Đề án đàm phán quốc tế - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Đề án đàm phán quốc tế - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
ĐỀ ÁN ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ
THỎA THUẬN HẠT NHÂN TẠM THỜI GIỮA IRAN VÀ P5+1 TẠI
GENEVÈ NĂM 2013
BÊN ĐÀM PHÁN: IRAN
Họ và tên : Nguyễn Trọng Hoàng
MSSV : QHQT48A10926
Lớp : ĐPQT-QHQT48TC.4_LT
Số trang : 5 trang
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2023.
I. BỐI CẢNH TÌNH HÌNH
1. Tình hình quốc tế và khu vực.
Lúc này, các nước trên thế giới đang cố gắng khắc phục những hệ quả của cuộc khủng
hoảng kinh tế 2008. Tuy vẫn diễn ra những cuộc xung đột hay nội chiến khu vực, song, nhìn
chung, xu thế đối thoại, hòa dịu đang chiếm ưu thế trên trường quốc tế, các quốc gia đều
mong muốn một môi trường hòa bình để tiến hành những biện pháp nhằm hồi phục kinh
tế hậu khủng hoảng. Tại Trung Đông, bên cạnh sự bất ổn về an ninh do chiến tranh ở Syria và
Iraq, vấn đề hạt nhân Iran cũng chủ đề cần sớm những thỏa thuận giữa nước này với
nhóm P5+1 để giải tỏa những căng thẳng trong những năm trước đó.
2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đối tác.
Hoa Kỳ: Hoa Kỳ đang trong giai đoạn phục hòi sau khủng hoảng kinh tế và tập trung đặc
biệt vào chính sách đối ngoại Trung Đông. Năm 2012, dưới thời Tổng thống Barack
Obama, chính sách đối ngoại Hoa Kỳ trong vấn đề hạt nhân Iran được duy trì, tiếp tục
những áp lực lên phía Iran.
Trung Quốc: năm 2013, Trung Quốc đang trên đà tăng trưởng cao và là một trong những
nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nước này
đang những biện pháp tích cực để tăng cường quan hệ đối ngoại với các nước trên thế
giới, trong đó có việc hỗ trợ Iran thoát khỏi cô lập và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Nga: NgaHoa Kỳ ngày càng gia tăng căng thẳng trong việc sáp nhập Crime. Lúc này,
nền kinh tế Nga đang gặp khó khăn do sự phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên liệu, trong khi đó,
Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây lại xem các hoạt động thương mại của Nga với Iran là
đóng góp cho chương trình vũ khí hạt nhân bí mật của Iran.
Đức, Anh, Pháp: trong khi Đức duy trì được sự ổn định trong phát triển kinh tế thì Anh
Pháp lại phải đối mặt với nhiều biến động, các thách thức kinh tế-tài chính do khủng
hoảng kinh tế toàn cầu
3. Vấn đề cần lưu ý về đối tác
- Quyền tự quyết và tôn trọng văn hoá
- Tôn trọng quyền con người và chủ quyền quốc gia
- Sử dụng lời nói một cách thận trọng
II. MỤC TIÊU ĐÀM PHÁN CỦA MỖI BÊN
1. Mục tiêu của đối tác. (Nhóm P5+1)
Mục tiêu tối đa:
Mục tiêu chung:
Ngăn chặn việc phát triển khí hạt nhân của Iran: Mục tiêu quan trọng nhất
P5+1 muốn đạt được đảm bảo rằng Iran sẽ không phát triểnkhí hạt nhân. Các hoạt
động hạt nhân của Iran sẽ được hạt chế và có những biện pháp kiểm tra, giám sát nghiêm
ngặt.
Kiểm tra giám sát: P5+1 muốn quyền kiểm tra giám sát các hoạt động hạt
nhân của Iran để đảm bảo nước này tuân thủ các cam kết của thỏa thuận.
Đảm bảo an ninh quốc tế: P5+1 muốn rằng từ việc ngăn Iran phát triển khí hạt
nhân có thể tạo điều kiện cho an ninh quốc tế cũng như giảm căng thẳng ở khu vực Trung
Đông.
Mục tiêu của các nước:
Hoa Kỳ: đạt được một thỏa thuận hoàn chỉnh, trong đó bao gồm việc kiểm tra
giám sát chương trình hạt nhân của Iran, đảm bảo Iran sẽ không phát triển khí hạt
nhân.
Trung Quốc: ngăn chặn một cuộc xung đột thể xảy ra giữa Hoa Kỳ Iran, bảo
vệ lợi ích quốc gia và đảm bảo cuộc đàm phán sẽ duy trì sự ổn định khu vực.
Nga: duy trì vai trò ảnh hưởng khu vực Trung Đông, mong muốn tham gia
các quyết định quan trọng về vấn đề hạt nhân Iran.
Đức, Anh, Pháp: ngăn chặn Iran phát triển khí hạt nhân, yêu cầu Iran chấp nhận
hạn chế chương trình hạt nhân của mình trong ít nhất một thập niên và đồng ý tăng thêm
sự kiểm tra và giám sát từ cộng đồng quốc tế.
Mục tiêu tối thiểu
Hoa Kỳ: tích cực đàm phán trong tương lai để tìm kiếm một thỏa thuận sâu rộng
hơn về vấn đề hạt nhân Iran.
Trung Quốc: duy trì quan hệ tốt với Iran và các đối tác quốc tế khác, đảm bảo cuộc
đàm phán có tiến triển và không dẫn đến xung đột hay căng thẳng.
Nga: duy trì quan hệ tốt với Iran các đối tác quốc tế khác, đảm bảo cuộc đàm
phán không dẫn đến xung đột hay căng thẳng.
Đức, Anh, Pháp: thể thúc đẩy quan hệ thương mại hợp tác kinh tế với Iran
sau khi lệnh trừng phạt được nới lỏng hoặc gỡ bỏ.
BATNA của đối tác
Hoa Kỳ: tiếp tục áp đặt, thậm chí mở rộng lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran nếu
thỏa thuận không đạt được kết quả tốt.
Trung Quốc: duy trì quan hệ đôi bên lợi với Iran trong thương mại hợp tác
kinh tế. Nếu đàm phán không đạt kết quả, Trung Quốc có thể tìm cách tối ưu hóa quan hệ
kinh tế với Iran và tận dụng thị trường năng lượng từ Iran.
Nga: Nga Iran quan hệ tốt từ trong lịch sử, Nga thể sử dụng mối quan hệ
này để tạo áp lực hoặc tham gia vào các vấn đề an ninh khu vực nếu đàm phán không đạt
kết quả. Nga cũng có thể cung cấp vũ khí và công nghệ quân sự cho Iran.
Đức, Anh, Pháp: Đức, Anh, Pháp có thể duy trì hoặc mở rộng lệnh trừng phạt kinh
tế đối với Iran nếu đàm phán không đạt kết quả.
2. Mục tiêu của ta. (Iran)
Mục tiêu tối đa
Giảm áp lực kinh tế: Nới lỏng hoặc gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế từ cộng
đồng quốc tế. Mục tiêu là giảm thiệt hại đối với nền kinh tế quốc gia và tạo điều kiện cho
sự phát triển kinh tế.
Bảo tồn quyền hạt nhân dân sự: Iran muốn duy trì quyền phát triển công nghệ hạt
nhân cho mục tiêu dân sự, trong đó bao gồm sản xuất năng lượng hạt nhân các ứng
dụng y học; nới lỏng các hạn chế đối với chương trình hạt nhân của Iran.
Giảm căng thẳng quốc tế: Iran muốn giảm căng thẳng khắc phục quan hệ với
cộng đồng quốc tế.
Mục tiêu tối thiểu
Giảm áp lực kinh tế: Nới lỏng một số biện pháp trừng phạt kinh tế từ cộng đồng
quốc tế.
Bảo tồn quyền hạt nhân: Iran muốn duy trì quyền hợp pháp được tiếp tục sản xuất
uranium, nhưng một mức giới hạn, đi kèm với các điều khoản, biện pháp để đảm bảo
tính minh bạch của các hoạt động hạt nhân.
Giảm căng thẳng quốc tế: Iran muốn điều kiện thuận lợi để tiến hành đàm phán
với các bên liên quan trong vấn đề hạt nhân giảm bớt áp lực quốc tế, từ đó giảm bớt
căng thẳng trong quan hệ quốc tế.
BATNA của ta.
Tiếp tục các hoạt động làm giàu uranium, các chương trình hạt nhân công nghệ
hạt nhân không cần tới sự kiểm tra giám sát của Tổ chức Năng lượng Nguyên tử
Quốc tế (IAEA). Iran sẽ tiếp tục những dự án đã phát triển những dự án mới phục
vụ cho chương trình hạt nhân của mình.
Nếu không đạt được những mục tiêu cụ thể trong việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh
tế, Iran có thể tiếp tục phát triển công nghệ hạt nhân cho mục tiêu dân sự và thiết lập quan
hệ thương mại và hợp tác kinh tế với quốc gia khác
III. NỘI DUNG ĐÀM PHÁN
1. Những vấn đề ta cần chủ động nêu.
Về quyền tự quyết: Iran toàn quyền trong việc phát triển năng lượng hạt nhân
mục đích hòa bình theo các điều khoản của Hiệp định chống Phổ biến khí Hạt nhân
(NPT).
Về quyền và lợi ích quốc gia: cần đảm bảo không có điều khoản nào của thỏa thuận
xâm phạm vào quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia.
Về việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt: đề nghị xóa bỏ hoặc nới lỏng những lệnh trừng
phạt kinh tế của các đối tác.
Về trách nhiệm quốc tế: Iran cam kết sẽ hoạt động là một thành viên tích cực của
Hiệp định chống Phổ biến Vũ khí Hạt nhân.
2. Những vấn đề đối tác có thể nêu và dự kiến trả lời của ta.
Vấn đề đối tác có thể nêu Dự kiến trả lời của ta
Mục tiêu của Iran trong thỏa
thuận này?
Mục tiêu của chúng tôi đảm bảo quyền phát triển
sử dụng hạt nhân mục đích hòa bình, đồng thời
đảm bảo quyền lợi quốc gia và an ninh khu vực.
Iran cam kết sẽ tuân các
điều khoản của thỏa thuận
những hoạt động hỗ trợ
những biện pháp tuân thủ của
đôi bên trong tương lai?
Chúng tôi cam kết tuân thủ nghiêm chỉnh các điều
khoản của thỏa thuận sẽ đóng góp tích cực trong
việc giúp đỡ các hoạt động kiểm tra, giám sát việc
tuân thủ hiệp định.
Điều kiện để Iran chấp nhận
những thỏa thuận về vấn đề hạt
nhân?
Chúng tôi mong muốn sẽ đạt được thỏa thuận về việc
gỡ bỏ những lệnh trừng phạt kinh tế các bên đã
đặt ra trước đây, đồng thời tích cực gặp mặt, đối
thoại, đàm phán cụ thể hơn về vấn đề hạt nhân.
Iran sẵn sàng tham gia vào
các thỏa thuận trong tương lai
về vấn đề hạt nhân?
Chúng tôi cam kết tiếp tục hợp tác với các bên để đạt
được thỏa thuận cuối cùng, góp phần giải quyết
vướng mắc, tạo nên một thỏa thuận hòa bình, lợi
cho các bên cũng như an ninh khu vực, an ninh thế
giới.
3. Dự thảo các văn kiện sẽ kí kết
- Thỏa thuận về giám sát và kiểm soát tiến trình hạt nhân Iran.
- Các văn kiện về việc làm giàu uranium, số lượng máy ly tâm và các hoạt động liên quan
đến lò phản ứng hạt nhân.
- Thỏa thuận về việc nới lỏng hoặc loại bỏ lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran.
- Cam kết về những biện pháp đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh thỏa thuận giữa các bên
tham gia.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
1. Đàm phán chính thức
Thời gian: 7 giờ 30 phút sáng ngày 20 tháng 11 năm 2013.
Địa điểm: Phòng đàm phán, Cung Vạn Quốc, trụ sở Liên Hợp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ.
2. Gặp hẹn trưởng đoàn.
Thời gian: 6 giờ tối ngày 19 tháng 11 năm 2013.
Địa điểm: Cung Vạn Quốc, trụ sở Liên Hợp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ.
3. Chào lãnh đạo cấp cao
Thời gian: 4 giờ 30 phút tối ngày 19 tháng 11 năm 2013
Địa điểm: Trái Thiên Cầu, Cung Vạn Quốc, trụ sở Liên Hợp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ.
Tổ chức đội ngũ tiếp đón (quan chức, quân đội, viên chức, chính phủ,..)
4. Lễ ký biên bản.
Địa điểm: phòng đàm phán, Cung Vạn Quốc, trụ sở Liên Hợp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ.
Đại diện mỗi bên trước cuộc đàm phán cần chuẩn bị biên bản hoặc tài liệu dự thảo chứa
các cam kết mà họ muốn đạt được
IV. THÀNH PHẦN THAM GIA ĐÀM PHÁN
1. Danh sách đoàn đàm phán
Từ phía P5+1 (Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh, Đức):
Hoa Kỳ: John Kerry, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ.
Nga: Sergey Lavrov, Bộ trưởng Ngoại giao Nga.
Trung Quốc: Yang Jiechi, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc.
Pháp: Laurent Fabius, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp.
Anh: William Hague, Bộ trưởng Ngoại giao Anh.
Đức: Guido Westerwelle, Bộ trưởng Ngoại giao Đức.
Từ phía Iran:
Javad Zarif: Bộ trưởng Ngoại giao Iran và là Trưởng đoàn Iran trong cuộc đàm phán.
Seyed Abbas Araghchi: Phó Bộ trưởng Ngoại giao Iran.
Ali Akbar Salehi: Bộ trưởng Khoa học, Nghiên cứu và Công nghệ Iran (trước đó là Bộ
trưởng Ngoại giao).
Hamid Baeidinejad: Đại sứ Iran tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
2. Danh sách thành viên tham dự từng hoạt động
Đoàn đàm phán của Iran: Đoàn này thường bao gồm Trưởng đoàn Iran, các đại diện
chính trị, đội ngũ đàm phán, và các chuyên gia có liên quan.
Đoàn đàm phán của P5+1: Đây là đoàn đàm phán đại diện cho các quốc gia thành viên
của P5+1, bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức.
Trưởng đoàn, các đại diện chính trị, và đội ngũ đàm phán.
Nhóm quan sát quan sát viên: thể các tổ chức quốc tế quan sát viên tham
gia để quan sát quá trình đàm phán và đảm bảo tính minh bạch và công bằng.
Dịch giả thông dịch viên: Trong trường hợp sự khác biệt ngôn ngữ, các dịch giả
và thông dịch viên có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giao tiếp hiệu quả giữa các bên.
Truyền thông và truyền thông viên: Các phóng viên và truyền thông viên thường được
phép tham gia vào cuộc họp để ghi lại thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin
được chia sẻ với công chúng.
3. Danh sách thành viên tham dự từng hoạt động
V. CÁC BIỆN PHÁP LỄ TÂN
1. Tham quan.
Đón tiếp, hướng dẫn đại diện các quốc gia đến phòng đàm phán.
Tản bộ trong khuôn viên Cung Vạn Quốc, trụ sở Liên Hợp Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ.
Tham quan văn phòng làm việc của các tổ chức Liên Hợp Quốc, trong đóvăn phòng
của Tổ chức Năng lượng Hạt Nhân Quốc tế (IAEA).
2. Chiêu đãi.
Chuẩn bị đồ ngọt, đồ mặn, trà ở buổi Tea Break giữa các phiên họp.
Chiêu đãi bữa tối tại khách sạn hoặc nhà hàng.
3. Quà tặng.
Tặng các sản phẩm văn hóa, sản phẩm thủ công, sách, sản phẩm thực phẩm đặc biệt hay
các sản phẩm truyền thống.
VI. CÁC BIỆN PHÁP BÁO CHÍ
1. Họp báo
Tổ chức họp báo trong quá trình đàm phán để thông báo về tiến trình thỏa thuận.
2. Ra thông cáo báo chí.
Công bố về lập trường của các bên tham gia, thỏa thuận cuối cùng của cuộc đàm phán,
các điều khoản mà các bên cam kết thực hiện cũng như những triển vọng trong tương lai.
VII. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Bộ phận chuyên môn: chuẩn bị nội dung, những điều khoản có thể được đưa ra đàm
phán.
2. Bộ phận lễ tân: triển khai các biện pháp lễ tân, đảm bảo hậu cần cho cuộc đàm phán.
3. Bộ phận báo chí: chủ trì triển khai các biện pháp báo chí.
| 1/6

Preview text:

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
ĐỀ ÁN ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ
THỎA THUẬN HẠT NHÂN TẠM THỜI GIỮA IRAN VÀ P5+1 TẠI GENEVÈ NĂM 2013 BÊN ĐÀM PHÁN: IRAN
Họ và tên : Nguyễn Trọng Hoàng MSSV : QHQT48A10926 Lớp : ĐPQT-QHQT48TC.4_LT Số trang : 5 trang
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2023. I.
BỐI CẢNH TÌNH HÌNH
1. Tình hình quốc tế và khu vực.
Lúc này, các nước trên thế giới đang cố gắng khắc phục những hệ quả của cuộc khủng
hoảng kinh tế 2008. Tuy vẫn diễn ra những cuộc xung đột hay nội chiến khu vực, song, nhìn
chung, xu thế đối thoại, hòa dịu đang chiếm ưu thế trên trường quốc tế, các quốc gia đều
mong muốn có một môi trường hòa bình để tiến hành những biện pháp nhằm hồi phục kinh
tế hậu khủng hoảng. Tại Trung Đông, bên cạnh sự bất ổn về an ninh do chiến tranh ở Syria và
Iraq, vấn đề hạt nhân Iran cũng là chủ đề cần sớm có những thỏa thuận giữa nước này với
nhóm P5+1 để giải tỏa những căng thẳng trong những năm trước đó.
2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đối tác.
Hoa Kỳ: Hoa Kỳ đang trong giai đoạn phục hòi sau khủng hoảng kinh tế và tập trung đặc
biệt vào chính sách đối ngoại ở Trung Đông. Năm 2012, dưới thời Tổng thống Barack
Obama, chính sách đối ngoại Hoa Kỳ trong vấn đề hạt nhân Iran được duy trì, tiếp tục có
những áp lực lên phía Iran.
Trung Quốc: năm 2013, Trung Quốc đang trên đà tăng trưởng cao và là một trong những
nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nước này
đang có những biện pháp tích cực để tăng cường quan hệ đối ngoại với các nước trên thế
giới, trong đó có việc hỗ trợ Iran thoát khỏi cô lập và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Nga: Nga và Hoa Kỳ ngày càng gia tăng căng thẳng trong việc sáp nhập Crime. Lúc này,
nền kinh tế Nga đang gặp khó khăn do sự phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên liệu, trong khi đó,
Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây lại xem các hoạt động thương mại của Nga với Iran là
đóng góp cho chương trình vũ khí hạt nhân bí mật của Iran.
Đức, Anh, Pháp: trong khi Đức duy trì được sự ổn định trong phát triển kinh tế thì Anh
và Pháp lại phải đối mặt với nhiều biến động, các thách thức kinh tế-tài chính do khủng hoảng kinh tế toàn cầu
3. Vấn đề cần lưu ý về đối tác -
Quyền tự quyết và tôn trọng văn hoá -
Tôn trọng quyền con người và chủ quyền quốc gia -
Sử dụng lời nói một cách thận trọng II.
MỤC TIÊU ĐÀM PHÁN CỦA MỖI BÊN
1. Mục tiêu của đối tác. (Nhóm P5+1) Mục tiêu tối đa: Mục tiêu chung:
Ngăn chặn việc phát triển vũ khí hạt nhân của Iran: Mục tiêu quan trọng nhất mà
P5+1 muốn đạt được là đảm bảo rằng Iran sẽ không phát triển vũ khí hạt nhân. Các hoạt
động hạt nhân của Iran sẽ được hạt chế và có những biện pháp kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt.
Kiểm tra và giám sát: P5+1 muốn có quyền kiểm tra và giám sát các hoạt động hạt
nhân của Iran để đảm bảo nước này tuân thủ các cam kết của thỏa thuận.
Đảm bảo an ninh quốc tế: P5+1 muốn rằng từ việc ngăn Iran phát triển vũ khí hạt
nhân có thể tạo điều kiện cho an ninh quốc tế cũng như giảm căng thẳng ở khu vực Trung Đông.
Mục tiêu của các nước:
Hoa Kỳ: đạt được một thỏa thuận hoàn chỉnh, trong đó bao gồm việc kiểm tra và
giám sát chương trình hạt nhân của Iran, đảm bảo Iran sẽ không phát triển vũ khí hạt nhân.
Trung Quốc: ngăn chặn một cuộc xung đột có thể xảy ra giữa Hoa Kỳ và Iran, bảo
vệ lợi ích quốc gia và đảm bảo cuộc đàm phán sẽ duy trì sự ổn định khu vực.
Nga: duy trì vai trò và ảnh hưởng ở khu vực Trung Đông, mong muốn tham gia và
các quyết định quan trọng về vấn đề hạt nhân Iran.
Đức, Anh, Pháp: ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân, yêu cầu Iran chấp nhận
hạn chế chương trình hạt nhân của mình trong ít nhất một thập niên và đồng ý tăng thêm
sự kiểm tra và giám sát từ cộng đồng quốc tế.
Mục tiêu tối thiểu
Hoa Kỳ: tích cực đàm phán trong tương lai để tìm kiếm một thỏa thuận sâu rộng
hơn về vấn đề hạt nhân Iran.
Trung Quốc: duy trì quan hệ tốt với Iran và các đối tác quốc tế khác, đảm bảo cuộc
đàm phán có tiến triển và không dẫn đến xung đột hay căng thẳng.
Nga: duy trì quan hệ tốt với Iran và các đối tác quốc tế khác, đảm bảo cuộc đàm
phán không dẫn đến xung đột hay căng thẳng.
Đức, Anh, Pháp: có thể thúc đẩy quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế với Iran
sau khi lệnh trừng phạt được nới lỏng hoặc gỡ bỏ. BATNA của đối tác
Hoa Kỳ: tiếp tục áp đặt, thậm chí mở rộng lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran nếu
thỏa thuận không đạt được kết quả tốt.
Trung Quốc: duy trì quan hệ đôi bên có lợi với Iran trong thương mại và hợp tác
kinh tế. Nếu đàm phán không đạt kết quả, Trung Quốc có thể tìm cách tối ưu hóa quan hệ
kinh tế với Iran và tận dụng thị trường năng lượng từ Iran.
Nga: Nga và Iran có quan hệ tốt từ trong lịch sử, Nga có thể sử dụng mối quan hệ
này để tạo áp lực hoặc tham gia vào các vấn đề an ninh khu vực nếu đàm phán không đạt
kết quả. Nga cũng có thể cung cấp vũ khí và công nghệ quân sự cho Iran.
Đức, Anh, Pháp: Đức, Anh, Pháp có thể duy trì hoặc mở rộng lệnh trừng phạt kinh
tế đối với Iran nếu đàm phán không đạt kết quả.
2. Mục tiêu của ta. (Iran) Mục tiêu tối đa
Giảm áp lực kinh tế: Nới lỏng hoặc gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế từ cộng
đồng quốc tế. Mục tiêu là giảm thiệt hại đối với nền kinh tế quốc gia và tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.
Bảo tồn quyền hạt nhân dân sự: Iran muốn duy trì quyền phát triển công nghệ hạt
nhân cho mục tiêu dân sự, trong đó bao gồm sản xuất năng lượng hạt nhân và các ứng
dụng y học; nới lỏng các hạn chế đối với chương trình hạt nhân của Iran.
Giảm căng thẳng quốc tế: Iran muốn giảm căng thẳng và khắc phục quan hệ với cộng đồng quốc tế.
Mục tiêu tối thiểu
Giảm áp lực kinh tế: Nới lỏng một số biện pháp trừng phạt kinh tế từ cộng đồng quốc tế.
Bảo tồn quyền hạt nhân: Iran muốn duy trì quyền hợp pháp được tiếp tục sản xuất
uranium, nhưng ở một mức giới hạn, đi kèm với các điều khoản, biện pháp để đảm bảo
tính minh bạch của các hoạt động hạt nhân.
Giảm căng thẳng quốc tế: Iran muốn có điều kiện thuận lợi để tiến hành đàm phán
với các bên liên quan trong vấn đề hạt nhân và giảm bớt áp lực quốc tế, từ đó giảm bớt
căng thẳng trong quan hệ quốc tế. BATNA của ta.
Tiếp tục các hoạt động làm giàu uranium, các chương trình hạt nhân và công nghệ
hạt nhân mà không cần tới sự kiểm tra và giám sát của Tổ chức Năng lượng Nguyên tử
Quốc tế (IAEA). Iran sẽ tiếp tục những dự án đã có và phát triển những dự án mới phục
vụ cho chương trình hạt nhân của mình.
Nếu không đạt được những mục tiêu cụ thể trong việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh
tế, Iran có thể tiếp tục phát triển công nghệ hạt nhân cho mục tiêu dân sự và thiết lập quan
hệ thương mại và hợp tác kinh tế với quốc gia khác
III. NỘI DUNG ĐÀM PHÁN
1. Những vấn đề ta cần chủ động nêu.
Về quyền tự quyết: Iran có toàn quyền trong việc phát triển năng lượng hạt nhân vì
mục đích hòa bình theo các điều khoản của Hiệp định chống Phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT).
Về quyền và lợi ích quốc gia: cần đảm bảo không có điều khoản nào của thỏa thuận
xâm phạm vào quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia.
Về việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt: đề nghị xóa bỏ hoặc nới lỏng những lệnh trừng
phạt kinh tế của các đối tác.
Về trách nhiệm quốc tế: Iran cam kết sẽ hoạt động là một thành viên tích cực của
Hiệp định chống Phổ biến Vũ khí Hạt nhân.
2. Những vấn đề đối tác có thể nêu và dự kiến trả lời của ta.
Vấn đề đối tác có thể nêu
Dự kiến trả lời của ta
Mục tiêu của Iran trong thỏa Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo quyền phát triển thuận này?
và sử dụng hạt nhân vì mục đích hòa bình, đồng thời
đảm bảo quyền lợi quốc gia và an ninh khu vực.
Iran có cam kết sẽ tuân các Chúng tôi cam kết tuân thủ nghiêm chỉnh các điều
điều khoản của thỏa thuận và khoản của thỏa thuận và sẽ đóng góp tích cực trong
có những hoạt động hỗ trợ việc giúp đỡ các hoạt động kiểm tra, giám sát việc
những biện pháp tuân thủ của tuân thủ hiệp định. đôi bên trong tương lai?
Điều kiện để Iran chấp nhận Chúng tôi mong muốn sẽ đạt được thỏa thuận về việc
những thỏa thuận về vấn đề hạt gỡ bỏ những lệnh trừng phạt kinh tế mà các bên đã nhân?
đặt ra trước đây, đồng thời tích cực gặp mặt, đối
thoại, đàm phán cụ thể hơn về vấn đề hạt nhân.
Iran có sẵn sàng tham gia vào Chúng tôi cam kết tiếp tục hợp tác với các bên để đạt
các thỏa thuận trong tương lai được thỏa thuận cuối cùng, góp phần giải quyết về vấn đề hạt nhân?
vướng mắc, tạo nên một thỏa thuận hòa bình, có lợi
cho các bên cũng như an ninh khu vực, an ninh thế giới.
3. Dự thảo các văn kiện sẽ kí kết
- Thỏa thuận về giám sát và kiểm soát tiến trình hạt nhân Iran.
- Các văn kiện về việc làm giàu uranium, số lượng máy ly tâm và các hoạt động liên quan
đến lò phản ứng hạt nhân.
- Thỏa thuận về việc nới lỏng hoặc loại bỏ lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran.
- Cam kết về những biện pháp đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh thỏa thuận giữa các bên tham gia. III.
CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
1. Đàm phán chính thức
Thời gian: 7 giờ 30 phút sáng ngày 20 tháng 11 năm 2013.
Địa điểm: Phòng đàm phán, Cung Vạn Quốc, trụ sở Liên Hợp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ.
2. Gặp hẹn trưởng đoàn.
Thời gian: 6 giờ tối ngày 19 tháng 11 năm 2013.
Địa điểm: Cung Vạn Quốc, trụ sở Liên Hợp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ.
3. Chào lãnh đạo cấp cao
Thời gian: 4 giờ 30 phút tối ngày 19 tháng 11 năm 2013
Địa điểm: Trái Thiên Cầu, Cung Vạn Quốc, trụ sở Liên Hợp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ.
Tổ chức đội ngũ tiếp đón (quan chức, quân đội, viên chức, chính phủ,..)
4. Lễ ký biên bản.
Địa điểm: phòng đàm phán, Cung Vạn Quốc, trụ sở Liên Hợp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ.
Đại diện mỗi bên trước cuộc đàm phán cần chuẩn bị biên bản hoặc tài liệu dự thảo chứa
các cam kết mà họ muốn đạt được IV.
THÀNH PHẦN THAM GIA ĐÀM PHÁN
1. Danh sách đoàn đàm phán
Từ phía P5+1 (Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh, Đức):
Hoa Kỳ
: John Kerry, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ.
Nga: Sergey Lavrov, Bộ trưởng Ngoại giao Nga.
Trung Quốc: Yang Jiechi, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc.
Pháp: Laurent Fabius, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp.
Anh: William Hague, Bộ trưởng Ngoại giao Anh.
Đức: Guido Westerwelle, Bộ trưởng Ngoại giao Đức. Từ phía Iran:
Javad Zarif: Bộ trưởng Ngoại giao Iran và là Trưởng đoàn Iran trong cuộc đàm phán.
Seyed Abbas Araghchi: Phó Bộ trưởng Ngoại giao Iran.
Ali Akbar Salehi: Bộ trưởng Khoa học, Nghiên cứu và Công nghệ Iran (trước đó là Bộ trưởng Ngoại giao).
Hamid Baeidinejad: Đại sứ Iran tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
2. Danh sách thành viên tham dự từng hoạt động
Đoàn đàm phán của Iran: Đoàn này thường bao gồm Trưởng đoàn Iran, các đại diện
chính trị, đội ngũ đàm phán, và các chuyên gia có liên quan.
Đoàn đàm phán của P5+1: Đây là đoàn đàm phán đại diện cho các quốc gia thành viên
của P5+1, bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức.
Trưởng đoàn, các đại diện chính trị, và đội ngũ đàm phán.
Nhóm quan sát và quan sát viên: Có thể có các tổ chức quốc tế và quan sát viên tham
gia để quan sát quá trình đàm phán và đảm bảo tính minh bạch và công bằng.
Dịch giả và thông dịch viên: Trong trường hợp có sự khác biệt ngôn ngữ, các dịch giả
và thông dịch viên có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giao tiếp hiệu quả giữa các bên.
Truyền thông và truyền thông viên: Các phóng viên và truyền thông viên thường được
phép tham gia vào cuộc họp để ghi lại thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin
được chia sẻ với công chúng.
3. Danh sách thành viên tham dự từng hoạt động V.
CÁC BIỆN PHÁP LỄ TÂN 1. Tham quan.
Đón tiếp, hướng dẫn đại diện các quốc gia đến phòng đàm phán.
Tản bộ trong khuôn viên Cung Vạn Quốc, trụ sở Liên Hợp Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ.
Tham quan văn phòng làm việc của các tổ chức Liên Hợp Quốc, trong đó có văn phòng
của Tổ chức Năng lượng Hạt Nhân Quốc tế (IAEA). 2. Chiêu đãi.
Chuẩn bị đồ ngọt, đồ mặn, trà ở buổi Tea Break giữa các phiên họp.
Chiêu đãi bữa tối tại khách sạn hoặc nhà hàng. 3. Quà tặng.
Tặng các sản phẩm văn hóa, sản phẩm thủ công, sách, sản phẩm thực phẩm đặc biệt hay
các sản phẩm truyền thống. VI.
CÁC BIỆN PHÁP BÁO CHÍ 1. Họp báo
Tổ chức họp báo trong quá trình đàm phán để thông báo về tiến trình thỏa thuận.
2. Ra thông cáo báo chí.
Công bố về lập trường của các bên tham gia, thỏa thuận cuối cùng của cuộc đàm phán,
các điều khoản mà các bên cam kết thực hiện cũng như những triển vọng trong tương lai. VII.
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Bộ phận chuyên môn: chuẩn bị nội dung, những điều khoản có thể được đưa ra đàm phán.
2. Bộ phận lễ tân: triển khai các biện pháp lễ tân, đảm bảo hậu cần cho cuộc đàm phán.
3. Bộ phận báo chí: chủ trì triển khai các biện pháp báo chí.