-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề 1 ôn tập nhân học - Nhân học đại cương | Đại học Sư Phạm Hà Nội đại cương
Đề 1 ôn tập nhân học - Nhân học đại cương | Đại học Sư Phạm Hà Nội đại cương với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Nhân học đại cương (NH) 37 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Đề 1 ôn tập nhân học - Nhân học đại cương | Đại học Sư Phạm Hà Nội đại cương
Đề 1 ôn tập nhân học - Nhân học đại cương | Đại học Sư Phạm Hà Nội đại cương với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Nhân học đại cương (NH) 37 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư Phạm Hà Nội
Preview text:
Câu 1: Nêu khái niệm nghệ thuật? Vai trò của Nghệ thuật với đời sống con người?
Khái niệm: Nghệ thuật là sự sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo ra các sản phẩm (có thể là
sản phẩm vật thể hay phi vật thể) chứa đựng giá trị lớn về tư tưởng, tinh thần, có tính nhân
văn và thẩm mĩ, mang tới giá trị văn hóa chạm sâu tới cảm xúc của con người.
Nghệ thuật bao gồm: Hội họa, âm nhạc, điện ảnh, kiến trúc, điêu khắc, sân khấu, văn chương.
Vai trò của nghệ thuật trong đời sống con người:
+ Theo một giả thuyết, lần đầu tiên một người bắt đầu tham gia vào sự sáng tạo trong
một xã hội nguyên thủy. Nhân chứng cho điều này là các bản khắc trên đá. Đây là
những loại hình nghệ thuật đại chúng đầu tiên. Khoảng 40 nghìn năm trước, nghệ
thuật đã trở thành một cách độc lập để khám phá thế giới. Nó được thể hiện bằng
nhiều nghi lễ, tác phẩm âm nhạc, vũ đạo, đồ trang trí có thể đeo được, hình ảnh trên
đá, cây cối và da của động vật chết.
+ Trong thế giới nguyên thủy, nghệ thuật thực hiện chức năng truyền tải thông tin. Mọi
người không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ, vì vậy họ truyền thông tin thông qua sự
sáng tạo. Vì vậy, nghệ thuật đối với người dân thời đó là một phần không thể thiếu
của sự tồn tại. Để vẽ hình ảnh, các đối tượng từ thế giới xung quanh và các màu sắc
khác nhau từ chúng đã được sử dụng.
+ Nghệ thuật là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình tiến hóa của loài
người. Nghệ thuật giúp một người nhìn thế giới từ những quan điểm khác nhau. Với
từng thời đại, với từng thế kỷ, nó ngày càng được con người hoàn thiện hơn. Ở mọi
thời điểm, nghệ thuật đã giúp một người phát triển khả năng của mình, nâng cao tư
duy trừu tượng. Trong nhiều thế kỷ, con người đã cố gắng thay đổi nghệ thuật ngày
càng nhiều hơn, để cải thiện nó, để đào sâu kiến thức của mình. Nghệ thuật là bí ẩn
lớn của thế giới, trong đó ẩn chứa những bí mật của lịch sử cuộc đời chúng ta. Nghệ
thuật là lịch sử và đôi khi trong đó bạn có thể tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi
mà ngay cả những bản thảo cổ nhất cũng không thể trả lời được.
+ Giúp bồi dưỡng những trạng thái tích cực như sự hăng hái, phấn khởi và lạc quan yêu đời.
+ Nghệ thuật đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, giúp thế hệ
tương lai phát triển về mặt đạo đức. Mỗi thế hệ đều đóng góp vào sự phát triển của
nhân loại, làm phong phú thêm nền văn hóa đó. Nếu không có nghệ thuật, chúng ta sẽ
khó có thể nhìn thế giới từ những quan điểm khác nhau, theo một cách khác, nhìn xa
hơn bình thường, để cảm thấy sắc nét hơn một chút. Nghệ thuật, cũng giống như một
con người, có nhiều tĩnh mạch nhỏ, mạch máu, cơ quan.
Nghệ thuật có lẽ là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của sự tồn tại của con
người. Nó đã mang đến cho chúng ta rất nhiều sáng tạo đẹp đẽ vĩnh cửu: âm nhạc tao
nhã, những kiệt tác kiến trúc hùng vĩ, những cuốn sách đáng suy ngẫm và nhiều hơn
thế nữa. Theo tôi, ảnh hưởng của nghệ thuật đối với lịch sử nhân loại nói chung và
tâm hồn con người nói riêng thực sự vô cùng to lớn.
Câu 2: Phân tích dấu hiệu tượng trưng ước lệ trong nghệ thuật nguyên thủy? Vận dụng, liên hệ ảnh
hưởng của hiện tượng tượng trưng ước lệ trong nghệ thuật nguyên thủy Việt Nam?
Ở nghệ thuật nguyên thủy bên cạnh cách thể hiện chính xác theo lối “ tả chân “,
người ta cũng tìm thấy những hình ảnh ít nhiều xa với nguyên mẫu.
=> nghệ nhân nguyên thủy đã biết làm sai nguyên mẫu một cách “cố ý” để tăng
sức truyền cảm tổng thể của hình tượng.
Nghệ sĩ nguyên thủy thường ghi lại những cử động dễ dàng nhất, đông thời
cũng muốn mọi người sẽ dễ dàng nhận ra một tín hiệu đặc biệt khác xa với tín hiệu
thông thường: tín hiệu thẩm mỹ.
+ Ví dụ người nguyên thủy vẽ một vòng tròn để chỉ con mắt, đối với họ đó
không phải là một kí hoạ mà là một tượng trưng. Họ lướt qua các chi tiết để chỉ thể
hiện cái họ quan tâm, ở đây họ đã vượt lên khỏi các thông báo thông thường mà
tìm cách tạo ra lối thông báo của nghệ thuật.
Nghệ thuật nguyên thủy còn là một nghệ thuật “trí tuệ”: vì người nghệ sĩ đã
dành cho mình một khoảng tự do nào đấy để biến dạng bộ phận này hay bộ phận
kia của con vật => nhằm làm cho nó thêm sức mạnh hoặc thêm sức biểu hiện. .
Nghệ thuật nguyên thủy cũng bị pha trộn với những yếu tố tín ngữơng , ma
thuật.Nguyên nhân là do tư duy nguyên thủy là tư duy phức tạp , các hình thái xen kẽ, đan chéo vào nhau.
+ Ví dụ người nguyên thủy vẽ một con thú, vừa là để hiểu kỹ về con thú đó ,
vừa thành kinh tế lễ nó cầu mong cho cuộc sống săn bắt sắp tới có nhiều may mắn.
Nghệ thuật nguyên thủy là một khoa học có tính thực tiễn và có tính xã hội rất cao.
+Thể hiện qua bên hình con thú vẽ trên vách hang động còn có các vết giáo
đâm nham nhở .chứng tỏ những người thợ săn đã họp mặt quanh bức vẽ trước lúc
lên đường để nhảy múa reo hò và lần lượt làm động tác đâm trúng những chỗ
hiểm của con vật. Qua hình thức tập dượt này những người thợ săn dày dạn kinh
nghiệm đã truyền lại tài nghệ cho con cháu mình.
Các giải thích cho rằng nghệ thuật thủy nhuốm đầy truyền thống ma thuật là cách
giải thích phiến diện. Đúng là mọi lĩnh hội kể cả lĩnh hội tôn giáo và lĩnh hội thẩm
mỹ đều bắt nguồn từ một tình cảm kéo dài, mạnh mẽ, say đắm.
Hoạt động của con người từ thời nguyên thủy trở lại đây đều là một hoạt động đầy
tính chất ý chí, bên cạnh đó con người còn rất chú ý tới hoạt động tình cảm và gửi
gắm qua nó chiều sâu tâm hồn trong nghệ thuật.
Bức tranh của người nguyên thủy vẽ cảnh đi săn
+ Người nguyên thủy dùng những mảnh đá nhọn khắc sâu vào vách hang đá để vẽ hình.
+ Trong hình vẽ những người cầm cung tên, mũi lao… nhắm bắn vào một đàn hưu đang chạy.
– Hình ảnh gợi cho chúng ta một phần đời sống của người nguyên thủy, cụ thể là:
+ Hoạt động săn bắt động vật là một trong những phương thức kiếm sống của người nguyên thủy.
+ Trong quá trình tìm kiếm thức ăn hoặc xua đuổi thú dữ, người nguyên thủy có sự
hợp tác, “chung lưng đấu cật” với nhau.
+ Người nguyên thủy đã biết chế tạo ra cung tên, mũi lao phóng… để việc săn bắt
động vật được hiệu quả hơn và an toàn hơn.
Liên hệ: Ước lệ tượng trưng là cách sử dụng ước lệ trong biểu đạt nghệ thuật như sử
dụng những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp: “trăng”, “hoa”, “ngọc”, “tuyết”… để nói
về vẻ đẹp của con người. . Thủ pháp ước lệ tượng trưng nghiêng về nghệ thuật gợi, tác
động đến người đọc thông qua phán đoán và tưởng tượng, không miêu tả cụ thể, tỉ mỉ.
Trong văn học nghệ thuật, ước lệ là sự hiện thực hóa trong sáng tạo thẩm mỹ khả năng
biểu đạt cùng một nội dung của nhiều hệ thống ký hiệu bằng các phương tiện cấu trúc
khác nhau. Chúng ta chỉ nên nói về quy ước trong các tác phẩm nghệ thuật trong
phạm vi mà nói chung, chúng ta có thể nói về ngữ nghĩa của các hệ thống ký hiệu
được sử dụng trong chúng.
● Cái nhìn nghệ thuật về con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
● Phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong đoạn “Cảnh ngày xuân”
(trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
● Tài năng tả chủ của Nguyễn Du qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”
(Truyện Kiều của Nguyễn Du)