Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam
Bộ câu hỏi ôn tập học phần Cơ sở văn hóa Việt Nam bao gồm câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm (có đáp án) giúp sinh viên củng cố kiến thức và đạt điểm cao trong bài thi kết thúc học phần.
Môn: Môn Cơ sở văn hóa Việt Nam
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|37752136 lOMoARcPSD|37752136
ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
1 Trình bày khái niệm văn hóa. Phân biệt văn hoá với văn minh, văn hiến, văn vật.
Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
(lao động có mục đích mang tính sáng tạo vd như tổ ong và nhà ở) và tích lũy(do
con người có lao động xuất phát từ những lực lượng bản chất con người do tư duy
biến đổi hình dáng) trong quá trình hđ thực tiễn trong sự tương tác giữa con người
với môi trường tự nhiên và mt xã hội.Văn hóa thể hiện trình độ pt và đặc tính riêng
của mỗi dân tộc, có khả năng chi phối, điều tiết mọi hđ của mọi thành viên trong cộng đồng xã hội
- Văn hóa thể hiện trình độ phát triển của con người
+Biết sử dụng cclđ khcn để cải tạo tự nhiện xã hội
+ Giúp con người trở thành sinh vật đb nhân bản, có lý tính óc phê phán và dân
thân một cách có đạo lý
- Thể hiện đặc tính riêng của mỗi nền vh
+ Phụ thuộc vào đk tự nhiên (địa hình, khí hậu, hệ sinh thái…)
+ Phụ thuộc vào đk xã hội (loại hình sx, nhà nước, đặc điểm xh lịch sử)
*Phân biệt khái niệm văn hóa với văn minh, văn hiến văn vật Văn hóa Văn hiến Văn vật Văn minh Chứa cả giá Thiên về Thiên về Thiên về gtri trị vc và gtri tinh
gtri vật chất vật chất kt tinh thần thần Có bề dày Chỉ trình độ lsu phát triển Có tính dt Có tính quốc tế
Gắn bó nhiều với phương Đông nông Gắn liền với nghiệp nềm phương Tây đô thị
- Văn minh là danh từ hán-việt chỉ tia sáng của đạo đức, biểu hiện ở chính trị, pháp
luật văn học với nghệ thuật. Trong tiếng Anh, Pháp từ civilisation với nội hàm
nghĩa văn minh, có từ căn gốc La tinh là civitas với nghĩa gốc: đô thị, thành phố,
và các nghĩa phái sinh: thị dân, công dân
- Theo F.Ănghen, văn minh là chính trị khoanh văn hóa lại và sợi dây
liên kết văn minh là Nhà Nước. Như vậy, khái niệm văn minh thường lOMoARcPSD|37752136
bao gồm bốn yếu tố cơ bản: đô thị, nhà nước, chữ viết, các biện pháp
kĩ thuật cảu thiện, xếp đặt hợp lí, tiện lợi cho cuộc sống của con người
- Thực ra, văn minh là trình độ phát triển nhất định của văn hóa về
phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời
đại, hoặc cả nhân loại. Như vậy, văn minh khác văn hóa ở ba điểm:
Thứ nhất, trong khi văn hóa có bề dày của quá khứ thì văn minh chỉ là
một lát cắt đồng đại. Thứ hai, tỏng khi văn hóa bao gồm cả văn hóa
vật chất và tinh thần thì văn minh chỉ thiên về khía cạnh vật chất, kĩ
thuật. Thứ ba, trong khi văn hóa mang tính dân tộc rõ rệt thì văn minh
thường mang tính siêu dân tộc, quốc tế. Ví dụ nền văn minh tin học
hay văn minh hậu công nghiệp và văn hóa Việt Nam, văn hóa Nhật
Bản. Mặc dù giữa văn hóa và văn minh có một điểm gặp gỡ nhau đó
là do con người sáng tạo ra
- Văn hiến là văn hóa theo cách dùng cách hiểu trong lịch sử. Văn
hiến-truyền thống văn hóa lâu đời và tối đẹp. Nói cách khác văn là
văn hóa, hiến là hiền tài, như vậy văn hiến thiên về những giá trị tinh
thần do những người có tài đức chuyên tải, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt
- Văn vật còn là khái niệm hẹp dùng để chủ những công tình hiện vật
có giá tri nghệ thuật và lịch sử, khái niệm văn vật cũng thể hiện sâu
sắc tính dân tộc và lịch sử
2 Trình bày đặc trưng và vị trí của nền văn hoá Đông Sơn trong tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam.
* Giới thiệu khái quát về văn hoá Đông Sơn (1,0)
- Thời gian tìm thấy: Mùa hè năm 1924, di tích Đông Sơn được phát hiện do một
người nông dân đi câu cá đã tìm thấy một số đồ đồng xuất lộ ra ở bờ sông Mã sau
những cơn mưa lớn. Sự kiện này đã thu hút được sự chú ý của các học giả Trường
Viễn Đông Bác cổ. Những cuộc khai quật Đông Sơn đầu tiên được tiến hành từ
năm 1924 đến năm 1932 dưới sự điều khiển của Pajot. L, một viên chức thuế quan
và cũng là người sưu tầm cổ vật ở Thanh Hoá. Kết quả của những cuộc khai quật
này được Goloubew.V, một học giả Trường Viễn Đông Bác cổ, mệnh danh là:
"Thời đại đồng thau ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ" để xác định nội dung của văn hoá
khảo cổ mới được khám phá này. Những phát hiện ở Đông Sơn gây sự chú ý của
các học giả nghiên cứu trong khu vực. Năm 1934, Heine Geldern R, nhà khảo cổ
học người Áo, đã đề nghị gọi thời kỳ đó là “Văn hóa Đông Sơn”.(*) lOMoARcPSD|37752136
- Địa điểm: Địa bàn phân bố của văn hóa này không chỉ ở Thanh Hóa, mà trải rộng
khắp vùng Bắc Bộ và Bắc trung Bộ Việt Nam, tập trung nhất ở vùng lưu vữ các
con sông Hồng, Mã, Chu, Cả
- Hiện vật phong phú: đồ đá, đồ đồng, đồ gỗ, đồ vải…, nhiều nhất là đồ đồng
- Niên đại được xác định tồn tại từ thế kỷ VII. VIII trCN đến thế kỷ I, II SCN.
Những đặc trưng cơ bản của văn hóa Đông Sơn
+ Về văn hóa sinh hoạt vật chất phương thức sản xuất
- Phương thức sản xuất: cư dân văn hóa Đông Sơn vẫn là cư dân nông
nghiệp trồng lúa. Họ canh tác trên nhiều loại đất khác nhau. Hifnh thức
canh tác phổ biến là loại ruộng chờ mưa. Thời kì này họ có thể đã có
những kĩ thuật trị thủy như đắp đê chống lụt. Các loại hình nông cụ của
cư dân ĐS đã khá đa dạng với cuốc, xẻng, mai, thuổng và đặc biệt lưỡi
cày bằng kim loại đã tạo nên bước nhảy vọt trong kĩ thuật canh tác.
Nông nghiệp dùng cày phát triển (có nhiều lưỡi cày đồng với các chủng
loại phù hợp với từng loại đất).
- Bên cạnh trồng trọt là chăn nuôi, việc chăn nuôi trâu bò đã phát triển,
trước tiên là đảm bảo sức kéo cho nông nghiệp
- Kĩ thuật đúc đồng thau đạt tới đỉnh cao của thời kì này, với một trình độ
điêu luyện đáng kinh ngạc. Số lượng và loại hình công cụ, vũ khí bằng
đồng tăng vọt. Đặc biệt, người Đông Sơn đã đúc những hiện vật bằng
đồng kích thước lớn, trang trí hoa văn phong phú mà cho tới ngày nay nó
vẫn là biểu tượng của vh dân tộc. Đó là những trống đồng, thạp đồng
Đông Sơn nổi tiếng, chứng tỏ trình độ kĩ thuật và bàn tay tài hoa của người thợ Đông sơn
- Kĩ thuật luyện và rèn sắt cũng khá phát triển đặc biệt ở giai đoạn cuối
của văn hóa Đông Sơn. Ngoài những ngành nghề kể trên, người Đông
Sơn còn biết chế tạo thủy tinh , làm mộc, sơn, dệt vải, đan lát, làm gốm, chế tác đá
- Ăn: khác với cư dân trước đó chủ yếu là ăn gạo nếp, cư dân ĐS bắt đầu
ăn gạo tẻ. Điều này được các nhà nghiên cứu lí giải abawfng sự bùng nổ
dân số vào giai đoạn đầu của văn hóa Đông Sơn, khiến cho cư dân phải
mở rộng diện cư trú đến những vùng đất mới, khí hậu ở những nơi này
không phù hợp cho việc trồng giống lúa nếp, nên từ đó gạp nếp trở thành
quý hiếm, được dùng chủ yếu tỏng lễ tết cầu cúng. Ngoài gạo ra họ còn
ăn các loại hoa màu, rau quả, thủy sản. Mô hình cơm-rau-cá trong bữa lOMoARcPSD|37752136
cơm của người Đông Sơn chứng tỏ sự hiểu biết thấu đáo và sự hòa hợp
cao độ của người Đông sơn với môi sinh
- Ở: làng xóm thời kì này thường phân bố ở những nơi đất cao, thậm chí ở
sườn núi hay trên những quả đồi đất… nhưng bao giờ cũng nằm gần các
sông lớn hat các chỉ lưu của chúng. Khoảng cách giữa làng và sông
thường từ 1 đến 5km. Việc chọn nơi cư trú như vậy cho thấy người
Đông Sơn đã tìm cách tốt nhất để thích ứng với tự nhiên, Người Đông
Sơn ở nhà sàn để tránh thú dữ, loại hình nhà sát đất chỉ xuất hiện ở giai
đoạn muộn về sau. Mái nhà có hai loại: chính là mái cong hình thuyền
hoặc mái up kiểu mai rùa. Chất liệu để làm nhà chủ yếu là gỗ, tranh , tre, nứa, lá
- Mặc: người ĐS đã có những phong tục, y phục khá phong phú, không
phải chỉ có ở trần mặc vỏ sui như mọi người thường nghĩ. Trang phục
thời này khá đa dạng, phong phú. Đàn ông có tục đóng khố, cởi traafnm
xăm mình, đàn bà mặc áo yếm, váy các loại, áo tứ thân và áo mớ ba mớ
bảy đã xuất hiện từ giai đoạn này
- Người Đông Sơn thích đeo trang sức, họ đeo trang sức ơt tay, cổ tay và
cả chân. Đồ trang sức thường được làm bằng đồng, thủy tinh song không
thấy đồ vàng bạc hay đá quý
- Đi lại: đi lại chủ yếu bằng thuyền bè, đường vận chuyển chủ yếu là
đường sông và ven biển, ngoài ra còn có đi bộ, gánh gồng mang vác trên
,vai, trên lưng. Và con người đã biết thuần dưỡng voi, dùng voi để chuyên chở
+ Về và văn hóa sinh hoạt tinh thần (tư duy nhận thức, tư duy toán học, tư duy kĩ
thuật, tín ngưỡng, phong tục, văn hóa nghệ thuật, tổ chức đời sống)
- Tư duy nhận thức: Từ tư duy kinh nghiệm hàng nghìn năm, người Đông
Sơn đã phát triển tư duy nhận thức của mình đến một trình độ cao. Họ đã
hình thành một vũ trụ quan sơ khai, định vị mặt trời là trung tâm và có
các hành tình quay xung quanh. Tư duy Âm-Dương lưỡng phân, lưỡng
hợp đã được hình thành. Có ý kiến cho rằng trông đồng Đông Sơn là một
cuốn nông lịch ĐS. Qua đó ta thấy mối quan hệ giữa Trời và Đất, giữa
con người với thiên nhiên, giữa sông với núi, giữa Âm với Dương
- Tư duy toán học của người Đông Sơn cũng phát triển cao. Qua nghiên
cứu sắp xếp các hoa văn hình học trên đồ gốm, giáo sư Hà Văn Tấn đã
phân tích tư duy đối xứng xuất hiện từ thời Phùng Nguyên. Ở đây xuất
hiện cả tư dy đối xứng gương và tư duy đối xứng lệch. Tư duy hình học
cửa người ĐS cũng rất phát triển. Các loại hoa văn hình tròn, hình tam
giác, hình thoi, hình bán nguyệt và những biến thể của nó đã được người lOMoARcPSD|37752136
ĐS sd thành thục và tài tình để tạo ra những dải trang trí mềm mại, uyển chuyển
- Tư duy kĩ thuật đã phát triển trong cả lĩnh vực chế tác các đồ trang sức
tinh xảo bằng đá mã não, đá thạch anh, thủy tinh và trong cả các lĩnh vực
sản xuất đồ gốm có kết cấu xương gốm chắc trang trú đẹp. Đb là kỹ
thuật chế tác trppsnf đồng với nhiều đường enst uyển chuyển, nhiều hoa văn tinh ttees
- Tín ngưỡng Đs phát triển đa dạng dựa thể hiện thế giới tinh thần của cư
dân nông nghiệp lúa nước ở vùng nhiệt đới gió mùa. Người ĐS pt tín
ngưỡng vạn vật hữu linh, học tin rằng mọi vật đều có linh hồn và họ tôn
thờ tất cả mọi vật có tác dộng ảnh hướng đến cs con người. Tiêu biểu và
đặc trưng nhất là tín ngưỡng thờ thần Mặt trời. Ngoài ra, ng ĐS còn phổ
biến tín ngưỡng thờ nước, tín ngưỡng cầu mưa, thờ các thế lực tự nhiên:
mây, mưa, sấm chớp, Hình tượng cóc đơn, cóc đôi được gắn trên mặt
trống đồng chứng tỏ người Đs đã nhận ra mối liên hệ giữa con cóc kêu
và hiên tượng trời mưa.
- Tín ngưỡng phồn thực, đó là tín ngưỡng phổ biến của cư dân nông
nghiệp cầu mong mùa màng bội thu, đs no đủ. Trong thạp đồng Đào
Thịnh ngta đã phát hiện đc nhiều hạt thóc giống và trên nắp thạp có hình
4 cặp nam nữ đang giao phối một cách rất hồn nhiên, trên trống đồng
cũng có nhiều trống gắn 4 cặp cóc đực-cóc các ngay trên mặt trống
chứng tỏ người Đs có quan niệm về sự hài hòa âm dương về sự giao phối
là ộng lywjc cho sự sinh sối, pt của muôn loài
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã pt phổ biến, họ k chỉ thờ cúng tổ tiên mà
còn thờ các vị thủ lĩnh bộ lạc, liên minh bộ lạc, vua Hùng
- Về phong tục: đã xuất hiện tục nhuộm răng, ăn trầu, phong tục cưới
xin, ma chay, phong tục lễ hội. Đặc biệt lễ hội thời kỳ này khá phong
phú như hội mùa, hội cầu, hội nước. .
- Về văn hóa nghệ thuật: Nghệ thuật âm nhạc là ngành nghệ thuật quan
trọng đã khá phát triểm thể hiện đời sống tinh thần của cả cư dân ĐS.
Nhạc cụ đáng lưu ý là trống đồng, sau đó lag sênh, phách, khèn. Giao
lưu văn hóa thời kì này rất rộng rãi
- Tổ chức đs: trong xã hội Đs đã có sự phát triển cao của sx, đã có chế
độ tư hữu và sự phân chia xã hội thành giai cấp. Gia đình mẫu hệ là
chủ yếu ở giai đoạn lịch sử này. Sau gia đình là làng xóm đã được
hình thành. Trong làng xóm có cả những người cufnh huyết thống và
k cùng huyết thống cư trú. Trong vh ĐS nhà nước cũng được hình
thành là nhà nước Văn Lang thuộc thời đại Hùng Vương và nhà nước
Âu lạc thuộc thời An Dương Vương. Như vậy là cấu trúc gia đình-
làng-nước về cơ bản đã được hình thành. Vào thời đại Hv đã xuất hiện
đô thị cổ là thành Cổ Loa (Đông Anh. Hn) lOMoARcPSD|37752136
⇨ Văn hóa ĐS có một vị trí quan trọng trong tiến trình hình thành và
phát triển của văn hóa Việt Nam. Đây là một nền văn hóa bản địa, pt
liên tục, lâu dài ổn định trong một giai đoạn lịch sử lâu dài trước khi
tiếp xúc với các nền văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ. Đây là một nền
văn hóa có cá tính có đặc trưng tiêu biểu là nền văn minh nn lúa nước,
nền văn hóa xóm làng. Ở đó, nền văn hóa VN đã định hình bản sắc và
truyền thống. Đây là sự hội tụ lần thứ nhát trong văn hóa VN giữa
những nhóm người Âu Việt sống trên núi và Lạc Việt dưới biển. Văn
hóa ĐS là sự kết tinh của văn hóa các tộc người trên đất nước Văn
Lang- Âu Lạc suốt mấy nghìn năm ls. VHĐS cũng chính là cơ sở, là
nền tảng, là động lực của văn hóa Đại Việt. Hào quang của văn hóa
ĐS tỏa sáng trong hàng ngàn năm sau đó và trở thành cội nguồn của văn hóa VN sau này -
3 Trình bày những biến đổi của văn hóa Việt Nam trong giao lưu tiếp biến với văn hoá Trung Hoa.
- Khái niệm: giao lưu và tiếp biến văn hóa được dịch từ những thuật
ngữ như cultures contacts, culture exchanges để chỉ một quy luật
trong sự vận động pt văn hóa của các dân tộc. Đó là hiện tượng xảy ra
khi những nhóm người (cộng đồng, dân tộc) có vh khác nhau giao lưu
tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về vh của 1 hoặc cả 2 nhóm
- Phân tích những biến đổi
+ Giới thiệu về TQ: Trung Hoa là một quốc gia có nền văn hóa lớn và
có lịch sử pt liên tục từ 5000 năm trước. Khi nhìn văn hóa Trung Hoa,
trong sự đồng đẳng với văn hóa Việt cần phải chú ý ranh giới của văn
hóa Trung Hoa không. Khoảng 500 năm trước công nguyên trở về
trước, Hoa Nam chưa thuộc về lãnh thổ của đế chế Trung Hoa –Chu- Tấn-Hán
Sự giao lưu tiếp biến giữa văn hóa VN và văn hóa Trung Hoa là sự
giao lưu, tiếp biến rất dài trong nhiều thời kì của lịch sử VN. Cho đến
hiện nay, không một nhà văn hóa nào lại phủ nhận ảnh hưởng lớn của
văn hóa TQ đối với vh VN. Qúa trình giao lưu tiếp biến ấy diễn ra cả
hai trạng thái: giao lưu cưỡng bức và giao lưu không cưỡng bức lOMoARcPSD|37752136
Thời gian: từ TK I đến TK X và từ 1407 đến 1427
- Những biến đổi về vh vật chất:
Trong quá trình giao lưu và tiếp xúc văn hóa với Trung Quốc, Việt Nam đã
trải qua nhiều thay đổi về đời sống vật chất. Dưới đây là một số điểm quan trọng: 1. **Nền kinh tế:**
- **Tăng trưởng thương mại:** Giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Trung
Quốc đã thúc đẩy hoạt động thương mại, đưa vào Việt Nam nhiều hàng hóa
từ Trung Quốc. Điều này có thể đã làm tăng sự đa dạng và phong phú của
hàng hóa trên thị trường trong nước.
2. **Nông nghiệp và đời sống nông dân:**
- **Chuyển đổi nông nghiệp:** Có thể có sự chuyển đổi trong nông
nghiệp với việc giới thiệu các phương pháp, giống cây, và kỹ thuật từ Trung
Quốc. Điều này có thể đã cải thiện năng suất và đời sống của người nông dân.
3. **Kiến trúc và đô thị hóa:**
- **Ảnh hưởng kiến trúc:** Giao lưu với Trung Quốc có thể đã ảnh hưởng
đến kiến trúc của các thành phố và làng quê. Các kiến trúc truyền thống có
thể đã chịu sự đa dạng hóa hoặc sự ảnh hưởng từ kiến trúc Trung Quốc. 4. **Văn hóa ẩm thực:**
- **Phong phú hóa ẩm thực:** Giao lưu văn hóa đã đưa vào Việt Nam
nhiều món ăn, kỹ thuật nấu ăn, và nguyên liệu từ Trung Quốc. Điều này đã
làm phong phú thêm ẩm thực và khẩu vị của người Việt.
5. **Văn hóa thời trang và lối sống:**
- **Ảnh hưởng về trang phục:** Trong lĩnh vực thời trang, có thể thấy ảnh
hưởng từ Trung Quốc qua việc mặc áo dài, cũng như trong việc sử dụng các
loại trang sức và phụ kiện.
6. **Giáo dục và tri thức:** lOMoARcPSD|37752136
- **Chia sẻ tri thức:** Giao lưu văn hóa có thể đã đóng góp vào việc chia
sẻ tri thức giữa hai quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và tri thức. 7. **Xã hội công bằng:**
- **Ảnh hưởng đến cộng đồng:** Giao lưu với Trung Quốc có thể đã tác
động đến tổ chức xã hội và cộng đồng, có thể tăng cường hoặc thách thức
các giá trị xã hội tự nhiên của Việt Nam.
4 Trình bày diện mạo văn hoá Đại Việt thời Lý - Trần
- Gioi thiệu nhà Lý-Trần: Thời đại Lý-Trần là thời kì huy hoàng trong
lịch sử Việt Nam. Hai triều đại phát triển nối tiếp nhau gần 4 thế kỷ và
thể hiện có nhiều nét tương đồng. Đây là thời kỳ các triều đại pk Việt
Nam, xây dựng được nhà nước pk tw tập quyền hùng mạnh, khẳng
định sức mạnh dân tộc, thực hiện nền độc lập tự chủ bền vững sau
1000 năm mất nước, đây cũng là thời kì văn hóa Việt Nam được phục
hưng mạnh mẽ. Hào quang của văn hóa ĐS được tỏa sáng sau một thời gian dài bị lu mờ - Đặc trưng văn hóa:
- Văn hóa vật chất: Sau dời đô, tại Thăng Long, nhà Lý cho xây dựng
nhiều cung điện, đền đài, thành lũy. Thành Thăng Long là một công
trình xây dựng thành lũy lớn nhất trong các triều đại pk
- Kiến trúc đời Lý pt rất mạnh. Những di tích nhà Lý còn lại đến nay
như chùa Gijam, chùa Một Cột, tháp Bảo Thiên, tháp Sùng Thiện
Diên Linh (chùa Đọi-Nam Hà), tháp Chương Sơn (Ý Yên-Nam Định )
đều là những công tình có quy mô lớn hòa hợp với cảnh trí thiên nhiên xung quanh.
- Cùng với kiến trúc,các nghề thủ công rất pt ở thời Lý như nghề dệt,
gốm, mỹ nghệ. Nghề dệt đã có nhiều thành tựu. Từ vải, lụa đến những
loại gấm đoạn với đủ các màu sắc và họa tiết trang trí đặc sắc đã được
những thợ dệt khéo tau và thông minh nhà Lý làm ra
- Nghề gốm là nghề có bước pt khá dài và đạt trình độ cao. Những lò
gốm thời này lagm ra khá nhiều gạch, ngói, đb là loại ngói bằng sứ
trắng, ngói tráng men và những loại gạch khổ lớn có trang trí và khắc niên hiệu đời Lý
- Thời Trần, nghề thủ công còn có những bước phát triển mới, hình
thành những làng nghề chuyên sản xuất một mặt hàng nhất định, như
làng Ma Lôi (Hải Hưng). Kinh thành Thăng Long chia làm 61 lOMoARcPSD|37752136
phường. Tại đây không chỉ có chợ mà còn có phường thủ công và phố xá buôn bán
- Văn hóa tinh thần:
- + Hệ tư tưởng: Dung hoà Nho – Phật – Đạo. Trong đó Phật giáo giữ vai
trò quan trọng. Đến thế kỉ X, Phật giáo đã có những bước phát triển lớn,
nhiều chùa chiền xuất hiện. Đó là các đại danh lam kiêm hành cung, các
trung danh lam và chùa các đại sư. Tất nhiên là ngay từ cuối thời Bắc
thuộc, đạo Phật đã có tư cách là một tác nhân của khối đại đoàn kết, là
chỗ dựa tinh thần của dân tộc. Đb vai trò quan trọng của các trí thức phật
giáo lúc bất giơ. Nhà vua và tầng lowspquys tộc rất sùng mộ đạo Phật,
các sư tăng và tín đồ Phật giáo tăng về cả số lượng và chất lượng. Nho sĩ
còn thưa thớt. vì vậy nhà chùa là nơi đào tạo ra những sư tăng đồng thời
những trí thức thời đại. Những trí thức này là người nối liền Phật giáo
với Nho giáo và Đạo giáo. Chính họ là người đã đặt nền cho chính sách
tam giáo đồng nguyên. Với những tri thức ấy Phật giáo đã gạt bỏ đi
những nhân tố thị động để tham gia vào sự nghiệp giải phosg và xây
dựng đất nước. Trong các thời đại Ngô, Đinh, Tiền Lê và Lý các cao
tăng tham gia chính sự ở triều đình
- Phật giáo giai đoạn này còn tác động đến tư tưởng, tâm lí, phong tục và
nếp sống của đông đảo nhân dân ở các làng xã. Nó có ảnh hưởng to lớn
với kiến trúc, điêu khắc, thơ văn và nghệ thuật
- Thời kì đầu giai đoạn tự chủ Nho giáo chưa mạnh nên số lượng Nho sĩ
còn ít và ảnh hưởng của nó trong xã hội còn hạn chế
- + Chế độ giáo dục, thi cử: năm 1070, nhà Lý Xây dựng Văn Miếu Quốc
Tử Giám. Năm 1075, Mở khoa thi để lựa chọn nhân tài. Sau đó, nhà Lý
còn mở những khoa thi đầu tiên với các môn thi: viết chữ, làm tính, hình
luật,… Từ đây, Nho giáo bắt đầu có địa vị trong xã hội
- Đến nhà Trần, vương triều đã chính quy hóa, tạo ra quy củ cho việc học
hành, thi cử, lập Quốc học viện để cho con em quý tộc, quan lại, nho sĩ
vào học. Tại lộ, phủ, châu, chức học quan đc đặt ra. Không chỉ có những
trường học của vương triều, các nho sĩ còn lập ra trường học ở các xóm
làng. Thể lệ thi cử, học vị đc quy định. Năm 1247, nhà Trần đặt danh
hiệu tam khôi (ba học vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) dành cho
ba người thi đỗ xs trong các kì thi Đình
⇨ Tầng lớp nho sĩ ngày càng đông đảo, trong hàng ngũ quan lại, người
xuất thân từ nho sĩ ngày càng nhiều hơn. Nho giáo dần pt lấn át Phật giáo
- + Ngôn ngữ: Chữ Hán, chữ Nôm (0,5đ)
- + Văn học: Nền văn học chữ viết được hình thành với một đội ngũ tác
giả hùng hậu. Đội ngũ này được tạo ra từ hai nguồn: một là các tri thức
Phật Giaso, hai là các tri thức Nho giáo. Căn cứ vào các tài liệu hiện có, lOMoARcPSD|37752136
từ tk X đến tk XII có trên 50 tác giả, trong số đó, đa số là các nhà sư, từ
tk XIII đến thế kỉ XIV có trên 60 tác giả, trong số đó đa số là Nho sĩ
- : +Thời Lý:chủ yếu là thơ của các nhà sư do đó nội dung liên quan đến
triết học và giáo lý thiên tông. Tuy thế nhiều bài thơ có ý nghĩa nhân
sinh và giá trị văn hóa. Đáng lưu ý nhất là bài Nam quốc sơn hà, của Lý
Thường Kiệt, Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn
- + Thời Trần đa số thi nhân là nho sĩ. Các tác giả như Đinh Củng Viên,
Nguyễn Thuyên, Trương Hán Siêu, Nguyễn trung Ngạn, Chu Văn An,
còn để lại các tập thơ ở đời, đều xuất thân từ cửa Khổng sân Trình
- Bên cạnh dòng văn học viết bằng chữ Hán, lịch sử thời kì này chứng
kiến sự hình thành của văn học chữ Nôm. Chữ Nôm có thể có từ thời Lý
nhưng thơ văn bằng Chữ Nôm thời Lý thì chưa có bằng cứ. Các tác giả
có thơ văn chữ Nôm thời này là Trần Nhân Tông, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Thuyên
- Tinh thần yêu nước thiết tha là một đặc điểm nổi bật ở
thời đại Lý Trần tinh thần yêu nước ấy luôn luôn được
thể hiện trong các tác phẩm văn học, sử học, trong mỗi
bài thơ, bài hịch, bài chiếu của các nhà sư, nho sĩ, tướng quân hoặc vua chúa.
- Ca ngợi tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc (mang Hào khí Đông A) +
Dòng thơ Thiền mang màu sắc Phật giáo
- + Nghệ thuật điêu khắc phát triển, nghệ thuật điêu khắc trên đá, trên
gốm thể hiện một phong cách đặc sắc và một tay nghề khá thuần thục.
Bố cục tượng gọn, đẹp, cân xứng nhưng không trùng lặp và đơn điệu.
Từng chi tiết được chú ý khi chạm trổ, những đường cong mềm mại,
gợi tả nên vẫn thanh thoát nhẹ nhàng. Hình tượng con rồng thời lý khá
độc đáo. Kiến trúc mỹ thuật thời Lý có nét tương đồng với kiến trúc,
mĩ thuật Chăm. Cung như một số nước ĐNA
- + Nghệ thuật quân sự: Chính sách “ngụ binh ư nông”. Coi trọng giáo dục
lòng yêu nước, rèn luyện võ nghệ cho binh sĩ (0,5đ)
Tóm lại, thời kỳ Lý-Trần đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong sự
phát triển của văn hóa Việt Nam, với sự kết hợp của nền văn hóa
truyền thống và ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác,
5 Trình bày đặc điểm hệ thống tín ngưỡng Việt Nam lOMoARcPSD|37752136
Khái niệm: Tín ngưỡng là sản phẩm sáng tạo thuộc vh tinh thần phản ánh sự
tự nhận thức của con nguời về thân phận của mình trong vũ trụ, trong mqh
với tự nhiên và với cõi nhân sinh từ thế hệ này sang thế hệ khác
Tín ngưỡng thể hiện niềm tin linh thiêng, sùng bái của con ng hướng tới
những điều huyền bí, siêu nhiên, đc thể hiện ra bằng hđ riêng của mỗi cộng đồng
Các tín ngưỡng chủ yếu của người Việt là: tín ngưỡng thờ các thần tự nhiên
(tín ngưỡng vạn vật hữu linh), tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên, tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu
- Đặc điểm tín ngưỡng Việt Nam: + Tôn trọng, gắn bó với tự nhiên + Hài hòa âm dương + Đề cao phụ nữ
+ Mang đậm dấu ấn nông nghiệp
+ Giao thoa, tiếp biến với các tôn giáo ngoại lai
6 Trình bày ý nghĩa văn hoá của lễ hội truyền thống Việt Nam
+ Thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và giải trí. Lễ hội mang giá trị nhân sinh bởi niềm
tin vào thế giới tự nhiên đã được nhân hóa thành cái siêu nhiên mang phẩm chất
người, giá trị người, Chính vì vậy lễ hội thỏa mãn nhu cầu tin ngưỡng, giải trí của
con người. Cuộc sống hôm nay với những bộn bề lo toan, con người luôn căng
thẳng bởi nhịp điệu gấp gáp và những toan tinh đời thường. CMKHKT và quá trình
toàn cầu hóa tác động một cách cụ thể và trực tiếp đến đời sống con người cả
phương diện vật chất và tinh thần. Đó cũng chính là khi tiếng gọi về nguồn cội cất
lên trong tâm linh, khiến con người tim đến với lễ hội là tòm về với cái tự nhiên lOMoARcPSD|37752136
của mình, để khẳng định nguồn gốc cộng đồng và bản sắc văn hóa, tim về với cái riêng trong cái chung
+ Cố kết cộng đồng, thể hiện lòng biết ơn Người Việt Nam từ hàng ngàn đời nay
có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.
Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc.
Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội của
dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người.
+ Thể hiện tinh thần dân chủ, nhân bản. Lễ hội xuất hiện khi xã hội chưa có
giai cấp và vẫn tồn tại ở các xã hội văn minh. Tinh thần dân chủ của lễ hội
được khẳng địng ở chỗ tất cả mọi người, mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong đời
sống xã hội đều được tham gia và bình đẳng trong hoạt động lễ hội. Đến với lễ
hội, toàn thể cộng đồng đều hóa thân, nhập cuộc, thực sự thưởng thức và sáng
tạo. Khi đó. Con người đc thực thi khát vọng dân chủ ngày thường, vì nhiều lí
do khác nhau, không phải lúc nào cũng có được, thậm chí bị vùi dập. Không
khí trang nghiêm, hồ hởi của lễ hội đã khích thích mọi tài năng, năng khiếu, ý
chí vươn tới sự hoàn thiện, hoàn mỹ của con người
+ Góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đối với
văn hóa Việt Nam, lễ hội càng có giá trị đặc biệt. Nó không chỉ là môi trường
tiềm ẩm những nhân tố dân chủ trong sáng tạo và hưởng thụ giá trị văn hóa, nó
không chỉ là bảo tàng lịch sử văn hóa dân tộc mà còn là sức mạnh của văn hóa nội
sinh để chống lại sự đồng hóa về phương diện văn hó, để bảo vệ bản sắc dt của vh
VN. Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất
và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các
thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống
quý báu của dân tộc theo cách riêng,
7 Trình bày những đặc trưng văn hoá trang phục của Việt Nam.
Khái niệm trang phục: trang phục là khái niệm dùng để chỉ các loại đồ mặc như
áo quần, đồ đội như mũ, khăn nón, đồ đi như giày dép guốc, những trang phục
như khăn quàng thắt lưng cùng với các đồ trang sức. Chức năng chủ yếu của
trang phục là nhằm bảo vệ thân thể con người và để làm đẹp cho con người
Văn hóa trang phục: đằng sau trang phục là thị hiếu thẩm mỹ, là quan niệm
sống, là sự thể hiện trình độ nhận thức trong văn hóa ứng xử. Mỗi người thể
hiện một quan niệm riêng, mỗi dân tộc có một sự lựa chọn riêng, sự lựa chọn
đó làm nên diện mạo văn hóa trong trang phục. lOMoARcPSD|37752136
Trang phục của người Việt có thể được xem xét bằng cách phân định thời gian:
trang phục truyền thống, trang phục hiện đại. Cũng có thể tieeso cận vấn đề từ
góc độ trang phục đời thường, trang phục lễ hội. Hoặc chỉ ra các lớp văn hóa
hội tụ trên trang phục người Việt từ phương Đông và Phương Tây. Người Việt
đã rất tinh tế và linh hoạt khi tiếp nhận những yếu tố văn hóa ngoại sinh phù
hợp với văn hóa mặc truyền thống của mình, để làm phong phú và độc đáo
thêm cho văn hóa trang phục dân tộc mà không bị mất đi quan điểm thẩm mỹ mang tính thời đại
Đặc trưng văn hoá trang phục Việt Nam: (tr125)
a. Trang phục truyền thống
+Về màu sắc, người Việt chủ yếu dùng màu nâu hoặc đen gần với màu bùn
đất. phù hợp với công việc lao động đồng áng. Sau này, những màu sắc
được tận dụng và chế biến từ tự nhiên xuất hiện đa dang hơn, màu đen là từ
lá tre đốt thành, màu xanh từ lá câu, nhựa cây, màu vàng từ gạch non hoặc cây dành dành
+ Chất liệu: ngay từ buổi đầu bình minh lịch sử, người Việt đã biết tận dụng
các chất liệu tự nhiên để tạo nên trang phục cho mình. Chất liệu mà người
Việt cổ sử dụng ban đầu là vỏ cây, lá cây, những sợi dây rừng. Dần dần,
người Việt đi xa hơn trong sáng tạo văn hóa, không chỉ tận dụng cái vốn có
của tự nhiên mà còn tạo ra chất liệu để sp văn hóa mặc ngày càng phong
phú hơn. Người ta bắt đầu sd cây gai, cây boongm trồng dâu nuôi tằm lấy kén để dệt vải
+ Kiểu dáng qua các thời kỳ lịch sử:
- Người phụ nữ bổ sung thêm cho bộ sưu tập của mình bằng chiếc áo
cánh, rồi sau đó là yếm thắm, dải lụa hồng. Bên cạnh trang phục đời
thường đã xuất hiện trang phục lễ hội với áo mớ bảy, mớ ba nuột nà
mềm mại. Áo yếm xuất hiện từ thời nhà Lý và dần cách tân khi hội nhập
với vh phuobf Đông và phương Tây. Người ta đã bắt đầu biết tôn vinh vẻ
đẹp cho người phụ nữ bằng những sáng tao từ áo yếm
- Người đàn ông cũng không bằng lòng với chiếc khố che thân mà đã biết
tạo cho mình bộ áo quần riêng. Trong đời thường đó là áo cánh, có hai
túi dưới xẻ tà. Đi cùng với áo cánh có khi đơn giản là đóng khố, có khi là
quần lá tọa rộng rãi tiện lợi cho đi làm, trong sinh hoạt đời thường. Xuất
hiện một loại quần ống hẹp, đũng cao, gọn gàng hơn và thường may
bằng vải màu trắng, đó là quần ống sớ. Lễ phục của người đàn ông về
sau là áo dài, khăn xếp bổ sung thêm lOMoARcPSD|37752136
+ Thời kì chịu ách đô hộ của TQ
- Văn hóa mặc của người Việt ít nhiều chịu tác động và thay đổi khi tiếp
xúc với văn hóa Trung Quốc. Chủ trương đồng hóa văn hóa Việt của
người TQ ban đầu bị phản đối quyết liệt, nhưng sau đó người Việt đã
tiếp nhân các yếu tố văn hóa vật chất cũng như lối ăn mawhc của người
TQ để làm giàu thêm cho vh truyền thống.
- Ta có thể nhìn thấy cổ Tầu trên tà áo Việt hay những hoa văn, những họa
tiết, những sắc màu vốn ko quen thuộc trong thị hiếu người VN, Trong
kho tàng trang phục của người Việt có áo ngắn, áo dài, áo khách (áo
cánh phụ nữ theo kiểu người Hia, xẻ giuwaxm cổ cao, có khuy tết)
+ Khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây.
- Khi tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc, văn hóa mặc của người Việt chỉ
thay đổi một vài yếu tố nhưng khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây thfi
cái truyền thống của người Việt đã chịu tác động của cái hiện đại và thay đổi rất nhiều
- Sự thay đổi của áo cao lãnh thành áo tứ thân để tiện sinh hoạt và phù hợp
với người phụ nữ chốn thôn quê tảo tần lam lũ thành áo ngũ thân cho
phụ nữ thành thị. Chiếc áo dài ngày hôm nay chính là kế thừa áo tứ thân
ngũ thân ấy mà cách tân, tạo thành. Nó được sử dụng rộng rãi dưới thời
nhà Nguyễn, đến sau CMT8, áo dài ít được sử dụng vì không phù hợp
với môi trường xã hội. Ngày nay, áo dài là nơi thể hiện cá tính sáng tạo
và thị hiếu thẩm mĩ của con người cá nhân rất rõ, nó trở thành biểu
tượng của văn hóa mặc trong tâm thức con người
- Trang phục của nữ giới thay đổi rõ rệt nhất. Cái truyền thống chỉ còn giữ
lại ở một nửa ở tà áo dài,nửa kia là của hiện đại, áo dài Việt Nam đã trở
thành biểu tượng của sự kết hợp thông minh và tài hoa trong sáng tạo
của người Việt, trở thành nét độc đáo trong văn hóa trang phục Việt
Nam hôm nay, làm mê say bao du khách, áo dài may thân bó sát làm nổi
bật nét cong mềm mại, sự dịu dàng đằm thắm của người phụ nữ. Trang
phục của phụ nữ là tâm điểm của một nghề rất phát triển hiện nay: thiết kế thời trang.
- Bộ sưu tập của nữ giới ngày càng phong phú: áo sơ mi, áo phông với đủ
sắc màu, kiểu dáng, quần cũng đủ kiểu, đủ mốt thời trang, vừa rất mềm
mại, vừa khỏe khoắn năng động phù hợp với môi trường xh
- Cùng với đó, trang phục của nam giới cũng không còn mang dáng dấp
xưa, họ cũng có sơ mi, comle. Cavat, quần âu, áo khoác lắm màu nhiều kiểu. lOMoARcPSD|37752136
- Qúa trình xâm nhập của vh phương Tây một mặt hiện đại hóa văn hóa
nước nhà, mặt khác làm mất đi nét đẹp truyền thống. Cái mặc của người
Việt xưa nay nghiêng về sự kín đáo tinh tế thì ngày nay nhiều bộ trang
phục khiến nhiều người phải suy ngẫm về quan niệm thẩm mĩ. Vì vây,
trong quá trình nhập thân vưn hóa đòi hỏi mỗi chúng ta phải giữ gìn nét
đẹp trong văn hóa mặc của dân tộc mình, nhưng đồng thời cũng biết tôn
trọng cái khác biệt trong văn hóa mặc của dân tộc khác. Việt Nam có 54
dân tộc thì có 54 bộ trang phục dân tộc khác nhau, mỗi bộ trang phục ấy
giống như chứng minh thư tâm lý của từng dân tộc giúp chúng ta phân
biệt văn hóa dt này với dt khác
8 Trình bày những đặc điểm của gia đình người Việt truyền thống.
- Khái niệm gia đình: Gia đình chỉ một cộng đồng người được hình thành và
phát triển trên cơ sở hôn nhân, huyết thống, pháp lý, và có quan hệ mật thiết
với nhau trong sh vật chất và sinh hoạt tinh thần, thực hiện các chức năng sinh
học, kinh tế, văn hóa, xã hội, tâm linh. Gia đình có thể tiếp cận dưới nhiều góc
độ khác nhau trong đó gia đình hạt nhân đang ngày càng trở nên phổ biến ở các
nước phương Đông và phương Tây.
- Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, mô hình gia đình xuất hiện từ rất sớm,
kiểu gia đình được xác định dựa trên nguyên lí hôn nhân phản ánh trong truyền
thuyết Sơn Tinh-thủy Tinh, truyền thuyết Thánh Giongs lại cho ta thấy mô hình
gia đìn dựa trên nguyên lí huyết thống. Chử Đồng Tử và Tiên Dung cong chúa
là kiểu gia đình tự nguyện dựa trên nguyên lí tình cảm, đạo đức. Từ khi luật
Hôn nhân và Gia đình của VN chưa ra đời thì mô hình gia đình của người Việt
đã định hình dựa trên các lệ tục.
- Khái niệm văn hoá gia đình là hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù
điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa gia đình với
xã hội, phản ánh bản chất của các hình thái gia đình đặc trưng cho các cộng
đồng, các tộc người được hình thành và phát triển qua lịch sử lâu dài của đời
sống gia đình, gắn liền với những điều kiện phát triển kinh tế, môi trường tự nhiên và xã hội.
- Đặc điểm gia đình người Việt truyền thống:
+ Tính tiểu nông, tiểu thủ công nghiệp + Gắn bó với dòng họ + Tính phụ quyền
+ Đề cao vai trò người phụ nữ
- Liên hệ những biến đổi trong gia đình hiện nay lOMoARcPSD|37752136
Trong thời đại mới hiện nay ngày nay thường chứa đựng nhiều biến đổi so với mô
hình truyền thống trước đây. Mặc dù vẫn giữ được tính chất gia đình là nơi gắn kết
tình cảm và hỗ trợ, nhưng có sự đa dạng hóa trong vai trò và quyền lực của các
thành viên. Đối với vấn đề tính phụ quyền, người phụ nữ ngày nay thường có thêm
cơ hội và tự do trong quyết định gia đình. Sự thay đổi này phản ánh xu hướng xã
hội hỗ trợ bình đẳng giới và sự phát triển kinh tế, giáo dục. Tính tự chủ và đa dạng
hóa về vai trò gia đình cũng thể hiện trong việc phụ nữ không chỉ đảm nhận trách
nhiệm gia đình mà còn tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp và xã hội. Điều
này tạo ra một môi trường gia đình linh hoạt và thích ứng với thách thức của thời
đại, đồng thời góp phần vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội. Tính tự chủ và
đa dạng hóa về vai trò gia đình cũng thể hiện trong việc phụ nữ không chỉ đảm
nhận trách nhiệm gia đình mà còn tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp và xã
hội. Điều này tạo ra một môi trường gia đình linh hoạt và thích ứng với thách thức
của thời đại, đồng thời góp phần vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội
9 Trình bày những đặc điểm của lễ Tết Việt Nam.
Khái quát hệ thống lễ Tết Việt Nam g
+ Khái niệm và cơ sở hình thành:
+ Giới thiệu, phân tích một số lễ Tết tiêu biểu
- Đặc điểm của lễ Tết Việt Nam
+ Cấu trúc: lễ và tết; gắn liền với thời tiết, thời vụ
+ Mang dấu ấn và bản sắc riêng; thể hiện tính cộng đồng, cộng cảm
10 Trình bày những biến đổi của văn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu với
văn hóa Pháp giai đoạn 1858 – 1945.
Khái niệm giao lưu tiếp biến (0,5 đ)
- Những biến đổi của văn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu với văn hóa Pháp: (3,5đ):
+ Khái quát lịch sử (0,5 đ): không phải đến khi người Pháp vào xâm lược giao lưu
giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa phương Tây mới diễn ra. Bởi trong văn hóa của
cư dân Óc Eo, người ta đã nhận thấy nhiều di vật của các cư dân La Mã cổ đại: “2
huy chương hay tiền La Mã, một vật thời Antonic, 1 vật thời Marcus Anrelius. lOMoARcPSD|37752136
Những di vật đó nói lên rằng Óc Eo đã có nhuwxngx quan hệ thương mại qte rộng rãi
- Thế kỉ XVI, các linh mục phương Tây đã vào truyền giáo ở vùng Hải
Hậu, và chúa Trịnh vua Lê ở Đàng Ngoài cũng như các chúa Nguyễn ở ở
đàng trong, rồi nhà Tây Sơn đều có quan hệ với phương Tây. Tuy nhiên,
quan hệ thực sự diễn ra vào nửa sau thế kỉ XIX, khi thực dân Pháp đánh
chiếm cửa Căn Giờ và đặt ách cai trị lên dân tộc Việt Nam, Đây là thời
kì biến động lớn về tư tưởng và chính trị, đồng thời văn hóa Việt Nam
cũng có sự thay đổi căn bản
+ Tính chất (hình thức giao lưu) có hai dạng: thứ nhất là giao lưu một cách cưỡng
bức áp đặt, thứ hai là tiếp nhận một cách tự nguyện
+ Phân tích biến đổi trong văn hóa vật chất: (1,5đ)
- Các loại hình kiến trúc Goothic được tiếp nhận, đô thị và phố phường
qui hoạch theo kiểu Pháp được xây dựng ở khắp các đô thị từ Bắc vào Nam
- Các món ăn âu, các kiểu trang phục hiện đại cùng lối sống, tâm lí của xã
hội tư bản dần dần ảnh hưởng đến các thành thị
- Sự xuất hiện của các ptien văn hóa như nhà in, máy in ơ VN
+ Phân tích biến đổi văn hóa tinh thần (1,5đ)
- Về phía người Pháp, đội quân xâm lược và đô hộ rất có ý thức dùng văn
hóa như một công cụ cai trị nên bị người dân Việt phản ứng một cách
quyết liệt. Có thể thấy thái độ ấy của các nhà nho yêu nước ở Nam Bộ
hồi cuối thế kỉ XIX như Nguyễn Đình Chiểu, Trương Công Định,
Nguyễn Trung Trực. Vì vậy người Việt chống lai cả văn hóa mà đội
quân đi xâm lược định áp định cho họ. số phận của chữ Quốc ngữm
trong giai đoạn này chính là nằm trong thái độ ấy. Tuy nhiên viuws
người Việt, vận mệnh dân tộc là thiêng liêng nhất, bằng thái độ cởi mơt,
học đã tiếp nhận những giá trị, những thành tố văn hóa mới, miễn sao
chúng có tác dụng hữu ích trong công cuộc chống ngoại xâm, dành lại độc lập dân tộc.
- Qúa trình giao lưu và tiếp xúc của văn hóa Việt Nam và văn hóa phương
Tây giai đoạn này đã khiến người Việt Nam thay đổi cấu trúc lại nền văn
hóa của mình đi vào vòng quay của văn minh phương Tây. Chữ Quốc lOMoARcPSD|37752136
ngữ từ chỗ là loại chữ viết dùng tỏng nội bộ tôn giáo được dùng như chữ viết của một nền vh.
- Sự xuất hiện của báo chí, nhà xuất bản
- Sự xuất hiện của một loạt các thể loại, loại hình văn nghệ mới như tiểu
thuyết, thơ mới, điện ảnh, kịch nói, hội họa
- Đạo kito, đạo Tin lành được tiếp nhận -
+ Liên hệ những ảnh hưởng của quá trình giao lưu và tiếp biến với văn hóa Pháp hiện nay. (0,5đ)
- từ sau CMT8, việc giao lưu và tiếp biến văn hóa có sự thay đổi rất rõ nét so với
các giai đoạn trước. Với quan điểm mà đồng chí Đỗ Mười đã tuyên bố tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VII của ĐCSVN: VN muốn làm bạn với tất cả các nước,
hoàn cranh lịch sử của giao lưu và tiếp biến văn hóa đã thay đổi về nhiều phương diện
- Ngày nay, văn hóa VN cũng chịu một số kết quả từ cuộc giao lưu tiếp biến với
văn hóa phương Tây, phong cách ăn mặc và ẩm thực cũng có những biến tấu dựa
trên cơ sở của văn hóa Pháp
- Ý nghĩa của những biến đổi đó (0,5đ): những biến đổi đó đã dẫn đến sự biến đổi
mạnh mẽ trong văn hóa Việt Nam. Nhờ tinh thần dũng cảm đấu tranh, kiên trì bển
bỉ trong tiếp thu, sáng tạo mà một bộ phận của văn hóa VN đã được hội nhập quốc
tế, đb là vùng văn hóa đô thị. Cha ông chúng ta đã khéo léo tiếp thu, sang lọc tinh
hoa của văn hóa phương Tây để dần dần đạt đến sự hài hòa giữa Âm-Dương và hài
hòa Đông-Tây mà trong đó những nhân tố bên trong, nội tại đậm nét, những khuôn
vàng thước ngọc của văn minh phương Tây cũng phải thay đổi cho phù hợp với
văn hóa Việt Nam, truyền thống Việt Nam II. Câu hỏi vận dụng
1. Phân tích đặc điểm của lễ hội truyền thống Việt Nam. Liên hệ việc thực hành lễ hội hiện nay.
- Đặc điểm lễ hội truyền thống
+ Khái niệm và sự hình thành, phát triển qua các thời kỳ lịch sử:
- Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tất yếu nảy sinh trong xá
hội loiaif người trên cơ sở nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con
người khi sống thành cộng đồng lOMoARcPSD|37752136
- Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của
con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của
con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện
- Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất
phát từ nhu cầu cs, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình
yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình. Lễ hội là hoạt
động của một tập thể người, liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo. Do
nhận thức, người xưa rất tin vào trời đất, thổ thần, thủy thần, sơn thần,
lễ hội cổ truyền đã phản ánh hiện tượng đó
- Lễ hội của dân tộc Việt Nam đã hình thành và phát triển cùng với lịch
sử dân tộc, của đất nước biểu hiện qua trống đồng Đông Sơn, mà tiêu
biểu ở vùng ĐBBB-cái nôi của dân tộc Việt đó là Hội mùa, Hội lang
ngày hội cố kết cộng đồng, biểu trưng những giá trị của đời sống tâm
linh, đs xã hội và văn hóa cộng đồng.
- Theo thư tịch cổ, lễ hội của người Việt đc ghi chép từ thời nhà Lý, thế
kỉ XI. Trong thực tế, lễ hội đã diễn ra từ ngàn xưa, ban đầu mang tính
tự phát, nghi lễ được tổ chức giản đơn, biểu hiện quan hệ của con
người đối với những lực lượng thần bí của siêu nhiên bằng niềm tin được linh thiêng hóa
- Đối với VN, nghề sản xuất chủ yếu trong xã hội truyền thống là sản
xuất lúa nước, đặc điểm nghề này phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết vậy
nên bất trắc đã tạo ra trong người nông dân nhu cầu tâm linh. Những
lúc mùa vụ, người nông dân phải đầu tắt mặt tối, một năng hai sương,
thời gian nông nhàn thường vào hai mùa thu và xuân, họ có nhu cầu tạ
ơn và cầu xin thần linh để có mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hp.
Mặt khác người dân cũng có khát vọng đc vui chơi giải trí, thể hiện
mình trong đs cộng đồng cho bõ những ngày vất vả. vì vậy, lễ hội dần
được hình thành. Qua thời gian và những biến thiên của lịch sử, lễ hội
đã dần lắng đọng nhiều lớp phù sa văn hóa đặc sắc + Đặc điểm:
- Nếu lễ Tết diễn ra trong phạm vi không gian gia đình thì lễ hội lại diễn ra
ngoài không gian cộng đồng làng, vùng miền, tổ quốc
- cấu trúc chia làm hai phần lễ và hội. Phần lễ là các nghi thức thờ cúng
được thực thi trong lễ hội, thường là có sự giống nhau trong các lễ hội, sau
này được thể chế hóa thành điển lễ của các triều đình pk. Chẳng hạn nghi
thức quy định khi nào dâng rượu, khi nào dâng trà, dâng oản quả, dâng thức ăn mặn lOMoARcPSD|37752136
- Phần hội là phần khác nhau giữa các lễ hội. Thành tố đáng lưu ý trong phần
hội là trò diễn. Trò diễn là hoạt động mang tính nghi lễ, diễn lại toàn bộ hay
một phần hoạt động của cuộc đời nhân vật được phụng thờ. Chẳng hạn như
trò diễn Thánh Giong đánh giặc Ân trong ngày hội Giong, trò diễn mô tả lại
Quang Trung đại phá quân Thanh trong lễ hội Đống Đa
Bên cạnh trò diễn là trò chơi Các loại hình lễ hội: - Liên hệ
+ Lễ hội ngày nay được tổ chức theo quy trình:
Thông thường địa phương nào mở hội cũng đều tiến hành theo ba bước sau: -
Chuẩn bị: Chuẩn bị lễ hội được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn chuẩn bị
cho mùa lễ hội sau và khi ngày hội đã đến gần. Chuẩn bị cho mùa lễ hội sau được
tiến hành ngay sau khi mùa hội trước kết thúc, mọi khâu chuẩn bị đã có sự phân
công, cắt cử mọi việc để đón mùa lễ hội năm sau. Khi ngày hội sắp diễn ra, công
việc kiểm tra lại đồ tế lễ, trang phục, quét dọn, mở cửa di tích, rước nước làm lễ tắm
tượng (mộc dục) cùng các đồ tế tự, thay trang phục mũ cho thần. . -
Vào hội: nhiều hoạt động diễn ra trong các ngày lễ hội, đó là các nghi thức tế
lễ, lễ rước, dâng hương, tổ chức các trò vui. Đây là toàn bộ những hoạt động chính
có ý nghĩa nhất của một lễ hội. Lễ hội thu hút nhiều đối tượng hay ít khách đến với lễ
hội, diễn ra trong nhiều ngày hay một ngày hoàn toàn chi phối bởi các hoạt động trong những ngày này. -
Kết thúc hội (xuất tịch, giã đám, giã hội): Ban tổ chức làm lễ tạ, đóng cửa di tích.
Lễ hội ở Việt Nam được tổ chức nhiều nhất vào ba tháng mùa xuân và mùa thu. Hai
khoảng thời gian trên là lúc người dân nhàn rỗi. Mùa xuân tiết trời ấm áp, mùa thu tiết
trời mát mẻ, đều thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội. Hai yếu tố cơ bản tạo nên sự thoải
+ Những điểm tích cực của lễ hội ngày nay? Những mặt còn hạn chế? ❖ Tích cực: •
Công tác tổ chức và quản lý lễ hội chuyển biến; việc ban hành và thực thi các
văn bản quản lý nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra lễ hội cho đến việc phục hồi và
phát huy có hiệu quả nhiều lễ hội dân gian, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và
phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. •
Hầu hết các lễ hội đều được tổ chức các nghi thức cúng lễ trang trọng, linh
thiêng và thành kính. Chương trình tham gia phần hội phong phú hấp dẫn, bảo tồn có
chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến
bộ, tiết kiệm, tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian, diễn xướng dân gian, dân ca, lOMoARcPSD|37752136
dân vũ, dân nhạc của các dân tộc để quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa của các dân tộc Việt Nam. •
Tổ chức lễ hội dân gian đã kết hợp gắn kết các hoạt động văn hóa, thể thao
truyền thống với quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
và mỹ tục truyền thống văn hoá lâu đời tốt đẹp, độc đáo của dân tộc ta. •
Do phát huy vai trò chủ thể của người dân, hoạt động lễ hội đã được xã hội hoá
rộng rãi, huy động được nguồn lực lớn từ nhân dân, nguồn tài trợ, cung tiến ngày càng
tăng, nguồn thu qua công đức, lệ phí, dịch vụ phần lớn đã được sử dụng cho trùng tu,
tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, tổ chức lễ hội đã và đang góp phần bảo tồn các
phong tục, tập quán truyền thống và hoạt động phúc lợi công cộng. •
Thông qua lễ hội, đã và đang tạo lập môi trường thuận lợi để nhân dân thực sự
là chủ thể của hoạt động lễ hội, chủ động sáng tạo, cùng tham gia tổ chức, đóng góp
sức người sức của cho các lễ hội truyền thống, nâng cao trách nhiệm của tổ chức cá
nhân và cộng đồng trong tham gia hoạt động lễ hội, phù hợp với sự phát triển kinh tế
xã hội của đất nước và nhu cầu tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân. ❖ Tiêu cực:
Đơn điệu hoá lễ hội: •
Mỗi lễ hội đều có cốt cách, sắc thái riêng, cuốn hút khách thập phương đến với
lễ hội làng mình. Tuy nhiên, ngày nay, lễ hội đang đứng trước nguy cơ nhất thể hoá,
đơn điệu hoá, hội làng nào, vùng nào cũng na ná như nhau, làm thui chột đi tính đa
dạng của lễ hội, du khách thập phương sau một vài lần dự hội thì cảm thấy nhàm chán
và không còn hứng thú đi chơi hội nữa.
Trần tục hoá lễ hội: •
Trong phục hồi và phát triển lễ hội, do chưa nắm được ý nghĩa thiêng liêng, đặc
biệt là cách diễn đạt theo cách “biểu trưng”, “biểu tượng” của người xưa, nên lễ hội
đang bị trần tục hoá, tức nó không còn giữ được tính thiêng, tính thăng hoa và ngôn
ngữ biểu tượng của lễ hội và như vậy lễ hội không còn là lễ hội đích thực nữa.
Quan phương hoá lễ hội: •
Trong việc phục hồi và phát huy lễ hội cổ truyền hiện nay, dưới danh nghĩa là
đổi mới lễ hội, gắn lễ hội với giáo dục truyền thống, gắn lễ hội với du lịch…đây đó và
ở những mức độ khác nhau đang diễn ra xu hướng quan phương hoá, áp đặt một số
mô hình định sẵn, làm cho tính chủ động, sáng tạo của người dân bị suy giảm, thậm
chí họ còn bị gạt ra ngoài sinh hoạt văn hoá mà vốn xưa là của họ, do họ và vì họ.
Chính xu hướng này khiến cho lễ hội mang nặng tính hình thức, phô trương, “giả
tạo”, mà hệ quả là vừa tác động tiêu cực tới chủ thể văn hoá, vừa khiến cho du khách
hiểu sai lệch về nền văn hoá dân tộc.
Thương mại hoá lễ hội: •
Cùng với xu hướng phục hồi và phát triển lễ hội hiện nay, thì không ít các hoạt
động mang tính “thương mại hoá”, lợi dụng lễ hội để thu lợi bất chính, ép buộc, bắt
chẹt người đi trẩy hội, đặc biệt là lợi dụng tín ngưỡng trong lễ hội để “buôn thần bán lOMoARcPSD|37752136
thánh” theo kiểu “đặt lễ thuê”, “khấn vái thuê”, bói toán, đặt các “hòm công đức” tràn
lan, tạo dựng các “di tích mới” để thu tiền như trong lễ hội Chùa Hương, Bà Chúa
Kho. . Cũng không phải không có một số “tổ chức” mệnh danh là quản lý lễ hội, hoạt
động du lịch để bán vé thu tiền bất chính khách trẩy hội. Những hoạt động thương mại
này đi ngược lại tính linh thiêng, văn hoá của lễ hội, đẩy lễ hội rớt xuống mức thấp
nhất của đời sống trần tục.
2. Phân tích những đặc điểm của làng Việt truyền thống. Liên hệ với vấn đề xây
dựng làng văn hoá trong giai đo ạn hiện nay. Khái niệm làng
+ Làng là đơn vị cộng cư: Đơn vị cùng chung sống, cùng làm việc, cùng sinh hoạt
văn hóa của một cộng đồng dân cư. Vì thực tế ở làng ngoài bộ phận chính những
người làm nghề nông nghiệp, còn có một bộ phận dân cư sinh sống bằng các nghề
khác nữa như: làm gốm, làm mộc, làm nề, làm dệt, làm lụa, làm chiếu…
+ Vùng đất chung xác định, bao gồm: đất cư trú để người dân sinh sống; đất trồng
trọt, thâm canh, người ta có chung sở hữu về tài nguyên thiên nhiên như: nguồn
nước, ruộng đồng, sông ngòi, đê điều, bãi cỏ…
+ Làng có chung một tổ chức xã hội nông nghiệp vì cư dân sống chủ yếu ở làng là
cư dân nông nghiệp, nền kinh tế chủ yếu ở làng là nền kinh tế nông nghiệp. Và tổ
chức xã hội nông nghiệp ấy phải thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình, với dòng họ.
Khái niệm này chủ yếu gắn với làng quê truyền thống ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ,
với khoảng thời gian hình thành hàng nghìn năm; còn ở Nam Bộ chưa hẳn đã vậy.
- Đặc điểm làng Việt truyền thống
+ Cơ sở hình thành làng; cơ cấu dân cư và tổ chức hành chính
+ Làng được hình thành, tổ chức dựa vào hai nguyên lý cơ bản:
- Nguyên lý cùng huyết thống:
Người trong làng đều có họ, đều có quan hệ máu mủ, huyết thống với nhau.
Nguyên lý cùng huyết thống này xuất hiện chủ yếu ở thời công xã thị tộc. Lúc đầu
làng là nơi ở của 1 họ, về sau có nhiều dòng họ cùng cư trú, trong đó thường có 2-3
dòng họ lớn. Có nhiều làng là nơi ở của một họ mà cho đến nay người ta vẫn còn
tìm thấy dấu vết qua hệ thống các tên gọi của làng như: Làng Đặng Xá, Ngô Xá,
Nguyễn Xá, Lê Xá… Vì thế dân gian có câu Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
- Nguyên lý cùng nơi chốn
Khi công xã thị tộc tan rã, công xã nông thôn xuất hiện, các thành viên trong làng
còn gắn bó với nhau bằng quan hệ sản xuất để đối phó với môi trường tự nhiên, lOMoARcPSD|37752136
môi trường xã hội. Vì thế, bên cạnh câu Một giọt máu đào hơn ao nước lã còn có
câu Bán anh em xa mua láng giềng gần. Hai câu tục ngữ, hai cách ứng xử tưởng
như mâu thuẫn nhưng thực chất lại là một cách kết hợp độc đáo cùa làng Việt Nam.
Cơ cấu dân cư và tổ chức hành chính
+ Làng gồm 3 loại người:
- Kỳ mục (Hội đồng kỳ mục. Miền Nam gọi là Hội tề): Gồm Tiên chỉ, Thứ chỉ…
có trách nhiệm bàn bạc tập thể và quyết định các công việc của làng xã. (cơ quan lập pháp).
- Kỳ dịch (Lý dịch): Gồm Lý trưởng, xã trưởng, Hương trưởng, Trương tuần, Cai
lệ. . Do Hội đồng kỳ mục cử ra, trực tiếp thi hành các quyết định của Kỳ mục, trực
tiếp tổ chức, quản lý đời sống của dân làng. (cơ quan hành pháp).
- Cộng đồng dân cư: Chiếm số lượng đông đảo nhất, góp phần tạo nên diện mạo
văn hoá của mỗi làng. Gồm có: Dân chính cư (dân gốc ở làng); Dân ngụ cư (dân từ nơi khác đến trú ngụ).
+ Đặc trưng cơ bản của làng Việt
Tính cộng đồng:
- Biểu hiện của tính cộng đồng:
- Là đặc trưng số một của làng truyền thống Việt Nam. Cuộc sống nông nghiệp
phụ thuộc vào thiên nhiên, vì vậy người dân phải liên kết với nhau, dưa vào nhau
mà sống. Chính điều đó đã tạo nên tính cộng đồng.
Tính cộng đồng nhấn mạnh vào sự đồng nhất, tạo nên những tính cách tốt đẹp của người Việt Nam:
+ Luôn sẵn sàng đoàn kết, giúp đỡ nhau, coi mọi người như anh em trong
nhà: Lá lành đùm lá rách; Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ; Thương người như thể thương thân…
VD: Một người đi xa lâu ngày trở về làng, cả làng đến hỏi thăm; có ấm nước chè
tươi, ngon, cả làng đến uống; một người lên đường nhập ngũ, cả làng đến hỏi
thăm, chia tay, động viên…
+ Tạo nên tính tập thể cao, mang đến sức mạnh to lớn cho dân tộc, đặc biệt
là trong những trường hợp cần thiết như chống thiên tai, lũ lụt, chống giặc ngoại
xâm. .+ Ý thức cá nhân bị thủ tiêu, hoà tan vào các mối quan hệ xã hội, giải quyết
xung đột theo lối “hoà cả làng” (khác phương Tây: Con người được rèn luyện ý
thức cá nhân ngay từ nhỏ).
+ Tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm vào tập thể, tư tưởng an phận thủ thường, cả nể,
làm việc gì cũng sợ rút dây động rừng: Nước trôi thì bèo trôi, nước nổi thì bèo nổi;
Cha chung không ai khóc; Lắm sãi không ai đóng cửa chùa… Những hệ luỵ này
vẫn còn ảnh hưởng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hôm nay. lOMoARcPSD|37752136
Ví dụ: Việc sử dụng các thiết bị cơ sở vật chất chung như: điện, điện thoại, máy
tính… ở một số người còn bừa bãi, thiếu ý thức tiết kiệm.
+ Thói cào bằng, đố kị (không muốn cho ai hơn mình, muốn để cho tất cả
đều đồng nhất giống nhau): Xấu đều hơn tốt lỏi; Chết một đống hơn sống một người…
Tính tự trị, tự quản - Biểu hiện
- Tính cộng đồng nhấn mạnh vào cái chung thì tính tự trị nhấn mạnh vào nét khác
biệt của cộng đồng làng này so với cộng đồng làng kia. Mỗi làng có thể coi như
một “vương quốc” nhỏ khép kín với những tập quán riêng biệt.
- Tính tự trị được biểu hiện qua các hương ước của làng. Hương ước do những
người có chức sắc và những người đàn ông trong làng bàn soạn để rang buộc từng
cá nhân vào cộng đồng làng xã. Hương ước quy định một số nhiệm vụ và điều cấm
đoán mà mọi người dân phải tuân thủ, như: quy định về sản xuất, về kinh tế, về
phong hóa, địa lý, về an ninh, tế tự, về học hành khoa cử… Tất cả những điều này
đều có thưởng phạt cụ thể. Hương ước có tác dụng điều hành cuộc sống của dân
làng. Nhưng cũng không ít trường hợp những điều lệ của hương ước lại chỉ phục
vụ cho quyền lợi của giai cấp thống trị. - Ý nghĩa
+ Tạo nên nét riêng, mang bản sắc văn hoá của mỗi làng. Có khi hai làng ở gần
nhau nhưng lại không hề giống nhau.
+ Tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng, nếp sống tự cấp tự túc: mỗi làng, mỗi
tập thể phải tự lo liệu lấy mọi việc; mỗi làng, mỗi nhà có thể tự đáp ứng lấy nhu
cầu cuộc sống của mình. Vì thế người Việt Nam có truyền thống cần cù, chịu
thương chịu khó, đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời…
- Mặt trái của tính tự trị, tự quản
+ Tư tưởng cục bộ, địa phương chủ nghĩa, làng nào biết làng ấy, chỉ biết lo vun
vén cho địa phương mình: Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy
thờ… Đặc điểm này còn lan truyền đến cả tính cách của mỗi cá nhân: ích kỷ, khôn
lỏi, chỉ biết nghĩ đến mình, cho được việc mình: Ai có thân người ấy lo, ai có bò
người ấy liệu; Thân trâu trâu lo, thân bò bò liệu.
+Lòng tự tôn thái quá nhiều khi trở thành tự thị, gia trưởng, áp đặt ý muốn của
mình cho người khác, tạo nên tư tưởng thứ bậc vô lý: Sống lâu lên lão làng; Áo
mặc không qua khỏi đầu…
- Hai đặc trưng đối lập, trái ngược này dẫn đến sự hình thành tính cách nước đôi của người Việt:
+ Vừa có tinh thần đoàn kết, vừa có tư tưởng tư hữu, ích kỷ
+ Vừa có tinh thần tập thể, vừa có óc bè phái, địa phương
+ Vừa có nếp sống dân chủ, bình đẳng, vừa có óc gia trưởng
+ Vừa có đức tính cần cù, vừa có thói dựa dẫm, ỉ lại lOMoARcPSD|37752136 lOMoARcPSD|37752136
+ Tính cộng đồng; tinh tự trị, tự quản
- Liên hệ vấn đề xây dựng làng văn hoá Tích cực
Nhà nước, các cơ quan tich cực quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng văn hóa làng với
nhiều chủ trương tiến bộ như đẩy mạnh phong trào xây dựng Làng văn hóa, nâng cao
nhận thức của người dân về những hủ tục lạc hậu, cực đoan cần được loại bỏ. Văn hóa
làng như tin ngưỡng thờ cúng, các phong tục tập quán vẫn được giữ gìn, phát huy một
cách có chọn lọc. Tại các vùng quê tinh làng nghĩa xóm vẫn khăng khít, gắn bó, người
dân giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau xây dựng làng, xã. Mở rộng đường xá, mở rộng không
gian sinh sống của làng truyền thống. Tiêu cực
Đường sá được mở về tận trung tâm các xã và không ít làng truyền thống cũng đang
ngày càng “mở” cả về không gian sinh sống và xu thế “hướng ngoại” - giao lưu với bên
ngoài. Bởi quá trình “phố hóa làng quê” cũng kéo theo không ít vấn nạn xã hội như ma
túy, cờ bạc, lô đề, lừa đảo, vỡ hụi; rồi thì bạo lực gia đình, ô nhiễm môi trường, tai nạn
giao thông. . cũng gia tăng.
Giải pháp góp phần Xây dựng văn hóa Làng hiện nay
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và các cấp chính quyền trên lĩnh vực văn hóa
tư tưởng, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp
ủy Đảng, chính quyền và người dân về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa
làng, xây dựng làng văn hóa. Định hướng việc phát triển có chọn lọc để các giá trị
văn hóa làng truyền thống không bị mất đi và những tinh hoa văn hóa bên ngoài
cúng được bổ sung, tiếp thu có chọn lọc trong quá trình giao lưu, tiếp biến. Đẩy
mạnh công tác nghiên cứu lý luận, rút ra những bài học về thành tựu và hạn chế
của quá trình xây dựng văn hóa làng ở mỗi địa phương. Duy trì nếp sống văn
mình có văn hóa, bài trừ hủ tục, lễ giáo cổ hủ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống ngày một nâng cao của người dân.
3. Phân tích đặc điểm văn hoá giao thông truyền thống của người Việt - Khái quát chung: lOMoARcPSD|37752136
+ Khái niệm giao thông, văn hóa giao thông
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa giao thông - Phân tích đặc điểm văn hoá giao thông truyền thống: 1.0 + Giao thông đường bộ + Giao thông đường thủy + Nhận xét
4. Phân tích đặc điểm văn hoá ẩm thực truyền thống của người Việt.
- Khái quát về văn hoá ẩm thực: + Khái niệm
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực - phương thức sản xuất
- Phân tich đặc điểm văn hóa ẩm thực của người Việt:
+ Tính nông nghiệp truyền thống + Tính tổng hợp:
- Nói về cách chế biến tổng hợp, tục ngữ Việt Nam có một hình ảnh so
sánh thật dí dỏm: "Nấu canh suông ở truồng mà nấu"! Dù là bình dân như
xôi ngô, ốc nấu, phở. .; cầu kì như bánh chưng, nem rán (= chả giò). .
hay đơn giản như rau sống, nước chấm - tất cả được tạo nên từ rất nhiều
nguyên liệu. Các món xào, nấu, ninh, tần, hấp, nộm của ta bao giờ cũng
có thịt, cá, rau, quả, củ, đậu, lạc. . rất ít khi chỉ có thịt không. Từng ấy
thứ tổng hợp lại với nhau, bổ sung lẫn nhau để cho ta những món ăn có
đủ mọi chất : chất đạm, chất béo, chất bột, chất khoáng, chất nước; nó
không những có giá trị dinh dưỡng cao còn tạo nên một hương vị vừa độc
đáo ngon miệng, vừa nồng nàn khó quên của đủ ngũ vị :mặn -béo -chua -
cay -ngọt, lại vừa có cái đẹp hài hòa của đủ ngũ sắc: đen-đỏ-xanh-trắng- vàng.
Ví như nem rán (miền Nam gọi là "chả giò") có vỏ bọc là bánh đa làm từ
gạo với lõi gồm thức ăn động vật là thịt hoặc tôm, cua, và rau độn là giá
đỗ, su hào, đu đủ hoặc củ đậu thái nhỏ, cũng có thể là miến dong. Một
món quà sáng bình dân như xôi ngô (thường gọi là xôi lúa) không chỉ
chứa gạo nếp, ngô, đỗ, mà còn được rắc muối lạc, rưới nước mỡ trộn
hành phi mỡ; ở miền Nam nó được rắc thêm đường, cùi dừa. Món ốc nấu
không chỉ có ốc, mà còn được gia giảm thêm đậu phụ, thịt mỡ, chuối xanh, rau tía tô. lOMoARcPSD|37752136
- Món rau sống cũng vậy, không khi nào lại chỉ cỏ một thứ rau, đó thực sự
là một dàn hợp xướng của đủ loại rau : xà lách, giá, rau muống chẻ nhỏ,
rau húng, rau diếp cá,. . Ngay chỉ một chén nước chấm thông thườngthôi,
bà nội trợ khéo tay cũng phải pha chế rất kì công sao cho đủ vị : không
chỉ có cái mặn đậm đà của nước mắm mà còn phải có cái cay của gừng,
ớt, hạt tiêu; cái chua của chanh, dấm; cái ngọt của đường, cái mùi vị đặc
biệt của tỏi,. . Và một bát phở bình dân thôi cũng đã có sự tổnghợp
của mọi chất liệu : mọi mùi vị, mọi sắc màu. Nó vừa có cái mềm củathịt
bò tái hồng, cái dẻo của bánh phở trắng, cái cay dìu dịu của lát gừng vàng,
hạt tiêu đen, cái cay xuýt xoa của ớt đỏ, cái thơm nhè nhẹ của hành hoa
xanh nhạt, cái thơm hăng hắc của rau thơm xanh đậm, và hòa hợp tất cả
những thứ đó lại là nước dung ngọt từ cái ngọt của tủy xương . .
- Tính tổng hợp còn thể hiện ngay trong cách ăn. Mâm cơm của người
Việt Nam dọn ra bao giờ cũng có đồng thời nhiều món : cơm, canh, rau,
dưa, cá thịt, xào, nấu, luộc, kho. . . Suốt bữa ăn là cả một quá trình tổng
hợp các món ăn. Bất kì bát cơm nào, miếng cơm nào cũng đã là kết quả
tổng hợp rồi : trong một miếng ăn đã có thể có đủ cả cơm- canh-rau-thịt.
Điều này khác hẳn cách ăn lần lượt đưa ra từng món của người phương
Tây - ăn hết món này mới đưa ra món tiếp theo - đó là cách ăn theo lối phân tích hoàn toàn.
- Cách ăn tổng hợp của người Việt Nam tác động vào đủ mọi giác
quan : mũi ngửi mùi thơm ngào ngạt từ những món ăn vừa bưng lên, mắt
nhìn màu sắc hài hòa của bàn ăn, lưỡi thưởng thức vị ngon của đồ ăn; tai
nghe tiếng kêu ròn tan của thức ăn (không phải ngẫu nhiên mà khi uống
trà ngon người Việt thích chép miệng, khi uống rượu ngon thích "khà"
lên mấy tiếng), và đôi khi nếu được mó tay vào cầm thức ăn mà đưa lên
miệng xé (như khi ăn thịt gà luộc) thì lại càng thấy ngon! + tính linh hoạt:
- Tính linh hoạt thể hiện rõ qua việc sử dụng các nguyên liệu dụng cụ, để
chế biến bày biện bữa ăn của người Việt. Cơ cấu bữa ăn truyền thống là
cơm rau cá những không phải lúc nào trong mâm cơm cũng bắt buộc có
đủ 3 thành phần này. Cơm có thể được thay thế bằng ngô khoai sắn, rau
có thể thay thế bằng củ quả cá cũng có thể thay thế bằng các loại thực
phẩm khác. Người ta có thể ăn cơm hoặc có thể thay thế bằng việc ăn
cháo, bún, bánh phở. Trong lĩnh vực này, tài trí của người Việt Nam
được thể hiện rất linh hoạt. Từ hạt gạo tạo ra bột, rồi từ bột mà tạo ra vô
số những món ăn đã trở thành thương hiệu, thành nét độc đáo của văn
hóa mỗi vùng miền. Từ bột nếp bột tẻ, bột ngô khoai đậu người Việt đã lOMoARcPSD|37752136
tạo ra vô số những loại bánh khác nhau. Bắt đầu là bánh chứng bánh dày
kết tinh từ hạt gạo là hạt ngọc trời đất ban cho, một thứ hình vuông tượng
trưng cho đất, hình tròn tượng trưng cho trời. Bánh chưng bánh dầy đã
trở thành món bánh đặc trưng cho ngày Tết cổ truyền VN, Sau đó là các
loại bánh khác như bánh bèo, bánh chả, bánh gai, bánh giòm bánh ít,
bánh khảo. Mỗi miếng ngon đều nhắc nhở con người học hỏi, khám phá
và sáng tạo, bởi k chỉ biết thưởng thức mà còn phải biết đánh giá đúng
cái ngon cái lạ của món ăn, biết cách thức chế biến và ý nghĩa văn hóa
trong nghệ thuật thưởng thức ấy
- Độc đáo nhất là đôi đũa của người VN vừa được sử dụng để xào nấu vừa
gắp thức ăn. Đôi đũa không chỉ là dụng cụ mà chứa trong đó còn là sự hài
hòa trong văn hóa ứng xử, một đôi đũa phải cùng chất cùng màu không
thể nào mà “Vợ dại không hại bằng đũa vênh”. Đôi đũa xuất hiện trong
mâm cơm người Việt để gắp thức ăn, cũng có thể dùng để xào nấu hay có
mặt trong các nghi lễ phong tục của người Việt. Đôi đũa có thể là hóa
thân của mỏ con chim Lạc trên trống đồng Đông Sơn, có thể là ẩn dụ của
đôi mái chèo trên sông nước Việt Nam. Đôi đũa cũng có mặt trong đời
sống tâm linh khi con cháu cúng cơm cho ông bà thì bát cơm cúng luôn
có đôi đũa cắm ở trên thể hiện cho sự kết nối âm dương. Sử dụng đôi đũa
là cả một nghệ thuật tinh tế và sâu sắc, chỉ nhìn một người sử dụng đôi
đũa là có thể đoán được trình độ văn hóa của người ấy, không phải
phương diện học thức mà là nhận thức và ứng xử
- Dụng cụ chế biến và bày biện thức ăn của người Việt truyền thống cũng
được làm ra từ những chất liệu có sẵn trong tự nhiên, đó là đất sét. Nồi
đất vừa dùng để nấu cơm vừa nấu thức ăn, vừa có thể đựng thức ăn, nếu
nhỏ hơn còn được dùng làm bát ăn cơm. Rồi dần dần, đồ gốm ra đời,
những làng gốm như Bát Tràng sẽ cung cấp cho người Việt những dụng
cụ đa dạng và tiện ích để sử dụng trong văn hóa ẩm thực
- Trong cấu trúc ẩm thực VN tồn tại hai dạng thức đó là ẩm thực cung đình
và ẩm thực bình dân. Ârm thực cung đình là dành cho vua chúa thường là
những món quý hiếm thế nhưng ẩm thực cung đình không đại diện cho
văn hóa ẩm thực Vn mà tinh hoa ẩm thực VN được thể hiện chính là ở
ẩm thực bình dân. Chính ẩm thực bình dân mới có sự kết hợp hài hòa
giwuxa truyền thống và hiện đại, giữa cao sang và bình dị cầu kì và giản
đơn. Có những món ăn bình dân đã trở thành văn hóa vùng miền được
dâng lên vua chúa, ngược lại ở chốn làng quê xưa bữa ăn của người Việt
không phải lúc nào cũng thanh đạm. Vào dịp giỗ Tết hay lễ hội, người
Việt cũng tự thưởng cho mình những bữa ăn giàu dinh dưỡng
+ Tính cộng đồng và mực thước (quy tắc bàn ăn) lOMoARcPSD|37752136
Tính cộng đồng: - tập hợp đầy đủ thành viên, mời khách, trong bữa ăn tạo
dựng không khí đầm ấm, quan tâm chăm sóc nhau, vừa ăn vừa trò chuyện
- Tính cộng đồng chi phối cả cách tổ chức bữa ăn, cả trong sự lựa chọn
không gian bữa ăn, trong văn hóa lối ăn. Người Việt ăn trong không gian
mở,hòa hợp với tự nhiên, ăn với đông người. Có nồi cơm chung, bát canh
chung và trung tâm mâm cơm là bát nước chấm chung
- Thể hiện ở việc sắp xếp vị trí trong mâm cơm
- Chế biến món ăn một cách tổng hợp, người Việt hay ăn các món cùng
nhau. Các gia vị được kết hợp hài hòa tạo nên nét độc đáo cho ẩm thực VN
+ Tính hài hòa âm dương: lựa chọn món ăn phù hợp khí hậu từng mùa, mùa
nào thức nấy. Mùa nóng ăn những món ăn chứa tính hàn còn ngược lại vào
mùa lạnh lại ăn những thực phẩm ấm nong
- Sự kết hợp màu sắc trong món ăn
+ Tính phong phú, đa dạng: - Liên hệ
5. Phân tích ý nghĩa văn hóa của lễ Tết. Liên hệ việc thực hành lễ Tết hiện nay. Khái niệm lễ Tết: - Phân tích nghĩa văn hóa - Liên hệ:
Một số biến đổi trong thực hành lễ Tết hiện nay + Những mặt tích cực + Những mặt hạn chế
6. Phân tích tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình người Việt. Liên hệ việc
thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình hiện nay.
+ Khái niệm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: + Các cấp độ + Cơ sở hình thành + Biểu hiện +Ý nghĩa - Liên hệ
7. Phân tích vai trò của người phụ nữ trong gia đình ngưởi Việt truyền thống.
Phân tích vai trò và phẩm chất của người phụ nữ trong gia đình người Việt truyền thống
* Xã hội truyền thống Việt Nam do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo Trung
Quốc nên mang tính chất phụ quyền sâu sắc. Nhưng ảnh hưởng đó chỉ mang tính
tương đối “vỏ Tàu lõi Việt”. Còn trong thực tế xã hội Việt Nam rất đề cao vai trò
người phụ nữ. Nguyên nhân: lOMoARcPSD|37752136
* Biểu hiện của vai trò và phẩm chất người phụ nữ trong gia đình người Việt
truyền thống:
- Trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình: •
Là người vợ họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia
đình, hay nói cách khác họ là người giữ lửa cho gia đình lúc nào cũng tràn đầy ấm
áp, yêu thương; họ luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ công việc gia đình và những
vui buồn cùng chồng trong cuộc sống, khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm,
từ đó họ có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Không chỉ chăm sóc giúp đỡ chồng
trong gia đình, người vợ còn là chỗ dựa tinh thần là nguồn động viên an ủi giúp đỡ,
đóng góp vào thành công trong sự nghiệp của chồng. •
Là người mẹ họ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện chức
năng sinh đẻ duy trì nòi giống và nuôi dạy con cái không chỉ lúc trong bụng mẹ,
đến lúc sinh ra, mà ngay cả lúc trưởng thành. Phụ nữ là người chăm sóc và giáo
dục con cái chủ yếu, là nguồn sữa để nuôi con khôn lớn, là chỗ dựa tinh thần to lớn
đối với mỗi chúng ta. Ngoài ra thể lực, trí lực, phẩm chất đạo đức, nhân cách của
người mẹ đã tác động ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành thể lực, trí lực, phẩm
chất, nhân cách của những đứa con. •
Là người nội trợ, người phụ nữ đã thể hiện vai trò đảm đang trong quán
xuyến công việc gia đình, từ việc đi chợ, lo cơm nước đảm bảo sức khỏe cho các
thành viên trong gia đình, đến việc sắp xếp công việc chung và công việc cho các
thành viên trong gia đình hợp lý, hằng ngày thu xếp, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ngăn
nắp để giữ ổn định trong gia đình. Ngày nay mặc dù khoa học phát triển, đời đống
vật chất tinh thần ngày càng cao đã tạo điều kiện giải phóng phụ nữ khỏi công việc
nội trợ gia đình để tham gia hoạt động xã hội, tuy nhiên vai trò nội trợ của người
phụ nữ không vì thế mà mất đi, ngược lại nó được quan tâm nhiều hơn nữa, yêu
cầu cao hơn nữa, đặc biệt người phụ nữ cần có kế hoạch sắp xếp tổ chức cuộc sống
gia đình thật vui vẻ, đầm ấm phù hợp với sở thích của các thành viên trong gia
đình với những bữa cơm ngon, thân mật để các thành viên trong gia đình có đủ sức
khỏe để học tập và công tác tốt.
- Trong kinh tế, lao động, sản xuất: Là người người lao động tham gia lao
động, sản xuất tạo thu nhập cho gia đình. Người phụ nữ cũng là một thành phần lao
động chính, tham gia vào mọi khâu trong quá trình sản xuất, cũng như hoạt động
buôn bán trong xã hội. đóng vai trò tay hòm chìa khóa, có tác dụng quyết định đến
việc chi tiêu trong gia đình. Vai trò của người phụ nữ hiện đại trong việc xây dựng
gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc là hết sức nặng nề. Người phụ nữ phải là người
khéo léo sắp xếp để làm sao tất cả mọi người trong gia đình đều thấy được trách
nhiệm của mình tham gia lao động tạo thu nhập đối với gia đình; Đồng thời chi
tiêu một cách hợp lý phù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế của gia đình và xã hội. lOMoARcPSD|37752136
- Trong đời sống tín ngưỡng, tâm linh: người phụ nữ còn có vai trò là người giữ
gìn, phát huy những gia trị truyền thống của gia đình, góp phần xây dựng nền văn
hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc mà trước hết đó là xây dựng gia đình văn hóa. 2. Liên hệ
+ Vai trò người phụ nữ trong gia đình thời hiện đại?
Ngày nay trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, việc giữ
gìn và phát huy các giá trị truyền thống của gia đình là điều rất cần được coi trọng;
trong đó phụ nữ giữ vai trò chủ đạo, vai trò của phụ nữ là cơ sở “hậu phương”
vững chắc. Ảnh hưởng của người phụ nữ tác động sâu sắc đến hầu hết các lĩnh vực
trong đời sống gia đình.
+ Người phụ nữ cần có những phẩm chất nào trong xã hội hiện đại?
Người phụ nữ của một gia đình hiện đại ngày nay biết tự nâng tầm nhận thức của
mình, ý thức được vai trò của mình trong gia đình và biết tự bảo vệ hạnh phúc của
chính mình, có khả năng giải phóng cho chính mình, cân bằng công việc xã hội và
công việc gia đình được coi là một phẩm chất cần thiết để hoàn thiện gia đình.
+ Người phụ nữ cần có những phẩm chất gì để duy trì được cuộc sống gia đình hạnh phúc?
Người phụ nữ phải biết “giữ lửa”, “truyền lửa” hâm nóng bầu không khí gia đình
“Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Giữ gìn và thực hiện thiên chức của mình càng
làm cho hình ảnh người phụ nữ truyền thống trở nên dịu dàng, hiền thục với đức
tính“Công, dung, ngôn, hạnh” hơn nhưng vẫn không làm giảm đi sự mạnh mẽ,
quyết liệt và cao thượng rất hiện đại, điều đó được chứng minh rất sinh động trong
cuộc sống ngày nay có rất nhiều những người phụ nữ thành đạt trên nhiều lĩnh vực
khác nhau do đó tin tưởng rằng những nguy cơ trên khó có thể đánh bại được ý chí
của người phụ nữ trong vai trò xây dựng gia đình văn hóa hạnh phúc.
8. Phân tích ý nghĩa văn hoá của việc khắc tên những người thi đỗ tiến sĩ lên bia
đá đặt trên lưng rùa ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Khái quát chung: + Về chế độ giáo dục thi cử thời Hậu Lê + Về văn bia - Phân
tich ý nghĩa: + Linh thiêng hóa việc học, đề cao tri thức, trí tuệ, đạo đức. +
Trọng dụng tài năng, tên tuổi những người tài đức sẽ được lưu truyền mãi. +
Sự kiên cường, phép nước bền chặt.
9. Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong văn hoá giao thông hiện nay.
- Phân tich thực trạng: + Tích cực + Hạn chế - Những vấn đề đặt ra: + Về cơ sở
hạ tầng + Về pháp luật + Về ý thức người tham gia giao thông, ,
10.Phân tích các chức năng cơ bản của văn hoá. Cho ví dụ minh hoạ. lOMoARcPSD|37752136
Nêu khái niệm văn hoá - Phân tich một số các chức năng cơ bản: + Chức năng
nhận thức + Chức năng giáo dục + Chức năng thẩm mỹ + Chức năng giao tiếp + Một số chức năng khác
Document Outline
- -Văn hóa tinh thần:
- + Lễ hội ngày nay được tổ chức theo quy trình:
- + Những điểm tích cực của lễ hội ngày nay? Những m
- ❖Tiêu cực:
- Đơn điệu hoá lễ hội:
- Trần tục hoá lễ hội:
- Quan phương hoá lễ hội:
- Thương mại hoá lễ hội:
- + Làng được hình thành, tổ chức dựa vào hai nguyên
- -Nguyên lý cùng nơi chốn
- + Làng gồm 3 loại người:
- -Biểu hiện của tính cộng đồng:
- - Biểu hiện
- -Ý nghĩa
- -Mặt trái của tính tự trị, tự quản
- Phân tích vai trò và phẩm chất của người phụ nữ tr
- * Biểu hiện của vai trò và phẩm chất người phụ nữ
- 2.Liên hệ