Đề cương Lý Luận Nhà Nước và Pháp Luật
Đề cương Lý Luận Nhà Nước và Pháp Luật
Môn: LLNN và Pháp Luật
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 20899013
Các TCTP. Đề cương môn học. Ch2 và Chương 19. GIẢI
QUYẾT Tranh CHẤP QUỐC TẾ
Lý Luận Nhà nước và pháp luật (Trường Đại học Luật - Đại học quốc gia Hà Nội) lOMoAR cPSD| 20899013 1 . Đề cương
2. Chương 2 Giáo trình
3. Chương 19 Giáo trình
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN (TÓM TẮT)
CÁC THIẾT CHẾ TÀI PHÁN QUỐC TẾ - HK1 2023- 2024
1. Giảng viên: TS. Đào Thị Thu Hường
Bộ môn Luật Quốc tế, Phòng 213, Nhà E1 Khoa Luật - ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Hà Nội.
- Điện thoại: 024 754 8514;
Email: daothuhuongkhoaluat@gmail.com
2. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỌC PHẦN
- Tên học phần: Các thiết chế tài phán quốc tế
- Mã học phần: INL2008; Số tín chỉ: 02
- Phân bổ giờ tín chỉ: + Lý thuyết: 24 + Thực hành: 0 + Tự học: 6
- Bộ môn phụ trách: Bộ môn Luật quốc tế - Khoa Luật, ĐHQGHN Điện thoại: 04. 37548514 Email: bomonlqt@gmail.com
3. CHUẨN ĐẦU RA CỦA HỌC PHẦN
3.1. Về kiến thức
CLO1: Nắm được các kiến thức lý luận cơ bản về các thiết chế tài phán quốc tế,
bao gồm: khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển, phân loại các thiết chế tài
phán quốc tế, đặc điểm phân biệt thiết chế tài phán quốc tế và thiết chế tài phán
quốc gia; nắm được những kiến thức lý luận và thực tiễn về chức năng, thẩm
quyền, cơ cấu tổ chức, thủ tục tố tụng, phán quyết của những thiết chế tài phán
quan trọng như Tòa án công lý quốc tế, Tòa án quốc tế về Luật Biển, Tòa trọng tài
quốc tế về Luật Biển, Tòa án Hình sự quốc tế… cũng như của một số thiết chế tài phán mang tính khu vực.
CLO2: Vận dụng tổng hợp các kiến thức lý luận và thực tiễn về các thiết chế tài
phán quốc tế nêu trên để có thể đưa ra nhưng bình luận, nhận xét về các vụ việc
điển hình đã được giải quyết và các ý kiến/kết luận tư vấn pháp lý đã được đưa ra 1 lOMoAR cPSD| 20899013
tại các thiết chế tài phán này; rút ra được bài học kinh nghiệm cho các quốc gia nói
chung và Việt Nam nói riêng trong việc sử dụng các thiết chế tài phán quốc tế.
CLO3: Đánh giá được khả năng sử dụng các thiết chế tài phán quốc tế vào việc
giải quyết tranh chấp quốc tế, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.
CLO4: Đề xuất được các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả các thiết chế phán quốc
tế trong chiến lược giải quyết các tranh chấp mà Việt Nam đang phải đối diện với
một số quốc gia hiện nay.
3.2. Về kĩ năng
CLO5: Hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản về phân tích, bình luận tổng
hợp, đánh giá các tình huống, vụ việc thuộc thẩm quyền của các cơ quan tài phán quốc tế.
CLO6: Thành thạo một số kỹ năng trong tìm kiếm, thu thập và xử lý các văn bản
pháp lý quốc tế, án lệ, thông tin thực tiễn quốc tế; Phát triển kỹ năng lập luận,
thuyết trình trước công chúng; kỹ năng làm việc nhóm; phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo.
3.3. Về phẩm chất, thái độ
CLO7: Có năng lực tự học, tinh thần chủ động, sáng tạo, lập kế hoạch học tập,
nghiên cứu tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng để nâng cao trình độ;
Có khả năng làm việc độc lập, hợp tác làm việc theo nhóm; có khả năng đưa ra các
kết luận chuyên môn chính xác và biết lập luận để bảo vệ các kết luận đó;
CLO8: Nhận thức và có thái độ đúng đắn về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của
các thiết chế tài phán quốc tế trong bối cảnh hiện nay; Hình thành thái độ khách
quan, có nhận thức quan điểm rõ ràng về việc học tập, nghiên cứu Luật quốc tế,
vận dụng pháp luật quốc tế vào công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước, hội nhập quốc tế hiện nay.
4. TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN
Môn học này thuộc lĩnh vực công pháp quốc tế, cung cấp cho người học các
kiến thức cơ bản và các kiến thức pháp lí chuyên ngành về các thiết chế tài phán quốc tế.
Môn học gồm 4 nhóm vấn đề chính: (1) Những vấn đề lý luận cơ bản về các 2 lOMoAR cPSD| 20899013
thiết chế tài phán quốc tế (khái niệm, đặc điểm, lịch sử ra đời và phát triển của các
thiết chế tài phán quốc tế…); (2) Các thiết chế tài phán quốc tế giải quyết tranh
chấp giữa các quốc gia (Tòa án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc, Tòa trọng tài
thường trực, Tòa án quốc tế về Luật Biển, Tòa trọng tài quốc tế Luật Biển); (3)
Các thiết chế tài phán hình sự quốc tế (Các tòa án hình sự quốc tế Nuremberg và
Tokyo, các tòa án Hình sự quốc tế Ad hoc Nam tư cũ và Rwanda, Tòa án Hình sự
quốc tế theo Quy chế Rôm năm 1998); và (4) Các thiết chế tài phán quốc tế khác.
4. NỘI DUNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1 Nội dung 1
Tổng quan về các thiết chế tài phán quốc tế 2 Nội dung 2
Các thiết chế tài phán giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia 3 Nội dung 3
Các thiết chế tài phán hình sự quốc tế 4 Nội dung 4
Các thiết chế tài phán quốc tế khác
NỘI DUNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC THIẾT CHẾ TÀI PHÁN QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm thiết chế tài phán quốc tế
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của các thiết chế tài phán quốc tế 1.3. Phân loại
1.4 Đặc điểm cơ bản của các thiết chế tài phán quốc tế
1.5. Thiết chế tài phán quốc tế và thiết chế tài phán quốc gia
NỘI DUNG 2. CÁC THIẾT CHẾ TÀI PHÁN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA CÁC QUỐC GIA
2.1. Tòa án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc 2.1.1. Tổ chức của Tòa
2.1.2. Chức năng, thẩm quyền của Tòa
2.1.3. Thủ tục tố tụng của Tòa
2.1.4. Phán quyết của Tòa
2.2. Tòa án quốc tế về Luật Biển 2.2.1. Tổ chức của Tòa 3 lOMoAR cPSD| 20899013
2.2.2. Chức năng, thẩm quyền của Tòa
2.2.3. Thủ tục tố tụng của Tòa
2.2.4. Phán quyết của Tòa
2.3. Tòa trọng tài quốc tế về Luật Biển 2.3.1. Tổ chức của Tòa
2.3.2. Chức năng, thẩm quyền của Tòa
2.3.3. Thủ tục tố tụng của Tòa
2.3.4. Phán quyết của Tòa
2.4. Tòa trọng tài thường trực Lahaye 2.4.1. Tổ chức của Tòa
2.4.2. Chức năng, thẩm quyền của Tòa
2.4.3. Thủ tục tố tụng của Tòa
2.4.4. Phán quyết của Tòa
NỘI DUNG 3. CÁC THIẾT CHẾ TÀI PHÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ
3.1. Quá trình hình thành và phát triển của các thiết chế tư pháp hình sự QT
3.1.1. Giai đoạn trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến trước chiến tranh thế giới 2
- Tòa án quân sự quốc tế Nuremberg
- Tòa án quân sự quốc tế Tokyo
3.1.2 Giai đoạn từ chiến tranh thế giới 2 đến kết thúc chiến tranh lạnh
- Tòa án Hình sự quốc tế Ad hoc Nam tư cũ
- Tòa án Hình sự quốc tế Rwanda
3.2. Tòa án Hình sự quốc tế theo Quy chế Rôm năm 1998
3.2.1. Tổ chức của Tòa án
3.2.2. Thẩm quyền của Tòa án
3.2.3. Thủ tục tố tụng của Tòa án
3.2.4. Phán quyết của tòa án
NỘI DUNG 4. CÁC THIẾT CHẾ TÀI PHÁN QUỐC TẾ KHÁC 4 lOMoAR cPSD| 20899013
4.1. Thiết chế tài phán trong khuôn khổ WTO
4.2. Thiết chế tài phán trong khuôn khổ ASEAN
4.3. Các thiết chế tài phán khu vực khác ……… 7. HỌC LIỆU
7.1. Học liệu bắt buộc:
1. Khoa Luật, Giáo trình Công pháp quốc tế, NXb. ĐHQGHN, Hà Nội 2013.
2. Nguyễn Hồng Thao, Toà án công lý quốc tế, Nxb CTQG, Hà Nội, 2014.
7.2. Học liệu tham khảo:
1. Nguyễn Ngọc Chí, Giáo trình Tòa án Hình sự quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2012.
2. Đào Thị Thu Hường (2022), Giải quyết tranh chấp Biển Đông - Từ các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật quốc tế (sách chuyên khảo), Nxb. ĐHQG Hà Nội 2022;
3. Nguyễn Bá Diến, Kinh nghiệm quốc tế về cơ chế giải quyết tranh chấp chủ
quyền biển - đảo (sách chuyên khảo), Nxb. Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2013.
4. Rosenne, Shabtai, The World Court – What it is and How it works, 5th ed. Rev., Dordrecht, 1995.
5. Shahabuddeen Mohammend, Presedent in the World Court, Cambridge University Press, 1996.
6. World Court Digest, Max Planck Institute for Comparative Public Law and International Law, 1997.
7. Shaw M. N., International Law, Cambridge University Press, Cambridge, 2008.
7.3. Văn kiện pháp lý quốc tế
1. Hiến chương Liên hợp quốc (1945);
2. Quy chế Tòa án quốc tế 1945;
3. Công ước Viên về Luật điều ước (1969); 5 lOMoAR cPSD| 20899013
4. Công ước Luật Biển (1982);
5. Công ước Lahaye I và II về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế (1899 và 1907);
6. Quy chế Rôm về Tòa án Hình sự quốc tế (1998);
7. Thỏa thuận về các Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp
(DSU) - Phụ lục 2 Hiệp định Marrakesh thành lập WTO; 8. Hiến chương ASEAN… ……..
10. Đánh giá kết quả học tập đối với học phần
10.1. Các công cụ, hình thức và tiêu chí đánh giá
10.2. Tỷ trọng đánh giá Hình thức Tỷ trọng
Điểm đánh giá thường xuyên 10%
Điểm đánh giá giữa kỳ 30%
Điểm thi kết thúc học phần 60%
10.3. Một số yêu cầu cụ thể khác
➢ Đối với bài tập cá nhân:
- Yêu cầu về hình thức: Bài viết từ 2 đến 3 trang trên khổ giấy A4; cỡ chữ
14; font: Times New Roman hoặc Vn.Time; kích thước các lề trên, dưới, trái, phải
theo thứ tự 2.5cm, 2.5cm, 3.5cm, 2cm, dãn dòng 1.5lines (hoặc yêu cầu viết tay);
Ngôn ngữ trong sáng, chuẩn theo tiếng Việt; Tài liệu tham khảo đúng quy định.
- Yêu cầu về nội dung:
+ Xác định đúng vấn đề cần phân tích, bình luận, nghiên cứu.
+ Bài viết đảm bảo tính trung thực, có liên hệ thực tiễn.
➢ Đối với bài tập nhóm
- Yêu cầu về hình thức: Nhóm trình bày báo cáo dưới dạng tiểu luận, bài viết
từ 5 đến 7 trang trên khổ giấy A4; cỡ chữ 14; font: Times New Roman hoặc
Vn.Time; kích thước các lề trên, dưới, trái, phải theo thứ tự 2.5cm, 2.5cm, 3.5cm,
2cm, dãn dòng 1.5lines (hoặc yêu cầu viết tay); Ngôn ngữ trong sáng, chuẩn theo
tiếng Việt; Tài liệu tham khảo đúng quy định.
- Yêu cầu về nội dung: 6 lOMoAR cPSD| 20899013
+ Giải quyết trọn vẹn một yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể do giảng viên giao cho;
+ Các thành viên của nhóm phải thể hiện được ý thức cũng như khả năng
phối hợp làm việc nhóm khi giải quyết nhiệm vụ được giao;
+ Báo cáo kết quả làm việc nhóm phải rõ ràng, hợp lí, khả thi; phân tích, lập
luận logic, có liên hệ thực tiễn; thể hiện rõ vai trò, mức độ tham gia của từng thành
viên trong nhóm vào việc thực hiện nhiệm vụ chung.
➢ Đối với thi kết thúc học phần:
- Hình thức: Thi viết hoặc thi vấn đáp.
- Nội dung: Toàn bộ các vấn đề đã được học, nghiên cứu thể hiện trong
Ngân hàng câu hỏi ôn tập học phần.
- Thang chấm điểm: Điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm
từ 0 đến 10, lẻ đến 0,5 theo năng lực của người học, tuân theo quy định chung của Khoa. Duyệt đề cương
Chủ Nhiệm Bộ Môn Người biên soạn
TS. Đào Thị Thu Hường 7 lOMoAR cPSD| 20899013
Giáo trình CÔNG PHÁP QUỐC TẾ CHƯƠNG 2
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ …
3. Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh các tranh chấp quốc tế
3.1 Sự hình thành nguyên tắc
Nguyên tắc này là hệ quả pháp lý tất yếu của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực
hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, bởi nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng
vũ lực sẽ không có giá trị pháp ý ràng buộc các chủ thể luật quốc tế nếu như không có
nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế.
Mặc dù luật quốc tế ngay từ buổi bình minh đã không còn xa lạ với các biện
pháp hòa bình giải quyết tranh chấp như ngoại giao, đàm phán, trung gian,… nhưa
chưa có những quy phạm bắt buộc các quốc gia phải giải quyết tranh chấp chỉ bằng
phương pháp hòa bình mà không bằng vũ lực. Trong hệ thống Công ước Lahaye 1899
và 1907 có Công ước về hòa bình giải quyết xung đột quốc tế, tuy nhiên, Công ước
cũng chỉ kêu gọi các quốc gia “với khả năng có thể thì ngăn ngừa việc dùng vũ lực”
và “sử dụng tối đa các biện pháp trung gian, hòa giải trước khi dùng vũ khí”.
Hiệp ước Paris năm 1928 về khước từ chiến tranh đã tuyên bố cấm chiến tranh
xâm ược và nêu rõ trách nhiệm cảu các quốc gia chỉ giải quyết tranh chấp bằng
phương pháp hòa bình. Điều 2 của Hiệp ước đã khẳng định các bên “công nhận rằng
việc điều chỉnh hoặc giải quyết mọi tranh chấp, xung đột phát sinh với bất kỳ tính chất
và nguyên nhân nào chỉ có thể tiến hành bằng các phương pháp hòa bình”. Trước khi
có Hiệp ước Paris 1928, các biện pháp hòa bình chỉ là một trong những khả năng để
giải quyết tranh chấp quốc tế. Sau khi Hiệp ước ra đời, việc giải quyết mọi tranh chấp
hay bất đồng chỉ được thực hiện thông qua các biện pháp hòa bình.
Nguyên tắc này được chính thức thừa nhận là nguyên tắc cơ bản của luật quốc
tế lần đầu tiên trong Hiến chương Liên hợp quốc: “Tất cả các Thành viên giải quyết
các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hòa bình, theo cách không làm nguy
hại đến hòa bình và an ninh quốc tế, và công lý” (khoản 3 Điều 2 Hiến chương), đồng
thời, tại Điều 33, Hiến chương cũng đã xây dựng hệ thống các biện pháp hòa bình giải
quyết tranh chấp quốc tế:
“1. Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp
ấy có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách
giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng 8 lOMoAR cPSD| 20899013
tài, tòa án, sử dụng những tổ chức hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện
pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình.
2. Hội đồng Bảo an, nếu thấy cần thiết, sẽ yêu cầu các đương sự giải quyết tranh chấp
của họ bằng các biện pháp nói trên.”
Nội dung của nguyên tắc này một lần nữa được khẳng định và quy định cụ thể
trong Tuyên bố ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc và nhiều văn kiện
pháp lý khác như Định ước Henxinki 1975, Tuyên bố Madrite về hòa bình giải quyết
tranh chấp quốc tế năm 1982, Hiến chương của tổ chức các quốc gia châu Mỹ Latinh,…
3.2 Nội dung nguyên tắc
3.2.1 Tranh chấp quốc tế và tình thế
Để hiểu nội dung của nguyên tắc, trước hết ta cần nắm rõ khái niệm “tranh
chấp quốc tế”. Hiện nay chưa có định nghĩa chính xác được thừa nhận rộng rãi về
tranh chấp quốc tế, tuy nhiên, đa số các tác giả đều cho rằng tranh chấp quốc tế là
những vấn đề phát sinh giữa các chủ thể luaatjq uốc tế và những bất đồng về các vấn
đề cơ bản của quan hệ quốc tế cũng như các ý kiến khác nhau trong việc giải thích điều ước quốc tế.
“Tình thế” là một khái niệm rộng hơn nhưng lại được xác định ít hơn so với
“tranh chấp”. Thông thường, khái niệm “tranh chấp mang tính chất pháp lý nhiều hơn,
còn khái niệm “tình thế” thường thiên về chính trị hơn. Vì vậy, Tòa án quốc tế có
thẩm quyền giải quyết các tranh chấp chứ không giải quyết tình thế. Việc xác định vấn
đề nào đó có là tranh chấp hay tình thế thuộc thẩm quyền của Hội đồng bảo an. Trong
thực tiễn haotj động cua mình, Hội đồng bảo an không đưa ra các tiêu chí cụ thể mà
vấn đề chỉ được xem xét trong hoàn cảnh cụ thể. Trong hoạt động của mình, Hội đồng
bảo an đã ra nhiều nghị quyết về vá tình thế có thể đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế
như nghị quyết về tình hình Nam Phi năm 1960, về tình hình Nam Tư cũ năm 1993, 1994,…
Tóm tại, sự khác nhau cơ bản giữa tranh chấp và tình thế là mọi tranh chấp đều
có các bên chủ thể luật quốc tế tham gia, còn trong mọi tình thế không phải bao giờ
cũng có sự tham gia của các bên chủ thể. Hai khái niệm này có sự gắn bó và tác động
qua lại bởi mọi tranh chấp hay tình thế kéo dài đều có thể đe dọa việc duy trì hòa bình
và an ninh quốc tế. và đôi khi tình thế có thể gây ra tranh chấp quốc tế.
3.2.2. Nội dung cơ bản của nguyên tắc
Theo tinh thần của Tuyên bố ngày 24/10/1970, nguyên tắc hòa bình giải quyết
tranh chấp quốc tế bao gồm các nội dung cơ bản sau: 9 lOMoAR cPSD| 20899013
- Tất cả các quốc gia sẽ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp
hòa bình, không phương hại đến hòa bình, an ninh, và công lý quốc tế. Các biện pháp
hòa bình có thể là đàm phán, trung gian, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án…
- Trong trường hợp không đạt được một giải pháp để giải quyết tranh chấp với
các biện pháp nêu trên, các bên có nghĩa vụ tiếp tục tìm kiếm những biện pháp hòa
bình khác để giải quyết tranh chấp mà các bên đã thỏa thuận.
- Các quốc gia trong tranh chấp có nghĩa vụ từ bỏ bất kỳ hành vi nào có thể làm
trầm trọng thêm tình hình hiện tại và gây nguy hiểm cho việc giữ gìn hòa bình và an
ninh thế giới, có nghĩa vụ hành động phù hợp với những mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc
- Các tranh chấp quốc tế được giải quyết trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền
giữa các quốc gia và phù hợp và tự do lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp
- Không có điều nào nói trên có ảnh hưởng hoặc phương hại đến những điều
khoản có thể áp dụng của Hiến chương, đặc biệt là những điều khoản liên quan đến
việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế.
Thực tiễn cho thấy, đàm phán trực tiếp là biện pháp tốt nhất để giải quyết
nhanh chóng tranh chấp quốc tế, bảo đảm quyền bình đẳng của các bên và dễ đi đến
thỏa thuận nhượng bộ lẫn nhau. Cùng với sự phát triển của quá trình hội nhập khu vực
và quốc tế trong những năm gần đây, cộng đồng quốc tế cũng quan tâm đến các biện
pháp thông qua tổ chức để giải quyết tranh chấp quốc tế như EU, ASEAN,… và Liên hợp quốc. 10 lOMoAR cPSD| 20899013 CHƯƠNG 19
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ
1. Khái niệm tranh chấp quốc tế
Trong quá trình cùng tồn tại, hợp tác và đấu tranh để phát triển của các quốc
gia, việc các tranh chấp phát sinh, tồn tại giữa họ là điều tất yếu. Trong bối cảnh toàn
cầu hoá, khi các mối quan hệ hợp tác lệ thuộc giữa các quốc gia ngày càng trở lên phổ
biến, sâu sắc thì nguy cơ phát sinh các tranh chấp giữa họ cũng ngày càng trở lên
thường trực. Tính chất và quy mô của các tranh chấp do vậy cũng phức tạp và rộng lớn hơn.
Xét một cách khái quát nhất, tranh chấp quốc tế được hiểu là một trạng thái hay
tình huống quốc tế mà trong đó các chủ thể tham gia có sự bất đồng, mâu thuẫn với
nhau về quan điểm, có những đòi hỏi quyền lợi trái ngược nhau.
Trong thực tiễn, một số thuật ngữ có thể được dùng thay thế cho thuật ngữ
tranh chấp quốc tế, chẳng hạn thuật ngữ tranh cãi quốc tế; bất đồng quốc tế; mâu
thuẫn quốc tế; xung đột quốc tế. Trong các trường hợp đầu, các thuật ngữ được sử
dụng ít thông dụng và ít tính pháp lý hơn. Trong trường hợp sau cùng, xung đột quốc
tế cũng được hiểu là một tình huống tranh chấp quốc tế nhưng có tính chất vũ trang.
Tính chất quốc tế của một tranh chấp quốc tế thể hiện ở việc các bên tham gia
tranh chấp là những quốc gia, hoặc các thể khác của Luật quốc tế. Việc giải quyết các
tranh chấp này phải dựa trên pháp luật quốc tế (Công pháp quốc tế), theo một cơ chế
hay bởi một cơ quan tài phán có tính chất quốc tế. Điều này cho phép phân biệt khái
niệm tranh chấp quốc tế sử dụng trong Luật quốc tế với khái niệm tranh chấp quốc tế
trong lĩnh vực thương mại, dân sự. Những tranh chấp quốc tế trong lĩnh vực thương
mại, dân sự là những tranh chấp giữa các bên là cá nhân, pháp nhân mang quốc tịch
của các quốc gia khác nhau. Việc giải quyết chúng về nguyên tắc phải áp dụng các
quy định của pháp luật quốc gia và trước các cơ quan tài phán của quốc gia.
Trong trường hợp rất cá biệt, có thể tồn tại những tranh chấp giữa quốc gia với
các cá nhân, pháp nhân của quốc gia khác và được giải quyết theo một cơ chế thực sự
mang tính chất quốc tế. Ví dụ về trường hợp này là tranh chấp giữa quốc gia với nhà
đầu tư của quốc gia khác, được giải quyết tại Trung tâm quốc tế về giải quyết các
tranh chấp đầu tư (ICSID) trên cơ sở Công ước Washington ngày 18 tháng 3 năm
1965. Theo quy định của Công ước Washington, Trung tâm ICSID có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp trên cơ sở sự thoả thuận giữa các bên là quốc gia tiếp nhận đầu tư và 11 lOMoAR cPSD| 20899013
nhà đầu tư của nước thành viên khác của Công ước. Luật áp dụng để giải quyết tranh
chấp do các bên lựa chọn, hoặc pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư và Luật quốc tế.
Đây có thể được coi là một dạng tranh chấp quốc tế “hỗn hợp” và không được bao
hàm trong khái niệm tranh chấp quốc tế trong Luật quốc tế.
2. Phân loại tranh chấp quốc tế
Tuỳ thuộc vào tiêu chỉ được sử dụng, tranh chấp quốc tế có thể được phân
thành nhiều loại khác nhau. Việc phân loại có ý nghĩa quan trọng trong xác định cơ
chế, thủ tục thích hợp để giải quyết các tranh chấp quốc tế .
Nếu căn cứ vào tư cách các chủ thể của tranh chấp, có tranh chấp giữa các quốc
gia và tranh chấp giữa các quốc gia với các chủ thể khác của Luật quốc tế, hoặc tranh
chấp giữa các chủ thể khác của Luật quốc tế với nhau. Trên thực tế, các tranh chấp
quốc tế giữa các quốc gia luôn chiếm tuyệt đại đa số các tranh chấp quốc tế nói chung.
Các quy định của Luật quốc tế về giải quyết tranh chấp cũng chủ yếu liên quan đến loại tranh chấp này.
Nếu căn cứ vào số lượng các chủ thể tham gia tranh chấp, có thể phân biệt các
tranh chấp song phương với các tranh chấp có sự tham gia của nhiều bên. Sụ phân loại
này có ý nghĩa trong việc lực chọn phương thức giải quyết tranh chấp và việc áp dụng
các quy định thủ tục, tố tụng trong giải quyết tranh chấp.
Nếu căn cứ vào tính chất của tranh chấp, có thể phân biệt các tranh chấp chính
trị với các tranh chấp pháp lý. Tranh chấp chính trị là tranh chấp giữa các chủ thể về
những lợi ích phi pháp lý mà những đòi hỏi, lập luận của các bên không dựa trên các
tiêu chí pháp lý. Tranh chấp pháp lý là tranh chấp giữa các chủ thể về việc xác định sự
tồn tại, giải thích hay áp dụng một quy định pháp luật. Việc phân biệt hai loại tranh
chấp này trong nhiều trường hợp chỉ mang tính tương đối: một tranh chấp chính trị
cũng có thể chứa đựng những yếu tố pháp lý nhất định; mọi tranh chấp pháp lý quốc
tế đều được đặt trong một bối cảnh chính trị nhất định. Tuy nhiên sự phân biệt này là
cần thiết khi về nguyên tắc chỉ những tranh chấp pháp lý mới có thể được giải quyết
bằng con đường xét xử tư pháp.
Nếu căn cứ vào đối tượng tranh chấp, tranh chấp quốc tế có thể được phân loại
thành nhiều dạng khác nhau: tranh chấp về biên giới, lãnh thổ; tranh chấp về kinh tế,
thương mại; tranh chấp về xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế...
Cuối cùng, nếu căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của tranh chấp, có
thể phân biệt các tranh chấp quốc tế thông thường với các tranh chấp quốc tế mà sự 12 lOMoAR cPSD| 20899013
xuất hiện hay kéo dài có thể ảnh hưởng đến hoà bình và an ninh quốc tế. Theo Luật
quốc tế hiện đại, việc giải quyết các tranh chấp mà sự xuất hiện hay kéo dài có thể gây
tổn hại đến hoà bình và an ninh quốc tế phải tuân thủ những nguyên tắc, quy định nhất
định liên quan đến nghĩa vụ gìn giữ hoà bình và an ninh quốc tế của các quốc gia.
3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình
Xuất phát từ những đặc trưng của Luật quốc tế hiện đại, việc giải quyết các
tranh chấp quốc tế trước hết và chủ yếu thuộc về thẩm quyền của chính các chủ thể
của Luật quốc tế, trên nguyên tắc bình đẳng và tự nguyện. Luật quốc tế không có
những quy định có tính chất bắt buộc đối với các quốc gia trong việc lựa chọn phương
thức, thủ tục hay cách thức cụ thể để giải quyết một tranh chấp quốc tế. Tuy nhiên, khi
tồn tại một tranh chấp, các quốc gia có liên quan có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp đó
bằng biện pháp hoà bình.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình là một
nguyên tắc cơ bản, có tính chất mệnh lệnh (jus cogens) của Luật quốc tế hiện đại.
Nguyên tắc này được hình thành và là hệ quả tất yếu từ nguyên tắc cấm dùng vũ lực
và đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Điều 1 Công ước Lahaye năm 1907 về giải quyết các tranh chấp quốc tế quy
định: “Để hạn chế tối đa có thể việc sử dụng vũ lực trong quan hệ giữa các quốc gia,
các nước ký kết Công ước thoả thuận sử dụng mọi nỗ lực để đảm bảo giải quyết hoà
bình các tranh chấp quốc tế”
Kể từ khi Hiến chương Liên hợp quốc ra đời, Luật quốc tế chuyển từ quy định
hạn chế dùng vũ lực sang quy định cấm sử dụng vũ lực. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực
trở thành một nguyên tắc có tính chất mệnh lệnh của Luật quốc tế. Nguyên tắc giải
quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình từ đó cũng được ghi nhận là một trong
những nguyên tắc cơ bản Luật quốc tế.
Cụ thể, nguyên tắc các quốc gia giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện
pháp hoà bình hiện nay được quy định tại khoản 3 điều 2 của Hiến chương Liên hợp
quốc, được cụ thể hoá tại chương VI của Hiến chương về giải quyết hoà bình các
tranh chấp quốc tế. Nội dung của nguyên tắc sau đó được khẳng định và cụ thể hoá
trong Tuyên bố ngày 24 tháng 10 năm 1974 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về các
nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa
các quốc gia. Tuyên bố nêu rõ: “Mọi quốc gia có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp 13 lOMoAR cPSD| 20899013
quốc tế giữa họ với các quốc gia khác thông qua các biện pháp hoà bình, theo cách
mà hoà bình và an ninh quốc tế cũng như công lý không bị đe doạ”.
Trên phương diện lý thuyết, có rất nhiều các biện pháp khác nhau để giải quyết
một cách hoà bình một tranh chấp quốc tế. Có thể phân các biện pháp này thành nhiều
loại khác nhau, trên những tiêu chí khác nhau: Biện pháp đàm phán, thương lượng
trực tiếp giữa các bên tranh chấp với các biện pháp có sự tham gia của bên thứ ba; Các
biện pháp sử dụng cơ chế đàm phán, ngoại giao với các biện pháp sử dụng cơ chế xét
xử bằng trọng tài, toà án. Ngoài ra, các tranh chấp quốc tế cũng có thể được giải quyết
thông qua cơ chế của một tổ chức quốc tế. Cơ chế này có thể kết hợp đồng thời nhiều
loại biện pháp nêu trên.
Trên phương diện thực tiễn, việc lựa chọn biện pháp nào để giải quyết một
tranh chấp cụ thể hoặc phụ thuộc vào sự lựa chọn của các bên tham gia tranh chấp,
căn cứ bối cảnh, tính chất của từng tranh chấp, hoặc phụ thuộc vào sự thoả thuận, cam
kết đã có trước đó của họ.
Như vậy, để đồng thời đảm bảo tính khái quát và cụ thể ở mức độ cần thiết
trong xem xét các biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế, chương này đề
cập đến ba nhóm các biện pháp cơ bản: Nhóm thứ nhất bao gồm các biện pháp mang
tính ngoại giao, phi tư pháp; Nhóm thứ hai bao gồm các biện pháp xét xử của trọng tài
hay toà án; Nhóm thứ ba bao gồm các biện pháp thông qua cơ chế của tổ chức quốc tế.
II. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ BẰNG CÁC BIỆN PHÁP NGOẠI GIAO
1. Đàm phán trực tiếp
Đàm phán trực tiếp là biện pháp cổ điển nhất nhưng cũng phổ biến nhất trong
giải quyết các tranh chấp quốc tế. Ưu điểm của biện pháp này hiển nhiên thể hiện ở
tính trực tiếp của nó. Thông qua đàm phán, các quan điểm, lập trường cũng như yêu
sách cụ thể của mỗi bên được thể hiện rõ nhất, trực tiếp nhất. Đàm phán trực tiếp cũng
có ưu điểm là hạn chế được ảnh hưởng, tác động của bên thứ ba vào quan hệ tranh chấp.
Pháp luật quốc tế không có quy định cụ thể về thủ tục, cách thức đàm phán giải
quyết tranh chấp. Quyết định về các vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các
bên, tuỳ thuộc vào bối cảnh của từng tranh chấp cụ thể. Tuy nhiên, để sử dụng các
biện pháp giải quyết tranh chấp khác, chẳng hạn biện pháp xét xử, thì đàm phán có thể
được coi là một giai đoạn bắt buộc. Trong trường hợp đàm phán là một giai đoạn bắt 14 lOMoAR cPSD| 20899013
buộc để giải quyết tranh chấp, nghĩa vụ đàm phán không đồng nghĩa với nghĩa vụ phải
đạt đến một kết quả nhất định. Tiêu chí quyết định để đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ
đàm phán chỉ là thái độ thiện chí của mối bên.
Kết quả của đàm phán sau khi được cơ quan có thẩm quyền của mỗi bên xác
nhận, chấp nhận sẽ có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên. 2. Môi giới
Môi giới được hiểu là biện pháp mà thông qua đó một bên thứ ba đối với quan
hệ tranh chấp dựa trên những ảnh hưởng, uy tín của mình giúp các bên tranh chấp tiếp
xúc, gặp gỡ để tìm các giải pháp cho quan hệ tranh chấp. Biện pháp môi giới có nguồn
gốc tập quán và được pháp điển hoá trong các Công ước Lahaye năm 1899 và 1907 về
giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Biện pháp môi giới là một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp bằng
con đường ngoại giao, có sự tham gia của bên thứ ba nhưng ở mức độ hạn chế nhất.
Vai trò của bên môi giới chỉ giới hạn ở việc tác động, tạo điều kiện cho các bên tranh
chấp ngồi lại cùng nhau, hoặc lần đầu hoặc sau một thời gian gián đoạn để giải quyết
tranh chấp. Bên môi giới có thể là một quốc gia, một tổ chức quốc tế, nhưng thông
thường là một nhân vật chính trị, ngoại giao có uy tín, có vị trí trung lập trong quan hệ với các bên tranh chấp. 3. Trung gian
Trung gian cũng là một biện pháp giải quyết tranh chấp với sự tham gia của
bên thứ ba được ghi nhận trong Công ước Lahaye năm 1899 và 1907. Hiện nay, biện
pháp này được đề cập đến trong điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc, cũng như trong
hầu hết các văn kiện quốc tế quan trọng khác có liên quan đến giải quyết tranh chấp quốc tế.
Về mặt bản chất, không có sự khác biệt giữa biện pháp môi giới và biện pháp
trung gian: cả hai biện pháp đều thể hiện sự tham gia của bên thứ ba với mục đích
giúp đỡ, tạo điều kiện cho các bên tranh chấp đi đến thoả thuận, và đều phải thoả mãn
điều kiện về vai trò trung lập, không áp đặt của bên thứ ba. Sự khác biệt duy nhất giữa
hai biện pháp này là mức độ tham gia của bên thứ ba: vai trò của bên môi giới chỉ
dừng lại ở việc giúp các bên tranh chấp ngồi lại cùng nhau trong khi vai trò của bên
trung gian còn tiếp tục kéo dài trong cả quá trình giải quyết tranh chấp. Trong thực
tiễn, nếu hoàn thành tốt việc giúp các bên tranh chấp gặp gỡ hoặc quay lại đàm phán 15 lOMoAR cPSD| 20899013
thì rất có thể bên môi giới lại được các bên tranh chấp đề nghị tiếp tục tham gia quá
trình giải quyết tranh chấp với tư cách bên trung gian.
Bên trung gian có vai trò trong việc truyền đạt thông tin, quan điểm của các
bên tranh chấp với nhau, đưa ra những sáng kiến, kiến nghị giúp các bên thu hẹp
khoảng cách tranh chấp. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, ý kiến của bên trung gian
không có giá trị ràng buộc đối với các bên tranh chấp. Trong quá trình đóng vai trò
trung gian, bên trung gian có nghĩa vụ hành xử trên nguyên tắc trung thực, trung lập.
Mặt khác, bên trung gian cũng có nghĩa vụ bảo mật các thông tin có được khi tham gia
vào quá trình giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên tranh chấp.
4. Uỷ ban điều tra
Uỷ ban điều tra cũng là một hình thức tham gia của bên thứ ba vào quá trình
giải quyết một tranh chấp quốc tế. Biện pháp này có nguồn gốc tập quán, được pháp
điển hoá trong Công ước Lahaye năm 1907 và hiện nay được ghi nhận trong điều 33
của Hiến chương Liên hợp quốc cũng như trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng khác.
Uỷ ban điều tra không có vai trò trực tiếp trong việc tìm kiếm các giải pháp cho
cuộc trách chấp, mà chỉ giới hạn ở việc tìm kiếm, xác định những sự kiện, tình huống
khách quan là nguyên nhân hay bối cảnh của tranh chấp. Việc thành lập uỷ ban điều
tra không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với các bên trong một tranh chấp. Trong
trường hợp các bên tranh chấp cho rằng việc thành lập một uỷ ban điều tra là cần thiết
thì họ sẽ ký kết một thoả thuận, trong đó xác định rõ cách thức thành lập, thành phần
của uỷ ban, các sự việc cần điều tra, cũng như thời hạn và giới hạn điều tra.
Các kết quả làm việc của Uỷ ban điều tra được thể hiện trong một báo cáo gửi
cho các bên tranh chấp và không có giá trị ràng buộc đối với các bên.
5. Uỷ ban hoà giải
Việc sử dụng uỷ ban hoà giải để giải quyết tranh chấp quốc tế là một thực tiễn
lâu đời trong quan hệ quốc tế. Biện pháp này được ghi nhận trong Lahaye năm 1907,
tại điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc và trong nhiều điều ước quốc tế đa
phương, song phương giữa các quốc gia.
Trong số các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua con đường ngoại giao
có sự tham gia của bên thứ ba thì biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua uỷ ban
hoà giải có tính thể chế nhiều nhất, thể hiện vai trò của bên thứ ba rõ nét nhất. Nhiệm
vụ của uỷ ban hoà giải là xem xét toàn bộ các khía cạnh của vụ tranh chấp, bao gồm 16 lOMoAR cPSD| 20899013
cả các khía cạnh thực tiễn và khía cạnh pháp lý, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp có tính
khuyến nghị đối với vụ tranh chấp cho các bên. Việc sử dụng uỷ ban hoà giải để giải
quyết tranh chấp không phải là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các bên tranh chấp, trừ
trường hợp các bên đã có thoả thuận trước như vậy. Uỷ ban hoà giải có thể là một cơ
quan thường trực được thành lập trước đó và được các bên chấp nhận, hoặc là một uỷ
ban có tính chất vụ việc (ad-hoc) được các bên thành lập khi tranh chấp đã phát sinh.
Về cơ chế hoạt động, uỷ ban hoà giải có những điểm tương đồng với một cơ
quan xét xử, chẳng hạn đảm bảo sự đối chất, tranh tụng giữa các bên, xem xét vụ tranh
chấp cả dưới góc độ sự kiện và góc độ pháp lý. Tuy nhiên, điểm đặc trưng cơ bản để
uỷ ban hoà giải không phải là một cơ quan xét xử là tính chất không ràng buộc của kết
luận của nó. Giải pháp mà uỷ ban kiến nghị đối với vụ tranh chấp không có giá trị bắt
buộc đối với các bên.
III. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP, XÉT XỬ
Khác với các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại giao, các
biện pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường xét xử luôn đem lại kết quả là một
phán quyết của cơ quan xét xử có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên tranh chấp.
Tuy nhiên, cũng giống như trường hợp các biện pháp ngoại giao, việc sử dụng trọng
tài hay toà án để giải quyết tranh chấp quốc tế cũng đòi hỏi phải có sự thoả thuận,
chấp nhận của tất cả các bên tranh chấp.
Sự ra đời nhanh tróng của nhiều thiết chế trọng tài, toà án quốc tế trong vài
thập niên trở lại đây được nhiều học giả trong lĩnh vực pháp luật quốc tế gọi là xu
hướng “tư pháp hoá” quá trình giải quyết các tranh chấp quốc tế. Điều này một mặt
cho thấy niềm tin, nhu cầu của các quốc gia đối với các thiết chế xét xử quốc tế ngày
một tăng lên, mặt khác cũng cho thấy các tranh chấp quốc tế ngày càng được giải
quyết nhiều hơn trên cơ sở những tiêu chí pháp lý và thông qua những thủ tục ngày
càng được thể chế hoá chặt chẽ hơn.
Việc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương thức xét xử trọng tài được thực
hiện qua hai hình thức cơ bản là trọng tài quốc tế vụ việc và trọng tài quốc tế thường
trực. Trong phần này chỉ nghiên cứu những vấn đề chung nhất của phương thức trọng
tài quốc tế nói chung, có đề cập đến hai thiết chế trọng tài thường trực là Toà trọng tài
quốc tế thường trực Lahaye được thành lập trên cơ sở các Công ước Lahaye năm 1899 17 lOMoAR cPSD| 20899013
và 1907 và Trọng tài Luật biển được thành lập trên cơ sở Công ước Luật biển năm
1982 của Liên hợp quốc.
Hiện nay, tồn tại một số lượng khá lớn các toà án quốc tế giải quyết các tranh
chấp giữa các quốc gia. Đó có thể là những toà án có thẩm quyền chung, giải quyết tất
cả các tranh chấp quốc tế có tính chất pháp lý như trường hợp Toà án Công lý quốc tế
của Liên hợp quốc, hay những toà án chuyên ngành, giải quyết những tranh chấp quốc
tế trong một lĩnh vực nhất định như Toà án Luật biển quốc tế được thành lập trên cơ
sở Công ước Luật biển năm 1982. Đó cũng có thể là những tòa án mang tính chất khu
vực mà thẩm quyền được giới hạn trong một, hoặc một số lĩnh vực hợp tác của các
quốc gia khu vực như trường hợp các toà án về nhân quyền ở châu Âu, châu Mỹ.
Hoặc đặc biệt hơn, là trường hợp Toà án công lý châu Âu vừa mang những đặc điểm
của một toà án quốc tế khu vực, vừa mang những đặc điểm của một toà án quốc gia.
Phần này của giáo trình sẽ tập trung nghiên cứu hai toà án điển hình là Toà án công lý
quốc tế của Liên hợp quốc và Toà án công lý châu Âu.
Ngoài ra, đã hoặc đang còn tại một số các thiết chế toà án quốc tế khác như Toà
án New Remberg, Toà án Tokyo xét xử các tội phạm chiến tranh sau đại chiến thế giới
thứ II; Toà án hình sự xét xử các tội phạm xảy ra tại Nam Tư cũ; Toà án hình sự xét
xử các tội phạm xảy ra tại Rwuanda; và Toà án hình sự quốc tế Roma. Đây là những
toà án được thành lập trên cơ sở Luật quốc tế, hoạt động theo những cơ chế thực sự
mang tinh chất quốc tế. Tuy nhiên, vì chúng chỉ có chức năng xét xử hình sự những
hành vi tội phạm của các cá nhân, không có chức năng giải quyết tranh chấp quốc tế
giữa các quốc gia nên chúng sẽ không được đề cập đến trong phần này.
1. Trọng tài quốc tế
a. Khái niệm và lịch sử của trọng tài quốc tế
Trọng tài quốc tế là một thiết chế giải quyết tranh chấp quốc tế mà thẩm quyền
được xác lập trên cơ sở thoả thuận, thông qua thủ tục xét xử để đưa ra một phán quyết
có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên tranh chấp.
Việc sử dụng trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp quốc tế có lịch sử
lâu đời trong quan hệ quốc tế. Thực tiễn trọng tài được ghi nhận ngay từ thời kỳ cổ
đại, và tiếp tục phát triển trong thời kỳ trung cổ, trước khi có sự ra đời của mô hình
nhà nước hiện đại. Trong các thời kỳ này chỉ tồn tại hình thức trọng tài quốc tế vụ
việc, nhằm giải quyết những tranh chấp cụ thể. 18 lOMoAR cPSD| 20899013
Những điều ước quốc tế quan trọng sớm nhất đề cập đến hình thức trọng tài
quốc tế thường trực là các Công ước quốc tế Lahaye năm 1899 và 1907 về giải quyết
các tranh chấp quốc tế. Trên cơ sở hai công ước này đã hình thành lên Toà trọng tài
quốc tế Lahaye. Vào năm 1953, Uỷ ban pháp luật quốc tế của Liên hợp quốc đã xây
dựng một văn kiện bao gồm các quy định mẫu về thủ tục trọng tài giải quyết tranh
chấp quốc tế giữa các quốc gia. Các quy định mẫu này đề cập đến việc thành lập hội
đồng trọng tài, xác định thẩm quyền của trọng tài, thủ tục trọng tài và hiệu lực pháp
quyết của trọng tài. Tuy nhiên, các quy định này chỉ có giá trị tham khảo đối với các quốc gia.
b. Thẩm quyền của trọng tài quốc tế
Thẩm quyền của trọng tài quốc tế xuất phát từ sự thoả thuận của các bên tranh
chấp. Thoả thuận này có thể nằm trong một điều ước quốc tế được ký kết từ trước
giữa các quốc gia, quy định tranh chấp hoặc các tranh chấp phát sinh giữa họ sẽ được
giải quyết bằng trọng tài. Thoả thuận về trọng tài cũng có thể là một văn bản được ký
kết riêng biệt giữa các bên về việc đem một tranh chấp cụ thể đã phát sinh ra giải quyết bằng trọng tài.
Việc ký kết thoả thuận trọng tài phải tôn trọng sự bình đẳng và tự nguyện của
các bên. Gía trị pháp lý của thoả thuận trọng tài được xem xét giống như khi xem xét
giá trị pháp lý của một điều ước quốc tế. Trong trường hợp có tranh chấp về giá trị
pháp lý của thoả thuận trọng tài hay thẩm quyền của trọng tài thì chính trọng tài là
người có quyền giải quyết.
Thông thường, trọng tài chỉ giải quyết các tranh chấp pháp lý, tức là những
tranh chấp về sự tồn tại, giải thích hay áp dụng một quy định pháp luật. Tuy nhiên,
cũng không loại trừ khả năng trọng tài có thể được các bên yêu cầu giải quyết một
tranh chấp chính trị. Trong trường hợp như vậy, để giải quyết tranh chấp, trọng tài có
thể dựa trên nguyên tắc công bằng (ex aequo et bono).
c. Cách thức tổ chức của trọng tài quốc tế
Trọng tài quốc tế có hai hình thức tổ chức là trọng tài vụ việc và trọng tài
thường trực. Trong trường hợp trọng tài vụ việc, việc lựa chọn trọng tài viên, thành
lập hội đồng trọng tài, xác định các quy định tố tụng trọng tài hoàn toàn phụ thuộc vào
sự thoả thuận của các bên. Trong trường hợp trọng tài thường trực, các vấn đề này
được quy định trước trong điều lệ, quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài. 19 lOMoAR cPSD| 20899013
Thiết chế trọng tài quốc tế thường trực tiêu biểu nhất là Toà trọng tài thường
trực có trụ sở tại Lahaye, được thành lập và hoạt động trên cơ sở Công ước Lahaye
năm 1899 và Công ước Lahaye I năm 1907. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng tính
thường trực của Toà trọng tài Lahaye không thực sự đúng như tên gọi của nó. Toà
trọng tài Lahaye không hề có một cơ quan xét xử thường trực nào mà thay vào đó là
một danh sách các trọng tài viên được chỉ định bởi các quốc gia là thành viên của các
công ước Lahaye 1899 và 1907. Cơ quan thường trực duy nhất của Toà trọng tài
Lahaye là Văn phòng quốc tế đóng vai trò là cơ quan thư ký, tác nghiệp của Toà. Mỗi
khi có tranh chấp chuyển đến, việc thành lập hội đồng trọng tài tại Toà trọng tài
thường trực Lahaye cũng gặp những khó khăn tương tự như trường hợp thành lập hội
đồng trọng tài vụ việc.
Một thiết chế trọng tài quốc tế thường trực khác là Toà trọng tài quốc tế về
Luật biển. Toà trọng tài quốc tế về Luật biển là một trong những cơ quan trọng tài, toà
án có thể được các nước thành viên Công ước Luật biển năm 1982 lựa chọn làm cơ
quan giải quyết tranh chấp. Toà trọng tài Luật biển có thẩm quyền bắt buộc trong
nhiều trường hợp theo quy định tại điều 287 của Công ước Luật biển: khi các bên
tranh chấp vào thời điểm chấp nhận Công ước đã lựa chọn Toà là cơ quan giải quyết
tranh chấp; khi các bên tranh chấp, hoặc một bên tranh chấp đã không lựa chọn cơ
quan tài phán nào được nên tại điều 287; khi các bên tranh chấp có sự lựa chọn khác
nhau về cơ quan giải quyết tranh chấp. So với các cơ quan giải quyết tranh chấp khác
như Toà án Công lý quốc tế, Toà án Luật biển, và Toà trọng tài đặc biệt, rõ ràng Công
ước Luật biển ưu tiên việc xác định thẩm quyền cho Toà trọng tài hơn. Ngoài các quy
định của bản thân Công ước, Toà trọng tài còn được quy định bởi Phụ lục VII của
Công ước. Cũng như trường hợp của Toà trọng tài thường trực Lahaye, Toà trọng tài
quốc tế về Luật biển không thực sự là một thiết chế thường trực. Thay vào đó là một
danh sách các trọng tài viên do các quốc gia thành viên đăng ký với Tổng tư ký Liên
hơp quốc. Khi có vụ tranh chấp, các bên lựa chọn các trọng tài trong số danh sách trên
để lập hội đồng trọng tài. Trong trường hợp có khăn về việc chọn trọng tài viên giữa
các bên tranh chấp, Phụ lục VII quy định sự can thiệp của Chánh toà án quốc tế về
Luật biển. Toà trọng tài Luật biển cũng không có cơ quan thư ký thường trực. Cuối
cùng, Toà cũng không có bản nội quy, quy tắc tố tụng riêng. Quy tắc tố tụng do chính
các trọng tài viên tham gia hội đồng trọng tài thoả thuận xây dựng cho từng vụ việc. 20 lOMoAR cPSD| 20899013
Một hội đồng trọng tài luôn luôn có số lượng trọng tài viên ở số lẻ. Trong một
số trường hợp, hội đồng trọng tài chỉ có một trọng tài viên duy nhất. Nếu hội đồng
trọng tài có 3 trọng tài viên thì thông thường mỗi bên tranh chấp sẽ cử một trọng tài
viên mang quốc tịch nước mình, trọng tài viên thứ ba còn lại sẽ do các bên tranh chấp
hoặc do hai trọng tài viên đã được chỉ định lựa chọn, nhưng phải mang quốc tích nước
thứ ba. Cách thức tương tự cũng được áp dụng trong trường hợp số lượng trọng tài
viên là 5, hay 7. Các bên tranh chấp cũng có thể thoả thuận rằng tất cả các trọng tài
viên đều mang quốc tịch của nước không phải là bên tranh chấp.
d. Tố tụng và giá trị phán quyết của trọng tài quốc tế
Các quy tắc tố tụng của trọng tài quốc tế hoàn toàn do các quốc gia tranh chấp
quyết định nếu đó là một hội đồng trọng tài vụ việc. Nếu vụ việc được giải quyết bởi
một tổ chức trọng tài thường trực, hội đồng trọng tài áp dụng các quy tắc tố tụng quy
định trong quy chế, điều lệ tố tụng của tổ chức trọng tài. Các quy định về tố tụng trọng
tài trong các Công ước Lahaye năm 1899 và 1907, cũng như các quy định mẫu của Uỷ
ban pháp luật quốc tế của Liên hợp quốc chỉ đóng vai trò tham khảo đối với các bên tranh chấp.
Về nguyên tắc, các phán quyết của trọng tài quốc tế có giá trị chung thẩm.
Trong một số trường hợp, có thể có những thủ tục tố tụng đặc biệt cho phép các bên
yêu cầu trọng tài giải thích, làm rõ những điểm trong phán quyết hoặc chỉnh sửa
những lỗi kỹ thuật, tính toán trong phán quyết.
Phán quyết của trọng tài quốc tế chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với các bên
trong tranh chấp đã chấp nhận thẩm quyền của trọng tài. Tuy nhiên, khác với cơ chế
thực thi các phán quyết trọng tài trong hệ thống pháp luật trong nước, phán quyết của
trọng tài quốc tế giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia chỉ được thực hiện dựa
trên sự tự nguyện của các bên. Việc một quốc gia không thực hiện phán quyết có hiệu
lực của trọng tài được coi là hành vi vi phạm một nghĩa vụ pháp lý quốc tế.
2. Toà án công lý quốc tế của Liên hợp quốc
Toà án công lý quốc tế của Liên hợp quốc (ICJ) là một trong 6 cơ quan chính
của Liên hợp quốc. Toà án có tiền thân là Toà án công lý quốc tế thường trực (1922-
1946) được thành lập trên cơ sở Hiến chương của Hội quốc liên. Toà án được tổ chức
và hoạt động trên cơ sở các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc (chương XIV,
từ điều 92 đến điều 96), của Quy chế và Nội quy của Toà án.
a. Tổ chức của Toà án 21 lOMoAR cPSD| 20899013
Toà án bao gồm 15 thẩm phán độc lập, được bầu bởi Đại hội đồng Liên hợp
quốc trên cơ sở kiến nghị của Hội đồng bảo an, với nhiệm kỳ 9 năm có thể tái nhiệm.
Việc bầu thẩm phán được tiến hành ba năm một lần nhằm thay đổi 1/3 thành phần của
Toà án. Thành phần của Toà án đảm bảo không có quá 1 thẩm phán có cùng quốc tịch của một nước.
Theo quy định tại điều 31 Quy chế của Toà án, nếu trong vụ xét xử mà một
hoặc cả hai bên tranh chấp không có thẩm phán mang quốc tịch của nước mình trong
thành phần của Toà án thì bên đó, hoặc mỗi bên có quyền lựa chọn một người để tham
gia vụ xét xử với tư cách thẩm phán “ad hoc”. Các thẩm phán của Toà án bầu ra
Chánh toà và Phó Chánh toà. Các thẩm phán được lựa chọn trên cơ sở phẩm chất và
uy tín cá nhân, hoạt động độc lập, không nhân danh bất kỳ quốc gia hay tổ chức nào ngoài Toà án.
Toà án có ban thư ký đứng đầu là Chánh thư ký. Ban thư ký của toà có trách
nhiệm thực hiện các hoạt động có tính hành chính, tác nghiệp tư pháp của Toà.
b. Thẩm quyền của Toà án
Theo quy định của Hiến chương và của Quy chế của Toà án, Toà án Công lý
quốc tế có hai chức năng chính, theo đó giới hạn thẩm quyền của toà án được quy định
khác nhau. Hai chức năng này là: chức năng xét xử và chức năng đưa ra các kết luận tư vấn pháp luật.
• Thẩm quyền trong thực hiện chức năng xét xử của Toà án
Việc xác định thẩm quyền của Toà án trong lĩnh vực xét xử là rất phức tạp,
tuân thủ một số quy tắc cơ bản sau:
- Toà án chỉ xét xử các tranh chấp pháp lý. Theo quy định tại khoản 2 điều 36
Quy chế của Toà án, các tranh chấp này có đối tượng là:
+ Việc giải thích một điều ước quốc tế
+ Bất kỳ vấn đề nào của Luật quốc tế
+ Sự tồn tại của bất kỳ sự kiện nào, nếu được xác định, tạo nên sự vi
phạm một nghĩa vụ quốc tế
+ Tính chất hoặc phạm vi bồi hoàn do vi phạm một nghĩa vụ quốc tế.
- Toà án chỉ xét xử các tranh chấp giữa các quốc gia. Đặc điểm này cho phép
phân biệt Toà án với các thiết chế xét xử hình sự quốc tế đối với các cá nhân (Toà án
Tokyo, Newremberg xét xử các tội phạm chiến tranh sau đại chiến thế giới thứ hai;
Toà án đặc biệt xét xử các tội phạm ở Nam tư cũ; Toà án đặc biệt xét xử các tội phạm 22 lOMoAR cPSD| 20899013
ở Uranda; Toà án hình sự quốc tế Rôm). Thẩm quyền của Toà án trước hết được mở
cho các quốc gia là Thành viên của Liên hợp quốc. Những quốc gia không là thành
viên của Liên hợp quốc cũng có thể sử dụng Toà án nếu chấp nhận Quy chế của Toà
án với những điều kiện do Hội đồng bảo an của Liên hợp quốc quy định.
- Toà án chỉ xét xử các tranh chấp do các quốc gia tự nguyện chuyển đến. Theo
quy định của Hiến chương, cũng như của Quy chế, Toà án không phải là cơ quan xét
xử bắt buộc. Để toà án có thẩm quyền đối với một vụ tranh chấp, phải có sự thoả
thuận của các bên. Sự chấp nhận thẩm quyền của Toà án có thể được thực hiện thông
qua một thoả thuận chấp nhận thẩm quyền của Toà án cho một vụ việc cụ thể, hoặc
chứa đựng trong một điều ước quốc tế có sẵn giữa các bên. Các quốc gia cũng có thể
chấp nhận thẩm quyền của Toà án qua tuyên bố đơn phương vào bất kỳ thời điểm nào
(điều 36 Quy chế Toà án).
- Khi có tranh chấp giữa các bên về việc xác định thẩm quyền của Toà án,
chính Toà án là cơ quan có quyền quyết định.
- Khi xét xử, Toà án tuân thủ các quy định của Luật quốc tế. Điều 38 khoản 1
của Quy chế của Toà án liệt kê các loại nguồn mà Toà án sử dụng. Điều khoản này đã
trở thành nổi tiếng, khi thường xuyên được viện dẫn là điều khoản liệt kê các loại
nguồn của Luật quốc tế nói chung. Trường hợp nếu có sự thoả thuận của các bên, Toà
án cũng có thể xét xử theo nguyên tắc công bằng (ex aequo et bono).
• Thẩm quyền của Toà án khi thực hiện chức năng tư vấn pháp luật
Theo quy định của Điều 96 Hiến chương Liên hợp quốc và các quy định tại
chương IV, từ điều 65 đến điều 68 Quy chế của Toà án, Toà án có thẩm quyền đưa ra
các ý kiến tư vấn pháp lý. Việc thực hiện thẩm quyền này của toà án được phân biệt thành hai trường hợp:
Thứ nhất, Đại hội đồng và Hội đồng bảo an của Liên hợp quốc có quyền tự
mình yêu cầu ý kiến tư vấn của Toà án. Trong trường hợp này, Toà án có quyền tư
vấn về tất cả các vấn đề của Luật quốc tế.
Thư hai, các cơ quan khác của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế chuyên môn
của Liên hợp quốc được yêu cầu ý kiến tư vấn của Toà án nếu có sự cho phép của Đại
hội đồng. Trong trường hợp này, yêu cầu tư vấn chỉ được giới hạn trong phạm vi các
vấn đề pháp lý thuộc lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức chuyên môn đó.
c. Quy tắc tố tụng của Toà án 23 lOMoAR cPSD| 20899013
Thủ tục tố tụng của Toà án được quy định rất chặt chẽ, thể hiện trong Quy chế
(chương 3) và Nội quy của Toà án.
Toà án đặt trụ sở tại Lahaye (Hà Lan). Tuy nhiên, Toà án có thể tổ chức phiên
xét xử tại địa điểm khác, nếu xét thấy cần thiết. Thông thường, Toà án xét xử theo
phiên họp toàn thể, bao gồm sự tham dự của tất cả các thẩm phán và trong trường hợp
đặc biệt còn bao gồm cả thẩm phán Ad-hoc. Toà án cũng có thể thành lập các Toà đặc
biệt, hoặc xét xử với số lượng thẩm phán hạn chế là 9, 5 hoặc 3 thẩm phán. Các
quuyết định của Toà án được thông qua theo nguyên tắc đa số. Trong trường hợp có
sự ngang bằng số phiếu của các thẩm phán, lá phiếu của Chánh án hoặc người thay thế
Chánh án có giá trị quyết định.
Việc giải quyết một vụ việc trước Toà được tiến hành qua hai giai đoạn tố tụng:
giai đoạn tố tụng viết và giai đoạn tranh tụng trước toà. Giai đoạn tố tụng viết được
thực hiện thông qua việc các bên trao đổi cho nhau và gửi cho Toà đơn kiện, bản biện
hộ và bản phản biện, trong đó trình bày các yêu cầu, lý lẽ và phản bác của mỗi bên.
Được gửi kèm theo các văn bản này thông thường là một khối lượng lớn các tài liệu,
chứng cứ của mỗi bên. Giai đoạn tranh tụng trước toà được thực hiện thông qua việc
trình bày của các luật sư, tư vấn, chuyên gia và nhân chứng của mỗi bên. Các phiên
tranh tụng được diễn ra công khai, trừ trường hợp Toà án có quyết định khác.
Trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp, Toà án có quyền hạn quyết định khá
lớn liên quan đến các vấn đề tố tụng như: quyết định về thời hạn mà mối bên phải tuân
thủ; quyết định biện pháp điều tra hay yêu cầu ý kiến chuyên gia, nhân chứng; quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; xem xét cho phép một nước không phải là
bên tranh chấp tham gia vào quá trình tố tụng với tư cách là bên thứ ba...
d. Phán quyết của Toà án
Quyết định của Toà án chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên trong vụ tranh
chấp và có hiệu lực chung thẩm (điều 59, 60 Quy chế). Quy chế của Toà án cho phép
các bên có quyền yêu cầu Toà án giải thích lại những điểm chưa rõ trong phán quyết,
hoặc sửa lại phán quyết đối với những lỗi kỹ thuật, tính toán. Về nguyên tắc, chính các
quốc gia là những chủ thể đảm bảo thực hiện phán quyết của Toà án. Việc một quốc
gia từ chối thi hành phán quyết có hiệu lực của Toà án được coi là một hành vi vi
phạm cam kết quốc tế và làm phát sinh trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia. Đặc
biệt, theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, trong trường hợp một bên không
thi hành, bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng bảo an xem xét, quyết định đưa ra những 24 lOMoAR cPSD| 20899013
khuyến nghị hoặc các biện pháp thích hợp để buộc thi hành quyết định đó. Điều 94
của Hiến chương quy định:
“1. Mỗi thành viên Liên hợp quốc cam kết tuân theo phán quyết của Toà án
công lý quốc tế trong mọi vụ việc mà thành viên ấy là đương sự.
2. Nếu một bên đương sự trong một vụ tranh chấp không thi hành những nghĩa
vụ mà họ phải chấp hành theo phán quyết của Toà án thì bên kia có thể khiếu nại với
Hội đồng bảo an. Hội đồng bảo an nếu xét thấy cần thiết có thể kiến nghị hoặc quyết
định những biện pháp cần thiết để làm cho phán quyết này được thi hành".
Phán quyết của Toà án chỉ có giá trị đối với vụ việc được giải quyết và chỉ có
hiệu lực đối với các bên tranh chấp. Nói cách khác, các án lệ của Toà án không tạo ra
những quy định pháp luật quốc tế mới ràng buộc đối với bản thân Toà án cũng như
các quốc gia. Tuy nhiên, án lệ và thực tiễn xét xử của Toà án đóng vai trò qua trọng
trong việc giải thích, làm sáng tỏ các quy định pháp luật quốc tế hiện thời và trong
nhiều trường hợp góp phần quan trọng vào việc hình thành lên những quy định pháp
luật quốc tế mới. Thực tế, Toà án thường trung thành với các án lệ của mình và các
quốc gia cũng coi những án lệ của Toà án là nguồn quan trọng trong hành xử quốc tế
và tranh tụng trước Toà.
3. Toà án công lý châu Âu
Toà án công lý châu Âu, hay còn gọi là Toà án công lý của các Cộng đồng
châu Âu là một thiết chế tài phán quốc tế đặc thù. Toà án công lý châu âu được thành
lập trên cơ sở Hiệp ước Roma năm 1952 về thành lập Cộng đồng than và thép châu
Âu, sau đó quy chế của Toà án được khẳng định lại trong hai Hiệp ước Paris năm
1957 về thành lập Cộng đồng châu Âu về năng lượng nguyên tử và Cộng đồng kinh tế
châu Âu (EEC). Từ năm 1992, với việc ký kết Hiệp ước Masstricht và sự ra đời của
Liên minh châu Âu, Toà án trở thành một trong các thiết chế chính, đảm nhiệm chức
năng xét xử của Liên minh châu Âu.
Hiện toà án có trụ sở tại Luxembourg, có thẩm quyền bắt buộc đối với 27 nước
thành viên của Liên minh châu Âu. Toà án công lý châu Âu là một thiết chế tư pháp
đặc biệt, vừa mang những đặc điểm của một toà án quốc tế, vừa mang những đặc điểm
của một toà án quốc gia liên bang. Toà án được tổ chức và hoạt động dựa trên quy
định của các Hiệp ước thành lập, sửa đổi và mở rộng các Cộng đồng và Liên minh
châu Âu. Toà án cũng có các quy chế tố tụng riêng. 25 lOMoAR cPSD| 20899013
Toà án công lý châu Âu có ba chức năng chính: Đảm báo tính hợp pháp của
các văn bản pháp luật của các cơ quan của Liên minh châu Âu; Đảm bảo sự tuân thủ
pháp luật cộng đồng châu Âu từ phía các nước thành viên; Giải thích pháp luật cộng
đồng châu Âu theo yêu cầu của các Toà án các quốc gia thành viên.
Toà án công lý châu Âu bao gồm 3 thiết chế xét xử là Toà công lý, Toà sơ thẩm
và Toà hành chính công. Tổ chức, thành phần, thẩm quyền và trình tự tố tụng của Toà
án được quy định cụ thể cho mỗi toà này.
a. Toà công lý
Toà công lý bao gồm 27 thẩm phán và 8 phụ thẩm, được bổ nhiệm trên cơ sở
thoản thuận giữa các quốc gia thành viên với nhiệm kỳ 6 năm có thể tái nhiệm. Các
thẩm phán và phụ thẩm được lựa chọn theo phẩm chất, uy tín cá nhân và hoạt động
hoàn toàn độc lập. Các thẩm phán của Toà công lý tự bầu một Chánh án có nhiệm kỳ
3 năm có thể tái nhiệm. Chánh án đứng đầu Ban lục sự (thư ký), đảm nhiệm các công
việc hành chính, tác nghiệp của Toà.
Toà công lý có thể xét xử theo phiên họp toàn thể, hoặc theo hội đồng xét xử
với 13, 5 hoặc 3 thẩm phán. Thẩm quyền và quy tắc tố tụng áp dụng cho Toà công lý
được quy định cho từng loại hình tố tụng trước Toà.
- Tố tụng giải thích pháp luật châu Âu (tham vấn tiền xét xử): Theo thủ tục tố
tụng này, trước hoặc trong khi giải quyết một vụ tranh chấp, nếu toà án của một nước
thành viên gặp phải một quy định của Luật cộng đồng châu Âu mà nội dung, giá trị
hiệu lực có tranh cãi thì có nghĩa vụ phải tham vấn Toà công lý châu Âu. Ý kiến của
Toà công lý được thể hiện trong một bản án, hay một quyết định của Toà công lý và
có giá trị ràng buộc đối với tất cả các cơ quan xét xử của các quốc gia thành viên.
Thực tế, thông qua thủ tục này Toà công lý châu Âu đã đóng góp một phần rất lớn vào
sự phát triển, áp dụng thống nhất Luật cộng đồng châu Âu tại các nước thành viên.
Qua thủ tục này, trong nhiều trường hợp Toà công lý có vai trò như một toà án quốc gia liên bang.
- Tố tụng kiện tuyên bố vi phạm nghĩa vụ của quốc gia thành viên: Thủ tục này
cho phép Uỷ ban châu Âu hoặc một nước thành viên bất kỳ khởi kiện ra Toà công lý
một nước thành viên đã vi phạm một nghĩa vụ theo Luật cộng đồng châu Âu, sau khi
đã có thủ tục cảnh báo của Uỷ ban châu Âu. Thông qua thủ tục này, Toà công lý châu
Âu đảm bảo sự tuân thủ pháp luật cộng đồng châu Âu từ phía các nước thành viên.
Trong trường hợp bản án của Toà công lý tuyên bố nước thành viên có hành vi vi 26 lOMoAR cPSD| 20899013
phạm pháp luật châu Âu, nước thành viên có nghĩa vụ phải thực hiện các biện pháp
cần thiết để tuân thủ bán án của Toà. Trong trường hợp không tuân thủ, quốc gia có
thể bị tái khởi kiện ra Toà. Nếu sự không tuân thủ được Toà xác nhận, Toà sẽ quy
định một khoản phạt đối với quốc gia bị kiện. Như vậy, qua thủ tục này Toà công lý
châu Âu hành xử như một toà án siêu quốc gia.
- Thủ tục kiện huỷ bỏ các văn bản pháp luật của các cơ quan của Liên minh
châu Âu: Trong quá trình hoạt động, các cơ quan của Liên minh châu Âu là Hội đồng
châu Âu, Uỷ ban châu Âu và Nghị viện châu Âu có quyền các văn bản pháp luật như
Nghị định, Chỉ thị, Quyết định, tuỳ từng trường hợp có giá trị áp dụng trực tiếp, bắt
buộc đối với các nước thành viên, cá nhân, pháp nhân của các nước thành viên. Thủ
tục này cho phép một nước thành viên, hoặc một cơ quan của Liên minh châu Âu khởi
kiện yêu cầu Toà công lý tuyên huỷ bỏ văn bản pháp luật của một cơ quan của Liên
minh châu Âu vì trái pháp luật cộng đồng châu Âu. Qua thủ tục tố tụng này, Toà công
lý châu Âu đóng vai trò đồng thời như một toà án hiến pháp và toà án hành chính của quốc gia.
- Thủ tục kiện tuyên bố hành vi không thực hiện nghĩa vụ của một cơ quan của
Liên minh châu Âu: Thủ tục này cho phép một quốc gia thành viên hoặc một cơ quan
của Liên minh châu Âu khởi kiện một cơ quan của Liên minh vì đã không hành động
trái với pháp luật cộng đồng châu Âu. Về bản chất, thủ tục này là một dạng của thủ tục
kiện huỷ bỏ văn bản pháp luật (trong trường hợp này là hành vi không hành động) của
một cơ quan của Liên minh châu Âu.
- Thủ tục phúc thẩm: Toà công lý châu Âu có quyền xét xử phúc thẩm các bản
án của Toà sơ thẩm châu Âu. Trong trường hợp Toà công lý cho rằng Toà phúc thẩm
ra bản án trái pháp luật, Toà tuyên huỷ bản án và tuỳ từng trường hợp trực tiếp giải
quyết vụ việc bằng bản án hoặc gửi trả lại Toà sơ thẩm để xét xử lại. Qua thủ tục này,
Toà công lý châu Âu đóng vai trò như một toà phúc thẩm, đảm bảo nguyên tắc hai cấp
xét xử trong pháp luật quốc gia.
b. Toà sơ thẩm châu Âu
Toà sơ thẩm châu Âu được thành lập vào năm 1988 nhằm giảm tải công việc
cho Toà công lý châu Âu đồng thời đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật
cộng đồng châu Âu. Toà sơ thẩm có 27 thẩm phán, được bổ nhiệm với nhiệm kỳ 6
năm có thể tái nhiệm bởi một thoả thuận chung giữa các quốc gia thành viên. Các
thẩm phán bầu một Chánh toà có nhiệm kỳ 3 năm và một Lục sự có nhiệm kỳ 6 năm. 27 lOMoAR cPSD| 20899013
Tiêu chí bổ nhiệm, quy chế của các thẩm phán ở Toà sơ thẩm được quy định tương tự
như đối với thẩm phán ở Toà công lý.
Toà sơ thẩm xét xử theo các hội đồng có 3 hoặc 5 hoặc 13 thẩm phán. Trong
một số trường hợp Toà có thể xét xử bằng phiên họp toàn thể hoặc bởi duy nhất một
thẩm phán. Toà sơ thẩm có thẩm quyền xét xử theo các thủ tục tố tụng sau:
- Các vụ kiện huỷ bỏ văn bản pháp luật, hoặc kiện tuyên bố hành vi không thực
hiện nghĩa vụ do các cá nhân là thể nhân, pháp nhân đối với các cơ quan của Liên
minh châu Âu, nếu các cá nhân đó chứng minh được mình bị liên quan trực tiếp bởi
các văn bản, hành vi đó. Qua thủ tục này, Toà sơ thẩm đóng vai trò như một toà hành
chính cấp sơ thẩm của quốc gia.
- Các vụ kiện do các nước thành viên khởi kiện Uỷ ban châu Âu, Hội đồng
châu Âu vì vi phạm pháp luật châu Âu, đối với một số loại vụ việc
- Các vụ kiện liên có tính chất dân sự như kiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại
phát sinh từ các hành vi của các cơ quan, nhân viên của Liên minh châu Âu; kiện
tranh chấp về hợp đồng được ký kết bởi các cơ quan của Liên minh châu Âu; các vụ
kiện về nhãn mác cộng đồng châu Âu. Trong những trường hợp này, Toà sơ thẩm
mang những đặc điểm của một toà dân sự trong hệ thống toà án tư pháp của quốc gia.
Các phán quyết của toà sơ thẩm có thể bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm tại
Toà công lý trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày tuyên án.
c. Toà hành chính công châu Âu
Toà hành chính công châu Âu được thành lập năm 2004. Toà bao gồm 6 thẩm
phán được bổ nhiệm bởi Hội đồng của Liên minh châu Âu. Toà án có thẩm quyền giải
quyết các tranh chấp hành chính, lao động giữa các cơ quan của Liên minh châu Âu
với các nhân viên. Trong trường hợp này, Toà hành chính công đóng vai trò như một
cơ quan tư pháp nội bộ của một tổ chức quốc tế, thực hiện chức năng của một toà
hành chính-lao động trong hệ thống cơ quan toà án tư pháp của quốc gia.
Các phán quyết của Toà hành chính công có thể bị kháng cáo theo thủ tục phúc
thẩm tại Toà sơ thẩm trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày tuyên án.
IV. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ TRONG KHUÂN KHỔ CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ
Một trong những chức năng cơ bản của hầu hết các tổ chức quốc tế là điều hoà,
giải quyết các tranh chấp các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên trong lĩnh vực
các hoạt động mà tổ chức quốc tế phụ trách. Đối với một số tổ chức quốc tế, chẳng 28 lOMoAR cPSD| 20899013
hạn như Liên hợp quốc, có thành lập riêng một cơ quan toà án để xét xử các tranh
chấp. Tuy nhiên, tại bản thân Liên hợp quốc, cũng như tại đại đa số các tổ chức quốc
tế toàn cầu và khu vực khác luôn tồn tại những cơ chế đặc thù để điều hoà, giải quyết
các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên. Các cơ chế này về nguyên tắc chỉ có hiệu
lực áp dụng đối với các quốc gia thành viên. Chúng có thể thuần tuý là những biện
pháp ngoại giao, mang tính thể chế nội bộ đan xen giữa các biện pháp ngoại giao với
biện pháp xét xử (như trường hợp của Cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức
thương mại thế giới WTO). Tuy nhiên, trong mọi trường hợp chúng cũng phải tuân
theo những nguyên tắc cơ bản crong lĩnh vực giải quyết tranh chấp quốc tế, được thể
hiện cụ thể trong các quy đinh của Hiến chương Liên hợp quốc.
Trong phần này sẽ xem xét các quy định về giải quyết tranh chấp quốc tế trong
khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới - một tổ chức quốc tế toàn cầu có quy mô,
tầm ảnh hưởng quan trọng nhất trong quan hệ kinh tế, thương mại quốc tế, và cơ chế
giải quyết tranh chấp tại ASEAN với tư cách là một tổ chức quốc tế khu vực.
1. Cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới a. Khái quát
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1995
trên cơ sở kết quả vòng đàm phán đa phương Uruguay về thương mại quốc tế (1986-
1993). Trên nhiều phương diện, WTO có tiền thân là GATT - Hiệp định chung về
thuế quan và thương mại được ký kết vào năm 1948 và chấm dứt hiệu lực vào ngày 31
tháng 12 năm 1994. Sau 47 năm hình thành và phát triển, cơ chế giải quyết tranh chấp
thương mại giữa các nước của GATT đã đạt được những kết quả nhất định, song ngày
càng thể hiện những hạn chế, thậm chí bất lực trong việc điều hoà, giải quyết những
mâu thuẫn, tranh chấp giữa các nước thành viên.
Tại vòng đàm phán Uruguay, cùng với việc quyết định thành lập WTO, ký kết
nhiều các hiệp định đa phương mới về thương mại, các nước đã ký kết Thoả thuận về
các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU) trong WTO. Thoả thuận DSU tạo
thành một cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc đối với tất cả các nước thành viên của WTO.
Hiện nay, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là một trong những cơ chế
giải quyết tranh chấp quốc tế được sử dụng nhiều nhất, được đánh giá là thành công
và có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia.
b. Mục tiêu, nguyên tắc của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 29 lOMoAR cPSD| 20899013
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhằm tới hai mục tiêu: Tạo môi trường
pháp lý minh bạch cho hoạt động thương mại quốc tế; Đảm bảo sự bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ giữa các nước thành viên trên cơ sở pháp luật quốc tế và các luật lệ của WTO.
Để đạt được những mục tiêu này, DSU quy định một số nguyên tắc cơ bản
trong giải quyết tranh chấp như sau:
- Các tranh chấp phải được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo sự cân
bằng về quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên,
- Các tranh chấp được giải quyết dựa trên luật lệ của WTO, tôn trọng các
nguyên tắc của Công pháp quốc tế
- Thủ tục tham vấn song phương giữa các bên tranh chấp là bắt buộc, dù không
được coi là một thủ tục tố tụng. Các thành viên phải thực hiện thủ tục này một cách thiện chí và hợp tác.
- Sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là bắt buộc, nhằm loại bỏ các
biện pháp thương mại đơn phương. Các biện pháp trả đũa thương mại chỉ được coi là
biện pháp cuối cùng khi được cho phép bởi Cơ quan giải quyết tranh chấp.
c. Cơ quan giải quyết tranh chấp
Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) là Đại hội đồng của WTO khi
nhóm họp nhằm giải quyết tranh chấp. Thành phần Đại hội đồng WTO bao gồm đại
diện ở cấp đại sứ của tất cả các nước thành viên. DSB là cơ quan duy nhất có quyền
thành lập Nhóm chuyên gia, thông qua báo cáo của Nhóm chuyên gia, báo cáo của Cơ
quan phúc thẩm. DSB cũng là cơ quan có thẩm quyền giám sát việc thực hiện các báo
cáo giải quyết tranh chấp, có thẩm quyền cho phép việc thực hiện biện pháp trả đũa thương mại.
Nếu nhìn vào thẩm quyền của Cơ quan giải quyết tranh chấp DSB, có thể nhận
định cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO thiên về một cơ chế mang tính chất chính trị, ngoại giao.
d. Nhóm chuyên gia
Nhóm chuyên gia được thành lập bởi DSB cho từng vụ tranh chấp và tự giải
thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Nhóm chuyên gia có 3 hoặc 5 thành viên, là những
cá nhân có uy tín, trình độ chuyên môn trong lĩnh vực tranh chấp, được lựa chọn theo
tiêu chí cá nhân và hoạt động độc lập. 30 lOMoAR cPSD| 20899013
Nhóm chuyên gia có nhiệm vụ xem xét, đánh giá khách quan các vấn đề tranh
chấp cả trên bình diện sự kiện và pháp lý. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Nhóm
chuyên gia có quyền thu thập thông tin từ mọi nguồn, có quyền yêu cầu ý kiến chuyên
gia, trưng cầu giám định về các vấn đề kỹ thuật.
Các kết luận, kiến nghị của Nhóm chuyên gia được thể hiện trong một báo cáo
đệ trình lên DSB. Các thời hạn tố tụng trong quá trình làm việc của Nhóm chuyên gia
được DSU quy định khá chặt chẽ. Thời gian để Nhóm chuyên gia hoàn thành báo cáo
và gửi lên DSB là không quá 6 tháng, trừ trường hợp đặc biệt. Sau 60 ngày nếu báo
cáo của Nhóm chuyên gia sẽ tự động trở thành quyết định có hiệu lực của DSB trừ
trường hợp các thành viên của DSB bác bỏ báo cáo theo nguyên tắc đồng thuận
(consensus) hoặc trường hợp một bên tranh chấp có yêu cầu phúc thẩm tại Cơ quan phúc thẩm.
e. Cơ quan phúc thẩm
Cơ quan phúc thẩm (AB) là một cơ quan thường trực được thành lập mới từ
Vòng đàm phán Uruguay. AB có 7 thành viên do DSB bổ nhiệm trên cơ sở uy tín,
trình độ và kinh nghiệm cá nhân, hoạt động độc lập. Khi có đề nghị phúc thẩm một
báo cáo của Nhóm chuyên gia, AB nhóm họp với 3 thành viên để phúc thẩm báo cáo.
Thời hạn xem xét phúc thẩm tối đa là 90 ngày.
Thẩm quyền của AB chỉ giới hạn ở xem xét vấn đề áp dụng pháp luật của
Nhóm công tác trong báo cáo. AB có quyền giữ nguyên, bác bỏ hay sửa đổi các kết
luận của Nhóm công tác trong bản báo cáo. Dưới góc độ này, các thành viên của AB
đóng vai trò thực sự như những thẩm phán xét xử phúc thẩm. Trong thời hạn 30 ngày
kể từ ngày AB công bố báo cáo của mình, Cơ quan giải quyết tranh chấp DSB sẽ
nhóm họp để thông qua báo cáo. Báo cáo của AB gần như được tự động thông qua trừ
trường hợp bị Cơ quan giải quyết tranh chấp bác bỏ theo nguyên tắc đồng thuận (consensus).
d. Thực hiện quyết định của Cơ quan giải quyết tranh chấp
Quyết định của DSB có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các bên tranh chấp.
DSB có thể đưa ra những khuyến nghị cần thiết để bên thua kiện thực hiện những kết
luận trong bản báo cáo giải quyết tranh chấp của Nhóm công tác hay Cơ quan phúc
thẩm đã được thông qua. Về nguyên tắc, bên thua kiện có nghĩa vu loại bỏ các biện
pháp thương mại được cho là trái với các quy định của WTO trong thời hạn “hợp lý”. 31 lOMoAR cPSD| 20899013
Việc thực thi quyết định của DSB và báo cáo giải quyết tranh chấp được giám
sát chặt chẽ bởi DSB. Trong trường hợp bên thua kiện không thực hiện, bên thắng
kiện có thể được DSB cho phép dừng áp dụng các cam kết thương mại hoặc thậm chí
áp dụng biện pháp trả đũa thương mại. Tuy nhiên, để đảm bảo tính công bằng, thoả
đáng trong việc áp dụng các biện pháp bồi thường hoặc trả đũa thương mại, Thoả
thuận các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp cho phép các bên thành lập một hội
đồng trọng tài trong khuôn khổ WTO. Phán quyết của trọng tài là quyết định cuối
cùng và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên.
2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN a. Khái quát
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trên cơ sở Tuyên
bố Bangkok (Thái Lan) ngày 8 tháng 8 năm 1967. Hiện nay ASEAN có 10 thành viên
là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Land,
Việt Nam. Cơ chế tổ chức, hoạt động, lĩnh vực hợp tác của ASEAN được phát triển,
hoàn thiện từng bước qua nhiều thời kỳ.
Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ chín tại Bali tháng 10 năm 2003, các thành
viên đã quyết định thành lập Cộng đồng ASEAN. Theo Tuyên bố hoà hợp ASEAN II
(Tuyên bố Bali II) ngày 7 tháng 10 năm 2003, Cộng đồng ASEAN bao gồm ba thành
phần: Cộng đồng an ninh ASEAN; Cộng đồng kinh tế ASEAN; Cộng đồng văn hoá –
xã hội ASEAN. Cũng tại Hội nghị thượng đỉnh này, các thành viên quyết định xây
dựng Hiến chương ASEAN. Hiến chương ASEAN được ký kết ngày 20 tháng 11 năm
2007 nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 13 tại Singapore và có hiệu lực
kể từ ngày 13 tháng 12 năm 2008, 30 ngày sau khi nước thành viên cuối cùng đệ trình văn kiện phê chuẩn.
Sự hình thành và phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp tại của ASEAN
luôn đi cùng với sự hình thành và phát triển của ASEAN.
b. Nội dung quy dịnh giải quyết tranh chấp theo Hiến chương của ASEAN
Trước đây, các quy định về giải quyết tranh chấp của ASEAN được quy định tập trung tại:
- Hiệp ước thân thiện và hợp tác trong khu vực Đông Nam Á được ký kết tại Bali tháng 2 năm 1976.
- Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp ký tại Manila (Philippines)
ngày 20 tháng 11 năm 1996. Nghị định thư này sau đó được thay thế bởi Nghị định 32 lOMoAR cPSD| 20899013
thư ASEAN về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp ký tại Viêng Chăn (Lào) ngày 29 tháng 11 năm 2004.
- Trong Hiến chương ASEAN, các quy định về giải quyết tranh chấp nằm ở
chương VIII (từ điều 22 đến điều 28).
Theo quy định tại điều 24 Hiến chương, các tranh chấp không liên quan đến
việc giải thích, áp dụng các văn kiện của ASEAN giữa các thành viên được giải quyết
tuân theo Hiệp ước thân thiện và hợp tác Bali năm 1976. Các tranh chấp liên quan
thuộc lĩnh vực hợp tác nào, sẽ được giải quyết theo quy định của các văn kiện ASEAN
về lĩnh vực đó. Các tranh chấp liên quan đến các lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại,
nếu không có quy định giải quyết tranh chấp riêng trong kiện có liên quan sẽ được giải
quyết theo các quy định của Nghị định thư ASEAN về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp năm 2004.
Theo quy định tại điều 23 của Hiến chương, các nước thành viên trong một vụ
tranh chấp tại bất kỳ thời điểm nào cũng có quyền thoả thuận sử dụng biện pháp môi
giới, trung gian hoặc hoà giải để giải quyết tranh chấp trong một thời gian hạn định.
Điều 25 Hiến chương quy định việc sử một cơ chế giải quyết tranh chấp hợp lý
bao gồm cả biện pháp trọng tài để giải quyết các tranh chấp về giải thích, áp dụng các
quy định của Hiến chương và của các văn kiện khác nếu tại đó chưa được quy định.
Điều 26 Hiến chương quy định tất cả những tranh chấp không được giải quyết,
dù đã áp dụng tất cả những quy định trên của Hiến chương, sẽ được chuyển cho Hội
nghị thượng đỉnh của ASEAN quyết định.
Điều 27 Hiến chương quy định Tổng thư ký ASEAN với sự hỗ trợ của Ban thư
ký hoặc một cơ quan được chỉ định của ASEAN có trách nhiệm theo dõi, giám sát
việc thực thi các khuyến nghị, kết luận hoặc quyết định của cơ chế giải quyết tranh
chấp của ASEAN và có trách nhiệm báo cáo tại mỗi Hội nghị thượng đỉnh ASEAN.
Một thành viên cho rằng bị ảnh hưởng từ sự không thực thi của một thành viên khác
có quyền đưa vấn đề ra Hội nghị thượng đỉnh ASEAN để quyết định.
Ngoài ra, điều 28 Hiến chương còn quy định trừ trường hợp có quy định khác
của Hiến chương, các nước thành viên có quyền sử dụng các biện pháp giải quyết
tranh chấp quy định tại điều 33(1) của Hiến chương Liên hợp quốc hoặc sử dụng bất
kỳ một văn kiện quốc tế nào khác mà các nước là thành viên để giải quyết tranh chấp giữa họ. 33 lOMoAR cPSD| 20899013
c. Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN theo Nghị định thư ASEAN về tăng
cường cơ chế giải quyết tranh chấp năm 2004
Theo điều 1Nghị định thư ASEAN về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp
năm 2004, các quy định của Nghị định thư được áp dụng cho các tranh chấp phát sinh
từ các văn kiện ASEAN được nêu tại Phụ lục I của Nghị định thư. Phụ lục I nêu danh
sách 46 văn kiện về hợp tác kinh tế-thương mại ASEAN được ký kết từ năm 1977 đến năm 2004.
Theo quy định của Nghị định thư năm 2004, cơ chế giải quyết tranh chấp của
ASEAN bao gồm một số điểm cơ bản sau:
- Cơ quan quản lý chính của cơ chế giải quyết tranh chấp là Hội nghị kinh tế
các viên chức kinh tế cao cấp (SEOM) của ASEAN. Hội nghị các viên chức kinh tế
cao cấp có quyền thành lập Nhóm chuyên gia, thông qua báo cáo của Nhóm chuyên
gia và báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, có thẩm quyền giám sát quá trình thực thi các
kết luận, khuyến nghị của các báo cáo giải quyết tranh chấp và quyết định giải quyết
tranh chấp đã được SEOM thông qua.
- Trước khi tiến hành các bước giải quyết tranh chấp chính thức, các bên tranh
chấp có nghĩa vụ tiến hành thủ tục tham vấn lẫn nhau. Và trong bất cứ giai đoạn nào
của quá trình giải quyết tranh chấp sau đó, các bên đều có quyền sử dụng biện pháp
môi giới, trung gia, hoà giải. Trong quá trình trung gian, hoà giải Nhóm chuyên gia
vẫn tiến hành công việc nếu các bên không có yêu cầu khác.
- Các quy định khác về thành lập Nhóm chuyên gia, nhiệm vụ của Nhóm
chuyên gia, thông qua báo cáo của Nhóm chuyên gia, thành lập Cơ quan phúc thẩm
(do Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN –AEM thành lập), việc phúc thẩm báo cáo của
Nhóm chuyên gia, thông qua báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, các quy định liên quan
đến giám sát thực thi kết quả giải quyết tranh chấp bao gồm cả các quy định về tạm
dừng thực hiện cam kết, bồi thường thương mại...đều được quy định tương tự như các
quy định của Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Như vậy, có thể nói mặc dù các quy định giải quyết tranh chấp nói chung của
ASEAN trong Hiến chương ASEAN còn chưa cụ thể, chưa tạo thành một cơ chế
thống nhất, nhưng các quy định về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế-thương
mại trong Nghị định thư năm 2004 đã tương đối rõ ràng, chặt chẽ theo mô hình giải
quyết tranh chấp của WTO. 34