ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Mônhọccungcấpnhữngkiếnthứclýluậnvàthựctiễncơbảnbaogồm: TổngquanvềLuậtThươngmạiquốctế;chếđộpháplývềhợpđồngmuabánhàng hóa và vận tải hàng hóa quốc tế;bảo hiểm hàng hóa và thanh toán trong thương mại quốc tế; giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế; thể chế pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế trong khu vực ASEAN; thương mại điện tử trong thương mại quốc tế. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Thương mại quốc tế (65TMQT)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
(DÀNH CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN VÀ CHẤT LƯỢNG CAO
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC)
Người biên soạn: PGS.TS Nguyễn Tiến Vinh
Hà Nội, năm 2022
1. Thông tin về giảng viên:
1.1. Giảng viên
1.1.1. Họ và tên: Nguyễn Tiến Vinh
- Chức danh, học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến Sĩ -
Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Luật Quốc tế, Phòng 203, E1 - Đại
học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Hà Nội. - Điện thoại: 0904927479 - Email: vinhnt.vn@gmail.com
1.1.2. Họ và tên: Nguyễn Khắc Chinh
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ -
Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Luật Quốc tế, Phòng 203, E1 - Đại
học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Hà Nội. -
Email: chinhnguyen4891@gmail.com
Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Luật Thương mại quốc tế
- Mã số môn học: INL2003 - Số tín chỉ: 02 - Môn học: Tự chọn
- Các yêu cầu đối với môn học: + Nghe giảng lý thuyết 24 giờ tín chỉ + Tự học: 6 giờ tín chỉ -
Bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Luật quốc tế - Khoa Luật, ĐHQGHN
Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học cung cấp những kiến thức lý luận và thực tiễn cơ bản bao gồm:
Tổng quan về Luật Thương mại quốc tế; chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng 2
hóa và vận tải hàng hóa quốc tế; bảo hiểm hàng hóa và thanh toán trong thương mại
quốc tế; giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế; thể chế pháp lý điều chỉnh
hoạt động thương mại quốc tế trong khu vực ASEAN; thương mại điện tử trong thương mại quốc tế.
2. Nội dung chi tiết môn học: 1. Nội dung 1
Tổng quan về Luật Thương mại quốc tế 2. Nội dung 2
Một số nguyên tắc cơ bản của luật thương mại quốc tế 3. Nội dung 3
Các thiết chế cơ bản điều chỉnh thương mại quốc tế 4. Nội dung 4
Pháp luật điều chỉnh một số lĩnh vực của thương mại quốc tế 5. Nội dung 5
Hợp đồng mua bán hang hóa quốc tế 6. Nội dung 6
Pháp luật về thanh toán đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 7. Nội dung 7
Pháp luật về vận tải quốc tế 8. Nội dung 8
Pháp luật về bảo hiểm hàng hoá bằng vận tải đường biển quốc tế 9. Nội dung 9
Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm
1.2. Quan hệ thương mại quốc tế công
1.3. Quan hệ thương mại quốc tế giữa các thương nhân
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2.1. Nguyên tắc Tối huệ quốc
2.2. Nguyên tắc đối xử quốc gia
2.3. Mở cửa thị trường
2.4. Thương mại công bằng 2.5. Minh bạch 3
CHƯƠNG 3. CÁC THIẾT CHẾ CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 3.1. Khái quát chung
3.2. Các thiết chế thương mại toàn cầu
3.3. Các thiết chế thương mại khu vực
CHƯƠNG 4. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
4.1. Thương mại hàng hoá quốc tế
4.2. Thương mại dịch vụ
4.3. Thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ 4.4. Đầu tư quốc tế
CHƯƠNG 5. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ 5.1. Khái niệm 5.2. UNIDROIT 5.3. Công ước Viên 1980
CHƯƠNG 6: PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ
6.1. Một số phương tiện thanh toán quốc tế cơ bản
6.2. Một số phương thức thanh toán quốc tế cơ bản
CHƯƠNG 7: PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI QUỐC TẾ 7.1. Khái quát chung
7.2. Các hình thức vận tải chính
7.3. Vận tải đa phương thức
CHƯƠNG 8: PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA BẰNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN QUỐC TẾ 8.1. Khái niệm
8.2. Một số nguyên tắc cơ bản
8.3. Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá trong vận tải bằng đường biển
CHƯƠNG 9: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
9.1. Giải quyết tranh chấp thương mại giữa các quốc gia 4
9.2. Giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thương nhân 3. Học liệu:
3.1. Học liệu bắt buộc
3.1.1. Giáo trình
1. Nguyễn Bá Diến, Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Khoa
Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005
2. Nông Quốc Bình, Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Trường
Đại học Luật Hà Nội, NXB Tư pháp, 2020
3.1.2 Văn bản pháp luật
1. Bộ luật tố tụng dân sự, số 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004.
2. Bộ luật dân sự Việt Nam, số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
3. Bộ luật hàng hải Việt Nam, số 40/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005
4. Luật Đầu tư, số 9/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
5. Luật Thương mại, số 36/2005-QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
6. Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001, được sửa đổi, bổ sung ngày 14 tháng 6 năm 2005.
7. Luật Sở hữu trí tuệ, số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
8. Luật Giao dịch điện tử, số 51/2005/QH11 ngày 9 tháng 12 năm 2005.
9. Luật mẫu về Trọng tài thương mại Quốc tế năm 1985 (sửa đổi năm 2006).
10. Công ước của Liên hợp quốc năm 1996 về Thương mại điện tử.
3.1.3. Học liệu tham khảo
1. John H.Jacson, Hệ thống thương mại thế giới, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2001.
2. Raj Bhala, Luật Thương mại quốc tế: Những vấn đề lý luận và thực tiễn,
NXB Tư pháp, Hà Nội, 2001.
3. Nông Quốc Bình, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Trường đại học
Luật Hà Nội, Nxb. Tư pháp, 2006.
4. Trần Thị Hòa Bình - Trần Văn Nam, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế,
Khoa Luật Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nxb. Lao đông - xã hội, 2006.
5. Bộ Ngoại Giao, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. 5
6. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (MUTRAP II), Vị trí, vai trò và cơ chế
hoạt động của Tổ chức Thương mại thế giới trong hệ thống thương mại đa
phương, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2007.
7. Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, WTO - Các văn kiện cơ bản
của Tổ chức Thương mại thế giới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
8. Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Tìm hiểu Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO), NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2005.
9. Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Hỏi đáp về Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
10. Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Tác động của các Hiệp định
WTO đối với các nước đang phát triển, Hà Nội, 2005.
11. Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, WTO - Các văn kiện gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới WTO của Việt nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
12. Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Tài liệu hội nghị toàn quốc:
Quán triệt và thực thiện Nghị quyết số 07 - NQ/TW của Bộ Chính trị về họi
nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
13. Bộ Tư pháp, Hội nhập kinh tế quốc tế (Tài liệu bồi dưỡng của ngành tư
pháp), NXB Tư pháp, 2006.
14. Võ Thanh Thu, Quan hệ kinh tế quốc tế, Nxb. Thống kê, Hà Nội 2003.
15. Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Việt Nam và các tổ chức kinh
tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, 2002.
16. Dương Hữu Hạnh, Luật và các tổ chức thương mại quốc tế diễn giải, NXB Thống kê.
17. PGS.TS. Trần Văn Nam, Pháp luật và thông lệ quốc tế, Pháp luật của Việt
Nam về thương mại quốc tế (Sách chuyên khảo), NXB Lao Động - Xã hội.
18. Nguyễn Vũ Hoàng, Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con
đường tòa án, Nxb. Thanh niên, 2003.
19. Trung tâm Thương mại quốc tế, Trọng tài và phương thức giải quyết tranh
chấp lựa chọn: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế như thế nào, Geneva, 2001.
20. Đỗ Hữu Vinh, Những vụ việc tranh chấp trong giao dịch
thương mại hàng hải quốc tế, Nxb. ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, 2003 6
21. TS.LS. Nguyễn Chúng, Kinh nghiệm thực tế giải quyết tranh chấp hợp
đồng thương mại hàng hải, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
22. PGS. TS. Nguyễn Thị Mơ, Hoàn thiện pháp luật về thương mại và hàng hải
trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
23. Hoàng Ngọc Thiết, Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu, án lệ trọng tài
và kinh nghiệm, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
24. Bộ Nguyên tắc của UNIDROIT về Hợp đồng thương mại quốc tế 2004, NXB Tư pháp.
25. Ths. Nguyễn Trọng Đàn, Hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội, 1998.
26. TS. Nguyễn Trọng Đàn, Hợp đồng kinh doanh quốc tế (International
Business Contracts), NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000.
27. Lê Thanh Châu, Kỹ thuật soạn thảo Hợp đồng ngoại thương, NXB Thống Kê, Hà Nội, 1994.
28. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Chuyên đề: Bàn về cơ sở pháp lý của
thương mại điện tử ở Việt Nam, Hà Nội, 2000.
29. TS. Nguyễn Văn Minh - TS. Trần Hoài Nam, Giao dịch thương mại điện tử
- Một số vấn đề cơ bản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
3.1.4. Bài viết nghiên cứu tham khảo
1. Nguyễn Vũ Hoàng, Về các tiêu chí xác định hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật; Số 11 (187)/2003.
2. Nguyễn Bá Diến, Về ngôn ngữ của hợp đồng có yếu tố nước
ngoài, Tạp chí NN&PL số 3/1997.
3. Hoa Hữu Long, Hợp đồng thương mại đầu tư giữa Nhà nước
và tổ chức kinh tế tư nhân nước ngoài, Tạp chí DC&PL số 7/2003.
4. Bùi Thị Thu, Một số vấn đề về chọn luật áp dụng trong hợp
đồng thương mại quốc tế theo Công ước Rôm năm 1980 về
luật áp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng, Tạp chí NN&PL số 11/2005.
5. Nguyễn Tiến Vinh, Về pháp luật áp dụng cho quan hệ hợp
đồng có yếu tố nước ngoài, in Một số vấn đề lý luận và thực 7
tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay, (Nguyễn
Như phát, Lê Thị Thu Thuỷ chủ biên), Nxb.CAND, Hà Nội 2003.
6. Nguyễn Bá Diến, Về bản chất của hợp đồng Li-xăng, Tạp chí NN&PL số 7/1999.
4. Hình thức tổ chức dạy học:
4.1 Lịch trình chung: Nội dung
Số giờ tín chỉ Tổng cộng
Lý thuyết, thảo luận Tự học Nội dung 1 4 Nội dung 2 6 2 Nội dung 3 4 2 Nội dung 4 6 Nội dung 5 4 2 Tổng cộng 24 6 30
5. HÌNH THỨC KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ
5.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên: - Điểm danh
- Minh chứng tham gia Seminar, trắc nghiệm và bài tập nhỏ.
5.2. Kiểm tra - đánh giá định kỳ:
Hình thức
Tỉ lệ Bài tập cá nhân/tuần 15% Bài tập nhóm/tháng 15% Bài tập học kỳ 10% Thi cuối kỳ 60% 8