Đề cương các câu hỏi và cách trả lời chi tiết | Chủ nghĩa xã hội khoa học | Đại học Ngoại thương
Đề cương các câu hỏi và cách trả lời chi tiết của Trường Đại học Ngoại thương. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
48
24 lượt tải
Tải xuống
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (NT)
Trường: Đại học Ngoại Thương
Thông tin:
82 trang
2 tháng trước
Tác giả:
lOMoARcPSD|44862240
lOMoARPSD|44862240
NGÂN HÀNG CÂU HỎI MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC VÀ
CÁCH TRẢ LỜI CHO TỪNG CÂU
I. CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1) Trình bày quan niệm về chủ nghĩa xã hội ?
2) Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là gì ? Những điều kiện lịch sử khách quan dẫn đến sự
rađời của các tư tưởng xã hội chủ nghĩa ?
3) Phân tích những tư tưởng cơ bản của ba nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đầu thế
kỷXIX: Xanh Xi-mông, Phu-riê, Ô-Oen ?
4) Trình bày những đóng góp lịch sử của tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước khi xuất
hiệnchủ nghĩa xã hội khoa học ?
5) Vì sao tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ này gọi là chủ nghĩa không tưởng ?
6) Vì sao nói chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán đầu thế kỷ XIX là một trong
nhữngnguồn gốc lý luận trực tiếp cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác và
Ph.Ăngghen ?
7) Những điều kiện, tiền đề kinh tế, chính trị – xã hội, văn hóa – tư tưởng cho sự ra
đờicủa chủ nghĩa xã hội khoa học ?
8) Vai trò của C.Mác và Ph.Ăngghen trong việc phát triển chủ nghĩa xã hội từ
khôngtưởng đến khoa học ?
9) Làm rõ sự khác biệt giữa chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa
học ?
10) Trình bày khái niệm Chủ nghĩa xã hội khoa học ? Đối tượng và ý nghĩa nghiên
cứucủa chủ nghĩa xã hội khoa học ?
11) Khái niệm giai cấp công nhân và những đặc điểm cơ bản của nó ? Những biểu
hiệnmới của giai cấp công nhân hiện nay ?
lOMoARcPSD|44862240
12) Trình bày sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và những điều kiện khách quan
quyđịnh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ?
13) Những nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình
?Liên hệ với vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân Việt Nam ?
14) Trình bày mối quan hệ giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển giai
cấpcông nhân ?
15) Phân tích đặc điểm và vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong cách mạng
ViệtNam ?
16) Phương hướng cơ bản để xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình
côngnghiệp hoá, hiện đại hoá ?
17) Trình bày khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa và tính tất yếu của cách mạng xã
hộichủ nghĩa ?
18) Trình bày mục tiêu và động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa ?
19) Những nội dung cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa ?
20) Những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về lý luận cách mạng không ngừng
vàsự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam trong điều kiện cách mạng Việt Nam ?
21) Tính tất yếu và các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản
chủnghĩa ?
22) Những đặc trưng cơ bản của các giai đoạn phát triển hình thái kinh tế – xã hội
cộngsản chủ nghĩa ?
23) Xã hội xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng cơ bản nào ? Liên hệ với đặc trưng
củachủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ?
24) Quan niệm, tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ?
25) Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ?
lOMoARcPSD|44862240
26) Làm rõ luận điểm: con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là bỏ qua chế độ
tưbản chủ nghĩa ? Làm rõ nội dung bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa theo tinh thần của Đại hội
lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam ?
27) Trình bày khái niệm dân chủ và bản chất của dân chủ XHCN ? Làm rõ sự khác
biệtgiữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản ?
28) Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là gì ? Biểu hiện ở Việt Nam ? Những nguyên
tắccần quán triệt trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay ?
29) Những nội dung cơ bản đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay ?
Nhữngkhuynh hướng cần đấu tranh khi thực hiện đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta ?
30) Trình bày phương hướng xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xãhội ở Việt Nam và mục tiêu tổng quát của 5 năm 2006 – 2010 ?
31) Cơ cấu xã hội giai cấp là gì ? Nêu những xu hướng biến đổi cơ bản của nó trong
thờikỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đặc điểm của cơ cấu xã hội giai cấp Việt Nam trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ?
32) Vì sao trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội phải thực hiện liên minh công –
nông – trí thức ?
33) Quá trình thực hiện liên minh công – nông – trí thức bao gồm những nội dung gì ?
34) Phân tích các khái niệm dân tộc và hai xu hướng khách quan trong sự phát triển
củadân tộc ?
35) Cương lĩnh về vấn đề dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin bao gồm những nội dung
gì?
36) Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có những đặc điểm gì? Trình bày chính sách dân
tộccủa Đảng cộng sản Việt Nam.
37) Trình bày bản chất, nguồn gốc, và tính chất của tôn giáo. Nêu quan điểm của
chủnghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo ?
38) Vì sao trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tôn giáo vẫn tồn tại ?
39) Đảng ta đã vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin vào việc
giảiquyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam như thế nào ?
lOMoARcPSD|44862240
40) Trình bày khái niệm gia đình. Nêu vị trí và các chức năng cơ bản của gia đình ?
41) Phương hướng và giải pháp để xây dựng gia đình Việt Nam trong giai đoạn
hiệnnay ?
42) Nêu quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người và con người xã
hộichủ nghĩa ?
43) Phân tích quan niệm về nguồn lực con người trong mối quan hệ với các nguồn
lựckhác. Liên hệ với nguồn lực con người Việt Nam hiện nay ?
44) Những giải pháp cơ bản phát huy nguồn lực con người Việt Nam ?
45) Thế nào là nguồn nhân lực chất lượng cao ? Vì sao phải phát triển nguồn nhân
lựcchất lượng cao ? Nêu những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ?
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI LÝ THUYẾT
-------------
Câu 1: Trình bày quan niệm về chủ nghĩa xã hội ?
Chủ nghĩa xã hội bao gồm 5 nội dung cơ bản sau đây :
1) Chủ nghĩa xã hội là những nhu cầu và hoạt động thực tiễn của đa số nhân dân lao
động trong quá trình sản xuất ngày càng mang tính xã hội hóa ; đồng thời là quá trình thực thi
dân chủ của nhân dân với đúng nghĩa: quyền lực thuộc về nhân dân. Cả hai quá trình này đều
đã xuất hiện từ trước Công nguyên hàng trăm năm trong chế độ cộng đồng nguyên thủy ở Hy
Lạp và La Mã cổ đại – khi đó, xã hội chưa có giai cấp và nhà nước.
2) Chủ nghĩa xã hội là phong trào đấu tranh thực tiễn của nhân dân lao động chống
lại chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công và mọi tội ác nhằm giành lại dân chủ của nhân dân.
Điều này được thể hiện ở các cuộc khởi nghĩa của giai cấp nô lệ và nhân dân lao động chống lại
giai cấp chủ nô và nhà nước chủ nô trong chế độ chiếm hữu nô lệ. Mặc dù những cuộc khởi
nghĩa này đều thất bại, nhưng mục đích tính chất của nó đã thể hiện rõ tính chất xã hội chủ
nghĩa sơ khai.
lOMoARcPSD|44862240
3) Chủ nghĩa xã hội là những ước mơ, lý tưởng của nhân dân lao động về một chế độ
xã hội mà ở đó không còn áp bức, bóc lột, nhân dân làm chủ và có quyền lực để cùng nhau xây
dựng xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc cho mọi người.
4) Chủ nghĩa xã hội là những tư tưởng, lý luận, học thuyết về giải phóng con người,
giải phóng xã hội khỏi chế độ tư hữu, áp bức, bất công, nghèo nàn và lạc hậu, như chủ nghĩa xã
hội không tưởng trước Mác và chủ nghĩa xã hội khoa học do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập.
5) Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội mà giai cấp công nhân và nhân dân lao
động xây dựng trên thực tế về mọi mặt dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công
nhân. Thực tế này chỉ có từ sau khi cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917
thành công - đó chính là sự hình thành các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Câu 2: Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là gì? Những điều kiện lịch sử khách quan dẫn
đến sự ra đời của các tư tưởng xã hội chủ nghĩa?
1) Khái niệm tư tưởng xã hội chủ nghĩa:
Chủ nghĩa xã hội là một khái niệm có nghĩa rộng hơn khái niệm tư tưởng xã hội chủ
nghĩa. Quan niệm về chủ nghĩa xã hội bao hàm cả chủ nghĩa xã hội về tư tưởng và chủ nghĩa xã
hội hiện thực. Chủ nghĩa xã hội về tư tưởng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, tiêu biểu là chủ
nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là một khái
niệm chỉ trào lưu tư tưởng – văn hoá, phản ánh các nội dung cơ bản sau đây:
+ Sự phản kháng của quần chúng nhân dân lao động, những người bị áp bức, bóc lột
chống lại các giai cấp thống trị bóc lột nhằm xoá bỏ hoàn toàn áp bức, bóc lột, bất công, xoá bỏ
mọi sự khác biệt giàu, nghèo;
+ Những ước mơ, nguyện vọng của nhân dân lao động về một xã hội công bằng, bình
đẳng và về một cuộc sống hạnh phúc, không có giàu – nghèo, bóc lột, bất công…
+ Sự tìm tòi những mô hình, con đường và những bước đi để xây dựng được xã hội công
bằng, bình đẳng, văn minh, tạo ra những điều kiện đem lại cuộc sống hạnh phúc cho con người.
2) Những điều kiện lịch sử khách quan dẫn đến sự ra đời các tư tưởng xã hội chủ
nghĩa:
lOMoARcPSD|44862240
Những tư tưởng có tính chất xã hội chủ nghĩa nêu trên có một quá trình hình thành, phát
triển lâu dài, mang những nội dung, khuynh hướng khác nhau, do những điều kiện lịch sử cụ thể
của mỗi thời kỳ khác nhau quy định.
+ Nghiên cứu lịch sử có thể thấy, các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa chỉ xuất hiện từ
khi xã hội có chế độ tư hữu, có phân chia giai cấp, có đối kháng giai cấp và xuất hiện nạn áp
bức bóc lột giữa người và người. Nghĩa là, sự xuất hiện của chế độ tư hữu về ruộng đất và các
tư liệu sản xuất chính là nguồn gốc của sự phân chia xã hội thành giai cấp; thành kẻ giàu, người
nghèo, dẫn đến tình trạng bất bình đẳng, nạn áp bức bóc lột giữa người và người. Đây cũng
chính là điều kiện lịch sử cho các tư tưởng xã hội chủ nghĩa ra đời và tồn tại:
- Lần đầu tiên các tư tưởng có tính chất xã hội chủ nghĩa xuất hiện vào thời sơ kỳ
của chếđộ chiếm hữu nô lệ, khi nhân dân lao động mất quyền dân chủ, họ đã đấu tranh đòi lại
và mong muốn, ước mơ về một xã hội dân chủ, công bằng, tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của
những người nô lệ chống giai cấp chủ nô.
- Do vậy, các tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện suốt chiều dài của lịch sử loài
ngườikhi xã hội còn tồn tại sự phân chia giai cấp, đấu tranh giai cấp, áp bức bóc lột và nó sẽ
mất đi chừng nào trong xã hội không còn những tình trạng nêu trên.
+ Các tư tưởng xã hội chủ nghĩa được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: Từ
phong trào hoạt động thực tiễn của nhân dân bị áp bức (cuộc khởi nghĩa của Spactaquýt,
Clêômen ở La Mã và Hy Lạp cổ đại); tư tưởng xã hội chủ nghĩa tiến dần từ những ước mơ, lý
tưởng xã hội chủ nghĩa sơ khai (thời cổ đại, trung đại – những câu chuyện thần thoại thể hiện sự
nuối tiếc về quá khứ); phát triển thành các tác phẩm văn học, tiêu biểu như Hòn đảo Không
tưởng của T.Mo-rơ (thế kỷ XVI); Thành phố Mặt trời của Campanenla (thế kỷ XVII); đặc biệt
thể hiện dưới dạng lý luận, tiêu biểu như Cương lĩnh hành động của G.Ba-bớp (thế kỷ XVIII);
đặc sắc hơn là học thuyết xã hội chủ nghĩa, tiêu biểu như học thuyết về giai cấp của Xanh
Ximông – (đầu thế kỷ XIX) và học thuyết khoa học (Chủ nghĩa xã hội khoa học - giữa thế kỷ
XIX, do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập).
Như vậy, tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã có quá trình phát triển lâu dài, trải qua các giai
đoạn khác nhau. Tuy nhiên, tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác phát triển rực rỡ vào thời cận
đại (từ thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XIX), với các đại biểu tiêu biểu như: Tô-mát Mo-rơ (TK.XVI);
Campanenla (TK.XVII); G.Mê-liê, Mably, Ba-bớp (TK.XVIII); Xanh Xi-mông, Phu-riê, Ô-Oen
lOMoARcPSD|44862240
(đầu TK.XIX). Tư tưởng của các đại biểu này, nhất là của ba nhà tư tưởng đầu thế kỷ XIX đã
trở thành một trong những tiền đề lý luận cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học do C.Mác
và Ph.Ăngghen sáng lập.
+ Vào giữa thế kỷ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát triển chủ nghĩa xã hội từ không
tưởng đến khoa học dựa trên những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá - tư tưởng chín muồi và
nó được các ông tiếp tục phát triển, bổ sung.
+ Đến thời đại của mình cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin tiếp tục phát triển và
bảo vệ lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học và đã phát triển nó ở dạng chủ nghĩa xã hội hiện thực
khi nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ra đời – nhà nước Xô Viết năm 1917.
+ Ngày nay các Đảng cộng sản của các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, trong
đó có Đảng cộng sản Việt Nam đang tiếp tục phát triển và bảo vệ những nguyên lý của chủ
nghĩa xã hội khoa học; đồng thời hiện thực hoá những nguyên lý này vào thực tiễn nhằm xây
dựng thành công chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản trên thực tế.
Câu 3: Phân tích những tư tưởng cơ bản của ba nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng
đầu thế kỷ XIX: Xanh Xi-mông, Phu-riê, Ô-Oen
1) Xanh Xi-mông (1760 – 1825)
Ông xuất thân từ một gia đình quý tộc Pháp lâu đời, tham gia quân đội từ khi 17 tuổi.
Ông viết nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Khảo luận khoa học; Những bức thư của một người ở
Giơnevơ gửi những người cùng thời; Quan điểm đối với chế độ sở hữu pháp luật; Đạo Cơ đốc
mới…
Công lao của Xanh Xi-mông trước hết là ở chỗ thừa nhận sự phát triển của xã hội là một
quá trình tiến bộ không ngừng từ thấp tới cao. Theo ông, mỗi chế độ kinh tế – xã hội đã tồn tại
và phát triển trong lịch sử đều là kết quả của quá trình phát triển tiến bộ và có tính chất tất yếu
của xã hội loài người. Chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời thay thế chế độ nguyên thuỷ dã man đã là
một bước tiến bộ. So với chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến về sau là một bước tiến lớn
thể hiện là nó đã cải biến thân phận người nô lệ trở thành người nông nô. Cách mạng tư sản ra
đời là động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ xã hội bằng việc thay thế các quan hệ sở hữu hà
khắc, phản động phong kiến bằng quan hệ sở hữu tư bản chủ nghĩa tiến bộ hơn.
lOMoARcPSD|44862240
Một trong những nội dung nổi bật trong tư tưởng của Xanh Xi-mông là lý luận về giai
cấp và xung đột giai cấp. Theo ông, xã hội đương thời chia thành ba giai cấp: quý tộc, nhà tư
tưởng, nhà công nghiệp, trong đó, giai cấp nhà công nghiệp là giai cấp có trí tuệ hơn cả và có
khả năng quản lý đất nước.
Trong giai cấp nhà công nghiệp ông đã phân biệt thành hai nhóm: một bên là giai cấp ít ỏi
những người sở hữu; một bên khác đông đảo những người không có của. Ông nhận thấy cuộc
đấu tranh giữa những người không có của và những người sở hữu là điều không tránh khỏi. Vào
cuối đời, Xanh Xi-mông đã có ý niệm cho rằng, cơ sở của xã hội thuộc về giai cấp “những
người công nhân làm lao động thủ công”, do vậy, giải phóng giai cấp cần lao là mục đích cuối
cùng của ông.
Xanh Xi-mông có thái độ phê phán đối với cách mạng tư sản Pháp vì nó chưa triệt để,
chưa đem lại quyền lợi cho giai cấp nghèo khổ nhất và đông đảo nhất, do đó theo ông cần phải
có một cuộc cách mạng mới. Ông phê phán gay gắt xã hội vô chính phủ công nghiệp Pháp và
cho rằng đó là xã hội “lộn ngược nhau”: người nghèo phải rộng lượng với người giàu; kẻ phạm
tội lớn nhất có quyền trừng phạt những lỗi lầm nhỏ nhất; kẻ không có năng lực, vô đạo đức lại
đi điều khiển và dạy đức hạnh cho nhân dân… Ông mơ ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp
hơn mà ở đó phân phối của cải phải có lợi cho đa số.
Tuy nhiên, khi thực hiện mơ ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp Xanh Xi-mông lại chủ
trương đi theo con đường hoà bình, vì vậy, tư tưởng của ông đã trở thành ảo tưởng, không
tưởng.
2) Sác-lơ Phu-riê (1772 – 1837)
Ông xuất thân từ một gia đình buôn bán nhỏ của nước Pháp, ông là người có khả năng
nhận thức đặc biệt, mặc dù thời nhỏ ông không được học ở trường nhiều. Ông viết nhiều tác
phẩm nổi tiếng như: Lý thuyết về sự thống nhất toàn thế giới; Thế giới kinh tế mới hay là
phương thức hành động xã hội chủ nghĩa hợp với tự nhiên.
Một trong những tư tưởng đặc sắc của Phuriê đó là phê phán và lên án xã hội tư sản một
cách sâu sắc, vì theo ông, đó là một “trạng thái vô chính phủ của công nghiệp”, trong đó “sự
nghèo khổ sinh ra chính từ sự thừa thãi”. Ông kịch liệt phê phán tình trạng cạnh tranh diễn ra
trong nền thương nghiệp tư bản chủ nghĩa mà hậu quả của nó là thị trường rối loạn và người lao
động bị bần cùng hoá. Phuriê phê phán đạo đức trong xã hội tư sản đương thời vì nó hạn chế,
lOMoARcPSD|44862240
bắt bẻ, phiền phức đối với người nghèo, trong khi đó nó lại là mặt nạ để cho người giàu che đậy
một âm mưu, hành động tội ác. Theo ông, trong xã hội tư sản, người nghèo chỉ bình đẳng trên
danh nghĩa, còn trên thực tế họ phải chịu đựng mọi bất bình đẳng và rơi vào cạm bẫy của người
giàu. Ông phê phán gay gắt hôn nhân tư sản vì thực tế nó là sự giao kèo buôn bán, hợp thức hoá
sự sa đoạ làm cho phụ nữ bị mất quyền. Phu-riê coi việc giải phóng phụ nữ là thước đo mức độ
tự do trong mọi xã hội.
Một trong những tư tưởng đặc sắc nhất của Phu-riê là quan niệm biện chứng về lịch sử.
Ông chia lịch sử xã hội loài người thành 4 giai đoạn: mông muội, dã man, gia trưởng và văn
minh. Ông cũng chia sự phát triển của mỗi chế độ xã hội thành bốn giai đoạn phát triển tương
ứng với bốn giai đoạn của cuộc đời con người: thơ ấu, thanh niên, trưởng thành và tuổi già.
Theo ông, nước Pháp, nước Anh lúc đó đang ở giai đoạn văn minh thứ ba và ngả sang giai đoạn
tuổi già. Ông hy vọng sau giai đoạn này xã hội sẽ bước vào một thời kỳ mới – thời kỳ văn minh
của những “bảo đảm xã hội”, tiến lên giai đoạn “xã hội hài hoà”, trong đó có sự thống nhất giữa
lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể trên cơ sở tổ chức các hiệp hội làm ăn tập thể mà ông gọi là
phalănggiơ. Ông quan niệm trong xã hội hài hoà tất cả mọi năng lực của con người sẽ được
hoàn thiện, cá nhân con người sẽ được phát triển tới mức chưa từng thấy.
Tuy nhiên, con đường đạt tới xã hội hài hoà của Phu-riê là hoà bình, nhờ vào sự giúp đỡ
của những kẻ có quyền hành và tiền của. Ông phản đối bạo lực. Do vậy, ông không vượt qua
được những bậc tiền bối của mình khi tìm biện pháp xây dựng xã hội mới và tư tưởng của ông
chỉ dừng lại ở sách vở.
3) Rô-bớt Ô-Oen (1771 – 1858)
Ông sinh trong một gia đình thủ công ở thị trấn nhỏ (nước Anh). Tuổi thơ của ông khá
cực nhọc vì phải đi làm thuê, nhưng ông có chí khí vươn lên và trở thành người kinh doanh
thành đạt. Cuộc đời của ông gắn liền với sự chăm lo cho những người công nhân lao động cùng
khổ. Ông đã từng hai lần dành toàn bộ của cải của mình để thực nghiệm mô hình xã hội cộng
sản chủ nghĩa (tuy cả hai lần cuối cùng đều thất bại). Ông viết một số tác phẩm nổi tiếng như
Luật công xưởng; Những nhận xét về ảnh hưởng của hệ thống công nghiệp và nông nghiệp;
Quyển sách về thế giới đạo đức mới…
Một trong những nội dung nổi bật trong tư tưởng của Ô-Oen là quan niệm của ông khi
bàn về bản chất con người. Theo ông bản chất con người được hình thành thông qua sự tác
lOMoARcPSD|44862240
động qua lại giữa con người với con người diễn ra ở môi trường bên ngoài, trong đó những tác
động có tính khách quan đến việc hình thành bản chất con người có ý nghĩa quan trọng nhất. Xã
hội tương lai dựa trên sự hiểu biết khoa học về các quy luật của bản chất con người sẽ là một xã
hội hài hoà, một xã hội thực sự là của con người.
Ô-Oen là một người có khuynh hướng duy vật và tiến bộ hơn so với những đại biểu
không tưởng cùng thời, khi cho rằng sự phát triển của lịch sử gắn liền với sự thay đổi trong các
phương thức sản xuất. Theo ông, “lực lượng vật chất đang chín muồi trong lòng xã hội, cuối
cùng sẽ dẫn đến sự thay đổi xã hội và đây là nấc thang cần thiết, chuẩn bị dẫn đến cuộc cách
mạng vĩ đại và quan trọng”. Ô-Oen lên án và phủ nhận sâu sắc chế độ tư hữu vì nó làm cho
người sở hữu tài sản trở thành ngu muội, ích kỷ và tính ích kỷ đó tỷ lệ thuận với số lượng tài
sản của họ; nó làm cho con người xa cách nhau, thù hằn, tàn sát, chém giết lẫn nhau bởi các
cuộc chiến tranh tàn khốc. Nó là nguyên nhân gây ra tất cả các tiêu cực và sự bất hợp lý trong
xã hội. Ô-Oen đi tới kết luận phải xoá bỏ chế độ tư hữu.
Để xây dựng xã hội mới theo Ô-Oen chỉ còn cách là thay chế độ tư hữu bằng chế độ công
hữu và xây dựng công xã là cơ sở của xã hội mới, ở đó mọi thành viên sẽ sống như một gia
đình. Nguyên tắc hoạt động của công xã là: lao động tập thể, cộng đồng sở hữu, bình đẳng về
nghĩa vụ và quyền lợi giữa tất cả các thành viên. Công xã sẽ đảm bảo cho mọi thành viên có
điều kiện để phát triển.
Tuy nhiên, về con đường và phương pháp đi tới xã hội mới, cũng giống như Xanh
Ximông và Phu-riê, Rô-bớt Ô-Oen cũng cho rằng chỉ có thể bằng con đường hoà bình, bằng
cách tuyên truyền, giải thích những chân lý cơ bản thì mới có thể hoàn thành được cuộc cách
mạng vĩ đại. Ông trông chờ vào sự thức tỉnh của các chính phủ và ông chủ trương thuyết phục
các chính phủ từ bỏ con đường lầm lạc, tạo điều kiện thuận lợi để ông thực hiện cuộc cải cách
của mình. Chính vì vậy, tư tưởng tốt đẹp của ông đã rơi vào không tưởng khi đưa ra thực hiện
trên thực tế.
Với các giá trị nêu trên, các tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác, nhất là tư tưởng xã hội
chủ nghĩa đầu thế kỷ XIX của Xanh Xi-mông, Phu-riê và Ô-Oen được C.Mác và Ph.Ăngghen
thừa nhận là một trong ba nguồn gốc lý luận của học thuyết mà các ông xây dựng - học thuyết
Mác - Lênin và là tiền đề tư tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học
lOMoARcPSD|44862240
Câu 4: Trình bày những đóng góp lịch sử của tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước khi
xuất hiện chủ nghĩa xã hội khoa học ?
1) Lên án, phê phán chủ nghĩa tư bản và các xã hội áp bức, bất công:
Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ này ở những mức độ khác nhau đã lên án, phê
phán chủ nghĩa tư bản một cách sâu sắc ngay từ khi nó mới ra đời và đã phần nào nói lên tiếng
nói của những người lao khổ, bênh vực họ trước tình trạng bị đối xử bất công, bị áp bức trong
xã hội. Xã hội tư bản từ khi ra đời đã có nhiều biến động, xung đột làm cho của cải bị khánh
kiệt (do phân hóa giàu nghèo), đạo đức bị suy đồi. Dưới con mắt quan sát của các nhà tư tưởng
xã hội chủ nghĩa lúc đó, chủ nghĩa tư bản được miêu tả với những hình ảnh rất “đắt”như: "cừu
ăn thịt người" của Tô-mát Mo-rơ (thế kỷ XVI); "bệnh dịch nguy hiểm" của Campanenla (thế kỷ
XVII); "bức tranh lộn ngược" của Xanh Xi-mông, "xã hội vô chính phủ công nghiệp" của
Phuriê (thế kỷ XIX)... Do đó, theo các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa, xã hội tư bản cần phảI bị
loại bỏ và thay thế bằng xã hội khác tốt đẹp hơn.
2) Phác thảo mô hình xã hội mới tốt đẹp hơn so với xã hội đương thời:
Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ này đã nêu lên nhiều luận điểm có giá trị,
nhiều dự đoán tài tình về sự phát triển của xã hội, về một xã hội tương lai tốt đẹp hơn mà sau
này các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đã kế thừa một cách có phê phán và luận
chứng chúng trên cơ sở khoa học. Tiêu biểu là mô hình "Hòn đảo không tưởng" của Tô-mát
Mo-rơ (thế kỷ XVI); "Thành phố Mặt trời" của Campanenla (thế kỷ XVII) và mô hình "Công
xưởng Niulanác" của Ô-Oen (thế kỷ XIX). Trong các mô hình này cũng như trong tư tưởng của
một số nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa, một xã hội tương lai tốt đẹp đã được phác họa, ở đó có:
chế độ sở hữu chung (công cộng); phân phối công bằng (có lợi cho đa số); ai cũng phải lao
động và mọi dạng lao động được coi trọng như nhau; không có sự khác biệt giữa thành thị và
nông thôn; trẻ em được giáo dục miễn phí, phụ nữ được giải phóng; không có chiến tranh; nhà
nước sẽ đi tới tiêu vong...
Ph.Ăngghen cho rằng, mặc dù những phác họa của các nhà tư tưởng này còn đầy chất ảo
tưởng, nhưng đây là những dự đoán hết sức thiên tài, là những hạt ngọc lấp lánh mà sau này các
nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đã kế thừa có chọn lọc khi các ông xây dựng mô hình
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản tương lai.
lOMoARcPSD|44862240
3) Góp phần thức tỉnh quần chúng nhân dân lao động đấu tranh chống áp
bức, bấtcông và xây dựng xã hội mới tốt đẹp:
Trong một giai đoạn lịch sử tương đối dài, với những tư tưởng tiến bộ và bằng những
hoạt động của mình, các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác đã góp phần thức tỉnh tinh
thần đấu tranh của quần chúng lao khổ và thúc đẩy lịch sử tiến lên không chỉ về mặt lý luận mà
còn về cải tạo xã hội. Do đó, chủ nghĩa xã hội trước Mác có giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc.
Một số nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã hy sinh địa vị xuất thân, tiền bạc, thậm chí bằng cả
tính mạng nhằm thay đổi chế độ xã hội cũ, góp phần nhằm giải phóng quần chúng lao động và
đấu tranh giành quyền bình đẳng cho họ.
4) Là tiền đề lý luận trực tiếp cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học:
Với các giá trị nêu trên, các tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác, nhất là tư tưởng xã hội
chủ nghĩa đầu thế kỷ XIX của Xanh Xi-mông, Phu-riê và Ô-Oen được C.Mác và Ph.Ăngghen
thừa nhận là một trong ba nguồn gốc lý luận của học thuyết mà các ông xây dựng - học thuyết
Mác - Lênin và là tiền đề tư tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Lênin đã viết: "Chủ nghĩa xã hội lý luận Đức sẽ không bao giờ quên rằng nó đứng trên
vai của Xanh Xi-mông, Phu-riê và Ô-Oen - mặc dù học thuyết của ba ông còn đầy tính chất ảo
tưởng và không tưởng- đã được liệt vào hàng những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của tất cả các thời
đại, và đã dự kiến một cách tài tình được rất nhiều chân lý mà ngày hôm nay chúng ta đem khoa
học ra chứng minh đều thấy là đúng"
1
.
1
1
V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M.1975, T.6, tr.33 (ếng Việt)
Câu 5: Vì sao tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ này gọi là chủ nghĩa không tưởng?
Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ này gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng, bởi vì:
1) Chưa tìm ra được quy luật vận động, phát triển của lịch sử xã hội loài
người và quyluật vận động của chủ nghĩa tư bản
Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác phê phán chủ nghĩa tư bản đã gây ra tình
trạng bất công, nhưng họ chưa khám phá ra bản chất và quy luật vận động của xã hội tư bản;
không giải thích đúng được nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cảnh bất công, nghèo đói... Tất cả tình
trạng đó là do chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa tạo ra (trừ Rô-bớt Ô-Oen).
lOMoARcPSD|44862240
2) Chưa chỉ ra được lực lượng xã hội nào có thể thay thế giai cấp tư sản trở
thành chủthể của xã hội tương lai.
Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác chưa phát hiện được lực lượng xã hội đang
phát triển trong lòng xã hội tư bản, có lợi ích mâu thuẫn đối kháng với lợi ích của giai cấp tư
sản, có khả năng cải tạo xã hội bất công để xây dựng một xã hội mới không còn áp bức, bóc lột,
bất công, tốt đẹp hơn chủ nghĩa tư bản - đó là giai cấp vô sản.
3) Chưa đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
nên chưatìm ra được con đường giải phóng quần chúng lao động, xây dựng xã hội
mới tốt đẹp hơn
- Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác chưa ai tự đặt mình là người đại diện
choquyền lợi của giai cấp vô sản và quần chúng lao động nghèo khổ và đấu tranh giải phóng họ.
Các nhà không tưởng luôn đứng trên lập trường của giai cấp, tầng lớp trên (quý tộc, tư sản),
đứng ngoài xã hội để mưu cầu giải phóng toàn xã hội. Họ không gắn học thuyết của mình với
phong trào đấu tranh của quần chúng.
- Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác đứng trên quan điểm duy tâm để cải
tạo xã hội. Họ muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp nhưng bằng con đường cải cách dần dần, bằng
giáo dục, bằng thực nghiệm, bằng cảm hoá giai cấp tư sản và tầng lớp trên của xã hội chứ
không phải bằng con đường đấu tranh giai cấp và cải biến cách mạng. Đó là "con đường cải
lương nửa vời" và không tưởng.
Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác không thể tự giải thoát mình khỏi vòng
không tưởng. Ngay cả những luận điểm đúng đắn nhất do các nhà không tưởng nêu ra cũng mới
chỉ là những dự đoán, chưa được luận chứng bởi một cơ sở khoa học và thực tiễn. Sự diệt vong
của xã hội cũ, sự ra đời của xã hội mới vẫn chỉ là những giấc mơ mang tính viển vông, những
mong muốn chủ quan của con người, chưa có điều kiện vật chất khách quan, do đó nó đều thất
bại khi đưa vào thực tế.
Tóm lại, Chủ nghĩa xã hội không tưởng là những lý luận, những học thuyết biểu hiện
dưới dạng chưa chín muồi nguyện vọng của quần chúng mong muốn xoá bỏ chế độ áp bức bóc
lột, tình trạng bất công trong xã hội, mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp, ở đó không còn
tình trạng đói khổ của những người lao động, mong có một xã hội tốt đẹp mà quan hệ giữa
người và người là quan hệ hữu ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, những mong muốn,
lOMoARcPSD|44862240
nguyện vọng, những dự án tốt đẹp đó không dựa vào điều kiện thực tiễn khách quan mà nảy
sinh từ đầu óc, từ những mong muốn chủ quan của một số người, vì vậy không thực hiện được
trong thực tế và nó trở thành ảo tưởng, không tưởng.
V.I.Lênin khẳng định: Chủ nghĩa xã hội không tưởng không thể vạch ra được một lối
thoát thực sự. Nó không giải thích được bản chất của chế độ nô lệ làm thuê trong chủ nghĩa tư
bản, cũng không phát hiện ra được những quy luật phát triển của chế độ tư bản chủ nghĩa và
cũng không tìm thấy được lực lượng xã hội có khả năng trở thành người sáng tạo xã hội mới
1
.
Câu 6: Vì sao nói chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán đầu thế kỷ XIX là một
trong những nguồn gốc lý luận trực tiếp cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học của
C.Mác và Ph.Ăngghen ?
Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán đầu thế kỷ XIX là một trong những nguồn gốc lý
luận trực tiếp cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác và Ph,Ăngghen (cùng với
Triết học cổ điển Đức, Kinh tế – chính trị cổ điển Anh đầu thế kỷ XIX) bởi vì chủ nghĩa xã hội
không tưởng phê phán thời kỳ này đã có những đóng góp to lớn về mặt lý luận, trở thành những
giá trị lý luận. Mặc dù còn nhiều ảo tưởng, nhưng đây là những tiền đề, cơ sở quan trọng để
C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng học thuyết khoa học của hai ông.
Những đóng góp (hay còn gọi là những giá trị) của chủ nghĩa xã hội không tưởng thời kỳ
này thể hiện:
1
1
V.I.Lênin, Toàn tập, NXB. Tiến bộ, M. 1974, T.23, tr.56 (Tiếng Việt)
1) Lên án, phê phán chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ XIX một cách khá toàn
diện và sâusắc:
Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ này đã lên án, phê phán chủ nghĩa tư bản một
cách sâu sắc và toàn diện từ đó bênh vực những người lao động nghèo khổ trước tình trạng bị
đối xử bất công và bị áp bức trong xã hội. Dưới con mắt quan sát của các nhà tư tưởng xã hội
chủ nghĩa đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản hiện ra với đầy biến động do sự cạnh tranh vô
chính phủ dẫn đến các cuộc xung đột mà hậu quả là của cải xã hội bị khánh kiệt, đạo đức xã hội
bị băng hoại. Theo các ông, xã hội tư bản chủ nghĩa thực sự là một "bức tranh lộn ngược"
(Xanh Xi-mông), hay "xã hội vô chính phủ trong công nghiệp" (Phu-riê) (thế kỷ XIX). Không
lOMoARcPSD|44862240
những thế, các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ này còn lên án đạo đức tư sản và hôn nhân
tư sản và tổ chức Giáo hội (Xanh Xi-mông, Phu-riê). Riêng đối với Rô-bớt Ô-Oen, ông còn phê
phán sâu sắc chế độ tư hữu. Theo các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa dầu thế kỷ XIX, xã hội tư
bản cần phải loại bỏ và thay thế bằng một xã hội khác tốt đẹp hơn.
Việc phân tích, mổ xẻ phê phán xã hội tư bản chủ nghĩa của ba nhà tư tưởng xã hội chủ
nghĩa đầu thế kỷ XIX trở thành nguồn tư liệu quí giá giúp cho các nhà kinh điển của chủ nghĩa
xã hội khoa học kế thừa và phát triển trong quá trình xây dựng học thuyết cách mạng và khoa
học của mình. C.Mác viết: "Trong những trước tác xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa đó
cũng có những yếu tố phê phán. Những trước tác ấy đả kích tận cơ sở của xã hội đương thời. Do
đó, chúng đã cung cấp được, trong thời kỳ ấy, những tài liệu rất có giá trị để soi sáng ý thức của
công nhân".
2) Quan điểm xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn so với xã hội đương thời:
Khi nghiên cứu xã hội tư bản chủ nghĩa đầu thế kỷ XIX, các ông đã tiên đoán về sự sụp
đổ tất yếu của trật tự tư sản và khẳng định một xã hội mới công bằng hơn sẽ được thực hiện. Từ
đó các ông đã phác thảo ra những mô hình xã hội mới tốt đẹp hơn xã hội đương thời mà các ông
gọi là những Phalănggiơ (Phu-riê) hay mô hình công xưởng Niulanác (Rô-bớt Ô-Oen) ở đó có:
chế độ sở hữu chung (công cộng); thực hiện phân phối công bằng (có lợi cho đa số); ai cũng
phải lao động và mọi dạng lao động đều được coi trọng như nhau; không có sự khác biệt giữa
thành thị và nông thôn; trẻ em được giáo dục miễn phí, phụ nữ được giải phóng; không có
chiến tranh; nhà nước sẽ đi tới tiêu vong ; sự tiến bộ của công nghiệp, kỹ thuật và máy móc...
Ph.Ăngghen cho rằng, mặc dù những phác họa của các nhà tư tưởng này còn đầy chất ảo
tưởng, nhưng đây là những dự đoán hết sức thiên tài và là những hạt ngọc lấp lánh mà sau này
các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đã kế thừa có chọn lọc khi các ông xây dựng mô
hình chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản tương lai.
3) Góp phần thức tỉnh tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân lao
động chốnglại giai cấp thống trị bóc lột và xây dựng xã hội mới tốt đẹp:
Trong một giai đoạn lịch sử nhất định, với những tư tưởng tiến bộ và bằng những hoạt
động của mình, ba nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa đầu thế kỷ XIX đã góp phần thức tỉnh tinh
thần đấu tranh của quần chúng lao khổ chống lại giai cấp thống trị bóc lột. Các ông đã chấp
nhận những hy sinh mất mát to lớn về danh vọng, địa vị, tiền của để đấu tranh vì nhân loại cần
lOMoARcPSD|44862240
lao. Với những đóng góp to lớan của mình, các ông thực sự là những nhà cách mạng chân chính
của thế kỷ XIX.
Các tư tưởng xã hội chủ nghĩa đầu thế kỷ XIX còn thể hiện những giá trị nhân đạo, nhân
văn sâu sắc vượt ra khỏi giá trị nhân văn tư sản, bởi vì khi phê phán chủ nghĩa tư bản, các ông
đã đứng về phía nhân dân lao động, nói lên tiếng nói của những người lao khổ, bênh vực họ
trước tình trạng bị đối xử bất công. Do đó, chủ nghĩa nhân đạo đã bao trùm lên toàn bộ hệ thống
tư tưởng - lý luận của các ông.
Với những cống hiến nêu trên, học thuyết của các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa đầu thế
kỷ XIX (Xanh Xi-mông, Phu-riê và Ô-Oen) trở thành một trong ba nguồn gốc tư tưởng - lý luận
trực tiếp cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Với tất cả những cố gắng và những cống hiến to lớn của họ, C.Mác và Ph.Ăngghen đã
đánh giá cao những tư tưởng của ba nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng thế kỷ XIX và đòi hỏi
hậu thế phải có thái độ trân trọng đối với những nhân tố tích cực của di sản văn hóa nhân loại,
từ đó biết kế thừa có chọn lọc, bổ sung và phát triển các giá trị truyền thống nhằm phục vụ cho
những yêu cầu phát triển của cuộc sống.
Câu 7: Những điều kiện, tiền đề kinh tế, chính trị – xã hội, văn hóa – tư tưởng cho
sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?
Chủ nghĩa xã hội khoa học do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập vào giữa những năm 40
của thế kỷ XIX dựa trên những điều kiện khách quan sau đây:
1) Điều kiện kinh tế:
+ Đến gần giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở một số nước châu Âu đã đạt được những
bước tiến rất quan trọng. Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất đã thúc đẩy phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ làm cho cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh về
cơ bản đã hoàn thành và bắt đầu phát triển sang một số nước khác (Pháp, Đức).
+ Cách mạng công nghiệp phát triển đã tạo ra một lực lượng sản xuất mới, đó là nền đại
công nghiệp. Nó thúc đẩy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ cả về năng suất lao
động, kinh nghiệm quản lý và kinh tế thị trường. Nhờ đó, chỉ trong vòng một trăm năm, từ khi
xuất hiện, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra khối lượng của cải khổng lồ bằng cả quãng thời gian trước
lOMoARcPSD|44862240
đó loài người tích luỹ được (C.Mác). Đây chính là điều kiện vật chất, kinh tế quan trọng thúc
đẩy xã hội loài người phát triển lên nấc thang cao hơn chủ nghĩa tư bản. Mặt khác, lực lượng
sản xuất (đại công nghiệp) không ngừng phát triển và ngày càng có tính chất xã hội hoá cao dẫn
tới mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa
về tư liệu sản xuất. Để giải quyết mâu thuẫn này cần phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ (tư bản
chủ nghĩa), bằng một quan hệ sản xuất mới phù hợp hơn – quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: Đại công nghiệp ra đời đã phá sập ngay dưới chân giai cấp
tư sản cái nền tảng mà nó đã dựng nên là chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
2) Điều kiện chính trị – xã hội:
+ Cách mạng công nghiệp cũng đồng thời tạo ra một lực lượng xã hội mới, đó là giai cấp
vô sản (giai cấp công nhân). Giai cấp vô sản từ khi ra đời đã bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề
và bị bần cùng nên đã dẫn tới mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản ngày càng trở
lên gay gắt, biểu hiện thành những biến động chính trị lớn (Phong trào Hiến chương ở nước
Anh: 1838 - 1848; phong trào đấu tranh của công nhân dệt thành phố Lyông (Pháp): 1831 1834;
phong trào đấu tranh của công nhân dệt thành phố Xilêdi (Đức): 1844). Sự xuất hiện các phong
trào công nhân đã cho C.Mác và Ph.Ăngghen có cơ sở thực tiễn khẳng định: giai cấp vô sản đã
trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có khả năng trở thành lực lượng xã hội quan trọng, có
vai trò cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới. Tuy nhiên, các phong trào nêu trên đều thất bại
mà nguyên nhân chủ yếu của nó, sau này được C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ là do chưa có một
lý luận cách mạng dẫn đường, chưa chỉ ra được mục tiêu của cuộc đấu tranh, chưa có con
đường, biện pháp đấu tranh đúng đắn.
Nghiên cứu thực tiễn phong trào đấu tranh và nhất là sự thất bại của nó, CMác và
Ph.Ăngghen nhận thấy rằng, muốn cho phong trào công nhân giành được thắng lợi phải có lý
luận cách mạng soi đường. Vì vậy, hai ông đã tập trung nghiên cứu xây dựng học thuyết cho
phong trào công nhân, đó là lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học.
3) Tiền đề tư tưởng - lý luận:
+ Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ
thuật. Tiêu biểu là các phát minh lớn trên lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
lOMoARcPSD|44862240
- Trên lĩnh vực khoa học tự nhiên: thời kỳ này đã xuất hiện Định luật bảo toàn và chuyển
hoá năng lượng; học thuyết tế bào và học thuyết tiến hoá. Sự ra đời của những phát minh này đã
giúp cho C.Mác và Ph.Ăngghen có cơ sở khoa học để vận dụng, nghiên cứu các hiện tượng xảy
ra trong lĩnh vực xã hội và quy luật vận động của xã hội. Trên cơ sở đó, hai ông xây dựng học
thuyết duy vật lịch sử của mình.
+ Trên lĩnh vực khoa học xã hội: thời kỳ này các lĩnh vực triết học, kinh tế chính trị học
và tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã phát triển rực rỡ. Tiêu biểu là Triết học cổ điển Đức với hai nhà
triết học nổi tiếng là Hêghen và Phoi-ơ-bắc; Kinh tế chính trị học cổ điển Anh với hai nhà tư
tưởng là A.Xmith và D.Ricácđô ; đặc biệt là lý luận chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh
Ximông, Phu-riê, Ô-Oen với những giá trị to lớn mà nó đã đạt được.
Như vậy, gắn liền với sự xuất hiện ở mức độ đầy đủ những tiền đề kinh tế - xã hội, chủ
nghĩa xã hội khoa học còn dựa trên sự chín muồi của các tiền đề văn hoá - tư tưởng. Đó là kết
quả của sự kế thừa những tinh hoa của trí tuệ loài người, phát triển qua các thời đại mà đầu thế
kỷ XIX đã đạt tới đỉnh cao.
Tóm lại: Sự xuất hiện những tiền đề nêu trên đã tạo ra những điều kiện kinh tế, chính trị –
xã hội, văn hoá,- tư tưởng khách quan ở mức độ đầy đủ để chủ nghĩa xã hội thực sự trở thành
khoa học do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng và được đánh dấu bằng sự ra đời của tác phẩm
“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” tháng 2 năm 1848.
CMác và Ph.Ăngghen coi những điều kiện nêu trên là mảnh đất hiện thực, cơ sở hiện
thực để hai ông xây dựng học thuyết của mình.
Câu 8: Vai trò của C.Mác và Ph.Ăngghen trong việc phát triển chủ nghĩa xã hội từ
không tưởng đến khoa học ?
- C.Mác (1818 - 1883) và Ph.Ăngghen (1820 - 1895) là hai nhà triết học vĩ đại của
nhânloại, là lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân quốc tế, đã cống hiến toàn bộ cuộc đời của
mình cho sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân và những người lao động bị áp bức trên toàn
thế giới. Hai ông đã xây dựng học thuyết khoa học, cách mạng cho giai cấp công nhân - học
thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học.
lOMoARcPSD|44862240
- Trong quá trình xây dựng học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học, ở C.Mác,
Ph.Ăngghenđã có quá trình chuyển biến mạnh về lập trường, quan điểm: từ chủ nghĩa duy tâm
sang chủ nghĩa duy vật; từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường xã hội chủ nghĩa (hai
ông vốn là học trò của Hêghen và xuất thân từ tầng lớp trên).
- Với sự uyên bác về trí tuệ, lòng nhiệt tình và trung thành với phong trào công nhân,
haiông đã gặp nhau ở Paris vào năm 1841 và bắt đầu có những hoạt động chung cả về lý luận và
thực tiễn. Hai ông nhận thức đúng được quy luật phát triển của xã hội loài người, nhất là quy
luật vận động của chủ nghĩa tư bản; đồng thời hai ông đã phát hiện ra một lực lượng xã hội có
thể chuyển xã hội sang một giai đoạn mới. Vì vậy, hai ông đã làm một cuộc cách mạng vĩ đại
trong lịch sử loài người, trong quá trình ấy C.Mác và Ph.Ăngghen đã có những phát hiện lớn,
đóng góp đặc biệt quan trọng cho quá trình phát triển của xã hội loài người nói chung, quá trình
giải phóng quần chúng nhân dân lao động khỏi mọi áp bức bóc lột, bất công. Đó là:
1) Học thuyết duy vật lịch sử:
- CMác và Ph.Ăngghen cho rằng: "tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội", do đó,
muốnđi tìm nguyên nhân cơ bản của sự vận động và phát triển xã hội phải đi tìm nó trong lòng
xã hội.
- C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ rằng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sảnxuất là động lực chủ yếu của sự phát triển xã hội loài người. Khi quan hệ sản xuất không phù
hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản
xuất, đòi hỏi phải phá vỡ quan hệ sản xuất hiện tại và xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp
hơn. Sự phá vỡ này đã dẫn tới sự thay đổi từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế
- xã hội khác phù hợp và tiến bộ hơn.
- Hai ông, đồng thời cũng chỉ rõ: mâu thuẫn cơ bản trong xã hội có giai cấp là mâu
thuẫngiai cấp và đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp là động lực để thúc đẩy xã hội phát triển.
Trong chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân gay gắt tất yếu sẽ
dẫn tới cuộc đấu tranh giai cấp và giai cấp nào đại diện cho phương thức sản xuất mới sẽ đóng
vai trò thống trị trong xã hội. Đó chính là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
2) Học thuyết giá trị thặng dư:
lOMoARcPSD|44862240
Vận dụng một cách sáng tạo những quan điểm duy vật về lịch sử vào việc phân tích nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đi tới kết luận: việc giai cấp tư sản chiếm
đoạt phần lao động không được trả công của người vô sản làm thuê là hình thức cơ bản của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và của sự bóc lột công nhân do phương thức ấy đẻ ra.
Dù cho nhà tư bản có mua sức lao động của công nhân đúng với giá trị của nó chăng nữa thì
trên thực tế, nhà tư bản vẫn thu được nhiều giá trị hơn so với số tiền mà họ đã bỏ ra để mua sức
lao động của công nhân. Tổng số tiền này rút cuộc biến thành tư bản ngày càng lớn lên và thuộc
quyền sở hữu của nhà tư bản.
- Nhờ những phát kiến khoa học trọng đại này, CMác và Ph.Ăngghen có căn cứ vững
chắc để khẳng định rằng: mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa ngày càng phát triển được biểu hiện trong đời sống xã hội thành mâu thuẫn không thể
điều hoà giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. Mâu thuẫn này nhất định sẽ dẫn đến kết cục
là lực lượng sản xuất do giai cấp công nhân là người đại biểu phải phá vỡ quan hệ sản xuất do
giai cấp tư sản bảo vệ. Giai cấp công nhân là lực lượng cách mạng được lịch sử giao phó sứ
mệnh là thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Làm sáng
tỏ sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là phát hiện lớn thứ ba của C.Mác và
Ph.Ăngghen.
Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học được C.Mác và Ph.Ăngghen trải nghiệm qua quá
trình hoạt động lý luận và thực tiễn, được phản ánh qua hàng loạt các tác phẩm của hai ông từ
1843 đến 1848 (Phê phán triết học pháp quyền Hêghen – Lời nói đầu; Hệ tư tưởng Đức, Luận
cương về Phoi-ơ-bắc, Những nguyên lý cộng sản…) và được đánh dấu bằng tác phẩm "Tuyên
ngôn của Đảng cộng sản" 2/1848.
Câu 9: Làm rõ sự khác biệt giữa chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội
khoa học ?
Chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học là hai trong số các loại hình
tư tưởng xã hội chủ nghĩa của nhân loại. Tuy nhiên, hai loại hình tư tưởng xã hội chủ nghĩa này
có những điểm khác biệt căn bản về trình độ phát triển, được thể hiện cụ thể ở những điểm cơ
bản sau đây :
Bấm Tải xuống để xem toàn bộ.