Đề cương Hiến pháp 1980 - Luật Hiến Pháp | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề cương Hiến pháp 1980 - Luật Hiến Pháp | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Hiến Pháp
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HIẾN PHÁP 1980
Hiến pháp 1980 được xây dựng trong bối cảnh đất nước đã thống nhất,
ĐCS xác định mục tiêu ‘’ ĐƯA CẢ NƯỚC ĐI LÊN CNXH’’
1. Hiếp pháp 1980 các quyền và nghĩa vụ công dân được quy định ở
nhiều chương, tập trung nhất trong chương V ‘’ Quyền lợi và nghĩa vụ cơ
bản của công dân’’ =>>> Tuy nhiên, chế định về quyền trong hiến pháp
1980 được đặt ở vị trí thứ 5 ( sau các chương về chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, văn hoá, giáo dục, KHKT, bảo vệ tổ quốc CNXH)
=>>> VAI TRÒ CỦA QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TIẾP TỤC BỊ COI NHẸ
2. KẾ THỪA những quy định mang tính nguyên tắc của HP 1959 và BỔ
SUNG nhiều quy định mới:
- Bình đẳng giữa quyền và nghĩa vụ giữa các dân tộc [ĐIỀU 5]
- Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân với Nhà
nước và xã hội [ Điều 54]
- Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật [ĐIỀU 55]
- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa nam và nữ [ĐIỀU 63]
- Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và HĐND các cấp [ĐIỀU 6]
3. TIẾP TỤC quy định thêm các quyền và nghĩa vụ, đặc biệt là các quyền
về văn hoá, xã hội, song vẫn theo xu hướng đưa ra những quyền và nghĩa
vụ có nội hàm trìu tượng, thiếu cụ thể, mang tính định hướng, cương
lĩnh về chính trị, khó thực thi và khó đánh giá mức độ đảm bảo trên thực tế.
Tính chất CƯƠNG LĨNH trong HP 1980 còn rõ rệt hơn so với HP 1959
4. HP 1980 tiếp tục MỞ RỘNG các quyền và nghĩa vụ cả số lượng và phạm vi.
=>> vì thế nên có sự chồng chéo ở khá nhiều quy định
5. KHÔNG GHI NHẬN, CHỦ TRƯƠNG XOÁ BỎ chế độ sở hữu cá nhân
cũng như sở hữu tập thể đối với đất đai
ĐIỀU 19: Khẳng định đất đai thuộc ‘’ sở hữu toàn dân’’
6. TIẾP TỤC quy định các chính sách bảo vệ nhiều nhóm yếu thế, nhóm
đặc thù: trẻ em [ điều 65]; thanh niên [điều 66]; thương binh, người có
công với cách mạng, trẻ mồ côi, người già, người tàn tật, gia đình liệt sĩ
[điều 74]; Việt kiều [điều 75]
7. QUY ĐỊNH nhiều nghĩa vụ công dân.
Nhiều đạo luật quan trọng liên quan trực tiếp đến các quyền và nghĩa vụ
công dân được ban hành vào thời điểm này, bao gồm: Luật nghĩa vụ
quân sự 1981, Bộ luật hình sự 1985, Luật hôn nhân và gia đình 1986, Bộ
luật Tố tụng hình sự 1988, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học 1991,… 2