Đề bài: Tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Đề bài: Tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ
Đề bài: Tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn: La Hoàng Lâm
Nhóm thực hiện: Nhóm
Danh sách thành viên tham gia làm báo cáo Họ và tên MSSV Nhiệm vụ
Mức độ hoàn thành công việc (%) Nguyễn Thi Ngọc 22117017 Chương 1 100% Anh Lê Hoàng Tuyết 22107391 Chương 4 và 100% Anh Chương 5 Nguyễn Hiền Mai 22113594 Chương 4 và 100% Chương 5 Lê Thị Yến My Chương 2 100% Văn Kim Duyên 22117012 Chương 3 100%
Thành phố Hồ Chí Minh, 2023 LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm em xin gửi gửi lời cảm ơn đến trường Đại Học Hoa Sen đã cho
bộ môn Kinh tế vĩ mô vào chương trình học của chúng em. Đây là một môn học đầy
thú vị nhưng cũng vô cùng khó và phức tạp nhưng những điều đó giúp chúng em rèn
luyện thêm về đầu óc và trí não cùng với sự tư duy thật logic ởncasc bài và các dạng
toán học nâng cao hơn so với các cấp như cấp hai và cấp ba. Chúng em xin chân thành
gửi lời cảm ơn đến thầy La Hoàng Lâm đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn chúng em
trong suốt 13 tuần vừa rồi. Nhờ có thầy mà môn Kinh tế vĩ mô không còn khô khan
mà trở nên đầy vui vẻ và thú vị hơn rất nhiều.
Qua đó mà nhóm chúng tôi đã cùng nhau thảo luận và nghiên cứu để hoàn
thành bài tiểu luận với đề tài Tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam một cách tỉ mỉ cà
cốganwgs nhưng khó có thể tránh nhiều sai xót. Hóm chúng em xin ghi nhận những
lời nhận xét của thầy để bài tiểu luận có thể hoàn thiện hơn. 1 MỤC LỤC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.................................................................................................0
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................................1
MỤC LỤC............................................................................................................................... 2
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................................... 2
NỘI DUNG............................................................................................................................. 4
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ THẤT NGHIỆP.....................................................................4 1.
Khái niệm................................................................................................................ 4 2.
Phân loại................................................................................................................. 4 2.1.
Căn cứ theo đặc trưng của người thất nghiệp.............................................4 2.2.
Căn cứ theo lý do thất nghiệp........................................................................4 2.3.
Căn cứ theo nguồn gốc thất nghiệp..............................................................5 3.
Tác động của thất nghiệp......................................................................................5 3.1.
Lý luận trường phái kinh tế vĩ mô.................................................................5 3.2.
Lý luận chủ nghĩa tiền tệ................................................................................6 4.
Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp........................................................................7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP TẠI VIỆT NAM.............................................8 1.
Thực trạng thất nghiệp tại Việt Nam trước Covid 19..........................................8 2.
Thực trạng thất nghiệp tại Việt Nam thời kỳ Covid 19 bùng phát mạnh............9 3.
Thực trạng thất nghiệp tại Việt Nam hiện nay...................................................11
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP GIẢM THẤT NGHIỆP CỦA CHÍNH PHỦ.................................12 1.
Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp theo lý thuyết..............................................................12 2.
Các chính sách tác động trực tiếp đến người lao động...................................12 3.
Các chính sách tác động gián tiếp tới người lao động.....................................13
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ..................................................................................................13
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN..................................................................................................14
NGUỒN THAM KHẢO.......................................................................................................... 15 2 LỜI NÓI ĐẦU
Lời đầu tiên, xin trân trọng cảm ơn giảng viên La Hoàng Lâm đã tận tình
hướng dẫn chúng em trong quá trình học tập cũng như trong việc hoàn thành bài
tiểu luận. Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu
sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của thầy để bài luận của chúng
em.được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Thất nghiệp vẫn luôn là một vấn đề nghiêm trọng và đáng lo ngại ảnh hưởng
đến không chỉ cá nhân chủ thể cá nhân nói riêng mà nó ảnh hưởng đến toàn bộ sự
phát triển của cộng đồng nói chung. Nó bao hàm tất cả những vấn nạn đáng báo
động tác động tới đời sống vật chất và tinh thần của mỗi người. Đặc biệt trong thời
kỳ Covid, mọi chủ thể trong nền kinh tế đều bị tác động và tỷ lệ thất nghiệp cũng từ
đó mà tăng cao. Không chỉ với bất kì một quốc gia cá biệt nào mà mọi quốc gia trên
thế giới đều bị ảnh hưởng, bao gồm cả Việt Nam.
Bài tiểu luận này nhằm khám phá và phân tích các yếu tố liên quan đến vấn
nạn thất nghiệp từ góc nhìn kinh tế học. Chúng ta sẽ đi sâu vào các nguyên nhân và
hậu quả của thất nghiệp, tập trung vào những tác động theo lý luận trường phái
kinh tế vĩ mô và lý luận chủ nghĩa tiền tệ đối với các cá nhân và cộng đồng. Ngoài
ra, bài tiểu luận cũng sẽ tìm hiểu các phương pháp giảm thiểu tình trạng thất nghiệp
diễn ra dựa trên lý thuyết kinh tế học.
Để mọi người có thể hình dung tình trạng thất nghiệp, em đã phân tích cụ
thể tình trạng thất nghiệp của Việt Nam trong cả 3 giai đoạn: trước, trong và sau khi
đại dịch Covid 19 bùng nổ. Mục đích của em khi làm đề tài này là nhằm mục đích
giúp mọi người nhìn nhận và để tâm hơn đến các vấn đề của nền kinh tế, của nhà
nước và cụ thể ở đây đó chính là vấn nạn thất nghiệp. Và hơn tất cả, em hy vọng
những biện pháp mà em đề ra có thể phần nào cải thiện tình trạng thất nghiệp ở
Việt Nam, góp phần cải thiện nền kinh tế nước nhà. 3 NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ THẤT NGHIỆP. 1. Khái niệm.
Thất nghiệp là thuật ngữ thường được sử dụng trong kinh tế vĩ mô để chỉ
tình trạng người đang trong độ tuổi lao động, có đầy đủ khả năng lao động và có
nhu cầu tìm việc làm nhưng chưa có việc làm. 2. Phân loại.
Thất nghiệp có thể được phân thành 3 loại:
2.1. Căn cứ theo đặc trưng của người thất nghiệp.
Thất nghiệp theo giới tính: là tình trạng khác biệt trong mức độ thất nghiệp
giữa nam và nữ. Nó phản ánh sự bất công trong thị trường lao động khi một giới
có nhiều khó khăn hơn trong tìm kiếm việc làm.
Thất nghiệp theo độ tuổi: là tình trạng người lao động không có việc làm
hoặc không có việc là phù hợp với lứa tuổi của họ.
Thất nghiệp theo ngành nghề: là tình trạng người lao động không tìm được
việc làm đúng với chuyên môn của mình đã được đào tạo.
Thất nghiệp theo vùng địa lý, lãnh thổ: là một thuật ngữ được sử dụng để
chỉ tỷ lệ người thất nghiệp trong một khu vực cụ thể, chẳng hạn như một quốc gia,
một thành phố hoặc một đơn đơn vị địa lý khác.
Thất nghiệp theo dân tộc, chủng tộc: là một thuật ngữ đề cập đến tình trạng
thất nghiệp mà các thành viên của một dân tộc cụ thể hoặc một nhóm chủng tộc cụ
thể phải đối mặt. Điều này có thể xảy ra khi người ta gặp khó khăn trong việc tìm
kiếm việc làm hoặc bị cấm tham gia vào một số ngành nghề do những yếu tố
chủng tộc hoặc phân biệt chủng tộc.
2.2. Căn cứ theo lý do thất nghiệp.
Thất nghiệp tự nguyện: là tình trạng một người tự ý quyết định từ bỏ công
việc hiện tại mà không có sự ép buộc từ phía công ty hay người khác. Người lao
động trong trường hợp này tự chủ động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc rời khỏi 4
công việc mà không có bất kỳ lý do ngoại lệ nào. Người lao động chủ động với công việc của mình.
Thất nghiệp không tự nguyện: Thất nghiệp không tự nguyện là tình trạng
mà một người không có việc làm và không muốn ở trong tình trạng thất nghiệp đó.
Điều này có thể xảy ra khi người đó không tìm được công việc phù hợp, hoặc
không có khả năng giữ được công việc hiện tại, và cũng không có ý định tự
nguyện rời bỏ tình trạng thất nghiệp để tìm kiếm một công việc mới. Người lao
động không chủ động với công việc của mình.
Thất nghiệp trá hình: đây không phải một thuật ngữ chính thống được sử
dụng rộng rãi nhưng ta có thể hiểu nó ám chỉ những người không thể tìm được
công việc lâu dài hoặc khó khăn trong việc thích nghi với thị trường lao động.
Trong một số trường hợp, người bị thất nghiệp trá hình có thể làm các công việc
tạm thời, làm việc không chính thức hoặc làm việc với mức lương thấp.
2.3. Căn cứ theo nguồn gốc thất nghiệp.
Thất nghiệp tạm thời: là tình trạng người lao động không có việc làm trong một thời gian ngắn.
Thất nghiệp có tính cơ cấu: liên quan đến việc phân loại và phân tích các
nhóm ngành nghề và các nhóm công việc theo tỷ lệ, sự thay đổi, và phân phối của
các ngành nghề và công việc trong một nền kinh tế.
Thất nghiệp do thiếu cầu: là tình trạng khi mức độ cầu hàng hoặc dịch vụ
trong nền kinh tế không đủ để tạo ra đủ việc làm cho tất cả các lao động muốn làm việc.
Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: là tình trạng mất việc làm của một
cá nhân do những nguyên nhân không liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh tế và
tình hình thị trường lao động 5
3. Tác động của thất nghiệp.
3.1. Lý luận trường phái kinh tế vĩ mô.
Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, thất nghiệp có tác động đáng kể đến cả cấp độ
cá nhân và toàn bộ nền kinh tế. Dưới đây là một số tác động chính của thất nghiệp:
Thất nghiệp dẫn đến giảm tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ trong một
nền kinh tế. Khi mọi người thất nghiệp, họ không thể đóng góp vào quá trình sản
xuất, dẫn đến mất sản lượng tiềm năng từ đó gây cản trở tăng trưởng kinh tế.
Thất nghiệp làm giảm khả năng chi tiêu của người tiêu dùng, vì những
người thất nghiệp có ít thu nhập hơn để chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ. Sự suy
giảm tiêu dùng này ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp, dẫn đến giảm lợi
nhuận và tiếp tục cắt giảm việc làm. Sự sụt giảm tổng thể trong tổng cầu có thể
dẫn đến hiện tượng suy thoái kinh tế.
Thất nghiệp có thể gây ra nhiều chi phí xã hội khác nhau, bao gồm tỷ lệ
nghèo đói gia tăng, vô gia cư và căng thẳng tâm lý cho các cá nhân và gia đình.
Sự phân bố thất nghiệp không đồng đều tác động nghiêm trọng hơn đến một số
nhóm nhất định, dẫn đến bất bình đẳng thu nhập và bất ổn xã hội.
Tỷ lệ thất nghiệp cao thường dẫn đến việc chính phủ tăng chi tiêu cho các
chương trình phúc lợi xã hội như trợ cấp thất nghiệp, chăm sóc sức khỏe và đào
tạo nghề. Điều này đặt gánh nặng lên tài chính công, có khả năng dẫn đến thâm
hụt ngân sách và nhu cầu đánh thuế cao hơn hoặc tăng vay mượn.
Thất nghiệp kéo dài có thể dẫn đến sự sụt giảm kỹ năng và vốn con người
của người lao động. Khi các cá nhân không có việc làm trong thời gian dài, các kỹ
năng của họ có thể trở nên lỗi thời và kiến thức cụ thể về công việc của họ có thể
giảm đi. Điều này có thể khiến họ khó tìm được việc làm hơn trong tương lai và
dẫn đến hậu quả kinh tế lâu dài.
3.2. Lý luận chủ nghĩa tiền tệ.
Chủ nghĩa tiền tệ là một lý thuyết kinh tế nhấn mạnh vai trò của cung tiền
trong việc ảnh hưởng đến kết quả kinh tế, bao gồm cả thất nghiệp. Theo chủ nghĩa
tiền tệ, những thay đổi trong cung tiền có tác động trực tiếp đến tổng cầu, ảnh
hưởng đến mức sản lượng từ đó ảnh hưởng đến việc làm trong nền kinh tế. 6
Theo lý thuyết, việc tăng cung tiền, thông qua chính sách tiền tệ mở rộng,
có thể kích thích tổng cầu và dẫn đến mức độ hoạt động kinh tế cao hơn, từ đó
làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Việc giảm cung tiền, thông qua chính sách thắt chặt tiền tệ, có thể làm giảm
tổng cầu, dẫn đến hoạt động kinh tế thấp hơn và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn.
Thất nghiệp cũng có thể tác động đến chính sách tiền tệ của một quốc gia.
Trong nỗ lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm thất nghiệp, ngân hàng
trung ương có thể áp dụng các biện pháp nới lỏng tiền tệ, chẳng hạn như giảm lãi
suất hoặc tăng cung tiền. Những biện pháp này có thể ảnh hưởng đến giá trị đồng
tiền, tạo ra tác động không nhất quán trong thị trường tài chính.
Thất nghiệp có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái thông qua nhiều yếu tố.
Khi mức độ thất nghiệp tăng, nền kinh tế sẽ trở nên suy yếu và nhu cầu tiêu dùng
giảm, dẫn đến sự sụt giảm trong xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Điều này
có thể gây áp lực giảm giá trị đồng tiền trong mối quan hệ hối đoái với các nước khác.
Thất nghiệp làm giảm sự tiêu thụ và đầu tư trong nền kinh tế. Khi người lao
động mất việc làm, thu nhập của họ giảm, dẫn đến giảm khả năng tiêu dùng và
đầu tư. Điều này có thể dẫn đến suy thoái kinh tế và ảnh hưởng tiêu cực lên lý
thuyết chủ nghĩa tiền tệ.
4. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp.
Giáo dục và kỹ năng không phù hợp: Thiếu tiếp cận với giáo dục có chất
lượng, đào tạo kỹ năng không đầy đủ hoặc sự không phù hợp giữa các kỹ năng mà
người lao động sở hữu và các kỹ năng mà người sử dụng lao động yêu cầu có thể
dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao hơn.
Thất nghiệp do cơ cấu: Những thay đổi trong cơ cấu của nền kinh tế, chẳng
hạn như sự thay đổi về nhu cầu của người tiêu dùng hoặc những tiến bộ trong một
số ngành nhất định, có thể khiến một số kỹ năng trở nên lỗi thời. Những người lao
động thiếu các kỹ năng cần thiết hoặc đang làm việc trong các ngành đang suy
giảm có thể gặp khó khăn khi tìm việc làm mới. 7
Suy thoái kinh tế: Trong thời kỳ suy thoái hoặc suy thoái kinh tế, các doanh
nghiệp có thể cắt giảm lực lượng lao động hoặc ngừng tuyển dụng, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao hơn.
Tiến bộ công nghệ: Tự động hóa và đổi mới công nghệ có thể dẫn đến sự
dịch chuyển công việc, khi máy móc và phần mềm đảm nhận các nhiệm vụ trước
đây do con người thực hiện. Điều này có thể dẫn đến thất nghiệp cho các cá nhân
trong các ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi tự động hóa.
Các chính sách và quy định của chính phủ: Các quy định về thị trường lao
động, luật lương tối thiểu và chính sách thuế có thể ảnh hưởng đến mức độ việc
làm. Các quy định quá mức hoặc luật lao động cứng nhắc có thể khiến các công ty
không thuê hoặc đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều lao động.
Các yếu tố nhân khẩu học: Những thay đổi về động lực dân số, chẳng hạn
như dân số ngày càng tăng hoặc lực lượng lao động già đi, có thể ảnh hưởng đến
tỷ lệ thất nghiệp. Sự không phù hợp giữa các kỹ năng mà người tìm việc sở hữu
và các kỹ năng mà người sử dụng lao động yêu cầu cũng có thể góp phần gây ra tình trạng thất nghiệp.
Thất nghiệp tự nguyện: Một số cá nhân có thể chọn không làm việc do
hoàn cảnh cá nhân, chẳng hạn như tiếp tục học cao hơn, nuôi con nhỏ hoặc nghỉ hưu sớm.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP TẠI VIỆT NAM.
1. Thực trạng thất nghiệp tại Việt Nam trước Covid 19.
Theo số liệu thống kê, Việt Nam đã ghi nhận mức thất nghiệp tương đối
thấp. Từ năm 2010 đến 2019, tỷ lệ thất nghiệp chủ yếu duy trì ở mức dưới 4%
Theo số liệu thống kê, vào năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,17%.
Tuy nhiên, tình hình thất nghiệp ở một số khu vực nông thôn và đô thị vẫn
tồn tại những thách thức. Người lao động ở các vùng nông thôn thường gặp khó
khăn trong việc tìm kiếm việc làm ổn định và thu nhập ổn định. Trong khi đó, một
số thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM đã đối mặt với áp lực về thất nghiệp do
sự chênh lệch giữa cung và cầu lao động. 8
2. Thực trạng thất nghiệp tại Việt Nam thời kỳ Covid 19 bùng phát mạnh.
Dịch COVID-19 trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 đã đẩy
nhiều lao động vào tình trạng không có việc làm
Theo báo cáo điều tra của Tổng cục Thống kê, quý I/2021, cả nước vẫn còn
9,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid 19. Số người
tham gia lực lượng lao động tiếp tục xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2019 -
2021 do tác động của đại dịch Covid-19
Năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của Việt Nam là 2,17%.
Năm 2020, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I là gần 1,1 triệu
người, tăng 26,1 nghìn người so với quý trước và tăng 26,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2020 là 2,22%, tăng 0,07
điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,05 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị là 3,18%, tăng
0,08 điểm phần trăm so với quý trước và cùng kỳ năm trước
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực nông thôn là 1,73%,
tăng 0,06 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,03 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước 9
Đại dịch Covid 19 bùng nổ khiên cho 2020 trở thành năm có tỷ lệ thất
nghiệp lớn nhất trong vòng 10 năm qua. 10