-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Dạy bé biết yêu cầu - Tài liệu hướng dẫn thực hành | Đại học Sư phạm Hà Nội
Dạy bé biết yêu cầu - Tài liệu hướng dẫn thực hành | Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Khoa học tự nhiên và Công nghệ 137 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Dạy bé biết yêu cầu - Tài liệu hướng dẫn thực hành | Đại học Sư phạm Hà Nội
Dạy bé biết yêu cầu - Tài liệu hướng dẫn thực hành | Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Khoa học tự nhiên và Công nghệ 137 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư Phạm Hà Nội
Preview text:
9. Dạy bé biết yêu cầu
Khi bạn đã tạo ra được nhiều thứ bé thích (vật bé thích) và đã gắn bạn với những
vật đó, hãy dạy bé yêu cầu vật hay hoạt động đó. Có nhiều cách khác nhau để
làm điều này dựa trên khả năng của bé và cách bé phản ứng với các sự vật khác
nhau trong thế giới quanh bé. Bạn hãy nhớ luôn tự hỏi mình Làm thế nào để bé
sẽ hồi đáp đúng như ý mình muốn. Sau đó hãy nghĩ cách chuyển tiếp hồi đáp đó
sang hoàn cảnh mới. Cần ghi nhớ là mục tiêu cuối cùng là dạy bé biết giao tiếp
bằng ngôn ngữ. Nhiều phụ huynh băn khoăn khi sử dụng Hình thức giao tiếp
thay thế/gia tăng (AAC) bởi vì họ sợ điều này đồng nghĩa với việc thôi không dạy
bé nói. Nhưng hoàn toàn không phải vậy. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy dạy bé
sử dụng AAC để nêu yêu cầu thực tế còn làm tăng khả năng bé sẽ phát triển giao
tiếp bằng lời nói. Hơn nữa, ngay cả nếu AAC được sử dụng để dạy bé biết yêu
cầu, nên dựng nên nhiều bối cảnh trong chương trình dạy bé để tăng khả năng
phát ra lời nói. Dùng AAC cho bé một cách giao tiếp trong khi ta đang dạy kỹ
năng nói cho bé. Điều quan trọng nhất là khi ta dạy bé yêu cầu bằng hình thức
nào thì cũng là ta đang dạy bé sức mạnh của giao tiếp. Nó cho phép bé tiếp cận
với các sự vật bé muốn và thay thế nhiều hành vi xấu mà hiện giờ bé đang dùng
để giao tiếp. Nó khiến cho bé có được các vật bé thích từ mọi người, và vì thế làm
cho mọi người trở nên hấp dẫn hơn với bé. Sau cùng, nó cho bé một kỹ năng mà
sau đó chúng ta có thể chuyển tiếp sang nhiều chức năng khác của ngôn ngữ.
Có cả hai mặt lợi và hại trong mỗi dạng hồi đáp nhưng việc chọn cách nào thì
phải tùy vào từng bé cũng như môi trường bé thường xuyên tiếp xúc. Các chuyên
gia khác nhau có nhận định khác nhau hệ thống nào là tốt nhất nhưng lựa chọn
tốt nhất cho bé phải phù hợp nhất với bé và với môi trường bé vẫn thường sống
trong. Tốt nhất là nên để cho những người quen thuộc với bé quyết định và trước
tiên là phải dựa vào khả năng của giáo viên cũng như chương trình bé tham gia.
Tất nhiên những nhân tố này phải được cân nhắc vì phải chắc rằng GV có đủ kỹ
năng và môi trường phải thuận với phương pháp lựa chọn nhưng nhu cầu của bé
phải là quan tâm hàng đầu. Có người cho rằng chỉ nên dạy bé mỗi lần một dạng
hồi đáp, tuy nhiên chúng tôi nhận thấy cách này không phải luôn có lợi trong thực
tể. Các dạng hồi đáp khác nhau có thể khiến bé biết yêu cầu nhiều sự vật trong
thời gian ngắn hơn. Nhưng chúng ta nên tránh dạy nhiều dạng hồi đáp với cùng
một vật khi mới học. Thí dụ sau sẽ cho ta thấy điều này.
Brian bé trai 3 tuổi sống cùng 4 bé khác dưới 6 tuổi. Brian được dạy sử dụng ảnh
để yêu cầu, và những bức tranh này được đặt ở nơi mà bé thường yêu cầu
những vật đó đế bé có thể dễ dàng lấy phương tiện giao tiếp này. Anh chị bé
thường nghịch mang ảnh xuống chỗ bé không thể lấy được. Vì thể ảnh được để
trong một quyển sách và Brian được dạy cách ra hiệu bé muốn quyển sách khi bé
muốn yêu cầu cái gì đó. Brian có nhiều giáo viên tiếp xúc với các môi trường khác
nhau. Quyển sách của bé thường bị quên hay để không đúng chỗ vì thể bé không
thể có phương tiện giao tiếp. Từ đó mọi người thấy nên dạy Brian học cách ra
hiệu vì bé luôn có hai tay để ra hiệu. Những bức tranh vẫn được sử dụng nhưng
chỉ trong giờ ăn thôi vì thực đơn mà bé yêu cầu cũng ít thay đổi. Hơn nữa, trường
của bé cũng sử dụng tranh để giúp bé yêu cầu đồ ăn. Brian được dạy yêu cầu đồ
chơi và hoạt động bằng ra hiệu và tranh để yêu cầu thức ăn.
Hai điều tối quan trọng khi dạy bé yêu cầu bằng bất cứ hình thức nào là:
1. Bé phải muốn vật đó.
2. Bé phải hồi đáp trong bối cảnh mà chúng ta đang dùng để dạy bé cách yêu cầu.