Đề án đàm phán quan hệ quốc tế - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Đề án đàm phán quan hệ quốc tế - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Họ tên: Đặng Thảo Anh - Mã SV: QHQT48A10817 Lớp 5 - ĐPQT
ĐỀ ÁN ĐÀM PHÁN TRUNG - ANH VỀ VẤN ĐỀ HỒNG KÔNG
( Quốc gia đại diện: Trung Quốc) I
Bối cảnh tình hình:
1.Tình hình quốc tế và khu vực:
- Bối cảnh chiến tranh lạnh: thế giới đang trong giai đoạn căng thẳng với cuộc xung đột
tại Afghanistan làm gia tăng sự đối đầu giữa Liên Xô và Hoa Kỳ. Anh cần một thỏa thuận
ổn định tại khu vực châu Á để bảo vệ vị thế của mình.
- Khủng hoảng Ba Lan (1979-1981) và Khủng hoảng tên lửa tầm trung ở châu Âu (1983-
1984): làm trầm trọng thêm mức độ cạnh tranh Đông-Tây, đòi hỏi Anh phải cứng rắn với
Liên Xô và xem xét lại các vấn đề về an ninh quốc gia.
- Kinh tế châu Á đang trên đà phát triển mạnh mẽ : Khu vực Đông Á nói chung và Đông
Nam Á nói riêng đang trở nên ngày càng quan trọng trong chính sách đối ngoại và kinh tế
của các cường quốc. Các nền kinh tế châu Á, đặc biệt là "Bốn con rồng châu Á" (Hồng
Kông, Singapore, Hàn Quốc, và Đài Loan), đang vươn lên phát triển mạnh mẽ, làm
chuyển dịch cán cân quyền lực.
- Tầm quan trọng của Hồng Kông: Vai trò nổi bật của Hồng Kông là một phần không thể
tách rời của khu vực kinh tế đang bùng nổ này. Các quốc gia phương Tây nhìn thấy tiềm
năng to lớn trong việc hợp tác, trao đổi thương mại và phát triển kinh tế tại khu vực này.
2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Anh:
- Kinh tế: đang hồi phục từ những khó khăn kinh tế của những năm 1970 (bao gồm lạm
phát cao và khủng hoảng năng lượng) với các chính sách cải cách và tư nhân hoá nền kinh tế.
- Chính trị: cố gắng tái định hình vai trò quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá, thực hiện
chính sách ngoại giao quyết đoán mang đặc trưng của Chiến tranh lạnh. Đối mặt với các
thách thức về chủ quyền tại các khu vực khác như cuộc xung đột Falklands với Argentina.
- Xã hội: Vấn đề dân chủ và nhân quyền ở Hồng Kông, xung đột lao động (đình công,
bạo lực) và biến đổi giá trị xã hội (tự do cá nhân và sự đa dạng văn hóa) đang là tâm điểm chú ý.
3. Những vấn đề cần lưu ý về Anh: 1. Văn Hoá
Anh có một nền văn hóa đàm phán khá khác biệt so với Trung Quốc. Họ thường đặt
trọng tâm vào thảo luận mở, trực tiếp và rõ ràng. Trong giao tiếp, người Anh đề cao lịch
sự, sự kiên nhẫn và cách tiếp cận có tổ chức. Đặc biệt, nước Anh nổi tiếng với sự coi
trọng danh tiếng và các giá trị như lễ nghi, sự kín đáo, và các vấn đề mang tính quy tắc. 2. Nhân sự
Cần phân tích kỹ càng về nhân sự tham gia đàm phán của Anh ( Chính trị gia, lãnh đạo
cấp cao, quan chức ngoại giao…) , bao gồm lý lịch chính trị, quan điểm, kinh nghiệm và
phong cách đàm phán của họ. Họ có thể đã tham gia vào các cuộc đàm phán quốc tế
trước đây, có kinh nghiệm đàm phán với Trung Quốc hoặc các quốc gia khác trong khu vực.
Đặc biệt phân tích tư duy chính trị và phong cách đàm phán của Thủ tướng Thatcher -
người sẽ trực tiếp đưa ra các chỉ đạo trong việc đàm phán về vấn đề Hồng Kông.
II. Mục tiêu đàm phán của mỗi bên: 1. Mục tiêu của Anh:
- Mục tiêu tối đa: Duy trì ảnh hưởng kinh tế và chính trị tại Hồng Kông sau 1997, bảo vệ
quyền lợi của công dân và doanh nghiệp Anh, đảm bảo một quá trình chuyển giao hoà
bình và duy trì sự ổn định và thịnh vượng cho Hồng Kông.
- Mục tiêu tối thiểu: Bảo đảm một quá trình chuyển giao êm đẹp, giữ được hình tượng
quốc tế và tránh xung đột ngoại giao với Trung Quốc.
- BATNA của đối tác: Thông qua tổ chức quốc tế, đạt được một thỏa thuận đa phương
quốc tế về tương lai của Hồng Kông hoặc nỗ lực tìm kiếm giải pháp khác trong thời gian
tiếp tục quản lý Hồng Kông dựa trên hiện trạng cho đến khi hợp đồng cho thuê Tân Giới kết thúc.
2. Mục tiêu của Trung Quốc:
- Mục tiêu tối đa: Lấy lại toàn bộ chủ quyền đối với Hồng Kông một cách mượt mà, đảm
bảo sự ổn định và không cho phép Anh can thiệp vào chính sách nội bộ của Hồng Kông sau 1997.
- Mục tiêu tối thiểu: Đảm bảo sự chuyển giao chủ quyền trên nguyên tắc "một quốc gia,
hai chế độ", chấp nhận chấp nhận một số yêu cầu của Anh về bảo đảm tự trị cho Hồng Kông
- BATNA của ta: Sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự để đàm phán từ vị thế mạnh mẽ
hơn hoặc tăng cường áp lực ngoại giao để có được sự nhượng bộ từ Anh.
III. Nội dung của đàm phán
1. Những vấn đề Trung Quốc cần chủ động nêu:
- Nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ": khẳng định mạnh mẽ cam kết rằng Hồng Kông
sẽ được hưởng mức độ tự trị cao, trừ các vấn đề liên quan đến đối ngoại và quốc phòng là
thuộc về Chính quyền trung ương Trung Quốc.
- Bảo đảm về chủ quyền: nêu rõ quan điểm về việc không chấp nhận bất kỳ sự can thiệp
nào vào công việc nội bộ sau khi Hồng Kông trở về Trung Quốc.
- Kế hoạch phát triển kinh tế: Trình bày kế hoạch và cam kết phát triển Hồng Kông, đảm
bảo sự ổn định và thịnh vượng.
- Bảo vệ quyền lợi người dân và doanh nghiệp: Đề xuất cách thức bảo vệ quyền lợi của
người dân và doanh nghiệp Hồng Kông cũng như của các công dân và doanh nghiệp nước ngoài.
2. Những vấn đề Anh có thể nêu và dự kiến trả lời của Trung Quốc:
- Đảm bảo quyền tự trị cho Hồng Kông: Anh sẽ đề cập đến việc bảo vệ tự do dân sự và
hệ thống pháp luật hiện hành. Trung Quốc khẳng định cam kết với nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".
- An ninh và ổn định sau chuyển giao: Anh quan tâm đến việc duy trì ổn định hệ thống
pháp luật, kinh tế, xã hội…, đề xuất về việc rút quân và chuyển giao các cơ sở quân sự
cho Trung Quốc. Trung Quốc cần đưa ra những cam kết cụ thể về việc duy trì các hệ
thống an ninh - trật tự và đảm bảo quản lý quân sự, không để xảy ra tranh chấp, bất ổn.
- Lợi ích của công dân và doanh nghiệp Anh: Anh sẽ mong muốn bảo đảm lợi ích cho
công dân và doanh nghiệp của mình. Trung Quốc có thể đáp lại bằng cách chấp thuận và
đề xuất các biện pháp cụ thể để bảo vệ lợi ích đó.
3. Dự thảo các văn kiện sẽ ký kết:
Tuyên bố chung về nguyên tắc chuyển giao: Một văn bản chính thức mô tả các điều
khoản và cam kết của cả hai bên liên quan đến việc trả lại chủ quyền Hồng Kông cho Trung Quốc sau năm 1997.
Các điểm chính của Tuyên bố chung bao gồm:
1. Xác nhận Chuyển Giao: Anh đồng ý sẽ trả lại chủ quyền Hồng Kông cho Trung
Quốc vào ngày 1 tháng 7 năm 1997.
2. "Một Quốc gia, Hai Chế độ": Trung Quốc sẽ áp dụng chính sách "một quốc gia,
hai chế độ" tại Hồng Kông, theo đó Hồng Kông sẽ tự trị rộng rãi, ngoại trừ chính
sách ngoại giao và quốc phòng, trong vòng ít nhất 50 năm sau chuyển giao.
3. Bảo đảm Tự trị: Hồng Kông sẽ được bảo đảm một cấp độ tự trị cao, bao gồm
quyền lực hành pháp, lập pháp, và độc lập trong tư pháp và nguyên tắc pháp quyền.
4. Bảo vệ Quyền Lợi và Tự do: Quyền tự do cá nhân và kinh tế của người dân Hồng
Kông, bao gồm quyền sở hữu tài sản, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội
họp, tự do tụ tập, tự do tiến hành nghề nghiệp, tự do tôn giáo và cách thức nhập cư
và di cư, sẽ được bảo vệ.
5. Đặc khu Hành chính Hồng Kông (HKSAR): Hồng Kông sẽ trở thành một Đặc khu
hành chính của Trung Quốc và sẽ có một hiến pháp của riêng mình, được biết đến là Luật Cơ bản.
IV. Các hoạt động chính
1. Đàm phán chính thức:
- Xác định các ngày cụ thể trong lịch trình cho các vòng đàm phán, với mỗi ngày
đều bắt đầu bằng một phiên họp kín và kết thúc bằng một phiên họp mở cửa cho
báo chí (nếu thích hợp).
- Định kỳ, sau mỗi vòng đàm phán, hai bên sẽ cùng nhau đánh giá tiến trình và điều
chỉnh phương hướng đàm phán nếu cần.
- Địa điểm: Bắc Kinh (Trung Quốc), London (Anh) hoặc Hồng Kông.
2. Gặp hẹp hai trưởng đoàn:
- Lên kế hoạch cho các cuộc gặp không chính thức giữa hai trưởng đoàn vào cuối
mỗi ngày đàm phán hoặc khi cần thiết.
- Các cuộc gặp này diễn ra một cách riêng tư, không công khai thời gian và địa điểm
cụ thể để đảm bảo tính linh hoạt và bảo mật. Cần đảm bảo các yếu tố trang nhã và
kín đáo, thúc đẩy một không khí cởi mở và thân thiện.
3. Chào lãnh đạo cấp cao:
- Sắp xếp các cuộc gặp giữa trưởng đoàn Trung Quốc và các nhân vật cấp cao của
Anh như Thủ tướng, Ngoại trưởng, hoặc Hoàng gia (nếu có thể), để thể hiện thiện
chí và tôn trọng.Những cuộc gặp này cần được lên lịch trước và chuẩn bị kỹ
lưỡng, với sự góp mặt của truyền thông (khi phù hợp).
4. Lễ ký biên bản:
- Lễ ký kết dự kiến diễn ra tại một địa điểm lịch sử hoặc có ý nghĩa quan trọng đối
với hai nước. Đề xuất: Đại sảnh Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc
- Buổi lễ có sự tham gia của truyền thông, đại diện chính phủ và các nhà ngoại giao.
Trong suốt quá trình tổ chức các hoạt động này, cần thể hiện sự kiên nhẫn, quyết
đoán và lòng tôn trọng đối với các quy tắc ngoại giao, nhằm đảm bảo rằng quá
trình đàm phán diễn ra suôn sẻ và đạt kết quả tốt nhất có thể.
V. Thành phần tham gia đàm phán
1. Danh sách đoàn đàm phán:
- Trưởng đoàn đàm phán: Triệu Tử Dương (Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa)
- Phó trưởng đoàn: Tống Chí Vĩ (thành viên của Bộ Chính trị, đại biểu quan trọng)
- Cố vấn chính trị: Tiền Kỳ Tham (Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc)
- Cố vấn pháp lý: Lục Bình (Giám đốc Văn phòng các Vấn đề Hồng Kông và Ma Cao)
- Cố vấn kinh tế: Lý Bằng (thành viên của Bộ Chính trị)
- Đại biểu quân sự (nếu cần thiết): Trương Vạn Niên (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu
cần Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc)
2. Danh sách thành viên tham dự từng hoạt động: 2.1 Đàm phán chính thức:
- Trưởng đoàn: Triệu Tử Dương
- Phó trưởng đoàn: Tống Chí Vĩ
- Cố vấn chính trị: Tiền Kỳ Tham
- Cố vấn pháp lý: Lục Bình
- Cố vấn kinh tế: Lý Bằng
- Các chuyên gia kỹ thuật và cố vấn từ các bộ ngành liên quan
2.2. Gặp riêng hai trưởng đoàn:
- Trưởng đoàn: Triệu Tử Dương
- Phó trưởng đoàn: Tống Chí Vĩ
2.3.Chào lãnh đạo cấp cao:
Các thành viên cấp cao của đoàn đàm phán như trưởng đoàn Triệu Tử Dương, phó
trưởng đoàn Tống Chí Vĩ và lãnh đạo cấp cao khác của chính phủ Trung Quốc. 2.4. Lễ ký biên bản:
- Lãnh đạo tối cao của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa: Đặng Tiểu Bình
- Các thành viên trong danh sách đoàn đàm phán (đã nêu)
- Lãnh đạo cấp cao khác: quan chức chính phủ Hồng Kông, thành viên của Hội đồng
Lập pháp và Điều hành Hồng Kông, chủ tịch các tập đoàn, ngân hàng lớn tại Hồng
Kông, các doanh nhân nổi tiếng…
VI. Các biện pháp lễ tân: 1. Tham quan:
- Tổ chức tham quan Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh để thể hiện tầm quan trọng
của sự kiện đối với Trung Quốc.
- Sắp xếp chuyến đi thăm Thành Cổ Bắc Kinh hoặc Vạn Lý Trường Thành để thể
hiện văn hóa và lịch sử Trung Quốc. 2. Chiêu đãi:
- Tổ chức bữa tiệc chiêu đãi tại Khách sạn Quốc gia Bắc Kinh, địa điểm chuyên tổ
chức các sự kiện ngoại giao, với thực đơn đặc trưng cho sự đa dạng của ẩm thực Trung Quốc.
- Chiêu đãi tiệc tối tại một nhà hàng nổi tiếng ở Bắc Kinh, nơi có thể cảm nhận
được không khí Trung Hoa truyền thống. 3. Quà tặng:
- Trao quà tặng truyền thống như tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao (tranh thêu,
tranh thư pháp, lụa Hàng Châu...), bộ trà cổ Trung Quốc, hoặc các bức tượng sứ tinh xảo.
- Tặng sách ảnh hoặc tặng phẩm về lịch sử và văn hóa Trung Quốc, thể hiện danh
lam thắng cảnh và di sản văn hóa của đất nước.
VII. Các biện pháp báo chí 1. Họp báo:
- Lên kế hoạch cho một cuộc họp báo cấp cao sau mỗi vòng đàm phán chính thức
hoặc khi có tiến triển đáng kể. Thông báo thời gian và địa điểm họp báo trước ít
nhất 24 giờ để các phóng viên có thể chuẩn bị và tham gia. Đảm bảo sự hiện diện
của trưởng đoàn đàm phán từ cả hai bên, cùng với phiên dịch viên và chuyên gia tư vấn cần thiết.
- Chuẩn bị tài liệu thông tin nền để phân phát cho báo chí, bao gồm lịch sử vấn đề,
mục tiêu của cuộc đàm phán, và tầm quan trọng của quan hệ Trung-Anh.
2. Ra thông báo báo chí (Press Release):
- Phát hành thông cáo báo chí sau mỗi ngày đàm phán, trình bày tóm lược tiến trình,
thành tựu và bất kỳ thông tin quan trọng nào được đồng ý bởi cả hai bên để công bố.
- Chuẩn bị thông cáo báo chí đặc biệt khi đạt được thỏa thuận quan trọng hoặc khi
ký kết các văn kiện, phản ánh sự hợp tác và tinh thần xây dựng giữa hai quốc gia.
- Tạo điều kiện cho báo chí quốc tế và địa phương dễ dàng truy cập thông tin chính
thức, nhằm đảm bảo sự minh bạch và giảm thiểu thông tin không chính xác.
VIII. Phân công thực hiện
1. Bộ phận chuyên môn:
- Nhiệm vụ: Chuẩn bị và phát triển nội dung đàm phán, phân tích thông tin, đánh
giá các điều kiện và lựa chọn chiến lược đàm phán.
- Hoạt động cụ thể: Tổ chức các buổi làm việc với các chuyên gia, soạn thảo tài
liệu, báo cáo và dự thảo văn kiện đàm phán. 2. Bộ phận lễ tân:
- Nhiệm vụ: Tổ chức và thực hiện các biện pháp lễ tân, sắp xếp hậu cần và lịch trình
cho cả đoàn đàm phán bao gồm chỗ ở, di chuyển, ăn uống và an ninh.
- Hoạt động cụ thể: Lên kế hoạch cho các bữa ăn chính thức và không chính thức,
tham quan, và sắp xếp lịch trình cho các phái đoàn. 3. Bộ phận báo chí:
- Nhiệm vụ: Quản lý và điều phối các hoạt động truyền thông, báo chí và thông tin
công cộng liên quan đến cuộc đàm phán.
- Hoạt động cụ thể: Chuẩn bị và phát hành thông cáo báo chí, tổ chức họp báo, phối
hợp với các cơ quan truyền thông và quản lý các phát ngôn viên.