Đề cương lịch sử văn minh thế giới - Lịch sử văn minh | Trường Đại học Hà Nội

Một đặc điểm mà chúng ta dễ dàng nhận thấy đối với nền văn minh phương Đông thời cổ đại, như văn minh Ai Cập, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Quốc, văn minh Lưỡng Hà… tất cả đều hình thành trên lưu vực các con sông lớn. + Ai cập - Sông Nil : 6700 km dài nhất thế giới, chảy từ nam sang bắc đổ ra biển địa trung hải. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Trường:

Đại học Hà Nội 682 tài liệu

Thông tin:
14 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương lịch sử văn minh thế giới - Lịch sử văn minh | Trường Đại học Hà Nội

Một đặc điểm mà chúng ta dễ dàng nhận thấy đối với nền văn minh phương Đông thời cổ đại, như văn minh Ai Cập, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Quốc, văn minh Lưỡng Hà… tất cả đều hình thành trên lưu vực các con sông lớn. + Ai cập - Sông Nil : 6700 km dài nhất thế giới, chảy từ nam sang bắc đổ ra biển địa trung hải. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

93 47 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|44744371
lOMoARcPSD|44744371
Câu 1: Vai trò của các dòng sông trong việc hình thành các nền văn minh.
Một đặc điểm mà chúng ta dễ dàng nhận thấy đối với nền văn minh phương Đông
thời cổ đại, như văn minh Ai Cập, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Quốc, văn
minh Lưỡng Hà… tất cả đều hình thành trên lưu vực các con sông lớn.
+ Ai cập - Sông Nil : 6700 km dài nhất thế giới, chảy từ nam sang bắc đổ ra biển
địa trung hải
Văn minh Ai Cập gắn liền với cư dân sống ở hai bên bờ sông Nil. Sông Nil hay
được Việt hóa thành sông Nin, là dòng sông thuộc châu Phi, một con sông dài
nhất thế giới, với chiều dài 6.650 km và đổ nước vào Địa Trung Hải, nhưng phần
chảy qua Ai Cập chỉ dài 700km. Miền đất đai do sống Nil bồi đắp chỉ rộng 15-25
km, phía Bắc có nơi rộng 50 km vì ở đây sông Nil chia thành nhiều nhánh trước
khi đổ ra biển. Đây là dòng sông có ảnh hưởng nhất ở châu Phi, gắn liền với sự
hình thành, phát triển và lụi tàn của nhiều vương quốc cổ đại, góp phần tạo dựng
nên nền Văn minh sông Nin.
Sông Nile là một trong những con sông lớn nhất thế giới (6.700km), phần chảy qua
Ai Cập là 700km. Sông Nile có nguồn nước giàu phù sa, bồi đắp nên những vùng
đất màu mỡ... Lưu vực sông còn có một quần thể thực vật phong phú, đặc biệt là
cây Papyrut. Sông Nile còn cung cấp một lượng thủy sản phong phú và là huyết
mạch giao thông quan trọng. Vì vậy có thể coi Ai Cập chính là “tặng vật của sông
Nile”...
+Lưỡng Hà – Sông Tigric Sông Euphrates (Thiên niên kỷ III TCN)
Giống như văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà cũng được hình thành gắn liền
với hai con sông Euphrates ở phía Đông và Tigris ở phía Tây. Lưỡng Hà nằm
trên lưu vực hai con sông: sông Tigrơ và Ơphơrat, phía Bắc của Lưỡng Hà ngăn
cách với các bộ lạc người phương Bắc, bởi đường biên giới tự nhiên là dãy núi
Acmênia, phía Tây là sa mạc Xiri, phía Đông giáp Ba Tư và phía Nam là vịnh Ba
Tư.
- Lưỡng Hà là một đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu. Sông Tigrơ và Ơphơrat hàng
năm trữ nước tưới mát cho dải đất mênh mông này… Do điều kiện tự nhiên thuận
lợi, nông nghiệp phát triển, cư dân biết dùng bò để cày ruộng, làm đồ gốm bằng
bàn xoay, làm hệ thống thủy nông tưới nước cho đồng ruộng. Những cây trồng
chính là nho, ô liu, đại mạch và nhiều loại hoa quả khác. Do vị trí địa lý thuận lợi,
kinh tế thương nghiệp là một nét đặc trưng trong sự phát triển của nền kinh tế ở
Lưỡng Hà.
lOMoARcPSD|44744371
+ Ấn Độ - Sông An (Indus): Văn hóa Harappa hay còn gọi là văn minh sống
Ấn Sông Hằng (Gange): Văn minh sông Hằng (Thiên nhiên kỳ II TCN)
Văn minh Ấn cổ hình thành ở lưu vực 2 sông: sông Hằng và sông Ấn, 2 con sông
rộng lớn tạo nên những vùng đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho phát triển kinh tế
nông nghiệp. Đặc biệt sông Hằng là con sông linh thiêng đối với cư dân Ấn Độ
cổ. Sông Hằng, con sông quan trọng nhất của tiểu lục địa Ấn Độ. Sông Hằng dài
2510km bắt nguồn từ dãy Hymalaya của Bắc Trung Bộ Ấn Độ, chảy theo hướng
Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào Vịnh Bengal. Sông Hằng có lưu vực rộng
907.000 km2, một trong những khu vực phì nhiều và có mật độ dân cao nhất thế
giới. Sông Hằng được tạo thành bởi hai con sông đầu nguồn là sông Bhagirathi và
sông Alaknanda ở dãy núi Himalaya của bang Uttaranchal thuộc Ấn Độ. Ở phần
phía Tây của đồng bằng sông Hằng, con sông này cung cấp nước tưới và một hệt
thống kênh rạch chằng chịt với các kênh huyết mạch chính là Kênh Thượng lưu
sông Hằng và Kênh Hạ lưu sông Hằng. Các loại lương thực và hoa màu trồng trọt
và thu hoạch ở khu vực này có: lúa, mía đường, đậu lăng, hạt có dầu, khoai tây và
lúa mỳ. Do sông Hằng được cấp nước từ các đỉnh núi phủ băng tuyết, lượng nước
của nó vẫn giữ mức cao quanh năm và dòng sông vẫn được sử dụng làm thủy lợi
thậm chí vào mùa khô và nóng từ tháng 4 đến tháng 6. Vào mùa mưa mùa Hè,
lượng mưa lớn có thể gây lũ lụt hoành hành, đặc biệt là vùng đồng bằng châu thổ.
Sông Ấn Độ gọi tắt là Sông Ấn (Sindh darya) là một con sông chính của Pakistan.
Trước khi diễn ra sự chia cắt Ấn Độ thành các quốc gia ngày nay là Ấn Độ và
Pakistan năm 1947 thì sông Ấn là con sông lớn thứ hai sau sông Hằng khi xét về
khía cạnh tầm quan trọng văn hóa và thương mại của khu vực, và nó là nguồn gốc
của tên gọi của Ấn Độ. Con sông này bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy từ dãy núi
Himalaya theo hướng đông bắc-tây nam qua Kashmir, và sau đó chảy theo hướng
nam gần như theo toàn bộ đường chiều dài biên giới của Pakistan với Ấn Độ
nhưng sâu trong lãnh thổ của Pakistan. Chiều dài của sông này được tính toán theo
các nguồn khác nhau dao động từ 2.900 đến 3.200 km. Nền văn minh lưu vực sông
Ấn có một số điểm định cư dân kiểu đô thị sớm nhất thế giới.
+ Trung hoa – Sông Hoàng : Nơi đầu tiên của văn minh trung hoa Sông
Trường Giang (Dương Tử)
Nếu như văn minh Ấn Độ gắn liền với sông Ấn sông Hằng thì văn minh Trung
Quốc đã được hình thành trên lưu vực sông Trường Giang sông Hoàng Hà.
Trung Quốc hàng ngàn con sông lớn nhỏ, nhưng hai con sông quan trọng
nhất là sông Hoàng Hà và sông Trường Giang (hay sông Dương Tử). Hai con sông
lOMoARcPSD|44744371
này đều chảy theo hướng tây-đông hàng năm đem phù sa về bồi đắp cho những
cánh đồng phía đông Trung Quốc. các dòng sông đóng một vai trò quan trọng
trong sự hình văn minh Trung Hoa cổ đại. Hai con sông này đều chảy theo hướng
Tây Đông, hằng năm đem phù sa bồi đắp cho những đồng bằng rộng lớn phía
Đông Trung Quốc.
Sông Trường Giang là đầu mối giao thông quan trọng của Trung Quốc. Nó nối
liền Trung Hoa lục địa với bờ biển. Việc vận chuyển trên sông rất đa dạng từ vận
chuyển than, hàng hóa tiêu dùng và hành khách. Các chuyến tàu thủy trên sông
trong vài ngày sẽ đưa ta qua các khu vực có phong cảnh đẹp như khu vực Tam
Hiệp ngày càng trở nên phổ thông hơn làm cho du lịch Trung Quốc phát triển.
Hoàng Hà và Trường Giang từ xưa thường gây ra nhiều lũ lụt, nhưng qua đó đã
bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông
nghiệp khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ. Chính vì vậy, nơi đây đã trở
thành cái nôi của nền văn minh Trung Quốc…
Ngoài ra, nền Văn minh sông Hồng của Việt Nam ở thời cổ đại cũng được
hình thành trên lưu vực các con sông như: sông Hồng, sông Mã.
+ Các con sông có vai trò hết sức quan trọng đối với các nền văn minh cổ đại,
ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, chính trị, văn hóa, phong tục, tập quán,
thiết chế nhà nước. Chính nhờ sự bồi đắp của những dòng sông lớn này nên đất đai
ở những nơi này trở nên màu mỡ, nông nghiệp có điều kiện phát triển trong hoàn
cảnh nông cụ đang còn thô sơ, dẫn đến sự xuất hiện sớm của nhà nước, do đó, cư
dân ở đây sớm bước vào xã hội văn minh và hơn thế nữa sáng tạo nên những văn
minh vô cùng rực rỡ. Do các con sông lớn được tôn trọng, các thần sông luôn được
tôn sùng
Đem lại sự màu mỡ cho đất đai
Là nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu
Tạo ra đường giao thông thuận lợi
Cung cấp một lượng thủy sản phong phú, dồi dào
Như vậy, những trung tâm văn minh lớn của phương Đông cổ đại, mặc dù thời
gian xuất hiện có khác nhau nhưng cùng có chung đặc điểm vô cùng quan trọng,
đó là hình thành trên lưu vực các con sông lớn.
Câu 2: Sự hình thành của nền văn minh Ả rập
lOMoARcPSD|44744371
2.1. Quá trình hình thành nhà nước Ảrập
* Hoàn cảnh lịch sử: (Yêu cầu lịch sử đặt ra cho bán đảo Ảrập vào thế kỷ VII)
- Tình hình thế giới: Vào thế kỷ VII, hầu hết các quốc gia trên thế giới đang trong
giai đoạn xác lập, củng cố chế độ phong kiến (Tây Âu: chế độ phong kiến xác lập từ
thế kỷ V đến thế kỷ IX, củng cố từ thế kỷ IX đến thế kỷ XI; Trung Quốc thế kỷ VII
đang trong thời kỳ thịnh vượng của chế độ phong kiến dưới thời Đường…).
Trong khi đó, Ả Rậpđang trong giai đoạn tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc. Trong
hoàn cảnh ấy,Rậpkhông thể có những bước đi tuần tự tuân theo quy luật hình
thái kinh tế xã hội → buộc Ả Rậpphải bỏ qua chế độ chiếm nô, chuyển thẳng lên
chế độ phong kiến.
- Tình hình bán đảo:
+ Đến thế kỷ VII, con đường buôn bán giữa phương Đông với phương Tây chuyển
sang khu vực vịnh Ba Tư thuộc quyền kiểm soát của đế quốc Ba Tư. Việc mất
quyền kiểm soát đối với con đường buôn bán này đã gây thiệt hại nặng nề cho nền
kinh tế bán đảo Ảrập, các thành phố lớn trở nên tiêu điều, hoang tàn, không còn
tấp nập như trước. Các thương nhân quý tộc Ả Rậpchuyển sang cho vay lấy lãi,
bóc lột lao động của dân nghèo. Mâu thuẫn trong nội bộ thị tộc, bộ lạc gay gắt hơn.
+ Ở bên ngoài, đế quốc Ả Rập có nguy cơ bị xâm lấn bởi đế quốc Ba Tư ở phía
Đông, Bidăngtium ở phía Tây.
=> Hoàn cảnh lịch sử đặt ra một yêu cầu: cần có một chính quyền tập trung vững
mạnh chấm dứt các cuộc xung đột chiến tranh giữa các bộ lạc, thống nhất các bộ
lạc, duy trì quyền thống trị của quý tộc, thương nhân, khôi phục lại con đường
buôn bán Đông Tây, đẩy lùi các nguy cơ bị xâm lược, nếu có điều kiện thì mở
rộng chiến tranh xâm lược sang các vùng lân cận. Tín ngưỡng đa thần là một trở
ngại lớn nhất cho sự thống nhất các bộ lạc.
Chính trong hoàn cảnh yêu cầu đó, đạo Islam đã ra đời trở thành một
khí tư tưởng thích hợp cho sự thống nhất bán đảo rập. Quá trình hình thành nhà
nước Ả Rậpgắn liền với quá trình hình thành, truyền bá đạo Islam và sự nghiệp của
Môhamét.
* Quá trình thống nhất bán đảo Ả rập
Môhamét suy nghĩ, muốn thống nhất toàn bộ bán đảo Arập thì phải có một hệ tư
tưởng thống nhất, từ đó ông đã đề xướng ra đạo Hồi (Islam).
lOMoARcPSD|44744371
Xuất thân từ một cậu bé chăn cừu cực khổ, chuyên đi theo những đoàn lái buôn
xuyên qua các sa mạc khắp vùng Tây Á, Môhamét đã học được nhiều điều.
Năm 610, Môhamét bắt đầu truyền bá đạo Islam ở Mécca, nhưng bị quý tộc phản
đối kịch liệt. Năm 622, Môhamét cùng tín đồ của mình phải chạy lên thành phố
Yatơríp ở phía Bắc (cách Mécca 400 km). Năm 622 được coi là năm thứ nhất của
kỷ nguyên Hồi giáo. Môhamét tự xưng là tiên tri, nên từ đó thành phố Yatơríp
đổi tên thành Mêđina nghĩa là “thành phố của Tiên tri
Năm 622 ông bỏ chạy từ Mecca lên phía bắc tới Yathrib, cách Mecca 400km.
Thành phố Yathrib sau này được đổi tên là Medina, có nghĩa là thành phố của nhà
Tiên tri.
Từ năm 622 đến năm 630 Môhamét xây dựng lực lượng. Đến năm 630 ông kéo 10
000 tay gươm về vây thành Mecca. Liệu sức chống không nổi, giới quí tộc Mecca
mở cửa xin hàng và chấp thuận tin theo đạo Hồi. Môhamet phế bỏ tất cả các biểu
tượng của tôn giáo đa thần trước kia, chỉ giữ lại tảng đá đen trong ngôi đền Kaaba
và ông giải thích đó là biểu tượng của thánh Ala. Mécca trở thành thánh địa chủ
yếu của Hồi giáo, đền Caaba trở thành thánh thất.
Đầu năm 632, đại hội Hồi giáo đầu tiên đã diễn ra ở Mecca. Tháng 6/632 Môhamet
qua đời và được an táng tại Medina.
Sau khi Môhamet qua đời, những người kế tục Môhamet (gọi Khalif ) tìm mọi
cách mở rộng lãnh thổ chịu ảnh hưởng của đạo Hồi. Từ thế kỉ VII tới cuối thế kỉ
VIII, Arập từ một quốc gia đã phát triển thành một đế quốc bao trùm toàn bộ vùng
đất từ lưu vực sông Ấn qua Tây Á, Bắc Phi, tới bờ Đại Tây Dương.
Nhưng từ giữa thế kỉ VIII, đế chế Arập đã bị chia rẽ thành nhiều dòng quí tộc, sự
thống nhất không còn như trước. Năm 1258, quân Mông Cổ đánh chiếm Batđa
(Bagdad), kinh đô của đế quốc Arập lúc đó. Đế quốc Arập bị diệt vong.
Câu 3: Thành tựu luật pháp của văn minh Lưỡng Hà cổ đại
Lưỡng Hà là khu vực có những bộ luật sớm nhất. Từ thời vương triều III của thành
bang Ua (thế kỷ XXII-XXI TCN), ở Lưỡng Hà đã ban hành bộ luật cổ nhất thế
giới nhưng ngày nay chỉ còn lại được một số đoạn. Những đoạn ấy nói đến các vấn
đề kế thừa tài sản, nuôi con nuôi, địa tô, bảo vệ vườn quả. Trách nhiệm của người
chăn nuôi đối với súc vật, sự trừng phạt đối với nô lệ bướng bỉnh và nô lệ chạy
trốn.
Vào khoảng thế kỷ XX TCN, nước Etnuna ở Đông Bắc Babilon cũng ban
hành một bộ luật. Bộ luật này viết trên hai tấm đất sét, được phát hiện ở Irắc, nay
lOMoARcPSD|44744371
nguyên bản trưng bày ở viện bảo tàng Bátđa. Nội dung bộ luật đề cập đến các
vấn đề như hệ thống đo lường giá cả, quan hệ nô lệ, việc vay nợ lãi…
Bộ luật quan trọng nhất Lưỡng cổ đại luật Hammurabi. Bộ luật này
khắc trên một bia đá, đội khảo cổ học Pháp phát hiện được Xuda (phía Đông
Lưỡng Hà), nay trưng bày viện bảo tàng Luvrơ (Pháp). Đây bộ luật cổ
sớm nhất hầu như còn nguyên vẹn mà ngày nay đã phát hiện được.
Hamurabi bộ luật quan trọng nhất của Lưỡng cổ đại được khắc trên một tấm
bia đá gồm 282 điều luật đề cập đến tội dân sự, hình sự, quyền lợi, nhiệm vụ của
binh lính, chế độ ruộng đất, tô thuế, nô lệ,…
Luật Hammurabi bộ luật tiêu biểu nhất của Lưỡng cổ đại. Bộ luật được
các nhà khảo cổ Pháp phát hiện Susa (Đông Babylon) vào năm 1901. Luật
Hammurabi gồm 282 điều, được khắc trên cột đá bazan cao 2,25 m, đường kính
đáy 2 m. Bộ luật được các nhà soạn luật soạn vào thế kỷ XVIII TCN, tuy nhiên
chưa phân định ràng giới giữa hình luật, dân luật, luật tố tụng hay hôn nhân gia
đình.
Về nguồn gốc, bộ luật sự kết tinh các quy định do vua Hammurabi Tòa
án cấp cao để lại. Đồng thời, luật sự kế thừa các bộ luật của người Sumer; luật
Lipitistar của Nippur luật Eshnunna (thế kỷ XX TCN). Bộ luật thể hi tưởng
chính trị của Vua muốn thông qua luật pháp để hạn chế, xoa dịu mâu thuẫn xã hội
Babylon, củng cố và phát triển kinh tế - xã hội thông qua mua bán nhà cửa,
ruộng vườn, gia súc, vay mượn… phát triển đa dạng
+Chế định hợp đồng, vay mượn: luật quy định muốn thực hiện hợp đồng phải
3 điều kiện: (1) tài sản chưa lưu thông; (2) người bán chủ sở hữu; (3) việc
kết hợp đồng sự làm chứng của một số người. Về hợp đồng mua bán, luật quy
định: người bán nếu bị người làm chứng tổ cáo mình bán đồ của người khác sẽ
bị tử hình; chủ đồ vật không chứng minh cho người làm chứng biết đồ bị mất
của mình cũng bị tử hình (tội vu khống, điều 9; 11)
+Chế độ lĩnh canh ruộng đất. Luật quy định mức thường 1/3 đến ½ sản
phẩm; mức vườn cây ăn quả chiếm 2/3 sản phẩm (điều 41). thiên tai xảy ra,
người lĩnh canh chịu thiệt hại nhiều nhất: trả trước không thế được bồi hoàn
(điều 45; 46); không trả đúng hạn thì phải trả lại cả nợ lẫn lãi suất (điều 48). Mức
lãi suất khá cao: 20% nếu vay tiền, 33,3% nếu vayơng thực. Luật cho phép
chủ nợ bảo lãnh bằng bất động sản của con nợ và gia đình con nợ.
lOMoARcPSD|44744371
+Hôn nhân gia đình. Luật quy định người chồng chủ trong gia đình,
toàn quyền kinh tế - xã hội, bán vợ đợ con cho người khác dưới hình thức con nuôi
(điều 185; 188). Vợ sinh thì chồng được ly hôn, vợ thể lấy l lại nhà
chồng. Quyền ly hôn của phụ nữ bị hạn chế. Phụ nữ được ly hôn nếu chồng ngoại
tình, bỏ nhà ra đi, vu cáo vợ ngoại tình.
+Thừa kế tài sản. Luật quy định 2 hình thức thừa kế: theo luậtdi chúc. Khi
người quá cố để lại tài sản không di chúc thì tài sản thuộc về người thừa kế.
Thừa kế theo di chúc xuất hiện nhưng rất hạn chế. Luật quy định thêm nếu con
trai không mắc tội nặng thì cha được thừa kế tài sản của con. Con trai con gái
thừa kế ngang nhau, con cũng được thừa kế nếu người cha nhận làm con
mình.
+Hình luật trong luật Hammurabi khắc nghiệt. Hầu hết các quy định về hình
sự đều cho phép áp dụng hình thức “báo thù”, “trả nợ máu”, mức hình phạt luôn
tương xứng với mức tội ác: giết người thì xử tội chết, làm chết con người khác thì
con của phạm nhân cũng phải chết, nếu bị vu cáo giết người thì phải tự tử…. Khi
hội phân giai cấp thì hình luật thay đổi. Người Mushkenu tát một người
Mushkenu khác bị phạt 84 g bạc. Luật cũng quy định phạt vạ: cả công phải trả
phạt cho người bị cướp tài sản nếu không tìm ra thủ phạm, người bị hại chết thì
công nộp phạt thêm. Những loại tội phạm đặt biệt nghiêm trọng như giết người,
cướp của (30 loại theo luật Hammurabi) sẽ bị xử tử. Hình thức xử tử khắc nghiệt:
đốt trên giàn lửa, đóng cọc, dìm xuống nước…
+Phân biệt đẳng cấp. Luật quy định, kẻ nào giúp đỡ lệ chạy trốn hay xâm
phạm tài sản riêng bị phạt. Kẻ nào ăn cắp gia súc hay thuyền bè bị phạt nặng từ 10
– 30 lần so với giá trị tài sản đó, nếu kẻ đó không thể bồi hoàn thì bị giết. Quản lý
làm thất thoát tài sản của gia chủ thì bị phanh thây bằng bò kéo.
+Luật tố tụng thời Hammrabi chưa có hình thức cụ thể. Việc xét xử được thực
hiện công khai lúc bị hại khởi tố. Các chứng cứ, bằng chứng điều kiện xác nhận
kẻ đúng người sai. Đối với các vụ việc nghiêm trọng thì các bên buộc phải
tuyên thệ trước thần linh. Các quan tòa không được thay đổi án quyết, nếu thay đổi
sẽ bị cách chức. Luật này kế thừa luật thành Ur về hình thức thử tội. Điều 2 Bộ luật
Hammurabi qui định: Nếu một người kiện một người khác, bị đơn sẽ phải đi đến
một dòng sông nhảy xuống, nếu anh ta chìm, bị dòng nước cuốn đi, nguyên đơn
sẽ được sở hữu nhà của bị đơn. Nhưng ngược lại, nếu anh ta không bị chết chìm,
tức là anh ta còn sống sót, thì anh ta được coi làtội, nguyên đơn sẽ bị giết chết,
và bị đơn sẽ sở hữu nhà của nguyên đơn”.
lOMoARcPSD|44744371
Bộ luật Hammurabi là Bộ luật thành văn cổ nhất trên thế giới, là một trong
những thành tựu có giá trị bậc nhất của lịch sử văn minh cổ đại. Giá trị của Bộ luật
này cho đến nay vẫn tiếp tục được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu, khai
thác và kế thừa. Bộ luật đã xây dựng rất công phu, điều chỉnh và phản ánh một
cách sinh động các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của vương quốc
Babilon. Bộ luật không chỉ có giá trị về nghiên cứu pháp lý mà còn là nguồn cứ
liệu lịch sử phong phú, quí giá để nghịên cứu nền văn hoá Babilon – Lưỡng Hà cổ
đại.
Vượt ra khỏi hạn chế về tính giai cấp, có thể thấy chứa đựng trong nhiều qui
phạm của Bộ luật dù ở dạng thức sơ khai nhất, cổ xưa nhất vẫn hằng chứa đậm nét
những giá trị tiến bộ, nhân văn, đặc biệt là về kĩ thuật lập pháp trong các qui định
từ hôn nhân gia đình đến thừa kế, và qui định về hợp đồng. Gấp Bộ luật lại, nhìn
vào cuộc sống và suy ngẫm ta thấy không khỏi ngạc nhiên và trân trọng những giá
trị lịch sử pháp lý của Bộ luật, những qui định ra đời cách đây gần 4000 năm vẫn
chứa đựng nhiều giá trị đương đại đáng kế thừa, và phát triển.
Câu 4: Sự tương đồng về điều kiện hình thành của văn minh Hi Lạp và La
Mã cổ đại
- Là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, đường biên giới có 3 mặt tiếp giáp
biển. Chính vì thế, địa hình ở đây gọi là địa hình mở (khác với Phương Đông là địa
hình khép kín), có điều kiện giao lưu mạnh mẽ với các nề văn minh Phương Đông,
đặc biệt với Ai Cập Lưỡng Hà. Do đó, người ta còn gọi đây văn minh mở
hay văn minh biển (phân biệt với văn minh khép kín, văn minh sông nước
Phương Đông cổ đại).
- Điều kiện đất đai không thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực. Phần
lớn loại đất cứng, khô, do vậy chỉ đến khi đồ sắt xuất hiện thì khối dân đây
mới có điều kiện phát triển, nhà nước mới xuất hiện.
- Nằm trong khu vực khí hậu ôn đới Địa Trung Hải - loại hình khí hậu được xem là
lý tưởng đối với cuộc sống của con người, hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hóa
ngoài trời. Với loại hình khí hậu này, cảnh vật trở nên thơ mộng, sáng sủa màu
sắc được định hình rõ nét hơn.
- đường biên giới biển dài, khúc khuỷu, hình răng cưa, biển Địa Trung Hải thì
hiền hòa, thuận lợi cho việc đi lại, trú ngụ của tàu thuyền hình thành các hải
cảng tự nhiên, đặc biệt là các hoạt động đánh bắt hải sản mậu dịch hàng hải. Hy
lạp gồm bán đảo Ban căng số đảo trên biển Ê giê, ven biển Tiểu Á, ba mặt
giáp biển, nhiều nơi ăn sâu vào đất liền tạo thành răng cưa rất thuận lợi để xây
lOMoARcPSD|44744371
dựng các cảng cho tàu tránh bão, ăn hàng. Bán đảo Ý dài va hẹp với các đảo
Cooc , Xác đê nha, Xi xin…lãnh thổ lớn hơn, bờ biển bằng phẳng lại rất thuận lợi
cho các chợ ven biển.
Tóm lại hai bán đảo có bờ biển rất thuận lợi cho việc phát triển mậu dịch hàng hải,
đồng thời thuận lợi cho việc giao lưu tiếp xúc với các nền văn minh trong khu vực
- Có một diện tích đảo khá lớn nằm rải rác trên Địa Trung Hải, đặc biệt là Hy Lạp,
nơi ra đời và tồn tại nhiều thành thị và trung tâm thuơng mại từ rất sớm.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú: tài nguyên rừng đa dạng cùng
nhiều khoáng sản quý như đồng, chì, sắt, vàng, đá quý, đất sét (Hy Lạp)…
- Cả Hy lạp và La mã đều không có những con sông dài và rộng do đó tuy có
nhiều đồng bằng nhưng không thuận lợi cho việc trồng lúa mà thuận lợi cho việc
trồng các loại cây công nghiệp như nho và ô lưu, hoặc chăn nuôi đại gia súc…nền
nông nghiệp sớm phát triển trong quỹ đạo hàng hóa.
- Địa hình hai bán đảo bị chia cắt bởi các dãy núi và cao nguyên, lại có nhiều
tài nguyên và khoáng sản, nên nền kinh tế công thương nghiệp là chủ yếu.
Như vậy điều kiện tự nhiên ở hai bán đảo cho phép phát triển một nền kinh
tế CTN, nông nghiệp trong quỹ đạo hàng hóa.
Câu 5: Tìm hiểu về những phát kiến địa lý và vai trò của chúng
1.1 NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA NHỮNG PHÁT KIẾN LỚN VỀ
ĐỊA LÝ CỦATHẾ KỈ XV
1.1.1 Nguyên nhân
Có 2 nguyên nhân cơ bản thúc đẩy các nhà thám hiểm Tây Âu tìm đường sang
Phương Đông:
-Thế kỉ XV, kinh tế hàng hoá Tây Âu đã khá phát triển, nhu cầu về thị trường
tăng cao. Giai cấp tư sản Tây Âu muốn mở rộng thị trường sang phương Đông, mơ
ước tới những nguồn vàng bạc từ phương Đông.Tuy nhiên, nguy bế tắc trong
quan hệ buôn bán giữa lúc Châu Âu đang nhu cầu mở rộng buôn bán thì con
đường buôn bán giữa châu lục này với Châu Âu bị cản trở bởi người A Rập,
Apghanistan Thổ Nhĩ Kỳ, họ chiếm giữ con đường sang Phương Đông quen
thuộc ngang qua Byzantin, Trung Cận Đông đặc biệt người Thổ Nhĩ Kỳ đã cướp
bóc bất cứ đoàn hành hương nào trên bộ hoặc trên biển của bất kỳ người nước nào
lOMoARcPSD|44744371
mà họ bắt gặp, yêu cầu giải quyết mâu thuẫn trên đây dẫn đến các cuộc phát kiến
địa lý lớn
- Do sự khát khao vàng bạc, gia vị, hương liệu quý: hồ tiêu, quế, gừng, … của tầng
lớp quý tộc thương nhân Châu Âu, đặc biệt Ấn Độ trong đó vàng chiếm 1 vị
trí quan trọng sử dụng để phát triển kinh tế làm giàu cho họ.
1.1.2 Điều kiện
Thế kỷ XV, XVI Tây Âu đã có đủ điều kiện cho việc thưc hiện các cuộc phát kiến
địa lý lớn:
- Điều kiện về khoa học kỷ thuật
o Kỷ thuật hàng hải bước tiến dài, cộng nghệ xác định đô, chỉ số hải lý,
thời gian biểu của thủy triều. Các nhà hàng hải đã đóng được nhiều loại tàu
chạy nhanh, nhẹ, chở được nhiều hàng hóa hơn như tàu Galion.
o Những hiểu biết về kiến thức địa lý được nâng cao, lúc đó người Tây Âu đã
nhiều người tin vào giả thuyết Trái đất hình cầu, họ cũng đã đóng được
những con tàu buồm đáy nhọn, thành cao, khả năng vượt đại dương, mỗi
tàu lại đều la bàn thước phương vị, điều đó đã tăng thêm sự quyết tâm
cho những thuỷ thủ dũng cảm.
- Điều kiện về vật chất
o Các nhà ớc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã trang cấp kinh phí cho các
chuyến thám hiểm dài ngày trên biển, xem đây 1 trong những nhiệm vụ
chính sách của nhà nước, nhằm phục vụ quyền lợi ( cũng cố sức mạnh của
những chuyên chế) cho giai cấp thống trị
o Các cuộc thám hiểm đã làm giàu cho các nước.
1.2 DIỄN TIẾN CƠ BẢN CỦA CÁC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ LỚN VÀ HỆ
QUẢ CỦA NÓ
Trước khi các cuộc phát kiến lớn về địa lý, đã xuất hiện những cuộc phát kiến
mang tính chất cục bộ nhờ thực hiện nhiều cuộc thám hiểm, tiêu biểu là các chuyến
đi trên Đại Tây Dương để tìm đường vòng quanh Châu Phi đến Ấn Độ của người
Bồ Đào Nha.
Từ 1416 trở đi đến năm 1487 nhà thám hiểm B.Dias đã đến mỏm cực Nam Châu
Phi, đã phất hiện mũi Bão Táp, sau đó được nhà vua đổi thành mũi Hảo Vọng ( Hy
lOMoARcPSD|44744371
Vọng). Những cuộc phát kiến cục bộ đó là cơ sở để đưa đưa các cuộc phát kiến lớn
về sau
1.2.1 Diễn tiến: những cuộc phát kiến lớn thế kỷ XV – XVI
Phát kiến của Vasco de Gama (1498): Men theo bờ biển Châu Phi đến
điểm cực Nam (mũi Hảo Vọng) vượt qua Ấn Độ Dương cập bến Ấn Độ vào
năm 1498. Những chuyến đi của người Bồ Đào Nha về phía đông đã đến
quần đảo Đông Nam Á đi vào biển đông, đến cảng Trung Hoa Nhật
Bản vào 1517- 1542.
Phát kiến của Christophe Colomb (1492):
Người Tây Ban Nha lại đi tìm Ấn Độ theo hướng Mặt trời lặn. Năm 1492, một
đoàn thám hiểm do C. Côlông ( C. Colombus) chỉ huy đã tới được quần đảo
miền trung Châu Mĩ, nhưng ông lại tưởng là đã tới được Ấn Độ. Ông gọi
những người thổ dân ở đây là Indians. Sau này, một nhà hàng hải người
Ý là Amerigo Vespucci mới phát hiện ra Ấn Độ của Côlông không phải là
Ấn Độ mà là một vùng đất hoàn toàn mới đối với người Châu Âu.
Amerigo đã viết một cuốn sách để chứng minh điều đó. Vùng đất mới đó
sau này mang tên America.
Cuộc hành trình vòng quanh thế giới của Magellan ( 1519 – 1522)
-Cuộc thám hiểm của Magellan chẳng những đến Châu Mỹ đi qua Thái Bình
Dương đê tới quần đảo vùng Đông Nam Á là Philippines. Tháng 4/1521, Magellan
chết trong 1 cuộc đụng độ với các bộ lạc bản xứ tại Philippines, Bác bốt được cử
làm chỉ huy đoàn tiếp tục hành trình vào Đông Nam Á vượt Aán Độ Dương vòng
lại Châu Phi vào lại Đại Tây Dương về Thái Bình Dương vào tháng 9/1522.
- Với cuộc hành trình này người ta có thể chứng minh 1 cách không chối cãi được
rằng đây là 1 quả cầu mà con người có thể đi vòng quanh được.
- Đánh giá công lao của Magellan: đã hoàn thành 1 cách triệt để những thành tựu
của các nhà hàng hải Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha trong hành trình tìm ra những con
đường biển đi sang Phương Đông. Đây là chuyến đi của ông 1 mức độ nhất định
đã tổng kết những phát hiện có tính chất cục bộ của các nhà thám hiểm trước đó.
1.2.2 Hệ quả
Đây một sự kiện cùng quan trọng ý nghĩa lịch sử to lớn đối với Châu Âu
thế giới. Nhiều biến động sâu sắc về kinh tế, chính trị, hội Châu Âu cũng
như các Châu Lục khác từ sau thế kỷ XVI đều diễn ra dưới tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp của các cuộc phát kiến lớn về địa lý này. Có thể khái quát như sau:
lOMoARcPSD|44744371
a.Mở rộng pham vị buôn bán trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển thương
nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp:
- Sự hình thành các tuyến đường thương mại nối liền 3 Châu Âu Phi – Á
tạo nên tam giác mậu dịch Đại Tây Dương giữa Châu Âu Châu Phi
Châu Mỹ. Thị trường thế giới hình thành với trung tâm thương mại thế giới
từ Địa Trung Hải sang Đại Tây Dương, nhiều hoạt động giao lưu giữa các
quốc gia khu vực được đẩy mạnh, nhiều công ty thương mại lớn được thành
lập, công ty Đông Ấn, Tây Ấn của Hà Lan, Anh, Pháp,..
- Bộ mặt kinh tế công thương nghiệp Tây Âu phát triển nhanh chóng xuất
hiện ngày càng nhiều các thành phố, trung tâm công nghiệp, thương nghiệp,
hải cảng, tiêu biểu Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Lan. Tính chất thương
nghiệp thay đổi theo sự mở rộng phạm vi buôn bán quốc tế.
- Kinh tế phát triển và thị trường mở rộng đã làm gia tăng số lượng và chủng
loại hàng hóa, đã đáp ứng nhu cầu buôn bán và trao đổi, tiêu biểu là thuốc
lá, ca cao, cà phê, chè,..
1. Tạo nên cuộc Cách mạng giá cả” với hiện tượng vàng chảy vào Châu
Âu ngày càng nhiều với lý do buôn bán, cướp bóc, làm cho giá cả tăng. Tiêu
biểu Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức. Đồng thời cũng nhân tố kích
thích quá trìnhch lũy nguyên thủy bản, thúc đẩy sự phát triển nhanh thủ
công nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp tạo tiền đề cho sự ra đời chủ nghĩa
tư bản.
2. Có những cống hiến quan trong cho sự phát triển của khoa học:
- Góp thêm những hiểu biết về kiến thức địa lý, kỷ luật, kinh nghiệm hàng hải
- Mở ra phạm vi rộng lớn cho sự phát triển nghiên cứu nhiều bộ môn khoa
học như: dân tộc học, ngôn ngữ học, sinh vật học, địa chất học, nhân chủng
học,…
- Những cuộc phát kiến địa cũng dẫn tới sự tiếp xúc, ảnh hưởng lẫn nhau
giữa các nền văn hoá, văn minh. Đặc biệt trên 2 lĩnh vực: Tôn giáo ngôn
ngữ: Đạo Đốc theo chân những người Châu Âu sang các thuộc địatrở
thành quốc tế giáo. Đồng thời Châu Âu cũng tiếp thu các đạo khác. Về ngôn
ngữ, tiếng Anh được truyền ra các thuộc địa thành tiếng quốc tế; tiếng
Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha được truyền chủ yếu sang Châu Phi,
Châu Mỹ và nó đã trở thành ngữ hệ La-tinh
- Ngoài ra còn một số lĩnh vực khác như giáo dục, khoa học công nghệ cũng tràn
vào các thuộc địa do người Châu Âu phải xây dựng các nhà máy, nghiệp
các thuộc địa, đồng thời mở trường dạy học nghề... Về nghệ thuật cũng được du
nhập đan xen, nhưng chiều ảnh hưởng chủ yếu là từ Châu Âu sang.
lOMoARcPSD|44744371
3. Hậu quả:để lại cho một phần nhân loại, thậm chí nhiều thế hệ sau không
ngừng khắc phục như làm nảy sinh việc buôn bán lệ da đen chế độ
thực dân tàn bạo mở đầu là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha được xem như là một
vết nhơ trong lịch sử nhân loại.
Câu 6: Bối cảnh và quá trình hình thành các quốc gia mới ở Tây Âu trung
đại 1. Bối cảnh thành lập các quốc gia mới ở Tây Âu
- Trong những thế kỉ III, IV, đế quốc Tây bộ Rôma đã rơi vào tình trạng khủng
hoảng, đặc biệt từ cuối thế kỉ IV, đầu thế kỉ V, chế độ chiếm nô ở Tây bộ Rôma
đã khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các lĩnh vực.
+ Về kinh tế: Sự tan rã của nền kinh tế đại điền trang
+ Về chính trị: đây là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt trong nội bộ giai cấp
thống trị chủ nô.
+ Xã hội: là thời kỳ diễn ra những cuộc cách mạng của nô lệ và dân nghèo
- Người Gecmanh vốn là những tộc người sống ở phía Bắc và Đông Bắc của đế
quốc Rôma cổ đại từ nhiều thế kỉ trước. Họ là những chủng tộc lớn thuộc chủng
Ấn- Âu. Ngay từ thế kỉ II- III, họ đã thiên di vào lãnh thổ đế quốc Rôma. Họ
những bộ tộc đang ở giai đoạn cuối cùng của chế độ xã hội nguyên thủy.
Cuối thế kỉ IV, đầu thế kỉ V, nhân sự suy yếu của đế quốc Rôma, người Gecmanh
đã tràn vào một cách ồ ạt, chiếm đất của người Rôma và lập nên những vương
quốc riêng của họ như vương quốc Tây Gôt (thành lập trên lãnh thổ miền nam xứ
Gôlơ, lãnh thổ Tây Ban Nha), Vương quốc Văngđan (bao gồm Bắc Phi, các đảo
phía tây Địa Trung Hải), vương quốc Buôcgôngđơ (gồm miền đông nam xứ
Gôlơ), vương quốc Ănglôxăcxông (gồm bán đảo Britani), vương quốc Đông Gôt
(bán đảo Italia), vương quốc Phrăng (Đông Bắc xứ Gôlơ).
Trong số các vương quốc do người Gecmanh thành lập, chỉ có vương quốc
Phrăng tồn tại lâu dài nhất và đồng thời là quốc gia có vai trò quan trọng nhất ở
Tây Âu trong thời sơ kì trung đại.
2. Quá trình thành lập các quốc gia mới ở Tây Âu
Địa bàn đầu tiên của vương quốc Phrăng chỉ là miền Bắc nước Pháp ngày nay.
Nhưng các Vua ở vương quốc Phrăng đã không ngừng gây chiến tranh để mở
rộng đất đai. Đặc biệt đến thời Saclơmanhơ, bằng 50 cuộc chiến tranh, ông đã
biến vương quốc Phrăng thành một đế quốc có cương giới rộng lớn từ bờ Đại Tây
Dương ở phía Tây đến bờ sông Enbơ và sông Đanuýp ởphía Đông và từ Nam Ý ở
lOMoARcPSD|44744371
phía Nam đến Bắc Hải và bờ biển Ban Tích ở phía Bắc. Thế là, lãnh thổ của
đế quốc Saclơmanhơ tương đương với lãnh thổ của đế quốc Tây La Mã trước
kia. Chính vì vậy, vào ngày lễ Nôen năm 800, tại nhà thờ Xanh Pie ở La Mã,
Sáclơmanhơ được Giáo hoàng cử hành lễ tấn phong làm Hoàng đế La Mã.
Năm 814, Sáclơmanhơ chết, nội bộ vương quốc Phrăng bắt đầu lục đục. Năm
840, ngay sau khi con của Sáclơmanhơ là Luy Mộ đạo chết, ba người con của ông
là Lôte, Luy xứ Giécmanh và Sáclơ Hói đã gây nội chiến để tranh giành ngôi
hoàng đế. Kếtquả, đến năm 843, ba anh em phải kí với nhau hòa ước Vécđoong.
Theo hòa ước này, lãnh thổ của Phrăng được chia thành ba phần: người anh cả,
Lôte, được phần giữa bao gồm vùng tả ngạn sông Ranh và miền Bắc bán đảo Ý;
người con thứ hai là Luy xứ Giécmanh được phần đất phía Đông sông Ranh;
người em út là Sáclơ Hói được phần đất phía Tây của đế quốc. Như vậy, hòa ước
Vécđoong là sự kiện quan trọng đánh dấu đế quốc Sáclơmanhơ hoàn toàn tan rã,
đồng thời là cái mốc lịch sử đánh dấu sự thành lập ba nước lớn ở Tây Âu là Pháp,
Đức và Ý. Ở Anh, từ thế kỉ V, đã thành lập nhiều tiểu quốc. Đến đầu thế kỉ IX,
Ecbe đã thống nhất được các nước nhỏ và thành lập vương quốc Anh.
Tây Ban Nha, từ năm 419 đã thành lập vương quốc Tây Gốt. Năm 711 Tây
Gốt bị diệt vong do sự tấn công của người Arập. Người Tây Gốt phải lùi lên phía
Bắc lập thành một số nước nhỏ. Đến thế kỉ XI, trong phong trào đấu tranh chống
người Arập để khôi phục đất đai, ở Tây Ban Nha đã xuất hiện bốn quốc gia là
Caxtila, Aragôn, Nava và Bồ Đào Nha, trong đó quan trọng nhất là Caxtila và
Aragôn.
Năm 1469, hoàng tử Aragôn là Phécđinăng kết hôn với công chúa Caxtila
Ixabela. Năm 1474, Ixabela lên làm vua Caxtila, năm 1479, Phécđinăng cũng lên
ngôi ở Aragôn, do đó hai nước chính thức hợp nhất thành nước Tây Ban Nha.
Năm 1512 Vương quốc Nava cũng sáp nhập vào Tây Ban Nha, còn Bồ Đào Nha
vẫn là một nước độc lập.
| 1/14

Preview text:

lOMoARcPSD|44744371 lOMoARcPSD|44744371
Câu 1: Vai trò của các dòng sông trong việc hình thành các nền văn minh.
Một đặc điểm mà chúng ta dễ dàng nhận thấy đối với nền văn minh phương Đông
thời cổ đại, như văn minh Ai Cập, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Quốc, văn
minh Lưỡng Hà… tất cả đều hình thành trên lưu vực các con sông lớn.
+ Ai cập - Sông Nil : 6700 km dài nhất thế giới, chảy từ nam sang bắc đổ ra biển địa trung hải
Văn minh Ai Cập gắn liền với cư dân sống ở hai bên bờ sông Nil. Sông Nil hay
được Việt hóa thành sông Nin, là dòng sông thuộc châu Phi, một con sông dài
nhất thế giới, với chiều dài 6.650 km và đổ nước vào Địa Trung Hải, nhưng phần
chảy qua Ai Cập chỉ dài 700km. Miền đất đai do sống Nil bồi đắp chỉ rộng 15-25
km, phía Bắc có nơi rộng 50 km vì ở đây sông Nil chia thành nhiều nhánh trước
khi đổ ra biển. Đây là dòng sông có ảnh hưởng nhất ở châu Phi, gắn liền với sự
hình thành, phát triển và lụi tàn của nhiều vương quốc cổ đại, góp phần tạo dựng
nên nền Văn minh sông Nin.
Sông Nile là một trong những con sông lớn nhất thế giới (6.700km), phần chảy qua
Ai Cập là 700km. Sông Nile có nguồn nước giàu phù sa, bồi đắp nên những vùng
đất màu mỡ... Lưu vực sông còn có một quần thể thực vật phong phú, đặc biệt là
cây Papyrut. Sông Nile còn cung cấp một lượng thủy sản phong phú và là huyết
mạch giao thông quan trọng. Vì vậy có thể coi Ai Cập chính là “tặng vật của sông Nile”...
+Lưỡng Hà – Sông Tigric Sông Euphrates (Thiên niên kỷ III TCN)
Giống như văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà cũng được hình thành gắn liền
với hai con sông Euphrates ở phía Đông và Tigris ở phía Tây. Lưỡng Hà nằm
trên lưu vực hai con sông: sông Tigrơ và Ơphơrat, phía Bắc của Lưỡng Hà ngăn
cách với các bộ lạc người phương Bắc, bởi đường biên giới tự nhiên là dãy núi
Acmênia, phía Tây là sa mạc Xiri, phía Đông giáp Ba Tư và phía Nam là vịnh Ba Tư.
- Lưỡng Hà là một đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu. Sông Tigrơ và Ơphơrat hàng
năm trữ nước tưới mát cho dải đất mênh mông này… Do điều kiện tự nhiên thuận
lợi, nông nghiệp phát triển, cư dân biết dùng bò để cày ruộng, làm đồ gốm bằng
bàn xoay, làm hệ thống thủy nông tưới nước cho đồng ruộng. Những cây trồng
chính là nho, ô liu, đại mạch và nhiều loại hoa quả khác. Do vị trí địa lý thuận lợi,
kinh tế thương nghiệp là một nét đặc trưng trong sự phát triển của nền kinh tế ở Lưỡng Hà. lOMoARcPSD|44744371
+ Ấn Độ - Sông An (Indus): Văn hóa Harappa hay còn gọi là văn minh sống
Ấn Sông Hằng (Gange): Văn minh sông Hằng (Thiên nhiên kỳ II TCN)
Văn minh Ấn cổ hình thành ở lưu vực 2 sông: sông Hằng và sông Ấn, 2 con sông
rộng lớn tạo nên những vùng đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho phát triển kinh tế
nông nghiệp. Đặc biệt sông Hằng là con sông linh thiêng đối với cư dân Ấn Độ
cổ. Sông Hằng, con sông quan trọng nhất của tiểu lục địa Ấn Độ. Sông Hằng dài
2510km bắt nguồn từ dãy Hymalaya của Bắc Trung Bộ Ấn Độ, chảy theo hướng
Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào Vịnh Bengal. Sông Hằng có lưu vực rộng
907.000 km2, một trong những khu vực phì nhiều và có mật độ dân cao nhất thế
giới. Sông Hằng được tạo thành bởi hai con sông đầu nguồn là sông Bhagirathi và
sông Alaknanda ở dãy núi Himalaya của bang Uttaranchal thuộc Ấn Độ. Ở phần
phía Tây của đồng bằng sông Hằng, con sông này cung cấp nước tưới và một hệt
thống kênh rạch chằng chịt với các kênh huyết mạch chính là Kênh Thượng lưu
sông Hằng và Kênh Hạ lưu sông Hằng. Các loại lương thực và hoa màu trồng trọt
và thu hoạch ở khu vực này có: lúa, mía đường, đậu lăng, hạt có dầu, khoai tây và
lúa mỳ. Do sông Hằng được cấp nước từ các đỉnh núi phủ băng tuyết, lượng nước
của nó vẫn giữ mức cao quanh năm và dòng sông vẫn được sử dụng làm thủy lợi
thậm chí vào mùa khô và nóng từ tháng 4 đến tháng 6. Vào mùa mưa mùa Hè,
lượng mưa lớn có thể gây lũ lụt hoành hành, đặc biệt là vùng đồng bằng châu thổ.
Sông Ấn Độ gọi tắt là Sông Ấn (Sindh darya) là một con sông chính của Pakistan.
Trước khi diễn ra sự chia cắt Ấn Độ thành các quốc gia ngày nay là Ấn Độ và
Pakistan năm 1947 thì sông Ấn là con sông lớn thứ hai sau sông Hằng khi xét về
khía cạnh tầm quan trọng văn hóa và thương mại của khu vực, và nó là nguồn gốc
của tên gọi của Ấn Độ. Con sông này bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy từ dãy núi
Himalaya theo hướng đông bắc-tây nam qua Kashmir, và sau đó chảy theo hướng
nam gần như theo toàn bộ đường chiều dài biên giới của Pakistan với Ấn Độ
nhưng sâu trong lãnh thổ của Pakistan. Chiều dài của sông này được tính toán theo
các nguồn khác nhau dao động từ 2.900 đến 3.200 km. Nền văn minh lưu vực sông
Ấn có một số điểm định cư dân kiểu đô thị sớm nhất thế giới.
+ Trung hoa – Sông Hoàng : Nơi đầu tiên của văn minh trung hoa Sông Trường Giang (Dương Tử)
Nếu như văn minh Ấn Độ gắn liền với sông Ấn và sông Hằng thì văn minh Trung
Quốc đã được hình thành trên lưu vực sông Trường Giang và sông Hoàng Hà.
Trung Quốc có hàng ngàn con sông lớn nhỏ, nhưng có hai con sông quan trọng
nhất là sông Hoàng Hà và sông Trường Giang (hay sông Dương Tử). Hai con sông lOMoARcPSD|44744371
này đều chảy theo hướng tây-đông và hàng năm đem phù sa về bồi đắp cho những
cánh đồng ở phía đông Trung Quốc. các dòng sông đóng một vai trò quan trọng
trong sự hình văn minh Trung Hoa cổ đại. Hai con sông này đều chảy theo hướng
Tây – Đông, hằng năm đem phù sa bồi đắp cho những đồng bằng rộng lớn ở phía Đông Trung Quốc.
Sông Trường Giang là đầu mối giao thông quan trọng của Trung Quốc. Nó nối
liền Trung Hoa lục địa với bờ biển. Việc vận chuyển trên sông rất đa dạng từ vận
chuyển than, hàng hóa tiêu dùng và hành khách. Các chuyến tàu thủy trên sông
trong vài ngày sẽ đưa ta qua các khu vực có phong cảnh đẹp như khu vực Tam
Hiệp ngày càng trở nên phổ thông hơn làm cho du lịch Trung Quốc phát triển.
Hoàng Hà và Trường Giang từ xưa thường gây ra nhiều lũ lụt, nhưng qua đó đã
bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông
nghiệp khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ. Chính vì vậy, nơi đây đã trở
thành cái nôi của nền văn minh Trung Quốc…
Ngoài ra, nền Văn minh sông Hồng của Việt Nam ở thời cổ đại cũng được
hình thành trên lưu vực các con sông như: sông Hồng, sông Mã.
+ Các con sông có vai trò hết sức quan trọng đối với các nền văn minh cổ đại, nó
ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, chính trị, văn hóa, phong tục, tập quán,
thiết chế nhà nước. Chính nhờ sự bồi đắp của những dòng sông lớn này nên đất đai
ở những nơi này trở nên màu mỡ, nông nghiệp có điều kiện phát triển trong hoàn
cảnh nông cụ đang còn thô sơ, dẫn đến sự xuất hiện sớm của nhà nước, do đó, cư
dân ở đây sớm bước vào xã hội văn minh và hơn thế nữa sáng tạo nên những văn
minh vô cùng rực rỡ. Do các con sông lớn được tôn trọng, các thần sông luôn được tôn sùng
• Đem lại sự màu mỡ cho đất đai
• Là nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu
• Tạo ra đường giao thông thuận lợi
• Cung cấp một lượng thủy sản phong phú, dồi dào
Như vậy, những trung tâm văn minh lớn của phương Đông cổ đại, mặc dù thời
gian xuất hiện có khác nhau nhưng cùng có chung đặc điểm vô cùng quan trọng,
đó là hình thành trên lưu vực các con sông lớn.
Câu 2: Sự hình thành của nền văn minh Ả rập lOMoARcPSD|44744371
2.1. Quá trình hình thành nhà nước Ảrập
* Hoàn cảnh lịch sử: (Yêu cầu lịch sử đặt ra cho bán đảo Ảrập vào thế kỷ VII)
- Tình hình thế giới: Vào thế kỷ VII, hầu hết các quốc gia trên thế giới đang trong
giai đoạn xác lập, củng cố chế độ phong kiến (Tây Âu: chế độ phong kiến xác lập từ
thế kỷ V đến thế kỷ IX, củng cố từ thế kỷ IX đến thế kỷ XI; Trung Quốc thế kỷ VII
đang trong thời kỳ thịnh vượng của chế độ phong kiến dưới thời Đường…).
Trong khi đó, Ả Rậpđang trong giai đoạn tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc. Trong
hoàn cảnh ấy, Ả Rậpkhông thể có những bước đi tuần tự tuân theo quy luật hình
thái kinh tế xã hội → buộc Ả Rậpphải bỏ qua chế độ chiếm nô, chuyển thẳng lên chế độ phong kiến. - Tình hình bán đảo:
+ Đến thế kỷ VII, con đường buôn bán giữa phương Đông với phương Tây chuyển
sang khu vực vịnh Ba Tư thuộc quyền kiểm soát của đế quốc Ba Tư. Việc mất
quyền kiểm soát đối với con đường buôn bán này đã gây thiệt hại nặng nề cho nền
kinh tế bán đảo Ảrập, các thành phố lớn trở nên tiêu điều, hoang tàn, không còn
tấp nập như trước. Các thương nhân quý tộc Ả Rậpchuyển sang cho vay lấy lãi,
bóc lột lao động của dân nghèo. Mâu thuẫn trong nội bộ thị tộc, bộ lạc gay gắt hơn.
+ Ở bên ngoài, đế quốc Ả Rập có nguy cơ bị xâm lấn bởi đế quốc Ba Tư ở phía
Đông, Bidăngtium ở phía Tây.
=> Hoàn cảnh lịch sử đặt ra một yêu cầu: cần có một chính quyền tập trung vững
mạnh chấm dứt các cuộc xung đột chiến tranh giữa các bộ lạc, thống nhất các bộ
lạc, duy trì quyền thống trị của quý tộc, thương nhân, khôi phục lại con đường
buôn bán Đông Tây, đẩy lùi các nguy cơ bị xâm lược, nếu có điều kiện thì mở
rộng chiến tranh xâm lược sang các vùng lân cận. Tín ngưỡng đa thần là một trở
ngại lớn nhất cho sự thống nhất các bộ lạc.
→ Chính trong hoàn cảnh và yêu cầu đó, đạo Islam đã ra đời và trở thành một vũ
khí tư tưởng thích hợp cho sự thống nhất bán đảo Ả rập. Quá trình hình thành nhà
nước Ả Rậpgắn liền với quá trình hình thành, truyền bá đạo Islam và sự nghiệp của Môhamét.
* Quá trình thống nhất bán đảo Ả rập
Môhamét suy nghĩ, muốn thống nhất toàn bộ bán đảo Arập thì phải có một hệ tư
tưởng thống nhất, từ đó ông đã đề xướng ra đạo Hồi (Islam). lOMoARcPSD|44744371
Xuất thân từ một cậu bé chăn cừu cực khổ, chuyên đi theo những đoàn lái buôn
xuyên qua các sa mạc khắp vùng Tây Á, Môhamét đã học được nhiều điều.
Năm 610, Môhamét bắt đầu truyền bá đạo Islam ở Mécca, nhưng bị quý tộc phản
đối kịch liệt. Năm 622, Môhamét cùng tín đồ của mình phải chạy lên thành phố
Yatơríp ở phía Bắc (cách Mécca 400 km). Năm 622 được coi là năm thứ nhất của
kỷ nguyên Hồi giáo. Môhamét tự xưng là tiên tri, nên từ đó thành phố Yatơríp
đổi tên thành Mêđina nghĩa là “thành phố của Tiên tri”
Năm 622 ông bỏ chạy từ Mecca lên phía bắc tới Yathrib, cách Mecca 400km.
Thành phố Yathrib sau này được đổi tên là Medina, có nghĩa là thành phố của nhà Tiên tri.
Từ năm 622 đến năm 630 Môhamét xây dựng lực lượng. Đến năm 630 ông kéo 10
000 tay gươm về vây thành Mecca. Liệu sức chống không nổi, giới quí tộc Mecca
mở cửa xin hàng và chấp thuận tin theo đạo Hồi. Môhamet phế bỏ tất cả các biểu
tượng của tôn giáo đa thần trước kia, chỉ giữ lại tảng đá đen trong ngôi đền Kaaba
và ông giải thích đó là biểu tượng của thánh Ala. Mécca trở thành thánh địa chủ
yếu của Hồi giáo, đền Caaba trở thành thánh thất.
Đầu năm 632, đại hội Hồi giáo đầu tiên đã diễn ra ở Mecca. Tháng 6/632 Môhamet
qua đời và được an táng tại Medina.
Sau khi Môhamet qua đời, những người kế tục Môhamet (gọi là Khalif ) tìm mọi
cách mở rộng lãnh thổ chịu ảnh hưởng của đạo Hồi. Từ thế kỉ VII tới cuối thế kỉ
VIII, Arập từ một quốc gia đã phát triển thành một đế quốc bao trùm toàn bộ vùng
đất từ lưu vực sông Ấn qua Tây Á, Bắc Phi, tới bờ Đại Tây Dương.
Nhưng từ giữa thế kỉ VIII, đế chế Arập đã bị chia rẽ thành nhiều dòng quí tộc, sự
thống nhất không còn như trước. Năm 1258, quân Mông Cổ đánh chiếm Batđa
(Bagdad), kinh đô của đế quốc Arập lúc đó. Đế quốc Arập bị diệt vong.
Câu 3: Thành tựu luật pháp của văn minh Lưỡng Hà cổ đại
Lưỡng Hà là khu vực có những bộ luật sớm nhất. Từ thời vương triều III của thành
bang Ua (thế kỷ XXII-XXI TCN), ở Lưỡng Hà đã ban hành bộ luật cổ nhất thế
giới nhưng ngày nay chỉ còn lại được một số đoạn. Những đoạn ấy nói đến các vấn
đề kế thừa tài sản, nuôi con nuôi, địa tô, bảo vệ vườn quả. Trách nhiệm của người
chăn nuôi đối với súc vật, sự trừng phạt đối với nô lệ bướng bỉnh và nô lệ chạy trốn.
Vào khoảng thế kỷ XX TCN, nước Etnuna ở Đông Bắc Babilon cũng ban
hành một bộ luật. Bộ luật này viết trên hai tấm đất sét, được phát hiện ở Irắc, nay lOMoARcPSD|44744371
nguyên bản trưng bày ở viện bảo tàng Bátđa. Nội dung bộ luật đề cập đến các
vấn đề như hệ thống đo lường giá cả, quan hệ nô lệ, việc vay nợ lãi…
Bộ luật quan trọng nhất ở Lưỡng Hà cổ đại là luật Hammurabi. Bộ luật này
khắc trên một bia đá, đội khảo cổ học Pháp phát hiện được ở Xuda (phía Đông
Lưỡng Hà), nay trưng bày ở viện bảo tàng Luvrơ (Pháp). Đây là bộ luật cổ
sớm nhất hầu như còn nguyên vẹn mà ngày nay đã phát hiện được.
Hamurabi là bộ luật quan trọng nhất của Lưỡng Hà cổ đại được khắc trên một tấm
bia đá gồm 282 điều luật đề cập đến tội dân sự, hình sự, quyền lợi, nhiệm vụ của
binh lính, chế độ ruộng đất, tô thuế, nô lệ,…
Luật Hammurabi là bộ luật tiêu biểu nhất của Lưỡng Hà cổ đại. Bộ luật được
các nhà khảo cổ Pháp phát hiện ở Susa (Đông Babylon) vào năm 1901. Luật
Hammurabi gồm 282 điều, được khắc trên cột đá bazan cao 2,25 m, đường kính
đáy 2 m. Bộ luật được các nhà soạn luật soạn vào thế kỷ XVIII TCN, tuy nhiên
chưa phân định rõ ràng giới giữa hình luật, dân luật, luật tố tụng hay hôn nhân gia đình.
Về nguồn gốc, bộ luật là sự kết tinh các quy định do vua Hammurabi và Tòa
án cấp cao để lại. Đồng thời, luật có sự kế thừa các bộ luật của người Sumer; luật
Lipitistar của Nippur và luật Eshnunna (thế kỷ XX TCN). Bộ luật thể hiệ tư tưởng
chính trị của Vua muốn thông qua luật pháp để hạn chế, xoa dịu mâu thuẫn xã hội
ở Babylon, củng cố và phát triển kinh tế - xã hội thông qua mua bán nhà cửa,
ruộng vườn, gia súc, vay mượn… phát triển đa dạng
+Chế định hợp đồng, vay mượn: luật quy định muốn thực hiện hợp đồng phải
có 3 điều kiện: (1) tài sản chưa lưu thông; (2) người bán là chủ sở hữu; (3) việc ký
kết hợp đồng có sự làm chứng của một số người. Về hợp đồng mua bán, luật quy
định: người bán nếu bị người làm chứng tổ cáo là mình bán đồ của người khác sẽ
bị tử hình; chủ đồ vật không chứng minh cho người làm chứng biết đồ bị mất là
của mình cũng bị tử hình (tội vu khống, điều 9; 11)
+Chế độ lĩnh canh ruộng đất. Luật quy định mức tô thường là 1/3 đến ½ sản
phẩm; mức tô vườn cây ăn quả chiếm 2/3 sản phẩm (điều 41). Có thiên tai xảy ra,
người lĩnh canh chịu thiệt hại nhiều nhất: trả trước không vì thế được bồi hoàn
(điều 45; 46); không trả đúng hạn thì phải trả lại cả nợ lẫn lãi suất (điều 48). Mức
lãi suất khá cao: 20% nếu là vay tiền, 33,3% nếu là vay lương thực. Luật cho phép
chủ nợ bảo lãnh bằng bất động sản của con nợ và gia đình con nợ. lOMoARcPSD|44744371
+Hôn nhân – gia đình. Luật quy định người chồng là chủ trong gia đình, có
toàn quyền kinh tế - xã hội, bán vợ đợ con cho người khác dưới hình thức con nuôi
(điều 185; 188). Vợ vô sinh thì chồng được ly hôn, vợ có thể lấy lẽ và ở lại nhà
chồng. Quyền ly hôn của phụ nữ bị hạn chế. Phụ nữ được ly hôn nếu chồng ngoại
tình, bỏ nhà ra đi, vu cáo vợ ngoại tình.
+Thừa kế tài sản. Luật quy định 2 hình thức thừa kế: theo luật và di chúc. Khi
người quá cố để lại tài sản mà không di chúc thì tài sản thuộc về người thừa kế.
Thừa kế theo di chúc có xuất hiện nhưng rất hạn chế. Luật quy định thêm nếu con
trai không mắc tội nặng thì cha được thừa kế tài sản của con. Con trai – con gái
thừa kế ngang nhau, con nô tì cũng được thừa kế nếu người cha nhận làm con mình.
+Hình luật trong luật Hammurabi khắc nghiệt. Hầu hết các quy định về hình
sự đều cho phép áp dụng hình thức “báo thù”, “trả nợ máu”, mức hình phạt luôn
tương xứng với mức tội ác: giết người thì xử tội chết, làm chết con người khác thì
con của phạm nhân cũng phải chết, nếu bị vu cáo giết người thì phải tự tử…. Khi
xã hội phân giai cấp thì hình luật thay đổi. Người Mushkenu tát một người
Mushkenu khác bị phạt 84 g bạc. Luật cũng quy định phạt vạ: cả công xã phải trả
phạt cho người bị cướp tài sản nếu không tìm ra thủ phạm, người bị hại chết thì
công xã nộp phạt thêm. Những loại tội phạm đặt biệt nghiêm trọng như giết người,
cướp của (30 loại theo luật Hammurabi) sẽ bị xử tử. Hình thức xử tử khắc nghiệt:
đốt trên giàn lửa, đóng cọc, dìm xuống nước…
+Phân biệt đẳng cấp. Luật quy định, kẻ nào giúp đỡ nô lệ chạy trốn hay xâm
phạm tài sản riêng bị phạt. Kẻ nào ăn cắp gia súc hay thuyền bè bị phạt nặng từ 10
– 30 lần so với giá trị tài sản đó, nếu kẻ đó không thể bồi hoàn thì bị giết. Quản lý
làm thất thoát tài sản của gia chủ thì bị phanh thây bằng bò kéo.
+Luật tố tụng thời Hammrabi chưa có hình thức cụ thể. Việc xét xử được thực
hiện công khai lúc bị hại khởi tố. Các chứng cứ, bằng chứng là điều kiện xác nhận
kẻ đúng và người sai. Đối với các vụ việc nghiêm trọng thì các bên buộc phải
tuyên thệ trước thần linh. Các quan tòa không được thay đổi án quyết, nếu thay đổi
sẽ bị cách chức. Luật này kế thừa luật thành Ur về hình thức thử tội. Điều 2 Bộ luật
Hammurabi qui định: “Nếu một người kiện một người khác, bị đơn sẽ phải đi đến
một dòng sông và nhảy xuống, nếu anh ta chìm, bị dòng nước cuốn đi, nguyên đơn
sẽ được sở hữu nhà của bị đơn. Nhưng ngược lại, nếu anh ta không bị chết chìm,
tức là anh ta còn sống sót, thì anh ta được coi là vô tội, nguyên đơn sẽ bị giết chết,
và bị đơn sẽ sở hữu nhà của nguyên đơn
”. lOMoARcPSD|44744371
Bộ luật Hammurabi là Bộ luật thành văn cổ nhất trên thế giới, là một trong
những thành tựu có giá trị bậc nhất của lịch sử văn minh cổ đại. Giá trị của Bộ luật
này cho đến nay vẫn tiếp tục được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu, khai
thác và kế thừa. Bộ luật đã xây dựng rất công phu, điều chỉnh và phản ánh một
cách sinh động các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của vương quốc
Babilon. Bộ luật không chỉ có giá trị về nghiên cứu pháp lý mà còn là nguồn cứ
liệu lịch sử phong phú, quí giá để nghịên cứu nền văn hoá Babilon – Lưỡng Hà cổ đại.
Vượt ra khỏi hạn chế về tính giai cấp, có thể thấy chứa đựng trong nhiều qui
phạm của Bộ luật dù ở dạng thức sơ khai nhất, cổ xưa nhất vẫn hằng chứa đậm nét
những giá trị tiến bộ, nhân văn, đặc biệt là về kĩ thuật lập pháp trong các qui định
từ hôn nhân gia đình đến thừa kế, và qui định về hợp đồng. Gấp Bộ luật lại, nhìn
vào cuộc sống và suy ngẫm ta thấy không khỏi ngạc nhiên và trân trọng những giá
trị lịch sử pháp lý của Bộ luật, những qui định ra đời cách đây gần 4000 năm vẫn
chứa đựng nhiều giá trị đương đại đáng kế thừa, và phát triển.
Câu 4: Sự tương đồng về điều kiện hình thành của văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại
- Là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, đường biên giới có 3 mặt tiếp giáp
biển. Chính vì thế, địa hình ở đây gọi là địa hình mở (khác với Phương Đông là địa
hình khép kín), có điều kiện giao lưu mạnh mẽ với các nề văn minh Phương Đông,
đặc biệt là với Ai Cập và Lưỡng Hà. Do đó, người ta còn gọi đây là văn minh mở
hay văn minh biển (phân biệt với văn minh khép kín, văn minh sông nước ở Phương Đông cổ đại).
- Điều kiện đất đai không thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực. Phần
lớn là loại đất cứng, khô, do vậy chỉ đến khi đồ sắt xuất hiện thì khối cư dân ở đây
mới có điều kiện phát triển, nhà nước mới xuất hiện.
- Nằm trong khu vực khí hậu ôn đới Địa Trung Hải - loại hình khí hậu được xem là
lý tưởng đối với cuộc sống của con người, hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hóa
ngoài trời. Với loại hình khí hậu này, cảnh vật trở nên thơ mộng, sáng sủa và màu
sắc được định hình rõ nét hơn.
- Có đường biên giới biển dài, khúc khuỷu, hình răng cưa, biển Địa Trung Hải thì
hiền hòa, thuận lợi cho việc đi lại, trú ngụ của tàu thuyền và hình thành các hải
cảng tự nhiên, đặc biệt là các hoạt động đánh bắt hải sản và mậu dịch hàng hải. Hy
lạp gồm bán đảo Ban căng và vô số đảo trên biển Ê giê, ven biển Tiểu Á, ba mặt
giáp biển, nhiều nơi ăn sâu vào đất liền tạo thành răng cưa rất thuận lợi để xây lOMoARcPSD|44744371
dựng các cảng cho tàu bè tránh bão, ăn hàng. Bán đảo Ý dài va hẹp với các đảo
Cooc , Xác đê nha, Xi xin…lãnh thổ lớn hơn, bờ biển bằng phẳng lại rất thuận lợi cho các chợ ven biển.
Tóm lại hai bán đảo có bờ biển rất thuận lợi cho việc phát triển mậu dịch hàng hải,
đồng thời thuận lợi cho việc giao lưu tiếp xúc với các nền văn minh trong khu vực
- Có một diện tích đảo khá lớn nằm rải rác trên Địa Trung Hải, đặc biệt là Hy Lạp,
nơi ra đời và tồn tại nhiều thành thị và trung tâm thuơng mại từ rất sớm.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú: tài nguyên rừng đa dạng cùng
nhiều khoáng sản quý như đồng, chì, sắt, vàng, đá quý, đất sét (Hy Lạp)…
- Cả Hy lạp và La mã đều không có những con sông dài và rộng do đó tuy có
nhiều đồng bằng nhưng không thuận lợi cho việc trồng lúa mà thuận lợi cho việc
trồng các loại cây công nghiệp như nho và ô lưu, hoặc chăn nuôi đại gia súc…nền
nông nghiệp sớm phát triển trong quỹ đạo hàng hóa.
- Địa hình hai bán đảo bị chia cắt bởi các dãy núi và cao nguyên, lại có nhiều
tài nguyên và khoáng sản, nên nền kinh tế công thương nghiệp là chủ yếu.
Như vậy điều kiện tự nhiên ở hai bán đảo cho phép phát triển một nền kinh
tế CTN, nông nghiệp trong quỹ đạo hàng hóa.
Câu 5: Tìm hiểu về những phát kiến địa lý và vai trò của chúng
1.1 NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA NHỮNG PHÁT KIẾN LỚN VỀ
ĐỊA LÝ CỦATHẾ KỈ XV 1.1.1 Nguyên nhân
Có 2 nguyên nhân cơ bản thúc đẩy các nhà thám hiểm Tây Âu tìm đường sang Phương Đông:
-Thế kỉ XV, kinh tế hàng hoá ở Tây Âu đã khá phát triển, nhu cầu về thị trường
tăng cao. Giai cấp tư sản Tây Âu muốn mở rộng thị trường sang phương Đông, mơ
ước tới những nguồn vàng bạc từ phương Đông.Tuy nhiên, nguy cơ bế tắc trong
quan hệ buôn bán giữa lúc Châu Âu đang có nhu cầu mở rộng buôn bán thì con
đường buôn bán giữa châu lục này với Châu Âu bị cản trở bởi người A Rập,
Apghanistan và Thổ Nhĩ Kỳ, họ chiếm giữ con đường sang Phương Đông quen
thuộc ngang qua Byzantin, Trung Cận Đông đặc biệt người Thổ Nhĩ Kỳ đã cướp
bóc bất cứ đoàn hành hương nào trên bộ hoặc trên biển của bất kỳ người nước nào lOMoARcPSD|44744371
mà họ bắt gặp, yêu cầu giải quyết mâu thuẫn trên đây dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý lớn
- Do sự khát khao vàng bạc, gia vị, hương liệu quý: hồ tiêu, quế, gừng, … của tầng
lớp quý tộc và thương nhân Châu Âu, đặc biệt ở Ấn Độ trong đó vàng chiếm 1 vị
trí quan trọng sử dụng để phát triển kinh tế làm giàu cho họ. 1.1.2 Điều kiện
Thế kỷ XV, XVI Tây Âu đã có đủ điều kiện cho việc thưc hiện các cuộc phát kiến địa lý lớn:
- Điều kiện về khoa học kỷ thuật
o Kỷ thuật hàng hải có bước tiến dài, cộng nghệ xác định vĩ đô, chỉ số hải lý,
thời gian biểu của thủy triều. Các nhà hàng hải đã đóng được nhiều loại tàu
chạy nhanh, nhẹ, chở được nhiều hàng hóa hơn như tàu Galion.
o Những hiểu biết về kiến thức địa lý được nâng cao, lúc đó người Tây Âu đã
có nhiều người tin vào giả thuyết Trái đất hình cầu, họ cũng đã đóng được
những con tàu buồm đáy nhọn, thành cao, có khả năng vượt đại dương, mỗi
tàu lại đều có la bàn và thước phương vị, điều đó đã tăng thêm sự quyết tâm
cho những thuỷ thủ dũng cảm.
- Điều kiện về vật chất
o Các nhà nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã trang cấp kinh phí cho các
chuyến thám hiểm dài ngày trên biển, xem đây là 1 trong những nhiệm vụ
chính sách của nhà nước, nhằm phục vụ quyền lợi ( cũng cố sức mạnh của
những chuyên chế) cho giai cấp thống trị
o Các cuộc thám hiểm đã làm giàu cho các nước.
1.2 DIỄN TIẾN CƠ BẢN CỦA CÁC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ LỚN VÀ HỆ QUẢ CỦA NÓ
Trước khi có các cuộc phát kiến lớn về địa lý, đã xuất hiện những cuộc phát kiến
mang tính chất cục bộ nhờ thực hiện nhiều cuộc thám hiểm, tiêu biểu là các chuyến
đi trên Đại Tây Dương để tìm đường vòng quanh Châu Phi đến Ấn Độ của người Bồ Đào Nha.
Từ 1416 trở đi đến năm 1487 nhà thám hiểm B.Dias đã đến mỏm cực Nam Châu
Phi, đã phất hiện mũi Bão Táp, sau đó được nhà vua đổi thành mũi Hảo Vọng ( Hy lOMoARcPSD|44744371
Vọng). Những cuộc phát kiến cục bộ đó là cơ sở để đưa đưa các cuộc phát kiến lớn về sau
1.2.1 Diễn tiến: những cuộc phát kiến lớn thế kỷ XV – XVI
Phát kiến của Vasco de Gama (1498): Men theo bờ biển Châu Phi đến
điểm cực Nam (mũi Hảo Vọng) vượt qua Ấn Độ Dương cập bến Ấn Độ vào
năm 1498. Những chuyến đi của người Bồ Đào Nha về phía đông đã đến
quần đảo Đông Nam Á và đi vào biển đông, đến cảng Trung Hoa và Nhật Bản vào 1517- 1542.
Phát kiến của Christophe Colomb (1492):
Người Tây Ban Nha lại đi tìm Ấn Độ theo hướng Mặt trời lặn. Năm 1492, một
đoàn thám hiểm do C. Côlông ( C. Colombus) chỉ huy đã tới được quần đảo
miền trung Châu Mĩ, nhưng ông lại tưởng là đã tới được Ấn Độ. Ông gọi
những người thổ dân ở đây là Indians. Sau này, một nhà hàng hải người
Ý là Amerigo Vespucci mới phát hiện ra Ấn Độ của Côlông không phải là
Ấn Độ mà là một vùng đất hoàn toàn mới đối với người Châu Âu.
Amerigo đã viết một cuốn sách để chứng minh điều đó. Vùng đất mới đó sau này mang tên America.
Cuộc hành trình vòng quanh thế giới của Magellan ( 1519 – 1522)
-Cuộc thám hiểm của Magellan chẳng những đến Châu Mỹ mà đi qua Thái Bình
Dương đê tới quần đảo vùng Đông Nam Á là Philippines. Tháng 4/1521, Magellan
chết trong 1 cuộc đụng độ với các bộ lạc bản xứ tại Philippines, Bác bốt được cử
làm chỉ huy đoàn tiếp tục hành trình vào Đông Nam Á vượt Aán Độ Dương vòng
lại Châu Phi vào lại Đại Tây Dương về Thái Bình Dương vào tháng 9/1522.
- Với cuộc hành trình này người ta có thể chứng minh 1 cách không chối cãi được
rằng đây là 1 quả cầu mà con người có thể đi vòng quanh được.
- Đánh giá công lao của Magellan: đã hoàn thành 1 cách triệt để những thành tựu
của các nhà hàng hải Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha trong hành trình tìm ra những con
đường biển đi sang Phương Đông. Đây là chuyến đi của ông ở 1 mức độ nhất định
đã tổng kết những phát hiện có tính chất cục bộ của các nhà thám hiểm trước đó. 1.2.2 Hệ quả
Đây là một sự kiện vô cùng quan trọng có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với Châu Âu
và thế giới. Nhiều biến động sâu sắc về kinh tế, chính trị, xã hội ở Châu Âu cũng
như ở các Châu Lục khác từ sau thế kỷ XVI đều diễn ra dưới tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp của các cuộc phát kiến lớn về địa lý này. Có thể khái quát như sau: lOMoARcPSD|44744371
a.Mở rộng pham vị buôn bán trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển thương
nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp:

- Sự hình thành các tuyến đường thương mại nối liền 3 Châu Âu – Phi – Á và
tạo nên tam giác mậu dịch Đại Tây Dương giữa Châu Âu – Châu Phi và
Châu Mỹ. Thị trường thế giới hình thành với trung tâm thương mại thế giới
từ Địa Trung Hải sang Đại Tây Dương, nhiều hoạt động giao lưu giữa các
quốc gia khu vực được đẩy mạnh, nhiều công ty thương mại lớn được thành
lập, công ty Đông Ấn, Tây Ấn của Hà Lan, Anh, Pháp,..
- Bộ mặt kinh tế công thương nghiệp ở Tây Âu phát triển nhanh chóng xuất
hiện ngày càng nhiều các thành phố, trung tâm công nghiệp, thương nghiệp,
hải cảng, tiêu biểu ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan. Tính chất thương
nghiệp thay đổi theo sự mở rộng phạm vi buôn bán quốc tế.
- Kinh tế phát triển và thị trường mở rộng đã làm gia tăng số lượng và chủng
loại hàng hóa, đã đáp ứng nhu cầu buôn bán và trao đổi, tiêu biểu là thuốc lá, ca cao, cà phê, chè,..
1. Tạo nên cuộc “ Cách mạng giá cả” với hiện tượng vàng chảy vào Châu
Âu ngày càng nhiều với lý do buôn bán, cướp bóc, làm cho giá cả tăng. Tiêu
biểu ở Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức. Đồng thời có cũng là nhân tố kích
thích quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản, thúc đẩy sự phát triển nhanh thủ
công nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp tạo tiền đề cho sự ra đời chủ nghĩa tư bản.
2. Có những cống hiến quan trong cho sự phát triển của khoa học:
- Góp thêm những hiểu biết về kiến thức địa lý, kỷ luật, kinh nghiệm hàng hải
- Mở ra phạm vi rộng lớn cho sự phát triển nghiên cứu nhiều bộ môn khoa
học như: dân tộc học, ngôn ngữ học, sinh vật học, địa chất học, nhân chủng học,…
- Những cuộc phát kiến địa lý cũng dẫn tới sự tiếp xúc, ảnh hưởng lẫn nhau
giữa các nền văn hoá, văn minh. Đặc biệt trên 2 lĩnh vực: Tôn giáo và ngôn
ngữ: Đạo Cơ Đốc theo chân những người Châu Âu sang các thuộc địa và trở
thành quốc tế giáo. Đồng thời Châu Âu cũng tiếp thu các đạo khác. Về ngôn
ngữ, tiếng Anh được truyền bá ra các thuộc địa thành tiếng quốc tế; tiếng
Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha được truyền bá chủ yếu sang Châu Phi,
Châu Mỹ và nó đã trở thành ngữ hệ La-tinh
- Ngoài ra còn một số lĩnh vực khác như giáo dục, khoa học công nghệ cũng tràn
vào các thuộc địa do người Châu Âu phải xây dựng các nhà máy, xí nghiệp ở
các thuộc địa, đồng thời mở trường dạy học nghề... Về nghệ thuật cũng được du
nhập đan xen, nhưng chiều ảnh hưởng chủ yếu là từ Châu Âu sang. lOMoARcPSD|44744371
3. Hậu quả:để lại cho một phần nhân loại, thậm chí nhiều thế hệ sau không
ngừng khắc phục như làm nảy sinh việc buôn bán nô lệ da đen và chế độ
thực dân tàn bạo mở đầu là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha được xem như là một
vết nhơ trong lịch sử nhân loại.
Câu 6: Bối cảnh và quá trình hình thành các quốc gia mới ở Tây Âu trung
đại 1. Bối cảnh thành lập các quốc gia mới ở Tây Âu
- Trong những thế kỉ III, IV, đế quốc Tây bộ Rôma đã rơi vào tình trạng khủng
hoảng, đặc biệt từ cuối thế kỉ IV, đầu thế kỉ V, chế độ chiếm nô ở Tây bộ Rôma
đã khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các lĩnh vực.
+ Về kinh tế: Sự tan rã của nền kinh tế đại điền trang
+ Về chính trị: đây là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt trong nội bộ giai cấp thống trị chủ nô.
+ Xã hội: là thời kỳ diễn ra những cuộc cách mạng của nô lệ và dân nghèo
- Người Gecmanh vốn là những tộc người sống ở phía Bắc và Đông Bắc của đế
quốc Rôma cổ đại từ nhiều thế kỉ trước. Họ là những chủng tộc lớn thuộc chủng
Ấn- Âu. Ngay từ thế kỉ II- III, họ đã thiên di vào lãnh thổ đế quốc Rôma. Họ là
những bộ tộc đang ở giai đoạn cuối cùng của chế độ xã hội nguyên thủy.
Cuối thế kỉ IV, đầu thế kỉ V, nhân sự suy yếu của đế quốc Rôma, người Gecmanh
đã tràn vào một cách ồ ạt, chiếm đất của người Rôma và lập nên những vương
quốc riêng của họ như vương quốc Tây Gôt (thành lập trên lãnh thổ miền nam xứ
Gôlơ, lãnh thổ Tây Ban Nha), Vương quốc Văngđan (bao gồm Bắc Phi, các đảo
phía tây Địa Trung Hải), vương quốc Buôcgôngđơ (gồm miền đông nam xứ
Gôlơ), vương quốc Ănglôxăcxông (gồm bán đảo Britani), vương quốc Đông Gôt
(bán đảo Italia), vương quốc Phrăng (Đông Bắc xứ Gôlơ).
Trong số các vương quốc do người Gecmanh thành lập, chỉ có vương quốc
Phrăng tồn tại lâu dài nhất và đồng thời là quốc gia có vai trò quan trọng nhất ở
Tây Âu trong thời sơ kì trung đại.
2. Quá trình thành lập các quốc gia mới ở Tây Âu
Địa bàn đầu tiên của vương quốc Phrăng chỉ là miền Bắc nước Pháp ngày nay.
Nhưng các Vua ở vương quốc Phrăng đã không ngừng gây chiến tranh để mở
rộng đất đai. Đặc biệt đến thời Saclơmanhơ, bằng 50 cuộc chiến tranh, ông đã
biến vương quốc Phrăng thành một đế quốc có cương giới rộng lớn từ bờ Đại Tây
Dương ở phía Tây đến bờ sông Enbơ và sông Đanuýp ởphía Đông và từ Nam Ý ở lOMoARcPSD|44744371
phía Nam đến Bắc Hải và bờ biển Ban Tích ở phía Bắc. Thế là, lãnh thổ của
đế quốc Saclơmanhơ tương đương với lãnh thổ của đế quốc Tây La Mã trước
kia. Chính vì vậy, vào ngày lễ Nôen năm 800, tại nhà thờ Xanh Pie ở La Mã,
Sáclơmanhơ được Giáo hoàng cử hành lễ tấn phong làm Hoàng đế La Mã.
Năm 814, Sáclơmanhơ chết, nội bộ vương quốc Phrăng bắt đầu lục đục. Năm
840, ngay sau khi con của Sáclơmanhơ là Luy Mộ đạo chết, ba người con của ông
là Lôte, Luy xứ Giécmanh và Sáclơ Hói đã gây nội chiến để tranh giành ngôi
hoàng đế. Kếtquả, đến năm 843, ba anh em phải kí với nhau hòa ước Vécđoong.
Theo hòa ước này, lãnh thổ của Phrăng được chia thành ba phần: người anh cả,
Lôte, được phần giữa bao gồm vùng tả ngạn sông Ranh và miền Bắc bán đảo Ý;
người con thứ hai là Luy xứ Giécmanh được phần đất phía Đông sông Ranh;
người em út là Sáclơ Hói được phần đất phía Tây của đế quốc. Như vậy, hòa ước
Vécđoong là sự kiện quan trọng đánh dấu đế quốc Sáclơmanhơ hoàn toàn tan rã,
đồng thời là cái mốc lịch sử đánh dấu sự thành lập ba nước lớn ở Tây Âu là Pháp,
Đức và Ý. Ở Anh, từ thế kỉ V, đã thành lập nhiều tiểu quốc. Đến đầu thế kỉ IX,
Ecbe đã thống nhất được các nước nhỏ và thành lập vương quốc Anh.
Ở Tây Ban Nha, từ năm 419 đã thành lập vương quốc Tây Gốt. Năm 711 Tây
Gốt bị diệt vong do sự tấn công của người Arập. Người Tây Gốt phải lùi lên phía
Bắc lập thành một số nước nhỏ. Đến thế kỉ XI, trong phong trào đấu tranh chống
người Arập để khôi phục đất đai, ở Tây Ban Nha đã xuất hiện bốn quốc gia là
Caxtila, Aragôn, Nava và Bồ Đào Nha, trong đó quan trọng nhất là Caxtila và Aragôn.
Năm 1469, hoàng tử Aragôn là Phécđinăng kết hôn với công chúa Caxtila là
Ixabela. Năm 1474, Ixabela lên làm vua Caxtila, năm 1479, Phécđinăng cũng lên
ngôi ở Aragôn, do đó hai nước chính thức hợp nhất thành nước Tây Ban Nha.
Năm 1512 Vương quốc Nava cũng sáp nhập vào Tây Ban Nha, còn Bồ Đào Nha
vẫn là một nước độc lập.