-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương giữa kỳ - Môn sinh học đại cương| Đại học Y dược Cần Thơ
Đại học Y dược Cần Thơ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Sinh học đại cương 12 tài liệu
Đại học Y dược Cần Thơ 303 tài liệu
Đề cương giữa kỳ - Môn sinh học đại cương| Đại học Y dược Cần Thơ
Đại học Y dược Cần Thơ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Môn: Sinh học đại cương 12 tài liệu
Trường: Đại học Y dược Cần Thơ 303 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN
Câu 1: Hiện tượng xuất hiện do giao phối gần?
- Giao phối gần thường gây ra hiện tượng thoái hóa ở các thế hệ sau như: cá thể sinh trưởng, phát
triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.
Câu 2: Các biểu hiện thoái hóa giống?
- Ở thực vật có sức sống giảm, phát triển chậm, chiều cao và năng suất giảm, cây chết nhiều
- Ở động vật thường gây ra sinh trưởng và phát triển yếu, sức đẻ giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non
Câu 3: Biểu hiện của ưu thế lai qua các thế hệ? -
Khi lai hai dòng thuần chủng, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất vì hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp. -
Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ (vì con lai F1 là cơ thể dị hợp, nếu đem các
con lai F1 giao phối với nhau thì ở đời sau, tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp tăng, các gen lặn sẽ được tổ hợp lại với
nhau tạo thể đồng hợp lặn → các tính trạng có hại sẽ được biểu hiện ra bên ngoài kiểu hình, ảnh hưởng đến năng suất
và chất lượng sản phẩm của các thế hệ tiếp theo.)
Câu 4: Phép lai được tận dụng ưu thế lai trong chăn nuôi?
- Để tạo ưu thế lai ở giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phép lai kinh tế tạo ra giống thương
phẩm. Để tạo ưu thế lai ờ thực vật (giống cây trồng), chủ yếu người ta dùng phương pháp lai
khác dòng bằng cách tạo hai dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau
BÀI: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Câu 1: Da người là môi trường sống của một số loài sinh vật?
- Chấy, rận, nấm, cáy ghẻ
Câu 2: Các mối quan hệ ảnh hưởng tới sinh vật?
- Quan hệ cùng loài: cạnh tranh, hỗ trợ lẫn nhau
- Quan hệ khác loài: hỗ trợ (cộng sinh, hội sinh), đối địch (cạnh tranh, kí sinh, nửa kí sinh, sinh
vật ăn thịt sinh vật khác)
Câu 3: Giải thích đặc điểm hạn chế sự thoát hơi nước của thực vật?
- Lá biến thành gai (Một số lá biến thành gai hay lá bọc sáp, phần lớn có thân lùn, bộ rễ to và dài
để hút nước dưới sâu, rút ngắn chu kì sinh trưởng. VD: cây xương rồng, bao báp...)
Câu 4: Phân biệt sự khác nhau giữa cây ưa sáng và cây ưa bóng?
- Thực vật được chia thành hai nhóm khác nhau tuỳ theo khả năng thích nghi cùa chúng với các
điều kiện chiếu sáng của môi trường:
+ Nhóm cây ưa sáng: bao gồm những cây sống nơi quang đãng (lúa, ngô, thanh long, đậu xanh...)
+ Nhóm cây ưa bóng: bao gồm những cây sổng nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như cây sống
dưới tán cùa cây khác, cây trồng làm cảnh đặt ở trong nhà (lan ý, lưỡi hổ, rau càng cua, lá lốt,...)
- Cây ưa bóng khác cây ưa sáng ở các đặc điểm:
+ Ở nơi trống trải cây ưa sáng có thân thấp, nhiều cành cây, tán lá rộng. Cây ưa bóng có thân trung
bình, số cành cây ít, tán lá rộng vừa phải
+ Lá cây ưa sáng có phiến nhỏ và dày, có tầng cutin dày, mô giậu phát triển nhiều lớp tế bào, lá có
màu nhạt. Lá cây ưa bóng có phiến rộng và mỏng, không có lớp tế bào mô giậu hoặc mô giậu kém
phát triển, màu xanh sẫm.
+ Cây ưa sáng có cường độ quang hợp cao hơn dưới điều kiện ánh sáng mạnh, cây ưa bóng có khả
năng quang hợp ở ánh sáng yếu. Cường độ hô hấp của lá cây ưa sáng cao hơn lá trong bóng.
Câu 5: Vận dụng vẽ sơ đồ biểu thị một giới hạn cụ thể, gọi tên các giá trị nhiệt độ về mặt sinh thái
- Gọi tên các giá trị nhiệt độ về mặt sinh thái:
+ 0 độ C: giới hạn dưới về nhiệt độ của xương rồng sa mạc
+ 56 độ C: giới hạn trên về nhiệt độ của xương rồng sa mạc
+ 32 độ C: điểm cực thuận về nhiệt độ của xương rồng sa mạc
+ Khoảng từ 0 độ C – 90 độ C: giới hạn chịu đựng đối với nhân tố nhiệt độ MT của xương rồng sa mạc BÀI: HỆ SINH THÁI
Câu 1: Quần thể sinh vật tự nhiên
- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng
không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới
- Quá trình hình thành quần thể sinh vật (qua các giai đoạn): Cá thể phát tán → Môi trường mới
→ Chọn lọc tự nhiên tác động → Cá thể thích nghi → Quần thể sinh vật.
Câu 2: Những đặc trưng cơ bản của quần thể. Lấy 2 ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể
hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau?
Những đặc trưng cơ bản của quần thể: - Tỉ lệ giới tính
+ Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái
+ Cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể, được ứng dụng trong chăn nuôi
+ Tùy theo từng loài và mục đích SD để điều chỉnh tỉ lệ đực cái cho phù hợp - Thành phần nhóm tuổi:
+ Nhóm tuổi trước sinh sản: các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng
trưởng khối lượng và kích thước của quần thể
+ Nhóm tuổi sinh sản: khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể
+ Nhóm tuổi sau sinh sản: các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể - Mật độ quần thể:
+ Là số lượng hay khối lượng của sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích
VD: Mật độ chim sẻ: 10c/ ha đồng lúa
+ Mật độ quần thể phụ thuộc vào: chu kì sống của sinh vật, nguồn thức ăn của quần thể, yếu tố thời tiết
+ Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng cơ bản nhất là mật độ. Vì mật độ quyết định các đặc trưng khác
Ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể sinh vật: hiện tượng nối liền rễ giữa các cây thông,
chó rừng thường quần tụ từng đàn để bắt mồi…Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể
sinh vật: thực vật cạnh tranh ánh sáng, động vật cạnh tranh thức ăn, nơi ở, bạn tình…