Đề cương lịch sử văn minh thế giới
ĐỂ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Môn: Lịch sử văn minh thế giới (2021)
Trường: Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 36006831
Đề cương Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Câu 1: Các phương pháp tiếp cận lịch sử văn minh Thế Giới?
- Khi tiến hành tiếp cận nghiên cứu LSVMTG chúng ta phải lưu ý đến nền tảng ý thức hệ để nghiên
cứu – đó chính là nền tảng Mácxit – tức là chúng ta dựa vô triết học Mác Lênin để nghiên cứu. Dựa
trên nền tảng Mácxit đó hình thành nên 2 phương pháp nghiên cứu. Đó là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. *
Phương pháp lịch sử: là phương pháp cho phép chúng ta trình bày các vấn đề, các sự kiện, các nộidung căn bản nhất *
Phương pháp logic: Dựa trên những tư liệu đã được trình bày, chúng ta bắt đầu tiến hành hệ
thống,phân tích, nhận xét, đánh giá vàkết luận để từ đó đưa ra các quy luật, các nội dung căn bản
nhất, các giá trị và bài học rút ra. Đó chính là phương pháp logic. -
Kết hợp cả phương pháp lịch sử và logic đó là cơ sở để nghiên cứu về mặt khoa học, trong đó
cónghiên cứu về LSVMTG. Và khi tiếp cận LSVMTG thì bắt buộc phải tiếp cận các nền văn minh
cụ thể mà khi tiếp cận các nền văn minh cụ thể thì đầu tiên phải bắt đầu xuất phát từ nền tảng ý thức
hệ là quan trọng nhất, đó chính là định hướng để nghiên cứu, rồi xuất phát từ ý thức hệ đó mới có
phương pháp để đi vào nghiên cứu một nền văn minh. Và khi tiếp cận nền văn minh theo phương
pháp Mácxit thì bắt buộc đi từ các cơ sở hình thành văn minh cho đến các thành tựu. Cơ bản là có 5
cơ sở hình thành văn minh:
+ Tự nhiên: Cho chúng ta biết không gian xác định của một nền văn minh.
+ Dân cư: Cho chúng ta biết chủ nhân sang tạo của một nền văn minh.
+ Tiến trình lịch sử: Cho chúng ta biết thời gian để xuất hiện một nền văn minh
+ Kinh tế: Là tiền đề quan trọng thúc đẩy sự xuất hiện, phát triển của một nền văn minh
+ Chính trị - xã hội: Tức là tìm hiểu về cấu trúc xã hội, ý thức hệ chính trị thúc đẩy sự ra đời, định
hướng sự phát triển của một nền văn minh cũng như sự suy tàn, sự suy vong và sự phục hưng của một nền văn minh. -
Từ các cơ sở hình thành văn minh trên chúng ta đi sâu vào bản chất của một nền văn minh
thôngqua các thành tựu căn bản như: chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, khoa
học tự nhiên, thiên văn, lịch pháp, y học, tôn giáo, tín ngưỡng, … Tuy nhiên, không phải nền văn
minh nào củng bao hàm hết các thành tựu trên và dù không bao hàm hết các thành tựu như thế nhưng
đối với một số nền văn minh điển hình như Ai Cập với các thành tựu: chữ viết, văn học, khoa học tự
nhiên thì nó cũng đủ để thúc đẩy sự ra đời của một nền văn minh, biến nó thành một nền văn minh vĩ
đại và tạo ra sản phẩm đặc trưng của nền văn minh đó.
Câu 2:Văn học Ai Cập
Nội dung văn học Ai Cập giai doạn này có 3 điểm chính cần lưu ý:
Ở giai đoạn đầu, văn học mang đậm tính tôn giáo như ca ngợi các thần, miêu tả nghi lễ thờ cúng và tang lễ.
Đến giai đoạn Trung và Tân vương quốc, văn học bắt đầu phản ánh những mâu thuẫn xã hội,
phê phán bọn quan lại và nói những người lao động.
Ví dụ: Một số tác phẩm phê phán tầng lớp quan lại: Chuyện kể của Ipouer, truyện Sinouhé, tập
truyện người nông phu biết nói những điều hay…
Thơ ca trữ tình: Các bài thơ ngắn ca ngợi tình yêu và sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên
được tập hợp chủ yếu trong cuốn Papynus Hais 500 Trang 1 /12 lOMoAR cPSD| 36006831
Đề cương Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Văn học mang tính chất triết lí: trong cuốn “Đối thoại 1 người thất vọng với linh hồn” nói đến
sự suy sụp của người Ai Cập trước sự đổ vỡ các giá trị truyền thống với tâm trạng chán đời.
Câu 3:Văn học Ấn Độ
Văn học Ấn Độ có 3 điểm cần lưu ý như sau:
Tôn giáo: Tập trung trong kinh Vêda ( sau thành bộ kinh của đạo Bà la môn),tam tạng kinh điển(Phật giáo). Sử thi:
Sử thi Mahabharata là bản trường ca gần110.000 khổ thơ (220.000 câu) nói ivy cuộc đấu tranh
trong nội bộ của một dòng họ đế vương ở miền Bắc Ấn Độ.
Được coi là 1 bộ “bách khoa toàn thư” của Ấn Độ, Ramayana dài 48.000 câu thơ, là thiên tình
sử đầy trắc trở giữa hoàng tử Rama tuấn tú và conga chúa kiều diếm Sita Thơ:
Caliđaxa là nhà thơ và nhà soạn kịch lớn nhất thời Gupta(thế kỉ V). Tác phẩm tiêu biểu nhất
của ông là vở kịch Sơcuntla. Là một nhà soạn nhạc cung đìnhanhr hưởng của đạo Bàlamôn, nhưng
Caliđaxa đã thể hiện trong tác phẩm của mình tư tưởng tự do, chống lại lễ giáo khắt khe, lên án bản
chất giả dối lừa gạt, không chung thủy của giai cấp thống trị và trên chừng mực nhất định đã chống
lại quan niệm về đẳng cấp.
Sơcuntla và Caliđaxa là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ.
Câu 4: Văn học Trung Hoa
Văn học Trung Quốc ra đời trước khi thống nhất các vương triều thường được gọi là giai đoạn
văn học tiền Tần mà mốc khởi đầu là kinh thi.
Kinh thi là tập thơ cổ nhất do nhiều tác giả sáng táct ừ đầu tời Xuân Thu đến giữa Tây Chu
Kinh Thi hiện còn khoảng 305 bài được phân làm 3 loại: Phong, Nhã, Tụng, trong đó Phong
chiếm số lượng nhiều nhất và có giá trị nhất.
Kinh thi phản ánh 1 cách chân thực và sinh động đời sống xã hội Trung Quocowr thời đại đó.
Ngoài kinh thi còn có phú thời Hán, thơ Đường, kịch thời Nguyên và tiểu thuyết thời Minh Thanh.
Câu 5:Chữ viết Ai Cập
Chữ viết là một hệ thống kí hiệu đặc biệt để ghi lại tiếng nói của con người, 1 phương pháp để
truyền tải thông tin qua thời gian và không gian.
Thời Tảo vương quốc, người Ai Cập đã sáng tạo ra chữ viết. Lúc đầu chữ viết bắt đầu từ những
hình vẽ mang tính thông báo tin tức rất giống với các sinh vật mà người ta muốn miêu tả gọi là chữ tượng hình.
Đối với các khái niệm trừu tượng hoặc phức tạp thì phải dùng phương pháp mượn ý.
Ví dụ như muốn viết chữ “khát” thì vẽ hình con bò đứng bên cạnh chữ nước. chữ chính nghĩa
thì vẽ lông Đà Điểu, vì lông Đà Điểu hầu như dài bằng nhau.
Tuy nhiên, chữ tượng hình không thể diễn đạt được những khái niệm phức tạp, trừu tượng.Do
vây, chỉ có giới quý tộc mới học được loại chữ này.
Chữ tượng hình được tìm thấy trong các đền đài, cung điện, hầm mộ và trên giấy Papyrus-1 loại
giấy làm từ cây Papynus với độ bền rất cao.
Tuy nhiên,2 phương pháp ấy chưa đủ để ghi mọi khái niệm, vì vậy dần dần xuất hiện những hình
vẽ biểu thị âm tiết.Những hình vẽ biểu thị âm tiết này vốn là những chữ biểu thị 1 từ nhưng đồng âm
với âm tiết mà người ta muốn sử dụng. Trang 2 /12 lOMoAR cPSD| 36006831
Đề cương Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Về sau, người ta đã cải tiến chữ viết theo hướng giản đơn hơn, nghĩa là sẽ lấy 1 phần điển hình
nào đó của vật thể để biểu đạt, rồi dần dần phát triển tới hình thức kết hợp cả kí hiệu tượng hình và dấu hiệu chỉ âm.
Sau khi Ai Cập bị sáp nhập vào đế quốc La Mã, loại chữ này dần dần trở thành tử ngữ. Nhiều
nhà ngôn ngữ tìm cách giải mã nhưng không thành công.
Vào cuối thế kỉ XVIII, đoàn quân chinh phục Ai Cập của Napoléon đã phát hiện phiến đá
ROSETTA trên đó chia làm 3 phần chữ ghi khác nhau: chữ tượng hình, chữ Cope và chữ Hy Lạp cổ.
- Năm 1822, nhà ngôn ngữ học người Pháp – F.Champollion đã giải mã toàn bộ chữ
tượng hình Ai Cập.
- Sự kiện trên cũng chính thức khai sinh ra ngành Ai Cập học (Egyptology).
Câu 6: Chữ viết Ấn Độ
Khoảng 3500 năm TCN, ở nền văn minh sông Ấn đã có chữ viết riêng của mình, người ta thường
gọi đó là chữ hình dấu( hình chữ nhật, vuông, tam giác, thoi).
Chữ viết đầu tiên ở Ấn được sáng tạo từ thời văn hóa Harappa. Tại các di chỉ thuộc nền văn minh
sông Ấn đã phát hiện hơn 3.000 con dấu khắc chữ đồ họa.
Đến nay, chữ hình dấu vẫn chưa được giải mã. Mãi đến cách đây vài chục năm, một nhà khảo
cổ học Ấn là tiến sĩ S.R.Rao đã khám phá được sự bí ẩn của loại chữ này. Theo ông, đây là loại chữ
dùng hình vẽ để ghi âm và ghi vần, trong số 3.000 con dấu đó có 22 dấu cơ bản, chủ yếu viết từ phải sang trái.
Ở phía Bắc của nền văn minh sông Hằng, khoảng năm 500 TCN đã có chữ viết là chữ Kharosthi
và chữ Brathmi( các văn bia của Asoka đều viết bằng loại chữ này).
Cả hai chữ viết đều có nguồn gốc từ chữ viết của người Lưỡng Hà cổ đại, được dùng trong triều
đình với các bản báo cáo về thuế khóa, tình hình đất nước hoặc sự kiện trọng đại trong mỗi vương triều.
Khi đạo Hinđu phát triển cực thịnh với thời kì Bàlamôn, tôn giáo này đã sáng tạo 1 thể loại chữ
viết mới( chữ Sanscrit-chữ Phạn) có hệ thống ngữ pháp phức tạp thường ko có quy tắc, vì vậy nó đã
được cải tiến và chỉnh sửa rất nhiều lần.
Chữ Phạn Là chữ viết rất quan trọng của nền văn minh sông Ấn, nó lưu giữ toàn bộ các bộ kinh
Vêđa, bộ luật kinh Upanisad…kể cả 2 tác phẩm văn học rất nổi tiếng của Ấn.
Đạo Phật ra đời đã sử dụng chữ Pali để ghi lại kinh kệ nhà Phật.
Ấn Độ là 1 trong những quốc gia có hệ thống chữ viết phức tạp nhất trên Thế Giới( Ấn Độ có 5
chữ viết được coi là chữ quốc gia trong đó có tiếng Anh).
Câu 7: Chữ viết Trung Quốc
Chữ Hán bắt nguồn từ thời xa xưa dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và vẽ thành dạng
chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa.
Đến thời Ân-Thương, người ta viết chữ trên mai rùa, xương thú gọi là giáp cốt văn. Hình thức
này thường gắn với thuật bói toán để hỏi thần linh hay thượng đế. Muốn hỏi ý kiến người ta thương
khoan lỗ hay đem nung cho rạn ra rồi xem vết rạn đó mà đoán ý của thần.
Thời Tây Chu, chữ còn được khắc trên đồ vật(Ân khư thư khế), khắc trên đá(thạch cổ văn), chữ
khắc hay đúc trên đồng(Chung đỉnh văn). Trang 3 /12 lOMoAR cPSD| 36006831
Đề cương Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Về bản chất thì vẫn là chữ tượng hình nhưng số lượng chữ viết ngày càng nhiều hơn, cách
viết đơn giản và gọn gàng hơn. Các loại chữ này được gọi chung là chữ Đại triện.
Đến thời Xuân Thu-chiến quốc chữ viết ngày càng phát triển, cách viết cũng đơn giản, gọn gàng
hơn. Tuy nhiên thời kì này do đất nước loạn lạc nên chữ viết không có sự thống nhất. cho nên đến
nhà Tần đã cải cách thành chữ Tiểu triện( chữ giới hạn thành 1 hình vuông).
Đến thời Hán trở đi chữ Trung Quốc đã ổn định và phát triển theo các loại chữ: lệ thư, Khải
thư,Thảo thư, Hành thư, giản thể…
Chữ Trung Quốc không trở thành tử ngữ bởi vì nó tự điều chỉnh trên 2 chức năng chỉ âm và chỉ
ý để phù hợp với cuộc sống.
Câu 8: Nguyên nhân Khoa học tự nhiên phát triển ở Ai Cập
Nguyên nhân Khoa học tự nhiên phát triển ở Ai Cập là:
Thời tiết: bầu trời Ai Cập thường trong xanh, dễ quan sát.
Tôn giáo: những người phục vụ cho tôn giáo thường quan sát bầu trời để đưa ra lễ, luật cúng tế.
Mực nước lên xuống của sông Nin( 2 mùa nước dâng hạ)
Nhu cầu của nông nghiệp: chia lại ruộng đất( do sông Nile bồi đắp hàng năm), tính ra thuế,
xây dựng các công trình.
Các tri thức khoa học Ai Cập Thiên Văn
Để nắm vững thời tiết lvà khai thác nguồn thủy lợi sông Nile phục vụ canh tác nên ở Ai Cập
sớm ra đời thiên văn học, lịch pháp.
Từ rất sớm người Ai Cập đã dùng những dụng cụ thô sơ như sợi dây dọi, mảnh ván có khe hở
và ngồi trên nóc các đền miếu để quan sát bầu trời.
Người Ai Cập sớm phát hienj ra các chòm sao và đã soạn ra bản đồ các thiên thể, nó được vẽ
lên các trần của những đền đài cổ.
Họ biết nhiều hành tinh khác như: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Bản đò 12 cung hoàng đạo có
từ thời vương triều XIV.
Từ thời Tảo và cổ vương quốc, người Ai Cập đã biết dựa vào mực nước sông Nile để tính quy
luật thời gian và phục vụ các nghi lễ tôn giáo.
Việc xây dựng lịch gắn liền với viecj quan sát sao Lang(Sirius) trên bầu trời. Theo đó 1 năm
có 365 ngày-khoảng cách giữa 2 lần sao Lang xuất hiện ở đường chân trời. Tháng có 30 ngày, còn
dư để vào cuối năm làm ngày lễ.
Việc tính toán vị trí các ngôi sao trên trời và việc phát minh ra đồng hồ mặt trời, đồng hồ nước
là những thành tựu quan trọng thời Tân vương quốc. Toán học
Do nhu cầu của sản xuất nông nghiệp, xây dựng các công trình kiến trúc, tính toán…là những
nguyên nhân thúc đẩy toán học ra đời.
Những quan niệm về số học xuất hiện từ thiên niên kỉ thứ III TCN.Đến đầu thiên niên kỉ thứ
II thì người Ai Cập đã phát triển thành công hệ số đếm của mình.
Họ đã biết dùng hệ đếm thập phân, biết làm các phép cộng và trừ, còn nhân và chia thì thực
hiện bằng cách cộng và trừ nhiều lần. Họ có thể giải được phương trình bậc nhất. Trang 4 /12 lOMoAR cPSD| 36006831
Đề cương Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Về hình học, họ biết tính diện tích tam giác, tứ giác và biết rằng bình phương của cạnh huyền
bằng tổng bình phương của 2 cạnh trong tam giác vuông.
Họ còn tính được số Pi=3.16. Y học
Do tục ướp xác thịnh hành nên họ hiểu biết khá sớm về cơ thể con người và khá nổi tiếng với
các nước láng giềng: Vua Ba Tư đã xin vua Ai Cập thầy thuốc chữa mắt, Hêrôđốt rất khâm phục con
số đông đảo và trình độ chuyên môn cao của người Ai Cập về: răng, đầu, mắt, bụng và bệnh nội
thương. Đặc biệt họ sống rất sạch sẽ và “ là người mạnh khỏe nhất”.
Người Ai Cập biết rằng nguyên nhân của bệnh tật không phải do ma quỷ hay phù thủy gây ra
mà do sự không bình thường của mạch máu. Họ cũng nhận thức về óc và tim là 2 bộ phận quan trọng của cơ thể.
Câu 10: Tri thức khoa học Trung Hoa Toán học
Là nước biết sử dụng phép ghi số tính 10 bậc sớm nhất Thế Giới.
Thời nhà Chu, việc giáo dục toán học rất được coi trọng.
Thời Tây Hán có sách “Chu bể toán kinh”. Nhà toán học Tổ Xung Chi tính số pi chính xác tới
con số thập phân thứ 10, đi trước Thế Giới 1000 năm. Thiên văn học và lịch
Để phục vụ nông nghiệp, thiên văn học ra đời rất sớm. Là người đầu tiên ghi chép hiện tượng
Nhật thực 22/10/2137 TCN, khám phá vệt đen trên mặt trăng(140 TCN), tìm thấy 90 tinh tú.
Bộ sách “Cam Thạch Kim Tinh” thời chiến quốc ghi chép về các hành tinh sớm nhất Thế Giới.
Họ chế ra “Thổ khuê” để đo bóng mặt trời để tính lịch và “Hồn Thiên Nghi” để đo động đất.
Người Trung Quốc biết làm lịch từ rất sớm. Lịch của họ dựa trên sự vận hành của mặt trăng.
Thời Tây Hán, Tư Mã Thiên và những người khác soạn “Lịch Thái Sơ” chỉ ra chu kì Nhật
Thực là 135 tháng, 1 năm có 24 tiết…có ý nghĩa quan trọng với sản xuất nông nghiệp.
Quách Thủ Kính thời Nguyên soạn “Thụ Thời lịch” chia 1 năm ra 365 ngày đã đi trước nhân
loại rất xa về cách tính lịch. Y dược học
Trung Quốc là nước đầu tiên phát minh ra thuật châm cứu. Từ thời Đông Chu đã dùng kim
bằng bạc, sắt và vàng để chữa bệnh.
Sách “Bổn thảo cương mục” của Lý Thời Trần thời Minh gồm 52 cuốn, chép 1892 loại dược liệu, 11.090 thứ thuốc.
Câu 11: Bốn phát minh quan trọng của người Trung Quốc
Thuốc súng( Hỏa dược) do các nhà luyện đan cổ đại phát hiện ra. Đến đầu thế kỉ X thì dùng
thuốc súng và được truyền sang phương Tây sau này.
Kim chỉ nam: Do biết được từ tính và hướng của nam châm, người ta đã làm ra kim chỉ nam
gọi là “tư nam”. Đến thời Bắc Tống thì tạo ra La bàn và người Ả Rập đã học được nó và truyền sang phương Tây.
Nghề làm giấy: năm 105, Thái Luân đã làm giấy từ những nguyên liệu như vỏ cây, giẻ rách.
Nghề in: vào thời Tùy, nghề in khắc bản ra đời và ngày 1 cải tiến: từ đất sét nung, gỗ, thiếc, đồng, chì…
Câu 12:Cơ sở hình thành Phật giáo
Có 3 cơ sở chính đáng lưu ý: Xã hội: Trang 5 /12 lOMoAR cPSD| 36006831
Đề cương Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Khoảng giữa thiên niên kỉ thứ I TCN, từ những công xã cổ xưa đã hình thành hàng loạt
những tiểu quốc hai bên bờ sông Hằng.
Các vương quốc này luôn mâu thuẫn, cạnh tranh và thôn tính lẫn nhau.
Các cuộc chiến tranh xảy ra liên miên làm tình hình chính trị bất ổn, tâm lí dân chúng bất an.
Mâu thuẫn giữa đẳng cấp tăng lữ và quý tộc: sự phân hóa giai cấp mạnh mẽ.
+ Tăng lữ(Brahman): Thao túng toàn bộ đời sống chính trị, tinh thần, vơ vét tài sản, bắt dân
chúng nộp thuế cao và nghĩa vụ khác.
+ Quý tộc(ksatria): bảo vệ và trực tiếp cai trị đất nước, là người giữ vai trò quyết định
trong chiến tranh nhưng địa vị lãnh đạo lại không rõ ràng do ở dưới đẳng cấp tăng lữ.
+ Dân thường(Vaisya): Cuộc sống không ổn định do chiến tranh, mất mùa nhưng thuế không
giảm và những áp lực của tôn giáo đè nặng.
+ Nô lệ-kẻ thấp hèn(Soudra): Có 1 số dân thường bị phá sản trở thành nô lệ, 1 số phải đi ăn
xin.Họ chịu cuộc sống cực khổ dẫn đến tâm lí chán nản tuyệt vọng.
Vì thế, chế độ đẳng cấp trở thành nỗi bức xúc lớn trong xã hội lúc bấy giờ. Kinh tế:
Công cụ kim loại đồng thau và sau đó là đồ sắt đã làm thay đổi bản chất của sản xuất.
Nhiều ngành kinh tế đã ra đời và ngày càng mở rộng làm xuất hiện tầng lớp thương
nhân. Họ là tầng lớp có tiềm lực về kinh tế, nên muốn thay đổi địa vị trong hệ thống đẳng cấp.
tầng lớp này lúc đầu không được xếp vào đẳng cấp nào và cuối cùng bị đẩy xuống đẳng cấp Soudra. Tôn giáo:
Cuộc sống cực khổ càng làm người dân lao động thêm căm ghét kẻ bóc lột mình, oán ghét chế
độ đẳng cấp (Varna), không còn tin vào các vị thần Bàlamôn.
Những nghi lễ phức tạp, những nghĩa vụ phiền toái, giáo lí ngày càng khó hiểu làm cho người
dân ngàycàng xa rời tôn giáo này.
Trong bối cảnh đó, vào thế kỉ VI TCN, ở Ấn Độ đã xuất hiện nhiều trường phái tôn giáo, triết
học mới chủ trương xa lánh thực tại ( khổ hạnh, ép xác, tieu cực, tự kỉ-Jain) nhưng có 1 điểm chung
là: trực tiếp và gián tiếp chống lại đạo Bàlamôn và chế đọ đẳng cấp. Phật giáo cũng là một trong
những trào lưu đó và được xem là 1 phản đề của đạo Bàlamôn.
Câu 13:Nội dung cơ bản của Phật giáo
Phật giáo tiếp thu tư tưởng luân hồi(Samsara) và nghiệp(Karma) của Upanisad: mọi vật mất đi
ở chỗ này để sinh ra ở chỗ khác, quá trình thác sinh luân hồi đó do nghiệp chi phối theo nhân quả.
Về Thế Giới quan: nội dung cơ bản là thuyết duyên khởi ( chư pháp do nhân duyên nhi khởi)
nghĩa là các pháp đều do nhân duyên mà ra. Pháp là quy luật phát triển của sự vật, đồng thời
cũng là bản thân sự vật. Mọi vật có liên quan mật thiết với nhau, không có một thực thể nào tồn tại riêng biệt.
Về mặt xã hội: Phật giáo không thừa nhận có chế độ đẳng cấp vì nguồn gốc xuất thân của mỗi
người không phải là điều kiện cản trở cứu vớt.
Tư tưởng Phật giáo: nội dung tư tưởng “chỉ ra cái chân lí về nỗi khổ đau và sự giải thoát nỗi khổ đau”
Thuyết “Tứ Diệu đế”: Chỉ ra nguyên nhân của nỗi khổ và con đường giải thoát nỗi khổ để đi đúng đường. Trang 6 /12 lOMoAR cPSD| 36006831
Đề cương Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Vì học thuyết Phật giáo có nhiều điểm phù hợp với nguyện vọng của nhân dân nên được quần
chúng hoan nghênh. Giai cấp cầm quyền cũng nhận thấy đạo Phật không có gì làm hại đến quyền lợi
của mình và cũng không hài lòng với địa vị được ưu đãi của những người Bàlamôn nên họ cũng ủng hộ đạo Phật.
Câu 14:Quá trình phát triển và truyền bá đạo Phật
Sau khi Phật tịch, các môn đệ tập trung và ghi chép lại lời giảng của Phật theo trí nhớ và cách hiểu của mình.
Đại hội Phật giáo lần 1 được tổ chức tại Magada vào thế kỉ V TCN.Có 500 đại biểu tham dự và kéo dài trong 7 tháng:
Đại hội sọan ra kinh điển của đạo Phật gồm 2 nội dung chính là Pharma và luật(Vinaya).
Pharma gồm những lời thuyết giáo của Phật được chép lại trong kí ức của các đệ tử lúc
bấy giờ, còn luật là quy chế của hội Phật Giáo do đại hội thảo ra.
Khoảng 100 năm sau đại hội I TCN, đại hội lần 2 được triệu tập với 700 tăng ni diền ra trong 8 tháng:
Trong đại hội này, một số tỳ kheo khác lại chủ trương canh tân, đưa ra 10 điều luật mới sửa lại luật. Trang 7 /12 lOMoAR cPSD| 36006831
Đề cương Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Họ bị đại hội trục xuất nên đã thành lập 1 phái riêng gọi là đại chúng bộ. Phái này bắt đầu
“thần thánh hóa” Phật, coi Phật như 1 nhân vật siêu nhiên. “Đại chúng bộ” là mầm mống của Đại thừa sau này.
Đến thế kỉ thứ 3 TCN(253 TCN) với 1.000 tăng ni tham dự, diễn ra trong 9 tháng:
Với sự giúp đỡ của Asoka, nhiệm vụ của đại hội là chấn chỉnh lại tổ chức và quản lí của giáo
hội, đồng thời đặt ra kinh kệ và các nghi thức.
Asoka còn cho xây dựng nhiều chùa tháp(Stupa), thành lập nhiều tăng đoàn và khuyến khích
việc truyền bá đạo Phật đến nhiều vùng trên bán đảo Ấn Độ và1 số quốc gia khác(Srilanka, Mianma, thái Lan…)
Tuy nhiên, sau khi vương quốc Magada tan rã, đạo Phật cũng suy yếu dần.
Đến thế kỉ I sau CN, người Cusan chiếm được miền Tây Bắc Ấn Độ và thành lập ở đây 1 nhà
nước của mình.Với sự giúp đỡ của vua Kanisca, đại hội Phật giáo lần IV triệu tập với 500 tăng ni tham dự ở Carmia.
Đại hội này thông qua giáo lí của Phật giáo cải cách và phái Phật giáo mới này được gọi là
phái Đại Thừa để phân biệt với Phật giáo cũ gọi là phái tiểu Thừa.Phái Đại thừa truyền về phía Bắc
nên còn gọi là Bắc Tông, phái Tiểu thừa truyền về phia Nam nên còn gọi là Nam tông. Câu 15: Tư tưởng Trung Hoa Nho gia
Là trường phái tư tưởng quan trọng nhất trong suốt chiều dài lịch sử và có ảnh hưởng sâu sắc
đối với hệ tư tưởng Việt Nam thời Phong Kiến.
Người đặt nền móng đầu tiên là Khổng Tử(thời Xuân Thu), sau là Mạnh Tử(thời Chiến Quốc),
Tuân Tử, Đông Trọng Thư(thời Tây Hán) và các nhà Nho thời Tống… Nội dung cơ bản: Về mặt triết học:
+ Khổng Tử tin vào “thiên mệnh” và cho rằng trời có thể chi phối số phận và hoạt động của
con người và coi đó là điều kiện tất yếu để trở thành con người hoàn thiện nhưng quỷ thần không có
tác dụng chi phối đời sống của con người.
Về đạo đức:Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín….ùng với hệ thống quan điểm về: “Nhân trị”,
“Chính danh”, “Thượng hiền”, “Quân tử”, “Tiểu nhân”.
Ông chủ trương phải “chính danh” để đưa xã hội từ “loạn” trở lại “trị”. Pháp gia
Là trường phái chủ trương dùng Pháp luật để cải cách chính trị. Phái này xuất hiện thời Xuân
thu mà người khởi xướng là Quản Trọng, Thương Ưởng, Hàn Phi… Đường lối xây dựng đất nước:
N ội dung: Pháp, Thế , Thuật
Chủ trương tập trung sản xuất nông nghiệp và chiến đấu.
Còn Văn hóa giáo dục thì không cần thiết, không đem lại lợi ích thiết thực mà thậm chí còn có hại cho xã hội.
Ngoài ra con có tư tưởng của Đạo gia, Mặc gia…
Câu 16: Nghệ thuật Hy Lạp
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Hy Lạp được coi là một trong những đỉnh cao nhất của
lịch sử mỹ thuật Thế Giới.
Thành ngữ “đẹp như thời cổ đại” vốn trở nên thông dụng ở Châu Âu.
Những cơ sở hình thành: Trang 8 /12 lOMoAR cPSD| 36006831
Đề cương Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Bắt nguồn từ văn minh tối cổ phương Đông nhưng đã khắc phục được tính thần bí, tượng trưng.
Sự thịnh vượng về kinh tế, chiến thắng hiển hách chống quân xâm lược, thể ché dân chủ tự do
không bị chi phối bởi tôn giáo.
Những nghệ sĩ bằng tài năng và sáng tạo của mình còn được đắm mình trong không khí của
sự tự do chính là nền tảng căn bản đã sáng tạo nên những kiệt tác, những mẫu mực cho mọi thời đại. Đặc điểm:
Nghệ thuật Hy Lạp chú trọng đến yếu tố con người, lấy con người làm chủ thế, làm nguồn cảm
hứng, nó ca tụng con người như là sáng tạo quan trọng nhất của vũ trụ.
Phần lớn các tác phẩm đều lấy chủ đề là thân linh nhưng lại không xa lạ chút nào với tính chất
người:tất cả đều là hiện thân của nỗ lực vươn đến tính chân thưc, sự cân đối, hài hòa, đồng đều.
Họ không chỉ bài xích sự hỗn loạn và cường điệu mà còn không ưa cả tính đè nén quá mức.
Ngay cả các vị thần cũng mang vẻ đẹp cao sang của thân thể con người với tất cả sự hoàn mỹ mà tạo hóa mang lại.
Do vậy, tính đơn giản, chừng mực, tránh sự tô điểm rườm rà, lại không theo những quy ước
quá nghiêm ngặt là đặc trưng của nghệ thuật Hy lạp cổ đại. Nội dung:
Nghệ thuật Hy Lạp thể hiện trên 3 lĩnh vực chủ yếu: kiến trúc, điêu khắc và hội họa. Kiến trúc:
+ Được xây dựng trên những khuôn viên hình chữ nhật với 4 cột đá tròn ở 4 mặt.
+ Qua nhiều thế kỉ, người Hy Lạp phát triển 3 kiểu cột:
o Kiểu Đôríc-Dorique (thế kỉ VII TCN), trên cùng là phiến đá vuông giản dị, không
trang trí.Tuy nhiên, bố cục này đã tạo cho nó 1 hình dáng uy nghi, trầm tĩnh và vững chãi.
o Kiểu Lôné-ionique (thế kỉ V TCN), cột đá tròn thon hơn, có đường cong ở 4
góc phiến đá hình vuông như 2 lọn tóc uốn. Loại hình có dáng vẻ ngoài mảnh dẻ, lịch sự và kiêu hãnh hơn.
o Kiểu Côrinh-Côrinhthien (thế kỉ IV TCN) với những cành lá dưới những đường cong,
thường cao hơn, bệ đỡ cầu kì hơn.
+ Người ta xếp các dãy cột ở những đường viền ngoài của conga trình thành những hành lang có 1 hay 2 hàng cột.
+ Các đền thờ Hy Lạp là 1 công trình kiến trúc mở để lúc nào cùng tràn ngập không khí và ánh sáng. Điêu khắc:
+ Từ thế kỉ V TCN, điêu khắc Hy Lạp đạt tới sự hoàn mỹ và mẫu mực.
+ Những nhà điêu khắc nổi tiếng tiêu biểu như: Phidias,Miron,…với những tác phẩm nổi
tiếng như; tượng thần vệ nữ,lực sĩ ném đĩa… Hội họa:
+ Tiêu biểu là họa sĩ Polinhot với tác phẩm: “Chiến dịch Marathon”, họa sĩ Aprodon với
phát minh phép phối cảnh. Câu 17: Văn học Hy Lạp
Nền văn học Hy Lạp bao gồm ba bộ phận chủ yếu và có liên quan chặt chẽ với nhau là thần
thoại, thơ và kịch. Thần thoại: Trang 9 /12 lOMoAR cPSD| 36006831
Đề cương Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Trước khi chữ viết ra đời, người Hy Lạp có kho tàng thần thoại vô cùng phong phú, hấp dẫn,
được bắt đầu từ thời đại Crète. Nó không những cấu thành kho tàng nghệ thuật Hy Lạp mà còn là
miếng đất nuôi dưỡng cho nghệ thuật Hy Lạp.
Nhà thơ Hêđiốt( -776?) sinh ở Atxôra (Bêôxi) với tác phẩm “Gia hệ các thần” còn được lưu
truyền lại tới ngày nay gồm trên 1.000 câu thơ, trình bày các thế hệ thần linh và nguồn gốc vũ trụ.
Các vị thần Hy Lạp đã vượt qua hình thức nửa người nửa thú và đều mang hình người với những
tính tốt, xấu của con người. Họ xuống sống lẫn lộn với con người mà không ai biết, họ chỉ hơn con
người về sức mạnh mà thôi. Thơ:
Hai bản trường ca, cùng là những tác phẩm văn học đầu tiên của Hy Lạp là Iliade và Odysseé do Homère sáng tác:
Iliade và Odysseé là những tác phẩm đầu tiên của văn học thành văn, có giá trị lớn về mặt sử
học, được coi là bộ “Bách Khoa toàn thư về đời sống Hy Lạp”.
Nữ sĩ Sapho dược ví như “Nàng thơ thứ 10” của nền văn học Hy Lạp sau “Chín nagf thơ trong thần thoại”
Thi sĩ Pindare được mệnh danh là tay danh ca của giai cấp quý tộc đương thời. Kịch:
Chủ đề lấy từ sự tích thần thoại hay trong sinh hoạy thường ngày Hai thể loại chủ yếu là bi kịch và hài kịch.
Người Hy Lạp là dân tộc mở đầu cho loại hình nghệ thuật này và là ngọn nguồn của sân khấu Châu Âu.
Các nhà viết kịch tiêu biểu như: Eschyle, Sophocle, Euripide, Aristophane.
Tóm lại văn học cổ đại Hy Lạp là kho tàng nghệ thuật phong phú, nhiều loại hình đạt mức độ
mẫu mực, là sự kết hợp gữa cái đẹp và cái hài hòa.
Câu 18: Khoa học tự nhiên Hy Lạp
Về khoa học tự nhiên, Hy Lạp cổ đại có những cống hiến quan trọng về mặt toán học, thiên văn
học, vật lí học, y học… Những thành tựu ấy gắn liền với tên tuổi nhiều nhà khoa học nổi tiếng như
Talét, Pitago, Ơclít, 䄃Ācsimét, Arixtác, Êratôxten… Thiên văn và địa lý: Thales:
+ Ông được mệnh danh là “nhà toán học đầu tiên, nhà thiên văn học đầu tiên”. Là người
đã khai sinh ra ngành thiên văn học cổ đại và là người hình thành trường phái khoa học Mile.
+ Ông đã học tập và kế thừa những thành tựu thiên văn học Lưỡng Hà.
+ Ông đã phát minh ra được cách tính toán và dự báo các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
Ông đã dự báo chính xác nguyệt thực ở Mile ngày 28/05/585 TCN. Pitago:
+ Ông cho rằng mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ đều có quy luật của nó. Ông cho rằng
Trái đất hình cầu và chuyển động theo 1 quỹ đạo nhất định, ông cũng là người đầu tien dùng danh từ Cosmos để chỉ vũ trụ. Aristarque:
+ Ông đã tính được khối lượng của mặt trăng, Trái đất, Mặt trời và khoảng cách giữa các
thiên thể. Ông khẳng định: Không phải mặt trời xoay quanh Trái đất mà chính trái đất xoay quanh
mặt trời và mỗi ngày tự quay quanh nó 1 vòng. Ératosthène: Trang 10 /12 lOMoAR cPSD| 36006831
Đề cương Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
+ Ông là người đầu tiên tính được độ nghiêng của trục quay Trái Đất là 23’27.
+ Ông cũng là người đầu tiên tính toán khá chính xác chu vi của Trái đất bằng cách đo độ
dài của đường xích đạo là 39.700 km, gần bằng con số ngày nay tính được. Hecataus: Trang 11 /12 lOMoAR cPSD| 36006831
Đề cương Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
+ Sống cùng thời với Thales, là người đầu tiên vẽ được bản đồ Thế Giới. Đây là bản đồ địa
lý sớm nhất trong lịch sử địa lý học phương Tây. Toán học: Thales:
+ Là người đầu tiên phát biểu định lý tỷ lệ thức( định lý Thales). Ông chứng minh được 2
góc đáy của tam giác cân bằng nhau, xác định tam giác bởi 1 cạnh và 2 góc kề bù, hoặc tính khoảng
cách của 1 vật mà không đến gần được.
+ Ông là người đầu tiên tinhd được chiều cao của Kim Tự tháp. Pi-ta-go:
+ Ông nêu các định lý được chứng minh bằng suy luận lôgic chứ không phải bằng trực giác.
Ông có đóng góp về bảng tính nhân, thập phan và conga thức nổi tiếng về tam giác vuông. Eclít:
+ Với tác phẩm nổi tiếng nhất là bộ “Cơ bản” gồm 13 cuốn được giữ lại đến ngày nay. Hệ
thống định đề của ông làm nền tảng xây dựng môn hình học phẳng hay còn gọi là hình học Eclít. 䄃Āc-si-mét: + Toán học:
o Tính được số pi bằng 1 trị số chính xác và sớm nhất trong lịch sử phương Tây.
o Ông đưa ra phương pháp tính diện tích hình nón, hình cầu, tìm được mối liên hệ giữa diện
tích toàn phần và thể tích hình cầu nội tiếp trong hình trụ. + Vật lý:
o Ông là người đặt nền móng cho ngành cơ học và ứng dụng của nó vào việc giải phóng sức
lao động của con người như: đòn bẩy, ròng rọc, chan vịt(dùng để hút nước), ông phát minh ra nguyên
lý đòn bẩy và nguyên lý về thủy lực, định luật về vật nổi.
o Ông được coi là người phát minh ra: ròng rọc, đòn bẩy, máy bơm nước, máy bắn đá, bánh xe
răng cưa, đường xoáy trôn ốc, nguyên lý hội tụ ánh sáng của gương cầu lồi… Y học:
Hipprocrate: Ông đã phát biểu những luận điểm quan trọng như:
+ Nguyên nhân của bệnh tật xuất phát từ giới tự nhiên.
+ Khi đau thì người ta phải uống thuốc và hết sức lưu ý đến vấn đè vệ sinh ăn uống.
+ Khi cần thiết thì phải dùng đến thuật mổ xẻ để trị bệnh.
Ông là người đầu tiên ở Châu Âu phát biểu về vấn đề y đức. Ông phát biểu: “ Nghề thầy thuốc
là một nghề hết sưc quan trọng, hết sức đặc biệt vì nó liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người.
Do đó, không được dùng nghề nghiệp chuyên môn của mình để trục lợi. Heradide:
+ Ông là người đầu tiên nêu lên vấn đề dùng thuốc mê trong phẫu thuật.
+ Ý tưởng này của ông mãi đến năm 1840 người ta mới dùng ête để gây mê và năm 1861
thì dùng Morphine để giảm đau.
Tóm lại, cách đây trên dưới 2000 năm nền khoa học của Hy Lạp đã có những thành tựu rất
lớn. Những thành tựu ấy đã đặt cơ sở cho sự phát triển huy hoàng của nền khoa học thời cận hiện
đại. Câu 19:Quá trình truyền bá Kitô ở La Mã * Nguồn gốc:
Roma đánh chiếm và biến vùng Palestine thành 1 bộ phận lãnh thổ của đế quốc La Mã. Nơi đây
vốn đã từng chịu nhiều tai học xâm lược trong quá khứ từ Ai Cập, Assyrie, Chaldeé, Ba Tư, Macédoine. Trang 12 /12 lOMoAR cPSD| 36006831
Đề cương Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Tại đây, người La Mã đã áp dụng 1 chính sách cai trị hết sức khắc nghiệt. Nô lệ, dân nghèo, thợ
thủ công đều bị áp bức bóc lột hết sức nặng nề.
Nô lệ và quần chúng đã bao nhiêu lần nổi dậy thì cũng bấy nhiêu lần bị đè bẹp khủng khiếp, họ
mất hẳn niềm tin vào sự tự do, hạnh phúc trong đời sống hiện thực.
Vì chưa tìm thấy được lối thoát trong thực tế nên quần chúng tìm đến lối thoát trong ảo tưởng về tôn giáo.
Do vây, Kitô trở thành tôn giáo của người bị áp bức: nô lệ, dân nghèo, thợ thủ conga.
* Quá trình truyền bá:
Giai đoạn 1 (TK I – TKIV SCN):
Đây là giai đoạn Kitô bị đàn áp rất khốc liệt và cùng là giai đoạn mà số tín đò không nhiều,
chỉ có 1 bộ phận ở Palestine tham gia.
Sau cái chết của Chúa Jesu, các tông đồ của Ngài đã bắt đầu đem giáo lý của ngài truyền bá ra
bên ngoài Palestine.Năm 62, thánh Paulo sang Rôma để truyền đạo thì thấy ở đây đã có nhiều tín đồ Kitô.
Ban đầu, giới cầm quyền La Mã giữ thái độ khoan dung với Kitô. Nhưng do Kitô lên án giới
nhà giàu tức là lên án tầng lớp thống trị trong xã hội và khẳng định đễ quốc La Mã sẽ bị diệt vong.
Điều đó khiến giưới cầm quyền và quý tộc căm ghét nên họ cho răng: tín đò của Kitô là bon phiến
loạn trong xã hội nên tiến hành đàn áp khốc liệt. Tuy nhiên càng đàn áp thì Kitô càng phát triển. Nguyên nhân:
+ Chế độ chiếm hữu nô lệ càng phát triển thì sự phân hòa về giai cấp ngày càng sâu sắc, sự
bần cùng hóa, sự áp bức, đàn áp, bóc lột cũng tăng lên. Do vây, Kitô là tôn giáo duy nhất mà giưois
lao động và những người nghèo khổ có thể tìm thấy được con dường giải phóng.
+ Các tín đồ sinh hoạt trong các khu vực mà thực chất là các tổ chức tương tế, giúp những
người lao động, những người nghèo tìm công ăn viêc làm để duy trì cuộc sống thường ngày. Do vây,
trong thời kỳ đầu, cuộc vận động tham gia Kitô mang một ý nghĩa rất tích cực, mang tính chất vận
động những người nghèo chống lại chính quyền La Mã áp bức bóc lột.
+ Sau hơn 200 năm truyền bá Kitô đã tạo được 1 thế lực hết sức chặt chẽ chủ yếu tại các
thành phố lớn. Cùng với nó là giới cầm quyền La Mã quyết định thay đổi chính sách đối với Kitô.
Giai đoạn 2 (Trong TK IV):
Kitô được thừa nhận về mặt pháp lý và được công nhận là quốc giáo của La Mã.
Năm 311, Hoàng đế Galerius hạ lệnh đình chỉ việc sát hại các tín đồ Kitô giáo. Kitô
được thừa nhận về mặt pháp lý và có 1 địa vị bình đẳng với tôn giáo khác.
Đến năm 313,Hoàng đế Constantin ban bố sắc lệnh Milano xác định địa vị hợp pháp
của giáo hội Kitô, nâng Kitô lên địa vị quốc giáo.Năm 325, Hoàng đế Constantin ra lệnh triệu
tập đại hội Kitô giáo lần thứ nhất tại Niceé(vùng tiểu 䄃Ā).
Đại hội giải quyết 2 vấn đề lớn:
+ Thống nhất lại cuối cùng nội dung của kinh thánh. Nghĩa là chọn ra 4 phần tương đối
trùng khớp, ít mâu thuẫn, loại bỏ bớt yếu tố mê tín dị đoan, thống nhất và đưa vào phần tân ước. +
Chấn chỉnh tổ chức giáo hội.
Sau đại hôi này, Kitô trở thành 1 bộ phận trong bộ máy của giai cấp thống trị La Mã.
Năm 337, Constantin đã chịu phép rửa tội và trở thành vị hoàng đế La Mã đầu tiên theo Kitô giáo. Tóm lại: Trang 13 /12 lOMoAR cPSD| 36006831
Đề cương Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Kitô giáo ra đời là biểu hiện phong trào phản kháng của đông đảo quần chúng bị áp búc, lúc đầu
là nô lệ, dân nghèo sau đó lan rộng ra các tầng lớp khác trong xã hội.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Kitô từ chỗ là tôn giáo của những người nghèo, chống lại chính
quyền cai trị, đã trở thành chỗ dựa vững chắc về tinh thần, vật chất của chính quyền Rôma và là 1 bộ
phận của guồng máy thống trị.
Câu 20:Văn học La Mã
Văn học Rô Ma ra đời muộn hơn, tiếp xúc và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Hy Lạp, song
nó cũng biểu hiện sự sáng tạo lớn lao của người Rôma.
Từ cuối thế kỉ II đến những năm 30 TCN, nhất là thời đại Augustus, cảm nhận tài năng của mình
và “thi đua với thiên tài Hy Lạp người Rôma đã dần đạt đến nghệ thuật mẫu mực của văn học.
Nhờ vậy thơ ca Rôma đạt tới đỉnh cao với nhiều nhà thơ nổi tiếng như: Andronicus, Novius, Maccius,Polus, Cesar…
Dưới thời kì trị vì của mình, Augustus ra sức xây dựng Rôma thành trung tâm văn hóa của Đế
chế và có ý thức dùng thơ ca phục vụ cho nền thống trị của mình nên thực hiện chính sách bảo trợ
rộng rãi với văn nghệ sĩ.
Câu 22:Nghệ thuật La Mã: Cơ sở hình thành:
Đế chế La Mã phát triển đến đỉnh điểm vào thế kỉ thứ II sau CN, cả về mătk lãnh thổ lẫn sự
giàu có và thịnh vượng.
Rôma mau chóng trở thành trung tâm chính trị của đế chế. Nền hòa bình kiểu La Mã (Pax
Romana) không chịu tác động bởi 1 đe dọa nào từ bên ngoài.
Những tầng lớp thống trị ra sức hưởng thụ những của cải vật chất dồi dào từ khắp mọi miền
của đế chế được mang về Rôma.Và làm sao để tận hưởng hết mọi lạc thú mà nguồn của cải đó tạo
ra? Đó chính là ước vọng biến Rôma “từ 1 thành phố làm bẵng đất sét”( Hoàng đế Agustus). Kiến trúc:
Là 1 dân tộc có đầu óc thực dụng, thích sự bề thếm đồ sộ, người La Mã khi thiết kế 1 conga
trình kiến trúc thường chú ý đến những conga năng sử dụng của nó hơn là tìm kiếm sự hài hòa, cân
đói giữa công trình với môi trường xung quanh.
Do vây, cái đẹp, cái tinh tế, cái chất thơ mà người ta thường thấy trong các conga trình kiến
trúc của Hy Lạp phải nhường chỗ cho cái hùng vĩ, đồ sộ, nguy nga. Sự giàu có của đế chế, cho phép
người La Mã xây dựng các công trình kiến trúc nằm rải rác khắp đế quốc.
Người Rôma tạo nên những mái vòm liên tục để che những không gian rộng ở những conga
trình có chiều cao, đay cũng là phát minh kỹ thuật khi xây dựng những conga trình có chiều cao vì
thép và bê tông cốt thép chưa được biết tới.
Rôma trở thành nơi phồn hoa đô hội tráng lệ với những đấu trường đồ sộ, những khải hoàn
môn, đền đài, cung điện lộng lẫy. Trang 14 /12