Đề cương lý luận quan hệ quốc tế - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Đề cương lý luận quan hệ quốc tế - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG LÝ LUẬN QUAN HỆ QUỐC TẾ STT CÂU HỎI TRẢ LỜI 1 Vô chính phủ 1. Vô chính phủ là gì là gì? Nêu lập
- Trong phạm vi một quốc gia, nhà nước – với quyền hành luận về VCP
pháp, lập pháp và tư pháp – giữ nhiệm vụ ban hành luật của chủ nghĩa
pháp, chế tài người vi phạm nhằm bảo đảm an ninh, trật tự hiện thực
xã hội. Tuy nhiên trong hệ thống quốc tế, một thiết chế
đảm bảo các chức năng như nhà nước của các quốc gia
không tồn tại. An ninh và sự sống còn của mỗi quốc gia
do họ tự đảm bảo, tùy thuộc vào sức mạnh nội tại hay các
liên minh quân sự với đồng minh. Tình trạng thiếu vắng
một siêu chính phủ đứng trên các quốc gia trong quan hệ
quốc tế được gọi là tình trạng vô chính phủ.
2. Lập luận về VCP của chủ nghĩa hiện thực.
- Hệ thống quốc tế có tính vô chính phủ (dù điều này không
có nghĩa là hệ thống này hỗn loạn hoặc vô trật tự)
- Chủ nghĩa hiện thực mô tả 1 thế giới trong đó các nước
cạnh tranh nhau về an ninh và chiến tranh xảy ra. Nhưng
nhận định của các nhà hiện thực về tính vô chính phủ của
hệ thống tự nó không nói gì về khả năng xung đột. Đây
chỉ là 1 giả định về nguyên tắc vận hành của hệ thống, cho
rằng hệ thống này bao gồm các nước độc lập mà không có
1 quyền lực trung ương đứng cao hơn chúng. Nói cách
khác, chủ quyền thuộc về quốc gia bởi vì không có cái gì
cao hơn nó trong hệ thống quốc tế (xét cho cùng VCP là
sự không có 1 quyền lực trung tâm, và vì thế các nước
phải cạnh tranh nhau để giành quyền lực). Tức là không
có “chính quyền cao hơn các chính quyền”.
- Các nhà tân hiện thực cho rằng VCP là bản chất của hệ
thống “tự cứu” (self – help), trong đó không tồn tại chính
quyền siêu nhà nước về an ninh tập thể. Tình trạng VCP
và hệ quả tất yếu là nguyên tắc tự cứu chính là 2 khái
niệm rất quan trọng đối với thuyết tân hiện thực, qua đó
các nhà tân hiện thực có thể chỉ ra và chứng minh chính
bản chất cạnh tranh (trong hành vi quốc gia) dẫn đến tình
thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh và các vấn đề gặp phải
khi hành động tập thể.
- Tự cứu không được coi là một “thể chế”, do đó đóng vai
trò giải thích các tiến trình trong QHQT, tạo khuôn khổ
cho sự tác động qua lại giữa các tác nhân (là các quốc gia)
và đến lượt mình không hề bị ảnh hưởng bởi những tác
động qua lại này. Vì rằng quốc gia nào không tuân theo
nguyên tắc tự cứu sẽ bị “trục xuất” khỏi hệ thống, điều
duy nhất các quốc gia có thể làm là học hỏi và thích ứng
hành vi của mình theo nguyên tắc này
- Ngoài ra việc tái xác định bản sắc và lợi ích riêng là
không thể (hoặc không cần thiết). Vấn đề bản sắc và lợi
ích hình thành ntn do đó không quan trọng đối với nguyên
cứu quốc tế. Chủ đề chính của thuyết duy lý (coi tiến
trình quan hệ quốc tế chỉ là các tác động qua lại giữa các
thực thể thống nhất – tác nhân), đã quy định phạm vi
nghiên cứu của lý thuyết hệ thống trong chính trị quốc tế.
- VCP có tính bất biến. Đơn giản vì không quốc gia nào lại
muốn bị chi phối, áp chế, bị can thiệp bởi 1 thế lực bên
ngoài khác. Đối với mọi quốc gia, chủ quyền quốc gia
chính là sự tự do cao nhất tự như lẽ sống của quốc gia. Vì
thế mọi quốc gia đều tìm cách đấu tranh để bảo vệ chủ
quyền quốc gia của mình. 2 Tại sao
- Wendt đã đưa ra quan điểm nhằm phê phán luận điểm của A.Wendt lại
phái tân hiện thực về vô chính phủ. Các nhà tân hiện thực cho rằng: “Vô
cho rằng tình trạng vô chính phủ là bản chất của hệ thống chính phủ là
“tự cứu” (self – help), trong đó không tồn tại chính quyền những gì các
siêu nhà nước và nền an ninh tập thể. Tự cứu ko được coi quốc gia tạo
là một “thể chế”, do đó đóng vai trò giải thích các tiến nên”VCP
trình trong quan hệ quốc tế, tạo khuôn khổ cho sự tác
động qua lại giữa các tác nhân và đến lượt mình không hề
bị ảnh hưởng bởi những tác động qua lại này. Nếu quốc
gia không tuân theo nguyên tắc tự cứu thì sẽ bị “trục xuất”
khỏi hệ thống. Vấn đề bản sắc và lợi ích hình thành thế
nào không quan trọng đối với nghiên cứu quan hệ quốc tế.
- Wendt cho rằng vô chính phủ không nhất thiết phải dẫn
đến nguyên tắc tự cứu và chính trị cường quyền, và nếu
như hiện nay chúng ta ở trong một hệ thống tự cứu như
vậy là do tác động của tiến trình chứ không phải bởi cấu
trúc. Ngoài các tiến trình không tồn tại một “lôgic” của
tình trạng vô chính phủ nào “sản sinh” ra và “ưu tiên” một
hệ thống các bản sắc và lợi ích này hơn là các bản sắc và
lợi ích khác; nếu không có các tiến trình cấu trúc không có
ảnh hưởng nhân quả lên hệ thống. Do đó nguyên tắc tự
cứu và chính trị cường quyền thật ra là các thể chế của hệ
thống, không phải đặc trưng của tình trạng vô chính phủ.
VCP là điều các quốc gia tạo ra.
- Wendt chỉ ra rằng tự cứu không phải là đặc tính cấu thành
của VCP. Tự cứu và cạnh tranh quyền lực có thể được tạo
ra bởi tiến trình tác động qua lại giữa các quốc gia trong
một môi trường mà tình trạng vô chính phủ chỉ đóng vai trò bị động,
- Waltz định nghĩa cấu trúc chính trị theo 3 khía cạnh:
nguyên tắc tổ chức, nguyên tắc phân biệt các đơn vị và sự
phân bổ quyền lực. Bản thân cách định nghĩa này cho
chúng ta biết rất ít về hành vi của các quốc gia, nó không
dự đoán được liệu hai quốc gia sẽ là bạn hay thù, có công
nhận chủ quyền của nhau hay không, có mối liên hệ nhà nước hay không…
Nhìn chung do không nêu ra các giả định về cấu trúc bản
sắc và lợi ích trong hệ thống, nên Waltz không thể tiên
đoán được nội dung cũng như động lực của vô chính phủ.
- Wendt chỉ ra rằng Các quốc gia ứng xử với kẻ thù khác
với bạn bè, vì kẻ thù thì đầy tính đe dọa còn bạn bè thì
không. VCP và phân bổ quyền lực không đủ để chỉ chúng
ta rõ đâu là bạn đâu là thù.
+ Ví dụ: sức mạnh quân sự Hoa Kyd có ý nghĩa đối với
Canada khác so với Cuba, dù rằng vị thế trong “hệ thống”
của hai nước này là tương tự nhau, cũng như tên lửa của
Anh mang ý nghĩa với Mỹ khác so với tên lửa của Liên Xô.
- Phân bổ quyền lực luôn có ảnh hưởng lên toan tính của 1
quốc gia, tuy nhiên ở mực độ nào thì phụ thuộc vào nhận
thức và sự mong đợi của nước đó đối với khách thể, nói
cách khác tính toán của quốc gia còn phụ thuộc vào “phân
bổ nhận thức” vốn quy định nhận thức về bản thân và về đối phương.
- Bản sắc là nền tảng của lợi ích. Chủ thể không có một
danh sách các lợi ích định sẵn để áp dụng trong nhiều tình
huống xã hội khác nhau; thay vào đó họ xác định lợi ích
của mình song song với tiến trình xác định tình huống.
- Thể chế là 1 tập hợp hoặc cấu trúc tương đối ổn định của
các bản sắc và lợi ích. Một cấu trúc như vậy sẽ có các quy
chuẩn và nguyên tắc cấu tạo riêng, ngoài ra cìn hiện diện
các động lực thúc đẩy của chủ thể nảy sinh trong quá trình
tham gia và xây dựng nên nhận thức tập thể. Bản sắc và
nhận thức tập thể không tồn tại độc lập mà cấu thành lẫn
nhau. Thể chế vừa mang tính hợp tác vừa có thể gây xung đột.
- Wendt đã đưa ra 1 ví dụ rằng liệu chúng ta có giả định
trước rằng sẽ bị tấn công khi chưa hề tiếp xúc một nền văn
minh xa lạ? Câu trả lời là không. Như vậy nếu theo hiện
thực, các quốc gia sẽ chủ động tấn công kể cả khi mới tiếp
cận 1 quốc gia khác để bảo vệ tối đa hóa quyền lực của
mình thì kiến tạo lại phản bác quan điểm này.
- Tóm lại, Wendt cho rằng vô chính phủ là do các quốc gia
tạo nên, tức là cần có sự tương tác giữa các quốc gia trên
cơ sở tồn tại bản sắc và lợi ích, 3 Nêu đặc tính của chủ thể
- Chủ thể quốc gia có 3 đặc điểm: duy lý (rational), vị kỷ quốc gia theo
(egoist), đơn nhất (homogenous). thuyết hiện
- Quốc gia trong nền CTQT được giả định luôn luôn theo thực
đuổi lợi ích riêng, bất chấp lợi ích của nước khác (vị kỷ)
và trong một trường hợp hoàn cảnh cụ thể, đối mặt với
một vấn đề cụ thể, quốc gia luôn biết cách tối ưu hóa lợi ích của mình (duy lý). Duy lý, vị kỷ:
- Một số nhà lý thuyết, điển hình là WALTZ, cho rằng
không nhất thiết phải có giả định về đặc tính của quốc gia.
Trong hệ thống CTQT vô chính phủ và có đặc tính tự cứu,
Waltz lập luận, bất kỳ một quốc gia với chính thể nào và
đặc tính ra sao đều phải hành động một cách vị kỷ để tự
cứu lấy mình. Có thể có 1 số quốc gia không tuân thủ
nguyên tắc này về ngắn hạn, nhưng về dài hạn hệ thống
chỉ có các quốc gia tuân thủ luật chơi, các quốc gia khác
đơn giản là sẽ bị tiêu diệt.
- Xét đến cùng, để hệ thống thật sự có hành động tự cứu,
Waltz vẫn cần giả định rằng các quốc gia hành động vị kỷ
và duy lý, vì nếu tất cả các quốc gia không hành động vị
kỷ và duy lý, thì hệ thống sẽ không còn tính chất tự cứu
và vô chính phủ. Trong 1 hệ thống như thế, chính các
quốc gia vị kỉ mới bị đào thải vì không còn thích hợp với hệ thống.
Đơn nhất: Trong CNHT, quốc gia là chủ quyền quan trọng
nhất. Nó đơn nhất và tự trị, quyền lực của một nước
thường được hiểu là khả năng về quân sự.
- Khi chỉ có 1 cực, chủ nghĩa hiện thực tiên đoán là các
quốc gia khác sẽ hợp lại với nhau để đối kháng lại với
quốc gia bá quyền để lấy lại quân bình về quyền lực
- Các lý thuyết gia chủ nghĩa hiện thực tin tưởng các quốc
gia có chủ quyền là các nhân vật chính trong hệ thống
quốc tế, đáng để ý đặc biệt là các cường quốc bởi vì họ có
ảnh hưởng nhiều nhất trên sân trường quốc tế. Các tổ chức
quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các công ty đa quốc
gia, cá nhân hay các nước lệ thuộc được cho là không có
ảnh hưởng đáng kể. Các quốc gia theo bản năng thì hung
hăng (chủ nghĩa hiện thực tấn công) và thường bị ám ảnh
bởi vấn đề ăn ninh (chủ nghĩa hiện thực phòng thủ), và
việc bành trướng lãnh thổ chỉ bị ghìm lại bởi các quyền
lực đối khác. Việc tích tụ hung hăng này dẫn tới 1 tình
trạng an ninh khó xử, vì việc gia tăng an ninh có thể mang
lại nhiều bất ổn, vì thế lực đối lập sẽ tích lũy vũ khí để đối
đáp, dẫn tới một cuộc chạy đua vũ khí. 4 Nêu luận
- trường phái “hiện thực tấn công” (offensive realism)cho điểm của
rằng quyền lực không có giới hạn và các quốc gia cần đạt thuyết hiện
được càng nhiều quyền lực càng tốt nhằm đảm bảo an thực tấn công
ninh và chiếm thế áp đảo so với các quốc gia khác trong về “bá quyền”
hệ thống. John Mearsheimer là đại diện nổi tiếng nhất của
trường phái này. Theo Mearsheimer, quốc gia chỉ có thể
đảm bảo an ninh và lợi ích một cách hiệu quả nhất nếu trở
thành nước mạnh nhất trong hệ thống quốc tế hay khu
vực. Ông sử dụng khái niệm “bá quyền khu vực” để diễn
tả lập luận này. Theo cách nhìn trên, thì với sức mạnh
đang lên, không một quốc gia náo chấp nhận làm một
cường quốc nguyên trạng (status quo power) mà sẽ cố
gắng thay đổi trật tự quốc tế hiện hữu để trở thành bá
quyền trong khu vực. Quan điểm này khiến Mearsheimer
thành một lý thuyết gia đại diện cho trường phái bi quan
về sự trỗi dậy của các cường quốc, đặc biệt là với trường
hợp sự trỗi dậy của Trung Quốc.
- Bá quyền là nước siêu cường duy nhất trong hệ thống.
Một nước mạnh hơn nhiều so với các nước lớn khác vẫn
chưa phải là một bá quyền, bởi vì theo định nghĩa, vẫn
còn các nước lớn khác mà ní phải đương đầu. Ví dụ Mỹ
giữa thế kỉ XIX có lúc được gọi là bá quyền. Nhưng Mỹ
không phải là bá quyền vì lúc đó còn các nước lớn khác ở
châu ÂU – ÁO, Pháp, Phổ và Nga – mà Anh cũng không thống trị được.
- Bá quyền có nghĩa là sự thống trị hệ thống, thường được
hiểu là toàn thế giới. Có thể phân biệt giữa bá quyền toàn
cầu (nước khống chế toàn thế giới) và bá quyền khu vực
(nước khống chế khu vực cụ thể). Mỹ là 1 bá quyền khu
vực ở Tây Bán Cầu, không có 1 nước nào ở châu Mỹ có
đủ sức mạnh quân sự để thách thức nước Mỹ.
- Kết quả tốt nhất mà một nước lớn có thể trông đợi là trở
thành bá quyền khu vực và kiểm soát một khu vực kề cận
mà có thể tiếp cận bằng đường bộ.
- Các nước đạt được vị trí bá quyền khu vực tìm cách ngăn
không cho các nước lớn khác xâm nhập vào vùng ảnh
hưởng của mình. Các nước bá quyền khu vực tìm cách
kiểm soát các nước bá quyền của khu vực khác vì sợ các
nước đó sẽ xâm phạm vào khu vực sân sau của mình.
- Khi có 1 nước có khả năng làm bá quyền xuất hiện, các
nước lớn khác trong khu vực sẽ có khả năng kiềm chế, do
đó tạo điều kiện cho các nước bá quyền bên ngoài khu
vực yên ổn đứng ngoài cuộc. Nếu các nước lớn trong khu
vực đó không có khả năng kiềm chế nước mới nổi lên,
nước bá quyền ngoài khu vực sẽ có các biện pháp thích
hợp để xử lý nước nổi lên đó. Trong thế kỷ XX Mỹ đã 4
lần thực hiện chức năng này và được coi là “kẻ cân bằng khơi xa”.
- Tóm lại, tình thế lý tưởng cho bất cứ nước lớn nào là trở
thành bá quyền khu vực duy nhất trên thế giới. Mỹ đang
thống trị Tây Bán cầu, và ở các khu vực khác trên thế giới
chưa có bá quyền. Nhưng nếu bị một nước khác thách
thức, một nước bá quyền khu vực sẽ không còn là một
nước muốn giữ nguyên trạng nữa, Nó sẽ tìm cách để làm
suy yếu và thậm chí tiêu diệt nước đối thủ tiềm tàng. 5 Nêu lập luận
- Cân bằng quyền lực quốc tế chỉ là một biểu hiện đặc biệt của chủ nghĩa
của một nguyên tắc xã hội chung theo đó tất cả xã hội hiện thực về
được hình thành bởi các đơn vị độc lập đều công nhận cân bằng
quyền độc lập của nhau quyền lực. Hệ
- Cân bằng quyền lực và chính sách nhằm bảo vệ cân bằng thống quốc tế
quyền lực không chỉ là tất nhiên mà còn là một nhân tố ổn hiện nay có
định thiết yếu trong một xã hội với thành viên là các quốc tồn tại cân gia có chủ quyền. bằng quyền
Cân bằng quyền lực với tư cách là một khái niệm phổ quát lực không?
- Khái niệm “cân bằng” đồng nghĩa với khái niệm “thăng Tại sao?
bằng”. Khái niệm này nhấn mạnh sự ổn định trong một hệ
thống cấu tạo nên bởi các bộ phận độc lập nhau. Bất cứ
khi nào sự cân bằng bị tác động bởi 1 lực từ bên ngoài
hoặc bởi một sự thay đổi từ bên trong một trong các bộ
phận cấu thành hệ thống, hệ thống lại có một xu hướng tái
lập lại trạng thái nguyên thủy, hoặc lập ra một thế cân bằng mới.
- Có 2 giả định làm cơ sở cho tất cả các thế cân bằng: 1-
Các yếu tố cần được cân bằng là cần thiết cho xã hội hoặc
được phép tồn tại; 2- nếu không có tình trạng cân bằng
giữa các yếu tố này, một yếu tố sẽ khác, và có thể hủy diệt
các yếu tố khác. Kết quả là mục tiêu của mọi sự cân bằng
đều nhằm duy trì tính ổn định của hệ thống mà không phá
hoại sự tồn tại của tất cả các yếu tố cấu thành nên hệ thống.
Những biện pháp cân bằng lực lượng
1- Chia để trị: “giảm sức mạnh của bên mạnh” bằng cách
làm cho đối thủ của mình suy yếu bằng cách chia rẽ hoặc
giữ nguyên tình trạng bị chia rẽ ở các nước đối thủ; “tăng
sức mạnh cho nước yếu” được tiến hành bằng 2 cách:
hoặc nước B tăng sức mạnh của mình để cân đối lại nước
A (thể hiện trong chính sách tăng cường chạy đua vũ
trang/giải trừ quân bị, hoặc bồi thường chiến phí); và B có
thể hợp lực với các nước khác đang theo đuổi chống nước
A, và nước B cũng hợp lực với các nước khác có chính
sách giống chính sách của A với B (chính sách liên minh).
2- Bồi thường: nhằm duy trì cân bằng quyền lực xảy ra khi
một nước có thêm lãnh thổ, hay được áp dụng một cách
có chủ ý vào việc phân chia thuộc địa và phân định vùng
ảnh hưởng ở các vùng thuộc địa và bán thuộc địa.
- Ở nơi không áp dụng luật bồi thường một cách chủ ý, yếu
tố phân chia lãnh thổ hoặc cái gì đó vẫn tồn tại trong các
dàn xếp diễn ra trong hệ thống cân bằng quyền lực. Đó là
do trong hệ thống đó, không nước nào lại đồng ý nhường
lợi thế chính trị cho một nước khác mà không mong đợi –
dù có hoặc không có cơ sở - thu lại món lợi tương ứng.
Việc mặc cả trong đàm phán ngoại giao đưa đến thỏa hiệp
chính trị chính là thể hiện của nguyên tắc bồi thường ở
mức chung nhất, và do đó gắn bó hữu cơ với nguyên tắc cân bằng quyền lực.
3- Chạy đua vũ trang: ví dụ: nước A cố gắng theo kịp và
vượt vũ trang của nước B (và ngược lại).
- Hệ quả tất yếu của chạy đua vũ trang là tăng gánh nặng
của việc chuẩn bị chiến tranh và tăng chi phí quốc phòng
trong tổng ngân sách quốc gia cũng như làm cho mối nghi
kị, lo sợ và bất an tăng lên.
4- Liên minh: liên minh là điều cần thiết đối với thế cân bằng
quyền lực vận động trong một hệ thống nhiều nước. nước
A và B cạnh tranh nhau có 3 sự lựa chọn nhằm duy trì và
tăng cường vị trí quyền lực trong so sánh với nhau. Các
nước này có thể tăng cường sức mạnh của mình, liên minh
với các nước khác, hoặc ngăn không cho nước kia liên
minh với các nước khác. Giải pháp 1 hai nước chạy đua
vũ trang. Giải pháp 2 và 3 liên quan đến chính sách liên minh.
- Một nước coi liên minh là tùy theo tình hình chứ không
phải là nguyên tắc bất biến. 1 nước có thể không theo đuổi
chính sách liên minh nếu nước đó cho rằng đã đủ mạnh
mà không cần tới liên minh, hoặc gánh nặng của cam kết
sau khi gia nhập liên minh lớn hơn so với lợi thế của việc gia nhập.
5- Nước “điều chỉnh” sự cân bằng
- Nước điều chỉnh không găn với một nhóm nào vì mục tiêu
của nó trong hệ thống chỉ là giữ sự cân bằng. Nước cân
bằng lúc này sẽ ngả về một bên, lúc khác lại nghiêng về
bên kia, tùy theo thế của 2 bàn cân. Nước giữ cân bằng
trong từng giai đoạn ngắn có thể vừa là bạn vừa là thù của
tất cả các nước lớn nếu các nước lớn đe dọa thế cân bằng
khả năng vượt trội so với nước khác.
- Nước giữ cân bằng mục tiêu cuối cùng của họ cũng chỉ là
bảo vệ tối đa quyền lợi của mình.
Hệ thống quan hệ quốc tế hiện nay có tồn tại cân bằng
quyền lực vì: theo Hans, các quốc gia luôn tìm cách tối đa
hóa quyền lực của mình để nhằm mục đích nếu quốc gia
đó mắc sai lầm vẫn có thể cứu chữa. Vì thế đây ko phải là
sự cân bằng quyền lực mà các quốc gia muốn tối đa lợi ích của mình. 6 Nêu lập luận
- Sự phụ thuộc lẫn nhau là tình trạng của mối quan hệ giữa của chủ nghĩa
hai bên mà trong đó thiệt hại của việc cắt đứt quan hệ hay tự do về phụ
giảm bớt các trao đổi là tương nhau đối với mỗi bên. Còn thuộc lẫn
theo Joseph Nye, sự phụ thuộc lẫn nhau đề cập đến tình nhau
trạng mà trong đó các tác nhân hay sự kiện trong các bộ
phận khác nhau của hệ thống ảnh hưởng đến nhau.
Sự nhạy cảm (sensitivity) hàm ý số lượng và tốc độ của
những tác động do sự phụ thuộc gây ra, có nghĩa là sự
thay đổi trong các phần còn lại của hệ thống nhanh chóng đến mức nào
Khả năng dễ bị tổn thương (vulnerability) liên quan đến
chi phí tương đối của việc thay đổi cấu trúc một hệ thống
phụ thuộc lẫn nhau. Đó chính là chi phí của việc thoát
khỏi hệ thống đó hoặc thay đổi luật chơi. Một quốc gia ít
dễ bị tổn thương hơn so với quốc gia khác không nhất
thiết có nghĩa là quốc gia đó ít nhạy cảm ơn, mà là quốc
gia đó sẽ phải chịu chi phí thấp hơn trong việc thay đổi tình hình.
Quan điểm của CN tự do:
- Những nhà tự do cho rằng sự phụ thuộc kinh tế sẽ dẫn đến
hòa bình và thịnh vượng. Trao đổi thương mại gia tăng sẽ
mang lại nhiều lợi nhuận, khiến họ không muốn tiến hành
chiến tranh và xâm chiếm lẫn nhau. Hay nói cách khác,
lợi ích của thương mại sẽ lớn hơn lợi ích mà các quốc gia
thu được qua chiến tranh và xâm chiếm lãnh thổ. Chính vì
vậy sự phụ thuộc lẫn nhau sẽ nuôi dưỡng hòa bình.
- Các nhà tự do cho rằng sự phụ thuộc kinh tế sẽ giúp gia
tăng sự hiểu biết lẫn nhau. Cảm giác hiểu lầm – vốn là
một trong những nguyên nhân của chiến tranh.
- Những nhà tự do gắn sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế với
hòa bình thông qua cơ cấu trong nước. Lập luận này cho
rằng sự phụ thuộc lẫn nhau làm thay đổi những sắp xếp
trong nước của một quốc gia, làm gia tăng ảnh hưởng của
những nhóm có lợi ích trong các mối quan hệ hòa bình.
Cụ thể là thương mại tự do chuyển cán cân quyền lực từ
giai cấp cầm quyền truyền thống – được cho là chú ý vào
việc tìm kiếm vinh quang và những hành động hiếu chiến,
sang giai cấp thương mại – vốn quan tâm đến việc tạo ra
của cải hơn là tìm kiếm vinh quang quân sự. 7 Nêu nguyên
Khái niệm: là thể chế có thẩm quyền xác định, được thành nhân hình
lập trên cơ sở thoả thuận và nhằm mục đích hợp tác qua thành, tác biên giới. dụng của tổ
Nguyên nhân ra đời và phát triển: chức quốc tế
- Sự xuất hiện các vấn đề chung trong quan hệ
- Sự tương tác tăng lên giữa các quốc gia quốc tế theo
- Hạn chế tranh chấp và xung đột giữa các quốc gia thuyết tự do
- Nhu cầu điều phối hành động chung
Dấu hiệu của tổ chức quốc tế:
- Ý chí hợp tác được thể hiện trong các văn bản thành lập
(tuyên bố chung, hiệp định…)
- Bộ máy thường trực (ban thư ký, uỷ ban thường trực…)
giúp duy trì hoạt động thường xuyên.
- Có tính tự trị và thẩm quyền đối với các quyết định của
mình (do các thành viên thoả thuận)
- Có thành viên từ hai quốc gia trở lên
Tác dụng của chủ thể tổ chức quốc tế:
Chủ nghĩa Tự do cho rằng trong QHQT, bên cạnh quốc gia
còn các chủ thể phi quốc gia (Nonstate ) Actor như tổ chức
quốc tế, công ty xuyên quốc gia... Một số nhà Chủ nghĩa Tự
do còn đi xa hơn khi coi các tổ chức tôn giáo quốc tế, nhóm
sắc tộc ly khai, tổ chức khủng bố quốc tế… cũng là chủ thể
phi quốc gia. Các chủ thể phi quốc gia đang tham gia ngày
càng nhiều vào QHQT với vai trò ngày càng tăng. Và điều
này đang làm QHQT thay đổi theo ít nhất ba cách.
Thứ nhất, sự tham gia vào QHQT của các chủ thể này khiến
cho QHQT trở thành sự đan xen lợi ích giữa nhiều chủ thể
khác nhau chứ không còn bị chi phối chỉ bởi mỗi lợi ích và
toan tính của quốc gia. Sự tồn tại của các chủ thể phi quốc
gia khiến quốc gia không còn một mình tự tung tự tác trong QHQT như trước kia nữa.
Thứ hai, các chủ thể phi quốc gia có lợi ích và quan niệm
không giống với lợi ích của quốc gia. Chúng chủ yếu theo
đuổi hòa bình và hợp tác nên QHQT không còn chỉ mỗi xung
đột như quan niệm của Chủ nghĩa Hiện thực.
Thứ ba, không những thế, bản thân quốc gia cũng buộc phải
thay đổi bởi sự tồn tại của chủ thể phi quốc gia. Các chủ thể
này không chỉ kết hợp, bổ sung mà còn tác động tới quốc gia,
thậm chí trong nhiều trường hợp còn thay thế quốc gia. Điều
này làm giảm vai trò và tính tự trị của quốc gia trong QHQT
cũng như làm xói mòn chủ quyền quốc gia. Và tất nhiên, khi
chủ thể thay đổi, QHQT cũng sẽ thay đổi theo.
Mặc dù thừa nhận hệ thống quốc tế mang tính chất vô chính
phủ, chủ nghĩa tân tự do lại cho rằng bối cảnh đó của hệ
thống quốc tế không tạo ra sự đối đầu, cạnh tranh giữa các
quốc gia mà khuyến khích họ hợp tác với nhau thông qua các thể chế quốc tế.
Thứ nhất, các thể chế quốc tế giúp cung cấp thông tin cho
các bên tham gia, qua đó giúp họ đưa ra được những
quyết định chính sách đúng đắn nhất có lợi cho tất cả các bên.
Thứ hai, các thể chế quốc tế làm giảm các chi phí giao
dịch trong quá trình giải quyết các vấn đề chung nhờ chia
sẻ các nguồn lực và phối hợp hành động giữa các quốc gia.
Thứ ba, các thể chế tạo ra khuôn khổ pháp lý để điều
chỉnh hành vi của các tác nhân tham gia hệ thống chính trị
quốc tế. Điều này có vai trò quan trọng trong việc đảm
bảo tính ổn định của hệ thống và giúp giữ gìn an ninh, hòa
bình cũng như có lợi cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia.
( Lưu ý đến các ý còn khác nhau, phải quay lại xem xét) 8 Tại sao
- Các nhà hiện thực cho rằng thể chế là “vũ đài thể hiện các Mearsheiner
mối quan hệ quyền lực” (cân bằng quyền lực). NATO là lại cho rằng
một thể chế đóng vai trò trong việc ngăn không cho chiến các thể chế
tranh thế giới thứ ba bùng nổ và giúp cho phương Tây quốc tế chỉ là
thắng trong chiến tranh lạnh. lời hứa hão?
- Thuyết thể chế tự do chỉ tập trung vào các vấn đề kinh tế Anh chị có
mà bỏ quan vấn đề an ninh. Theo lập luận của các nhà thể đồng ý với
chế tự do, trở ngại chính của hợp tác giữa các nước có quan điểm đó
chung lợi ích là mối đe dọa về sự lừa dối không
- Các học giả theo thuyết thể chế tự do không nhằm mục
tiêu giải quyết vấn đề liên quan đến kẻ đi lừa và nạn nhân
bằng cách thay đổi những tiêu chuẩn căn bản của hành vi
quốc gia. Họ chấp nhận giả định là các nước hoạt động
trong một môi trường vô chính phủ và hành động theo tư
lợi. Tóm lại, thể chế có thể tạo ra hợp tác.
- Thuyết thể chế tự do nói chung bị coi là có tác dụng hạn
chế trong lĩnh vực an ninh, bởi nỗi lo sợ về lừa lọc được
coi là 1 trở ngại rất lớn đối với hợp tác khi vấn đề liên
quan là quân sự và an ninh.
- Các nhà thể chế tự do cho rằng các quốc gia chỉ tập trung
vào lợi ích tuyệt đối mà không tập trung vào lợi ích tương
đối. Tuy nhiên các học giả thể chế tự do không thể bỏ qua
những tính toán về lợi tương đối, bởi vì họ cho rằng các
nước là những chủ thể tư lợi trong một hệ thống vô chính
phủ và họ nhận thức được rằng quyền lực quân sự đóng
vai trò quan trọng đối với các quốc gia.
- Tóm lại, thể chế đóng một vai trò nhỏ bé trong quá khứ và
không có tác dụng quan trọng trong việc ổn định tình hình
xã hội. Sở dĩ như vậy là vì các quốc gia đều có khả năng
tự quyết định sự tồn tại độc lập của mình, cho dù họ đạt
được quyền lợi như họ mong muốn hay không. Nếu các
quốc gia đạt được quyền lợi mà họ mong muốn, thì sự cân
bằng quyền lựac trong thế giới sẽ được thực hiện mà
không cần đến thể chế. 1 trường hợp khác là nếu nước A
đạt được lợi ích mình muốn, nhưng nước B đạt được lợi
ích ít hơn nhưng mà vẫn chấp nhận điều đó thì tức là họ
vẫn có sự cân bằng về quyền lực mà ko cần đến sự tồn tại
của thể chế. 1 trường hợp nữa là nếu nước A đạt được lợi
ích, nước B đạt được lợi ích rất ít nhưng nếu B không
chấp nhận điều đó mà muốn đứng ra đấu tranh thì sẽ bị
cho là gây mất ổn định và cho rằng muốn gây ra ung đột.
Do đo tôi đồng tình với quan điểm trên. 9 Phân tích các 1. Quyền lực cứng: khái niệm
- Trong chính trị quốc tế, có “quyền lực” nghĩa là có khả quyền lực
năng khiến một chủ thể, không còn cách nào khác, phải cứng, quyền
hành động theo những cách thức mà mình mong muốn lực mềm, sức
- Quyền lực cứng là khả năng ép buộc họ phải làm như vậy. mạnh thông
Các chiến lược của quyền lực cứng tập trung vào can minh
thiệp quân sự, ngoại giao cưỡng bức và trừng phạt kinh tế
để gia tăng lợi ích quốc gia. 2. Quyền lực mềm:
- Là khả năng thuyết phục người khác làm theo những gì mình muốn.
- Joseph Nye định nghĩa quyền lực mềm là khả năng đạt
được những gì mình muốn thông qua thuyết phục hoặc
hấp dẫn thay vì cưỡng bức. Nó tạo ra sự hấp dẫn và bao
gồm hầu hết mọi yếu tối ngoài sức mạnh kinh tế và quân sự. 3. Quyền lực thông minh
- Là khả năng một chủ thể kết hợp các thành tố quyền lực
cứng và quyền lực mềm thông qua các phương thức tác
động qua lại nhằm đạt được mục đích mình mong muốn một cách hiệu quả.
- Một khuôn khổ cho quyền lực thông minh vững chắc về
mặt khái niệm và liên quan chặt chẽ với các chính sách
cần được xây dựng trên một số xem xét bổ sung mang tính cốt lõi như sau:
+ Mục tiêu mà chủ thể hướng tới khi thực hiện quyền lực
– bản chất bên trong và bối cảnh toàn cầu rộng hơn của
nó. Quyền lực không thể gọi là thông minh khi những
người sử dụng nó không biết gì về nhóm đối tượng và các khu vực mục tiêu
+ Nhận thức về bản thân của chủ thể, cũng như hiểu biết
về những mục đích và khả năng của họ. Quyền lực thông
minh đòi hỏi người sử dụng nó phải biết rõ đất nước hoặc
cộng đồng của họ đang tìm kiếm điều gì, cũng như ý chí
và khả năng đạt được mục tiêu của họ
+ Bối cảnh khu vực và quốc tế, trong đó hành động sẽ được thực hiện
+ Những công cụ được sử dụng, cũng như khi nào cần
tách biệt hoặc kết hợp chúng và bằng cách nào. 10
Phân biệt các Wendt cho rằng trên cơ sở bản chất khác nhau của sự tương tác
kiểu vô chính giữa các quốc gia, có thể có nhiều nền văn hóa vô chính phủ. phủ
theo Ông đã tóm tắt 3 nền văn hóa vô chính phủ có hệ thống quốc tế
thuyết kiến khác nhau, đó là Hobbesian, Lockean và Kantian. tạo của Wendt
- Theo hệ thống Hobbesian, các quốc gia không có ý tưởng
chung và luôn là kẻ thù của nhau. Có 4 nét đặc trung trong
nền văn hóa này. Đầu tiên, các quốc gia có xu hướng hành
động mạnh mẽ để thay đổi tình hình hiện tại và coi nhau
như kẻ thù. Đó là họ sẽ cố gắng tiêu diệt hoặc chinh phục
kẻ thù của mình. Thứ hai việc ra quyết định có xu hướng
không xem xét triển vọng, thay vì chuẩn bị cho tình huống
xấu nhất trong tương lai. Thứ ba, lấy sức mạnh quân sự
làm trọng điểm. Cuối cùng, nếu chiến tranh nổ ra, các
quốc gia sẽ chiến đấu với kẻ thù (được nhận thức), cụ thể
là họ sẽ được sử dụng bạo lực không giới hạn. (chết hay sống)
- Theo hệ thống Lockean, các quốc gia có thể chia sẻ ý
tưởng với các quốc gia khác, do đó quốc gia này coi các
quốc gia khác là đối thủ của mình. Văn hóa này có 4 hàm
ý. Đầu tiên điều quan trọng nhất là dù có xung đột gì đi
chăng nữa, các quốc gia phải tôn trọng nguyên trạng chủ
quyền của nhau. Thứ hai liên quand dến bản chất của hành
vi hợp lý. Các đối thủ không phải lúc nào cũng leo thang
căng thẳng vì thể chế chủ quyền làm cho rủi ra thấp hơn.
Thứ ba sức mạnh quân sự tương đối vẫn quan trọng, vì
các đối thủ cạnh tranh biết rằng những người khác có thể
sử dụng vũ lực. Cuối cùng xung đột có thể dẫn đến chiến
tranh, các đối thủ sẽ hạn chế bạo lực của họ. ( tranh chấp bạo lực)
- Hệ thống Kant, nếu 1 quốc gia đối xử với quốc gia khác
như một người bạn, thì các quốc gia này sẽ phát triển các
thể chế chung giữa họ. Trong loại hình văn hóa này, các
quốc gia mong muốn lẫn nhau tuân thủ 2 quy tắc: Thứ
nhất, họ không thể sử dụng chiến tranh hoặc nguy cơ
chiến tranh để giải quyết tranh chấp (bất bạo đọng). Thứ 2
họ sẽ chiến đấu như một đội, khi một trong số họ bị đe
dọa bởi bên thứ ba – quy tắc tương trợ. 11 Các lý thuyết
Chủ nghĩa hiện thực: “nhân chi sơ tính bản ác”: nhấn đưa ra giả
mạnh khía cạnh ích kỷ, xấu xa của bản chất con người: định gì về bản
Bản chất con người đam mê quyền lực -> chủ nghĩa dân chất con
tộc ảnh hướng đến quốc gia -> tối đa hóa quyền lực. người?
- Cho rằng con người cơ bản là vị kỷ và duy lý. Mặc dù
không hoàn toàn bác bỏ những tính cách và đặc điểm khác
nhưng CNHT thực coi vị kỷ và duy lý là đặc tính nổi trội
của con người trong quan hệ và nó đã ảnh hưởng đến việc
xác định lợi ích trong chính sách đối ngoại của quốc gia,
đến ứng xử trong quan hệ quốc tế với các chủ thể khác,
tuyệt đối hóa lợi ích quốc gia, đặt lợi ích riêng lên trên lợi
ích của người khác. Chủ nghĩa hiện thực cho rằng con
người ham muốn tìm kiếm quyền lực. Quyền lực có thể là
bất cứ điều gì đưa tới và duy trì con người kiểm soát con
người. Do đó, quyền lực bao gồm tất cả các mối quan hệ
xã hội phục vụ mục tiêu đó, từ đó bao lực trực tiếp đến
những quan hệ tâm lý tế nhị nhất trong đó con người dùng
ý chí để kiềm chế lẫn nhau.
Chủ nghĩa tự do: “nhân chi sơ tính bản thiện”: nhấn mạnh
khả năng tiến bộ của con người. Chủ nghĩa Tự do có cái
nhìn lạc quan hơn CNHT khi cho rằng mặt tiêu cực không
phải là duy nhất mà có những khía cạnh tích cực trong bản
chất này. Chỉ có con người mới có khả năng làm điều
thiện, không mưu cầu lợi ích đối với cá nhân mình. - con người có vị tha
- sự phát triển, sinh tồn, mưu cầu 1 cuộc sống tốt hơn, cải
thiện tình trạng sống của mình. Con người yêu thích hòa
bình nên không phải lúc nào sẵn sàng xung đột và sủ dụng bạo lực.
Chủ nghĩa kiến tạo: bản chất con người thông qua kiến tạo
xã hội để hình thành nên vai trò riêng của con người. Cá
nhân tiếp nhận vai trò và thể chế thông xã hội, thông qua
quá trình xã hội hóa -> hình thành nên bản sắc. 12 Các lý thuyết
Chủ nghĩa hiện thực: đưa ra giả
- Chủ thể chính trong quan hệ quốc tế là các quốc gia – dân định gì về chủ
tộc có chủ quyền trong khi các chủ thể khác như các tổ thể QHQT?
chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các công ty đa Chủ thể nào
quốc gia, các nhóm hay các cá nhân không có vai trò là quan trọng
đángg kể. Về bản chất, hệ thống quan hệ quốc tế là một hệ hơn trong
thống vô chính phủ, không tồn tại 1 quyền lực đứng trên CTQT
các quốc gia nhằm điều chỉnh và quản lý mối quan hệ giữa họ với nhau.
- Chính vì vậy mục tiêu của các quốc gia là tìm cách nâng
cao quyền lực nhằm tự đảm bảo an ninh và sự tồn tại của
mình trong hệ thống. Điều này dẫn tới việc các quốc gia
luôn ở trong thế cạnh tranh và đối đấu lẫn nhau.
Chủ nghĩa tự do: CNTD đề cao vai trò của các cá nhân, tổ
chức với tư cách là các tác nhân trong QHQT bên cạnh
nhà nước. CNTD nhấn mạnh khả năng tiến bộ của con
người và cho rằng các quốc gia thay vì cạnh tranh có thể
hợp tác với nhau để cùng đạt được lợi ích chung, đặc biệt
là thông qua các thể chế quốc tế.
Chủ nghĩa kiến tạo: cho rằng bản sắc, các chuẩn tắc, niềm
tin và các giá trị cũng mang tính cấu trúc và tạo nên ảnh
hưởng mạnh mẽ lên các hoạt động chính trị - xã hội.
- Theo các nhà kiến tạo, mỗi quốc gia có một bản sắc quốc
gia, hay cách quốc gia đó nhận thức về bản thân mình và
bản sắc quốc gia giúp định hình các mục tiêu mà quốc gia
đó theo đuổi, như an ninh, chính sách đối ngoại hay phát triển kinh tế. 13 Khái niệm: Bản sắc chung: bản sắc chung
- Bản sắc của quốc gia sẽ hàm ý những ưu tiên và hành và cộng đồng
động đi kèm của quốc gia đó. Chủ nghĩa kiến tạo coi bản an ninh của
sắc là một vấn đề thực nghiệm cần phải được luận giải thuyết kiến
trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Bản sắc ko bất biến mà nó tạo?
phụ thuộc vào bối cảnh văn hóa, lịch sử, xã hội và chính trị.
- Bản sắc chung (collective identity – Wendt): khả năng các
quốc gia có vượt qua được các vấn đề cần có hành động
chung hay không phụ thuộc vào việc bản sắc xã hội của
chủ thể sẽ tạo ra lợi ích chung hay lợi ích cá nhân. Lợi ích
cá nhân hay lợi ích chung là kết quả của chủ thể với số
phận của chủ thể khác.
- Bản sắc chung là nền tảng cho những đảm nhận về sự gắn
kết, tính cộng đồng… và từ đó hình thành nên lợi ích
chung. Điều này không có nghĩa các chủ thể sẽ trở nên
không có lý trí và không tính toán được – mất. Bản sắc
chung và lợi ích chung sẽ giúp chủ thể tính toán những
điều đó ở mức độ kết nối xã hội cao hơn. Nếu không có
bản sắc và lợi ích chung,xã hội sẽ không thể tồn tại. Cộng đồng an ninh - 14 Phân tích nội
Chủ nghĩa hiện thực: hàm khái
- Khái niệm lợi ích định nghĩa bằng quyền lực là một chuẩn niệm “lợi ích
mực khách quan. Đây là 1 khái niệm có ý nghĩa bất biến. quốc gia” của
Các quốc gia luôn cố gắng tìm mọi cách để tối ưu hóa chủ nghĩa quyền lực của mình. hiện thực, chủ
Chủ nghĩa tự do: bên cạnh quyền lực và an ninh, lợi íhc nghĩa tự do và
quốc gia còn dựa trên sự hợp tác về kinh tế. Theo CNTD, chủ nghĩa
dù các quốc gia có cạnh tranh với nhau nhưng vẫn có thể kiến tạo
hợp tác trên các lĩnh vực nhất định
Chủ nghĩa kiến tạo: các quốc gia có thể có nhiều bản sắc
xã hội khác nhau, và lợi ích của quốc gia cũng biến đổi
tùy vào bản sắc xã hội mà quốc gia xác định tương ứng.
Có nghĩa là, các quốc gia xác định lợi ích của mình bằng
cách diễn giải bối cảnh xã hội mà họ tham gia. Ví dụ:
trong bối cảnh CTL giữa Mỹ VÀ Liên Xô là một cấu trúc
xã hội mà trong đó 2 siêu cường coi nhau như kẻ thù,
đồng thời xác định lợi ích quốc gia của mình theo hướng
đối kháng nhau. Khi mà 2 quốc gia này ko còn coi nhau là
kẻ thù nữa thì CTL tự động kết thúc.