-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương công tác xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Hãy trình bày sơ lược lịch sử hình thành tư duy và lý thuyết công tác xã hội. Phân tích mối quan hệ giữa thái độ và hành vi. Cho ví dụ minh họa. Vận dụng phương pháp tiếp cận dựa trên nhu cầu của Maslow để xây dựng một kế hoạch hỗ trợ xóa đói giảm nghèo ở một thôn thuộc vùng núi phía bắc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Công tác xã hội 12 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Đề cương công tác xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Hãy trình bày sơ lược lịch sử hình thành tư duy và lý thuyết công tác xã hội. Phân tích mối quan hệ giữa thái độ và hành vi. Cho ví dụ minh họa. Vận dụng phương pháp tiếp cận dựa trên nhu cầu của Maslow để xây dựng một kế hoạch hỗ trợ xóa đói giảm nghèo ở một thôn thuộc vùng núi phía bắc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Công tác xã hội 12 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Đề 1
Câu 1 (3 điểm): Hãy trình bày sơ lược lịch sử hình thành tư duy và lý thuyết công tác xã hội
Sơ lược lịch sử hình thành các tư duy -
Sự hình thành những ý tưởng cổ xưa nhất về quá trình hỗ trợ xã hội o
Thời kỳ sơ khai của tổ chức xã hội nhân loại đó là xã hội bộ lạc. Thời kỳ này quá trình hỗ trợ
từ nhiều lĩnh vực của xã hội lần đầu được diễn ra tại Hy Lạp cổ đại với ý nghĩa nhân văn của
nó là tình yêu thương con người hay từ thiện. Hình thức hỗ trợ xã hội được thể hiện thông
qua chia sẻ quà tặng và phân phối các sản phẩm dư thừa Phong
tục, tập quán, tín ngưỡng,
tôn giáo, công trình tư tưởng của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại vĩ đại tạo ra cơ sở lý thuyết,
dựa vào đó việc thực hành từ thiện, trợ giúp xã hội cho những người cần thiết nó để phát triển
một cách bình thường và hòa nhập xã hội. -
Sự hình thành khái niệm từ thiện hay trợ giúp xã hội của Kito Giáo o
Khái niệm: “từ thiện” (tình yêu của mọi người) được thay thế bằng khái niệm “tình làng
nghĩa xóm” (tình yêu với những người gần gũi) với nghĩa là tham gia vào việc trợ giúp những
thân phận khó khăn, hiểm nghèo o
VD: Chương trình Cặp lá yêu thương thực hiện dự án “Trao cơ hội đi học, cho cơ hội đổi
đời”, chương trình đã trải qua hành trình từ các bản làng xa xôi nơi vùng núi cao đến những
vùng sông nước hay biển đảo trên khắp Việt Nam mang đến cho các em nhỏ ở nơi khó khăn
có cơ hội được tiếp bước đến trường, giúp đỡ các em có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong
hành trình bền bỉ ấy, hành trình gieo những hạt mầm hạnh phúc đã trải qua và tiếp sức của cho 3.600 em nhỏ (2020). o
Theo truyền thống Kito Giáo, Jesus Christ là người đầu tiên thực hiện hành động trợ giúp xã
hội cho người khó khăn, những người theo Kito Giáo tập trung vào việc trợ giúp người
nghèo, đói, bệnh tật, tệ nạn,… o
Giai đoạn đầu: Kito giáo xác định đối tượng ưu tiên hỗ trợ là: người già suy nhược, trẻ em bất
lực, người túng thiếu khó khăn,… o
Giai đoạn thế kỷ VIII-IX: Giáo hội cùng nhà nước tham gia bảo vệ tất cả những người yếu đuối và bị áp bức -
Tổ chức trợ giúp xã hội thời kỳ thiết lập quan hệ tưu bản (thế kỷ XVI-XVIII) o
Vào thế kỉ XV, những ý tưởng về cách tiếp cận của nhà nước để hỗ trợ những người có nhu
cầu được đưa ra. Người ra khẳng định rằng nếu xã hội không quan tâm đến những người
nghèo đói thì nó sẽ tự hủy hoại bản thân o
Vào cuối thể kỷ XVII, trong triết học Tây Âu, những ý tưởng tiến bộ giúp đỡ những người có
nhu cầu đã xuất hiện, sau đó hình thành nên cơ sở của nhiều quy định lý thuyết hiện đại về ctxh o
Đến thế kỷ XVIII, với sự phát triển của quan hệ tư bản, giáo hội đang mất vị trí chủ thể chính
về trợ giúp xã hội, mặc dù ái nhà thờ vẫn còn đáng kể. Song trong thời kỳ cách mạng Pháp,
những ý tưởng hỗ trợ nhà nước lần đầu tiên được hình thành
Câu 2 (3 điểm): Phân tích mối quan hệ giữa thái độ và hành vi. Cho ví dụ minh họa. - Khái niệm o
Thái độ: là biểu đạt về cảm xúc cá nhân có tính đánh giá liên quan đến sự vật hiện tượng xung quanh o
Hành vi: là xử sự của con người trong hoàn cảnh cụ thể, biểu hiện ra ngoài bằng cứ chỉ, lời nói nhất định -
Mối quan hệ giữa thái độ và hành vi o
Hành vi thể hiện rõ nhất thái độ của một người o
Ý định hành vi được xác định bởi 2 yếu tố: thái độ + chuẩn mực chủ quan o
Thời gian càng ngắn, thái độ và hành vi có mối quan hệ càng bền chặt và ngược lại, thời gian
càng dài thì có thể thái độ sẽ thay đổi o
Thái độ là niềm tin về kết quả xảy ra ở hành vi
Ví dụ: niềm tin của cổ động viên về trận đấu bóng đá của đội tuyển U23 Việt Nam o
Thái độ càng được xác định cụ thể thì càng dễ xác định được hành vi liên quan o
Thái độ có ảnh hưởng đến hành vi và thống nhất với hành vi, tuy vậy vẫn có thể mâu thuẫn với nhau
Ví dụ: chúng ta nói thái độ của một người về “trách nhiệm và đạo đức xã hội” nhưng thái
độ này lại không thúc đẩy hành vi “hiến máu nhân đạo” o
Thái độ như một khuôn mẫu của hành vi ứng xử
Ví dụ: một khuôn mẫu có thể là một loại định kiến xã hội như “nam giỏi toán hơn nữ” có
thể ảnh hưởng đến ý chí và hành vi của một bộ phận người
Ví dụ: thái độ của sinh viên A về môn lý thuyết công tác xã hội sẽ được thể hiện rõ nhất
qua yếu tố hành vi. Nếu sinh viên A chấp hành xuất sắc các yêu cầu và đáp ứng đầy đủ
nội dung môn học thì có thể thấy sinh viên ấy đang khá trách nhiệm và hứng thú với môn học o
Một yếu tố khác ảnh hưởng tới mối quan hệ thái độ - hành vi chính là những ràng buộc xã hội đối với hành vi
Ví dụ: áp lực nhóm có thể ảnh hưởng đến hành vi của một người, có thể ép một người rất
quý người quản lý phải ký vào đơn sa thải quản lý
Câu 3 (4 điểm): Vận dụng phương pháp tiếp cận dựa trên nhu cầu của Maslow để xây
dựng một kế hoạch hỗ trợ xóa đói giảm nghèo ở một thôn thuộc vùng núi phía bắc Khái niệm:
Nhu cầu là một yêu cầu hoặc điều gì đó mà con người cảm thấy thiết yếu, quan trọng hoặc muốn có
để đáp ứng các nhu cầu tâm lý và vật chất. Nhu cầu có thể là cơ bản và cần thiết để duy trì sự tồn tại
và sức khỏe, hoặc có thể là các nhu cầu cao cấp hơn như thỏa mãn và phát triển cá nhân.
Tháp nhu cầu Maslow là một mô hình tâm lý đại diện cho những hành vi, tâm lý phổ biến của con
người theo mô hình 5 tầng của kim tự tháp, mỗi tầng tượng trưng cho một nhóm nhu cầu cơ bản của
con người, bắt đầu từ các nhu cầu đơn giản đến phức tạp
Phân loại 5 nhu cầu cơ bản của con người:
Nhu cầu sinh lý: là những nhu cầu cần thiết cho sự sống của con người, bao gồm thức ăn, nước
uống, nơi ở, quần áo,...
Nhu cầu an toàn: là những nhu cầu cần thiết để bảo vệ con người khỏi những nguy hiểm, bao
gồm an toàn về thể chất, an toàn về tinh thần, an toàn về tài chính,...
Nhu cầu xã hội: là những nhu cầu cần thiết cho sự giao tiếp và tương tác với những người khác,
bao gồm tình yêu, sự quan tâm, sự đồng hành, sự tôn trọng,...
Nhu cầu được tôn trọng: là những nhu cầu cần thiết để cảm thấy tự tin, có giá trị và có năng
lực, bao gồm sự tôn trọng từ bản thân, sự tôn trọng từ người khác và thành tích đạt được,..
Nhu cầu tự khẳng định: là những nhu cầu cần thiết để phát triển và hoàn thiện bản thân, bao
gồm sự tự do, sự sáng tạo, sự thành công,...
Vận dụng: xây dựng 1 kế hoạch hỗ trợ xóa đói giảm nghèo ở 1 thôn thuộc vùng núi phía Bắc
Địa phương: Thôn Ngài Trò (thuộc xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang)
Tiến hành xây dựng kế hoạch can thiệp:
B1: Tiếp cận thân chủ: Đến khảo sát địa điểm thôn và ghé thăm điểm trường Ngài Trò để thu thập thông tin
về cuộc sống và vấn đề của người dân trong thôn. Làm việc cùng UBND xã Mậu Duệ nắm rõ số liệu và tình trạng chung của hộ dân
B2 : Đánh giá + Phân tích vấn đề: Thực trạng:
-Thôn Ngài Trò tập hợp những bản làng nằm dưới chân núi, trong một thung lũng xanh trải dọc theo
tuyến quốc lộ lộ. Địa hình hiểm trở, nhiều núi cao, cách xa trung tâm (để đến các địa điểm trường
học, bệnh viện hay chợ,... phải đi bộ đoạn đường rất xa khoảng 10km. Tại đây, có 65 hộ dân thì có
56 hộ là hộ nghèo, còn lại là cận nghèo. Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân: làm nương, rẫy, cày
thuê, vận chuyển hàng,....Không có điện, không có nước sạch, thời tiết khắc nghiệt Lương thực thiếu .
thốn trầm trọng, người dân thường ăn mèn mén, rau dại.
=> Dựa vào thuyết nhu cầu Maslow, xác định vấn đề cấp thiết nhất chính là: Lương thực và Đi lại. Tuy
nhiên đó là thoát đói, thoát nghèo trước mắt. Để thoát nghèo bền vững thì cần chú trọng về chất lượng giáo
dục, cung cấp vốn hiểu biết cho bà con nơi đây. B3: Lập kế hoạch:
Trước mắt, tiến hành ghi hình lại thước phim tư liệu truyền thông để làm bằng chứng vận động
kêu gọi vốn, tiền từ các nhà hảo tâm, tổ chức từ thiện
Liên hệ với các nhãn hàng, nhà tài trợ cung cấp để xin những nhu yếu phẩm cần thiết ( gạo, sửa, quần áo,....)
Xây dựng một kênh thông tin về xã Mậu Duệ (facebook, tiktok) để nhiều người có thể ủng hộ và giúp đỡ.
Thời gian ước tính thực hiện: Khoảng 2 tháng đầu
Làm việc cùng Ban Lãnh đạo huyện Yên Minh về phương án cung cấp chỗ ở và việc làm cho các hộ dân:
Tiến hành di dời nhà ở người dân cách quá xa khu vực trung tâm
Về vị trí địa lý, thôn Mậu Duệ rất gần huyện Đồng Văn và Mèo Vạc (trọng điểm du lịch tỉnh
Hà Giang) nên có thể tận dụng tạo điều kiện cho người dân buôn bán các nhu yếu phẩm trên
dọc đường nối liền 2 huyện
Tổ chức mô hình ăn bán trú tại trường học ( Điểm trường Ngài Trò) cho các em học sinh
Cung cấp phương tiện đi lại như: xe máy, xe đạp,... Người dân có thể tận dụng làm công cụ vận
chuyển hàng hóa lên các địa địa du lịch gần đó
Điều động cán bộ giáo viên dạy cả kiến thức và cả nghề cho các em nhỏ ( nghề thủ công làm
đồ lưu niệm, làm món ăn đặc sản vùng miền).
Lên kế hoạch xây dựng, cải tạo các điểm trường.
Tìm 1 đội ngũ chuyên gia về nông, lâm để nghiên cứu xem đất canh tác nơi đây có thể lựa chọn
loại cây nào là cây mũi nhọn
Thời gian ước tính thực hiện: 8-12 tháng sau B4: Giám sát kế hoạch:
Sử dụng duy nhất 1 tài khoản ngân hàng để nhận quyên góp hỗ trợ để nắm rõ nguồn vốn. Cứ 2 tháng
sẽ đến nơi để kiểm tra tiến độ Đề 2
Câu 1 (3 điểm): Trình bày giai đoạn từ trợ giúp từ thiện đến từ thiện khoa học trong quá
trình hình thành, phát triển của công tác xã hội (thế kỷ 19).
Giai đoạn đầu tiên trong tiến trình phát triển của phương pháp giúp đỡ này là giai đoạn chuyển từ hình thức
trợ giúp đơn thuần mang tính từ thiện sang hình thức từ thiện khoa học tính đến TK XIX. Đây được xem là
giai đoạn cột mốc đầu tiên phản ánh yêu cầu cần có các hoạt động giúp cá nhân chuyên nghiệp, nhằm đáp
ứng những nhu cầu thực tiễn -
Năm 1601, tại Anh, đạo luật Elizabeth ban hành ban hành tạo thành điều lệ cho tinh thần hỗ trợ
những người nghèo và người yếu thế. -
Năm 1869, ở Anh, sự ra đời của Hiệp hội tổ chức từ thiện “Charity Organization Society” viết tắt là
COS đánh dấu mốc pt quan trọng ban đầu trong cách thức giúp đỡ cá nhân yếu thế và trong nghề
CTXH. Khác với trước đây cách thức hỗ trợ là ban phát, ở thời điểm này các dịch vụ hỗ trợ của COS
tập trung vào trợ giúp các cá nhân trong xh thông qua hoạt động đánh giá cá nhân về tình trạng nghèo đói. -
Năm 1843, ở MỸ, thành lập tổ chức Hiệp hội cải thiện các điều kiện cho người nghèo (AICP). Với
mục tiêu là đến viếng thăm người nghèo tại gia đình họ, tư vấn hỗ trợ họ tìm kiếm việc làm, tạo lập
cho người nghèo tính tôn trọng bản thân và tự chủ. -
Không thể không kể đến những phong trào như “nhà định cư” (Settle house) ở Anh với nhà định cư
“Toynbee Hall” thành lập năm 1884. Sau đó lan rộng ra Anh, Mỹ với “Neighbourhood Guild”, New
York, 1886; “Hull House” do Jane Addams và Ellen Gates thành lập năm 1890. -
1870-1890 đánh dấu bước tiến quan trọng đặt nền móng khoa học cho CTXH khi nội dung ctxh được đưa vào giảng dạy. o
Khởi đầu bằng bài giảng cho nvctxh tại Anh của tổ chức Octavia Hill năm 1873. o
1890, bài giảng đc tiếp tục ở London -
1895, một khóa học mùa hè được tổ chức tại Chicago -
1898, Trường Từ thiện NewYork, trường đầu tiên ở Mỹ chính thức giảng dạy về CTXH được thành lập. -
Nếu xét chương trình đào tạo CTXH chuyên nghiệp đầu tiên thì trường giảng dạy CTXH chính là
Viện đào tạo CTXH được thành lập tại Amsterdam năm 1899.
=> Tóm lại ở giai đoạn ban đầu, hoạt động hỗ trợ cá nhân chủ yếu dựa trên tinh thần từ thiện, giúp đỡ người
khó khăn, mang đậm màu sắc tôn giáo và văn hóa. Cách thức hỗ trợ đơn giản theo hình thức ban phát tiền và
cống hiến thời gian, công sức. Tuy nhiên ở giai đoạn từ những năm 1860 đến cuối TK XIX đã ghi nhận sự
thay đổi trong pp hỗ trợ có khoa học và hiệu quả hơn thông qua việc tiến hành đánh giá nhu cầu đối tượng, ghi chép phúc trình.
Câu 2 (3 điểm): Phân tích các luận điểm cơ bản của lý thuyết hệ thống sinh thái trong CTXH. -
Đây là một lý thuyết rất quan trọng trong nền tảng triết lý của ngành ctxh, nó nói lên sự liên hệ giữa
các hệ thống (các tổ chức nhóm) và vai trò của cá nhân trong môi trường sống. Lý thuyết này dựa
trên giả thiết rằng, mỗi cá nhân đều trực thuộc vào môi trường và hoàn cảnh sống. Cả cá nhân và môi
trường đều được coi là một sự thống nhất, mà trong đó các yếu tố liên hệ và trực thuộc với nhau rất chặt chẽ. -
Để hiểu biết về một yếu tố nào đó trong môi trường (ví dụ như một cá nhân), chúng ta phải nghiên
cứu để hiểu cả hệ thống môi trường xung quanh của nó vì vậy trong CTXH “bất cứ một việc can
thiệp hoặc giúp đỡ một cá nhân của một tổ chức nào đó đều có liên quan và ảnh hưởng đến toàn bộ
hệ thống đó”. Các hệ thống môi trường đều là hệ thống mở, linh hoạt với các hệ thống khác. Một hệ
thống này có thể bao gồm các phần tử nhỏ hơn nó nhưng nó cũng thuộc vào một hệ thống khác ví dụ
như gia đình bao gồm các thành viên nhưng gia đình cũng thuộc hệ thống xã hội. -
Trong lý thuyết này tất cả các vấn đề của con người phải được nhìn nhận một cách tổng thể trong
mối quan hệ với các yếu tố khác, chứ không chỉ nhìn nhận và tác động một cách đơn lẻ. Mọi người
trong hoàn cảnh sống đều có những hành động và phản ứng ảnh hưởng lẫn nhau và một hoạt động
can thiệp hoặc giúp đỡ với một người sẽ có ảnh hưởng đến những yếu tố xung quanh. Vì thể, trong
các hoạt động CTXH, chúng ta phải nhìn vấn đề cần thay đổi trên nhiều phương diện và ở nhiều mức
độ khác nhau, trên lĩnh vực cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội và thế giới. Lý thuyết môi trường
sinh thái này có ảnh hưởng rất nhiều đến các phương thức thực hành như: tư vấn, xử lý ca, tư vấn gia
đình, tư vấn nhóm, phát triển cộng đồng và thiết kế cộng đồng. -
Quan điểm sinh thái nhìn nhận hành vi và sự phát triển của mỗi cá nhân trong bối cảnh của một
chuỗi hệ thống các mối quan hệ tạo nên môi trường sinh thái của con người ấy. Môi trường sinh thái
gồm 3 cấp độ: vi mô, trung mô và vĩ mô. Sự thay đổi, hoặc xung đột trong bất kỳ lớp cắt nào của môi
trường cũng có thể gây ảnh hưởng đến các lớp khác quan điểm sinh thái nhấn mạnh rằng hành vi
và sự phát triển của con người là hệ quả của một chuỗi các tương tác giữa các lớp cắt của môi
trường để tìm hiểu hành vi và sự phát triển của một cá nhân, không thể chỉ đổi lỗi cho bản thân cá
nhân đó mà còn cần xem xét sự tác động từ phía môi trường. -
Môi trường bao gồm ba cấp độ: o
Cấp vi mô là các mqh trực tiếp của từng cá nhân hay chính là cuộc sống của mỗi con người.
VD: Gia đình là nơi cá nhân sinh ra và lớn lên có ảnh hưởng trực tiếp, lớp học là nơi cá nhân
tham gia hàng ngày để thu thập kiến thức kỹ năng… o
Cấp trung mô gồm: trung mô nội sinh và trung mô ngoại sinh. Trung mô nội sinh: mối liên
lạc giữa gia đình và trường học gây nên sự ảnh hưởng trực tiếp tới học sinh. Trung mô ngoại
sinh: nơi làm việc của người cha, nhưng sự kiện xảy ra tại nơi làm việc của cha như bị sa thải,
hoặc tăng lương có thể ảnh hưởng đến thái độ của anh ta với con mình khi anh ta trở về nhà
từ đó ảnh hưởng đến đứa trẻ. o
Cấp độ vĩ mô: Là những yếu tố là bản chất hay quy định của xã hội, cộng đồng có ảnh hưởng
đến cá nhân nằm trong đó. Như chính sách, văn hóa, tôn giáo, kinh tế, chính trị …đã tác
động tới cuộc sống các thành viên. - Ứng dụng o
Tình trạng thanh thiếu niên mắc vào các tệ nạn xã hội như ma túy, nghiện hút, mại dâm ngày
càng gia tăng. Nếu như trước đây, nhóm thanh niên nghiện hút thường chỉ tập trung ở một số
đối tượng lêu lổng, chơi bởi, không có nghề nghiệp lao động chính thức, thì ngày nay nó
được mở rộng ra cả những đối tượng được coi là nghiêm chỉnh nhất trong thanh niên như cán
bộ, công viên chức nhà nước, sinh viên đại học, con em những gia đình khá giả, … o
Hướng vào mục tiêu khắc phục một cách đầy đủ và toàn diện các sai lệch xã hội, chúng ta
cần phải có được một quan điểm mang tính hệ thống. Các nhân viên ctxh có thể hướng tới ba
hệ thống chính sách cần được phải chú trọng
Hệ thống những chính sách hướng vào cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội nhằm ngăn
chặn tận gốc rễ các sai lệch xã hội, loại bỏ những nguyên nhân làm nảy sinh các sai lệch này
Hệ thống những chính sách hướng vào việc xây dựng các chuẩn mực xã hội và sự
định hướng xã hội lành mạnh
Những chính sách hướng trực tiếp vào việc tấn công các sai lệch xã hội, xây dựng một
hệ thống tổ chức điều hành và quản lý có hiệu lực để kiểm tra, khám phá và loại trừ các hành vi phạm tội.
*Câu 3 (4 điểm): Vận dụng thuyết hệ thống sinh thái để vẽ sơ đồ môi trường sinh thái, và
đưa ra các biện pháp can thiệp của một ca CTXH cụ thể Tự làm đii Đề 3
Câu 1 (3 điểm): Trình bày Sự phát triển lý thuyết công tác xã hô Ui thế kỷ 20.
Thế kỷ XX là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của lý thuyết công tác xã hội. Các lý thuyết này đã góp phần
định hình và phát triển nghề nghiệp công tác xã hội, giúp các nhà công tác xã hội hiểu rõ hơn về các vấn
đề xã hội, con người và cách thức can thiệp hiệu quả. -
Giai đoạn đầu (1890-1930): Giai đoạn này, lý thuyết công tác xã hội chủ yếu dựa trên các lý
thuyết tâm lý học, đặc biệt là thuyết tâm động học. Các lý thuyết này tập trung vào việc hiểu về
các nguyên nhân tâm lý của các vấn đề xã hội, từ đó phát triển các phương pháp can thiệp nhằm
thay đổi hành vi của cá nhân. Một số lý thuyết nổi bật trong giai đoạn này bao gồm: o
Thuyết phân tâm học của Sigmund Freud: nhấn mạnh vai trò của vô thức và các xung năng
trong việc hình thành hành vi của con người. o
Thuyết hành vi của John B. Watson: cho rằng hành vi của con người được hình thành bởi
các điều kiện kích thích và phản ứng. o
Thuyết học thuyết nhân cách của Carl Rogers: nhấn mạnh vai trò của bản thân và sự tự
nhận thức trong việc thúc đẩy sự phát triển của con người. -
Giai đoạn giữa (1930-1960): Giai đoạn này, lý thuyết công tác xã hội bắt đầu phát triển đa dạng
hơn, bao gồm các lý thuyết dựa trên các lĩnh vực khoa học khác như xã hội học, kinh tế học và
chính trị học. Các lý thuyết này tập trung vào việc hiểu về các yếu tố xã hội, kinh tế và chính trị
tác động đến các vấn đề xã hội. Một số lý thuyết nổi bật trong giai đoạn này bao gồm: o
Thuyết hệ thống: xem xét các vấn đề xã hội như một hệ thống phức tạp, trong đó các yếu
tố liên quan chặt chẽ với nhau. o
Thuyết cấu trúc - chức năng: phân tích các vấn đề xã hội trong bối cảnh của các cấu trúc và chức năng xã hội. o
Thuyết xung đột: xem xét các vấn đề xã hội như kết quả của các mâu thuẫn về quyền lực
và lợi ích giữa các nhóm xã hội. -
Giai đoạn sau (1960-nay): Giai đoạn này, lý thuyết công tác xã hội tiếp tục phát triển đa dạng và
phức tạp hơn. Các lý thuyết mới xuất hiện tập trung vào việc giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp
và đa chiều. Một số lý thuyết nổi bật trong giai đoạn này bao gồm: o
Thuyết nữ quyền: nhấn mạnh vai trò của giới tính trong việc hình thành các vấn đề xã hội. o
Thuyết văn hóa: xem xét các vấn đề xã hội trong bối cảnh của các nền văn hóa khác nhau. o
Thuyết giải quyết vấn đề: tập trung vào việc giúp các cá nhân, nhóm và cộng đồng giải
quyết các vấn đề của họ.
Câu 2 (3 điểm): Phân tích các quan hệ gắn bó và cho ví dụ minh họa - Khái niệm o
Mối quan hệ trực tiếp gần gũi giữa người chăm sóc hoặc bố mẹ với trẻ từ khi mới sinh ra cho
đến tuổi trưởng thành có tác động mạnh mẽ đến các quan hệ của trẻ với những người khác và
môi trường sống của nó o
Quan hệ gắn bó là quan hệ mà trẻ học được trong quá trình giao tiếp trực tiếp ban đầu giữa trẻ và người chăm sóc o
Bowlby (1973) cho rằng ngay từ khi mới sinh ra trẻ em đã có quan hệ gắn bó với cha mẹ
hoặc người nuôi dưỡng chăm sóc. Mối quan hệ này sẽ thay đổi dần theo vòng đời từ giai
đoạn sơ sinh đến giai đoạn thanh niên -
Nội dung lý thuyết gắn bó của Bowlby o
Lý thuyết này cho rằng, trẻ sẽ bị tổn thương về mặt tinh thần nếu trẻ không hình thành được
những quan hệ gắn bó trong môi trường gia đình hoặc những mối quan hệ gắn bó bị phá hủy.
Bowlby cho rằng các mối quan hệ gắn bó không cố định và có thể thay đổi o
Bowbly đưa ra 4 kiểu gắn bó
Quan hệ gắn bó an toàn: trẻ có gắn bó an toàn có hướng khám phá môi trường một
cách tự do và tương tác tốt với người lạ khi có sự hiện diện của người chăm sóc
Ví dụ: khi trẻ nhỏ gặp khó khăn, sợ hãi hoặc cần sự an ủi, chúng sẽ tìm đến
cha mẹ hoặc người chăm sóc để được an ủi và hỗ trợ. Họ sẽ đáp ứng nhanh
chóng và nhạy bén với nhu cầu của trẻ, tạo ra một môi trường an toàn và yên tâm cho trẻ
Quan hệ gắn bó nước đôi, không an toàn: trẻ dường như độc lập một cách sớm hơn
bình thường. Trẻ dường như không dựa vào người chăm sóc để có được sự an toàn
khi người chăm sóc hiện diện, trẻ khám phá căn phòng rất độc lập và đáp ứng với
người chăm sóc và người lạ như nhau
Ví dụ: trẻ có thể đòi hỏi được bế ẵm rồi sau đó đẩy người chăm sóc ra xa một
cách giận dữ hoặc trẻ có thể bám vào người chăm sóc nhưng lại ưỡn cong
người ra ngoài và từ chối chấp nhận sự chăm sóc của họ.
Quan hệ gắn bó chống đối không an toàn: trẻ có gắn bó chống đối bị bận rộn với
người chăm sóc, trẻ có khuynh hướng bám dính vào và bị ức chế từ việc khám phá
căn phòng hoặc từ việc tương tác với người lạ ngay cả khi có mặt của người chăm sóc
Ví dụ: trẻ có thể không tìm kiếm sự an ủi từ người chăm sóc khi gặp khó khăn
và thường tỏ ra không quan tâm đến sự chăm sóc của người khác
Quan hệ gắn bó rối loạn tổ chức không an toàn: trẻ bị rối loạn tổ chức hoạt động theo
cách thức không tương hợp hay khác lạ. Những trẻ này có thể có một biểu lộ ngạc
nhiên hay đi lang thang xung quanh không có mục đích hay sợ hãi và hai chiều trong
sự hiện diện của người chăm sóc, không biết là trẻ tiếp cận với người chăm sóc để
được dễ chịu hay tránh né để được an toàn.
Ví dụ: trẻ em không biết liệu người chăm sóc có sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của
mình hay không. Trẻ có thể thể hiện sự lo lắng và không an toàn bằng cách
biểu hiện những hành vi không ổn định như khóc nhiều, không chịu rời xa
người chăm sóc hoặc ngược lại, tránh xa người chăm sóc và không tìm kiếm sự an ủi từ họ - Ứng dụng o
Hỗ trợ cho trẻ em: Lý thuyết gắn bó Bowlby tập trung vào vai trò quan trọng của người chăm
sóc đối với sự phát triển tâm lý của trẻ. Từ đó, các nhân viên xã hội có thể sử dụng lý thuyết
này để phát hiện và giải quyết các vấn đề tình cảm, quan hệ trong quá trình tương tác giữa trẻ và người chăm sóc. o
Hỗ trợ cho phụ nữ sau khi sinh: Lý thuyết gắn bó Bowlby cũng đề cập đến tình trạng ảnh
hưởng của một mối quan hệ gắn kết đầy đủ và an toàn đối với phụ nữ sau khi sinh. Nhân viên
y tế và xã hội có thể sử dụng lý thuyết này để cung cấp sự hỗ trợ và giúp đỡ cho phụ nữ vừa
sinh hoặc có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm lý. o
Hỗ trợ cho người già: Nhân viên xã hội và y tế có thể sử dụng lý thuyết này để hiểu được vai
trò của tình cảm và mối quan hệ trong đời sống của người già, từ đó giúp họ giảm bớt cảm
giác cô đơn và tăng cường mối quan hệ xã hội của người già.
Câu 3 (4 điểm): Vận dụng lý thuyết quan hệ gắn bó trong trị liệu một ca can thiệp cụ thể. Lấy ví dụ minh họa
Tình huống: An hiện là học sinh lớp 8 nhưng bị mắc chứng trầm cảm do từ bé đã thiếu sự quan tâm, chăm
sóc của cha mẹ. Vì An là đứa con được sinh ngoài kế hoạch và nhà nội em có tư tưởng trọng nam khinh nữ,
cùng với đó sau khi sinh An, mẹ em có thể chất yếu kém nên khả năng sinh tiếp là rất ít nên từ bé, cha mẹ
của An thường xuyên nghiêm khắc, dạy dỗ An một cách độc đoán. Đến đầu cấp 2, tức lớp 6, bố mẹ An thậm
chí còn vô tâm, tỏ ra thờ ơ với An, từ chối nhu cầu của An và có những hành vi gây thương tích nhẹ như: tát,
đẩy, doạ nạt em. Trong 2 năm học cấp 2 An dường như luôn phải chịu đựng sự vô cảm, thờ ơ của bố mẹ nên
em đã trở nên trầm tính, mệt mỏi, không còn hứng thú học hành thậm chí nhiều lần có ý định tự tử. Bác của
em – bà Liên sau 1 vài buổi đến thăm nhà đã phát hiện các triệu chứng bất thường của An và thấy An luôn
né tránh bố mẹ, thường hay tự nhốt mình trong phòng. Vì vậy đã tự mình đưa An đi khám xét sau 1 số lần cố
thuyết phục bố mẹ của An bất thành. An được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm và bà Liên đã được bác sĩ
tâm lý tư vấn hãy nhờ sự can thiệp của nhân viên Công tác xã hội vì đây là trường hợp trẻ bị trầm cảm do
không được phát triển trong môi trường gia đình. Sau đó, cô Liên đã tìm đến nhờ nhân viên CTXH để can thiệp và hỗ trợ cho An.
Phân tích tình huống: -
Thân chủ: Em An – học sinh lớp 8 bị trầm cảm do bị gia đình bạo lực tinh thần -
Nhân viên CTXH sẽ sử dụng các lý thuyết, ứng dụng thuyết gắn bó để can thiệp và hỗ trợ An 1. Tiếp nhận -
Nhân viên CTXH tiếp nhận thân chủ là em An qua sự nhờ giúp đỡ của bác của thân chủ. -
Sau khi đã tiếp nhận thân chủ, nvctxh có nhiệm vụ gặp mặt thân chủ và tạo cảm giác tin tưởng, an
toàn và cần quan sát nét mặt, cử chỉ của thân chủ.
2. Xác định, phân tích vấn đề
* Nv ctxh dựa trên kỹ năng lắng nghe, đặt câu hỏi, quan sát: An bị trầm cảm nên khó khăn trong việc mở
lòng với người khác, vì vậy nv ctxh đã nói chuyện với bác của em và đã thu nhập được 1 số thông tin như sau: -
An hiện đang là con 1 trong gia đình -
Nhà nội của em có tư tưởng trọng nam khinh nữ à trong quá khứ, mẹ của An cũng bị chèn ép bởi nhà
chồng và bị bắt phải sinh con trai để nối dõi. Nhưng con đầu lòng lại là con gái, và mẹ An không còn
đủ khả năng để sinh tiếp nên đã bị nhà chồng quở trách, ghét bỏ và bắt người chồng (tức bố của An)
phải đi thêm bước nữa hoặc thuê người sinh hộ. -
Bố mẹ An vô cùng bất lực và đã có tranh chấp, bố An thì muốn thuê người sinh hộ theo sự bắt ép của
bố mẹ, anh không muốn đi thêm bước nữa vì dù gì vợ chồng vẫn còn tình cảm. Còn mẹ An thì phản
đối và thà ly hôn chứ không muốn chồng tìm người đẻ thuê. Vì vậy, hai người họ ra sức dạy dỗ An 1
cách độc đoán để chứng minh cho nhà nội thấy rằng con gái với con trai là bình đẳng. Nhưng vì thiếu
sự quan tâm con mà chỉ nhằm mục đích đối phó với nhà nội, anh chị đã không biết cách dạy con
đúng đắn và tạo cho An những tâm lý bất thường. Từ đó dẫn đến việc An bị trầm cảm. -
Có thể xác định vấn đề như sau: Nhà nội của An trọng nam khinh nữ do biết mẹ An sinh con gái nên
ép bố mẹ An ly hôn hoặc bố An tìm người đẻ thuê
xảy ra tranh chấp, dạy An độc đoán An
thiếu sự quan tâm, chăm sóc dẫn tới trầm cảm.
* Nhân viên CTXH áp dụng thuyết gắn bó đã nhận định kiểu gắn bó giữa An và bố mẹ An là kiểu gắn bó né tránh và trầm cảm: -
Kiểu gắn bó này được xác định bởi sự thiếu an toàn gắn bó, sự tự lực bắt buộc, và không có quá
nhiều tình cảm với người khác: Sự vô cảm thờ ơ của bố mẹ An với An. -
Người có kiểu gắn bó lo lắng và tránh né được đặc trưng bởi sự thất bại của sự gần gũi để tìm cách
giải tỏa nỗi buồn và kết quả là việc áp dụng các chiến lược gắn bó thứ cấp: Vì chịu áp lực từ nhà
chồng, bố mẹ An không thể nuôi dạy An một cách đàng hoàng và không dành nhiều tình cảm cho em
mà chỉ hướng đến mục đích làm vừa lòng nhà chồng. -
Cha mẹ của những đứa trẻ có kiểu gắn bó tránh né cũng tương tự đối với các bậc cha mẹ có phong
cách nuôi dạy con cái độc đoán. Hành vi của họ bao gồm việc sử dụng các biện pháp nghiêm khắc và
kiểm soát hành vi của con cái họ (Kochanska, 1993).y thường có biểu hiện tâm trạng chán nản, tức
giận, buồn bã và lòng tự trọng thấp: lý do An trở nên tiêu cực, trầm tính, không muốn học, tránh né
bố mẹ, nhiều lần có ý định tự tử. -
Mặt khác, ảnh hưởng của phong cách nuôi dạy con tiêu cực có thể chuyển thành dễ bị trầm cảm.
Những người có kiểu gắn bó né tránh biểu hiện mức độ hài hòa cao hơn trong những tình huống khó
khăn, thù địch và né tránh. Họ xa cách với những người khác và ít có khả năng tìm kiếm sự hỗ trợ.
Nghiên cứu khác cho thấy những người thuộc kiểu gắn bó này cũng quá nhạy cảm với các vấn đề
gặp phải: bố mẹ An bị ảnh hưởng bởi áp lực từ nhà chồng và biểu hiện một cách thù địch vô cảm
thậm chí tác động vật lý vào An, từ đó khiến An cũng trở nên né tránh, xa cách lại bố mẹ mình.
3. Đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề
Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về các liệu pháp cải thiện các kiểu gắn bó, nv CTXH đề xuất các liệu pháp như sau:
Mặc dù các kiểu gắn bó được hình thành sớm từ giai đoạn ấu thơ, nhưng nó vẫn có thể thay đổi được nhờ
vào những tác động và can thiệp. Bởi vì, những người được mô tả là gắn bó nước đôi hoặc né tránh trong
thời thơ ấu có thể trở nên gắn bó an toàn khi trưởng thành, trong khi những người có sự gắn bó an toàn trong
thời thơ ấu có thể thể hiện các dạng gắn bó không an toàn ở tuổi trưởng thành. Lý giải cho điều này, có một
khoảng thời gian dài trôi qua giữa tuổi thơ ấu và tuổi trưởng thành, vì thế những trải nghiệm trong khoảng
giữa này cũng đóng một vai trò lớn trong kiểu gắn bó khi trưởng thành. Khi biết được điều này, chúng ta có
thể tìm hiểu các giải pháp để hỗ trợ, giúp đỡ những người thuộc kiểu gắn bó không toàn (nước đôi, né tránh,
hỗn độn) thay đổi thành kiểu gắn bó an toàn. Từ đó, góp phần vào quá trình trị liệu, hỗ trợ cho các thân chủ
trầm cảm. Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về các liệu pháp cải thiện các kiểu gắn bó, nv CTXH đề xuất các liệu pháp như sau:
* Thứ nhất là liệu pháp gia đình dựa trên nền tảng của sự gắn bó:
Trị liệu gia đình dựa trên sự gắn bó là một phương pháp trị liệu tâm lý kết hợp lý thuyết gắn bó và lý thuyết
hệ thống gia đình để hướng dẫn điều trị trầm cảm ở tuổi vị thành niên. Lý thuyết gắn bó thừa nhận rằng
những mối quan hệ ban đầu với người chăm sóc sẽ định hình sự phát triển về mặt cảm xúc và quan hệ của
một cá nhân nhằm mục đích cải thiện mối liên kết gắn bó giữa thanh thiếu niên và người chăm sóc chính của
họ, điển hình là cha mẹ, nhằm cung cấp cơ sở an toàn cho việc khám phá và chữa lành cảm xúc. Liệu pháp
này bao gồm việc tạo ra một môi trường an toàn để giao tiếp cởi mở, giải quyết xung đột và thúc đẩy sự hòa
hợp cảm xúc trong gia đình.
* Thứ hai là liệu pháp tâm Liên cá nhân dành cho thanh thiếu niên: -
Giai đoạn điều trị ban đầu tập trung vào việc xem xét trong các mối quan hệ quan trọng của thanh
thiếu niên và xác định vấn đề sẽ là trọng tâm của phương pháp điều trị. -
Trong giai đoạn giữa của điều trị, nhà trị liệu xác định và dạy phương pháp giao tiếp cụ thể riêng biệt
và kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết để giải quyết hoặc cải thiện các khó khăn cá nhân liên quan
chặt chẽ nhất đến trầm cảm.
- Trong giai đoạn cuối, nhà trị liệu và thân chủ vị thành niên nhìn nhận lại những cải thiện trong các
triệu chứng trầm cảm và hoạt động chức năng liên cá nhân, xác định các chiến lược thành công đã sử
dụng để cải thiện các mối quan hệ và thúc đẩy khái quát hóa các kỹ năng để cho các tình huống trong tương lai. Đề 4
Câu 1 (3 điểm): Trình bày thuyết nhu cầu của Maslow? Cho ví dụ minh họa đối với từng loại nhu cầu
Bậc 1: Nhu cầu sinh lý (Basic Needs)
Nhu cầu cơ bản nhất nằm ở đáy của kim tự tháp. Đây là những nhu cầu về sinh lý và cũng gần như là nhu
cầu nguyên thủy– những đòi hỏi về thể chất cho sự sống còn của con người. Nếu những yêu cầu này không
được đáp ứng, cơ thể con người không thể duy trì cuộc sống. Những nhu cầu nằm trong danh sách này bao gồm: Không khí Nước Ngủ Thực phẩm Chỗ trú ẩn
Đây là nhu cầu cơ bản nhất nhưng lại quan trọng nhất, nó là tiền đề là điều kiện cho các nhu cầu sau đó được thực hiện.
Ví dụ: Nhu cầu sinh lý là mức lương cơ bản công ty phải trả cho bạn, chằng hạn là 4 triệu đồng. Với mức
lương cơ bản này, bạn có thể chi trả cho những nhu cầu tối thiểu của bản thân: ăn uống 3 bữa/ ngày, có chi
phí đi lại, có đủ quần áo mặc và vấn đề cần thiết khác.
Bậc 2: Nhu cầu được an toàn (Security and Safety Needs):
Khi nhu cầu về thể chất của một người được thỏa mãn, nhu cầu về sự an toàn của họ được ưu tiên. Những
nhu cầu đảm bảo an toàn gồm: An toàn về sức khỏe. An toàn về tài chính.
An toàn tính mạng, không gây thương tích.
Theo Maslow, chỉ khi các nhu cầu về sinh lý và mức độ an toàn được đáp ứng thì người ta mới có thể cố
gắng làm nhiều việc hơn hàng ngày.
Ví dụ: Khi mức lương hay tiền sinh hoạt hàng tháng của bạn cao thì nhu cầu an ninh nơi ở của bạn sẽ được
chú ý hơn cũng như sức khỏe bạn sẽ được quan tâm hơn, … Ngược lại với chi phí chi tiêu thấp thì bạn
thường sẽ phải chọn những nơi trọ rẻ, an ninh kém, giao thông không thuận tiện, vấn đề thực phẩm hay sức
khỏe của bạn sẽ không được coi trọng mà thay vào đó là bạn chọn những thứ rẻ, không thực sự an toàn, …
Bậc 3: Nhu cầu về xã hội – kết nối (Social Needs):
Theo tháp nhu cầu Maslow, sau khi các nhu cầu về sinh lý và an toàn được hoàn thành, con người sẽ tập
trung vào việc tìm kiếm niềm vui cho cuộc sống.
Nhóm nhu cầu xã hội bao gồm: nhu cầu yêu và được yêu, được chấp nhận và thuộc về một cộng đồng nào
đó. Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc kết giao bạn bè, tìm người yêu, tham gia hoạt động
xã hội, câu lạc bộ, … Ở cấp độ này, những nhu cầu thuộc về tình cảm chình là yếu tố tác động và chi phối
hành vi của con người. Nếu con người không có tình cảm, các mối quan hệ thì sẽ dẫn đến hiện tượng trầm cảm, cô đơn.
Ví dụ: Khi nhu cầu về sinh lý, an toàn được đáp ứng thì con người ta sẽ quan tâm đến các mối quan hệ bạn
bè, tính yêu, đồng nghiệp, … nhằm giải tỏa những áp lực trong cuộc sống cũng như mở rộng các mối quan
hệ giao lưu, làm quen để không cô đơn, sống vui vẻ, có ý nghĩa. Đó là khi bạn tham gia các buổi hợp lớp,
hẹn hò yêu đương hay liên hoan với đồng nghiệp, …
Bậc 4: Nhu cầu được kính trọng (Esteem Needs):
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng và được xếp vào loại nhu cầu bậc cao con người. Giống như
mong muốn nhận được sự yêu thương, chúng ta cũng cần có nhu cầu nhận được sự tôn trọng và công nhận năng lực.
Nhu cầu này được Maslow phân thành 2 loại:
Nhu cầu được người khác tôn trọng (ví dụ: uy tín, sự chú ý, địa vị và danh tiếng)
Nhu cầu tôn trọng chính bản thân (ví dụ: đạo đức, nhân phẩm, tự do, độc lập, sức mạnh). Một người
thiếu lòng tự trọng rất dễ dẫn đến mặc cảm, tự ti thường thấy lo lắng trước những điều khó khăn của cuộc sống.
Ví dụ: Bạn là 1 nhân viên mới của công ty, để không bị nói là nhờ quan hệ để được vào làm mà bạn đã
cố gắng nỗ lực làm việc, mang lại nhiều lợi ích cho công ty. Từ đó, mọi người sẽ công nhận năng lực, vị
trí của bạn. Điều này cũng thể hiện sự tôn trọng với chính bản thân mình của bạn khi bạn đã tự tin, tin
vào bản thân mình để làm cho mọi người công nhận bản thân mình.
Bậc 5: Nhu cầu được thể hiện bản thân (Self-actualizing Needs):
Đây chính là mức độ nhu cầu cao nhất mà Maslow đề cập đến: khẳng định bản thân. Khi tất cả những
bậc nhu cầu ở dưới đã được đáp ứng, con người tiến tới một tầm cao mới, đó là hoàn thành tất cả những
gì có thể với khả năng tốt nhất của một người.
Maslow cho rằng nhu cầu này không xuất phát từ việc thiếu một cái gì đó như 4 nhu cầu trên mà nó xuất
phát từ mong muốn phát triển của con người.
Những mục tiêu và thành tích này có thể bao gồm những thứ như: Nuôi dạy con cái Theo đuổi mục tiêu
Tìm kiếm hạnh phúc và sự thỏa mãn cá nhân
Ví dụ: Các đại gia khi họ có sự giàu có, có công ty, …một số người sẽ có chiều hướng lui về nhường lại vị
trí đang nắm giữ cho con cái hay người được tín nhiệm để thực hiện các mục tiêu khác của bản thân nhằm
thỏa mãn nhu cầu cá nhân như tập chơi golf, tennis,… hay dành thời gian cho gia đình nhiều hơn hoặc cũng
có thể là đầu tư sang 1 lĩnh vực mới hoàn toàn khác mà đó là sở thích của họ chưa được thực hiện. Sau đó
thì kết quả đạt được tốt và mọi người hết lòng khen ngợi đón nhận, đó chính là sự thể hiện bản thân được đáp ứng.
Câu 2 (3 điểm): Phân tích quan điểm chính của lý thuyết nhận thức – hành vi. - Khái niệm o Nhận thức
Từ điển bách khoa Việt Nam: nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế
giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến khách thể
Triết học Mác-Lênin: nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong
bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo trên cơ sở thực tiễn
Tâm lý học: nhận thức là 1 trong 3 mặt quan trọng của đời sống (nhận thức, tình cảm
và hành động ý chí). Quá trình nhận thức giúp chúng ta phản ánh hiện thực khách
quan vào đầu óc con người trong quá trình hoạt động của mình o Hành vi
Hành vi là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của một người
trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định. Hành vi là một thuật ngữ khái quát nhằm chỉ
những hoạt động, hành động, phản ứng, phản hồi, những di chuyển, tiến trình có thể
đo lường được của bất cứ một cá thể đơn lẻ nào. Ví dụ: ăn, ngủ, chơi, … -
Thuyết nhận thức – hành vi o
Dựa trên nghiên cứu tâm lý học của Sheldon (1995) về bản chất của thuyết là sự tách biệt
giữa tâm lý và hành động. o
Thuyết này cho rằng chính tư duy quyết định phản ứng chứ không phải do tác nhân kích thích
(ngoại cảnh) quyết định. Sở dĩ chúng ta có những hành vi hay tình cảm lệch chuẩn vì chúng
ta có những suy nghĩ không phù hợp. Do đó để làm thay đổi những hành vi lệch chuẩn chúng
ta cần phải thay đổi chính những suy nghĩ không thích nghi. o
Mô hình S → C → R → B → (trong đó: S là tác nhân kích thích; C là nhận thức; R là phản
ứng; B là kết quả hành vi) o
Giải thích mô hình: theo sơ đồ thì tác nhân (S) không phải là nguyên nhân trực tiếp của hành
vi. Thay vào đó, chính nhận thức (C) về tác nhân kích thích và về kết quả hành vi mới dẫn
đến phản ứng (R) của con người. o
Như vậy nhận thức hành vi– hành vi là trường phái trị liệu dựa trên quan điểm cho rằng cảm
xúc của con người được tạo ra không phải bởi hoàn cảnh, môi trường mà bởi cách nhìn nhận vấn đề. o
Ví dụ: tâm lý của học viên khi có thông báo thanh tra xuống kiểm tra, người thì lo lắng không
biết mình có bị phát hiện đi học hộ, người thì trách móc trước sự khắt khe của thanh tra,
người thì nghĩ mình may mắn khi không nghỉ quá buổi học, người thì thấy đúng và ủng hộ =>
xuất phát từ nhận thức về tác nhân kích thích thanh tra. -
Ví dụ: trong công tác xã hội, lý thuyết nhận thức hành vi thường được sử dụng như một liệu pháp
điều trị cho thân chủ khi gặp các vấn đề khó khăn.
Trường hợp 1: Nguyễn T. N là một nữ sinh lớp 9, đang chuẩn bị cho kì thi vào trung học phổ thông. Do đi
học không được hòa đồng với các bạn nữ trong lớp và một phần bạn bè xấu lôi kéo, N thường xuyên trốn
học và nói dối bố mẹ để xin tiền đi chơi. Một lần, vì phát hiện con gái nói dối mình xin tiền nộp tiền học
nhưng lại không nộp cho cô giáo, mẹ N đã mắng N. Sau đó buổi chiều trong khi cả nhà đi vắng, N đã uống
thuốc sâu tự tử. Trước cái chết của con gái, mẹ N luôn cảm thấy dằn vặt bản thân, cho rằng nếu như không
phải do mình mắng con thì con đã không làm như vậy. Ban đầu chỉ cần nhìn thấy bạn bè của N đi học về là
cô lại rơm rớm nước mắt. Co hay có những hành vi như vật vã khóc ở mộ của N hay lảm nhảm nói chuyện
một mình. Dần dần cô trở nên ít giao tiếp với mọi người xung quanh, suy nghĩ đó là lỗi của mình vẫn luôn hiện diện trong cô. o
Vấn đề của thân thân chủ: bị khủng hoảng về tâm lý, đang tự dằn vặt bản thân và không thoải
mái với những người xung quanh như trước o
Phương pháp giải quyết: áp dụng lý thuyết nhận thức– hành vi và mô hình trị liệu hành vi của Albert Ellis.
Yêu cầu thân chủ đối mặt với thực tế rằng N đã mất và sự ra đi của N không phải do
lỗi của cô. Quan trọng là nếu cô vẫn đau buồn thì chẳng thay đổi được gì cả.
Giúp cô chủ động nói chuyện, chia sẻ nhiều hơn với những người xung quanh đặc biệt
là chồng và con gái lớn về những suy nghĩ mình vừa trải qua
Giúp cô chủ động tránh lặp lại những tình huống trước đây đã tạo ra hành vi của cô
Nhân viên Công tác xã hội cùng gia đình của cô lập sẵn kế hoạch cho những tình huống bất ngờ.
Câu 3 (4 điểm): Đưa ra tình huống và vận dụng thuyết nhận thức - hành vi trong trị liệu
một ca can thiệp cụ thể
Trong công tác xã hội, lý thuyết nhận thức hành vi thường được sử dụng như một liệu pháp điều trị cho thân
chủ khi gặp các vấn đề khó khăn. -
Tình huống: B là 1 thanh niên 18 tuổi, xuất thân trong 1 gia đình không trọn vẹn và không mấy khá
giả. Từ năm B 10 tuổi, bố B đã bỏ mẹ con B cùng 2 em gái đi biệt xứ không về. Từ đó một mình mẹ
B phải gồng gánh nuôi 3 anh em ăn học, do tính chất công việc là công nhân nhà máy nên mẹ B ngày
nào cũng đi làm từ sáng đến tối mới về, không sát sao được việc học hành của B nên đợt thi đại học
vừa rồi B không đỗ vào trường nào. Khi biết tin B trượt đại học, mẹ em ngày nào cũng than phiền và
tỏ ra buồn long, thậm chí mắng chửi B và có những lời lẽ khiếm nhã khiến B rơi vào trạng thái trầm
cảm và không muốn sống ở nhà cùng mẹ nữa. Ở nhà mãi cũng chán nên B đã đi tìm việc làm ở một
quán bia gần nhà, tại đây B gặp một nhóm bạn rất hợp B và tốt với B. Gần đây nhiều lần B đi làm về,
mẹ B thấy con có biểu hiện say rượu, không tỉnh táo nên đã mắng B và cấm B đi làm vì cũng nhiều
lần về khuya. Tuy nhiên B không những không nghe lời mẹ mà còn cãi lại, dung lời lẽ xúc phạm
chính mẹ ruột của mình và suýt tác động vật lý với mẹ. Trong một lần ăn nhậu cùng bạn bè ở chỗ
làm, B đã bị hội bạn chơi xấu dụ dỗ sử dụng chất kích thích trái pháp luật. Không may lần đó công
an lại đến cơ sở kinh doanh quán nhậu đó kiểm tra hành chính nên B đã bị phát hiện sử dụng chất
kích thích và bị giam giữ trong trại. Trong thời gian ở trại, B đã rất hối hận về hành vi của mình và
nhiều lần muốn quyên sinh vì nghĩ bản thân khi ra ngoài xã hội sẽ không được chào đón và bị khinh
thường, cũng xấu hổ khi gặp lại mẹ và các em của mình. Lúc này các cán bộ đã nhờ đến nhân viên
CTXH để giúp đỡ và vực lại tinh thần cho B để có thể trở về và đỡ mẹ nuôi gia đình và các em. -
Ứng dụng lý thuyết nhận thức-hành vi vào trường hợp của B: o
Theo quan điểm của thuyết hành vi, ứng một tác nhân kích thích sẽ có 1 phản ứng phù hợp.
Tư duy quyết định chứ không phải tác nhân quyết định phản ứng. o
Theo quan điểm của thuyết nhận thức-hành vi thì việc B có ý định tự tử là do suy nghĩ tiêu
cực của em. Em nghĩ rằng khi ra khỏi trại giam thì sẽ chỉ mang đến nỗi ô nhục cho gia đình
và xã hội… Từ những suy nghĩ tiêu cực đó thì em không còn niềm tin vào cuộc sống nữa. o
Thuyết nhận thức-hành vi cũng chỉ ra rằng con người có thể học tập hành vi mới và tích cực
loại bỏ hành vi xấu, tiêu cực. o
Từ quan điểm này nhân viên CTXH xác định được rằng có thể thay đổi được suy nghĩ và
hành vi tiêu cực của B và giúp B hiểu được những sai trái trước đây của em, giúp em suy
nghĩ tích cực hơn. Tham vấn cho B tham gia các hoạt động từ thiện, giúp đỡ người khác để
giúp B xua tan những chán nản, cải thiện bản thân. Dẫn chứng các tấm gương biết sửa sai,
biết vươn lên vượt khó để em thay đổi dần trong suy nghĩ cũng như cách sống để B có thể trở
thành trụ cột cho mẹ và các em. Đề 5
Câu 1 (3 điểm): Trình bày thuyết hệ thống sinh thái theo quan điểm của Bronfenbrenner (giống câu 2 đề 2)
Câu 2 (3 điểm): Phân tích các điều kiện, tiền đề cho sự hình thành và phát triển Công tác xã hội trên thế giới
*Thời kỳ thứ nhất
-Đây là thời kỳ phát triển từ trợ giúp từ thiện đến từ thiện khoa học. Có thể nói giai đoạn tiền khoa học của
CTXH bắt đầu từ xã hội cổ xưa ở những văn bản đề cập đến về sự quan tâm của nhà nước với công dân cần
được trợ giúp từ năm 911 trong Hiệp ước giữa Nga ký kết với người Hy Lạp.
- Cho đến sau này ở những năm 1530, ở Anh những đạo luật quy định về hoạt động cứu tế những người
nghèo, bệnh tật ra đời là dấu hiệu sự cần thiết về mặt chính sách, luật pháp liên quan đến trợ giúp những đối
tượng yếu thế trong xã hội. Việc phân phát những đồ thu được như quần áo, lương thực cho người nghèo,
người bệnh tật ốm đau... Qua hoạt động từ thiện vào những ngày thứ 7 hàng tuần. Sau này, việc xây dựng
thành hệ thống luật cho người nghèo nước Anh đã đánh dấu một thay đổi lớn trong sự trợ giúp từ hình thức
cứu trợ có tính nhất thời sang hình thức trợ giúp liên tục.
- Vào những năm giữa và cuối của thế kỷ XVI, đã có nhiều các tổ chức từ thiện được thành lập trợ giúp
những nhóm người yếu thế như người nghèo, trẻ em mồ côi, người khuyết tật v.v. tại nhiều nước như Anh, Mỹ...
- Tuy nhiên ở cuối thời kỳ này đã xuất hiện những mô hình từ thiện khoa học. Các hoạt động giúp đỡ không
chỉ đơn thuần là ban phát mà đã có những hoạt động thăm hỏi, đánh giá nhu cầu cần giúp đỡ. *Thời kỳ thứ hai
- Đây là thời kỳ hình thành, trở một khoa học độc lập, và đi vào hoạt động chuyên nghiệp từ cuối thế kỷ
XIX đến nay. Do nhu cầu lúc này của xã hội cần phải có một nghề giúp đỡ, hỗ trợ những đối tượng yếu thế
và đảm bảo tính khoa học và chuyên nghiệp, CTXH đã xây dựng cho mình những kho tàng kiến thức và lý
luận, phát triển các hoạt động đào tạo, phát triển thử nghiệm các mô hình thực hành, thành lập các hiệp hội
nghề nghiệp. Có thể kể tới sự ra đời của tổ chức từ thiện tại Buffalo, New York của Mỹ vào năm 1877. Mặc
dù là từ thiện nhưng những nhân viên của tổ chức này đã tìm hiểu những nhu cầu của người cần sự trợ giúp
và thu hút sự tham gia của họ vào xây dưng kế hoạch giải quyết vấn đề, nhằm đáp ứng nhu cầu của đối
tượng. Tổ chức này đã đặt nền móng đầu tiên cho tính nghề nghiệp của Công tác xã hội.
- Sang đến thế kỷ XX những dịch vụ an sinh và sự trợ giúp xã hội đã trở nên chuyên nghiệp hơn. Năm 1951,
Hội đồng kinh tế xã hội của Liên Hợp Quốc đã ghi nhận Công tác xã hội là một nghề đang nổi lên tại thời
điểm đó và nó có chức năng chuyên biệt.
*Cho đến nay, các chương trình đào tạo được xây dựng và phát triển từ những khóa tập huấn ngắn hạn cho
đến các chương trình đào tạo đại học, trên đại học (bậc thạc sĩ, tiến sĩ).
- Nhân viên CTXH đã tham gia vào lực lượng lao động ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau như trong chăm
sóc sức khỏe, an sinh xã hội, giáo dục, pháp lý. Bên cạnh đó các hiệp hội nghề nghiệp đã được hình thành và
phát triển với sự tham gia của nhiều nước trên thế giới như Hiệp hội Nhân viên CTXH quốc tế, Hiệp hội các
trường đào tạo CTXH quốc tế, Hội đồng An sinh xã hội thế giới và các hiệp hội theo các khu vực.
Câu 3 (4 điểm): Vận dụng học thuyết nhu cầu của Abraham Maslow trong thiết kế ca can thiệp CTXH cụ thể.
Người được tham gia can thiệp: Anh Tiến, 35 tuổi, độc thân, đang sống một mình ở thành phố.
B1: Xác định nhu cầu của thân chủ
1. Nhu cầu sinh lí: Anh Tiến có công việc ổn định và thu nhập đủ để chi trả cho nhu cầu sinh lí cơ bản như:
quần áo, đồ ăn và chỗ ở. Tuy nhiên, anh Tiến cảm thấy căng thẳng và không thể tận hưởng cuộc sống do áp lực công việc quá lớn.
2. Nhu cầu an toàn: Anh Tiến cảm thấy căng thẳng và lo lắng về môi trường làm việc áp lực và không an
toàn. Anh muốn có sự ổn định và sự bảo vệ trong cuộc sống hàng ngày.
3. Nhu cầu tình yêu và thuộc về: Anh Tiến cảm thấy cô đơn và thiếu mối quan hệ xã hội. Anh muốn kết bạn
và có một mạng lưới xã hội để chia sẻ niềm vui và buồn.
4. Nhu cầu được tôn trọng: Anh Tiến muốn phát triển sự nghiệp và đạt được thành tựu trong lĩnh vực công
việc của mình. Anh muốn có cơ hội để tiến bộ và phát triển kỹ năng được mọi người tôn trọng và công nhận.
5. Nhu cầu thể hiện bản thân: Anh Tiến có niềm đam mê với guitar nhưng chưa từng có cơ hội thực hiện.
Anh muốn khám phá sở thích cá nhân và thể hiện bản thân thông qua việc học và tham gia vào hoạt động sáng tạo.
B2: Dựa trên phân tích nhu cầu của Anh Tiến, kế hoạch can thiệp CTXH có thể bao gồm:
Hỗ trợ anh Tiến trong việc quản lí áp lực công việc và xây dựng một môi trường làm việc an toàn và thoải mái.
Tạo ra cơ hội để anh Tiến tham gia vào các hoạt động xã hội và gặp gỡ bạn bè mới (VD: tham gia
các câu lạc bộ hoặc nhóm xã hội có cùng sở thích)
Trò chuyện cùng anh Tiến trong việc xác định mục tiêu nghề nghiệp và phát triển kế hoạch để đạt
được những thành tựu trong công việc.
Đề xuất anh Tiến tham gia khóa học guitar hoặc nhóm chơi nhạc cụ để phát triển sở thích và kỹ năng của mình. Đề 6
Câu 1 (3 điểm): Trình bày các nội dung cơ bản theo 4 làn sóng (giai đoạn) của lý thuyết nữ quyền -
Làn sóng thứ nhất liên quan tới việc trả lời cho câu hỏi: “Thế còn phụ nữ thì sao?” o
Việc trả lời cho câu hỏi này đòi hỏi các nhà lý thuyết nữ quyền mô tả bức tranh thực tế của
phụ nữ trên toàn cầu vào các thời kỳ thế kỷ 18-19 cho tới những năm 20 của thế kỷ 20 o
Các phong trào phụ nữ trong thế kỷ 18-19 đã làm thay đổi bộ mặt xã hội, làm cho nhân loại
tỉnh ngộ và nhận thức lại, đúng đắn hơn về vị trí và vai trò của người phụ nữ trong xã hội o
Người ta dễ dàng quan sát và kiểm tra các tư liệu liên quan đến quyền phụ nữ trong thế kỷ
19-20 và nhận thấy rằng, phụ nữ hầu như bị lệ thuộc vào nam giới, phụ nữ không có quyền
ngoài xã hội cũng như trong gia đình -
Làn sóng thứ hai liên quan đến câu hỏi: “Tại sao những chuyện này lại như vậy?” o
Trong giai đoạn thứ hai của thuyết nữ quyền người ta tập trung vào việc lý giải thực trạng về
vị trí vai trò của người phụ nữ trong đời sống xã hội o
Các nhà lý thuyết nữ quyền có nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải thích thân phận của phụ
nữ trên cấp độ toàn cầu, tuy nhiên đều có quan điểm chung cho rằng, định kiến ngầm về phụ
nữ là kết quả của phát triển xã hội theo chủ nghĩa gia trưởng o
Xã hội đề cao vai trò và ý nghĩa quyết định của người đàn ông đối với phụ nữ trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội -
Làn sóng thứ ba liên quan tới câu hỏi thứ ba: “Thế còn những khác biệt đối với phụ nữ thì sao?” o
Lý thuyết nữ quyền trong giai đoạn này tập trung vào việc giải quyết sự khác biệt về giới
giữa nam và nữ cũng như những khác biệt trong giới trên cơ sở đó làm rõ quyền cá nhân cũng
như tính đa dạng của cá nhân trong xã hội -
Làn sóng thứ tư: thuyết nữ quyền hiện đại o
Đòi hỏi sự công bằng giữa nam và nữ trong mọi quyền con người đồng thời tôn trọng sự đa
dạng và khác biệt giữa các cá nhân và giữa các dân tộc, chủng tộc o
Tuyên bố bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ trong gia đình, cộng đồng xã hội, đặc biệt là những
quyền tự do, quyền được học hành, tự do ngôn luận, tham gia điều hành quản lý xã hội như nam giới o
Thuyết nữ quyền hiện đại rất gần với việc thực hành công tác xã hội trong gia đình cũng như xã hội o
Bênh vực và bảo vệ người phụ nữ khỏi chế độ gia trưởng cũng như mọi định kiến xã hội về
địa vị thấp kém và phụ thuộc của người phụ nữ vào nam giới o
Chống phân biệt chủng tộc, dân tộc, chống kỳ thị tôn giáo, lứa tuổi,…
Câu 2 (3 điểm): Phân tích sự phát triển lý thuyết Công tác xã hội thế kỷ 20? (giống câu 1 đề 3)
Câu 3 (4 điểm): Nêu thực trạng vấn đề phụ nữ bị bạo lực gia đình hiện nay và Vận dụng
thuyết nữ quyền trong can thiệp CTXH với phụ nữ bị bạo lực gia đình - Thực trạng o
Từ năm 2009 đến năm 2017, tổng số vụ bạo hành gia đình được thống kê là 292.268 vụ. Như
vậy trung bình mỗi năm xảy ra 36.534 vụ bạo lực gia đình, chưa kể những vụ việc không
được phát hiện và thống kê. Mặc dù con số đã có sự cải thiện qua các năm. Tuy nhiên, bạo
hành gia đình cần được hạn chế ở mức thấp nhất có thể. o
Bạo lực gia đình không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn để lại vết thương về mặt tinh
thần sâu sắc đối với người bị bạo hành. Chính vì vậy, bạo hành gia đình dưới bất kỳ hình thức
nào cũng cần phải bị lên án và trừng phạt. o
Bạo lực giữa người chồng đối với người vợ trong gia đình có thể thấy là dạng bạo lực phổ
biến nhất trong gia đình. Hành vi người chồng gây ra chủ yếu và lớn nhất là bạo lực về thể
chất, đây là dạng dễ nhận thấy và bị lên án mạnh mẽ nhất. Sỡ dĩ đa phần người đàn ông sử
dụng “nắm đấm” để dạy vợ là do họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là vi phạm pháp luật. o
Tuy nhiên, không phải tất cả hành vi bạo lực của người chồng đều là bạo lực về thể chất mà
có những lúc, họ dùng tới nhiều cách khác để gây ra những tổn thương về tâm lý cho người
vợ: mắng mỏ, chửi bới, xúc phạm danh dự…; hoặc có những hành vi cưỡng bức về tình dục, kiểm soát về kinh tế… -
Vận dụng: Thuyết nữ quyền trong can thiệp CTXH với phụ nữ là một khía cạnh quan trọng trong
công tác xã hội để đảm bảo quyền lợi và tăng cường vai trò của phụ nữ trong xã hội. Thuyết nữ
quyền có thể được áp dụng trong các hoạt động can thiệp CTXH với phụ nữ bị BLGĐ như sau: o
Nhận Diện và Hỗ Trợ Tư Vấn:
Cán bộ xã hội và nhóm tư vấn được đào tạo về thuyết nữ quyền.
Phát triển chiến lược nhận diện rủi ro và triệu chứng của bạo lực gia đình. o
Tạo Cộng Đồng Hỗ Trợ:
Tổ chức các buổi hội thảo và tập huấn trong cộng đồng với sự tham gia của cả nam và nữ.
Hình thành các nhóm hỗ trợ cộng đồng, nơi mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau o
Hỗ Trợ Tâm Lý và Phát Triển Năng Lực:
Cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý và phát triển năng lực cho phụ nữ bị bạo lực gia đình.
Tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng cho phụ nữ để tăng cường độc lập và khả năng quyết định của họ. o
Chiến Dịch Truyền Thông:
Phát sóng các chiến dịch truyền thông trên truyền hình và radio với thông điệp về
thuyết nữ quyền và ý thức về bạo lực gia đình.
Tạo các poster và vật liệu truyền thông để lan truyền thông điệp trong cộng đồng. o Hợp Tác Quốc Tế:
Hợp tác với tổ chức quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ.
Kết nối với các tổ chức phi chính phủ để xây dựng mạng lưới hỗ trợ toàn cầu.
Bằng cách này, chương trình không chỉ cung cấp hỗ trợ cụ thể cho phụ nữ bị bạo lực gia đình mà còn
tập trung vào việc thay đổi tư duy và hành vi trong cộng đồng, xây dựng một môi trường hỗ trợ và
ủng hộ thực sự dựa trên nguyên tắc thuyết nữ quyền. Đề 7
Câu 1 (3 điểm): Trình bày liệu pháp trị liệu hiện sinh (Existentital therapy) trong công tác xã hội. a) Khái niệm
Lý thuyết trị liệu hiện sinh, còn được gọi là trị liệu theo ý nghĩa hoặc trị liệu theo mục đích, là một
phương pháp trị liệu được thực hiện trong lĩnh vực tâm lý học và tâm lý trị liệu.
Phương pháp trị liệu này tập trung vào việc tìm kiếm ý nghĩa và mục đích cuộc sống của cá nhân mỗi
người, và coi đó là yếu tố quan trọng trong việc đạt được trạng thái tâm lý và trị liệu. b) Nội dung
Theo lý thuyết trị liệu hiện sinh, mỗi người đều có nhu cầu cơ bản về ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống của họ.
Một khi bị mất đi ý nghĩa hoặc mục đích trong cuộc sống, con người có thể sẽ gặp phải những vấn đề về
mặt tâm lý như cảm thấy mất phương hướng, tuyệt vọng, rối loạn lo âu hoặc trầm cảm.
Phương pháp trị liệu hiện sinh nhấn mạnh rằng việc tìm kiếm và tạo dựng ý nghĩa và mục đích trong
cuộc sống là quan trọng để vượt qua những khó khăn và đạt được sự trị liệu.
c) Trị liệu hiện sinh đối với thân chủ
Trong quá trình thực hiện phương pháp trị liệu hiện sinh, người trị liệu (nhân viên CTXH) sẽ làm việc
với thân chủ để giúp họ khám phá ra những ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống của mình.
Điều này có thể bao gồm các việc như: thảo luận, đặt câu hỏi, tổ chức các hoạt động sáng tạo và các
phương pháp giúp thân chủ tự khám phá bên trong. Tất cả hoạt động đều nhằm mục đích đạt được kết
quả cuối cùng là giúp thân chủ nhận ra ý nghĩa của cuộc sống và sử dụng nó như một nguồn sức mạnh
để vượt qua khó khăn, đồng thời phát triển tâm lý tích cực.
d) Ý nghĩa của lý thuyết trị liệu hiện sinh
Lý thuyết trị liệu hiện sinh không chỉ tập trung vào việc điều trị các triệu chứng tâm lý hoặc vấn đề tâm
lý, mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm kiếm ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống.
Nó cho phép người tham gia trị liệu tìm ra sự động lực và mục tiêu cá nhân của mình, từ đó đạt được sự
trị liệu và cảm thấy hài lòng về cuộc sống
Câu 2 (3 điểm): Phân tích vai trò của thuyết nữ quyền trong CTXH
Thuyết nữ quyền đóng vai trò quan trọng trong công tác xã hội: -
Khẳng định quyền và vai trò của phụ nữ: o
Thuyết nữ quyền đưa ra những lập luận cho sự công bằng và nhân quyền cho phụ nữ. Nó
khẳng định rằng phụ nữ có quyền như đàn ông trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả quyền truy
cập vào giáo dục, sự phát triển nghề nghiệp và quyền lựa chọn mọi phương thức cuộc sống. o
Thuyết nữ quyền tập trung vào việc bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ, đảm bảo rằng các
vấn đề quan trọng như quyền tự do, quyền sở hữu, quyền sức khỏe sinh sản và quyền công tác,... -
Chống lại phân biệt đối xử: o
Thuyết nữ quyền cùng với các hoạt động của các nhóm và tổ chức nữ quyền đã và đang tác
động tích cực đối với xã hội để chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử dựa trên giới tính.
Bằng cách tuyên truyền và tạo cơ hội tình nguyện cho phụ nữ, nó nỗ lực để loại bỏ sự kỳ thị
và xóa bỏ mọi hạn chế đối với phụ nữ trong xã hội. o
Thuyết nữ quyền góp phần xây dựng một xã hội công bằng giới tính, đặt người phụ nữ và
nam giới ở vị trí ngang nhau trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến xã hội. Nó nhấn
mạnh quyền và cơ hội tương đồng giữa các cá nhân không phân biệt giới tính. -
Gia tăng tầm ảnh hưởng và đóng góp của phụ nữ: o
Thuyết nữ quyền khuyến khích phụ nữ tự tin tham gia và đóng góp tích cực vào các hoạt
động xã hội và chính trị. o
Nó nhận ra giá trị và đóng góp của các ý kiến, kỹ năng và kinh nghiệm của phụ nữ trong quá
trình ra quyết định và phát triển xã hội. o
Nó tạo điều kiện cho phụ nữ được đại diện công bằng trong các quyết định chính trị và vấn đề
quan trọng trong xã hội. Thông qua việc tăng cường vai trò của phụ nữ trong các cơ quan
quyền lực và các tổ chức chính trị, thuyết nữ quyền đóng góp vào việc xây dựng và phát triển cộng đồng. o
Ví dụ: Ở nhiều quốc gia, thuyết nữ quyền đã thúc đẩy quá trình phá vỡ những rào cản giới
tính trong chính trường. Điều này đã dẫn đến việc phụ nữ nắm giữ vị trí lãnh đạo quan trọng
và đóng góp ý nghĩa vào việc ra quyết định và thay đổi chính sách. Ví dụ có thể là bà Jacinda
Ardern, cựu Thủ tướng New Zealand, là một người phụ nữ và được xem là biểu tượng của
thuyết nữ quyền trong lĩnh vực chính trị. Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã đến dự
và có bài phát biểu tại Hội nghị Phụ nữ 2022 - Women’s Summit 2022 với chủ đề “Phụ nữ
thay đổi thế giới;”. Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Jacinda Ardern nhấn mạnh vai trò của
người phụ nữ hiện nay trong việc thúc đẩy nền kinh tế bối cảnh hậu COVID-19 và những tác
động tiêu cực của kinh tế thế giới. -
Tạo ra các chính sách và luật pháp công bằng: o
Thuyết nữ quyền thúc đẩy việc xem xét và áp dụng các chính sách và luật pháp công bằng giữa nam và nữ. o
Quyền lợi và nhu cầu của phụ nữ được đảm bảo bằng cách loại bỏ các hạn chế trong hệ thống
chính sách pháp luật và đảm bảo quyền phụ nữ được bình đẳng trong môi trường xã hội. -
Góp phần thay đổi định kiến và tư duy cổ hủ: o
Thuyết nữ quyền có tác động tích cực đối với các định kiến và tư duy cổ hủ về vai trò và giá
trị của phụ nữ trong xã hội. o
Nó khuyến khích mọi người nhìn nhận đa dạng và đánh giá công bằng về các khả năng và tiềm năng của phụ nữ. -
Xây dựng cộng đồng mạnh mẽ và thân thiện: o
Thuyết nữ quyền tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ và thân thiện. o
Nó khuyến khích sự hợp tác, sự chia sẻ quyền lực và trách nhiệm giữa các thành viên của xã
hội, đẩy mạnh sự liên kết và giúp đưa ra những quyết định hướng tới lợi ích chung của cộng đồng
*Câu 3 (4 điểm): Đưa ra tình huống và vận dụng thuyết nữ quyền trong can thiệp một ca CTXH cụ thể Đề 8
Câu 1 (3 điểm): Trình bày liệu pháp tập trung vào con người hay thân chủ trọng tâm
(Person – centered therapy) của Carl Rogers -
Thuyết thân chủ trọng tâm theo trường phái nhân văn ra đời vào những năm của thập kỷ 40. Điểm
cốt lõi trong thuyết thân chủ trọng tâm là việc nhấn mạnh vào sức mạnh của “cái tôi” tự khẳng định
chính mình, dù trong mọi hoàn cảnh. Mọi can thiệp bên ngoài chỉ ở mức độ khuyến khích và hỗ trợ
tháo bỏ những rào cản để cái tôi tự bộc lộ khả năng của mình. Để làm được điều này cần phải có
niềm tin tuyệt đối vào con người với khả năng thay đổi của họ, cùng với sự tôn trọng giá trị con người -
Mục đích của làm việc với cá nhân theo thân chủ trọng tâm không phải là chữa trị cho thân chủ hoặc
tìm kiếm những nguyên nhân từ quá khứ mà tập trung khuyến khích thân chủ tự hiện thực hóa những
tiềm năng của bản thân, tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển tâm lý lành mạnh ở thân chủ. Thân
chủ được xem như là một chủ thể có hiểu biết, họ phải được hiểu, được chấp nhận vô điều kiện -
Nhiệm vụ của nhân viên xã hội theo phương pháp tiếp cận này là tạo ra một môi trường thuận lợi,
cho phép thân chủ học cách hành động để họ có thể tự giúp chính bản thân mình. Nhiệm vụ chính
của nvxh là giúp thân chủ bỏ những rào cản tâm lý đang làm hạn chế tính sáng tạo, tự chủ và sức mạnh của thân chủ -
Carl Roger tin rằng thân chủ có thể tự tìm ra giải pháp của riêng mình trong một môi trường với mối
quan hệ nồng ấm và thấu cảm giữa nhà chuyên môn và người đang gặp khó khăn -
Tuyệt nhiên, Carl Roger tin rằng khi làm việc cùng thân chủ sẽ không thích hợp nếu đưa ra lời
khuyên hay giải thích cho họ. Do đó ông hoàn toàn không chi phối quyết định của thân chủ thay vào
đó. Ông khẳng định kỹ thuật lắng nghe tích cực là kỹ năng nền tảng trong làm việc với cá nhân theo
phương pháp thân chủ trọng tâm
Câu 2 (3 điểm): Phân tích mối quan hệ giữa thái độ và hành vi. Cho ví dụ minh họa (giống câu 2 đề 1)
Câu 3 (4 điểm): Vận dụng học thuyết nhu cầu của Abraham Maslow trong thiết kế kế hoạch thiệp ca CTXH
cá nhân cụ thể (giống câu 3 đề 5) Đề 9
Câu 1 (3 điểm): Trình bày các giai đoạn phát triển của thuyết nữ quyền. (giống câu 1 đề 6)
Câu 2 (3 điểm): Phân tích vai trò của thuyết nữ quyền trong CTXH (giống câu 2 đề 7)
Câu 3 (4 điểm): Nêu thực trạng vấn đề phụ nữ bị bạo lực gia đình hiện nay và Vận dụng thuyết nữ quyền
trong can thiệp CTXH với phụ nữ bị bạo lực gia đình (giống câu 3 đề 6) Đề 10
Câu 1 (3 điểm): Trình bày khái niệm quan hệ gắn bó và phân loại các loại quan hệ gắn bó? Cho ví dụ minh
họa (giống câu 2 đề 3)
Câu 2 (3 điểm): Phân tích ý nghĩa của việc trao quyền như là hình thức tăng cường sức
mạnh thân chủ? Cho ví dụ minh họa -
Trao quyền mang đến ý nghĩa to lớn o
Tăng cường sức mạnh cho cá nhân từ phía xã hội o
Thúc đẩy năng lực nội tại của cá nhân o
Phối hợp cá nhân với tập thể - Phân tích o
Quá trình trao quyền (tăng cường năng lực): Trao quyền là việc một quá trình hợp tác
giữa NVXH, thân chủ và các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan trong việc nâng cao
năng lực cho thân chủ. Để phát huy tối đa giá trị của một con người, không chỉ đánh
giá những mặt yếu mà cần công nhận những điểm mạnh và thành quả của họ. Phải cho
họ biết rằng (bạn) mong đợi những điều quan trọng nhất họ có thể làm được. Mọi
người cần tham gia vào việc tự trao quyền của riêng họ. Mục tiêu, ý nghĩa và kết quả
phải được tự thân chủ xác định. Phát huy sức mạnh, đừng tập trung vào điểm yếu o
Trao quyền là cách tiếp cận hướng đến phát triển khả năng của thân chủ; gắn liền với
quan điểm cấp tiến và có thể được áp dụng rộng rãi trong các mô hình cá nhân - nhóm
- cộng đồng. Thực hành trao quyền lực cho cá nhân sẽ là liệu pháp hiệu quả để con
người vượt qua những tổn thương về phân biệt đối xử để giành lấy quyền hạn của mình trong xã hội. o
Trao quyền đạt được thông qua sự tương tác với môi trường, các tổ chức bên ngoài,
yếu tố kinh tế, chính trị xã hội cùng với sự phát triển cá nhân. Điều đó bao gồm việc
tiếp cận nguồn lực và khả năng sử dụng các nguồn lực hiệu quả. o
Vận dụng trong hoạt động Công tác xã hội thì trao quyền là một tiến trình hỗ trợ tăng
cường khả năng của cá nhân/nhóm/cộng đồng để bản thân họ tự ra quyết định và
chuyển hóa các quyết định đó thành hành động cụ thể, thành các kết quả cụ thể. o
Trọng tâm của quá trình trao quyền là các hành động xây dựng năng lực của cá nhân,
nhóm hay cộng đồng; tăng tính hiệu quả và công bằng xã hội. Trong quá trình tương
tác tập thể con người được trao quyền lực của cộng đồng làm cho nó tự tin và cảm
nhận được sức mạnh của tập thể trong quá trình giải quyết những vấn đề phức tạp ở cả
cấp độ cá nhân lẫn tập thể. o
Thuyết trao quyền giúp nhân viên CTXH khi làm việc đều nhìn nhận tiềm năng và
năng lực của thân chủ từ đó cách can thiệp và hỗ trợ dựa vào năng lực để phát triển và
trao quyền cho thân chủ để họ có thể tự quyết định các vấn đề của cuộc sống. Sau đó,
nhân viên xã hội cùng thân chủ xem xét và vượt qua những rào cản từ phía nội lực và
ngoại lực trong quá trình thực hiện ra quyết định. Đồng thời nhân viên xã hội đóng vai
trò người biện hộ để vận động sự hỗ trợ từ các nguồn lực hỗ trợ. o
Ví dụ: Nhân viên CTXH nhận thấy thân chủ có năng khiếu về nghệ thuật. Nvien can
thiệp và giúp thân chủ nhận ra tiềm năng của mình, để thân chủ quyết định xem có
nên theo đuổi và phát triển năng lực đó hay không - Kết luận o
Thuyết trao quyền được ra đời như một thuyết đặc thù của CTXH và có những nét
riêng biệt so với những lý thuyết xã hội khác. Nó gắn kết các mối quan hệ lại với nhau. o
Lý thuyết trao quyền mang mục đích then chốt tiến đến đối xử khác nhau giữa những
người có các điều kiện xã hội về năng lực, địa vị, kinh tế khác nhau để từ đó tạo ra 1
xã hội công bằng ổn định. o
Trong CTXH lý thuyết được vận dụng như 1 triết lý, giúp nhân viên xã hội đưa ra cái
nhìn đúng đắn về thân chủ
Câu 3 (4 điểm): Vận dụng lý thuyết quan hệ gắn bó trong trị liệu một ca can thiệp cụ thể. Lấy ví dụ minh họa (giống câu 3 đề 3) Đề 11
Câu 1 (3 điểm): Trình bày khái niệm, mục đích và nguyên lý phát triển cộng đồng -
Khái niệm: Phát triển cộng đồng là quá trình cộng đồng tự giải quyết những trở ngại, khó khăn trong
cuộc sống để có được sự hài lòng hơn theo thời gian. Sự hài lòng ở đây chính là sự hài lòng của người
dân trong cộng đồng với cuộc sống của họ tại thời điểm đó, quyền lợi căn bản của mọi người dân trong
cộng đồng được đảm bảo. -
Mục tiêu của phát triển cộng đồng: o
Đáp ứng đầy đủ nhu cầu cơ bản của mọi người nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân