Đề cương Mixue ngày 26.04 - KTVM - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Đề cương Mixue ngày 26.04 - KTVM - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ
ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ VI MÔ
THỊ TRƯỜNG KEM VÀ TRÀ MIXUE TẠI VIỆT NAM STT nhóm Nhóm 4 STT MSSV Họ và tên Đóng góp Chức vụ
Thời gian thực hiện HỌC KÌ 2233 1 22206726 Nguyễn Trần Nhân Tâm 100% Nhóm trưởng
Giảng viên hướng dẫn Ths. Lê Hữu Đức 2 22204137 Lê Phúc Thạnh 100% Thành viên 3 22205755 Nguyễn Diễm Tú 100% Thành viên 4 22205957 Thái Nguyễn Ngọc Uyên 100% Thành viên 5 22205153 Nguyễn Khánh Vy 100% Thành viên 6 22110509 Nguyễn Vũ Minh Anh 100% Thành viên 7 22204622 Dương Thiên Quý 100% Thành viên
TP.HCM, Ngày 24 tháng 04 năm 2023
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 04 năm 2023 Lời tựa
Nhóm chúng em xin kính chào quý thầy cô và các bạn đang dành thời gian để xem bài nghiên
cứu “Thị trường kem và trà Mixue tại Việt Nam” với sự đóng góp của nhiều cá nhân trong nhóm.
Lời nói đầu tiên, nhóm chúng em xin phép cám ơn thầy Lê Hữu Đức, thạc sĩ và giảng viên tại
trường Đại học Hoa Sen. Nhờ có sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy mà chúng em có
thêm nhiều kiến thức và cái nhìn khách quan đối với môn Kinh tế vi mô nói riêng và thị trường Việt Nam nói chung.
Tiếp đó, nhóm chúng em chân thành cảm tạ những tác giả, nhà báo và tổ chức đã cung cho
nhóm em những thông tin về vấn đề nghiên cứu, phân tích và số liệu chi tiết đầy đủ, khách
quan trên các trang mạng xã hội.
Ngoài ra, nhóm chúng em cũng rất biết ơn những thông tin từ các cá nhân đã hỗ trợ cũng như
giúp đỡ và chia sẻ cho bài khảo sát nghiên cứu của chúng em hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, vì thời gian có hạn và kinh phí còn hạn chế, nên khi làm nghiên cứu này nhóm
chúng em không tránh khỏi những sai phạm. Dẫu vậy, nhóm chúng em vẫn hi vọng rằng người
đọc có thể có cái nhìn khách quan, thông cảm và nhìn nhận được những giá trị mà nghiên cứu chúng em mang lại.
Nhóm chúng em một lần nữa xin chân thành cảm ơn và biết ơn !!! Trích yếu
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ vô cùng phát triển, vì thế việc tìm hiểu một
nghiên cứu thông qua mạng xã hội và Internet đã vô cùng gần gũi. Song, qua môn học Kinh tế
vi mô, chúng em đã có cơ hội trải nghiệm cũng như tiếp cận gần hơn với thị trường Việt Nam
dựa trên các nguồn tài liệu trên mạng và khảo sát mọi người. Từ đó, đưa ra những kết quả
nghiên cứu với cái nhìn khách quan và rõ ràng hơn đối với thương hiệu trà và kem Mixue
đang phát triển trên thị trường Việt Nam. Chúng em hi vọng bài nghiên cứu sẽ có ích đối với
mọi người và mang đến một kiến thức tổng quan, cái nhìn mới dành cho thương hiệu này. Kế hoạch thực hiện 1. Mục tiêu thực hiện:
Giới thiệu về lịch sử, nguồn gốc của thương hiệu Mixue, sản phẩm tạo nên thương hiệu trên thị trường.
Mô tả và thống kê hoạt động kinh doanh của thương hiệu
Tìm hiểu chiến lược kinh doanh Mixue
Chính sách nhượng quyền, sản xuất thương mại của Mixue tại Việt Nam.
Phân tích, đưa ra các nhận xét, đánh giá, sản phẩm của thương hiệu
Dự đoán thị trường trong tương lai 2.Bảng phân công: Thành viên Công việc Nghiên cứu thị trường Khai thác theo SWOT
Tìm ra mục tiêu khách hàng
Nguyễn Trần Nhân Tâm Mối quan tâm của khách hàng
Tìm hiểu mức giá của sản phẩm
Kiểm tra toàn bộ trước khi nộp cho giáo viên
Phân tích chiến lược Marketing
Các yếu tố 7P trong Marketing Lê Phúc Thạnh
Điểm sáng tạo trong chiến lược
Thông tin về việc nhượng quyền
Đánh văn bản, trình bày đề cương
Rủi ro trong việc nhượng quyền Nguyễn Diễm Tú
Rủi ro trong chiến lược Marketing
Tìm hiểu tài chính của Mixue tại thị trường Việt Nam
Thái Nguyễn Ngọc Uyên Dự đoán thị trường Mixue tại Việt Nam
Dự đoán thị trường hai quý cuối năm 2023
Dự đoán thị trường năm 2024
Tìm kiếm, thu nhập thông tin về thương hiệu Nguyễn Khánh Vy
Thu thập thông tin lương nhân viên Đánh giá sản phẩm Mixue
Tìm hiểu thông tin về mô hình sản xuất sản phẩm Nguyễn Vũ Minh Anh Thương mại
Phân tích theo PEST của thương hiệu Dương Thiên Quý Đánh giá thị trường
3.Tiến độ thực hiện: Tuần Nội dung 1 – 2 - 3
Lập nhóm, chọn đề tài, GV hướng dẫn sơ bộ 4 Nộp tên đề tài 5
Lập đề cương chi tiết, nộp đề cương 6 Nộp bản nháp 8 Thuyết trình MỤC LỤC
ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ VI MÔ....................................................................................................1
THỊ TRƯỜNG KEM VÀ TRÀ MIXUE TẠI VIỆT NAM..........................................................1
Lời tựa...........................................................................................................................................2
Trích yếu.......................................................................................................................................3
Kế hoạch thực hiện.......................................................................................................................4
1. Mục tiêu thực hiện:.............................................................................................................4
2.Bảng phân công:..................................................................................................................4
3.Tiến độ thực hiện:................................................................................................................5
I. Thị trường Mixue tại Việt Nam.................................................................................................8
1. Tổng quan về Mixue:..........................................................................................................8
a. Lịch sử, nguồn gốc:...........................................................................................................8
b. Mixue bắt đầu gia nhập Việt Nam....................................................................................8
2. Mục tiêu khách hàng của Mixue......................................................................................9
3. Mối quan tâm của khách hàng:.........................................................................................9
4. Mức giá của Mixue trên thị trường:.................................................................................9
5. Phân tích mô hình SWOT của Mixue tại Việt Nam.......................................................10
a. Strengths (Điểm mạnh)...................................................................................................10
b. Weaknesses (Điểm yếu)..................................................................................................10
c. Opportunities (Cơ hội)....................................................................................................10
d. Threats (Thách thức):......................................................................................................11
6. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường Mixue tại Việt Nam theo mô hình phân tích
PEST......................................................................................................................................12
a. Political (Chính trị).........................................................................................................12
b. Economy (Kinh tế).........................................................................................................12
c. Social (Xã hội)................................................................................................................13
d. Technology (Công nghệ).................................................................................................13
7. Tài chính của Mixue tại thị trường Việt Nam................................................................13
a. Tài chính.........................................................................................................................13
b. Doanh thu của Mixue qua các năm.................................................................................14
II. Sản xuất, thương mại và chính sách nhượng quyền của Mixue tại Việt Nam.......................14
1. Sản xuất.............................................................................................................................14
2. Thương mại.......................................................................................................................15
3. Chính sách nhượng quyền Mixue....................................................................................15
III. Chiến lược Marketing...........................................................................................................17
1. Các yếu tố 7P trong phân tích chiến lược marketing Mixue........................................17
a. Product (Sản phẩm).........................................................................................................17
b. Price (Giá cả)..................................................................................................................17
c. Place (Địa điểm).............................................................................................................17
d. Promotion (Quảng bá)....................................................................................................17
e. People (Con người).........................................................................................................18
f. Process (Quy trình)..........................................................................................................18
j.Physical Evidence (Cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing).........................................18
1. Điểm sáng tạo trong chiến lược Marketing....................................................................18
a. Music Marketing:............................................................................................................18
b. Mô hình nhượng quyền:..................................................................................................18
c. Mở bán Goods:................................................................................................................19
d. Sản phẩm mồi:................................................................................................................19
IV. Dự đoán và đề xuất:..............................................................................................................19
1. Thông tin thị trường hiện tại của Mixue ở Việt Nam....................................................19
2. Dự đoán thị trường Mixue tại Việt Nam.........................................................................20
a. Dự đoán hai quý cuối năm 2023.....................................................................................20
b. Dự đoán thị trường Mixue 2024.....................................................................................20
I. Thị trường Mixue tại Việt Nam 1. Tổng quan về Mixue: a. Lịch sử, nguồn gốc:
Được biết Mixue là chuỗi cửa hàng chuyên bán các sản phẩm như kem tươi , đá bào và trà sữa
nổi tiếng đến từ Trung Quốc. Thành lập vào năm 1997 bởi ông Zhang Hongchao, Mixue nhanh
chóng phát triển mạnh và thu hút đông đảo người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ.
Tuy thành công là thế nhưng hiếm ai biết rằng Mixue lại khởi nghiệp với mô hình quán đá bào
nho nhỏ cùng với chi phí 4.000 NDT (hơn 13 triệu VND) .
Vào năm 1997 Zhang Hongchao, lúc này ông hiện đang là sinh viên năm cuối đại học, ông làm
thuê bán thời gian tại một quán bán đá bào. Ý tưởng khởi nghiệp mở quán trà sữa cũng được ông nhen nhóm từ đây.
Khi bà của Zhang Hongchao nghe thấy ý tưởng khởi nghiệp, để hỗ trợ công việc kinh doanh
của cháu trai bà Zhang Hongchao đã hỗ trợ 4.000 NDT giúp cháu mình khởi nghiệp. Nhờ đó
ngay sau khi tốt nghiệp đại học, ông Zhang trở về Trịnh Châu và mở một quầy hàng bắt đầu đá
bào. Cửa hàng có tên "Đá bào suối lạnh" này cũng chính là tiền thân của thương hiệu Mixue
Bingcheng đình đám sau này. và chặn đường khởi nghiệp của ông chính thức bắt đầu
Sau khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh , Zhang Hongchao bắt tay vào thiết kế nội thất cho
quán. Vì vốn liếng khởi nghiệp hạn hẹp nên trang thiết bị của quán cũng rất đơn giản, chỉ có
một chiếc tủ đông, vài cái ghế cùng bàn xoay. Ngay đến dụng cụ cắt đá bào cũng phải tự làm
với máy và bàn gấp cùng dao thái mua sẵn.
Ban đầu cửa hàng hoạt động rất hiệu quả và Zhang Hongchao đã thu về hơn 100 NDT
(342.000 VND) mỗi ngày. Tuy nhiên, sau đó ông nhận thấy việc bán đá bào sẽ phải thay đổi
theo mùa. Khách hàng sẽ chỉ ăn đá bào ở mùa hè còn mùa đông các quán gần như không bán.
Và cứ như thế, cửa hàng đầu tiên đã phải đóng cửa. Nhưng ông không bao giờ nản chí và quyết
vực lại "đứa con tinh thần" này. Chỉ một năm sau nữa, ông mở tiếp cửa hàng thứ hai và lấy tên
là Mixue Bingcheng, tiếng Trung nghĩa là " lâu đài băng được phủ đầy tuyết ngọt ngào.” Với
biểu tượng là người tuyết bán kem.
b. Mixue bắt đầu gia nhập Việt Nam
Mixue chính thức gia nhập vào thị trường Việt Nam năm 2018 dưới tên là Công Ty TNHH
Snow King Global (Hà Nội). Vào tháng 9 năm 2018, thương hiệu này cho ra mắt đứa con đầu
tiên ở Hà Nội. Sau vài năm, Mixue tiếp tục hoàn thiện hệ thống hỗ trợ nhượng quyền và thành
lập các công ty con phụ trách nhiều mãng khác nhau (nguyên liệu, hậu cần, kho bãi, quản lý đầu tư…) .
Với sự đầu tư có bài bản thì Mixue dần đã phát triển thành đế chế kem và trà sữa lớn nhất đồng
thời thu về lợi nhuận cao nhất Trung Quốc. Tính tới Tháng 3, thương hiệu này đã có 21.619
cửa hàng trên toàn thế giới nói chung và 600 cửa hàng tại Việt Nam nói riêng được trải dài
khắp 43 tỉnh thành. Tháng 12/2022 khoảng 137 cửa hàng đã có mặt tại Hà Nội.
Cũng có thể nói vui là “thời tới đỡ không nổi”, vì vào thời điểm MIXUE mở ra thì hot trend
Bing Chilling xuất hiện và nhanh chóng bắt kịp được với slogan “Ở đây chúng tôi bán Bing
Chilling” không ngoài dự đoán, bất ngờ làn sóng đi mua bing chilling ở Mixue nổi lên một
cách đình đám do đó đã trở thành một hiện tượng mới lạ được giới trẻ bắt nhịp rồi đua nhau
làm theo tại các cửa hàng trên địa bàn. Sau đó quay các video clip hàng loạt đưa lên nền tảng mạng xã hội như TikTok.
2. Mục tiêu khách hàng của Mixue
- Chủ yếu là các đối tượng có sở thích các món ngọt như phụ nữ và thanh thiếu niên và trẻ em.
Hơn nữa, giới trẻ hiện nay tại Việt Nam đang có xu hương tìm đến những thứ mới lạ, dễ dàng bắt trend.
- Độ tuổi: khách hàng chính mà thương hiệu này nhắm đến là từ 15 tuổi đến 30 tuổi.
- Địa điểm: đang sinh sống, làm việc và học tập tại các tỉnh, thành phố có cơ sở nhượng quyền
của Mixue, hầu hết các cơ sở của Mixue đêu phân bố chủ yếu ở miền Bắc.
- Thu nhập: phù hợp với tất cả các mức thu nhập. Đặc biệt đánh vào những người có thu nhập
thấp và trung bình hay những bộ phận vẫn còn phụ thuộc vào gia đình.
3. Mối quan tâm của khách hàng:
- Chất lượng sản phẩm: phải có thương hiệu rõ ràng, uy tín. Thành phần tạo nên sản phẩm phải
đảm bảo về chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thiết kế phải bắt mắt và thuận tiện khi sử dụng.
- Giá cả phải chăng cộng với nhiều chương trình khuyến mãi khác nhau
- Hình ảnh thương hiệu và các hoạt động cộng đồng thu hút và ủng hộ, bắt kịp trend trên MXH.
- Kênh phân phối trên diện rộng, các chi nhánh cơ sở cần thuận lợi để khách hàng dễ dàng nắm
bắt tham gia chương trình.
4. Mức giá của Mixue trên thị trường:
Để sở hữu một ly kem hay trà hoa quả, trà sữa Mixue không tốn kém quá nhiều tiền vì mức
giá chỉ dao động từ khoảng 10.000 - 30.000 đồng. Có thể nói đây là một mức giá vô cùng phải
chăng, đặc biệt đối với học sinh, sinh viên. Chính vì thế, điều này đã thu hút một lượng khách
hàng trung thành vô cùng đáng kể ngay từ khi có mặt trên thị trường.
Đặc biệt đối với sản phẩm sữa tươi trân châu đường đen trong tầm giá 25.000 là đã thấp hơn so
với thị trường rất nhiều. Ở các cửa hàng khác, một ly sữa tươi trân châu đường đen, trung bình
ít nhất cũng khoảng 30.000. Tuy vậy, dù giá rẻ nhưng Mixue vẫn giữ được độ của thơm trà, vị
béo của sữa và trân châu ngọt vừa.
5. Phân tích mô hình SWOT của Mixue tại Việt Nam a. Strengths (Điểm mạnh)
Mô hình kinh doanh của Mixue đã được chứng minh rõ ràng là thành công khi quy mô lớn, độ
phủ sóng thương hiệu cao. Đồng thời, Mixue cũng chịu khó liên tục đưa ra các chương trình
mang tính kích thích sự tò mò cho các khách hàng yêu thương của mình, tạo làn sóng trend liên
tục không có điểm dừng như đưa ra bài hát thương hiệu với giai điệu trẻ trung năng động, mua
trà sữa tặng linh vật bất kì, …
Về sản phẩm, ban đầu chỉ tập trung vào sản phẩm chính trà sữa khi cơn số về trà sữa bùng nổ,
nhưng sau đó khi quá tải, Mixue mở rộng quay ra bán kem tươi. Sản phẩm trà sữa ban đầu
không mang mục đích đấu đá với các đối thủ trên thị trường mà chỉ tập trung và giá rẻ cho học
sinh cũng như sinh viên (sản phẩm đa dạng, giá thành rẻ phù hợp nhiều đối tượng)
Ngoài ra, những điểm mạnh khác của Mixue là hệ thống nhượng quyền được mở rộng với số
lượng nhiều và hệ thống sản xuất, phân phối được đánh giá hoàn thiện.
b. Weaknesses (Điểm yếu)
Đối với phía bên bán nhượng quyền cho mở ra quá nhiều, dẫn đến tình trạng dẫm đạp lên nhau,
cạnh tranh giữa các chủ đầu tư với nhau (không ổn định trong chất lượng của cửa hàng nhượng quyền).
Mặt khác rủi ro lớn về việc phụ thuộc khả năng vận hành cũng như lựa chọn địa điểm kinh
doanh của nhà đầu tư, khó kiểm soát chất lượng sản phẩm và thái độ đối với khách hàng.
Những phần rủi ro này thì người mua phải tự tính toán hoặc bổ sung các điều khoản. Phải phát
triển về hệ thống sản xuất cũng như phân phối cho từng khu vực.
c. Opportunities (Cơ hội)
Thẳng thắng mà nói thị trường Việt Nam tiêu thụ trà sữa vô cùng mạnh mẽ với số liệu như năm
2022, người dân Việt đã chi gần hơn 8500 tỷ đồng để tiêu thụ trà sữa. Vì thế lựa chọn bán hàng
tại thị trường Việt Nam đã mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn.
Thêm vào đó, đối với việc mở rộng thị trường của Mixue tại Việt Nam là điều dễ đoán trước.
Vì Mixue đã chiếm lĩnh được thị trường nội địa tốt, gặp miếng bánh béo như Việt Nam sẽ
không thể bỏ qua. Mặt khác, dự đoán được thêm cả việc Mixue sẽ mở rộng thêm ở các quốc
gia khác như Indonesia, Thái Lan,...
Gần đây, một nghiên cứu và khảo sát đến từ Momentum Works và qlub đã chỉ ra quy mô của
thị trường trà sữa Việt Nam đạt mức 362 triệu USD trong năm 2021. d. Threats (Thách thức):
Đối thủ cạnh tranh: Trong ngành giải khát, sự cạnh tranh gắt gao gẫn nhau là điều hiển nhiên
vì có rất nhiều thương hiệu nổi bật lớn như Ding Tea, Royal Tea, Tocotoco, Ngô Gia với những
chiến lược kinh doanh không kém cạnh và sản phẩm chất lượng, đối đầu trực tiếp với Mixue.
Từ đó có thể thấy, sự cạnh tranh rất khốc liệt và gay gắt diễn ra hằng ngày, đặc biệt là khi các
nhãn hàng đều đưa ra các chương trình truyền thông vào những dịp lễ.
Đối thủ cạnh tranh tập chung chủ yếu của Mixue là các hàng quán trà sữa, quán café mô hình
1. Quy mô thị trường trà sữa một số quốc gia Đông Nam Á trong năm 2021.
take away, kem ốc quê. Nhưng trực tiếp thì không phải là các hàng quán mang thương hiệu cao
(Nguồn: Momentum Works, Đồ hoạ: Thái Sơn).
cấp vì Mixue chỉ nhắm vào thị trường bình dân với những sản phẩm có mức giá dưới 30.000
đồng. Vì vậy, TeAmo, Đô Đô, Ngô Gia,... sẽ là các đối thủ chính.
Hơn nữa, tại Hà Nội trong nghành F&B xuất hiện thêm một thương hiệu mới với tên Chatoo và
hầu như tất cả hình ảnh được coi như là học hỏi của “MIXUE”. Được biết, nó cũng là cửa hàng
bán kem và trà sữa với giá cả tương tự không khác gì Mixue là mấy.
Thách thức đến từ việc ăn kiêng: Khách hàng hiện nay có xu hướng tiêu thụ các sản phẩm có
tính lành mạnh cao, ít đường. “Eat clean” là một trong những phong cách ăn uống ngày càng
được quan tâm. Vì thế sẽ có một số bộ phận người sẽ hạn chế tiêu thụ các sản phẩm có nhiều
đường như trà sữa, kem ốc quế.
Hệ thống nhượng quyền có xu hướng loãng: Nhiều của hàng nhượng quyền được mở ra trên
cùng một khu vực hay một con đường. Song, nhiều thành phố lại không có chi nhánh nhượng
quyền nào. Từ đó, không kiểm soát được mức độ phân bổ khu vực, gây ra tình trạng kẻ thiếu người thừa.
6. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường Mixue tại Việt Nam theo mô hình phân tích PEST a. Political (Chính trị)
Hiện nay, Việt Nam là một nước đang phát triển, vì thế việc người dân chi tiêu cho những mặt
hàng ăn uống cũng khá cao. Theo thống kê từ Vụ Thị trường trong nước Việt Nam (Bộ Công
Thương), trong khoảng 8 năm qua, Vụ đã cấp phép cho 137 thương nhân và 148 thương hiệu,
nhãn hiệu nước ngoài vào Việt Nam. Trong đó, lĩnh vực nhà hàng chiếm đến 43,7%với 42
thương hiệu trong các ngành hàng thức ăn nhanh, bánh, cà phê, đồ uống, nhà hàng lẩu nướng.
Xếp sau đó ở vị trí thứ 2 là lĩnh vực thời trang với 19 thương hiệu, chiếm 19,3%. (Bài viết này
được đăng vào năm 2015).
Để có thể hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam, phải tuân thủ các quy định của Luật Thương
Mại Việt Nam. Cụ thể xem trong khoản 1 điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006
quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.
Đối với nhượng quyền thương mại mô hình kinh doanh: Trong đó nhượng quyền mô hình kinh
doanh đang rất phổ biến là hình thức liên quan đến việc cung cấp cho bên nhận quyền một mô
hình kinh doanh hoàn chỉnh, bao gồm: giấy phép thương mại, sản phẩm, dịch vụ được bán,
phương pháp lao động , kế hoạch tiếp thị chiến lược , quy trình kiểm soát chất lượng và các
dịch vụ kinh doanh cần thiết. Mô hình này đang được phổ biến nhất là các chuỗi của hàng cà
phê, kem, đồ ăn nhanh như Mixue , Highlands , KFC,… b. Economy (Kinh tế)
Theo báo thanh niên Việt Nam nói rằng một nghiên cứu chung của Momentum Works và Qlub
(Singapore) công bố vào tháng 8 chứng minh người tiêu dùng Đông Nam Á chi rất nhiều tiền
cho mặt hàng trà sữa, cụ thể là 3,66 tỉ USD/năm để mua trà sữa trân châu. Trong đó, Việt Nam
gây choáng với vị trí đứng thứ 3 với 362 triệu USD, tương đương gần 8.500 tỉ đồng trong năm 2021.
Từ vấn đề này, có thể thấy tiềm lực Mixue phát triển mạnh và rộng rãi ở Việt Nam là điều hoàn
toàn khả thi. Khi mà Mixue đánh mạnh vào tâm lý người tiêu dùng là Rẻ - Ngon - Chất
lượng , cùng giá thành chỉ khoảng 10.000 - 30.000 VNĐ. Thêm nữa, giá nhượng quyền cho
một chi nhánh chỉ khoảng 500tr và không yêu cầu cọc.
Nhóm chúng em sử dụng số liệu do Báo Thanh Niên cung cấp từ một cuộc điều tra online ngẫu nhiên 150 người:
Nhận xét: từ các số liệu nhóm em thấy rằng trà sữa là loại đồ uống ưa chuộng đối với
phái nữ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên chiếm phần lớn, và tần suất uống
khá cao, nhiều người có thói quen thỉnh thoảng uống trà sữa trong cuộc sống c. Social (Xã hội)
Thị trường Mixue ngoài có mặt ở TP.HCM và Hà Nội còn đang phân bố ở nhiều tỉnh thành
phát triển mạnh như: Đà nẵng, Phú Yên, Nha Trang,… Thường mở các chi nhánh ở gần trường
học với độ phủ sóng 43 tỉnh thành hơn 600 chi nhánh tại Việt Nam. Cho thấy mức độ đón nhận
của người và thói quen dùng đồ ngọt tại Việt Nam rất cao.
d. Technology (Công nghệ)
Hiện nay, Mixue đang có mặt trên các app giao hàng như Shopee Food, Beamin, Grab,.. Thị
trường Việt Nam có rất nhiều thương hiệu kem và trà sữa khác nhau nhưng Mixue là một
thương hiệu tiếp cận khách hàng có thể gọi là nhanh nhất. Nó nhờ các trang mạng xã hội như
Facebook, Instagram và mạnh nhất là Tiktok.
Quầy thu ngân của Mixue sử dụng công nghệ máy POS, một loại hình thức thanh toán vô cùng
quen thuộc trong thời đại 4.0 bây giờ.
7. Tài chính của Mixue tại thị trường Việt Nam a. Tài chính
Mixue du nhập vào thị trường Việt Nam vào năm 2018 dưới công ty chủ quản TNHH Snow
King Global với trụ sở chính tại Hà Nội. Cho đến hiện nay các chuỗi cửa hàng Mixue được mở
rộng và phân bố rộng rãi ở các tỉnh thành.
b. Doanh thu của Mixue qua các năm
Số liệu được lấy theo bản cáo bạch của công ty, được quy đổi từ NDT sang VNĐ với tỷ giá 3.500 VNĐ/NDT. Nhận xét:
Theo các thông tin vào bảng biểu doanh thu công bố, mức doanh thu của Mixue tại Việt Nam
trong các năm trở lại đây đã tăng lên. Trong năm 2019, Mixue thông báo có mức doanh thu
khoảng 200 triệu USD tại thị trường Việt Nam, tăng trưởng 30% so với năm trước đó.
Điều này cho thấy Mixue đang có bước tăng trưởng nhanh và đáng ghi nhận tại thị trường Việt
Nam. Dù đang phải cạnh tranh với nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ và thương
mại điện tử, tuy nhiên Mixue vẫn đang giữ vững được vị trí của mình và tiếp tục phát triển trong tương lai
II. Sản xuất, thương mại và chính sách nhượng quyền của Mixue tại Việt Nam 1. Sản xuất
Kem Mixue là thương hiệu kem được sản xuất và phân phối tại Việt Nam. Công ty sản xuất
kem này được thành lập vào năm 2008 và đã trở thành một trong những công ty sản xuất kem
hàng đầu tại Việt Nam. Công ty kem Mixue có trụ sở tại Tp. Hồ Chí Minh và chi nhánh ở
nhiều tỉnh thành trên cả nước. Với hệ thống sản xuất hiện đại và đội ngũ kỹ thuật viên có kinh
nghiệm, kem Mixue cam kết cung cấp cho khách hàng những sản phẩm kem chất lượng cao, an
toàn và đảm bảo vệ sinh.
Tập trung phát triển hai mặt hàng chủ lực là trà sữa và kem là điều khiến Mixue nhận được sự
yêu thích của đông đảo khách hàng. Theo khảo sát, trà sữa và kem là đồ uống giải khát được
giới trẻ ưa chuộng, sức mua lớn và không bị chi phối theo mùa. Nhờ vậy, Mixue trở thành điểm
đến quen thuộc của giới trẻ hiện nay. Khi đến với Mixue, khách hàng không cần phải lo lắng về
chất lượng sản phẩm cũng như văn hoá phục vụ. Giống như câu slogan “Mật tuyết đến từ trái
tim”, trải nghiệm của khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu. Mixue luôn cố gắng hoàn thiện mỗi
ngày với mong muốn lan tỏa hạnh phúc tới mọi người.
Mixue là một thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất và thương mại trà sữa và kem tại
Việt Nam. Được thành lập từ năm 2014, Mixue đã nhanh chóng trở thành một trong những
thương hiệu hàng đầu trong ngành thức uống giải khát. Với phương châm "Chất lượng đến từ
trái tim", Mixue cam kết đem đến cho khách hàng những sản phẩm trà sữa và kem chất lượng
nhất, được chế biến từ những nguyên liệu tươi ngon, an toàn và đảm bảo vệ sinh. Đồng thời,
Mixue cũng chú trọng đến việc phục vụ khách hàng một cách tận tâm và chuyên nghiệp, đem
lại cho khách hàng trải nghiệm thú vị và đáng nhớ.
Đặc biệt, Mixue còn tập trung vào việc phát triển những sản phẩm thân thiện với môi trường.
Thay vì sử dụng nhựa một lần, Mixue đã chuyển sang sử dụng các loại giấy, ly thủy tinh và túi
giấy thân thiện với môi trường. Đây là một trong những nỗ lực của Mixue để bảo vệ môi
trường và truyền cảm hứng cho khách hàng thực hiện những hành động bảo vệ môi trường.
Với những nỗ lực không ngừng của mình, Mixue đã và đang trở thành một thương hiệu hàng
đầu trong lĩnh vực sản xuất và thương mại trà sữa và kem tại Việt Nam. 2. Thương mại
Nếu nói một cách chính xác hơn, Mixue Bingcheng là một công ty sản xuất thực phẩm và
logistics chứ không phải là một cửa hàng trà sữa, vì gần như toàn bộ doanh thu của công ty này
đến từ việc bán nguyên liệu cho các cửa hàng mang logo và thương hiệu của công ty.
Thương hiệu Mixue đã có mặt trên thị trường Việt Nam trong suốt 5 năm với chiến lược kinh
doanh là tập trung vào các khu vực đông dân cư, đặc biệt là sinh viên, và bán sản phẩm với giá
rẻ. Điều đó giúp Mixue giữ được giá thành sản phẩm luôn ở mức dễ chịu như vậy. Chất lượng
sản phẩm vẫn được đảm bảo và không có sự thay đổi nhiều về mức giá.
Mô hình kinh doanh của Mixue là bán sản phẩm với giá rẻ cùng với chi phí kinh doanh thấp.
Điều này cho phép thương hiệu Mixue tập trung chủ yếu vào các khu vực có đông dân cư, đặc
biệt là sinh viên. Mixue cung cấp các sản phẩm với giá cả phải chăng, không khiến khách hàng
phải lo lắng về tài chính. Mixue đã tối ưu hoá chi phí sản xuất, thuê mặt bằng và đầu tư quảng
cáo để giữ giá thành sản phẩm ở mức thấp nhất có thể.
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm để thưởng thức trà sữa hoặc kem ốc quế với giá cả phải
chăng và chất lượng tốt, hãy đến với Mixue. Thương hiệu này cam kết đem đến cho khách
hàng những sản phẩm tốt nhất với giá cả hợp lý nhất.
Một điểm nhấn đáng chú ý của thương hiệu Mixue là chiến lược kinh doanh giá cả phải chăng.
Mixue đã tối ưu hoá chi phí sản xuất, thuê mặt bằng và đầu tư quảng cáo để giữ giá thành sản
phẩm ở mức thấp nhất có thể. Nhờ vậy, Mixue có thể cung cấp các sản phẩm với giá cả thấp
hơn so với các thương hiệu trà sữa và kem ốc quế khác trên thị trường. Khách hàng chỉ cần bỏ
ra 50.000 VND để sở hữu 2 ly trà sữa hoặc 5 cây kem ốc quế với hương vị tương đương với
các thương hiệu đình đám khác trên thị trường.
3. Chính sách nhượng quyền Mixue
Đối với nhãn hiệu kem và trà Mixue, vì muốn tập trung trong khâu hoàn thiện quy trình sản
xuất, cho ra sản phẩm tốt nhất cũng như thu được nhiều lợi nhuận nhưng độ phủ vẫn cao.
Mixue đẩy mạnh xây dựng mô hình nhượng quyền. Những người được nhượng quyền phải tiếp
nhận triết lý kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp và đảm bảo tuân thủ các quy tắc kinh doanh.
Không những thế, người đầu tư cũng được yêu cầu tham gia vào hoạt động của cửa hàng tối
thiểu 90 giờ/ tháng. Ngoài ra còn cần tham gia các lớp đào tạo quản lý của Mixue. Không
những thế, công ty mẹ không tham gia chia phần trăm lợi nhuận từ các cửa hàng nhượng
quyền, toàn bộ hoạt động của cửa hàng nằm trong tay chủ sở hữu và chủ sở hữu chịu trách
nhiệm cho lợi nhuận hay tổn thất của họ. Ngoài ra, công ty mẹ không tham gia chia phần trăm
lợi nhuận từ các cửa hàng nhượng quyền, toàn bộ hoạt động của cửa hàng nằm trong tay chủ sở
hữu và chủ sở hữu chịu trách nhiệm cho lợi nhuận hay tổn thất của họ.
Tổng quan về nhượng quyền Mixue bao gồm:
- Giá nhượng quyền: Vì để vừa đưa Mixue được phủ sóng rộng rãi vừa hỗ trợ nhà đầu tư sau
dịch, Mixue đang có chính sách miễn phí nhượng quyền. Tuy nhiên, phí cọc là 70 triệu đồng,
quản lý 13 triệu/năm, chi phí máy móc ước tính gần 250 triệu, chi phí xây dựng khoảng 200 triệu đồng.
- Điều kiện nhượng quyền:
+ Mặt bằng: Mixue không yêu cầu mặt bằng quá rộng vì chủ yếu hướng đến việc take away,
nên chỉ cần mặt bằng có mặt tiền ít nhất từ 3 mét trở lên, diện tích mặt bằng tối thiểu phải từ 20
mét vuông và khuyến nghị mặt bằng 40 mét vuông trở lên.
+ Vốn: ước tính nhà đầu tư phải chuẩn bị khoảng 500 triệu để xây dựng cơ sở vật chất
+ Nhân sự: nhà đầu tư cần chuẩn bị ít nhất 2 nhân sự quan trọng, chủ chốt để bên nhượng
quyền training công thức và quy trình vận hành cửa hàng.
+ Thời gian nhà đầu tư có thể hòa vốn:
Trong khoảng mức giá vốn bán hàng (COGS) ước tính tầm 45%/sản phẩm, dự đoán nhà đầu tư
có thể lấy lại khoảng chi phí bỏ ra trong khoảng từ 10 - 18 tháng. Trong đó giá bán các sản
phẩm từ 10 - 35 nghìn đồng, lợi nhuận sẽ chiếm 55% giá bán.
- Các hỗ trợ nhượng quyền:
+ Hỗ trợ tìm mặt bằng (nếu chưa có): Mixue sẽ cử một đội ngũ chuyên gia đến tận nơi để tiến
hành đưa ra các khảo sát xung quanh như: đo lưu lượng khách hàng trong khu vực, khảo sát
dân số. Từ đó, cho ra những kết quả đúng đắn nhất khi lựa chọn mặt bằng.
+ Hỗ trợ thiết kế: sau khi tiến hành chọn ra mặt bằng phù hợp nhất, Mixue sẽ kế hoạch thiết kế
cửa hàng, chi phí này được Mixue hoàn toàn tài trợ.
+ Hỗ trợ đào tạo: tính trước khai trương khoảng 1 -2 tuần, sẽ có nhân viên của Mixue đến tận
cửa hàng để tiến hành đào tạo quy trình quản lí, pha chế, vận hành cho nhà đầu tư.
– Đồng hành quản lý: song song với việc phát triển cửa hàng, nhà đầu tư còn được hỗ trợ các
chương trình khuyến mãi đi kèm, các chi phí phát sinh vận hành cửa hàng, điểm thay đổi cũng
như chiến lược kinh doanh mới cho cửa hàng.
III. Chiến lược Marketing
1. Các yếu tố 7P trong phân tích chiến lược marketing Mixue a. Product (Sản phẩm)
Một trong những điểm tiên quyết trong chiến lược Marketing của Mixue chính là sản phẩm.
Các dòng sản phẩm chủ yếu tập trung đối với những người hảo ngọt và ưa thích sự mát lạnh.
Đặc biệt sản phẩm kem của Mixue là một trong những món được nhãn hàng đẩy mạnh, trau
chuốt và lấy làm đặc trưng khi nhắc đến. Có thể nói, hương vị kem tươi của Mixue trên cùng
phân khúc giá, không thua kém những hãng khác trên thị trường. Tiếp đến, Mixue còn phát
triển mạnh về dòng sản phẩm trà hoa quả gồm các vị trà bốn mùa hay trà sữa đậm vị trà. Một
trong các sản phẩm được giới trẻ ưa thích nhất của Mixue là kem nguyên vị, nước Dương Chi
Cam Lộ, trà sữa Bá Vương, trà sữa trân châu đường đen,…
Bên cạnh đó, mọi người yêu thích Mixue còn vì các sản phẩm đều được trau chuốt từ bao bì (ly
nhựa, giấy đựng kem) đến sản phẩm (trang trí chỉn chu, hài hòa bố cục), đầu tư về mặt hình
ảnh với logo, linh vật được in vô cùng bắt mắt. b. Price (Giá cả)
Giá cả sản phẩm của Mixue đánh mạnh vào người có thu nhập thấp, trung bình hay trẻ em, học
sinh, sinh viên. Chẳng hạn như kem ốc quế Mixue có giá 10.000 là một sự lựa chọn tuyệt khi
khách hàng không muốn dành quá nhiều tiền cho việc ăn tráng miệng, ăn vặt, giải nhiệt. Các
loại trà khác cũng vậy, giá cả dao động 15.000 đến 30.0000. Đặc biệt là món sữa tươi trân châu
đường đen được giữ giá ổn định 25.000 trong khi các hãng khác bán giá khá cao.
Thêm vào đó, mặc dù giá thành rẻ nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo, bao gồm cả hình ảnh
sản phẩm và độ ngon của kem, trà hoa quả. Được biết rằng, để duy trì mức giá này, Mixue đã
tự sản xuất sản phẩm trong nhà máy riêng của mình để giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu. c. Place (Địa điểm)
Để tiếp cận được nhiều khách hàng, giảm chi phí mặt bằng, thuận tiện trong việc mua bán sản
phẩm, Mixue dần chuyển sang chế độ take away, diện tích vừa đủ dùng, khác với nhiều quán
buôn bán với một không gian rộng lớn. Điểm mạnh của lựa chọn này là giúp Mixue đánh mạnh
vào nhóm đối tượng khách hàng bận rộn, không dùng tại quán. Mặt khác, việc nhượng quyền
của Mixue cũng dễ dàng hơn rất nhiều khi chỉ cần không gian khoảng 40m2 – 45m2. Chính vì
thế, Mixue dễ phát triển rộng rãi ở khắp con đường ăn uống, trường học, cơ quan,… từ đó độ
nhận diện ngày càng được phủ sóng. d. Promotion (Quảng bá)
Khác với cách quảng bá của các nhãn hiệu ngoài kia, Mixue quảng cáo không sôi nổi, xa hoa,
mà thay vào đó tiếp cận khách hàng bằng những quảng cáo mang không khí vui tươi, gần gũi
xen lẫn sự nhộn nhịp, dễ thương qua các video trên các nền tảng mạng xã hội (Tiktok,
Facebook,…). Thêm vào đó, điểm nổi bật trong cách quảng bá Mixue là khai thác hoàn toàn
triệt để linh vật Snow King (Tuyết Vương) in trên hầu hết cửa hàng, ly nhựa, giấy in kem, móc
khóa… với hai tông chủ đạo trắng và đỏ.
Trên Tiktok Mixue Việt Nam hiện nay có khoảng 70.000 lượt theo dõi, được đông đảo giới trẻ
yêu thích khi cập nhật các trend cũng như tạo ra trend mới hàng tuần. Chẳng hạn như gần đây,
giới trẻ cực yêu thích trend “Wo ai ni chớ ni ai wo” đến từ Mixue. Ngoài ra, Mixue còn đặc
biệt ở điểm mỗi cửa hàng chuyển nhượng đều có các fanpage riêng giúp tăng độ nhận diện đối
với khách hàng nhiều hơn. e. People (Con người)
Với sứ mệnh “mang đến những sản phẩm chất lượng cao và giá cả phải chăng cho tất cả mọi
người trên thế giới”, vì thế Mixue đang dần gây dựng hình tượng, tạo niềm tin đối với khách
hàng để chứng minh sứ mệnh và lí tưởng của mình. Ngày càng chứng tỏ rằng Mixue là một
phần không thể thiếu của mọi người và ngược lại. f. Process (Quy trình)
Để có thể an tâm trong việc nghiên cứu, hoàn thiện quy trình sản xuất và cho ra sản phẩm tốt
nhất, Mixue lấy lợi nhuận từ việc nhượng quyền và hạn chế can thiệp vào quy trình quản lí cửa hàng.
j.Physical Evidence (Cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing)
Làm thế nào để Mixue tăng độ nhận diện, quảng bá cửa hàng và sản phẩm tiếp cận nhiều khách
hàng nhưng không tốn quá nhiều chi phí? Mixue ngay từ khi xây dựng cửa hàng đã khai thác
triệt để linh vật Snow King, đồng bộ giao diện cửa hàng trên toàn bộ chi nhánh nhượng quyền.
Lấy điểm nổi bật đặc trưng của mình để quảng bá và tăng độ nhận điện cho chính mình, để mỗi
khi khách hàng thấy biểu tượng người tuyết áo choàng đỏ đều biết đến Mixue. Thêm vào đó,
mỗi một logo, màu sắc, tên thương hiệu đều được in rõ ràng trên bảng hiệu cửa hàng, sản
phẩm, đồng phục nhân viên,…
1. Điểm sáng tạo trong chiến lược Marketing
a. Music Marketing: Mixue sở hữu một bài hát quảng cáo cực viral trên các nền tảng mạng xã
hội mà mỗi khi khách hàng nghe thấy đều biết đó là Mixue với nội dung dễ hiểu, dễ nhớ. Chỉ
với hai câu hát “Tôi yêu bạn, bạn yêu tôi. Kem và trà sữa Mixue”. Nhờ giai điệu bắt tai, hình
ảnh dễ thương đã thu hút đông đảo độ thảo luận từ khách hàng và người dùng mạng xã hội.
b. Mô hình nhượng quyền: Với con số nhượng quyền cao đến ấn tượng, thậm chí trên một
con phố bạn có thể thấy một đến ba cửa hàng, đã đưa Mixue nâng tầm thương hiệu lên tầm cao
mới, ngày càng phủ sóng hơn. Những người được nhượng quyền phải tiếp nhận triết lý kinh
doanh, văn hóa doanh nghiệp và đảm bảo tuân thủ các quy tắc kinh doanh. Người đầu tư cũng
được yêu cầu tham gia vào hoạt động của cửa hàng tối thiểu 90 giờ/ tháng. Ngoài ra còn cần
tham gia các lớp đào tạo quản lý của Mixue. Không những thế, công ty mẹ không tham gia
chia phần trăm lợi nhuận từ các cửa hàng nhượng quyền, toàn bộ hoạt động của cửa hàng nằm
trong tay chủ sở hữu và chủ sở hữu chịu trách nhiệm cho lợi nhuận hay tổn thất của họ.
c. Mở bán Goods: Sau chiến dịch “Ở đây chúng tôi bán Bing chilling”, có lẽ Mixue mắc hội
chứng sợ bỏ lỡ nên đã thông minh cho ra mắt sản phẩm bộ 13 linh vật được tặng khi mua kèm
đồ uống. Nhưng để nhận được đủ bộ sưu tập, khách hàng phải dựa vào may mắn, hoàn toàn
ngẫu nhiên, không cơ cấu nhằm kích thích sự tò mò và chinh phục của họ. Từ đó, doanh số bán
hàng được tăng đáng kể. Ngoài ra, Mixue còn cho ra mắt bình nước giúp khách hàng đựng
được nhiều loại đồ uống khác nhau, tăng độ nhận diện sản phẩm và kích cầu người tiêu dùng.
d. Sản phẩm mồi: Có thể nói chiến lược marketing của Mixue khá tài tình khi đưa ra chiến
thuật chim mồi. Sản phẩm mồi của Mixue đó là kem ốc quế giá 10.000, khi mà hương vị nó
ngon, đặc trưng với giá thành cực rẻ, khiến cho khách hàng dễ dàng bỏ tiền ra để thưởng thức
nó. Sau khi Mixue phát triển nhiều năm vẫn giữ nguyên giá tiền và chất lượng sản phẩm chỉ có
tăng chứ không có giảm, làm cho những khách hàng cũ vô cung tin tường cũng lôi kéo được
nhiều hơn khách hàng mới tiềm năng.
IV. Dự đoán và đề xuất:
1. Thông tin thị trường hiện tại của Mixue ở Việt Nam
Tuy nhiên hành trình của Mixue khá chênh vênh khi đến hai năm nay thương hiệu mới được
người tiêu dùng Việt để ý đến, nhất là khu vực miền Bắc, chỉ một năm lại đây thì thương hiệu
mới bắt đầu có những chính nhánh đầu tiên tại khu vực miền Nam. Thương hiệu với giá thành
hợp lý, với những món mang đậm hương vị trung làm giới trẻ rất thích thú và ưa chuộng.
Nhưng đây chỉ những là xu thế hiện tại, với giá thành từ 25 ngàn VND một ly trà sữa nhưng lại
không đậm vị trà, những topping thanh đạm. Giới trẻ nói riêng và những người yêu thích uống
trà sữa đậm vị trà chiếm đại đa số tại thị trường trong nước hiện tại thì hiện tượng trà sữa
Mixue đang giảm nhiệt đáng kể khi các nhà nhượng quyền đang liên tục thua lỗ trong quý 1 năm nay.
Dù có nhiều nhà nhương quyền thua lỗ là thế, nhưng những của hàng nhượng quyền của Mixue
đang ngày càng mọc lên càng nhiều, trung bình 1 quận tại ở những thành phố lớn hiện nay sẽ
có khoảng từ 2-5 cửa hàng trà sữa của thương hiệu này ở khu vực thưa dân cư. Còn khu vực
đông dân cư sẽ có khoảng từ 5-8 của hàng.Còn những thành phố còn lại sẽ có khoảng dưới 10
cửa hàng tại toàn khu vực.
2. Dự đoán thị trường Mixue tại Việt Nam
a. Dự đoán hai quý cuối năm 2023
Nhận xét: Số cửa hàng của Mixue quý 3 và quý 4 cuối năm 2023 sẽ có hiện tượng tăng nhẹ
khoảng 10 % vì thương hiệu đang dần vào giai đoạn hoạt động ổn định.
b. Dự đoán thị trường Mixue 2024
Dự đoán trong năm 2024 thương hiệu này sẽ có thể lớn mạnh hơn nữa. Dự đoán Mixue sẽ phủ
sóng toàn quốc kể cả những thành phố nhỏ, sẽ tăng thêm khoảng thêm trên 100 cửa hàng.
Doanh số mỗi của hàng sẽ tăng khoảng 20-30% vào năm sau vì giá thành rẻ, phù hợp với túi
tiền của học sinh sinh viên, thức uống hợp thời.
Phủ sóng là thế nhưng năm 2024 sẽ có những cửa hàng nhượng quyền có nguy cơ sập bởi vì
Công ty Mixue nhà cung cấp nguyên liệu chứ không có trách nhiệm với doanh số trà sữa cho
những nhà nhượng quyền. Nhưng song song đó thì những vùng thưa dân sẽ có những cơ hội
tiềm năng cho những cửa hàng nhượng quyền của Mixue.
Ngoài ra trong 2024 Mixue có ý đinh tiến vào thị trường chứng khoán (IPO) và quốc tế. Với dự
định sẽ mở thêm những của hàng trà sữa nhượng quyền ở những thành phố ở nước Úc. Thị
trường trà sữa đang là một trong những thị trường rất phổ biến hiện nay, chỉ riêng trong năm
2020 thị trường này đã được định giá với số tiền 2,1 tỷ USD và những kiến trong tương lai sẽ
tang lên 4,5 tỷ USD trong tới năm 2026 với tốc độ tang trưởng là 8,1%.
Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong tương lai sẽ đóng góp tỷ lệ lớn nhất trong tuần
cầu với những vị trí đầu bảng là các nước Đài Loan. Và thị trường Đông Nam á là các nước
Indonesia và Thái Lan đứng thứ 3 là Việt Nam.