-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương học phần pháp luật đại cương NEU| Đại học Kinh tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Đề cương học phần pháp luật đại cương NEU| Đại học Kinh tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới





Preview text:
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ NƯỚC
1.1. Những vấn đề chung về nhà nước
1.1.1. Nguồn gốc của Nhà nước
- Nhà nước hình thành khi điều kiện kinh tế - xã hội đã phát triển ở mức độ nhất định.
- Xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có nhà nước. Nhà nước xuất hiện và tồn tại trong xã hội có
giai cấp. Nhà nước xuất hiện khi mâu thuẫn giữa các tầng lớp, giai cấp trong xã hội có giai cấp
đã phát triển đến mức không thể dung hòa;
- Nhà nước được giai cấp thống trị lập ra, nhằm: thiết lập trật tự, ổn định xã hội; bảo vệ quyền lợi
và địa vị cho giai cấp thống trị.
1.1.2. Bản chất của nhà nước
• Nhà nước luôn thể hiện bản chất giai cấp và chất xã hội.
• Mức độ biểu hiện của tính giai cấp, tính xã hội ở các nhà nước và từng giai đoạn lịch sử khác
nhau cũng có sự khác biệt.
1.1.3 .Những đặc trưng cơ bản của nhà nước
Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt, Nhà nước phân chia lãnh thổ thành các
đơn vị hành chính, Nhà nước đại diện cho chủ quyền quốc gia,…
1.1.4. Chức năng của Nhà nước
Căn cứ vào phạm vi hoạt động, chức năng nhà nước được phân chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. 1.1.5. Kiểu nhà nước
Các kiểu Nhà nước: Nhà nước chủ nô; Nhà nước phong kiến; Nhà nước tư sản; Nhà nước XHCN
1.1.6. Hình thức nhà nước
Hình thức nhà nước được xem xét trên các góc độ: Hình thức chính thể, Hình thức cấu trúc, Chế độ chính trị.
1.2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.2.1. Bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam
- Là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân;
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng thể hiện tính xã hội một cách rộng rãi và sâu sắc.
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN.
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết các
dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam
1.2.4. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước
Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân & Viện kiểm sát nhân dân, Chính quyền
địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia & Kiểm toán nhà nước
Chương 2:ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÁP LUẬT
2.1 Những vấn đề chung về pháp luật
2.1.1: Nguồn gốc và bản chất
Nguyên nhân ra đời pháp luật cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành Nhà nước .Pháp
luật và Nhà nước ra đời đồng thời, tồn tại, phát triển và tiêu vong gắn liền với nhau. Pháp luật có
cùng bản chất với Nhà nước ban hành ra nó.
2.1.2. Khái niệm: Pháp luật là Là hệ thống quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, Do Nhà nước
ban hành hoặc thừa nhận,Được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước, Để điều
chỉnh các quan hệ xã hội.
2.1.3. Đặc điểm và vai trò của pháp luật
- Đặc điểm: tính quyền lực nhà nước, tính quy phạm phổ biến, tính bắt buộc chung, tính hệ
thống, tính xác định về mặt hình thức.
- Vai trò :Tổ chức quản lý và điều tiết nền kinh tế, tổ chức hoạt động và giám sát bộ máy nhà
nước, thiết lập mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị và hợp tác quốc tế, bảo vệ quyền con người bảo vệ chủ quyền nhân dân
2.2..Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm
thực hiện nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội theo hướng nhất định và nhằm đạt được mục đích mà nhà nước đặt ra.
2.2.3. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
-Vi phạm pháp luật là hành vi của con người, trái với quy định của pháp luật, do chủ thể có năng
lwujc pháp lý thực hiện và chứa đựng looic của chủ thể hành vi
-Trách nhiệm pháp lý: là hậu quả pháp lý bất lợi mà theo quy định của pháp luật được áp dụng
đối với chủ thể đã có hành vi vi phạm pháp luật bởi chủ thể có thẩm quyền.
Vi phạm hình sự-> Trách nhiệm hình sự; Vi phạm hành chính->Trách nhiệm hành chính; Vi
phạm dân sự-> Trách nhiệm dân sự; Vi phạm kỷ luật-> Trách nhiệm kỷ luật
Chương 3: HÌNH THỨC PHÁP LUẬT VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
3.1. Hình thức pháp luật
Hình thức pháp luật là cách thức biểu hiện ý chí của giai cấp thống trị mà thông qua đó, ý chí trở thành
pháp luật : tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật
3.2. Hệ thống pháp luật
-KN :Hệ thống pháp luật bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất bao gồm các
ngành luật/chế định pháp luật ü Điều chỉnh các lĩnh vực/nhóm quan hệ xã hội cùng loại (giống
nhau về nội dung, tính chất) tồn tại một cách khách quan phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội.
- Đặc điểm : Thứ nhất, hệ thống pháp luật có tính khách quan, Thứ hai, hệ thống pháp luật có
tính thống nhất, đồng bộ, Thứ ba, tính ổn định của các bộ phận tạo thành hệ thống pháp luật chỉ tương đối.
Chương 4 :LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
4.1. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hành chính
Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý
nhà nước khi thực hiện việc quản lý nhà nước đối với mọi mặt của đời sống xã hội.
Các quan hệ trong hoạt động tổ chức và công tác nội bộ của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước
Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động xây
dựng, tổ chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước khác (như Tòa án, Viện kiểm sát).
Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các
cơ quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước
4.2. Cơ quan hành chính.
- Khái niệm: Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước do Nhà nước
lập ra để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Đó là những cơ quan thực hiện các
hoạt động chấp hành, điều hành các mặt hoạt động của đời sống xã hội.
4.3. Văn bản hành chính : Văn bản hành chính là loại văn bản trong hệ thống văn bản của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính thông tin quy phạm Nhà nước, cụ thể hóa việc
thi hành văn bản pháp quy, giải quyết những vụ việc cụ thể trong khâu quản lý.
4.4. Vi phạm Hành chính và trách nhiệm hành chính
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp
luật về quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính.
Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm hành chính.
4.5.Giải quyết khiếu nại
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành
chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Khởi kiện và thụ lý vụ án-> Chuẩn bị xét xử-> Thủ tục xét xử sơ thẩm-> Thủ tục xét xử phúc
thẩm ->Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
Chương 5:LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
5.1. Khái quát về Luật hình sự
Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định những
hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy.
Đối tượng điều chỉnh: Là các quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và cá nhân, pháp nhân
thương mại khi họ thực hiện một tội phạm
Phương pháp điều chỉnh: “quyền uy”
5.2. Tội phạm
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có
năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính
trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm
những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này
phải bị xử lý hình sự”.
5.3. Hình phạt
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật
hình sự do Toà án áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ
hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.(Điều 30 BLHS) Đặc điểm
• Là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất;
• Chỉ được quy định trong Bộ luật hình sự;
• Do Toà án áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội
Hệ thống hình phạt : cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình
Quyết định hình phạt: Tòa án ra quyết định hình phạt à căn cứ vào quy định của BLHS, cân nhắc
/nh chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS.
->Trường hợp một người phạm nhiều tội -> tòa án quyết định hình phạt với từng tội phạm và
tổng hợp hình phạt theo quy định tại Điều 55 và 56 BLHS.
Chương 6: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
6.1. Những vấn đề chung về Luật dân sự
Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự:
-Quan hệ tài sản: là quan hệ giữa các chủ thể thông qua tài sản hay lợi ích vật chất nhất định.
-Quan hệ nhân thân: là quan hệ được hình thành từ một giá trị tinh thần của một cá nhân hay
pháp nhân và luôn gắn liền với cá nhân hay pháp nhân đó.
-Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản;
-Quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản.
Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự là những biện pháp, cách thức tác động của nhà nước
lên các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân bằng các quy phạm pháp luật dân sự theo định
hướng, ý chí của nhà nước.
Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của luật dân sự: phương pháp thỏa thuận.
6.2. Tài sản, quyền sở hữu và các quyền khác liên quan tới tài sản
-Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Phân loại tài sản: Bất động sản là các tài sản không di, dời được trong không
gian bao gồm: Đất đai, Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, Tài sản khác gắn liền với
đất đai, nhà, công trình, xây dựng , Tài sản khác theo quy định của pháp luật, Động sản là những
tài sản không phải là bất động sản.
-Quyền sở hữu: là một phạm trù pháp lý, gắn với sự ra đời của Nhà nước.
6.3. Hợp đồng và bảo đảm thực hiện hợp đồng
6.4. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng