Dạy học tích hợp | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Dạy học tích hợp | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40420603
TÀI LIỆU ĐỌC TUẦN 7
DẠY HỌC TÍCH HỢP
1.1. Khái niệm dạy học tích hợpTích hợp (Tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp:
Integration) có nguồn gốc từ tiếng Latinh Integration với nghĩa: xác lập cái chung,
cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ.
Theo Từ điển Anh – Anh (Oxford Advanced Learner’s Dictionary), từ Integration
có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể. Những
phần, những bộ phận có thể khác nhau nhưng tích hợp với nhau.
Tích hợp (integration) có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Nội hàm
khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay nhất thể
hoá các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên
những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là phép cộng
giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy.
Như vậy tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn
nhau, đó là tính liên kết và tính toàn vẹn.
Nhờ có tính liên kết mà có thể tạo nên một thực thể toàn vẹn trong đó không cần
phân chia giữa các thành phần kết hợp.
Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải
sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ
năng không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hoặc giải quyết
một vấn đề tình huống.
Theo định nghĩa chung nhất, DHTH là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu,
giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc của một vài lĩnh vực khác nhau trong
cùng một kế hoạch dạy học. Hiểu theo nghĩa hẹp thì DHTH là việc đưa những vấn đề
về nội dung của nhiều môn học vào một giáo trình/môn học, trong đó những khái niệm
khoa học được đề cập đến theo một tinh thần và phương pháp thống nhất. Như vậy,
“Dạy học tích hợp là một quan điểm sư phạm, ở đó người học cần huy động (mọi) nguồn lOMoAR cPSD| 40420603
lực để giải quyết một tình huống phức hợp - có vấn đề nhằm phát triển các năng lực và phẩm chất cá nhân”1.
Về phương diện lí luận dạy học, DH tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu
cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học
khác nhau hoặc các hợp phần của một môn học thành một nội dung thống nhất, dựa trên
cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc
các hợp phần của môn học đó.
Định nghĩa về DHTH đã nêu rõ mục đích của DHTH là hình thành và phát triển
năng lực của người học. Bên cạnh đó, DHTH còn hướng tới làm cho việc học tập có ý
nghĩa hơn bằng cách đặt quá trình học tập vào các hoàn cảnh (tình huống) để người học
nhận thấy ý nghĩa của các kiến thức, kĩ năng, năng lực đã/cần lĩnh hội. Điều đó có ý
nghĩa to lớn tạo động lực học tập, thúc đẩy và nuôi dưỡng nhu cầu học tập suốt đời. Đối
với hệ thống tri thức trong trường học, DHTH sẽ giúp cấu trúc một cách có hệ thống,
lôgic, tránh sự rời rạc, trùng lặp. Trong các mục đích của DHTH, bao trùm nhất, quan
trọng nhất là dạy học định hướng phát triển năng lực.
Như vậy, có thể hiểu DHTH là “quá trình dạy học mà ở đó các thành phần năng lực
được tích hợp với nhau trên cơ sở các tình huống cụ thể trong đời sống để hình thành
năng lực của người học”
Cơ sở lí luận và thực tiễn triển khai DHTH trong nhà trường đã được cộng đồng
khoa học và giáo dục học quốc tế đồng thuận, thống nhất qua hội nghị của Unesco năm
1986 tại Paris, cộng hòa Pháp2. Việt Nam là một trong những nước thực hiện DHTH
ngay từ những năm 1990 đối với bậc giáo dục tiểu học. Chương trình thể hiện việc dạy
học tích hợp trong nhà trường cho học sinh được xuất bản năm 19963. Trên thế giới, dạy
học tích hợp cũng đang được triển khai ở nhiều nước như: Bỉ, Thụy sĩ, Trung quốc,
Sénégal, Burundi, Cameroun, Togo. . . và đang tạo nên xu hướng đổi mới về giáo dục ở
qui mô toàn cầu. Mặc dù có nhiều ưu điểm về phát triển năng lực học sinh trong DHTH,
nhưng quá trình thực hiện cũng đang bộc lộ một số khó khăn, thách thức đối với GV và
1 Đỗ Hương Trà (chủ biên) và nnk (2015). Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, Quyển 1 - Khoa học
tự nhiên, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
2 D’Hainaut, L. (1986). L’interdisciplinarité dans l’enseignement général. Division des Sciences de l’éducation, des contenus et des méthodes.
3 Roegie Roegier X. (2004). Une pédagogie de l’intégration, compétences et intégration des acquis dans
l’enseignement. De Boeck Université. lOMoAR cPSD| 40420603
HS cần có giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả học tập đối với HS và quá trình tổ chức của GV.
1.2. Đặc điểm của dạy học tích hợp
Để tìm hiểu các đặc điểm của dạy học tích hợp, cần biết rõ mục tiêu của dạy học tích hợp.
Dạy học tích hợp hướng đến các mục tiêu cơ bản sau:
– Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa.
– Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan tâm.
– Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống thực tiễn.
– Thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm
Như vậy, các đặc điểm cơ bản của dạy học tích hợp, đó là4:
- Mang tính tích hợp, trong đó chú trọng tích hợp trong môn học, liên môn học
nhằm làm cho các nội dung kiến thức gần nhau hơn, quan hệ chặt chẽ hơn và do đó học
sinh có cái nhìn tổng thể, lô gíc hơn. Ví dụ: Tích hợp giáo dục về an toàn giao thông,
môi trường, các vấn đề về năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các
kiến thức toán, hoá học, tin học, ... vào vật lí, các kiến thức lịch sử với địa lí, lịch sử với
văn học, ... nhằm làm cho các kiến thức hỗ trợ nhau, gần với thực tiễn hơn và do đó,
tăng khả năng và hiệu quả vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề [2].
- Mang tính thực tiễn, các nội dung chủ đề phải gắn với thực tiễn cuộc sống.
DHTH tìm cách làm cho quá trình học tập có ý nghĩa qua việc vận dụng tổng hợp các
kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề thực tiễn. Ví dụ: Tích hợp định hướng nghề
nghiệp trong dạy học các môn học. Điều này sẽ giúp người học có điều kiện tiếp xúc,
làm quen với các thuật ngữ liên quan đến chuyên ngành, vận dụng kiến thức vào các
bối cảnh thực, cuộc sống thực để nhanh chóng hòa nhập, thích ứng và đáp ứng được
các đòi hỏi của thực tiễn nghề nghiệp.
- Mang tính hợp tác: vì hình thức hoạt động chủ yếu là theo nhóm nên tính hợp
tác giữa các học sinh thể hiện rất rõ.
- Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Vì nội dung học mang tính thực
tiễn và hình thức học tập chủ yếu theo nhóm nên tạo cho học sinh sự hứng thú, học sinh
được tự tìm tòi, tự đưa ra phương án giải quyết, thu thập và xử lí thông tin, … tạo điều
4 Đỗ Hương Trà (2009). Dạy học tích hợp theo chủ đề trong dạy học vật lí. Tạp chí Khoa học, số 54, 111-120 lOMoAR cPSD| 40420603
kiện cho họ rèn kĩ năng tư duy bậc cao, giúp họ tiếp cận với tiến trình khoa học giải quyết vấn đề.
Các đặc điểm này của dạy học tích hợp thể hiện ở các mức độ khác nhau, tùy thuộc
vào các mức độ tích hợp. Trong chương trình giáo dục phổ thông, các mức độ tích hợp
được phân chia theo mức độ tăng dần5:
Truyền thống (traditional): Từng môn học được dạy, xem xét riêng rẽ, biệt lập,
không có sự liên hệ, kết nối nào với các môn học khác. Các vấn đề được giải
quyết chỉ trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng của chính lĩnh vực bộ môn đó.
Kết hợp/lồng ghép (fusion): Một nội dung nào đó được kết hợp vào chương trình
đã có sẵn. Ví dụ, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, tích hợp giáo dục các vấn
đề về biển đảo, tích hợp vệ sinh an toàn lao động, ..
Tích hợp trong một môn học: Trong nội bộ môn học, tích hợp những nội dung
của các phân môn, các lĩnh vực nội dung thuộc cùng một môn học theo những
chủ đề, chương, bài cụ thể nhất định.
Tích hợp đa môn (multidisciplinary): Các môn học là riêng biệt nhưng có những
liên kết có chủ đích giữa các môn học và trong từng môn bởi các chủ đề hay các
vấn đề chung. Khi HS học về một vấn đề nào đó, các em đồng thời được tiếp cận
từ nhiều bộ môn khác nhau. Đôi khi được gọi là Chương trình song song. Cùng
một vấn đề được dạy ở nhiều môn cùng một lúc. Từ cách tiếp cận đa môn này,
GV không cần phải thay đổi nhiều lắm nội dung dạy học bộ
môn của mình. Nội dung và đánh giá vẫn nguyên theo bộ môn. Chỉ có HS được
mong đợi là tạo ra những kết nối giữa các lĩnh vực bộ môn, tức là các em sẽ giải
quyết vấn đề dựa trên kiến thức thu được ở nhiều bộ môn khác nhau.
Tích hợp liên môn (interdisciplinary): Các môn học được liên hợp với nhau và
giữa chúng có những chủ đề, vấn đề, những khái niệm lớn và những ý tưởng lớn
chung. Chương trình liên môn tạo ra những kết nối rõ rệt giữa các môn học.
Chương trình cũng xoay quanh các chủ đề chung, nhưng các khái niệm hoặc các
kĩ năng liên môn được nhấn mạnh giữa các môn mà không phải trong từng môn
riêng biệt. Xây dựng môn học mới bằng cách liên kết một số môn học với nhau
thành môn học mới nhưng vẫn có những phần mang tên riêng của từng môn học.
5 Đỗ Hương Trà (chủ biên) và nnk (2015). Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, Quyển 1 - Khoa học
tự nhiên, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. lOMoAR cPSD| 40420603
Ví dụ: môn Khoa học tự nhiên ở TTHC, môn Lịch sử - Địa lí6. Cách tiếp cận này
thường bắt đầu bằng ngữ cảnh cuộc sống thực (real-life context). Nó không bắt
đầu bằng những khái niệm hoặc kĩ năng chung. Điều quan tâm nhất ở đây là sự
phù hợp đối với HS. Điểm khác duy nhất so với liên môn là ở chỗ chúng bắt đầu
bằng ngữ cảnh cuộc sống thực và sở thích của HS.
Chủ đề tích hợp liên môn thường được coi là những chủ đề có nội dung kiến thức
liên quan đến 2 hay nhiều môn học thể hiện ở sự vận dụng chúng trong cùng một hiện
tượng trong tự nhiên hay xã hội.
Trong dạy học, thường có 3 loại chủ đề tích hợp liên môn, bao gồm:
Chủ đề được đề cập trong nhiều môn học;
Chủ đề trong thực tiễn liên quan tới kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học;
Chủ đề trong 1 môn học kết hợp với các môn học khác theo nghĩa công cụ.
Căn cứ vào đó chúng ta có các phương pháp xác định chủ đề liên môn trên bình
diện: chương trình, môn học, môn học công cụ.
Các đặc điểm này của dạy học tích hợp thể hiện ở các mức độ khác nhau, tùy thuộc
vào các mức độ tích hợp. Trong chương trình giáo dục phổ thông, các mức độ tích hợp
được phân chia theo mức độ tăng dần từ7:
1.3. Các nguyên tắc khi xây dựng, lựa chọn chủ đề tích hợp
Các nguyên tắc giáo viên cần tuân thủ khi xây dựng và lựa chọn chủ đề tích hợp:
a. Đảm bảo mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển các năng lực cần thiết cho người học
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng
động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người, xây dựng tư cách và trách nhiệm 82
6 Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
7 Đỗ Hương Trà (chủ biên) và nnk (2015). Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, Quyển 1 - Khoa học tự
nhiên, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. lOMoAR cPSD| 40420603
công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham
gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc8.
Việc lựa chọn các nội dung các bài học/chủ đề tích hợp phải hướng tới việc phát
triển những năng lực cần thiết của người lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển đất
nước trong giai đoạn mới.
b. Đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực, có ý nghĩa
với người học
Việc lựa chọn nội dung bài học/chủ đề tích hợp cần tinh giản kiến thức hàn lâm lựa
chọn những tri thức thiết thực, có ý nghĩa và gắn bó với cuộc sống của người học, đáp
ứng được những thay đổi của xã hội trong giai đoạn toàn cầu hoá, tạo điều kiện cho
người học vừa thích ứng được với cuộc sống đầy biến động vừa có khả năng, nhạy bén
thu nhận kiến thức và học tập suốt đời trên cơ sở nền tảng của giáo dục phổ thông.
c. Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của khoa học kĩ thuật,
đồng thời vừa sức với học sinh
Xã hội hiện đại là một xã hội đầy biến động, phát triển rất nhanh chóng, luôn luôn
thay đổi. Việc xây dựng các bài học/chủ đề tích hợp vừa đòi hỏi phải đảm bảo tính khoa
học và vừa tiếp cận được những thành tựu mới của khoa học kĩ thuật nhưng phải phù
hợp với khả năng nhận thức của học sinh cũng như kế hoạch dạy học. Để làm được điều
này, các bài học/chủ đề tích hợp cần phải tinh giản những kiến thức hàn lâm, tăng cường
những kiến thức thực tiễn, tạo điều kiện để học sinh được trải nghiệm, khám phá tri thức.
d. Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững
Nội dung các bài/chủ đề tích hợp được lựa chọn cần góp phần hình thành, bồi dưỡng
cho học sinh không chỉ nhận thức về thế giới mà còn thể hiện thái độ với thế giới; bồi
dưỡng những phẩm chất của người công dân trong thời đại mới: lòng yêu quê hương,
đất nước; trách nhiệm đối với gia đình, xã hội; hợp tác, đoàn kết và bình đẳng; tôn trọng
và tuân thủ pháp luật; học tập và tôn trọng các nền văn hoá và tôn trọng các dân tộc trên thế giới...
Chúng ta đang sống trong thời đại của toàn cầu hoá và phát triển bền vững. Thời đại
toàn cầu hoá và phát triển bền vững không chỉ tạo ra những cơ hội mà còn đặt ra đối 8 Luật Giáo dục. lOMoAR cPSD| 40420603
với giáo dục những thách thức to lớn, đó là: thách thức của “sự thừa thông tin”, thách
thức của công nghệ hoá dạy học; thách thức của phát triển bền vững...
Không phát triển bền vững, thế giới hiện đại toàn cầu hoá không có tương lai. Sự
phát triển bền vững cần đến giáo dục vì sự phát triển bền vững, bởi giáo dục phát triển 83
bền vững là một công cụ hữu hiệu và chủ chốt để loài người đạt tới sự phát triển bền vững.
e. Tăng tính hành dụng, tính thực tiễn; quan tâm tới những vấn đề mang tính xã hội
của địa phương
Mọi khoa học đều là kết quả nhận thức của con người trong quá trình hoạt động thực
tiễn. Vì thế, những nội dung các bài học/chủ đề tích hợp lựa chọn cần tăng cường tính
hành dụng, tính thực tiễn nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng tri thức vào
việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, góp phần
đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống.
Cần quan tâm tới các vấn đề mang tính xã hội của địa phương nhằm giúp học sinh
có những hiểu biết nhất định về nơi các em đang sinh sống, từ đó chuẩn bị cho học sinh
tâm thế sẵn sàng tham gia vào hoạt động kinh tế – xã hội của địa phương.
1.4. Vai trò của giáo viên trong dạy học chủ đề tích hợp
Lựa chọn chủ đề và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp
Để xác định vai trò của giáo viên trong DHTH, cần hiểu rõ các nhiệm vụ mà giáo
viên cần thực hiện trong xây dựng và tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp. Khi xây
dựng, lựa chọn chủ đề DHTH, giáo viên cần:
- Xuất phát từ nội dung các bài học, xác định các nội dung, kiến thức và kĩ năng
người học cần đạt tới để có ý đồ tích hợp thành chủ đề
- Luôn nhìn thấy những vấn đề thực tiễn đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày
có liên quan đến nội dung bài học
- Phải tìm thấy những vấn đề lớn mà thế giới và trong nước đang đối mặt (ô nhiễm
môi trường, thiên tai, khủng hoảng năng lượng, hiệu ứng nhà kính, lOMoAR cPSD| 40420603 ...)
- Biết từ bỏ những nội dung mà chương trình buộc phải dạy theo các phương pháp truyền thống
- Xác định mục tiêu dạy học theo mục tiêu năng lực
- Xây dựng bộ câu hỏi cho bài học
Các bước xây dựng chủ đề tích hợp giáo viên có thể tuân theo như sau:
Bước 1: Rà soát chương trình, sách giáo khoa để tìm ra các nội dung dạy học tương
đồng có liên quan chặt chẽ với nhau trong các môn học của chương trình, sách giáo
khoa hiện hành; những nội dung liên quan đến vấn đề thời sự của địa phương, đất nước
để xây dựng bài học tích hợp.
Bước 2: Xác định chủ đề tích hợp, bao gồm tên bài học và thuộc lĩnh vực môn học
nào, đóng góp của các môn vào bài học.
Bước 3: Dự kiến thời gian (bao nhiêu tiết) cho chủ đề tích hợp.
Bước 4: Xác định mục tiêu hình thành và phát triển năng lực của bài học tích hợp.
Bước 5: Xây dựng các nội dung chính trong chủ đề tích hợp. Căn cứ vào thời gian
dự kiến, mục tiêu DH, thậm chí cả đặc điểm tâm sinh lí và yếu tố vùng miền để xây
dựng nội dung cho phù hợp. 84
Các giai đoạn tổ chức DHTH được thể hiện qua các giai đoạn sau:
Chọn chủ đề, xác định ý tưởng tổ chức chủ đề (ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học của chủ đề, …)
– có thể mô tả dưới dạng sơ đồ tư duy.
Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề (mục tiêu năng lực)
Xây dựng bộ câu hỏi trong chủ đề tương ứng với các hoạt động trong bài học
Xây dựng các bài tập/nhiệm vụ (trước)/trong và sau khi học chủ đề giao cho học sinh và chuẩn bị
tài liệu hỗ trợ học sinh; Xây dựng tiêu chí đánh giá quá trình và đánh giá kết quả học của học sinh
Tổ chức hoạt động dạy học để hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các bài tập/nhiệm vụ được giao lOMoAR cPSD| 40420603
Các nhóm trình bày, thảo luận, thống nhất kết quả học tập
nhằm đạt đến mục tiêu phát triển năng lực choTrong DHTH, giáo viên áp dụng các kĩ thuật
và phương pháp dạy học tích người học thông qua việc giải quyết
Đánh giá quá trình và đánh giá kết quả học của học sinh dựa trên những mục tiêu dạy học chí đã xác
các vấn đề thực tiễn. Cần lưu ý rằng, DHTH không phải là một PPDH mới mà
chiến lược tổ chức dạy học nhằm kết nối các kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng và thái độ
của người học với các nhiệm vụ do thực tiễn đặt ra.
Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp
Để thấy rõ vai trò của giáo viên và học sinh trong DHTH, có thể so sánh bảng dưới đây9:
Điểm khác biệt giữa dạy học tích hợp với dạy học một môn học Phươn Liên môn Dạy từng môn g diện
Mục tiêu là phục vụ cho mục tiêu
Mục tiêu dạy là xử lí
Miêu tả chung của một số nội dung thuộc các riêng rẽ của từng môn học. môn khác nhau.
Mục tiêu rộng, ưu tiên các mục Mục tiêu hạn chế hơn, Bản
tiêu chung. Các mục tiêu trung gian chuyên biệt hơn (thường là các
chất của mục đóng góp vào việc đạt được mục tiêu kiến thức và kĩ năng). tiêu theo đuổi chung. Kế
Kết nối với lợi ích và sự quan Xuất phát từ một tình 85
9 Đỗ Hương Trà (chủ biên) và nnk (2015). Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, Quyển 1 - Khoa học tự
nhiên, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. lOMoAR cPSD| 40420603 Phươn Liên môn Dạy từng môn g diện hoạch
dạy tâm của học sinh, của cộng đồng.
huống có liên quan tới nội học dung của một môn học.
Xuất phát từ vấn đề cần giải
Hoạt động học được cấu
quyết hoặc một dự án cần thực hiện, trúc chặt chẽ theo tiến trình đã Tổ
việc tự chủ giải quyết vấn đề cầu viện dự kiến (trước khi thực hiện
chức dạy học vào các kiến thức, kĩ năng thuộc các hoạt động) hoặc diễn tự phát. môn học khác nhau. Trung
Nhấn mạnh đặc biệt đến sự phát
Đặc biệt nhằm tới việc
tâm của việc triển và làm chủ mục tiêu lâu dài như làm chủ mục tiêu ngắn hạn như dạy
là các phương pháp, kĩ năng và thái độ kiến thức. của người học.
Dẫn đến việc phát triển thái độ
Dẫn đến việc tiếp nhận
và kĩ năng phức hợp, trí tuệ cũng như kiến thức và kĩ năng phần lớn
Kết quả tình cảm (đánh giá, phân tích, phê thông qua các thao tác tư duy
của việc học phán, sáng tạo, làm việc nhóm). Hoạt như nhớ lại, tái tạo, sắp xếp.
động học dẫn đến việc tích hợp các
kiến thức đã tiếp nhận.
Sự thành công của dạy học tích hợp không chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào
việc người GV có trình độ chuyên môn cao mà còn cần cả sự hợp tác giữa các
GV tham gia dạy học. Các GV tham gia dạy môn học cũng cần phải nhìn nhận
lại khả năng cũng như những giới hạn còn tồn tại trong chuyên môn của mình,
những điều cần phải khắc phục để đáp ứng những nội dung và phương pháp
mới. Sự chuẩn bị cho sự thay đổi mới (DHTH) này ở mỗi GV phải rất chu đáo,
trách nhiệm, chặt chẽ và cụ thể. Có như vậy, mới đáp ứng yêu cầu phát triển
năng lực người học trong DHTH./.
Downloaded by kim kim (dawnhousedecor@gmail.com) 86