ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN KỸ NĂNG BỔ TRỢ
CLO1: Nhận thức, làm chủ, vận dụng thành thạo và sáng tạo các kiến thứctừ cơ bản đến chuyên sâu, từ đơn giản đến phức tạp về tuyên truyền, phổ biến phápluậtvà trợ giúppháplýchocộng đồng; Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Thương mại quốc tế (65TMQT)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45740153
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN KỸ NĂNG BỔ TRỢ
(DÀNH CHO CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC CỦA KHOA LUẬT - ĐHQGHN) Hà Nội, 2021 lOMoAR cPSD| 45740153
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN KỸ NĂNG BỔ TRỢ
(DÀNH CHO CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC CỦA KHOA LUẬT - ĐHQGHN)
I. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN
1.1. PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí
- Thời gian, địa điểm làm việc: Giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 Trung tâm LERES, khoa Luật ĐHQGHN
- Địa chỉ liên hệ: Trung tâm LERES - Điện thoại CQ:
- Điện thoại di động: 0903408336
- Email: nguyenngocchi57@gmail.com
- Các hướng nghiên cứu chính: Tư pháp hình sự, tội phạm học, nhà nước
pháp quyền, quyền con người.
1.2. TS. Nguyễn Bích Thảo
- Thời gian, địa điểm làm việc: Giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6, Bộ môn
Luật Dân sự, Khoa Luật ĐHQGHN
- Địa chỉ liên hệ: P208 nhà E1,144 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại CQ: 0243 7547511
- Điện thoại di động: 0934438994 - Email: thaonb@vnu.edu.vn
- Các hướng nghiên cứu chính: Luật tố tụng dân sự, Luật sở hữu trí tuệ, Luật dân sự
1.3. TS. Nguyễn Lê Thu
- Thời gian, địa điểm làm việc: Giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6, Bộ môn
Luật Kinh doanh, Khoa Luật ĐHQGHN
- Địa chỉ liên hệ: P215, E1, 144 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội 1 lOMoAR cPSD| 45740153
- Điện thoại CQ: 0243 7548514
- Điện thoại di động: 0906489696 - Email: thunl@vnu.edu.vn
- Các hướng nghiên cứu chính: Luật Lao động.
1.4. TS. Bùi Tiến Đạt
- Thời gian, địa điểm làm việc: Giờ hành chính các ngày trong tuần tại Khoa Luật - ĐHQGHN
- Địa chỉ liên hệ: E1, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội - Điện thoại CQ:
- Điện thoại di động: 0983083236
- Email: buidat@vnu.edu.vn/buitiendat2001@yahoo.com
- Các hướng nghiên cứu chính: Luật hành chính; Xây dựng văn bản pháp luật; Luật nhân quyền. 1.5. TS. Trần Kiên
- Thời gian, địa điểm làm việc: Giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6, Bộ môn
Luật Dân sự, Khoa Luật ĐHQGHN
- Địa chỉ liên hệ: P208 nhà E1,144 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại CQ: 0243 7547511
- Điện thoại di động: 0982706085 - Email: trankien@vnu.edu.vn
- Các hướng nghiên cứu chính: Luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ, Luật La Mã
1.6. TS. Nguyễn Giang Nam
- Thời gian, địa điểm làm việc: Các ngày trong tuần tại P208 nhà E1, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy.
- Địa chỉ liên hệ: P208 nhà E1, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy - Điện thoại CQ: 2 lOMoAR cPSD| 45740153
- Điện thoại di động: 0987745695
- Email: dogiangnam44@gmail.com
- Các hướng nghiên cứu chính: Luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ, Luật so
sánh, Đào tạo pháp luật.
1.7. TS. Ngô Thanh Hương
- Thời gian, địa điểm làm việc: Ngô Thanh Hương
- Địa chỉ liên hệ: nhà E1, Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội, số 144
Xuân Thuỷ, Cầu Giấy Hà Nội.
- Điện thoại CQ: 024.37547511
- Điện thoại di động: 0912516209
- Email: huongngothanh@gmail.com
- Các hướng nghiên cứu chính: Luật hôn nhân và gia đình, Luật Tố tụng Dân
sự, Giải quyết tranh chấp dân sự
II. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỌC PHẦN
- Tên học phần: Kỹ năng bổ trợ (dành cho sinh viên luật) - Mã học phần: SOL2130 - Số tín chỉ: 04
- Là học phần bắt buộc trong CTĐT
- Phân bổ giờ tín chỉ: + Lý thuyết: 20 + Thực hành: 40 + Tự học: 0
III. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN
3.1. Về kiến thức:
+ CLO1: Nhận thức, làm chủ, vận dụng thành thạo và sáng tạo các kiến thức
từ cơ bản đến chuyên sâu, từ đơn giản đến phức tạp về tuyên truyền, phổ biến pháp
luật và trợ giúp pháp lý cho cộng đồng; 3 lOMoAR cPSD| 45740153
+ CLO2: Hiểu được vai trò, ý nghĩa và những yêu cầu của việc giao tiếp,
thuyết trình trong hành nghề luật; làm chủ được những kỹ năng, phương pháp hiệu
quả nhất trong giao tiếp, thuyết trình và hùng biện;
+ CLO3: Hiểu, vận dụng thành thạo các kiến thức, yêu cầu từ đơn giản đến
phức tạp của việc khai thác, tra cứu, chọn lọc, sử dụng thông tin pháp luật từ các
loại nguồn khác nhau phục vụ cho yêu cầu học tập, nghiên cứu và công tác;
+ CLO4: Nắm được những kiến thức cơ bản về tư duy đổi mới sáng tạo, tư
duy khởi nghiệp và có khả năng vận dụng các kiến thức đó vào cuộc sống sau khi ra trường;
+ CLO5: Hiểu và vận dụng thành thạo các kiến thức, yêu cầu của việc soạn
thảo văn bản hành chính và các văn bản thông thường khác trong công việc; nắm
được các kiến thức cơ bản về chuẩn bị hồ sơ tìm việc, viết CV, hồ sơ năng lực cá
nhân, các kiến thức cơ bản về phỏng vấn tuyển dụng, môi trường làm việc, văn hóa công sở;
+ CLO6: Hiểu, vận dụng thành thạo các kiến thức cơ bản về làm việc nhóm
và các nguyên tắc, yêu cầu trong quản lý, điều hành hoạt động của nhóm nhằm đạt hiệu quả;
+ CLO7: Nắm được các kiến thức cơ bản về căng thẳng tâm lý, áp lực học
tập, công việc và biết các phương pháp giải tỏa áp lực trong học tập, cân bằng cảm
xúc, tâm lý cá nhân khi gặp vấn đề, tình huống không mong muốn; nhận diện được
khái niệm thời gian, giá trị của thời gian, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thời gian;
+ CLO8: Nắm được những nội dung chủ yếu của tố tụng tranh tụng; phân
tích, so sánh được những điểm tương đồng và khác biệt của các mô hình tố tụng
phổ biến trên thế giới (tố tụng thẩm vấn và tố tụng tranh tụng), đánh giá được ưu
điểm, hạn chế của mỗi mô hình tố tụng; đánh giá được các xu hướng phát triển của 4 lOMoAR cPSD| 45740153
tố tụng tranh tụng trên thế giới; phản biện chính sách và các quy định pháp luật về tố tụng ở Việt Nam. 3.2. Về kỹ năng:
+ CLO9: Sử dụng thành thạo các công cụ, phương tiện khác nhau để đạt
được hiệu quả cao nhất trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tư
vấn pháp lý cho cộng đồng;
+ CLO10: Vận dụng các phương pháp rèn luyện để tăng cường kỹ năng giao
tiếp, ứng xử; có thể xây dựng kế hoạch tự rèn luyện kỹ năng giao tiếp và lựa chọn
được phương pháp rèn luyện ngôn từ, cách diễn đạt, thái độ ứng xử và quản lý
được hành vi cá nhân phù hợp khi tham gia các hoạt động giao tiếp trong các
trường hợp đặc biệt và thông thường;
+ CLO11: Thực hành thành thạo việc tra cứu, chọn lọc, sử dụng thông tin
pháp luật từ các loại nguồn khác nhau;
+ CLO12: Thực hành tư duy sáng tạo, tư duy khởi nghiệp và phương pháp
tư duy thiết kế để nhận diện và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và trong công việc;
+ CLO13: Thành thạo việc soạn thảo các văn bản từ đơn giản đến phức tạp
như lý lịch khoa học, lý lịch công việc, đơn thư, hợp đồng, văn bản hành chính và
các giấy tờ khác trong công việc; Tự xây dựng hồ sơ năng lực cá nhân, có khả năng
chuẩn bị hồ sơ tìm việc, viết CV; có thể định hướng được vị trí việc làm, nghề
nghiệp mong muốn, có phương pháp tìm hiểu về môi trường, điều kiện làm việc,
có thể tự rèn luyện một sô kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng cơ bản;
+ CLO14: Vận dụng các kiến thức đã học để khai thác hiệu quả hơn năng
lực cá nhân, phương pháp phối hợp làm việc giữa các cá nhân khi tham gia làm việc theo nhóm;
+ CLO15: Biết cách giải tỏa các áp lực, căng thẳng trong học tập, trong công
việc; có phương pháp để điều chỉnh, cân bằng cảm xúc, suy nghĩ và hành vi cá 5 lOMoAR cPSD| 45740153
nhân khi gặp các vấn đề, tình huống không mong muốn trong học tập và cuộc
sống; xây dựng thời gian biểu hợp lý cho bản thân;
+ CLO16: Vận dụng các kiến thức về tranh tụng để thực hành tại các phiên
tòa từ giả định đến thực tế.
3.3. Về phẩm chất:
+ CLO17: Sáng tạo, chủ động, tự tin trong tư duy và hành động, sẵn sàng
đương đầu với khó khăn, thử thách; mạnh dạn, quyết đoán và dám chịu trách
nhiệm, đặc biệt là khi giải quyết những vấn đề phức tạp trong công việc và cuộc sống;
+ CLO18: Thể hiện thái độ tích cực, hợp tác, trách nhiệm khi tham gia các
hoạt động tập thể, hoạt động nhóm; ứng xử và giao tiếp đúng mực, văn minh, phù
hợp với hoàn cảnh, đối tượng, mục đích giao tiếp cụ thể;
+ CLO19: Tích cực, lạc quan, chủ động chia sẻ, điều chỉnh cảm xúc, hành vi
cá nhân khi gặp các vấn đề căng thẳng, áp lực không mong muốn trong học tập, lao động và cuộc sống;
+ CLO20: Hiểu biết đúng về nhu cầu, mong muốn, năng lực cá nhân và yêu
cầu của thị trường lao động, có thái độ tích cực, cầu thị, tự tin, hợp tác khi chuẩn bị
hồ sơ tìm việc và tham gia phỏng vấn tuyển dụng;
+ CLO21: Không ngừng rèn luyện bản thân để xây dựng hình ảnh, phong
cách cá nhân phù hợp với môi trường làm việc.
IV. TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN
Học phần nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản và hướng d n việc thực hành,
rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho người học về: Hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng;
giao tiếp, thuyết trình một cách hiệu quả; tra cứu, tìm kiếm và sử dụng thông tin
pháp luật; vận dụng tư duy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong nghề luật; soạn
thảo văn bản; làm việc nhóm; quản lý cảm xúc và thời gian; tranh tụng. Đây đều là 6 lOMoAR cPSD| 45740153
những kỹ năng hết sức cần thiết cho việc học tập, nghiên cứu và hành nghề luật
của người học sau khi ra trường.
V. NỘI DUNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Người học sẽ được học 03 nội dung bắt buộc và 01 nội dung tự chọn (trong
số 05 nội dung tự chọn) sau đây:
CÁC NỘI DUNG BẮT BUỘC:
Nội dung 1 (BB): Kỹ năng hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng
1.1. Khái quát về trợ giúp pháp lý cộng đồng và kỹ năng trợ giúp pháp lý cộng đồng
1.1.1. Khái niệm trợ giúp pháp lý cộng đồng
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của trợ giúp pháp lý cộng đồng
1.1.3. Khái niệm kỹ năng trợ giúp pháp lý cộng đồng
1.1.4. Đặc điểm kỹ năng trợ giúp pháp lý cộng đồng
1.1.5. Thực hành kỹ năng trợ giúp pháp lý cộng đồng
1.2. Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cộng đồng
1.2.1. Khái quát kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cộng đồng
1.2.2. Kỹ năng tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cộng đồng
1.2.3. Phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cộng đồng
1.2.4. Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cộng đồng
1.2.5. Thực hành kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cộng đồng
1.3. Kỹ năng tư vấn pháp luật cộng đồng
1.3.1. Khái quát kỹ năng tư vấn pháp luật cộng đồng
1.3.2. Kỹ năng tổ chức tư vấn pháp luật cộng đồng
1.3.3. Hình thức tư vấn pháp luật cộng đồng
1.3.4. Kỹ năng tư vấn pháp luật cộng đồng
1.3.5. Thực hành kỹ năng tư vấn pháp luật cộng đồng
Nội dung 2 (BB): Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình (trong nghề luật) 7 lOMoAR cPSD| 45740153
2.1. Khái quát chung về giao tiếp, thuyết trình
2.1.1. Khái niệm giao tiếp, thuyết trình
2.1.2. Tầm quan trọng của giao tiếp, thuyết trình
2.1.2.1. Tinh thần hợp tác
2.1.2.2. Nhu cầu thuyết phục
2.1.3. Nguyên nhân thất bại trong giao tiếp, thuyết trình
2.1.4. Một số chiến lược, chiến thuật chung để thuyết phục đối tác trong giao
tiếp, thuyết trình
2.2. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong nghề luật
2.2.1. Giao tiếp ngôn từ truyền thống
2.2.1.1. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả
2.2.1.2. Kỹ năng hồi đáp hiệu quả
2.2.1.3. Kỹ năng ghi chú, take note hiệu
2.2.2. Giao tiếp văn bản: Kỹ năng soạn thảo đơn từ hiệu quả (Kỹ năng soạn đơn
xin việc, soạn brief (mô hình IRAC) cho luật sư cấp cao…)
2.2.3. Giao tiếp phi ngôn từ
2.3. Kỹ năng thuyết trình trong nghề luật
2.3.1. Kỹ năng trong chuẩn bị thuyết trình
2.3.1.1. Nghiên cứu, thu thập thông tin (5P: Proper Planning Prevents Proor Performances)
2.3.1.2. Xây dựng cấu trúc bài thuyết trình - Mở đầu
- Nội dung (Cấu trúc hệ thống luận điểm, luận cứ logic, sắc bén) - Kết luận
2.3.1.3. Soạn thảo các ghi chú, slides… (Tập trung vào nội dung cốt lõi, kết hợp visual aids) 8 lOMoAR cPSD| 45740153
2.3.1.4. Thực hành (Chú ý đặt mình vào vị trí người nghe, đối tác (đối thủ)
để điều chỉnh phần chuẩn bị)
2.3.2. Kỹ năng thuyết trình, tranh luận
2.3.2.1. Kỹ năng hùng biện (oral arguments) (Tác phong, thái độ; ngôn ngữ
nói (cô đọng, logic, chuẩn mực…), ngôn ngữ cơ thể (cử trỉ, ánh mắt, di chuyển…), tốc độ, nhịp điệu)
2.3.2.2. Kỹ năng đối đáp (Lắng nghe, ghi chú, đặt câu hỏi, tranh luận)
2.3.3. Kỹ năng sử dụng các công cụ trực quan (Visual Aids: Handout, PowerPoint…)
Nội dung 3 (BB): Kỹ năng tra cứu, tìm kiếm và sử dụng thông tin pháp luật
3.1. Thông tin pháp luật và phân loại thông tin pháp luật
3.1.1. Khái niệm thông tin pháp luật
3.1.1.1. Khái niệm chung về thông tin
3.1.1.2. Thông tin pháp luật
3.1.2. Phân loại thông tin pháp luật
3.1.2.1. Nguồn sơ cấp (Văn bản quy phạm pháp luật; Tập quán; Án lệ …)
3.1.2.2. Nguồn thứ cấp (Sách; Tạp chí; Báo; Báo cáo; Tài liệu nước ngoài; website; blog …)
3.1.3. Loại hình/định dạng thông tin
3.1.3.1. Thông tin dưới dạng văn bản/in
3.1.3.2. Thông tin dưới dạng kỹ thuật số/điện tử
3.2. Tra cứu thông tin pháp luật
3.2.1. Xác định, tiếp cận cơ sở dữ liệu cần tra cứu
3.2.1.1. Cơ sở dữ liệu in
3.2.1.2. Cơ sở dữ liệu số
3.2.2. Tra cứu cơ sở dữ liệu in
3.2.2.1. Thực hành tìm kiếm cơ sở dữ liệu in 9 lOMoAR cPSD| 45740153
3.2.2.2. Thực hành tra cứu cơ sở dữ liệu in
3.2.3. Tra cứu cơ sở dữ liệu số
3.2.3.1. Thực hành tìm kiếm cơ sở dữ liệu số
3.2.3.2. Thực hành tra cứu cơ sở dữ liệu số
3.3. Sử dụng thông tin pháp luật
3.3.1. Sử dụng theo mục đích
3.3.2. Sử dụng theo giá trị
3.3.3. Sử dụng theo hoạt động
3.3.4. Sử dụng theo lĩnh vực
3.3.5. Sử dụng theo tính chất
3.3.6. Sử dụng khác
CÁC NỘI DUNG TỰ CHỌN:
Nội dung 4 (TC): Kỹ năng vận dụng tư duy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong nghề luật
4.1. Kỹ năng vận dụng tư duy đổi mới sáng tạo trong nghề luật
4.1.1. Khái quát về tư duy đổi mới sáng tạo
4.1.1.1. Khái niệm sáng tạo và đổi mới sáng tạo
4.1.1.2. Những lầm tưởng về khả năng sáng tạo
4.1.1.3. Tầm quan trọng của tư duy đổi mới sáng tạo đối với người lao động trong thế kỷ 21
4.1.1.4. Những yếu tố thúc đẩy hình thành tư duy đổi mới sáng tạo
4.1.2. Một số phương pháp thực hành tư duy đổi mới sáng tạo và ứng dụng
trong nghề luật
4.1.2.1. Kỹ năng đặt lại vấn đề
4.1.2.2. Kỹ năng liên tưởng và liên kết những ý tưởng và vật thể không liên quan
4.1.2.3. Kỹ năng quan sát tỉ mỉ 10 lOMoAR cPSD| 45740153
4.1.2.4. Kỹ năng động não
4.1.2.5. Kỹ năng thử nghiệm và chấp nhận thất bại
4.1.2.6. Bài tập thực hành vận dụng tư duy đổi mới sáng tạo trong nghề luật
4.2. Kỹ năng vận dụng tư duy khởi nghiệp trong nghề luật
4.2.1. Khái quát về tư duy khởi nghiệp
4.2.1.1. Học hỏi từ thất bại
4.2.1.2. Tạo nên giá trị
4.2.1.3. Kết nối mọi người
4.2.2. Vận dụng tư duy khởi nghiệp trong nghề luật
4.2.2.1. Phương pháp tư duy thiết kế
4.2.2.2. Ứng dụng tư duy thiết kế trong giải quyết vấn đề pháp lý
Nội dung 5 (TC): Kỹ năng soạn thảo văn bản
5.1. Khái niệm các văn bản (ngoài văn bản pháp luật) trong công việc
5.2. Mối quan hệ giữa văn bản pháp luật và các loại văn bản khác trong công việc
5.3. Vai trò của kỹ năng, kỹ thuật soạn thảo các văn bản trong công việc
5.4. So sánh kỹ năng soạn thảo văn bản và kỹ năng xây dựng văn bản pháp luật
5.5. Kỹ thuật soạn thảo lý lịch khoa học, lý lịch công việc
5.6. Kỹ thuật soạn thảo đơn thư và các giấy tờ trong công việc
5.7. Kỹ thuật soạn thảo email trong công việc
Nội dung 6 (TC): Kỹ năng làm việc nhóm
6.1. Khái quát chung về nhóm và làm việc nhóm
6.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại nhóm 6.1.1.1. Khái niệm nhóm
6.1.1.2. Đặc điểm tâm lý nhóm 6.1.1.3. Phân loại nhóm 11 lOMoAR cPSD| 45740153
6.1.2. Các giai đoạn của nhóm
6.1.2.1. Giai đoạn hình thành (Forming)
6.1.2.2. Giai đoạn bão tố (Storming)
6.1.2.3. Giai đoạn ổn định (Norming)
6.1.2.4. Giai đoạn hoạt động (Performing)
6.1.2.5. Giai đoạn thoái trào (Adjourning)
6.1.3. Ý nghĩa của làm việc nhóm
6.1.4. Nguyên tắc, phương pháp làm việc nhóm
6.1.4.1. Nguyên tắc làm việc nhóm
6.1.4.2. Một số phương pháp làm việc nhóm
6.2. Các yếu tố để làm việc nhóm hiệu quả
6.2.1. Xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, trách nhiệm của các thành viên
6.2.1.1. Xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của nhóm
6.2.2.1. Phân công trách nhiệm của các thành viên
6.2.2. Tạo lập môi trường làm việc hiệu quả
6.2.2.1. Tạo điều kiện vật chất, tinh thần
6.2.2.2. Nội quy làm việc, quy trình công việc
6.2.3. Duy trì hoạt động truyền thông hiệu quả
6.2.3.1. Các dạng truyền thông trong nhóm
6.2.3.2. Phương thức duy trì hoạt động truyền thông trong nhóm
6.2.4. Giải quyết các mâu thuẫn trong nhóm
6.2.4.1. Các loại mâu thu n, xung đột
6.2.4.2. Nguyên nhân của mâu thu n, xung đột
6.2.4.2. Các biện pháp giải quyết mâu thu n
6.2.5. Tăng cường động lực làm việc
6.2.4.1. Một số vấn đề chung về động lực làm việc
6.2.4.2. Một số cách thức tạo động lực phổ biến 12 lOMoAR cPSD| 45740153
6.3. Kỹ năng của người lãnh đạo nhóm
6.3.1. Vai trò của người lãnh đạo nhóm
6.3.1.1. Đảm bảm bảo sự hợp tác trong nhóm
6.3.1.2. Phân công, giao việc, đôn đốc và kiểm tra
6.3.1.3. Duy trì trật tự, kỷ luật
6.3.1.4. Phát triển tinh thần đồng đội
6.3.2. Các kỹ năng cần thiết của người lãnh đạo nhóm
6.3.2.1. Kỹ năng lập kế hoạch - Các loại kế hoạch
- Cách viết bản kế hoạch
6.3.2.2 Kỹ năng tổ chức công việc
- Xác định chức năng, quy trình
- Xác định khối lượng và phân công lao động
- Xác định tiêu chí đánh giá kết quả
6.3.2.3. Kỹ năng điều hành họp, thảo luận nhóm
- Yêu cầu chung về việc họp, thảo luận nhóm
- Chuẩn bị buổi họp, thảo luận nhóm
- Điều hành họp, thảo luận nhóm
6.3.2.4. Kỹ năng giải quyết mâu thu n, xung đột
- Nhận diện các mâu thu n, xung đột
- Các bước tiến hành giải quyết xung đột
6.4. Kỹ năng của các thành viên trong nhóm
6.4.1. Vai trò của các thành viên trong nhóm
6.4.2. Những yêu cầu đối với các thành viên trong nhóm
6.4.2.1. Nhận thức rõ về trách nhiệm, công việc của bản thân
6.4.2.2. Hướng đến mục tiêu chung
6.4.2.3. Tuân thủ các nguyên tắc trong làm việc nhóm 13 lOMoAR cPSD| 45740153
6.4.3. Một số kỹ năng cần thiết của các thành viên trong nhóm
6.4.3.1. Kỹ năng lắng nghe, chất vấn
6.4.3.2. Kỹ năng thuyết phục, tôn trọng ý kiến
6.4.3.3. Kỹ năng trợ giúp, chia sẻ và phối hợp
Nội dung 7 (TC): Kỹ năng quản lý cảm xúc và thời gian
7.1. Kỹ năng quản lý cảm xúc
7.1.1. Khái niệm chung về cảm xúc
7.1.1.1. Khái niệm về cảm xúc và cảm xúc trí tuệ
7.1.1.2. Phân loại cảm xúc
7.1.1.3. Vai trò và chức năng của các loại cảm xúc
7.1.1.4. Tác hại của việc thiếu kiểm soát cảm xúc
7.1.2. Kỹ năng nhận thức cảm xúc của bản thân
7.1.2.1. Nhận thức cảm xúc của bản thân
7.1.2.2. Thông cảm và hiểu rõ cảm xúc của người khác
7.1.2.3. Tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân
7.1.3. Các biện pháp để quản lý cảm xúc
7.1.3.1. Quản lý cảm xúc bằng cách thay đổi suy nghĩ
7.1.3.2. Quản lý cảm xúc bằng cách thay đổi hoàn cảnh
7.1.3.3. Quản lý cảm xúc bằng công cụ NEO
7.1.4. Quản lý cảm xúc trong môi trường làm việc ngành luật
7.1.4.1. Những dạng cảm xúc tiêu cực thường gặp
7.1.4.2. Nguyên nhân chính của cảm xúc tiêu cực 7.1.4.3. Giải pháp
7.1.5. Bài tập thực hành
7.1.5.1. Nhận diện các vấn đề cảm xúc
7.1.5.2. Nhận diện cảm xúc của bản thân
7.1.5.3. Quản lý cảm xúc 14 lOMoAR cPSD| 45740153
7.2. Kỹ năng quản lý thời gian
7.2.1. Giới thiệu chung
7.2.2. Bối cảnh
7.2.2.1. Thời gian là nguồn lực hữu hạn
7.2.2.2. Nhịp sống công nghiệp với lượng kiến thức lớn
7.2.2.3. Đặc thù công việc ngành luật
7.2.3. Khái niệm
7.2.4. Các yếu tố chi phối việc sử dụng thời gian hiệu quả
7.2.4.1. Nội tại: Sự xao nhãng, khả năng tập trung kém, vấn đề tâm lý… 7.2.4.2. Môi trường
7.2.4.3. Đặc tính công việc
7.2.4.4. Môi trường làm việc
7.2.5. Các kỹ năng cụ thể
7.2.5.1. Đặt mục tiêu cụ thể
7.2.5.2. Xác định mức độ ưu tiên
7.2.5.3. Tổ chức sắp xếp công việc
7.2.5.4. Giảm thiểu yếu tố chi phối/phân tán
Nội dung 8 (TC): Kỹ năng tranh tụng
8.1. Khái quát kỹ năng tranh tụng
8.2. Các hình thức tranh tụng
8.3. Kỹ năng tranh tụng vụ án hình sự
8.4. Kỹ năng tranh tụng vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động
8.5. Thực hành kỹ năng tranh tụng VI. HỌC LIỆU
6.1. Học liệu bắt buộc
1. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt 15 lOMoAR cPSD| 45740153
Nam, Chủ biên: ThS. GVC. Bùi Thị Thanh Hằng, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội - 2014.
2. Trần Thị Quang Hồng, Kỹ năng viết cho người hành nghề luật. Nxb Hồng Đức, 2021.
3. Tina Seelig, Bạn thật sự có tài, NXB Trẻ, 2015 (có thể truy cập trong thư viện số VNU-LIC).
4. Daniel Goleman, Trí tuệ cảm xúc, Alpha Book và NXB Thế giới, 2021
5. Nguyễn Thị Oanh (2008), Làm việc theo nhóm, Nxb Trẻ
6.2. Học liệu tham khảo
1. Nguyễn Đăng Dung – Bùi Tiến Đạt (đồng chủ biên), Giáo trình Xây dựng
văn bản pháp luật. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội - 2020.
2. Nguyễn Bích Thảo, Tố tụng dân sự so sánh với việc hoàn thiện pháp luật tố
tụng dân sự Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay, Đề tài
khoa học cấp cơ sở KL.02.17, Khoa Luật ĐHQGHN (nghiệm thu 2018). 3. Video của IDEO về ứng dụng tư duy thiết kế:
https://www.youtube.com/watch?v=M66ZU2PCIcM
4. Michael Michalko, Đột phá sức sáng tạo, NXB Tri thức (có thể truy cập
trong thư viện số VNU-LIC). 5.
Claudia Azula Altucher, Mỗi ngày 10 ý tưởng rèn luyện cơ bắp sáng tạo,
NXB Lao động – xã hội, 2018 (có thể truy cập trong thư viện số VNU-LIC).
6. Nguyễn Thị Thu Hà, Pháp luật tố tụng dân sự Hoa Kỳ và khả năng ứng dụng
vào việc hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 1/2011.
7. Nguyễn Thị Thu Hà, Các quy định về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn trong
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 04/2017, số 07(335), tr. 48-55.
8. Colin B. Picker & Guy I. Seidman (eds.), The Dynamism of Civil Procedure 16 lOMoAR cPSD| 45740153
– Global Trends and Developments, Springer International Publishing Switzerland, 2016.
9. Richar Guare và Peg Dawson, Quản lý thời gian, NXB Lao động, 2018
10.Oscar Chase & Helen Hershkoff (eds.), Civil Litigation in Comparative
Context, West Academic Publishing, Second Edition, 2017.
11. Ellen E. Sward, Values, Ideology, and the Evolution of the Adversary
System, Indiana Law Journal, Vol. 64, Issue 2, 1989, available at:
http://www.repository .law.indiana.edu/ilj/vol64/iss2/4.
12. Miklós Kengyel & Zoltán Nemessányi (eds.), Electronic Technology and
Civil Procedure: New Paths to Justice from Around the World, Springer 2012.
13. X. E. Kramer & C. H. Van Rhee (eds.), Civil Litigation in a Globalising
World, T. M. C. Asser Press, Springer, 2012.
14. Brian Cole Miller (2007), Xây dựng nhóm hiệu quả (bản dịch tiếng Việt của
Hải Ninh, 2011), Nxb Lao động xã hội
15. Maxwell John C (2008), 17 nguyên tắc vàng trong làm việc nhóm, Đức Anh
dịch, Nxb Lao động xã hội
16. Nancy Frey (2007), Productive Group Work, Institute of Leadership & Management
17. Bendersky, C. and Hays, N. (2012), Status conflict i groups, Organization Science, 23 (2): 323-340
VII. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
7.1. Lịch trình chung Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học Tổng Lý thuyết Thực hành Tự học Nội dung 1 5 10 0 15 17 lOMoAR cPSD| 45740153 Nội dung 2 5 10 0 15 Nội dung 3 5 10 0 15 Tự chọn 01 nội dung Nội dung 4 5 10 0 15 Nội dung 5 5 10 0 15 Nội dung 6 5 10 0 15 Nội dung 7 5 10 0 15 Nội dung 8 5 10 0 15 Tổng 20 40 0 60
7.2. Lịch trình chi tiết
Căn cứ vào kế hoạch đào tạo của Phòng QLĐT&CTHSSV và việc đăng ký
học phần của người học, Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ pháp lý LERES sẽ lên
kế hoạch cụ thể cho từng khóa học và thông báo cho người học trước khi khóa học
diễn ra. Hình thức tổ chức dạy học có thể diễn ra trong một đợt hoặc được tổ chức
thành nhiều đợt phù hợp với kế hoạch học tập chung của Khoa, thực tế tiến độ học
tập và nguyện vọng của người học.
VIII. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC PHẦN
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, yêu cầu của học phần đã được ghi trong Đề cương.
- Đi học đầy đủ (Nghỉ không quá 20% tổng số giờ lên lớp)
- Chuẩn bị đầy đủ bài trước khi đến lớp theo hướng d n trong Đề cương học phần.
- Tham dự đầy đủ giờ hoạt động ngoại khóa theo thiết kế chương trình.
- Khuyến khích người học tham gia các hoạt động ngoại khóa, rèn luyện kỹ
năng thông qua các hoạt động thực tập, thực tế, dự án do Khoa, BCH Đoàn, Hội 18 lOMoAR cPSD| 45740153
sinh viên Khoa và Trung tâm LERES tổ chức và tích luỹ kết quả vào điểm tổng
kết của học phần. Cách thức và hình thức tính điểm tích lũy sẽ do Trung tâm Leres
thông báo tới người học khi bắt đầu triển khai học phần.
IX. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA NGƯỜI HỌC
9.1. Tỷ trọng đánh giá Hình thức Tỷ trọng
Điểm đánh giá chuyên cần 10%
Điểm đánh giá thường xuyên 30%
Điểm đánh giá kết thúc học phần 60%
9.2. Các công cụ, hình thức và tiêu chí đánh giá
- Đánh giá chuyên cần:
+ Mục đích: Đo lường ý thức, mức độ chuyên cần, sự tham gia của người
học vào chương trình dạy học;
+ Chủ thể đánh giá: Do giảng viên giảng dạy hoặc giảng viên hướng d n đánh giá;
+ Hình thức đánh giá: Do giảng viên giảng dạy hoặc giảng viên hướng d n quyết định.
- Đánh giá thường xuyên:
+ Mục đích: Nhằm kiểm tra việc nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng
đã được xác định trong mục tiêu của học phần qua đó đạt được CĐR của học phần,
giúp giảng viên, sinh viên điều chỉnh cách dạy, cách học, thay đổi phương pháp
dạy và học cho phù hợp;
+ Chủ thể đánh giá: Do giảng viên giảng dạy hoặc giảng viên hướng d n đánh giá;
+ Hình thức: Thông qua việc làm bài tập cá nhân, bài tập lớn, thực hiện dự án… 19