấn đề như lạm phát và thất nghiệp
B. Các tổ chức kinh tế lớn như tập đoàn FPT hoặc Vingroup
C. Xu hướng biến động của tổng cầu
D. Sự can thiệp của của chính phủ vào các thị trường riêng lẻ 30.
Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến tổng cung trong dài hạn
A. Thu nhập quốc gia tăng B. Tiền lương tăng C. Xuất khẩu tăng D. Đổi mới công nghệ
31. Nền kinh tế đang hoạt động trên mức toàn dụng khi đó
A. Sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng
B. Sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tiềm năng
C. Tỷ lệ lạm phát nhỏ hơn 10% 3
D. Xuất hiện tình trạng thất nghiệp chu kỳ
32. Một đợt hạn hán kéo dài xảy ra trên cả nước làm cho:
A. Đường AD dịch chuyển sang phải, kết quả là cả sản lượng và mức giá đều tăng
B. Cả đường AS và AD đều dịch chuyển sang trái, kết quả là sản lượng giảm, còn chưa có đủ thông
tin để kết luận ảnh hưởng đến mức giá.
C. Đường AD dịch chuyển sang trái do xuất khẩu giảm, kết quả là cả sản lượng và mức giá đều giảm.
D. Đường AS ngắn hạn dịch chuyển sang trái và kết quả là sản lượng giảm và mức giá tăng
33. Khi nền kinh tế đạt mức toàn dụng:
A. Tỷ lệ thất nghiệp tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
B. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế bằng 0
C. Tỷ lệ lạm phát thực tế bằng 0.
D. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế lớn hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
34. Đường tổng cung (AS) dịch chuyển do:
A. Mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi
B. Chính phủ tăng hay giảm các khoản đầu tư của chính phủ
C. Năng lực sản xuất của quốc gia như: vốn, tài nguyên, lao động, kỹ thuật thay đổi về số lượng
D. Thu nhập quốc gia thay đổi
35. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng:
A. Tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp bằng 0.
B. Tối đa mà nền kinh tế có thể đạt được.
C. Phù hợp với việc sử dụng hết nguồn lực hợp lý
D. Các câu trên đều sai
36. Nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng khiếm dụng. Nếu giá các yếu tố sản xuất tăng sẽ dẫn đến
A. Tỷ lệ lạm phát tăng, sản lượng thực tế tăng
B. Tỷ lệ lạm phát giảm, sản lượng thực tế tăng
C. Tỷ lệ lạm phát tăng, sản lượng thực tế giảm
D. Tỷ lệ lạm phát giảm, sản lượng thực tế giảm
Chương 2. HẠCH TOÁN TỔNG SẢN TRONG NƯỚC
1. Tổng sản phẩm trong nước GDP có thể được tính theo phương pháp:
A. Phương pháp chi tiêu. B. Phương pháp thu nhập.
C. Phương pháp giá trị gia tăng.
D. Tất cả 3 đáp án đều đúng.
2. Chỉ số kinh tế vĩ mô nào sau đây được xem là phản ánh tốt nhất phúc lợi kinh tế của xã hội?
A. Tỷ lệ thất nghiệp. B. Tỷ lệ lạm phát.
C. Tổng sản phẩm trong nước. D. Thâm hụt ngân sách.
3. Thu nhập khả dụng là:
A. Thu nhập cá nhân cộng với lợi nhuận được chia.
B. Thu nhập cá nhân cộng với khoản chi chuyển nhượng.
C. Thu nhập cá nhân trừ đi thuế thu nhập cá nhân.
D. Thu nhập cá nhân trừ đi thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.
4. Ở năm được chọn là năm gốc (năm cơ sở):
A. GDP thực nhỏ hơn GDP danh nghĩa
B. GDP thực lớn hơn GDP danh nghĩa 4
C. GDP thực bằng GDP danh nghĩa
D. Không xác định được GDP danh nghĩa
5. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) có thể được tính theo các phương pháp, ngoại trừ:
A. Tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ.
B. Tổng thu nhập từ các yếu tố sản suất.
C. Tổng giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất.
D. Tổng giá trị sản phẩm cuối cùng trừ sản phẩm trung gian.
6. Giá trị nông sản do người nông dân trồng để dùng trong gia đình:
A. Được tính vào GDP vì đó là giá trị hàng hóa cuối cùng.
B. Được tính vào GDP vì giá trị của nó đóng góp vào phúc lợi kinh tế
C. Không được tính vào GDP vì nó không được giao dịch trên thị trường
D. Không được tính vào GDP vì không xác định được giá trị thị trường của nó
7. Khi hàng hóa trung gian được sản xuất và bán chưa hết, giá trị hàng hóa tồn kho tại các doanh nghiệp:
A. Không được tính vào GDP vì đó là hàng hóa trung gian.
B. Không được tính vào GDP vì nó không được giao dịch trên thị trường.
C. Được tính vào GDP vì hàng hóa tồn kho được tính vào khoản đầu tư của doanh nghiệp
D. Được tính vào GDP vì nó sẽ được tính trong giá trị hàng hóa cuối cùng
8. Sự khác biệt giữa sản phẩm trung gian và sản phẩm cuố ùng là căn cứ vào: i c A. M ch s ục đí ử dụng của người mua
B. Sản phẩm trung gian kém bền hơn
C. Sản phẩm trung gian chưa hoàn thiện
D. Sản phẩm trung gian không sử dụng được
9. Trong các chỉ tiêu sau, chỉ tiêu được dùng để đo lường thu nhập của mọi người dân trong một quốc gia là:
A. Cán cân thanh toán cân bằng.
B. Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp.
C. Tổng sản phẩm trong nước.
D. Ngân sách chính phủ thặng dư.
10. Trong các khoản mục sau đây, khoản mục được tính vào GDP theo phương pháp chi tiêu: A. Tiền thuê B. Lợi nhuận C. Khấu hao D. Thuế gián thu
11. Khi một công dân Việt Nam làm cho một công ty của Việt Nam tại nước Mỹ, thu nhập của người đó được tính vào:
A. Một phần GDP của Mỹ và một phần GDP của Việt Nam.
B. Một phần GNP của Mỹ và một phần GDP của Việt Nam.
C. Một phần GNP của Việt Nam và một phần GDP của Mỹ.
D. Một phần GNP của Việt Nam và một phần GNP của Mỹ.
12. Trong các phương pháp sau đây, phương pháp nào tính tổng sản phẩm trong nước (GDP) ở mức cân bằng:
A. Tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất.
B. Tổng các khoản rò rỉ bằng tổng các khoản bơm vào. C. Tổng chi tiêu.
D. Tổng giá trị sản xuất.
13. Trong nền kinh tế giản đơn, khi nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng, điều nào sau đây đúng:
A. Hộ gia đình chi tiêu hết thu nhập cho hàng hóa và dịch vụ.
B. Tất cả hàng hóa và dịch vụ được mua bởi hộ gia đình.
C. Tổng tiết kiệm bằng tổng đầu tư.
D. Giá trị của tất cả các yếu tố sản xuất đều chuyển thành giá trị của hàng hóa và dịch vụ.
14. Một số các sản phẩm trung gian không được tính vào GDP, bởi vì: 5
A. Người mua nó là người sử dụng cuối cùng
B. Giá trị của nó đã được tính vào sản phẩm cuối cùng, nếu tính sẽ bị tính trùng
C. Sản phẩm trung gian luôn luôn không được sử dụng cuối cùng
D. Không phải là nguyên liệu đầu vào trong quá trình sản xuất khi nó tồn kho
15. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là
A. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mới được sản xuất trong phạm vi lãnh thổ của một
quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.
B. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong
một khoảng thời gian nhất định.
C. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi lãnh thổ của một quốc
gia trong một khoảng thời gian nhất định.
D. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà công dân của một quốc gia tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.
16. Điểm khác nhau giữa GNP và NNP là:
A. GNP là giá trị sản lượng được tạo ra trên lãnh thổ một quốc gia còn NNP là giá trị sản lượng được
sản xuất từ nước ngoài.
B. GNP là giá trị sản lượng do công dân một quốc gia còn NNP là giá trị sản lượng do người nước ngoài tạo ra.
C. GNP là giá trị sản lượng do công dân một quốc gia tạo ra còn NNP là giá trị sản lượng mới do
công dân quốc gia đó tạo ra.
D. GNP là giá trị sản lượng được tạo ra trên lãnh thổ quốc gia bao gồm khấu hao còn NNP là giá trị
sản lượng do công dân một quốc gia tạo ra không bao gồm khấu hao.
17. Chỉ số giảm phát GDP tại một năm là 140 có nghĩa:
A. Tỷ lệ lạm phát năm đó là 40%
B. Tỷ lệ lạm phát năm đó là 140%
C. Giá hàng hóa năm đó tăng 40% so với năm cơ sở
D. Giá hàng hóa năm đó tăng 40% so với năm trước 18. Thuế ròng là:
A. Tổng tiền thuế chính phủ thu được.
B. Phần tiền thuế còn lại sau khi chi tiêu công.
C. Phần tiền thuế còn lại sau khi chính phủ đã chi chuyển nhượng.
D. Phần tiền thuế còn lại sau khi chính phủ chi trả nợ nước ngoài
19. Tổng đầu tư của khu vực tư nhân, bao gồm:
A. Đầu tư của khu vực nước ngoài và thuế trực thu.
B. Đầu tư của khu vực nước ngoài và thuế gián thu.
C. Đầu tư ròng của khu vực tư nhận và thuế trực thu.
D. Đầu tư ròng của khu vực tư nhân và khấu hao.
20. Thu nhập khả dụng (DI/Yd) được tính bằng:
A. Thu nhập cá nhân (PI) trừ thuế thu nhập cá nhân.
B. Thu nhập cá nhân (PI) trừ thuế gián thu và cộng chi chuyển nhượng.
C. Thu nhập cá nhân (PI) cộng với thuế thu nhập cá nhân.
D. Thu nhập cá nhân (PI) trừ thuế thu nhập cá nhân và cộng chi chuyển nhượng.
21. GDP tính theo phương pháp thu nhập bao gồm:
A. Tiền lương, tiền thuê, lợi nhuận, lãi suất, khấu hao và thuế trực thu. 6
B. Lãi suất, khấu hao, lợi nhuận, thuế gián thu, tiền thuê và tiền lương.
C. Khấu hao, tiền lương, thuế doanh nghiệp, lãi suất, tiền thuê và lợi nhuận.
D. Tiền lương, tiền thuê, lợi nhuận, lãi suất, khấu hao và thuế ròng.
22. Giả sử, tổng sản lượng trong nước của một nền kinh tế là 1500 tỷ USD và thu nhập ròng từ nhập
khẩu các yếu tố sản xuất là 200 tỷ USD thì tổng sản lượng quốc dân của nền kinh tế đó: A. 1500. B. 1600. C. 1700. D. 1800.
23. Trong nền kinh tế, hộ gia đình:
A. Chi tiêu hết thu nhập của họ.
B. Thu nhập được chi tiêu và tiết kiệm.
C. Thu nhập sau khi nộp thuế được chi tiêu và tiết kiệm.
D. Mua tất cả hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế.
24. Trứng gà có thể được dùng trực tiếp hoặc được dùng làm nguyên liệu sản xuất bánh. Trong
trường hợp này trứng gà được gọi là
A. Sản phẩm cuối cùng. B. Sản phẩm trung gian.
C. Vừa là sản phẩm cuối cùng vừa là sản phẩm trung gian.
D. Không đủ thông tin để kết luận.
25. Trong các khoản mục sau đây, khoản mục không được tính vào GDP:
A. Tiền trả cho tài xế taxi. B. Tiền trả cho gia sư do một gia đình thuê.
C. Tiền bồi dưỡng thêm cho tài xế taxi.
D. Tiền trả cho người trông trẻ.
26. Giá trị giao dịch được tính vào GDP trong năm:
A. Mua trái phiếu do chính phủ bán để cải tạo hệ thống giao thông.
B. Mua lại căn hộ mà một gia đình bán để chuyển đến nơi gần trường học hơn.
C. Bán chiếc xe chưa sử dụng được mua từ nhiều năm trước.
D. Mua một căn hộ do nhà đầu tư mới xây dựng.
27. Tổng giá trị sản phẩm mới do công dân của một quốc gia tạo ra trong quá trình sản xuất hàng
hóa và dịch vụ trong một khoảng gian nhất định, được gọi là:
A. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP).
B. Tổng sản phẩm quốc dân ròng (NNP).
C. Tổng thu nhập quốc dân (NI).
D. Tổng thu nhập cá nhân (PI).
28. Một người mua một mảnh vải giá 150.000 đồng, nhờ người thợ may thành áo hết 100.000 đồng
tiền công và chiếc áo này được bán lại cho người quen với giá 300.000 đồng thì các hoạt động trên đã đóng góp vào GDP: A. 100.000 đồng. B. 150.000 đồng. C. 250.000 đồng. D. 300.000 đồng.
29. GDP được xem là thước đo tốt nhất phúc lợi kinh tế của một xã hội, tuy nhiên hạn chế lớn nhất của GDP là:
A. Chưa loại trừ hết những thiệt hại và chưa cộng vào hết những lợi ích do GDP tạo ra.
B. Không góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng y tế của một quốc gia.
C. Không góp phần vào sự hình thành và nuôi dưỡng những phẩm chất quý giá của con người.
D. Không phản ánh những thiệt hại về sự ô nhiễm, thời gian, các hoạt động kinh tế ngầm.
30. Thu nhập ròng từ việc xuất khẩu các yếu tố sản xuất (NIA) được đo lường bởi:
A. Sự chênh lệch giữa xuất khẩu các yếu tố sản xuất và nhập khẩu các yếu tố sản xuất.
B. Sự chênh lệch giữa xuất khẩu hàng hóa/dịch vụ và nhập khẩu hàng hóa/dịch vụ.
C. Sự chênh lệch giữa xuất khẩu lao động, công nghệ và nhập khẩu lao động, công nghệ.
D. Sự chênh lệch giữa nhập khẩu các yếu tố sản xuất và xuất khẩu các yếu tố sản xuất. 7
31. Trên cơ sở GDP, muốn biết giá trị của NNP:
A. Cộng thêm thu nhập ròng từ các yếu tố sản xuất (NIA) và trừ đi thuế gián thu (Ti).
B. Cộng thêm thu nhập ròng từ các yếu tố sản xuất (NIA) và cộng thêm thuế gián thu (Ti).
C. Cộng thêm thu nhập ròng từ các yếu tố sản xuất (NIA) và trừ đi khấu hao (De).
D. Cộng thêm thu nhập ròng từ các yếu tố sản xuất (NIA) và cộng thêm khấu hao (De).
32. Giả sử, chính phủ trợ cấp cho các hộ gia đình nghèo một khoản tiền và các hộ gia đình này dùng
khoản tiền đó để chăm sóc y tế. Khoản tiền trợ cấp này sẽ được hạch toán vào GDP thông qua:
A. Đầu tư của chính phủ vào y tế
B. Trợ cấp của chính phủ cho hộ gia đình
C. Chi tiêu dịch của chính phủ vào y tế
D. Chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình.
33. Một tổng công ty xây dựng Việt nam đang tiến hành xây dựng một dự án khu phức hợp thương
mại ở Myanmar. Lợi nhuận sau thuế mà dự án này mang lại sẽ được hạch toán vào:
A. GDP của cả Việt Nam và Myanmar.
B. GNP của cả Việt Nam và Myanmar.
C. GDP của Myanmar, GNP của Việt Nam.
D. GNP của Myanmar, GDP của Việt Nam.
34. Trong các khoản mục sau đây, khoản mục được tính vào GDP trong cả hai phương pháp chi tiêu
và thu nhập từ các yếu tố sản xuất: A. Thuế gián thu B. Khấu hao C. Đầu tư D. Lợi nhuận
35. Giả sử, bánh mì được sản xuất tại lò là hàng hóa cuối cùng thì thiết bị nướng bánh mì được xếp vào:
A. Hàng hóa trung gian vì nó là một yếu tố đầu vào để sản xuất bánh mì
B. Hàng hóa cuối cùng vì nó được chủ lò bánh mì là người cuối cùng mua về sử dụng
C. Hàng hóa trung gian vì giá trị của nó được chuyển dần từng phần vào giá trị của bánh mì
D. Hàng hóa trung gian vì bánh mì mới là hàng hóa cuối cùng
36. Khoản tiền 50.000 USD mà một gia đình Việt Nam mua chiếc Toyota được sản xuất tại Nhật sẽ
được hạch toán vào GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu:
A. Đầu tư tăng 50.000 USD và xuất khẩu ròng giảm 50.000 USD.
B. Tiêu dùng tăng 50.000 USD và xuất khẩu ròng giảm 50.000 USD.
C. Xuất khẩu ròng tăng 50.000 USD và nhập khẩu ròng tăng 50.000 USD.
D. Không tác động nào vì chiếc Toyota này được sản xuất ở Nhật.
37. Hoạt động kinh tế nào sau đây không thuộc về doanh nghiệp?
A. Nhận khoản lợi nhuận được chia
B. Sản suất và bán hàng hóa C. Chia lợi nhuận
D. Trả lương cho người lao động
38. Tổng sản phẩm quốc dân ròng được tính bằng, ngoại trừ:
A. Tổng sản phẩm quốc nội cộng thu nhập ròng từ yếu tố sản xuất.
B. Tổng sản phẩm quốc nội ròng cộng thu nhập ròng từ yếu tố sản xuất.
C. Tổng sản phẩm quốc dân trừ đi khấu hao.
D. Tổng sản phẩm quốc nội cộng thu nhập ròng từ yếu tố sản xuất và trừ khấu hao.
39. Khoản mục không được tính vào GDP trong một năm:
A. Một chiếc xe đạp sản xuất trong năm.
B. Dịch vụ cắt tóc được thực hiện trong năm.
C. Thu nhập mà một người nhận được khi giới thiệu bán được căn hộ được xây năm trước đó.
D. Một căn hộ được xây dựng năm trước và được bán lần đầu tiên trong năm. 8
40. Giả sử, nhà máy chế tạo ô tô mua một lượng nguyên liệu đầu vào trị giá 10.000 USD để sản xuất
ra một chiếc ô tô và bán cho cửa hàng ô tô với giá 17.000 USD. Cuối cùng, chiếc ô tô được cửa hàng
bán cho khách hàng với giá 20.000 USD. Tổng giá trị gia tăng của trong quá trình sản xuất chiếc ô tô là: A. 20.000 USD B. 17.000 USD C. 10.000 USD D. 7.000 USD
41. Loại thuế không phải là thuế trực thu:
A. Thuế thu nhập cá nhân. B. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
C. Thuế tiêu thụ đặc biệt. D. Thuế thu nhập tài sản.
42. Loại thuế không phải là thuế gián thu:
A. Thuế xuất nhập khẩu. B. Thuế thừa kế tài sản.
C. Thuế giá trị gia tăng. D. Thuế trước bạ. 43. GDP th c v ự à GDP danh nghĩa c a m ủ ng nhau khi: ột năm bằ A. T l
ỷ ệ lạm phát của năm hiện hành bằng t l ỷ ệ lạm phát c ủa năm trước đó. B. T l
ỷ ệ lạm phát của năm hiện hành bằng t l
ỷ ệ lạm phát của năm gốc. C. Chỉ số n h
giảm phát GDP của năm hiệ
ành bằng chỉ số giảm phát GDP của năm trước đó. D. Chỉ số n h
giảm phát GDP của năm hiệ
ành bằng chỉ số giảm phát GDP của năm cơ sở.
44. Hàng hóa hay dịch vụ phi thị trường nào thường được chính phủ ước lượng để tính vào GDP?
A. Giá trị công việc của một người nội trợ.
B. Giá trị một gia đình thuê lại chính căn nhà của mình.
C. Hàng hóa được sản xuất và tiêu thụ tại nhà.
D. Hàng hóa được sản xuất và bán bất hợp pháp.
45. Trứng gà có thể được xem vừa là hàng hóa trung gian vừa là hàng hóa cuối cùng trong trường hợp:
A. Số trứng gà đã được bán tại một siêu thị.
B. Số trứng gà mà công ty Kinh Đô mua về để sản xuất bánh trung thu.
C. Số trứng gà mà một người mẹ mua về để làm bánh mừng sinh nhật con
D. Số trứng gà mà một người mẹ mua ở tiệm tạp hóa về nấu bữa ăn sáng cho cả gia đình.
46. Thay vì bán hết, một phần hàng hóa trung gian được các doanh nghiệp chủ động giữ lại để bán
kỳ sau thì giá trị hàng hóa trung gian được dự trữ hiện tại này sẽ:
A. Được tính vào GDP vì hàng hóa dự trữ cũng được xem là hàng tồn kho
B. Không được tính vào GDP vì đó là hàng hóa trung gian.
C. Không được tính vào GDP vì nó không được giao dịch trên thị trường.
D. Được tính vào GDP vì đó hàng hóa cuối cùng
47. Trong một năm, một công ty nhập khẩu từ Nhật một chiếc Toyota trị giá 20.000 USD và bán lại
cho một cửa hàng với giá 23.000 USD, sau đó cửa hàng bán chiếc xe này cho khách hàng về sử dung
với giá 25.000 USD. Các giao dịch về chiếc Toyota đã đóng góp vào GDP: A. 2.000 USD B. 3.000 USD C. 5.000 USD D. 20.000 USD
48. Thu nhập cá nhân (PI) là:
A. Thu nhập quốc dân (NI) chưa cộng thêm chi chuyển nhượng và chưa loại trừ các khoản lợi nhuận
giữ lại, lợi nhuận nộp thuế doanh nghiệp.
B. Thu nhập quốc dân (NI) đã cộng thêm chi chuyển nhượng và đã loại trừ các khoản lợi nhuận giữ
lại, lợi nhuận nộp thuế doanh nghiệp.
C. Thu nhập quốc dân (NI) chưa cộng thêm chi chuyển nhượng và chưa loại trừ các khoản lợi nhuận của doanh nghiệp. 9
D. Thu nhập quốc dân (NI) đã cộng thêm chi chuyển nhượng và đã loại trừ các khoản lợi nhuận của doanh nghiệp.
49. Hàng hóa và dịch vụ nào thường không được tính vào GDP?
A. May gia công tại nhà cho một công ty may mặc xuất khẩu.
B. Giá trị cocain tồn kho mà các công ty mua để bào chế dược phẩm.
C. Giá trị rau tự trồng tại nhà sử dụng không hết nên một phần đem bán.
D. Các thành viên trong một gia đình chia sẻ nhau thực phẩm trong lúc khó khăn.
50. Giả sử, ông An là chủ của một doanh nghiệp chuyên về xuất, nhập khẩu hàng hóa. Hàng năm,
cá nhân ông và doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ cho chính phủ. Xét về chức năng hoạt
động trong nền kinh tế thì cá nhân ông An thuộc về: A. Hộ gia đình B. Doanh nghiệp C. Chính phủ D. Khu vực nước ngoài
51. Một gia đình Việt Nam mua một chiếc điện thoại mới từ nước ngoài trên amazon.com, giao dịch
này sẽ làm GDP của Việt Nam:
A. Tăng vì giá trị chiếc điện thoại được tính vào chi tiêu của hộ gia đình
B. Giảm vì chiếc điện thoại là hàng hóa nhập khẩu nên giá trị của nó được trừ ra khỏi GDP
C. Không thay đổi vì chi tiêu hộ gia đình tăng lên thì xuất khẩu ròng lại giảm đi một lượng tương
ứng giá trị của chiếc điện thoại đó
D. Không thay đổi vì chiếc điện thoại không được giao dịch trên thị trường.
52. Giả sử, trong một năm nhà máy giấy Tân Mai sản xuất được một lượng giấy trị giá 500.000
USD. Trong năm này, nhà máy giấy Tân Mai đã bán cho công ty Vĩnh Tiến lượng giấy trị giá
200.000 USD để sản xuất tập vở và xuất khẩu lượng giấy trị giá 250.000 USD; lượng giấy còn lại
bán không hết được tồn kho. Giá trị giấy mà nhà máy Tân Mai được tính vào GDP là: A. 500.000 USD B. 450.000 USD C. 350.000 USD D. 300.000 USD
53. Trong một năm, ông A đã bán chiếc xe máy với giá 20 triệu đồng mà cùng năm đó ông đã mua
tại hãng với giá 30 triệu đồng. Để bán được chiếc xe, ông A đã phải 500 ngàn đồng tiền công giới
thiệu cho anh B. Việc mua bán chiếc xe máy của ông A đã làm cho GDP năm đó tăng: A. 20 triệu đồng B. 20,5 triệu đồng C. 30 triệu đồng D. 30,5 triệu đồng
54. Giả sử, trong một năm tổng giá trị sản lượng mới mà công dân một nước tạo ra trong quá trình
sản xuất hàng hóa và dịch vụ là 5.000 tỷ USD và tổng lợi nhuận đạt được là 1.000 tỷ USD. Trong
đó, lợi nhuận mà các doanh nghiệp không chia chiếm 10% và lợi nhuận nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp là 200 tỷ USD. Nếu chính phủ chi chuyển nhượng 100 tỷ USD thì thu nhập cá nhân (PI) trong năm đó là: A. 5.800 tỷ USD B. 5.700 tỷ USD C. 4.800 tỷ USD D. 4.700 tỷ USD 10
Chương 3&4. SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG & CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 1. Chi tiêu đầu tư:
A. Đồng biến với lãi suất
B. Đồng biến với sản lượng quốc gia
C. Đồng biến với sản lượng quốc gia và nghịch biến với lãi suất
D. Nghịch biến với lãi suất
2. Một gia đình mua một ngôi nhà mới thì giao dịch này sẽ được tính là: A. Tiêu dùng B. Đầu tư
C. Chi tiêu chính phủ D. Xuất khẩu
3. Trong nền kinh tế giản đơn (đóng không có chính phủ)
A. Chi tiêu của chính phủ luôn bằng thuế của chính phủ
B. Xuất khẩu luôn bằng nhập khẩu
C. Tiết kiệm luôn bằng đầu tư tại điểm cân bằng D.
Nhu cầu tiết kiệm luôn bằng nhu cầu đầu tư
4. Khoản nào không phải là chi chuyển nhượng
A. Bù lỗ cho doanh nghiệp nhà nước B. Trợ cấp học bổng
C. Trả lương cho công chức D. Trợ cấp hưu trí
5. Tính theo chi tiêu (tính theo luồng sản phẩm) thì GDP là tổng cộng của:
A. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ để mua sản phẩm và dịch vụ, xuất khẩu
B. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ để mua sản phẩm và dịch vụ, xuất khẩu ròng
C. Tiêu dùng, đầu tư, chi chuyển nhượng của chính phủ, xuất khẩu ròng
D. Tiêu dùng, đầu tư, chi chuyển nhượng của chính phủ, xuất khẩu.
6. Điều gì xảy ra với tiêu dùng và đầu tư khi chính phủ tăng thuế?
A. Đầu tư tăng, tiêu dùng giảm
B. Đầu tư giảm, tiêu dùng giảm
C. Đầu tư không ảnh hưởng, tiêu dùng giảm
D. Các câu trên đều sai. 7.
Nếu một hộ gia đình có chi tiêu cho tiêu dùng lớn hơn thu nhập khả dụng thì:
A. Xu hướng tiêu dùng cận biên lớn hơn 1 B. Tiết kiệm bằng 0
C. Xu hướng tiết kiệm bình quân lớn hơn 1
D. Xu hướng tiêu dùng bình quân lớn hơn 1 8.
Tiết kiệm mang giá trị âm khi hộ gia đình:
A. Tiêu dùng ít hơn thu nhập khả dụng
B. Tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm
C. Tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng
D. Tiêu dùng nhiều hơn thu nhập khả dụng
9. Nghịch lý của tiết kiệm cho rằng
A. Nếu người dân tăng tiêu dùng thì tổng cầu sẽ gia tăng
B. Nếu chính phủ tăng chi tiêu có thể làm đầu tư tư nhân giảm
C. Nếu người dân càng cố gắng tiết kiệm thì tổng tiết kiệm trong nền kinh tế giảm.
D. Nếu người dân tăng tiết kiệm thì tổng đầu tư trong nền kinh tế tăng. 10. Đầu tư là:
A. Mua sắm máy móc, thiết bị
B. Mua cổ phiếu và trái phiếu
C. Gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng
D. Mua sắm hàng hoá và dịch vụ 11.
Độ dốc của hàm số tiêu dùng được quyết định bởi:
A. Khuynh hướng tiêu dùng trung bình
B. Khuynh hướng tiêu dùng biên
C. Tổng số tiêu dùng tự định
D. Mức thuế hộ gia đình đóng
12. Khoản chi nào sau đây không phải chi chuyển nhượng
A. Tiền trợ cấp thất nghiệp B. Tiền trợ cấp xã hội cho người nghèo
C. Trả tiền bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi
D. Tiền lãi về khoản nợ công cộng 11