Đề cương luật hình sự - Pháp luật đại cương 2024| Trường Đại học Giao thông Vận Tải
Đề cương luật hình sự - Pháp luật đại cương 2024| Trường Đại học Giao thông Vận Tải được được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (GTVT)
Trường: Đại học Giao thông vận tải
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 15962736
CHƯƠNG 4: CẤU THÀNH TỘI PHẠM
Vô ý Điều khiển xe máy quá tốc đô tông vào Với TT 40% A là nam 24 tuổi người đi đường
B là nữ, kế toán, Đã cố Biển thủ công quỹ Số tiền 25 triệu 42 tuổi ý đồng
C là nam 19 tuổi Đã cố Dùng vũ lực để chiếm đoạt tài tản Không gây ra ý HQ
Các có dụ này đều có điểm chung là đều có 4 nhóm yếu tố:
+ Nhóm yếu tố 1: Yếu tố chủ thể : Ai là người thực hiện hành vi phạm tội
+ Nhóm yếu tố 2: Yếu tố lỗi + Nhóm yếu tố 3:
Phân biệt cấu thành tội phạm và tội phạm
1.1. Khái niệm tội phạm
Khái niệm tội phạm được quy định tại khoản 1, Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015, theo
đó: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS do người có
năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô
ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ
chính trị, chế độ kinh tế nền văn hoá quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN mà theo quy định
của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Phân loại tội phạm được quy định tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015. Tội phạm được
phân thành 04 loại: (1) tội ít nghiêm trọng; (2) tội nghiêm trọng; (3) tội rất nghiêm trọng;
và (4) tội đặc biệt nghiêm trọng. Cụ thể:
– Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xãhội
không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là
phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm (điểm a, khoản 1 Điều 9); lOMoAR cPSD| 15962736
– Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hộilớn
mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03
năm tù đến 07 năm tù (điểm b, khoản 1 Điều 9);
– Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xãhội
rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ
trên 07 năm tù đến 15 năm tù (điểm c, khoản 1 Điều 9);
– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểmcho
xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với
tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình (điểm d, khoản 1 Điều 9).
Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội như trên và quy định tương ứng đối
với các tội phạm được quy định tại Điều 76 BLHS năm 2015 về phạm vi chịu trách nhiệm
hình sự của pháp nhân thương mại.
1.2. Khái niệm và phân loại cấu thành tội phạm
Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại tội
cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự. Việc phân loại cấu thành tội phạm dự vào các tiêu chí sau:
– Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, có 3 loại:
cấuthành tội phạm cơ bản; cấu thành tội phạm tăng nặng; cấu thành tội phạm giảm nhẹ.
– Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc trong mặt khách quan của CTTP, có 2 loại CTTP:
cấu thành tội phạm hình thức; cấu thành tội phạm vật chất.