Đề cương lý thuyết - Kinh tế chính trị | Đại Học Hà Nội
Đề cương lý thuyết - Kinh tế chính trị | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Đề cương KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Câu 1: Hàng hóa là gì?
Trong kinh tế chính trị Marx-Lenin, hàng hóa được định nghĩa là sản phẩm của lao động
thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể là hữu hình như sắt thép, quyển sách hay ở
dạng vô hình như sức lao .
động Karl Marx định nghĩa hàng hóa trước hết là đồ vật mang
hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất của nó[1]. Để đồ
vật trở thành hàng hóa cần phải có:
Tính ích dụng (tiện ích, tiện dụng) đối với người dùng
Giá trị (kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi lao động hay hao phí lao động để tạo ra một sản phẩm
Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm David Ricardo cho rằng hàng hóa
có hai thuộc tính cơ bản là: giá trị sử dụng và giá trị
Giá trị sử dụng của hàng hóa là ích của dụng
hàng hóa thỏa mãn nhu cầu nào đó
của con người. Ví dụ, công dụng của một cái kéo là để cắt nên giá trị sử dụng của nó là để
cắt; công dụng của bút để viết nên giá trị sử dụng của nó là để viết. Một hàng hóa có thể có
một công dụng hay nhiều công dụng nhưng nó chỉ có thể có một giá trị sử dụng duy nhất.
Giá trị của hàng hóa là lao
động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong
hàng hóa. Cả quần áo và thóc lúa đều là sản phẩm của quá trình sản xuất thông qua lao
động, là sản phẩm của lao động, có lao động kết tinh vào trong đó. Có sự chi phí về thời gian, sức và lực
trí tuệ của con người khi sản xuất chúng. Khi đưa ra ngoài thị trường để
trao đổi, mua bán thì giá trị của hàng hóa thể hiện qua giá trị trao đổi hay giá cả của hàng
hóa. Ví dụ một cái tủ có thể trao đổi được với hai lượng bạc, trong khi một cái bàn có thể
trao đổi được một lượng bạc. Như vậy giá trị của cái tủ lớn hơn giá trị của cái bàn.
Câu 2: Nền Kinh tế thị trường và các quy luật?
*Nền kinh tế thị trường:
- Khái niệm: Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó
là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông
qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.
- Sự hình thành kinh tế thị trường là khách quan trong lịch sử: từ kinh tế tự nhiên, tụ túc,
kinh tế hàng hóa rồi từ kinh tế hàng hóa phát triển thành kinh tế thị trường. Kinh tế thị
trường cũng trải qua quá trình phát triển ở các trình độ khác nhanh từ kinh tế thị trường sơ
khai đến kinh tế thị trường hiện đại hiện nay. Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại.
- Đặc trưng phổ biến của nền kinh tế thị trường:
+ Thứ nhất, có sự đa dạng của các chủ thể kinh tế nhiều hình thức sở hữu. Các chủ thể kinh
tế bình đẳng trước pháp luật.
+ Thứ hai, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông
qua hoạt động của các thị trường bộ phận như thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị
trường sức lao động, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ…
+ Thứ ba, giá cả thị trường được hình thành theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh vừa là
môi trường vừa là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh; động lực trực tiếp của
các chủ thể sản xuất là lợi nhuận và lợi ích kinh tế - xã hội khác; nhà nước là chủ thể thực
hiện chức năng quản lý, chức năng kinh tế; thực hiện khắc phục những khuyết tật của thị
trường, thúc đẩy những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế;
+ Thứ tư, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, thị trường trong nước quan hệ mật thiết
với thị trường quốc tế.
*Một số quy luật kinh tế chủ yếu của nền kinh tế thị trường:
a) Quy luật giá trị: Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị.
- Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị:
+ Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí
lao động xã hội cần thiết.
+ Trong sản xuất: Hao phí lao động các biệt phải phù hợp với hao phí lao động xã hội cần
thiết. Để có thể bán được hàng hóa, hao phí lao đô [ng để sản xuất ra hàng hóa của các chủ
thể kinh doanh phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội có thể chấp nhận được.
+ Trong trao đổi hàng hóa: Phải dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá.
- Quy luât giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả xung
quanh giá trị dưới sự tác động của quan hệ cung – cầu. Giá cả thị trường lên xuống xoay
quanh giá trị hàng hòa và trở thành cơ chế tác động của quy luật giá trị.
- Quy luật giá trị tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý muồn chủ quan của con người.
Người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường.
b) Quy luật cung – cầu:
- Khái niệm: Là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung (bên bán) và cầu (bên mua) hàng
hóa trên thị trường. Quy luật này đòi hỏi cung – cầu phải có sự thống nhất. - Tác động:
+ Cung – cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường xuyên tác động lẫn nhau và ảnhhưởng
trục tiếp đến giá cả.
+ Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả thấp hơn giá trị và ngược lại; nếu cung bằng cầu thì giá cả bằng với giá trị.
→ Tác dụng của quy luật cung – cầu: điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa; làm thay đổi
cơ cấu và quy mô thị trường, ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa. Nhà nước có thể vận dụng quy
luật cung – cầu thông qua các chính sách và biện pháp kinh tế như giá cả, lợi nhuận.
c) Quy luật lưu thông tiền tệ:
- Khái niệm: Quy luật lưu thông tiền tệ yêu cầu việc lưu thông tiền tệ phải căn cứ trên yêu
cầu của lưu thông hàng hóa và dịch vụ.
- Khi tiền giấy ra đời, nếu được phát hành quá nhiều sẽ làm cho đồng tiền bị mất giá trị, giá
cả hàng hóa tăng dến đến lạm phát. Vì vậy nhà nước không thể in và phát hành tiền giấy một
cách tùy tiện mà phải tuân theo nguyên lý của quy luật lưu thông tiền tệ. d) Quy luật cạnh tranh:
- Khái niệm: là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế
giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những
chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và thông
qua đó thu được lợi ích tối đa. Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trên thị
trường càng trở nên thường xuyên, quyết liệt hơn. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh
có thể diễn ra giữa các chủ thể trong nội bộ ngành, cũng có thể diễn ra giữa các chủ thể thuộc các ngành khác nhau.
Câu 3: Nguồn gốc của giá trị thặng dư
- Khái niệm: Giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa (m) là giá trị mới do lao động sống tạo thêm
ra ngoài giá trị hàng hoá sức lao động, là lao động không được trả công của người lao động làm thuê.
Sản xuất giá trị thặng dư là mục tiêu và động cơ của từng nhà tư bản cũng như toàn bộ nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa. Bản chất của giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa thể hiện quan hệ
bóc lột giữa người sở hữu tư liệu sản xuất và người sở hữu hàng hoá sức lao động, hay nói
cách khác giữa nhà tư bản và người làm thuê.
Có 3 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Là phương pháp sản xuất giá trị thặng
dư bằng cách kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi năng suất lao động, giá trị sức
lao động và thời gian lao động tất yếu không đổi.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Là phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động nhờ
đó tăng thời gian lao động thặng dư lên trong điều kiện ngày lao động, cường độ lao động không đổi.
Giá trị thăng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư thu được do các xí nghiệp sản xuất có
giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội, khi bán hàng hoá theo giá trị xã hội, sẽ thu được một
số giá trị thặng dư vượt trội so với các xí nghiệp khác . Giá trị thặng dư siêu ngạch = Giá trị
xã hội của hàng hóa - Giá trị cá biệt của hàng hóa. Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức
biến tướng của giá trị thặng dư tương đối; là động lực trực tiếp thúc đẩy tăng năng suất lao động.
- Nguồn gốc giá trị thặng dư:
Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải mua sức lao động và tư liệu sản xuất. Vì tư liệu
sản xuất và sức lao động do nhà tư bản mua, nên trong quá trình sản xuất, người công
nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản và sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản.
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình tạo ra giá trị tăng thêm cho nhà tư bản khi năng
suất lao động đạt tới trình độ nhất định – chỉ cần một phần của ngày lao động người
công nhân làm thuê đã tạo ra giá trị bằng giá trị sức lao động của chính mình.
Bằng lao động cụ thể của mình, công nhân sử dụng các tư liệu sản xuất và chuyển giá
trị của chúng vào sản phẩm; và bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới
lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn đó được gọi là giá trị thặng dư.
- Giá trị hàng hóa (W) được sản xuất ra gồm hai phần: giá trị những tư liệu sản xuất đã
hao phí được lao động cụ thể bảo tồn và chuyển vào sản phẩm (giá trị cũ, ký hiệu c) và
giá trị mới (v+m) do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra (lớn hơn giá trị hàng
hóa sức lao động). Phần giá trị mới do lao động sống tạo thêm ra ngoài giá trị hàng
hóa sức lao động, được nhà tư bản thu lấy mà không trả cho người lao động, được gọi
là giá trị thặng dư (m).
Như vậy, lao động sống là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
- Nguồn gốc của giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động
do công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân cho nhà tư
bản. Ta có thể hiểu rằng: Để sản xuất, nhà tư bản đã mua hàng hóa sức lao động và tư
liệu sản xuất, người công nhân(người được mua sức lao động) sẽ làm việc và tạo ra
sản phẩm cho nhà tư bản. Bằng lao động cụ thể của mình, công nhân sử dụng tư liệu
sản xuất để bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị vào sản phẩm( tư bản bất biến);
bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động( tư
bản khả biến), phần lớn hơn đó là giá trị thặng dư.
Câu 4: Lí luận của Lênin về đặc điểm của độc quyền và độc quyền nhà nước của nền kinh tế TBCN:
*Độc quyền nhà nước:
Độc quyền nhà nước là kiểu độc quyền trong đó nhà nước thực hiện nắm giữvị thế độc
quyền trên cơ sở duy trì sức mạnh của các tổ chức độc quyền ở nhữnglĩnh vực then
chốt của nền kinh tế nhằm tạo ra sức mạnh vật chất cho sự ổn định chính trị xã hội ứng
với điều kiện phát triển nhất định trong các thời kỳ lịch sử.
Độc quyền nhà nước mang tính phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Trongchủ nghĩa
tư bản, độc quyền nhà nước hình thành trên cơ sở cộng sinh giữa độcquyền tư nhân,
độc quyền nhóm và sức mạnh của nhà nước, sự chi phối của tầng lớp tư bản độc quyền đối với nhà nước.
* Lý luận của V.I.Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền nhà nước
trong chủ nghĩa tư bản:
-Sự kết hợp về nhân sự giữa nhà nước tư sản và tổ chức độc quyền: Sự kết hợp về nhân sự
được thực hiện thông qua các đảng phái. Các đảng phái này tạo cho tư bản độc quyền một cơ
sở xã hội để thực hiện sự thống trị và trực tiếp xây dựng đội ngũ công chức cho bộ máy nhà
nước. Đằng sau các đảng phái là các Hội chủ xí nghiệp độc quyền như: Hội công nghiệp toàn
quốc Mỹ, Hội đồng quốc gia giới chủ Pháp, Liên đoàn các nhà kinh tế Nhật Bản….Các Hội
chủ xí ghiệp này trờ thành lực lượng chính trị, kinh tế to lớn, là chỗ dựa cho nhà nước tư sản.
Các Hội chủ này hoạt động thông qua các đảng phái, cung cấp kinh phí cho các đảng, quyết
định về mặt nhân sự và đường lối chính trị, kinh tế của các đảng, tham gia vào thành lập bộ
máy nhà nước ở các cấp. Quyền lực của chúng lớn đến mức chúng là “những chính phủ đằng
sau chính phủ”, “một quyền lực thực tế đằng sau quyền lực”. Thông qua các hội chủ, việc
thâm nhập về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản được thực hiện từ trung ương đến địa phương.
- Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước.
Sở hữu độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư sản, của tư bản độc quyền có
nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại, phát triển
của chủ nghĩa tư bản. Sở hữu nhà nước bao gồm:
+ Động sản và bất động sản cần cho hoạt động của bộ máy nhà nước;
+ Doanh nghiệp nhà nước.
Sở hữu nhà nước được hình thành từ:
+ xây dựng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn ngân sách nhà nước;
+ Quốc hữu hoá doanh nghiệp tư nhân;
+ Mua cổ phần doanh nghiệp tư nhân;…
Sở hữu nhà nước thực hiện các chức năng cơ bản :
+ mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa;
+ Tạo thuận lợi cho việc di chuyển tư bản của tổ chức độc quyền;
+ Chỗ dựa cho sự điều tiết kinh tế của nhà nước.
Cùng với sự phát triển của sở hữu nhà nước, thị trường nhà nước cũng hình thành và phát
triển thông qua những hợp đồng được ký kết giữa nhà nước với và tổ chức độc quyền tư
nhân, giúp tiêu thụ hàng hoá, bảo đảm lợi nhuận thu được với tỷ suất cao.
- Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản
Nhà nước tư sản sử dụng độc quyền nhà nước là một trong những công cụ điều tiết nền kinh
tế. Hệ thống điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản hình thành một tổng thể những thiết chế và
thể chế kinh tế của nhà nước: bộ máy nhà nước gắn với hệ thống chính sách, công cụ. Hình
thức điều tiết: hướng dẫn, kiểm soát, uốn nắn bằng công cụ kinh tế, hành chính-pháp lý, ưu
đãi và trừng phạt; bằng giải pháp chiến lược, chương trình, kế hoạch…….. được thực hiện
bằng bộ máy nhà nước (cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp), sự tham gia của đại biểu các
tập đoàn tư bản lớn; bên cạnh còn có cả các tiểu ban dưới các hình thức khác nhau thực hiện
“tư vấn’ nhằm “lái” đường lối kinh tế theo mục tiêu của các tổ chức độc quyền. Cơ chế điều
tiết là sự dung hợp của 3 cơ chế: thị trường, độc quyền tư nhân và nhà nước nhằm phục vụ
lợi ích của tổ chức độc quyền.
Câu 5:Lợi tức, địa tô: *ĐỊa tô TBCN
- Tư bản kinh doanh nông nghiệp là bộ phận tư bản xã hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
- Bản chất của địa tô:
+ Địa tô xuất hiện từ Khi có chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất
+ Trong XH TBCN, TBKD Nông nghiệp phải thuê ruộng đất của địa chủ. Nhà TB kinh
doanh nông nghiệp phải trả một lượng tiền cho địa chủ vì đã thuê đất của họ
+ Ngoài lợi nhuận bình quân, các nhà TB phải thu được lợi nhuận siêu ngạch
+ Trong nông nghiệp lợi nhuận siêu ngạch lâu dài và tương đối ổn định mà nhà tư bản kinh
doanh nông nghiệp phải trả cho Địa Chủ
- Địa tô là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà
các nhà TB kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp phải trả cho địa chủ
- Các hình thức địa tô TBCN: + Địa tô chênh lệch
a. Địa tô chênh lệch I: là địa tô mà địa chủ thu được do chỗ cho thuê ruộng đất tốt và
độ màu mỡ cao, điều kiện tự nhiên thuận lợi
b. Địa tô chênh lệch II: là địa tô mà địa chủ thu được do chỗ cho thuê mảnh đất đã
được đầu tư thâm canh và làm tăng độ màu mỡ của đất
+ Địa tô tuyệt đối: Là địa tô mà địa chủ thu được trên mảnh đất cho thuê không kể độ màu
với tự nhiên thuận lợi hay do thâm canh Đó là phần lợi nhuận siêu ngạch Rose anh nói lợi
nhuận bình quân được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị nông sản và giá cả sản xuất chung của nông sản
- Nông nghiệp khác Công nghiệp ở chỗ đất đai có hại mà nhu cầu nông phẩm là vô hạn.
Người ta buộc phải canh tác trên những ruộng đất dù xấu nhất cho nên giá cả nông phẩm
được hình thành dựa trên điều kiện sản xuất xấu nhất. *Lợi tức:
Định nghĩa: Lợi tức chính là một phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay phải trả cho
nhà tư bản cho vay về quyền sở hữu tư bản để được quyền sử dụng tư bản trong một thời gian nhất định.
Bản chất: là các hình thái biến tướng của giá trị thặng dư do công sáng tạo ra trong lĩnh vực
sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
* Lợi tức ký hiệu là z
Công thức tính: z’=z/TBCV x 100%