Đề cương lý thuyết triết học | Đại học Nội Vụ Hà Nội
1. KHÁI NIỆM: Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào
trong bộ não con người một cách năng động sáng tạo; là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan.2. NGUỒN GỐC Ý THỨC:- Nguồn gốc tự nhiên: + Bộ não người+ Thế giới khách quan- Nguồn gốc xã hội: + Lao động+ Ngôn ngữ.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Triết học Mác-Lenin (THML1)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45740413 PHẠM TRÙ Ý THỨC
1. KHÁI NIỆM: Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào
trong bộ não con người một cách năng động sáng tạo; là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan. 2. NGUỒN GỐC Ý THỨC:
- Nguồn gốc tự nhiên: + Bộ não người + Thế giới khách quan
- Nguồn gốc xã hội: + Lao động + Ngôn ngữ
3. BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC:
- Ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới khách quan vào trong não bộ con người.
+ Là quá trình xử lý thông tin biến đổi các đối tượng vật chất
+ Có thể tạo ra những tri thức mới
+ Có thể tạo ra những câu chuyện viễn tưởng, truyền thuyết.
+ Có thể tiên đoán, dự đoán được tương lai.
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. + Nhưng
nó không còn y nguyên mà đã bị cải biến thông qua lăng kính
chủ quan của con người.
+ Con người phản ánh thế giới một cách chủ động mà còn vận
dụng tri thức vào hoạt động thực tiễn để cải tạo nó theo mục đích của mình.
- Ý thức mang bản chất xã hội:
+ Ý thức ra đời và phát triển do nhu cầu và trên cơ sở của lao
động và các hình thức hoạt động xã hội khác.
4. Kết cấu của ý thức
- Kết cấu theo chiều ngang: Tri thức>tình cảm>niềm tin> ý chí
- Kết cấu theo chiều dọc: Tự ý thức>tiềm thức>vô thức
Tóm lại, ý thức là sự phản ánh đặc biệt, là quá trình thống nhất của 3 mặt sau đây:
- Một là trao đổi thông tin giữa các chủ thể và đối tượng phản ánh. lOMoAR cPSD| 45740413
- Hai là, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần.
- Ba là chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực.
MỐI QUAN HỆ VẬT CHẤT- Ý THỨC
Vật chất quyết định ý thức: Vai trò quyết định của vật chất
đối với ý thức được thể hiệ trên một số khía cạnh sau:
- Thứ nhất, Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức: Vật chất là
cái có trước, còn ý thức là cái có sau; vật chất là tính thứ nhất
còn ý thức là tính thứ hai.
- Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức: ý thức là sự
phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não con người, vì thế nội
dung của ý thức chính là kết quả của sự phản ánh hiện thực
khách quan đó vào trong đầu óc con người.
- Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức: Ý thức phản
ánh thế giới vật chất, nhưng sự phản ánh đó không phải là “ soi
gương, chụp ảnh hoặc là phản ánh tâm lý” như con vật mà là
phản ánh tích cực, tự giác, sáng tạo thông qua thực tiễn.
- Thứ tư, vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển của ý thức:
Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình
biến đổi của vật chất; vật chất thay đổi thì sớm hay muộn, ý
thức cũng phải thay đổi theo.
Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
- Ý thức tác động trở lại vật chất:
+ Thông qua hoạt động của con người, ý thức có thể tác động
trở lại vật chất theo hai hướng:
Một là, ý thức phản ánh phù hợp với hiện thực khách quan sẽ
thức đẩy hoạt động của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất
Hai là, ý thức phản ánh không phù hợp với hiện thực khách
quan sẽ kìm hãm hoạt động cải tạo thế giới của con người. lOMoAR cPSD| 45740413
- Tính độc lập tương đối của ý thức:
Thứ nhất, ý thức có thể thay đổi nhanh, chậm, đi song hành so
với hiện thực, nhưng nhìn chung nó thường thay đổi chậm so
với sự biến đổi của thế giới vật chất.
Thứ hai, nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi
những điều kiện, hoàn cảnh vật chất, thậm chí còn tạo ra “ thiên
nhiên thứ hai” phục vụ cho cuộc sống của con người. Thứ ba, ý
thức chỉ đạo hoạt động, hành động của con người; nó có thể
quyết định làm cho hoạt động của con người đúng sai, thành công hay thất bại,..
Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn.
CẶP PHẠM TRÙ CÁI RIÊNG – CÁI CHUNG Các khái niệm:
Phạm trù là khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những
thuộc tính, những mối liên hệ chung và cơ bản nhất của các sự
vật hiện tượng thuộc một lĩnh vực hiện thực nhất định. Cái
riêng chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.
Cái chung chỉ những mặt những thuộc tính chung không những
có ở một kết cấu vật chất nhất định mà còn được lặp lại trong
nhiều sự vật hiện tượng hay quá trình riêng lẻ.
Cái đơn nhất chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính... chỉ
có ở một kết cấu vật chất nhất định và không được lặp lại ở bất
cứ một kết cấu vật chất nào khác.
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng:
- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng
- Cái riêng tồn tại trong mối liên hệ với cái chung
- Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú. Cái chung là cái bộ phận, sâu sắc.
- Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa cho nhau
Ý nghĩa phương pháp luận: lOMoAR cPSD| 45740413
- Ví cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng
- Cái chung là cái sâu sắc, bản chất nên trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn phải tìm ra cái chung, phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng.
- Cái chung được biểu hiện thông qua cái riêng, nên khi áp dụng
cái chung phải tùy theo cái riêng cụ thể để vận dụng cho thích hợp.
- Tránh tuyệt đối hóa cái chung hay tuyệt đối hóa cái riêng.
QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT CÁC KHÁI NIỆM:
Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp đi lặp
lại giữa các mặt,các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi sự vật,
hay giữa các sự vật hiện tượng với nhau.
Chất là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của
các sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm
cho sự vật là nó mà không phải cái khác.
Lượng là phạm trù triết học chỉ tính quy định vốn có của sự vật
hiện tượng về mặt quy mô, trình độ, nhịp điệu, biểu thị con số các
thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật.
Độ là khoảng giới hạn mà ở đó có sự thay đổi về lượng nhưng
chưa có sự thay đổi về chất.
Điểm nút là điểm giới hạn mà ở đó lượng thay đổi làm cho chất thay đổi.
Bước nhảy là chỉ sự thay đổi về chất do lượng đổi trước đó gây ra.
NỘI DUNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT: lOMoAR cPSD| 45740413
Thứ nhất: Sự vật bao giờ cũng là thể thống nhất của hai mặt lượng và
chất, lượng nào chất ấy, chất nào lượng ấy.
+ Lượng và chất là hai yếu tố cấu thành cùng một sự vật, hiện tượng.
Lượng thường xuyên biến đổi, còn chất lại có xu hướng ổn định, bền vững hơn.
Lượng và chất tồn tại, tác động qua lại lẫn nhau trong suốt quá trình tồn
tại, phát triển của sự vật. Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng
chưa dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn đó được gọi là ĐỘ. Thứ hai:
Sự thay đổi về lượng dẫn đến biến đổi về chất
+ Quá trình biến đổi về lượng diễn ra với tốc độ ngày càng lớn hơn, tác
động lên từng phần chất của sự vật, cho đến khi làm thay đổi chất căn bản của sự vật.
Tại thời điểm mà sự vật biến đổi thành sự vật khác, chất cũ hoàn toàn thay
thế bằng chất mới, ta gọi là “Điểm nút” trong sự phát triển của sự vật.
+ Thời điểm mà sự vật diễn ra sự thay đổi về chất cho đến khi chuyển
hoàn toàn thành chất mới ta gọi là “Bước nhảy” trong sự phát triển của sự vật.
Thứ ba, Sự thay đổi về chất tác động trở lại đối với sự thay đổi vềlượng
Chất mới xuất hiện quy định một lượng tương ứng với nó về quy mô, số
lượng, trình độ, tốc độ...
Như vậy, quá trình phát triển của sự vật không chỉ là quá trình những biến
đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất, mà còn là quá trình thay đổi
về chất dẫn đến những thay đổi về lượng.
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta phải biết tích
lũy biến đổi về lượng để tạo ra sự chuyển hóa về chất. -
Quy luật này giúp chúng ta khắc phục được hai biểu hiện tư tưởng sailầm:
+ Tư tưởng tả khuynh: chủ quan, nóng vội, duy ý chí đốt cháy giai đoạn
muốn tạo nhanh sự chuyển hóa về chất theo ý muốn chủ quan mà chưa có
sự tích lũy về lượng. lOMoAR cPSD| 45740413
+ Tư tưởng hữu khuynh: trì trệ, bảo thủ, ngại đổi mới, coi sự phát triển
chỉ là sự biến đổi đơn thuần về lượng mà không chủ động tạo ra sự chuyển
hóa về chất khi có điều kiện . -
Trong hoạt động thực tiễn cần vận dụng linh hoạt các hình thức
củabước nhảy để cải tạo và biến đổi sự vật. -
Sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào phương thức liên kết giữa
cácyếu tố tạo thành sự vật, do đó, chúng ta cũng phải biết cách tác động
vào phương thức liên kết các yếu tố đó để làm thay đổi sự vật.
QUY LUẬT MÂU THUẪN CÁC KHÁI NIỆM:
Quy luật mâu thuẫn: là một trong những quy luật cơ bản trong phép
biện chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử khằng định về: mọi sự
vật hay hiện tượng ở trong tự nhiên đều có sự tồn tại và mâu thuẫn bên
trong. Quy luật mâu thuẫn còn được gọi là quy luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập.
Mặt đối lập: là những mặt có những mặt, những thuộc tính, những
khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều
kiện, tiền đề tồn tại của nhau.
Mâu thuẫn biện chứng: dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh
và chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng
hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Sự thống nhất của các mặt đối lập: là sự nương tựa với nhau, tồn tại
nhưng không tách rời với nhau của các mặt đối lập, sự tồn tại đó phải lấy
sự tồn tại của mặt khác để làm tiền đề.
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại với nhau theo xu
hướng là bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.
NỘI DUNG QUY LUẬT MÂU THUẪN: lOMoAR cPSD| 45740413
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động
khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn, không tách rời nhau
trong quá trình vận động, phát triển của sự vật.
- Sự thống nhất gắn liền với đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật–
sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối.
-Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Sự
đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối.
- Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các
mặtđối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác
động và làm cho mâu thuẫn phát triển.
- Khi mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau giữa hai mặt, haithuộc
tính nào đó theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó ngày
càng phát triển và đi đến đối lập nhau.
Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển
hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ
được thay thế bằng thế thống nhất mới, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế.
- Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổnđịnh
và tính thay đổi, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định
tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Do đó, mâu thuẫn chính là nguồn
gốc của sự vận động và phát triển.
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
- Để hiểu đúng bản chất của sự vật và xác định đúng phương thức cải
tạobiến đổi sự vật, chúng ta phải phân tích mâu thuẫn của sự vật, tìm ra
những mặt đối lập và khuynh hướng tác động của chúng.
- Khi phân tích mâu thuẫn phải xuất phát từ chính bản thân sự vật, tức
làquán triệt quan điểm khách quan khi xem xét mâu thuẫn.
- Khi phân tích mâu thuẫn phải xem xét quá trình phát sinh, phát triểncủa
mâu thuẫn và vị trí, vai trò cũng như xu hướng tác động của các mặt đối
lập, tức là quán triệt quan điểm lịch sử - cụ thể trong việc xem xét mâu thuẫn. lOMoAR cPSD| 45740413
- Phải xác định đúng phương thức, phương tiện và lực lượng để giảiquyết
mâu thuẫn phù hợp với mâu thuẫn của từng sự vật ở mỗi giai đoạn cụ
thể, chống cả hai biểu hiện sai lầm, nóng vội, chủ quan duy ý chí và trì
trệ bảo thủ trong việc giải quyết mâu thuẫn.
VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC CÁC KHÁI NIỆM
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính
lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế
giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo
ra những tri thức về thế giới khách quan.
VAI TRÒ CỦA NHẬN THỨC VỚI THỰC TIỄN
- Thực tiễn là cơ sở, là nguồn gốc của nhận thức
+ Mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp hay gián tiếp bắt nguồn từ
thực tiễn: VD: Nhờ tác dụng của thủy triều Ngô quyền đã đánh thắng quân
Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938.
+ Từ đó phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của
chúng:VD: từ khi có dịch bệnh phát sinh con người đã chế tạo ra thuốc chữa bệnh.
+ Thực tiễn làm cho giác quan của con người ngày càng hoàn thiện, bộ
não phát triển để nhận thức thế giới: VD: Nhờ tập tính sinh hoạt mà vượn
cổ qua thời gian có thể tiến hóa thành con người như ngày nay.
- Thực tiễn là động lực của nhận thức
+ Nhờ theo đuổi những lợi ích thực tiễn mà con người hoạt động nhận
thức để khám phá, hiểu biết đối tượng.
Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của
nhận thức, vì thế nó luôn thúc đẩy cho sự ra đời của các ngành khoa học.
VD: Trong quá trình chữa trị dịch bệnh Covid19 mà con người đã có
những nhận thức mới về virút.
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức. lOMoAR cPSD| 45740413
+ Mục đích cuối cùng của nhận thức là giúp con người hoạt động thực
tiễn nhằm cải biến thế giới.
VD: Những phát minh khoa học được ứng dụng vào cuộc sống giúp cho
cuộc sống tốt đẹp hơn
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
+ Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai. Khi nhận thức
đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại. Như vậy, thực tiễn
là thước đo chính xác nhất để kiểm tra tính đúng đắn của tri thức, xác nhận
tri thức đó có phải là chân lý hay không.
VD: Dựa vào thực tiễn, galile đã chứng minh được chân lý trái đất quay
xung quanh mặt trời và tự quay xung quanh trục của nó.
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
TỪ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn
quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu: –
Phải quán triệt quan điểm thực tiễn: việc nhận thức phải xuất phát từthực tiễn. –
Nghiên cứu lý luận phải đi đôi với thực tiễn; học phải đi đôi với
hành.Xa rời thực tiễn dẫn đến bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, quan liêu. –
Nhưng không được tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn, tuyệt đối
hóavai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng.
LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT- QUAN HỆ SẢN XUẤT CÁC KHÁI NIỆM:
Lực lượng sản xuất: là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản
xuất, tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối
tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội. lOMoAR cPSD| 45740413
Về mặt cấu trúc, lực lượng sản xuất xã hội bao gồm hệ thống những tư
liệu sản xuất và sức lao động mà người ta dùng cho sản xuất, trong đó
quan trọng nhất là sức lao động.
Lực lượng sản xuất bao gồm hai bộ phận cơ bản: tư liệu sản xuất và người lao động:
- Tư liệu sản xuất là những tư liệu để tiến hành sản xuất, bao gồm tư
liệu lao động và đối tượng máy móc. Trong đó tư liệu lao động bao
gồm công cụ lao động( máy móc,...) và đối tượng lao động khác (
phương tiện vận chuyển, bảo quản, chứa đựng công cụ lao động và vật phẩm)
- Đối tượng lao động gồm hai bộ phận là những nguyên tố nguyên
vật liệu có sẵn trong tự nhiên( đất đai, than đá,..) và một bộ phận
phải trải qua sự cải tạo của con người- còn gọi là nhân tạo ví dụ như gỗ ép, nhựa ,...
- Người lao động là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất vì
người lao động đóng vai trò là chỉ thể curac quá trình sản xuất, là
người tạo ra tư liệu lao động và sử dụng tư liệu lao động vào đối
tượng lao động tạo ra sản phẩm, còn tư liệu lao động chỉ đóng vai
trò là khách thể chịu sự tác động tác động trong quá trình sản xuất.
Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với
người trong quá trình sản xuất vật chất. Quan hệ sản xuất gồm 3 mặt: •
Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất: nói lên ai là chủ sở hữu đối
với nhà máy, xí nghiệp, các thiết bị, các nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. •
Quan hệ tổ chức lao động sản xuất: nói lên ai là người thực hiện
quyền tổ chức, quản lý, điều hành, giám sát quá trình( đó chính là
người sở hữu tư liệu sản xuất) •
Quan hệ phân phối sản phẩm lao động: •
Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất, quyết
định hai mặt kia đồng thời quan hệ quản lý và quan hệ phân phối có
tác động trở lại, kìm hãm hoặc thúc đẩy quan hệ sở hữu. lOMoAR cPSD| 45740413
QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ
PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUÂT.
Lực lượng sản xuất có vai trò quyết định đối với sự hình thành và
phát triển của quan hệ sản xuất
Tương ứng với một trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi phải
có một qun hệ sản xuất phù hợp. Do lực lượng sản xuất không ngừng phát
triển ở một trình độ cao hơn nên quan hệ sản xuất cũng phải phát triển để
tạo động lực cho lực lượng sản xuất. Nhưng do lực lượng sản xuất luôn
phát triển nhanh hơn quan hệ sản xuất nên đến một
lúc nào đó sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất, đòi hỏi phải xuất hiện quan
hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất có vai trò tác động trở lại đối với sự phát triển của
lực lượng sản xuất
Quan hệ sản xuất quy định mục đích, cách thức của sản xuất, phân phối.
Do đó nó trực tiếp ảnh hưởng đến thái độ của người lao động, năng suất,
chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất và cải tiến công cụ lao động.
Sự tác động của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất diễn ra theo hai
hướng, hoặc là tích cực, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển khi nó phù
hợp hoặc tiêu cực, kìm hãm lực lượng sản xuất khi nó không phù hợp.
Như vậy, Lực lượng sản xuất không ngừng phát triển phá vỡ sự phù hợp
về mặt trình độ của quan hệ sản xuất đối với nó đòi hỏi phá bỏ quan hệ
sản xuất lỗi thời và thay thế bằng một quan hệ sản xuất tiến bộ hơn.
Quá trình đó lặp đi lặp lại tác động cho xã hội loài người trải qua những
phương thức sản xuất từ thấp đến cao dẫn đến sự thay thế lẫn nhau của
các hình thái kinh tế – xã hội. lOMoAR cPSD| 45740413
Ý NGĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
+ Để xác lập, hoàn thiện hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội, cần phải
căn cứ vào thực trạng (tình hình thực tế) phát triển của lực lượng sản
xuất hiện có để xác lập nó cho phù hợp chứ không phải căn cứ vào ý
muốn chủ quan. Chỉ có như vậy mới có thể tạo ra được hình thức kinh tế
thích hợp cho việc bảo tồn, khai thác - sử dụng, tái tạo và phát triển lực
lượng sản xuất của xã hội.
+ Khi đã xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản
xuất với quan hệ sản xuất đang kìm hãm sự phát triển đó thì cần phải có
những cuộc cải biến (cải cách, đổi mới,...) mà cao hơn là một cuộc cách
mạng chính trị để có thể giải quyết được mâu thuẫn này.
CƠ SỞ HẠ TẦNG- KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG CÁC KHÁI NIỆM
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự
vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.
Cấu trúc của cơ sở hạ tầng bao gồm: Quan hệ sản xuất thống trị, quan
hệ sản xuất tàn dư, quan hệ sản xuất mầm mống. Mỗi quan hệ sản xuất có
một vị trí, vai trò khác nhau. Trong đó quan hệ sản xuất thống trị đặc trưng
cho cơ sở hạ tầng của xã hội đó.
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội với
những thiết chế xã hội tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng
tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
Cấu trúc của kiến trúc thượng tầng bao gồm toàn bộ những quan điểm
tư tưởng về chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết
học…cùng những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái,
giáo hội, các đoàn thể và tổ chức xã hội khác.
QUY LUẬT VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ lOMoAR cPSD| 45740413
TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG
Nội dung quy luật: CSHT và KTTT có mối quan hệ biện chứng với nhau.
- Bản chất của ql: Thực chất của mối quan hệ giữa CSHT và KTTT là mối
quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong đó kinh tế là nội dung, chính trị là
hình thức, kinh tế giữ vai trò quyết định chính trị.
* Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng -
Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng:
+CSHT nào, KTTT ấy: Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc
thượng tầng tương ứng với nó.
Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng chiếm
địa vị thống trị về chính trị, về đời sống tinh thần của xã hội,mâu thuẫn
trong lĩnh vực kinh tế quyết định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng của xã hội.
Các yếu tố của kiến trúc thượng tầng (nhà nước, pháp quyền...) đều trực
tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào sơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định.
+CSHT thay đổi, KTTT thay đổi theo: Những biến đổi căn bản của cơ sở
hạ tầng sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi căn bản trong kiến trúc
thượng tầng. Sự biến đổi đó diễn ra trong từng hình thái kinh tế - xã hội,
cũng như khi chuyển từ một hình thái kinh tế - xã hội này sang một hình
thái kinh tế - xã hội khác.
Sự thay đổi của cơ sở hạ tầng đưa tới sự thay đổi của kiến trúc thượng
tầng diễn ra rất phức tạp, có những bộ phận của kiến trúc thượng tầng thay
đổi nhanh chóng cùng với sự thay đổi của cơ sở hạ tầng như chính trị, luật
pháp,v.v.. Có những nhân tố riêng lẻ của kiến trúc thượng tầng thay đổi
chậm hơn như tôn giáo, nghệ thuật,v.v.. Cũng có những nhân tố nào đó
của kiến trúc thượng tầng cũ vẫn được kế thừa để xây dựng kiến trúc thượng tầng mới.
- Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
+Kiến trúc thượng tầng củng cố, hoàn thiện và bảo vệ cơ sở hạ tầng sinh
ra nó; ngăn chặn cơ sở hạ tầng mới, đấu tranh xoá bỏ tàn dư cơ sở hạ tầng cũ. lOMoAR cPSD| 45740413
+Tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai chiều hướng.
Kiến trúc thượng tầng tác động cùng chiều với sự phát triển của cơ sở hạ
tầng sẽ thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển. Nghĩa là, khi kiến trúc thượng
tầng phản ánh đúng tính tất yếu kinh tế, các quy luật kinh tế khách quan
sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển.
Kiến trúc thượng tầng tác động tác động ngược chiều với sự phát triển của
cơ sở hạ tầng, của cơ cấu kinh tế nó sẽ kìm hãm sự phát triển của cơ sở hạ
tầng, của kinh tế. Khi kiến trúc thượng tầng không phản ánh đúng tính tất
yếu kinh tế, các quy luật kinh tế khách quan sẽ kìm hãm sự phát triển của
kinh tế và đời sống xã hội.
7.3.3. Ý nghĩa của quy luật trong đời sống xã hội
-Là cơ sở khoa học cho việc nhận thức một cách đúng đắn mối quan hệ
giữa kinh tế và chính trị. -
Kinh tế và chính trị tác động biện chứng, trong đó kinh tế quyết
địnhchính trị, chính trị tác động trở lại to lớn, mạnh mẽ đối với kinh tế.
-Trong nhận thức và thực tiễn, nếu tách rời hoặc tuyệt đối hoá một yếu tố
nào giữa kinh tế và chính trị đều là sai lầm. -
Tuyệt đối hoá kinh tế, hạ thấp hoặc phủ nhận yếu tố chính trị là rơi
vàoquan điểm duy vật tầm thường, duy vật kinh tế sẽ dẫn đến vô chính
phủ, bất chấp kỷ cương, pháp luật và không tránh khỏi thất bại, đổ vỡ. -
Nếu tuyết đối hoá về chính trị, hạ thấp hoặc phủ định vai trò của
kinhtế sẽ dẫn đến duy tâm, duy ý chí, nôn nóng, chủ quan, đốt cháy giai
đoạn và cũng không tránh khỏi thất bại.
TỒN TẠI XÃ HỘI- Ý THỨC XÃ HỘI CÁC KHÁI NIỆM:
Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. lOMoAR cPSD| 45740413
+ Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản là phương thức sản xuất vật
chất, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số.
Trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố quyết định.
Ý thức xã hội dùng để chỉ các mặt, các bộ phận khác nhau của lĩnh vực
tinh thần xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội
trong giai đoạn phát triển nhất định.
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI-Ý THỨC XÃ HỘI
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
-Tồn tại xã hội quyết định sự ra đời của ý thức xã hội.
- Tồn tại xã hội quyết định sự biến đổi ý thức xã hội.
Do đó: Không thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, lý luận trong đầu óc con
người mà phải tìm ở các điều kiện vật chất. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
-Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội.
Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội do những nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, do tác động mạnh mẽ và nhiều mặt trong hoạt động thực tiễn
của con người nên tồn tại xã hội diễn ra với tốc độ nhanh hơn khả năng
phản ánh của ý thức xã hội.
- Thứ hai, do sức mạnh của thói quen, tập quán, truyền thống và do cả
tính bảo thủ của hình thái ý thức xã hội.
- Thứ ba, ý thức xã hội gắn liền với lợi ích của những tập đoàn người,của
các giai cấp nào đó trong xã hội. Các tập đoàn hay giai cấp lạc hậu
thường níu kéo, bám chặt vào những tư tưởng lạc hậu để bảo vệ và duy
trì quyền lợi ích kỷ của họ, để chống lại các lực lượng tiến bộ trong xã hội.
Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội lOMoAR cPSD| 45740413
- Những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển
củatồn tại xã hội, dự báo tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt
động thực tiễn, hướng hoạt động đó giải quyết nhiệm vụ mới do đời
sống vật chất của xã hội đặt ra.
Ý thức xã hội có tính kế thừa.
Những quan điểm, lý luận của mỗi thời đại đều dựa trên cơ sở tài liệu lý
luận của thế hệ trước. Kế thừa thể hiện tính tất yếu khách quan, tính tiến lên trong sự phát triển
Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội
+ Các loại hình thái ý thức xã hội: chính trị, pháp quyền, đạo đức, khoa
học, nghệ thuật, tôn giáo. Trong quá trình phản ánh hiện thực, các hình
thái ý thức xã hội không thể thay thế cho nhau nhưng ảnh hưởng, xâm
nhập vào nhau và đều tác động trở lại tồn tại xã hội.
+ Tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức xã hội nào
đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến các hình thái ý thức xã hội khác
tạo nên sự phát triển không đồng nhất với tồn tại xã hội.
Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội
+Sự tác động đó có thể theo hai khuynh hướng đối lập nhau: tư tưởng
khoa học và tiến bộ góp phần thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển. Nếu ý thức
xã hội lạc hậu, phản động sẽ cản trở sự phát triển tồn tại xã hội.
+ Mức độ tác động của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội phụ thuộc vào:
Điều kiện lịch sử cụ thể.
Tính chất các mối quan hệ kinh tế làm nảy sinh những tư tưởng đó.
Vai trò của giai cấp đề ra tư tưởng đó.
Mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đó và mức độ triển khai thực
hiện tư tưởng đó trong quần chúng.
BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống
nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội. - Con người là
một thực thể của tự nhiên được thể hiện lOMoAR cPSD| 45740413
Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên.
Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự
nhiên cũng “ là thân thể vô cơ của con người ’’.
-Tính xã hội của con người được biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất.
Thông qua hoạt động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và
tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ,
tư duy, xác lập quan hệ xã hội. Con người luôn luôn bị chi phối bởi các
nhân tố xã hội và các quy luật xã hội.
- Sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của con người
+ Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là
đặc trưng bản chất để phân biệt con người với động vật, là cơ sở để hình thành mặt xã hội.
+ Mặt xã hội tác động lớn đến mặt sinh học, chúng kiềm chế, định hướng
các hành vi sinh học của con người. Vì vậy, các hành vi sinh học của con
người luôn diễn ra một cách có văn hoá.
Bản chất của con người
* Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những
quan hệ xã hội
-Không có con người trừu tượng thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử
xã hội. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội con người mới bộc lộ
toàn bộ bản chất xã hội của mình.
- Tổng hòa các quan hệ xã hội tạo nên bản chất của con người, mỗi quanhệ
xã hội có vị trí, vai trò khác nhau, có tác động qua lại, không tách rời nhau
-Các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn, bản chất
con người cũng sẽ thay đổi theo.
*Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử lOMoAR cPSD| 45740413
- Con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giới hữusinh.
- Con người luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội.
*Ý nghĩa phương pháp luận:
Một là, để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người thì không
thể chỉ đơn thuần từ phương diện bản tính tự nhiên của nó mà điều căn
bản hơn, có tính quyết định phải là từ phương diện bản tính xã hội của nó,
từ những quan hệ kinh tế - xã hội của nó.
Hai là, động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển của xã hội chính là
năng lực sáng tạo lịch sử của con người. Vì vậy, phát huy năng lực sáng
tạo của mỗi con người, vì con người chính là nguồn động lực quan trọng
thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội.
Ba là, sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy khả năng sáng tạo
lịch sử của nó phải là hướng vào sự nghiệp giải phóng những quan hệ kinh tế - xã hội.