Đề cương luật Hợp đồng - Luật quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Đề cương luật Hợp đồng - Luật quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
22:56 1/8/24
Đề cương LHĐ - àdicsgivniojiqr
BÀI 1. KHÁI QUÁT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ 1.
Khái niệm, đặc điểm và phân loại nghĩa vụ
1.1. Khái niệm (Điều 274 BLDS 2015)
"Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ)
phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc
hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thế khác
(sau đây gọi chung là bên có quyền). 1.2. Đặc điểm a.
Các yếu tố trong quan hệ nghĩa vụ -
Chủ thể : bên có quyền/ bên có nghĩa vụ ho
ặc chủ thể mang quyền/chủ thể nợ - Đối tượng: tài sản -
Nội dung: quyền và nghĩa vụ của các bên -
Khách thể: hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên b. Đặc điểm
Thứ nhất, nghĩa vụ là sự ràng buộc pháp lý giữa ít nhất là hai người đứng về hai phía chủ thể khác nhau.
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ dân sự của hai bên chủ thể đối lập nhau một cách tương ứng và chỉ
có hiệu lực trong phạm vi giữa các chủ thể đã được xác định.
Thứ ba, quan hệ nghĩa vụ là quan hệ trái quyền nên quyền của các bên chủ thể là quyền đối nhân. (Lưu ý: ●
Vật quyền (quyền đối vật) - tương đối: “Vật quyền” chính là quyền trên vật, hay cách
gọi quen thuộc hơn là quyền sở hữu. Quyền đối với tài sản của mình là quyền sở hữu.
Ví dụ: Bạn có quyền đối với tài sản hợp pháp của mình, trong đó bao gồm quyền chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt tài sản đó.
Vật quyền còn được hiểu theo nghĩa chủ quan và khách quan:
– Theo nghĩa chủ quan thì vật quyền được hiểu đơn thuần là quyền của một chủ thể đối với
một tài sản nhất định.
– Theo nghĩa khách quan thì đó là toàn bộ các quy phạm pháp luật quy định về vật với tư cách
là đối tượng của vật quyền. ●
Trái quyền (quyền đối nhân) - tuyệt đối: “Trái quyền” đối ngược lại với vật quyền. Tức
là quyền của một người, được phép yêu cầu người khác phải thực hiện hoặc không thực hiện
một hành vi nhất định nào đó. Và chỉ qua hành vi của người đó thì quyền và lợi ích của người
có quyền mới được đáp ứng. Vậy trái quyền có thể là nghĩa vụ làm hoặc không làm một việc
hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản. Bộ luật Dân sự 2015 không sử dụng thuật ngữ “trá i quyền”
mà sử dụng thuật ngữ “quyền yêu cầu” để chỉ mối quan hệ giữa một người có quyền và một
người có nghĩa vụ tương ứng.) c. Phân loại nghĩa vụ
- Nghĩa vụ làm hoặc không làm một việc và nghĩa vụ chuyển giao 1 quyền
- Nghĩa vụ theo luật (được Luật pháp quy định) và nghĩa vụ theo ý chí (do bản thân muốn làm điều đó)
- Nghĩa vụ theo hợp đồng và nghĩa vụ ngoài hợp đồng (nghĩa vụ ngoài hợp đồng điều
chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với pháp nhân dựa trên cơ sở có
hợp đồng (chỉ trong các lĩnh vực luật tư)) 2.
Khái niệm, đặc điểm và phân loại hợp đồng 2.1. Khái niệm about:blank 1/41 22:56 1/8/24
Đề cương LHĐ - àdicsgivniojiqr
- Điều 385 BLDS 2015: Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay
đổi/ chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
- Để có hợp đồng thì phải có sự thoả thuận + ý chí chịu ràng buộc + điều chỉnh bởi pháp
luật hoặc chỉ cần có sự thống nhất về ý chí (gặp gỡ ý chí)
● Hành vi pháp lý đơn phương: là từ ý chí của một người mong muốn có hệ quả pháp lý
xảy ra với chính người đó (ví dụ: lập di chúc, từ chối hưởng thừa kế…). Trong nhiều
trường hợp, hành vi pháp lý đơn phương chỉ phát sinh hậu quả pháp lý khi những người
khác đáp ứng được điều kiện do người xác lập giao dịch đưa ra. Ví dụ: Hứa thưởng, thi có giải… 2.2. Đặc điểm
- Có đầy đủ đặc điểm của một quan hệ trái quyền
- Là sự gặp gỡ ý chí của các bên 2.3. Phân loại
- HĐ song vụ (khoản 1 điều 402: là cả hai bên trong quan hệ hđ đều có nghĩa vụ) >< HĐ
đơn vụ (khoản 2 điều 403: chỉ 1 bên có nghĩa vụ)
- HĐ có đền bù (là hợp đồng mà trong đó mỗi bên chủ thể sau khi đã thực hiện cho bên
kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương ứng. Đa số các hợp đồng dân
sự là hợp đồng có đền bù. >< HĐ không có đền bù ( là hợp đồng mà trong đó một bên
nhận được từ bên kia một lợi ích nhưng không phải giao lại một lợi ích nào. Hợp đồng
không có đền bù thường được giao kết trên cơ sở tình cảm và tinh thần tương thân,
tương ái giữa các chủ thể.)
- HĐ ưng thuận (là những hợp đồng mà quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh ngay
sau khi các bên đã thỏa thuận với nhau xong về nội dung chủ yếu của hợp đồng. Có thể
hiểu thời điểm có hiệu lực của hợp đồng ưng thuận là thời điểm giao kết.) - HĐ trọng
thức (là hợp đồng mà theo quy định của pháp luật, thì hiệu lực của nó phát sinh từ thời
điểm các bên thỏa thuận xong nội dung chủ yếu của hợp đồng.) - HĐ thực tế (những
hợp đồng mà sau khi thỏa thuận, hiệu lực của nó chỉ phát sinh tại thời điểm khi các bên
đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng.)
- HĐ thương lượng >< HĐ theo mẫu (do 1 bên soạn thảo, bên được đề nghị chỉ có thể
đồng ý hoặc k đồng ý, k đc thương lượng)
- HĐ chính >< HĐ phụ (bổ sung cho HĐ chính, chỉ có hiệu lực khi hđ chính tồn tại)
- HĐ có điều kiện ( là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi
hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.)
3. Nguồn của luật hợp đồng
Thoả thuận của các bên => QPPL Dân sự => Tập quán => Áp dụng tương tự => Các nguyên
tắc cơ bản => Án lệ, lẽ công bằng
4. Các nguyên tắc cơ bản của luật hợp đồng (điều 3 BLDS 2015)
Hệ thống pháp luật common law chỉ quan tâm đến nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết do một
giả định từ xa xưa: các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng sẽ tự động có vị trí ngang bằng nhau
5. Đời sống của hợp đồng
B1: Tiền hợp đồng (thảo luận về các điều khoản bảo mật thông tin, điều khoản không cạnh tranh…) B2: Ký kết hợp đồng
B3: Thực hiện hợp đồng (giải thích hợp đồng)
B4: Chấm dứt hợp đồng B5: Hậu hợp đồng
BÀI 2: GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng
Khi giao kết hợp đồng các chủ thể phải tuân theo các nguyên tắc chung được quy định tại Điều 3 BLDS 2015: about:blank 2/41 22:56 1/8/24
Đề cương LHĐ - àdicsgivniojiqr
- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật,đạo đức xã hội. Nhằm tạo
điều kiện cho các chủ thể thoả mãn được các nhu cầu về đời sống vật chất cũng như tinh
thần,BLDS cho phép mọi chủ thể được quyền "tự do giao kết hợp đồng".
Theo nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ c
hức khi có đủ tư cách chủ thể đều có quyền tham
gia giao kết bất kì một hợp đồng dân sự nào,nếu họ muốn mà không ai có quyền ngăn cản.
Bằng ý chí tự do của mình, các chủ thể có quyền giao kết những hợp đồng dân sự đã được pháp
luật quy định cụ thể cũng như những hợp đồng dân sự khác dù rằng pháp luật chưa quy định.
Tuy nhiên, sự tự do ý chí đó phải nằm trong một khuôn khổ nhất định. Bên cạnh việc chú ý
đến quyền lợi của mình, các chủ thể phải hướng tới việc bảo đảm quyền lợi của những người
khác cũng như lợi ích của toàn xã hội. Vì vậy, tự do của mỗi chủ thể phải không trái pháp luật,
đạo đức xã hội. Nằm trong mối liên hệ tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ, mỗi một chủ thể
vừa có quyền "tự do giao kết hợp đồng" vừa có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật và đạo đức xã hội.
Lợi ích của cộng đồng (được quy định bằng pháp luật) và đạo đức xã hội được coi là “sự giới
hạn” ý chí tự do của mỗi một chủ thể trong việc giao kết hợp đồng dân sự nói riêng,cũng như
đối với mọi hành vi nói chung của họ.
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa,tính cộng đồng và đạo đức xã hội không cho phép các cá
nhân được tự do ý chí tuyệt đối để biến các hợp đồng dân sự thành phương tiện bóc lột.
- Các bên tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng.
Nguyên tắc này thể hiện bản chất của quan hệ dân sự. Quy luật giá trị đòi hỏi các bên khi
thiết lập các quan hệ trao đổi phải bình đẳng với nhau. Không một ai được lấy lí do khác biệt
về thành phần xã hội,dân tộc,giới tính, tôn giáo, hoàn cảnh kinh tế v.v. để làm biến dạng các
quan hệ dân sự. Mặt khác, chỉ khi nào các bên bình đẳng với nhau về mọi phương diện trong
giao kết hợp đồng thì ý chí tự nguyện của các bên mới thật sự được bảo đảm.Vì vậy, theo
nguyên tắc trên, những hợp đồng được giao kết thiếu bình đẳng và không có sự tự nguyện của
các bên sẽ không được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, đánh giá một hợp đồng có phải là ý chí
tự nguyện của các bên hay không là một công việc tương đối phức tạp và khó khăn trong thực tế.
Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận thống nhất ý chí của các chủ thể tham gia. Vì thế, muốn
xem xét các chủ thể có tự nguyện trong giao kết hợp đồng hay không, cần phải dựa vào sự
thống nhất biện chứng giữa hai phạm trù: Ý chí và sự bày tỏ ý chí. Như chúng ta đã biết, ý chí
là mong muốn chủ quan bên trong của mỗi một chủ thể. Nó phải được bày tỏ ra bên ngoài
thông qua một hình thức nhất định. Ý chí và sự bày tỏ ý chí là hai mặt của một vấn đề, chúng
luôn có quan hệ mật thiết, gắn bó khăng khít với nhau.
Ý chí tự nguyện chính là sự thống nhất giữa ý muốn chủ quan bên trong và sự bày tỏ ý
chí đó ra bên ngoài. Vì vậy,để xác định một hợp đồng dân sự có tuân theo nguyên tắc tự nguyện
hay không cần phải dựa vào sự thống nhất ý chí của người giao kết hợp đồng và sự thể hiện
(bày tỏ) ý chí đó trong nội dung của hợp đồng mà người đó đã giao kết. Chỉ khi nào hợp đồng
là hình thức phản ánh một cách khách quan, trung thực những mong muốn bên trong của các
bên giao kết thì việc giao kết đó mới được coi là tự nguyện.
Như vậy, tất cả các hợp đồng được giao kết do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối hoặc đe dọa
đều là những hợp đồng không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện khi giao kết. Và vì thế, nó
sẽ bị coi là vô hiệu (xem thêm Điều 126, Điều 127 BLDS năm 2015).
2. Đề nghị giao kết hợp đồng 2.1. Khái niệm - Điều 386 BLDS 2015
- Theo quy định này, đề nghị giao kết sẽ gồm 3 yếu tố:
- Đề nghị giao kết thể hiện được rõ ràng ý định giao kết hợp đồng của bên đề nghị. about:blank 3/41 22:56 1/8/24
Đề cương LHĐ - àdicsgivniojiqr
- Thể hiện được ý chí của bên đề nghị giao kết, thể hiện sự rằng bên đề nghị muốn được
ràng buộc khi bên nhận được đề nghị chấp nhận đề n ghị.
- Đề nghị giao kết phải được gửi tới một đối tượng được xác định cụ thể.
Như vậy, theo quy định của Bô luật dân sự thì khi đề nghị giao kết hợp đồng phải đảm bảo đề
nghị thể hiện rõ mong muốn giao kết, có nội dung cơ bản của hợp đồng, đồng thời phải
hướng tới chủ thể xác định hoặc công chúng.
2.2. Các điều kiện của đề nghị giao kết hợp đồng
Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004, điều 2.1.2 quy định: “Một
đề nghị được gọi là đề nghị giao kết hợp đồng nếu nó đủ rõ ràng và thể hiện ý chí của bên
đưa ra đề nghị bị ràng buộc khi đề nghị giao kết được chấp nhận”. Do đó, đề nghị giao kết
hợp đồng được xác định thông qua 2 điều kiện :
- Đề nghị phải cụ thể, rõ ràng ( bao gồm các điều khoản cụ thể của hợp đồng) để có thể
hình thành hợp đồng trong tương lai( khi được chấp nhận )
- Thể hiện ý chí của bên đề nghị giao kết muốn được ràng buộc nếu bên kia chấp nhận đề nghị đó.
Các nguyên tắc của luật hợp đồng châu Âu (được hoàn chỉnh và sửa đổi 1998) xác định:
“Một đề xuất được xem là đề nghị nếu:
a) Đề xuất này có ý muốn về hậu quả trong một hợp đồng nếu bên khác chấp nhận đề xuất đó, và
b) Đề xuất đó bao gồm một cách thích đáng các điều kiện xác định để tạo lập một hợp
đồng” (Điều 2.201, khoản 1).
Theo pháp luật Hoa Kỳ, đề nghị có 3 điều kiện:
- Đề nghị phải biểu lộ ý chí rõ ràng về giao kết hợp đồng.
- Đề nghị phải xác định thích đáng để tòa án có thể định rõ ý chị thật của các bên.
- Đề nghị phải được truyền đạt tới bên kia.
Các điều kiện của đề nghị theo pháp luật Anh và Úc bao gồm:
- Đề nghị nhất thiết phải phân biệt với lời mời đàm phán
- Đề nghị có thể được lập ra cho một người hoặc nhiều người cụ thể, hoặc một nhóm
người, hoặc với cả thể giới
- Đề nghị nhất thiết phải được truyền đạt tới người hoặc những người dự định.
- Đề nghị có thể bị hủy bỏ tại bất kỳ thời điểm nào trước khi được chấp nhận.
Khái niệm và các điều kiện của đề nghị theo dân luật Pháp được chắt lọc ngắn gọn rằng: Đề
nghị giao kết hợp đồng là quyết định đơn phương có chủ ý của môt người bày tỏ ý định giao
kết hợp đồng theo những điều kiện xác định với một hay nhiều người khác, có nghĩa là đè
nghị phải thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng, xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng
(nhưng ko cần cụ thể), được thể hiện rõ ràng hoặc ngầm định dưới 1 hình thức nhất định có
xác định thời hạn hoặc ko xác định thời hạn trả lời, có thể được đưa tới công chúng, 1 nhóm
người hoặc 1 người cụ thể.
-> Như vậy, có thể nói, nhận thức về đề nghị ko quá khác nhau giữa các hệ thống pháp luật.
Lời mời thương thảo khác với đề nghị giao kết hợp đồng. Mong muốn bị ràng buộc thường
được dùng để xác định 1 bên đưa ra đề nghị giao kết hay chỉ nhằm khởi xướng việc đàm
phán. Lời mời thương thảo không thể hiện mong muốn chịu ràng buộc của bên đề nghị.
Quảng cáo ở hệ thống Common law là lời mời thương thảo vì nó có thể hi ện mong muốn
chịu ràng buộc của bên đưa ra lời mời thương thảo và bên đi mua hàng là người sẽ đưa ra đề
nghị giao kết hợp đồng. Các học giả Common Law đưa ra 2 nguyên lý:
- Giấy báo giá, catalogue, báo chí được xem là lời mời thương thảo. Các khách hàng
tiềm năng có thể đề nghị giao kết hợp đồng và chủ hàng tự do chấp nhận hay từ chối.
- Quy tắc này cũng được áp dụng đối với trưng bày hàng hóa.
-> Vì thế ở Common Law, khi hết hàng so với quảng cáo sẽ ko bị coi là vi phạm hợp đồng.
Tuy nhiên ,theo pháp luật VN, chào hàng, quảng cáo là đề nghị giao kết hợp đồng, vì chúng
thể hiện ý chí chịu ràng buộc của bên đề nghị và sẽ xác lập hợp đồng nếu bên được đề nghị
chấp nhận giao kết hợp đồng đó.
2.3. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng
2.3.1. Thời điểm có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng
Theo Điều 388 của BLDS năm 2015 về Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực about:blank 4/41 22:56 1/8/24
Đề cương LHĐ - àdicsgivniojiqr
1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
a) Do bên đề nghị ấn định;
b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên
được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Về nguyên tắc, một đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận
được đề nghị đó và chấm dứt khi hết hạn trả lời. Tuy nhiển, đối với một đề nghị không nêu
thời hạn trả lời thì người đề nghị có quyền rút lại đề nghị chừng nào chưa nhận được trả lời
chấp nhận giao kết hợp đồng:
2.3.2. Thay đổi, rút lại, hủy đề nghị giao kết hợp đồng (điều 389, 390 BLDS 2015) Theo pháp luật VN
Bên đề nghị có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị trong các trường hợp sau:
- Bên được đề nghị chưa nhận được đề nghị.
- Bên đề nghị có nêu rõ điều kiện được thay đổi hoặc rút lại đề nghị và điều kiện đó đã đến. Bên đề nghị giao kết h
ợp đồng được thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng nếu bên
được đề nghị có nhận được thông báo thay đổi, rút lại đề nghị trước/cùng lúc với thời điểm nhận đề nghị.
Về điều kiện thay đổi, rút lại đề nghị được phát sinh nếu bên đề nghị nêu rõ thay đổi, rút lại
đề nghị khi điều kiện đó bị phát sinh: Bên đề nghị thay đổi về nội dung của đề nghị thì được
xác định là đề nghị mới.
Bên phía đề nghị giao kết hợp đồng được hủy bỏ đề nghị khi đã nêu rõ quyền ở
trong đề nghị, đồng thời bên được đề nghị có nhận được thông báo với nội dung
hủy bỏ đề nghị trước lúc người này thực hiện gửi thông báo chấp nhận về đề nghị giao kết hợp đồng.
2.3.3. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng (điều 391 BLDS 2015)
Đề nghị giao kết hợp đồng được coi là chấm dứt khi bên nhận được đề nghị trả lời không
chấp nhận hoặc chậm trả lời chấp nhận.
3. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 3.1. Khái niệm - Điều 393 BLDS 2015
- Là việc bên được đề nghị nhận lời đề nghị và đồng ý tiến hành việc giao kết hợp đồng
với người đã đề nghị.
3.2. Các điều kiện của chấp nhận đề nghị
- Một là: về ý chí, phải biểu hiện sự chấp nhận của bên được đề nghị. Bên được đề nghị
phải biểu thị sự “chấp nhận” của mình, tức là thể hiện ý chí mong muốn được giao kết
hợp đồng với bên đề nghị. Ý chí là điều kiện cơ bản, là cơ sở để chủ thể thể hiện quan
điểm của mình. Chỉ khi, bên được đề nghị có thiện chí giao kết hợp đồng thì mới
được xem là chấp nhận đề nghị.
Về nguyên tắc, bên được đề nghị phải trả lời ngay về việc có chấp nhận giao kết hợp
đồng hay không. Trong những trường hợp, cần phải có thời gian để bên được đề nghị cân nhắc,
suy nghĩ mà các bên đã ấn định thời hạn trả lời thì bên được đề nghị phải trả lời trong thời hạn
đó. Nếu sau thời hạn nói trên, bên được đề nghị mới trả lời về việc chấp nhận giao kết hợp
đồng thì lời chấp nhận đó được coi như một lời đề nghị mới của bên chậm trả lời.
Nếu việc trả lời được chuyển qua bưu điện thì ngày gửi đi theo dấu của bưu điện được
coi là thời điểm trả lời. Căn cứ vào thời điểm đó để bên đã đề nghị xác định việc trả lời có chậm
hay không so với thời hạn đã ấn định.
- Hai là: về nội dung, phải chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Để được coi là chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng thì đó phải là lời chấp nhận toàn bộ nội dung của lời đề
nghị giao kết hợp đồng, lời chấp nhận phải như 1 tấm gương phản chiếu của lời đề nghị about:blank 5/41 22:56 1/8/24
Đề cương LHĐ - àdicsgivniojiqr
(mirror image rule) Nếu người được đề nghị chỉ chấp nhận một phần trong nội dung đó
hoặc chỉ chấp nhận việc giao kết hợp đồng nhưng không đồng ý với nội dung mà bên
đề nghị đã đưa ra. Nghĩa là trong những trường hợp này, người được đề nghị muốn sửa
đổi hoặc thay đổi nội dung mà người đề nghị đã đưa ra. Vì vậy, họ sẽ trở thành người
đề nghị mới và người đã đề nghị trước đó lại trở thành người được đề nghị (phản đề
nghị). Người đề nghị mới cũng chịu sự ràng buộc của mình về những nội dung đã đề
nghị. Sự hoán vị này có thể xảy ra nhiều lần cho đến khi nào các bên thống nhất thoả
thuận được với nhau toàn bộ nội dung của hợp đồng thì sẽ đi đến chính thức giao kết hợp đồng.
- Ba là: về thời hạn, đề nghị giao kết hợp đồng chỉ có hiệu lực trong một quãng thời gian
nhất định. Theo đó, bên được đề nghị phải trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong
thời hạn đó. Thời hạn này có thể do bên đề nghị ấn định hoặc là một khoản thời gian
hợp lý. Đó là thời gian mà đề nghị có hiệu lực pháp luật, hết thời hạn này đề nghị sẽ
chấm dứt hiệu lực, do đó, nếu bên được đề nghị mà trả lời sau khi thời hạn kết thúc thì
sẽ được xem như đó là một đề nghị mới, và bên đề nghị ban đầu có quyền chấp nhận hoặc không.
- Bốn là: về hình thức, việc trả lời chấp nhận được thực hiện bằng lời nói, hành vi hoặc
văn bản. Pháp luật không quy định bắt buộc việc trả lời chấp nhận phải thực hiện dướ i
hình thức nào, vì vậy, theo quy định tại Điều 119 BLDS năm 2015 thì hình thức của
giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng văn bản, lời nói, hành vi. Nhưng dù là bằng
hình thức nào, thì câu trả lời của bên được đề nghị cũng phải được thể hiện ra bên ngoài,
để bên đề nghị nhận biết được thiện chí mong muốn giao kết hợp đồng với họ.
3.3. Sự im lặng của bên được đề nghị
Trong quá trình giao kết hợp đồng, ý chí của chủ thể phải được thể hiện ra bên ngoài, đó có thể
là lời nói, hành vi, văn bản, để bên kia có thể dễ dàng nhận biết. Nhưng trên thực tế, chủ thể có
quyền im lặng, tức họ không thể hiện rõ ý chí, quan điểm của mình. Trong trường hợp này, sự
im lặng không được xem là đồng ý đề nghị giao kết hợp đồng. Lúc này, đề nghị giao kết hợp
đồng sẽ chấm dứt hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 391 BLDS năm 2015, mà không đạt
được kết quả giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, để phù hợp với mong muốn của các chủ thể, cũng
như thói quen của họ, pháp luật cho phép sự im lặng được xem là đồng ý giao kết hợp đồng trong hai trường hợp:
- Một là: giữa các bên có thỏa thuận. Thỏa thuận của các bên luôn được pháp luật tôn
trọng trong hầu hết các quan hệ dân sự, chỉ cần thỏa thuận đó không ảnh hưởng đến lợi
ích của chủ thể khác hoặc của lợi ích cộng đồng, xã hội.
- Hai là: thói quen đã được xác lập giữa các bên. Thói quen là sự lặp đi lặp lại giữa các
chủ thể, theo đó, họ đã từng giao kết hợp đồng với nhau nhiều lần mà mỗi lần sự im
lặng đều được các bên hiểu là đồng ý. Quy định này nhằm hạn chế thủ tục cho các bên
khi xác lập hợp đồng, mỗi lần có hợp đồng phát sinh lại thỏa thuận về việc im lặng đồng
nghĩa với chấp nhận giao kết hợp đồng.
3.4. Hiệu lực của chấp nhận đề nghị
3.4.1. Thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị (Điều 394 BLDS 2015)
- Đề nghị giao kết hợp đồng chỉ có hiệu lực trong một quãng thời gian nhất định. Theo
đó, bên được đề nghị phải trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong thời hạn đó. Thời
hạn này có thể do bên đề nghị ấn định hoặc là một khoản thời gian hợp lý. Đó là thời
gian mà đề nghị có hiệu lực pháp luật, hết thời hạn này đề nghị sẽ chấm dứt hiệu lực,
do đó, nếu bên được đề nghị mà trả lời sau khi thời hạn kết thúc thì sẽ được xem như
đó là một đề nghị mới, và bên đề nghị ban đầu có quyền chấp nhận hoặc không.
Điều 394. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng(...)
3.4.2. Rút lại, hủy bỏ chấp nhận đề nghị (điều 397 BLDS 2015) about:blank 6/41 22:56 1/8/24
Đề cương LHĐ - àdicsgivniojiqr
4. Thời điểm, địa điểm giao kết hợp đồng (điều 399, 400 BLDS 2015)
Điều 400. Thời điểm giao kết hợp đồng (...)
Để xác định đúng thời điểm giao kết hợp đồng, ta cần phụ thuộc vào phương thức và hình thức
giao kết hợp đồng. Trong đó:
- Nếu giao kết hợp đồng bằng lời nói thì thời điểm hợp đồng được giao kết sẽ là thời điểm các
bên thỏa thuận, thống nhất về nội dung của hợp đồng.
- Nếu giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết là thời điểm bên cuối cùng ký vào văn bản.
Nếu các bên sử dụng hình thức chấp nhận khá như điểm chỉ, đóng dấu… thì thời điểm điểm
chỉ/ đóng dấu của bên cuối cùng là thời điểm giao kết hợp đồng.
- Nếu giao kết hợp đồng bằng lời nói, sau đó xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết được
xác định tương tự như khi giao kết hợp đồng bằng lời nói. Tức là thời điểm các bên thống nhất
các thỏa thuận về nội dung hợp đồng. Bởi đây là lúc hợp đồng đã thỏa thuận xong và đã hình
thành, các bên đã có các quyền và nghĩa vụ cần thực hiện.
- Thời điểm giao kết hợp đồng khi ký hợp đồng bằng phương tiện điện tử
Hiện nay, ký hợp đồng điện tử đang là phương thức giao kết hợp đồng được nhiều doanh nghiệp
lựa chọn. Trong trường hợp các bên giao kết bằng phương thức điện tử, thì bên cạnh việc áp
dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, thời điểm giao kết hợp đồng còn phải đảm bảo tuân thủ
quy định tại luật giao dịch điện tử 2005.
Theo đó, thời điểm nhận thông điệp dữ liệu được hiểu là “thời điểm người nhận có thể truy cập
được chứng từ điện tử đó tại một địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra”. Nếu người nhận nhận
chứng tử điện ở một địa chỉ khác thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu sẽ là thời điểm mà
người nhận có thể truy cập vào chứng từ điện tử tại địa chỉ mới và họ biết rõ về việc chứng từ
điện tử đã được gửi tới địa chỉ này.
Hiểu một cách khác, nếu có bên không có thỏa thuận cụ thể thì thời điểm nhận chứng từ điện
tử sẽ là thời điểm “chứng từ điện tử đó tới được địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra và có thể truy cập được".
Tuy nhiên, thời điểm nhận thông điệp dữ liệu sẽ khác với thời điểm giao kết hợp đồng. Đối với
hợp đồng điện tử, thời điểm giao kết sẽ là thời điểm bên cuối cùng chấp nhận thỏa thuận bằng
phương thức điện tử. Bên cuối cùng có thể sử dụng chữ ký số hoặc mã OTP… để xác nhận vào
hợp đồng điện tử, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Thời điểm này sẽ được lưu trữ
trên phần mềm, đảm bảo độ chính xác. Bạn cần phân biệt hai khái niệm này để tránh sự nhầm
lẫn khi thỏa thuận, giao kết hợp đồng.
- BLDS 2015 chưa có quy định đối với trường hợp giao kết hợp đồng bằng hành động. Trong
trường hợp này, PCEL quy định: nếu 1 bên chấp nhận đề nghị bằng hành động, thì thời điểm
giao kết hợp đồng là khi sự thông báo về hành động được chuyển tới bên đề nghị.
Điều 399. Địa điểm giao kết hợp đồng
Địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao
kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.
-> Đề cao thỏa thuận của các bên.
5. Giao kết hợp đồng theo mẫu
5.1. Khái niệm hợp đồng theo mẫu
Hợp đồng mẫu (standard form contract) là hợp đồng được giao kết giữa hai bên trong đó các
điều kiện, điều khoản của hợp đồng do một bên đưa ra mà bên kia ở thế đồng ý hoặc không about:blank 7/41 22:56 1/8/24
Đề cương LHĐ - àdicsgivniojiqr
đồng ý (take it or leave it) mà không có hoặc có rất ít khả năng thoả thuận về các điều khoản
có lợi hơn. Hợp đồng mẫu được đặt nhiều tên gọi khác nhau tuỳ theo các giác độ tiếp cận khác
nhau. Theo phương thức giao kết “take it or leave it”, nó được gọi là hợp đồng gia nhập
(adhersion contract) hay hợp đồng đơn phương (one-side contract); theo tính ứng dụng số đông,
nó được gọi là hợp đồng hàng loạt (boilerplate contract) hay hợp đồng mẫu đại trà (standard
mass contract)… Đặc điểm chung của các hợp đồng mẫu là hàm chứa các điều khoản soạn sẵn,
không được thương lượng giữa hai bên (no nego n-
tiable) và được áp dụng cho nhiều lần giao
dịch. Những điều khoản soạn sẵn này được gọi là các điều kiện thương mại chung (một số học
giả gọi là điều kiện giao dịch chung - standard terms and conditions). Vì vậy nói đến pháp luật
về hợp đồng mẫu là nói đến pháp luật về điều khoản hợp đồng soạn sẵn (ĐKTMC).
Điều 405. Hợp đồng theo mẫu
Điều 406. Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng
5.2. Sự khác biệt giữa giao kết HĐ theo mẫu và giao kết HĐ thông thường
Việc thiết lập hợp đồng với các điều kiện giao dịch chung mà không xuất phát từ kết quả
thương lượng giữa các bên cho thấy sự tự do ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng bị hạn
chế. Xét về mặt biểu hiện khách quan thì ý chí chung được thể hiện thông qua việc cả hai bên
cùng mong muốn tham gia vào quan hệ hợp đồng và đã chấp nhận giao kết hợp đồng (bằng
nhiều phương thức khác nhau như lời nói, hành vi, ký văn bản…). Trong trường hợp này ý
chí của bên còn lại (không được soạn thảo điều kiện giao dịch chung) được thể hiện ở sự chấp
thuận và quyết định tham gia giao kết hợp đồng. Họ có quyền tự quyết định tham gia hay
không tham gia vào quan hệ này với những điều kiện giao dịch chung như vậy.
Ý nghĩa của nguyên tắc tự do khế ước trong trường hợp giao kết hợp đồng sử dụng điều kiện
giao dịch chung chỉ mang tính hình thức bởi lúc này hợp đồng được thiết lập chủ yếu phụ
thuộc vào ý chí của một bên và bên còn lại ở thế “take it or leave it” phư - ơng thức xác lập
nền tảng của các hợp đồng không được thương lượng giữa hai bên. Hợp đồng hình thành trên
cơ sở thương lượng, thoả thuận từng nội dung cụ thể rõ ràng khác với hợp đồng xác lập trên
nền tảng của “take it or leave it”.
5.3. Áp dụng điều khoản giao dịch chung
Bên ban hành điều khoản giao dịch chung thường có xu hướng hạn chế sự tiếp cận các điều
khoản giao dịch chung. Mặt khác, do phải mất nhiều chi phí để tiếp cận thông tin và nhiều
nguyên nhân khác như sức ép về mặt xã hội, hoặc do sự thờ ơ, thiếu để ý hoặc không có quyền
lựa chọn… mà bên bị áp đặt điều khoản giao dịch chung cũng có xu hướng không tiếp cận đầy
đủ các nội dung của nó. Nhằm hạn chế sự lạm dụng và tuỳ tiện của bên ban hành, pháp luật
cần phải quy định các nguyên tắc áp dụng điều khoản giao dịch chung. Về nguyên tắc chung,
pháp luật ghi nhận điều khoản giao dịch chung của một bên không đương nhiên được áp đặt
cho phía bên kia, không đương nhiên trở thành bộ phận hợp đồng nếu bên kia không được biết
đến nó. Việc một bên được coi là biết đến các điều khoản giao dịch chung của phía bên kia
được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng tựu chung pháp luật hướng đến quy định
nghĩa vụ công bố công khai trước các nội dung của điều khoản giao dịch chung. Một điều
khoản hợp đồng soạn sẵn sẽ không đương nhiên được áp dụng nếu bên ký kết hợp đồng chỉ
biết đến nó sau khi hợp đồng đã được xác lập. Khắt khe hơn, pháp luật quy định nghĩa vụ đăng
ký ở các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo vệ người tiêu dùng trước các điều khoản
giao dịch chung bất công bằng.
Bên cạnh đó, trong thực tiễn áp dụng, ở nhiều giao dịch hợp đồng, cả hai bên đều sử dụng điều
khoản giao dịch chung của mình trong quá trình xác lập hợp đồng và dễ có sự xung đột về nội
dung, chẳng hạn như bên bán có quy tắc bán hàng của mình, còn bên mua cũng ban hành quy
tắc mua hàng riêng. Điều đó đòi hỏi pháp luật cũng phải có câu trả lời cho câu hỏi “khi này
điều khoản giao dịch chung của bên nào sẽ được áp dụng?” Thuật ngữ tiếng Anh gọi đây là
“the battle of the forms” (tạm dịch là “cuộc chiến điều khoản mẫu”). Để giải quyết vấn đề này,
pháp luật của các quốc gia trên thế giới cho thấy ba cách tiếp cận với các giải pháp khác nhau.
Giải pháp thứ nhất cho rằng, nếu đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng đều dẫn chiếu đến điều khoản giao dịch chung thì bên đưa dẫn chiếu sau không có giá trị about:blank 8/41 22:56 1/8/24
Đề cương LHĐ - àdicsgivniojiqr
hay còn gọi là học thuyết “the first shot”. Học thuyết này được áp dụng trong pháp luật hợp đồng của Hà Lan.
Giải pháp thứ hai cho rằng, bên nào thành công trong việc đưa ra lời đề nghị cuối cùng thì
ĐKTMC của bên đó được áp dụng. Giải pháp này dựa trên học thuyết “The last shot”, theo
nguyên tắc “phản ánh như gương” (image mirror rule) đòi hỏi lời chấp nhận giao kết hợp đồng
phải thể hiện đúng y chang lời đề nghị giao kết hợp đồng. Học thuyết này được áp dụng nhiều
trong hệ thống pháp luật civil law.
Giải pháp thứ ba cho rằng, các bên sẽ bị ràng buộc bởi những ĐKTMC không mâu thuẫn.
Những nội dung nào mâu thuẫn thì sẽ bị loại bỏ và lúc này sẽ được giải thích bằng án lệ. Giải
pháp này dựa vào học thuyết “The knock-out”. Đây là giải pháp được đánh giá là đảm bảo tính
công bằng hơn giải pháp ‘The last shot” bởi cả hai học thuyết còn lại đều có vấn đề khi cả hai
bên có quá trình đàm phán dài và rất khó để xác định ai là bên đưa ra đề nghị hay chấp nhận
cuối cùng[3]. Học thuyết này được áp dụng phổ biến trong hệ thống pháp luật common law.
Như vậy, về nguyên tắc áp dụng ĐKTMC, pháp luật các nước đều cố gắng hướng đến việc hạn
chế sự tuỳ tiện của bên áp dụng ĐKTMC bằng cách quy định điều kiện bắt buộc để ĐKTMC
trở thành bộ phận hợp đồng, đó là sự “ý thức trước” hay “nhận thức trước” về các Đ KTMC đó
của người bị áp dụng trước khi hợp đồng được xác lập. Bên cạnh đó cũng phải quy định rõ
nguyên tắc áp dụng lựa chọn trong trường hợp cả hai bên trong quan hệ hợp đồng đều sử dụng ĐKTMC của mình.
BÀI 3. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
1.Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng chỉ có hiệu lực khi đáp ứng đủ 4 điều kiện:
Thứ nhất, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hợp pháp. Thông thường các bên giao kết phải có
đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Thứ hai, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện tức là xuất phát từ ý chí thực,
từ sự tự do ý chí của các bên trong các thỏa thuận hợp đồng đó.
Thứ ba, nội dung của hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, nội dung
của hợp đồng cần phải cụ thể, bởi vì việc xác lập nghĩa vụ trong hợp đồng phải cụ thể và có
tính khả thi. Những nghĩa vụ trong hợp đồng mà không thể thực hiện được thì hợp đồng cũng
không được coi là có hiệu lực pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ.
Thứ tư, thủ tục và hình thức của hợp đồng phải tuân theo những thể thức nhất định phù hợp với
những quy định của pháp luật đối với từng loại hợp đồng.
Hợp đồng không đáp ứng được một trong các điều kiện trên sẽ dẫn đến vô hiệu.
1. Khái niệm hợp đồng vô hiệu
Hợp đồng vô hiệu là những Hợp đồng không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực do pháp luật
quy định nên không có giá trị pháp lý, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.
2. Các trường hợp hợp đồng vô hiệu
a. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 129 – Bộ Luật dân sự)
Khi các bên xác lập hợp đồng một cách giả tạo nhằm che giấu một hợp đồng khác thì hợp đồng
đó là giả tạo và bị tuyên vô hiệu, còn hợp đồng bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp hợp
đồng đó cũng bị vô hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc luật khác có liên quan.
Lưu ý: Trường hợp xác lập hợp đồng giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba thì hợp
đồng đó cũng bị tuyên là vô hiệu. Như vậy, có hai trường hợp hợp đồng bị coi là giả tạo khi
hợp đồng xác lập nhằm mục đích che giấu một hợp đồng khác hoặc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.
b. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân
sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 130 – Bộ Luật dân sự)
Khi hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, about:blank 9/41 22:56 1/8/24
Đề cương LHĐ - àdicsgivniojiqr
thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô
hiệu nếu theo quy định của pháp luật hợp đồng này phải do người đại diện của họ xác lập, thực
hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp:
Thứ nhất, hợp đồng của người chưa đủ 06 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự
nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
Thứ hai, hợp đồng chỉ làm phát sinh quyền hoăc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người thành
niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi,
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện hợp đồng với họ;
Thứ ba, giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã
thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.
c. Giao dịch dân sự do bị nhầm lẫn (Điều 131 – Bộ Luật dân sự)
Hợp đồng bị nhầm lẫn là trường hợp hợp đồng đó được xác lập khi có sự nhầm lẫn làm cho
một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập hợp đồng. Khi phát hiện hợp
đồng bị nhầm lẫn thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu
trừ trường hợp: Mục đích xác lập hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc
phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập hợp đồng vẫn đạt được.
d. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 132 – ộ Luậ B t dân sự)
Lừa dối trong hợp đồng là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên
kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã
xác lập hợp đồng đó. Đe dọa, cưỡng ép trong hợp đồng là hành vi cố ý của một bên hoặc người
thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện hợp đồng nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức
khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình. Trường
hợp hợp đồng vô hiệu này là vi phạm điều kiện chủ thể tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện.
e. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi
của mình (Điều 133 – Bộ Luật dân sự)
Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm không
nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp
đồng đó là vô hiệu. Khi yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì người yêu cầu
phải chứng minh và có chứng cứ chứng minh thời gian xác lập hợp đồng vào đúng t hời
điểm không nhận thức được hành vi của mình.
g. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của Luật
4. Phân loại các trường hợp hợp đồng vô hiệu:
Hợp đồng vô hiệu được chia là nhiều loại, tuy nhiên căn cứ vào nguyên nhân thì hợp đồng vô
hiệu được chia vào hai nhóm lớn sau: Căn cứ vào thủ tục tố tụng và căn cứ và phạm vi vi phạm.
4.1. Căn cứ vào thủ tục tố tụng:
Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối: Hợp đồng được xem là vô hiệu tuyệt đối khi việc xác lập hợp
đồng trái với quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhà nước hoặc lợi ích
chung, lợi ích công cộng. Hợp đồng sẽ mặc nhiên được xem là vô hiệu trong các trường hợp sau:
- Do vi phạm điều cấm của luật, trái với đạo đức xã hội;
- Do giả tạo: nhằm che giấu một hợp đồng khác, nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với bên thứ 3;
- Do không tuân thủ quy định về hình thức (2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng đã được thực
hiện thì theo yêu cầu của 1 hoặc các bên, Toà sẽ tuyên hợp đồng có hiệu lực)
Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối sẽ không bị hạn chế thời hạn yêu cầu toà tuyên vô hiệu. Việc giải
quyết sẽ theo các quy định của pháp luật và không được hoà giải cũng như giải quyết theo yêu cầu của các bên. about:blank 10/41 22:56 1/8/24
Đề cương LHĐ - àdicsgivniojiqr
Hợp đồng vô hiệu tương đối: Khác với hợp đồng vô hiệu tuyệt đối mặc nhiên được coi là vô
hiệu thì hợp đồng vô hiệu tương đối chỉ vô hiệu khi bị Toà tuyên. Các trường hợp bị Toà tuyên vô hiệu bao gồm:
- Do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; - Do bị nhầm lẫn;
- Do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu Toà án tuyên vô hiệu là 02 năm kể từ ngày hợp đồng được xác
lập. Đồng thời, để được Toà tuyên hợp đồng vô hiệu thì bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu phải chứng minh.
4.2. Căn cứ vào phạm vi vi phạm:
Hợp đồng vô hiệu toàn bộ: Tất cả nội dung vi phạm các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
hoặc chỉ vi phạm một điều kiện nhưng ảnh hưởng toàn bộ hợp đồng. Các trường hợp dẫn đến
hợp đồng được cho là vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau (Được quy định
tại điều 123 – 128 Bộ luậ t Dân sự 2015):
- Do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội; - Do giả tạo;
- Do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; - Do nhầm lẫn;
- Do lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi.
Hợp đồng vô hiệu từng phần: Một phần nội dung của hợp đồng vô hiệu nhưng không ảnh
hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại trong hợp đồng.
- Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì có quy định mức phạt vi phạm là 10% giá
trị nghĩa vụ bị vi phạm. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Thương mại thì mức phạt vi
phạm tối đa là 8%. Như vậy, phần vượt quá sẽ bị vô hiệu cụ thể ở đây là 2%. Các phần
khác trong hợp đồng vẫn sẽ có hiệu lực.
5. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu
5.1. Chấm dứt hiệu lực giao dịch dân sự:
Khoản 1 Điều 131: “Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập”. Nghĩa là, hợp đồng không
có giá trị pháp lý từ thời điểm giao kết, dù cho các bên có thực hiện hay chưa. Do đó, giao dịch
không có giá trị bắt buộc đối với các bên tham gia, các bên không còn bị ràng buộc bởi quyền
và nghĩa vụ với nhau và quyền và nghĩa vụ phát sinh sẽ không được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Nếu chưa xác lập/đang thực hiện thì theo nguyên tắc, các bên sẽ chấm dứt các hoạt động giao
dịch liên quan. Trong trường hợp là hợp đồng vô hiệu từng phần thì một phần nội dung của
hợp đồng vô hiệu và không ảnh hưởng đến hiệu lực thực hiện của phần còn lại của hợp đồng.
5.2. Khôi phục tình trạng pháp lý ban đầu và trao trả lại
Khoản 2 Điều 131: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban
đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật
thì trị giá thành tiền để hoàn trả”. Khi giao kết hợp đồng nhưng bị tuyên bố vô hiệu, không làm
phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên từ thời điểm giao kết, nên về nguyên tắc, các bên liên quan
sẽ phải khôi phục lại tình trạng ban đầu (tức trước thời điểm ký kết), trả lại những thứ đã nhận about:blank 11/41 22:56 1/8/24
Đề cương LHĐ - àdicsgivniojiqr
theo thỏa thuận hợp đồng. Nếu các bên tham gia mới xác lập, chưa thực hiện thì chấm dứt thực hiện giao dịch.
Trong trường hợp các bên đã thực hiện một phần, không thể hoàn trả lại hiện trạng ban đầu
thì cần quy thành tiền, trừ những trường hợp có thỏa thuận khác.
5.3. Bên có lỗi gây thiệt hại và phải chịu bồi thường
Hợp đồng vô hiệu kéo theo hệ quả là phải khôi phục lại tình trạng ban đầu bằng cách hoàn
trả những gì các bên đã nhận của nhau. Tuy nhiên, việc hoàn trả những gì đã nhận đôi khi chưa
đủ và vấn đề bồi thường thiệt hại do hợp đồng vô hiệu được đặt ra.
Hợp đồng vô hiệu có thể chỉ do lỗi một bên mà cũng có thể do lỗi của hai bên và vấn đề bồi
thường thiệt hại được đặt ra cả trong trường hợp mức độ lỗi của hai bên là tương đương nhau.
Do đó, Tòa án phải xác định mức độ lỗi của từng bên trong việc làm cho hợp đồng vô hiệu để
xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại: nếu mỗi bên đều có lỗi tương đương nhau thì mỗi
bên phải chịu 1/2 giá trị thiệt hại; nếu mức độ lỗi của họ không tương đương nhau thì trách
nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định theo mức độ lỗi của mỗi bên.
5.4. Bên ngay tình không phải hoàn trả hoa lợi, hoa tức:
Khoản 3 Điều 131: “Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa
lợi, lợi tức đó”. Với các khoản lợi mà các bên thu được từ hợp đồng vô hiệu thì sẽ cần hoàn trả
lại. Chủ sở hữu sẽ được nhận lại lợi ích nếu thuộc quyền sở hữu hợp pháp, trừ trường có quy
định khác. Tuy nhiên, khi giải quyết hậu quả pháp lý mà có người thứ ba ngay tình liên quan
đến giao dịch được bảo vệ cần phải xem xét một số yếu tố, quy định rõ tại Điều 133. Tùy vào
quyền bị vi phạm mà bên có lợi ích hợp pháp có thể yên cầu tòa án bảo vệ quyền, lợi ích của mình.
Thứ nhất, trường hợp hợp đồng vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản, không phải đăng
ký quyền sở hữu, đã được chuyển giao cho bên thứ 3 ngay tình thì giao dịch đó vẫn có hiệu
lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 Bộ luật Dân sự
Thứ hai, trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký mà
chưa được đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ
ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình
nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản
án, quyết định bị hủy, sửa. 5.5. Khác
Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính
Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các
bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
Bài 4. CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA HỢP ĐỒNG
1. Giải thích hợp đồng 1.1. Khái niệm
Theo Từ điển luật học, không có định nghĩa cụ thể về giải thích hợp đồng.Tuy nhiên có thể
hiểu như sau về giải thích hợp đồng: Giải thích hợp đồng là hoạt động xác định rõ các điểm
không rõ nghĩa hoặc bổ sung các quy định không đầy đủ trong nội dung của hợp đồng giữa các
nên trong quan hệ hợp đồng. Giải thích hợp đồng phải dựa trên cơ sở không làm thay đổi bản
chất của hợp đồng, hay cụ thể hơn là không làm thay đổi ý chí của các bên tham gia giao kết hợp đồng about:blank 12/41 22:56 1/8/24
Đề cương LHĐ - àdicsgivniojiqr
1.2. Quy định về giải thích hợp đồng (VIỆT NAM ĐIỀU 404 BLDS 2015)
4.1.2.4. Quy định của PICC về giải thích hợp đồng
Quy định về giải thích hợp đồng được đề cập ở chương 4 (Interpretation) của PICC, gồm có 8 điều khoản cụ thể:
Điều 4.1 (Ý chí của các bên trong hợp đồng)
1. Một hợp đồng phải được giải thích dựa trên ý chí chung của các bên trong hợp đồng đó.
2. Nếu ý chí chung của các bên trong hợp đồng không thể được xác định, hợp đồng sẽ được
giải thích dựa trên ý nghĩa, mà một người bình thường trong cùng hoàn cảnh và điều kiện như
các bên trong hợp đồng, có thể tự giải thích được.
Điều 4.2 (Giải thích lời phát biểu và hành vi khác)
1. Những tuyên bố hoặc hành vi của một bên sẽ được giải thích theo ý chí của bên tuyên bố,
nếu bên kia biết hay không thể biết ý chí đó.
2. Nếu không áp dụng được Khoản (1), thì những tuyên bố hoặc hành vi của một bên sẽ được
giải thích theo cách hiểu của một người bình thường có cùng hoàn cảnh tương tự với bên kia có thể hiểu.
Điều 4.3 (Những yếu tố có liên quan)
Khi áp dụng Điều 4.1 và 4.2, cần xem xét tất cả các chi tiết xung quanh hợp đồng, bao gồm:
a. Những cuộc đàm phán giữa đôi bên trước khi giao kết hợp đồng;
b. Những quy ước mà cả hai bên đã xác định và hiểu rõ;
c. Hành vi của các bên sau khi giao kết hợp đồng;
d. Tính chất và mục đích của hợp đồng;
e. Ý nghĩa thường dùng cho các điều khoản và những thể hiện trong lĩnh vực thương mại mà
hai bên tham gia trong hợp đồng;
f. Tập quán Điều 4.4 (Tham khảo toàn bộ hợp đồng hoặc toàn bộ điều khoản) Nội dung hợp
đồng phải được giải thích bối cảnh toàn bộ hợp đồng hoặc toàn bộ điều khoản được thể hiện trong hợp đồng.
Điều 4.5 (Tất cả các điều khoản cần có hiệu lực)
Các điều khoản của hợp đồng cần phải được giải thích sao cho tất cả các điều khoản đều có
hiệu lực, hơn là chỉ làm cho một vài điều khoản có hiệu lực.
Điều 4.6 (Quy tắc contra proferentem)
Khi các điều khoản, do một bên trong hợp đồng soạn thảo, không rõ ràng, thì phải giải thích
các điều khoản đó theo ý nghĩa không tạo lợi thế cho bên soạn thảo.
Điều 4.7 (Sự tương phản của ngôn ngữ)
Khi một hợp đồng được dịch bằng hai hoặc nhiều ngôn ngữ mà có giá trị hiệu lực ngang nhau,
khi có sự khác nhau giữa những bản dịch này, thì cách giải thích theo bản được soạn thảo ra
đầu tiên sẽ có giá trị ưu thế hơn. about:blank 13/41 22:56 1/8/24
Đề cương LHĐ - àdicsgivniojiqr
Điều 4.8 (Bổ sung một điều khoản còn thiếu)
1. Khi các bên trong hợp đồng chưa thoả thuận một điều khoản nào đó, mà điều khoản ấy quan
trọng trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ của họ, một điều khoản thích hợp khi đó sẽ được bổ sung.
2. Khi xem xét điều khoản nào là thích hợp, cần lưu ý đến những chi tiết xung quanh, ví dụ như:
a. Ý định của các bên trong hợp đồng;
b. Tính chất và mục đích của hợp đồng;
c. Nguyên tắc thiện chí và trung thực; d. Tính hợp lý
=> So sánh chế định của pháp luật Việt Nam và chế định của PICC về giải thích hợp đồng
Nhìn chung, các quy định trong Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 có nhiều điểm tương đồng với
PICC về vấn đề giải thích hợp đồng. Cả hai văn bản pháp luật đều giải thích dựa trên cơ sở ý
chí chung của các bên tham gia ký kết hợp đồng trước tiên. Trong trường hợp khó xác định
hoặc không thể xác định ý chí chung thì sẽ căn cứ vào từ ngữ của hợp đồng, ý chí của từng bên
cũng như tập quán nơi giao kết hợp đồng.
Tuy nhiên, có thể thấy các điều khoản của PICC lại có phần chặt chẽ và chi tiết hơn Bộ luật
Dân sự 2015. Pháp luật nước ta chủ yếu mang tính chất liệt kê và chưa có những quy định bao
quát các trường hợp có thể xảy ra trong thực tiễn giải thích hợp đồng. Cụ thể, Bộ luật Dân sự
Việt Nam không có quy định giải thích tuyên bố đơn phương, hành vi thực tế, giải thích điều
khoản do một bên đưa ra (hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung) và giải thích hợp đồng
trong trường hợp hợp đồng được ký bằng các ngôn ngữ khác nhau.
1.3. Nguyên tắc giải thích hợp đồng
1.3.1. Nguyên tắc tôn trọng ý chí của các bên
Căn cứ theo khoản 1 Điều 409 BLDS 2015 quy định: “Khi hợp đồng có điều khoản không rõ
ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải
căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập,
thực hiện hợp đồng”.
Nguyên tắc này có thể được hiểu là: Việc giải thích hợp đồng trước hết căn cứ vào ý chí chung
của các bên tại điều khoản cần giải thích bởi lẽ hợp đồng là sự thống nhất ý chí giữa các bên
tham gia giao kết và giải thích hợp đồng là làm rõ nội dung của hợp đồng đó. Tuy nhiên điều
này không có nghĩa là ngôn từ và cách diễn đạt trong hợp đồng không được coi là căn cứ giải
thích hợp đồng mà là ưu tiên thứ hai để xác định ý chí chung của các bên. Ngoài ra, tập quán
cũng là một cơ sở để giải thích hợp đồng.
1.3.2. Nguyên tắc không làm thay đổi nội dung của hợp đồng
Hợp đồng được giao kết hợp pháp có giá trị là luật đối với các bên. Nếu trong hợp đồng có
những điều khoản, nội dung cần được giải thích thì chủ thể có thẩm quyền chỉ được phép giải
thích chứ không có quyền sửa đổi nội dung hợp đồng. Nếu chủ thể giải thích hợp đồng thay
đổi nội dung của hợp đồng thì đây không còn là ý chí của các bên tham gia nữa bởi vì bản chất
của hợp đồng chính là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các bên.
1.3.3. Nguyên tắc giải thích có lợi cho bên bị yếu thế about:blank 14/41 22:56 1/8/24
Đề cương LHĐ - àdicsgivniojiqr
Căn cứ theo khoản 6 Điều 404 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp
đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên
kia”. Khoản 2 Điều 405 BLDS 2015 quy định: “ Trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản
không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó”.
Có thể hiểu đây là nguyên tắc bình đẳng. Bởi vì trong quan hệ hợp đồng, bên đưa ra hợp đồng
theo mẫu luôn là bên nắm ưu thế hơn trong soạn thảo hợp đồng, diễn đạt nội dung của hợp
đồng. Nguyên tắc này sẽ hạn chế trường hợp bên soạn thảo hợp đồng cố tình đưa vào hợp đồng
những nội dung nhằm trục lợi và để đảm bảo chủ thẻ đưa ra hợp đồng theo mẫu phải cân nhắc,
xem xét kỹ càng về ngôn từ cũng như cách diễn đạt, để tránh những tranh chấp phát sinh.
Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ được áp dụng khi hợp đồng có nội dung không rõ ràng. Trường
hợp hợp đồng đưa ra những nội dung bất lợi cho bên chấp nhận hợp đồng theo mẫu mà nội
dung hợp đồng đã rõ ràng thì không cần giải thích hợp đồng.
1.3.4. Nguyên tắc giải thích theo lẽ công bằng
Mặc dù chế định giải thích hợp đồng không quy định trực tiếp nguyên tắc công bằng, thiện chí
song đây lại là nguyên tắc xuyên suốt, bao trùm lên toàn bộ pháp luật dân sự Việt Nam. Do vậy
nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với giải thích hợp đồng.
1.4. Chủ thể giải thích hợp đồng
Hợp đồng chỉ phải giải thích trong trường hợp các bên trong hợp đồng không thống nhất cách
hiểu về một nội dung hay điều khoản nào đó của hợp đồng dẫn đến tranh chấp. Do vậy bản
chất của tranh chấp về giải thích hợp đồng là một loại tranh chấp hợp đồng và từ đó chủ thể có
thẩm quyền giải thích hợp đồng chính là chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Trong Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định cụ thể về việc chủ thể nào có thẩm quyền giải
quyết hợp đồng song ở các Bộ luật/luật cụ thể thì có đề cập tới vấn đề này. Cá nhân, tổ chức
có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng là chủ thể giải thích hợp đồng được quy định tại
Điều 15 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. Theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ
luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án là chủ thể có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về giao
dịch dân sự, hợp đồng dân sự, do đó Tòa án là một chủ thể của giải thích hợp đồng. Nói tóm
lại, “pháp luật không quy định cụ thể ai là người có trách nhiệm giải thích nội dung của giao
dịch dân sự. Thông thường, trong trường hợp có sự không hiểu đúng về nội dung của giao dịch
dân sự trước hết cần có sự bàn bạc thỏa thuận của các bên. Nếu các bên không thỏa thuận được
thì có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hoặc Tòa án quyết định.”
1.5. Chức năng của giải thích hợp đồng
1.5.1. Chức năng làm rõ nghĩa cho hợp đồng
Một hợp đồng phải thể hiện được những nội dung xác định và thể hiện được ý chí chịu ràng
buộc của các bên. Nếu hợp đồng mơ hồ, khó hiểu, thì sẽ dẫn đến việc không thể hiện được ý
chí của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Do đó hoạt động giải thích hợp đồng là vô cùng
quan trọng, đóng vai trò làm sáng tỏ hợp đồng, từ đó tránh được những hiểu l ầm, rủi ro không
đáng có trong quá trình các bên tham gia giao kết hợp đồng. Tại điều 404 của Bộ luật Dân sự
2015 có đề cập đến các trường hợp cần giải thích trong quá trình giao kết hợp đồng bao gồm:
Điều khoản không rõ ràng, điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu và điều khoản hoặc ngôn từ có
thể hiểu theo nhiều nghĩa.
Trên thực tế, một điều khoản của hợp đồng có thể được hiểu theo nhiều nghĩa. Một điều khoản
có nhiều cách hiểu có thể dẫn tới hệ quả là làm sai lệch đi nội dung cơ bản của hợp đồng. Đối
với trường hợp này, hoạt động giải thích hợp đồng cần đặc biệt cẩn trọng vì nếu lạm dụng các
nguyên tắc dựa trên ý chí tuyên bố có thể làm sai lệch đi bản chất của hoạt động giải thích hợp
đồng, đó là đảm bảo không thay đổi nội dung của hợp đồng. about:blank 15/41 22:56 1/8/24
Đề cương LHĐ - àdicsgivniojiqr
1.5.2. Chức năng bổ sung các
nội dung còn thiếu cho hợp đồng
Trên thực tế, một hợp đồng khó có thể thể hiện đầy đủ nội dung hoặc điều kiện của chúng như
lý thuyết đặt ra. Điều này dẫn đến việc thiếu hụt quy định trong nội dung của hợp đồng. Đây
là hệ quả của sai sót trong quá trình soạn thảo hợp đồng, có thể là do cẩu thả, cũng có thể là do
các bên không lường trước được các trường hợp này có thể xảy ra. Tuy nhiên bởi vậy mà một
nhiệm vụ khác của giải thích hợp đồng được đặt ra, đó là chức năng bổ sung các nội dung mà hợp đồng còn thiếu.
Theo PICC, yêu cầu đối với chức năng này được giải thích như sau: “Những điều khoản còn
thiếu hoặc những chỗ trống trong hợp đồng phát sinh sau khi giao kết hợp đồng, nếu chưa được
các bên điều chỉnh lại cho đúng trong toàn bộ hợp đồng, thì có thể là do họ không muốn giải
quyết hoặc do họ không thể ngờ đến những trường hợp này.”
Chức năng này của giải thích hợp đồng cũng đã từng được đề cập đến ở khoản 5 Điều 409 ở
Bộ luật Dân sự 2005: “Khi hợp đồng thiếu một số điều khoản thì có thể bổ sung th eo tập quán
đối với loại hợp đồng đó tại địa điểm giao kết hợp đồng.” Tuy nhiên cho tới Bộ luật Dân sự
2015, điều khoản này đã được bỏ đi.
1.6. Ý nghĩa của giải thích hợp đồng
Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận ý chí của các bên tham gia. Trong quá trình chuyển
hóa ý chí thành hành vi thực hiện hợp đồng có thể sẽ gây ra các cách hiểu không thống nhất.
Do vậy, giải thích hợp đồng đóng vai trò như công cụ dung hòa ý chí của các bên, là một biện
pháp tích cực để khắc phục những thiếu sót trong nội dung, quy định,
giảm thiểu những rủi ro
không đáng có khi các bên tham gia giao kết hợp đồng. Ngoài ra, giải thích hợp đồng còn là
một phần vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề hiệu lực của hợp đồng. Bởi lẽ
hiệu lực hợp đồng bao gồm nhiều vấn đề pháp lý có mối quan hệ biện chứng như quy định thực
hiện hợp đồng, phân chia rủi ro, chấm dứt hợp đồng,... Như vậy có thể thấy, giải thích hợp
đồng là một điều không thể thiếu đối với mỗi bên tham gia giao kết hợp đồng.
2. Các điều khoản theo mẫu
2.1. Khái niệm điều khoản theo mẫu
Điều 406. Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng
2.2. Các điều khoản miễn trừ trách nhiệm
BÀI 5. THỰC HIỆN VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng
1.1. Nguyên tắc chung: Việc thực hiện hợp đồng dân sự phải tuân theo nguyên tắc cơ bản để
một hợp đồng được diễn ra như các bên phải thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận trong nội
dung của hợp đồng về chất lượng, số lượng, chủng loại của đối tượng; về thời hạn; về phương
thức và các thỏa thuận khác. Không những thế mà các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng
phải thật sự trung thực, trên tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn
nhau. Và một trong những nguyên tắc đặc biệt quan trọng là các bên khi thực hiện hợp đồng
không được làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác. 1.2. Nguyên tắc riêng about:blank 16/41 22:56 1/8/24
Đề cương LHĐ - àdicsgivniojiqr
– Đối với hợp đồng đơn vụ được quy định tại Điều 409 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì đối với
hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thỏa thuận, chỉ được
thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý.
– Đối với hợp đồng song vụ được quy định tại Điều 410 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định
trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải
thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa
thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 411 và Điều 413 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Trường hợp các bên không thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng
thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ
nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước. Mặt khác,
để bảo đảm tính công bằng và quyền lợi của các bên trong hợp đồng, pháp luật còn quy định
cho bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn việc thực hiện nghĩa vụ đó nếu tài sản
của bên kia giảm sút nghiêm trọng đến mức không có khả năng để thực hiện hợp đồng. Khi
nào bên kia khôi phục được khả năng để có thể thực hiện được hợp đồng hoặc đã có người bảo
lãnh thì người phải thực hiện nghĩa vụ trước tiếp tục thực hiện hợp đồng.
– Đối với hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba được quy định tại Điều 415 Bộ l uật Dân sự năm 2015
Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu
bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên trong hợp đồng có tranh
chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ
cho đến khi tranh chấp được giải quyết. Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ
thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba . Trong các hợp đồng này, bên có nghĩa vụ phải
thực hiện nghĩa vụ đó trước người thứ ba khi đến thời hạn. Bên có quyền có thể yêu cầu bên
có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Nếu giữa các bên tham gia hợp đồng đang
có tranh chấp về việc thực hiện thì người thứ ba phải tạm dừng quyền yêu cầu cho đến khi tranh
chấp được giải quyết.
Nếu người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đó thì
bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ nhưng phải thông báo cho bên có quyền biết và
hợp đồng được coi là huỷ bỏ. Nếu sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ mà người thứ
ba mới từ chối lợi ích của mình thì nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành. Vì vậy, bên có quyền
vẫn phải thực hiện các vấn đề đã cam kết với bên có nghĩa vụ. Mặt khác, bên có quyền trong
giao kết hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên đã thực hi
ện nghĩa vụ nếu có thiệt hại xảy ra.
Bên cạnh việc pháp luật có quy định về nội dung thực hiện hợp đồng dân sự thì có quy định
kèm theo về phương thức thực hiện hợp đồng là những các cách thức thực hiện hợp đồng của
các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng nhằm làm cho các điều khoản, nội dung đã cam kết
trong hợp đồng trở thành hiện thực. Quá trình thực hiện hợp đồng cần tuân theo những nguyên tắc chung ở trên.
*Mặt khác, tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng, mà pháp luật quy định việc thực hiện
hợp đồng của các loại hợp đồng như hợp đồng đơn vụ, hợp đồng song vụ, phụ thuộc vào tính
chất mà có quy định khác nhau:
Do đó, đối với hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các nghĩa vụ mà hai bên
đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể thực hiện about:blank 17/41 22:56 1/8/24
Đề cương LHĐ - àdicsgivniojiqr
nghĩa vụ trước hoặc sau thời hạn mà hợp đồng đã quy định. Bên cạnh đó thì theo như quy định
của pháp luật hiện hành thì hợp đồng song vụ được xác định là có tính chất, khi các bên đã thỏa
thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến thời hạn quy định.
Mặt khác, theo như quy định thì các bên không được tự ý hoãn việc thực hiện nghĩa vụ cho dù
bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp nghĩa vụ không thực hiện được
do lỗi của một bên. Khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên kia,
thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc hủy bỏ hợp đồng
và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về bên nào thực
hiện nghĩa vụ trong trường hợp, hợp đồng quy định họ phải thực hiện nghĩa vụ trước, nhưng
tài sản của bên kia bị giảm sút giá trị nghiêm trọng đến mức không thể đáp ứng được việc thực
hiện nghĩa vụ đối ứng như đã cam kết.
Quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ được tồn tại cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được
nghĩa vụ hoặc có người bảo lãnh trong việc thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, thì
người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình.
Trường hợp các bên có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền
yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết. Nếu người thứ ba từ chối
lợi ích của mình sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong nghĩa vụ, thì nghĩa vụ theo hợp
đồng coi như đã hoàn thành và bên có quyền vẫn phải thực hiện những điều cam kết đối với bên có nghĩa vụ.
Bên có quyền trong hợp đồng cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các
cam kết trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Trong trường hợp người thứ ba từ chối lợi
ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, thì bên có nghĩa vụ không phải thực
hiện nghĩa vụ, tuy nhiên cần báo rõ lí do này cho bên có quyền biết và hợp đồng được coi như
bị hủy bỏ. Các bên trong hợp đồng hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận.
2. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng
- Sửa đổi, bổ sung hợp đồng là dạng thỏa thuận giữa các bên giao kết hợp đồng xác lập
việc thay đổi nội dung của hợp đồng đã ký kết. Việc sửa đổi hợp đồng có thể thực hiện
nhiều lần, vào nhiều thời điểm, có thể sửa đổi một hoặc nhiều nội dung đã thỏa thuận trong
hợp đồng nhưng phải tuân thủ quy định về hình thức thỏa thuận và nội dung thỏa thuận mới
phát sinh hiệu lực áp dụng cho các bên khi thực hiện hợp đồng. => Thỏa thuận sửa đổi, bổ
sung hợp đồng có thể thể hiện bằng một hợp đồng cụ thể, bằng một phụ lục hợp đồng hoặc
một thỏa thuận dân sự độc lập giữa các bên ký kết hợp đồng.
- Hợp đồng có thể được sửa đổi trong các trường hợp như t rong khoản 1 điều 420
- Sửa đổi hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên về việc thay đổi một hoặc một số điều
khoản của hợp đồng đã có hiệu lực. sửa đổi hợp đồng có một số đặc điểm sau:
(i) Là sự thỏa thuận của các bên. Các bên có thể thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng khi
giao kết hợp đồng hoặc khi hợp đồng đã có hiệu lực;
(ii) Việc sửa đổi hợp đồng chỉ được tiến hành khi hợp đồng đã có hiệu lực. Bởi vì, nếu hợp
đồng chưa có hiệu lực thì không coi là sửa đổi hợp đồng mà đó chỉ là quá trình các bên thay
đổi các nội dung thỏa thuận trong quá trình giao kết hợp đồng;
(iii) Việc sửa đổi hợp đồng chỉ làm thay đổi một hoặc một số điều khoản của hợp đồng đã
có hiệu lực. Nếu việc sửa đổi hợp đồng làm thay đổi toàn bộ các điều khoản trong nội dung
của hợp đồng thì đó là sự thay thế hợp đồng đã có hiệu lực bằng một bản hợp đồng mới
chứ không còn là sửa đổi hợp đồng;
(iv) Khi hợp đồng được sửa đổi thì phần bị sửa đổi sẽ không còn giá trị, phần sửa đổi sẽ có
giá trị kể từ thời điểm việc sửa đổi có giá trị pháp lý. about:blank 18/41 22:56 1/8/24
Đề cương LHĐ - àdicsgivniojiqr
Mặc dù sửa đổi hợp đồng là một trong các quyền của các bên trong hợp đồng, nhưng quyền
này bị giới hạn bởi quy định của pháp luật trong một số trường hợp nhất định. Tức là, trong
một số trường hợp, các bên không được sửa đổi hợp đồng. Ví dụ, theo quy định tại Điều
417 BLDS: “Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực
hiện,’ các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ
trường hợp được người thứ ba đồng ý”.
- Trong một số trường hợp, việc sửa đổi hợp đồng không dựa trên sự thỏa thuận của các
bên mà do pháp luật quy định. Tuy nhiên, việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp này
chỉ được thực hiện khi có những điều kiện nhất định. Ví dụ: (i) Hoàn cảnh thực hiện
hợp đồng thay đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 420; (ii) Một bên bị ảnh hưởng đến
lợi ích do hoàn cảnh thay đổi; (iii) Các bên không thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp
đồng trong một thời hạn hợp lý. Trong trường hợp này, việc sửa đổi hợp đồng do Tòa
án thực hiện mà không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.
- Việc sửa đổi hợp đồng phải được thực hiện theo hình thức của hợp đồng. Quy định này
chỉ áp dụng đối với các hợp đồng mà pháp luật quy định bắt buộc phải được giao kết bằng
văn bản, được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép. Đối với các trường hợp
pháp luật không có quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng thì việc sửa đổi hợp đồng
không bắt buộc phải tuân theo hình thức của hợp đồng.
3. Các biện pháp bảo vệ đối với việc thực hiện hợp đồng (tạm ngừng, đình chỉ, huỷ bỏ ) KHÁI NIỆM
-Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp
đồng (theo Điều 308 Luật Thương mại 2005).
-Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (theo
Điều 310 Luật Thương mại 2005).
-Hủy bỏ hợp đồng là sự kiện pháp lý mà hậu quả của nó làm cho nội dung hợp đồng bị hủy bỏ
không hiệu lực từ thời điểm giao kết (theo Điều 312 Luật Thương mại 2005). ĐIỂM GIỐNG NHAU
+ Ba hình thức này đều thuộc một trong các chế tài trong thương mại được quy định tại Luật thương mại năm 2005.
+ Cả ba hình thức đều được áp dụng khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là
điều kiện để thực hiện chế tài trên hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
+ Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải
thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng.
+ Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực
hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại. ĐIỂM KHÁC NHAU Tiêu chí Tạm ngừng hợp đồng Đình chỉ hợp đồng Hủy bỏ hợp đồng Căn
cứ Điều 308, 309 Luật Điều 310, 311 Luật Điều 312, 313, 314 Luật pháp lý Thương mại 2005 Thương mại 2005 Thương mại 2005 about:blank 19/41 22:56 1/8/24
Đề cương LHĐ - àdicsgivniojiqr Giá
trị Hợp đồng vẫn còn hiệu Hợp đồng chấm dứt hiệu Có thể hủy bỏ một phần hiệu lực lực.
lực từ thời điểm một bên hoặc hủy bỏ toàn bộ hợp của hợp
nhận được thông báo đình đồng: đồng chỉ.
+ Hủy bỏ một phần hợp
đồng: phần huỷ bỏ hết hiệu
lực từ thời điểm giao kết;
các phần còn lại trong hợp
đồng vẫn còn hiệu lực. + Hủy bỏ toàn bộ hợp
đồng: hợp đồng được coi là
không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.
Tính chất Tạm ngừng thực hiện Đình chỉ thực hiện hợp Còn đối với hủy bỏ hợp
hợp đồng là việc một đồng thì một bên hợp đồng là việc bãi bỏ hẳn 1
bên tạm thời không đồng sẽ chấm dứt hẳn phần hay toàn bộ các nghĩa
thực hiện nghĩa vụ việc thực hiện nghĩa vụ vụ trong hợp đồng, trong trong hợp đồng. trong hợp đồng.
trường hợp hủy bỏ một
phần hợp đồng thì các phần
còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực. about:blank 20/41