Đề cương môn Nhi Khoa
Đề cương môn Nhi Khoa của Đại học Y dược Thái Bình giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 36067889
ĐỀ CƯƠNG NHI KHOA Y6 TỐT NGHIỆP 2023
Câu 1: Trình bày nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây viêm phổi ở trẻ em?
*Nguyên nhân:
-Virus: Theo TCYTTG VPQP 60-70% là do virus, tuỳ theo mùa, tuổi và vụ dịch. Các virus
thường gặp là: virus hợp bào hô hấp, cúm, á cúm, adenovirus… - Mycoplasma: thường gặp ở trẻ trên 3 tuổi.
-Vi khuẩn: thường gặp là phế cầu, Hemophilus Influenzae, sau đó là các loại khác như: tụ cầu,
liên cầu, E.coli, Klebsiella Pneumoniae, Moraxella catarralis… - Kí sinh trùng:
+ Pneumocystic Carinii, thường gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, suy dinh dưỡng, gặp 1% các trường hợp.
+ Nấm thường gặp Candida Albicans từ miệng lan xuống. Ngoài ra còn gặp Aspergillus,
Blastomyces nhưng hiếm hơn.
*Yếu tố nguy cơ:
- Tuổi: trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh, sức đề kháng kém ở những trẻ đẻ thiếu cân,SDD,
còi xương hoặc nhiễm HIV/AIDS.
- Bị các bệnh hô hấp mạn tính như: viêm mũi họng, VA, hen phế quản, sau sởi, ho gà, cúmhoặc thuỷ đậu.
- Cơ địa, thể tạng: cơ địa dị ứng, thể tạng tiết dịch, các dị tật bẩm sinh như: tim bẩm sinh,
dịdạng đường thở, hội chứng Down.
- Thời tiết: trời lạnh và ẩm dễ làm vi khuẩn, virus phát triển.
- Vệ sinh môi trường: ô nhiễm khói bếp, khói thuốc lá, bụi….nhà ở chật chội, ẩm thấp.
Câu 2: Trình bày triệu chứng lâm sàng, CLS bệnh viêm phổi trẻ em? * LÂM SÀNG
• Giai đoạn khởi phát:
- HC Viêm long hô hấp: trẻ thường sốt nhẹ, nhiệt độ tăng dần lên, có thể sốt cao ngay
từđầu. Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu, kém ăn. Viêm long đường hô hấp trên: ngạt
mũi, chảy nước mũi, ho, hắt hơi.
- Có thể gặp rối loạn tiêu hoá: nôn, tiêu chảy.
- Các triệu chứng thực thể chưa biểu hiện rõ.
• Giai đoạn toàn phát: các triệu chứng và HC rầm rộ và điển hình.
- HC nhiễm trùng rõ rệt :
+ trẻ mệt mỏi quấy khóc, sốt cao dao động 38-390C, vẻ mặt hốc hác, môi khô se. lOMoAR cPSD| 36067889
+ đặc biệt ở trẻ sơ sinh non yếu hoặc SDD, có thể không sốt hoặc hạ nhiệt độ, tinh thần li
bì, ngủ nhiều, da xanh, chướng bụng, nôn, tiêu chảy.
- Các triệu chứng hô hấp:
+ Ho khan hoặc xuất tiết nhiều đờm rãi, là triệu chứng xuất hiện sớm và mất đi sau cùng,
có thể sau vài tuần sau điều trị.
+ Khó thở: là triệu chứng thường gặp, khó thở thường nhanh nông, cả 2 thì. Khó thở kèm theo
gắng sức của cơ hô hấp như: cánh mũi phập phồng, đàu gật gù theo nhịp thở, co kéo cơ liên
sườn, hõm ức, RLLN. Trường hợp nặng có rối loạn nhịp thở, có cơn ngừng thở (trên 30s) ~
Quy định thở nhanh theo tuổi:
Trẻ dưới 2 tháng thở từ 60 lần/ph trở lên Trẻ
từ 2-12th: thở từ 50l/ph trở lên.
Trẻ từ 12th đến dưới 5 tuổi: thở từ 40l/ph trở lên.
+ RLLN : khi có dấu hiệu RLLN là viêm phổi nặng (với trẻ dưới 2th dấu hiệu này phải rõ và
liên tục mới có giá trị)
+ Tím: cùng với khó thở trẻ có thể xuất hiện tím, có thể thấy được ở lưỡi, quanh môi, đầu chi
hoặc toàn thân, lúc này trẻ bị suy hô hấp. Tuỳ mức độ tổn thương phổi mà có độ SHH khác nhau:
Độ I: khó thở và tím xuất hiện sau gắng sức (trẻ bú, khóc, ho cơn) Độ
II: khó thở, tím liên tục, chưa có rối loạn nhịp thở.
Độ III: khó thở, tím liên tục, có kèm với rối loạn nhịp thở (cơn ngừng thở hoặc kiểu thở Kusssmaull, Cheyne-Stockes)
- Triệu chứng thực thể phổi:
+ gõ phổi: thường khó phát hiện, trường hợp có ứ khí phế nang gõ phổi có thể trong, có thể
gõ đục từng vùng xen kẽ do bị tổn thương từng vùng.
+ nghe: có ral ẩm to, nhỏ hạt 1 bên hoặc 2 bên (chủ yếu ral ẩm nhỏ hạt). Tuỳ theo từng BN,
mức độ tổn thương mà ral rải rác hay nhiều 2 bên phổi, có thể kèm thao ral rít, ral ngáy. - Biểu hiện khác:
+ăn kém, nôn tiêu chảy, bụng chướng, gan to.
+trường hợp bệnh nặng có thể có suy tim, nguyên nhân là do tổn thương phổi gây ứ máu phổi
làm tăng gánh thất trái; viêm phổi có SHH gây thiếu oxy tổ chức, trong đó có cả thiếu oxy cơ
tim; độc tố vi khuẩn gây liệt mạch, truỵ mạch, thiếu oxy, ứ CO2 gây nhiễm toan.
+trong trường hợp viêm phổi nhiễm độc ( VP tụ cầu), có thể gặp giả HC não-màng não:
trẻ li bì, co giật, thóp phồng….
* CẬN LÂM SÀNG: lOMoARcPSD| 36067889 - Xquang:
+ thấy các chấm, nốt mờ rải rác, ranh giới không rõ, chủ yếu tập trung ở rốn phổi, vùng cạnh tim.
+ Một số trường hợp hình mờ tập trung tại 1 phân thuỳ hay 1 thuỳ phổi.
+ hiện tượng xẹp phổi, tràn dịch màng phổi có gặp nhưng ít.
- XN máu: số lượng BC tăng, tỉ lệ đa nhân trung tính tăng.
- TH nặng cần đo khí máu (PaO2, PaCO2), pH máu, dự trữ kiềm.
- XN vi khuẩn và virus: có thể lấy bệnh phẩm là dịch tị hầu, máu, dịch dạ dày…soi hoặc nuôicấy
tìm vi khuẩn gây bệnh hoặc virus (nếu có thể)
Câu 3: Trình bày yếu tố nguy cơ và các tác nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em?
* YẾU TỐ NGUY CƠ •
Yếu tố vật chủ làm tăng tính cảm thụ đối với bệnh tiêu chảy cấp:
- tuổi: TCC hay xảy ra trong 2 năm đầu, tỉ lệ cao ở nhóm 6-11th khi trẻ mới tập ăn sam và giảm kháng thể thụ động.
- thể trạng SDD, ức chế hoặc suy giảm miễn dịch: sau bị sởi, HIV/AIDS. •
Tính chất mùa: có sự khác biệt theo mùa và địa dư.
- vùng ôn đới: TCC do vi khuẩn chiếm tỉ lệ cao vào mùa nóng, Rota virus chiếm tỉ lệ cao vào mùa đông
- vùng nhiệt đới: TCC do vi khuẩn xảy ra nhiều vào mùa mưa và nóng, và Rota virus chiếmtỉ
lệ cao vào mùa khô lạnh. •
Những tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy:
- không nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 4-6th dầu - cai sữa trước 1 tuổi - cho trẻ bú chai
- để thức ăn đã nấu ở nhiệt độ phòng lâu
- dùng nước uống đã bị nhiễm các vi khuẩn đường ruột
- không rửa tay sau khi đi ngoài, dọn phân, giặt rửa cho trẻ hoặc trước khi chuẩn bị thức ăn -
tập quán dùng phân tươi bón hoa màu.
* TÁC NHÂN GÂY BỆNH •
Rota virus: là nguyên nhân chính gây TCC nặng và đe doạ tính mạng ở trẻ dưới 2 tuổi. •
Vi khuẩn:
- E.coli : + Coli sinh độc tố ruột ETEC + Coli bám dính EAEC + Coli gây bệnh EPEC + Coli xâm nhập EIEC lOMoARcPSD| 36067889 + Coli gây chảy máu EHEC
ETEC là tác nhân quan trọng trong 5 nhóm trên gây TCC phân toé nước. - Shigella - Campylobacter jejuni
- Salmonella non typhoid - Vi khuẩn tả: Vibrio cholerae 01 •
Ký sinh trùng: - Entamoeba hystolitica - Giardia lamblia - Cryptosporidium.
Câu 4: Trình bày cơ chế bệnh sinh của TCC ở trẻ em? * Virus
Các virus như Rotavirus nhân lên trong liên bào nhu mô ruột non gây phá hủy cấu trúc liên
bào và làm cùn vi nhung mao. Mất các tế bào hấp thu bình thường của nhung mao và sự thay
thế tạm thời của các tế bào hẽm tuyến, tế bào tiết và tế bào chưa trưởng thành gây bài tiết nước
và điện giải của ruột. Nhung mao tổn thương có thể kèm theo mất men đường đôi dẫn đến giảm
hấp thu đường đôi trong thức ăn nhất là lactose. Như vậy vừa giảm hấp thu vừa tăng bài tiết
cùng với áp lực thẩm thấu kéo nước vào lòng ruột gây tiêu chảy. * Vi khuẩn
- Bám dính niêm mạc: các vi khuẩn nhân lên trong ruột non trước hết phải bám dính lên niêm
mạc để tránh đào thải ra ngoài. Sự bám dính được thực hiện bởi các kháng nguyên bề mặt
dạng lông được gọi là cọc dính hoặc tua bám vào các thụ thể trên màng ruột như ETEC hay
tả. Sự bám dính có thể gây ra những biến đổi ở liên bào ruột có thể làm giảm khả năng hấp
thu hoặc gây tăng tiết dịch.
- Các độc tố gây tiết dịch: ETEC, phẩy khuẩn tả và một số vi khuẩn khác sản sinh ra các độc
tố làm rối loạn chức năng các liên bào. Những độc tố này gây giảm hấp thu Na+ ở nhung
mao và tăng tiết Cl- ở hẻm tuyến dẫn tới sự xuất hiện ồ ạt nước và điện giải. Sự phục hồi
xảy ra khi các tế bào biểu mô ruột đã bị nhiễm độc tố được thay thế bởi các tế bào lành 2-4 ngày.
- Xâm nhập niêm mạc: shigella, C.jejuni, EIEC và Salmonella gây tiêu chảy có máu bởichúng
xâm nhập và phá hủy các liên bào niêm mạc ruột, điều này hầu như chỉ xảy ra ở đại tràng
và phần cuối hồi tràng, theo sau là sự hình thành các ổ áp xe nhỏ và loét bề mặt màng ruột
làm thoát hồng cầu, bạch cầu và toàn máu theo phân. Độc tố do những vi khuẩn này sinh ra
hủy hoại các tổ chức và cũng có thể gây xuất tiết nước và điện giải ở niêm mạc ruột. * Đơn bào
- Bám dính niêm mạc: Giardia lambia và Cryptosporidium bám dính lên niêm mạc ruột nonvà làm cùn nhung mao ruột.
- Xâm nhập niêm mạc: E.hystolytica gây bệnh qua sự xâm nhập vào liên bào đại tràng hoặchồi
tràng gây các ổ áp xe nhỏ và loét ( xảy ra ở E.hystolytica độc lực). lOMoARcPSD| 36067889
Câu 5: Trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh còi xương do thiếu vitaminD ở trẻ em?
* Rối loạn Thần kinh thực vật: bao giờ cũng xuất hiện sớm nhất và rõ ràng trong thể còi xương
cấp tính. Bao gồm các triệu chứng:
- Thần kinh dễ bị kích thích: trẻ ngủ ít, ngủ không ngon giấc,hay giật mình,hốt hoảng sợsệt, khóc nhiều về ban đêm.
- Mồ hôi trộm: ra nhiều mồ hôi ngay cả lúc trẻ ngủ và khi trời lạnh, ra nhiều mồ hôi ở tránvà gáy.
- Hay bị co giật khi sốt cao.
- Dấu hiệu chiếu liếm: trẻ rụng nhiều tóc gáy là hậu quả rối loạn thần kinh thực vật * Triệu
chứng ở hệ xương:
- Thường xuất hiện sau triệu chứng thần kinh khoảng 2-3 tuần, tổn thương hệ xương theoquy
luật xương nào đang phát triển mạnh nhất thì tổn thương nặng nhất và sớm nhất. - Tổn thương
xương biểu hiện bằng 2 hiện tượng chính:
+ mềm xương: gặp ở trẻ <6th trong bệnh còi xương cấp
+ quá sản tổ chức tiền cốt: thường gặp ở trẻ >9th trong bệnh còi xương bán cấp
Tổn thương hệ xương trong bệnh còi xương cấp.
- Thường gặp ở trẻ dưới 6th, biểu hiện bằng dấu hiệu mềm xương:
+ thóp rộng, bờ thóp mềm.
+ bẹp xương sọ: tuỳ theo tư thế nằm của trẻ, nếu trẻ hay nằm ngửa sẽ bẹp vùng chẩm, nếu trẻ
hay nằm nghiêng sẽ bẹp 1 phía vùng đỉnh.
+ dấu hiệu mềm xương sọ (dấu hiệu craniotabet hay pingpong): ấn nhẹ ngón tay vào giữa các
bản xương sọ thấy lõm xuống như ấn tay vào quả bóng bàn.
Tổn thương hệ xương trong bệnh còi xương bán cấp. thường gặp ở trẻ trên 9th, biểu
hiện chủ yếu bằng dấu hiệu quá sản tổ chức tiền cốt, gồm:
- Biến dạng xương sọ: đầu to, thóp rộng, thóp chậm kín. Có bướu xương sọ như: bướutrán (trán
dô), bướu đỉnh (đầu lõm lòng thuyền), bướu chẩm (bẹp xượng sọ vùng chẩm như đầu cá trê)
- Biến dạng xương lồng ngực:
+ Lồng ngực hình chuông: do xương lồng ngực mềm, bụng thường xuyên chướng to nên
làm cho lồng ngực bị biến dạng, nhỏ ép ở phía trên, to bè ở phía dưới, giống hình cái chuông chùa.
+ Lồng ngực hình ngực gà: do lồng ngực biến dạng dô về phía trước trông giống như hình ngực con gà. lOMoARcPSD| 36067889
+ Chuỗi hạt sườn: do phần sụn tiếp nối với xương sườn quá sản nổi rõ lên, nhìn giống như 2
chuỗi hạt 2 bên đối xứng qua xương ức.
+ Rãnh Philatop-Harrison: là rãnh hình lòng máng, nằm phía dưới vú, chạy theo hướng chếch
từ trước ra sau, từ trong ra ngoài, có ở cả 2 bên, song song với 2 hạ sườn. - Biến dạng xương chi:
+ Có thể gặp vòng cổ tay, cổ chân: tương ứng với chỗ đầu xương to bè.
+ Chi dưới có thể gặp biến dạng hình chữ O,X.
- Biến dạng xương cột sống: Hay gặp gù, vẹo cột sống.
- Xương chậu: hay gặp méo, hẹp khung chậu.
* Giảm trương lực cơ: hay gặp trong bệnh còi xương nặng, biểu hiện:
- Chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, ngồi, đi.
- Bụng to: do giảm TLC thành bụng.
- Hay bị viêm phổi do các cơ hô hấp kém hoạt động.
* Thiếu máu: hay gặp thiếu máu nhẹ, nhược sắc, cũng có thể gặp thiếu máu nặng kèm theo
gan lách to, gọi là thiếu máu thể Vonjack-Hayemluzet.
Câu 6: Triệu chứng lâm sàng, CLS của bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em? * LÂM SÀNG:
Bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 6th tuổi trở lên, có thể xảy ra sớm hơn từ 2-3th ở trẻ đẻ non, biểu hiện: •
Triệu chứng liên quan đến giảm các enzym catalase, perocydase, cytocrom và nhất
là monoaminooxydase (MAO) gây rối loạn thần kinh: trẻ quấy khóc, vật vã, chán ăn ít ngủ,
sinh hoạt chậm chạp, kém minh mẫn, chóng mệt, hay quên, nhức đầu và ù tai. •
Liên quan đến giảm sắt ở các cơ (myoglobin); giảm trương lực cơ, chậm biết ngồi,
đứng, đi, giảm trương lực, bụng chướng, tim đập nhanh, có tiếng thổi cơ năng do thiếu máu, suy tim. •
Liên quan đến giảm sắt dự trữ:
- Gây thiếu máu da xanh do giảm tổng hợp Hb (Hb<11g/dl), niêm mạc nhợt từ từ.
- Tăng phản ứng phục hồi chức năng tạo máu của gan lách, gây gan lách to ở trẻ nhũ nhi.
- Tình trạng thiếu máu nặng có thể kèm theo kém nuôi dưỡng: tóc gãy, dễ rụng, bạc
màu,móng tay móng chân biến dạng dẹt,đau nhức trong xương. •
Toàn thân: trẻ ngừng phát triển trọng lượng, hay bị rối loạn tiêu hoá, dễ mắc các
bệnh nhiễm khuẩn do giảm sức đề kháng do giảm chất lượng bạch cầu * CẬN LÂM SÀNG: lOMoARcPSD| 36067889
Thiếu máu do thiếu sắt có đặc điểm là thiếu máu nhược sắc, hồng cầu nhỏ: •
XN xác định mức độ và tính chất thiếu máu:
- Hb, thể tích huyết cầu giảm nhiều hơn số lượng hồng cầu.
- Nồng độ Hb hồng cầu < 30g% - Hb trung bình hồng cầu < 27pg. - TTTBHC < 80fl. •
XN đánh giá mức độ thiếu sắt:
- Sắt huyết thanh < 50µg/dl hay dưới 10µmol/l - Chỉ số bão hoà tranferin < 15%.
- Protoforphyrin tự do hồng cầu tăng > 70µg/l.
- Ferritin huyết thanh giảm < 12µg/l.
Câu 7: Trình bày triệu chứng LS và CLS của HC thận hư tiên phát đơn thuần? Trả lời : * LÂM SÀNG: • PHÙ:
- Xuất hiện tự nhiên hoặc sau 1 nhiễm khuẩn nhẹ đường hô hấp trên.
- Phù tiến triển nhanh, phù trắng, mềm, ấn lõm.
- Phù toàn thân, thường kèm theo cổ trướng, hoặc tràn dịch màng tinh hoàn, màng phổi.
- Hay tái phát, giảm khi được điều trị bằng corticoid.
- Kèm theo phù có đái ít hoặc vô niệu.
• KHÔNG CÓ DẤU HIỆU CỦA VCTC:
- Huyết áp bình thường trong đa số các trường hợp.
- Không có đái máu đại thể.
• DẤU HIỆU TOÀN THÂN KHÁC:
- Trong giai đoạn phù to, trẻ mệt mỏi, kém ăn, da trắng xanh, đôi khi đau bụng. -
Gan có thể to dưới bờ sườn 2-3 cm
* CẬN LÂM SÀNG: • XN NƯỚC TIỂU:
- Protein niệu rất nhiều, đa số trên 50mg/kg/24h. protein có tính chọn lọc cao albumin vàtransferin chiếm 80%.
- Tỉ số độ thải IgG và transferin < 0.1 (dựa vào tỉ số để đánh giá tiên lượng bệnh, đáp ứngtốt
nếu tỉ số< 0,1 , kém nếu > 0,15).
- Trụ dạng lipid, trụ trong. lOMoAR cPSD| 36067889
- Hầu như không có hồng cầu niệu, một số trường hợp có hồng cầu vi thể nhẹ và nhất thời. • XN MÁU:
- Protein máu toàn phần giảm ( bình thường 60-80g/l) < 56g/l, đa số giảm < 40g/l. - Điện di protid máu:
+ Albumin giảm nhiều, < 25g/l, đôi khi < 10g/l + α2 và β globulin tăng. + γ globulin giảm.
- Lipid và cholessterol tăng > 180mg% (bình thường 160 ± 20mg%).
- Điện di miễn dịch: IgM tăng, IgG giảm trong giai đoạn toàn phát.
- Na+, K+, Ca2+ máu thường giảm. - CTM: + Thiếu máu nhẹ
+ Số lượng BC thường tăng, đặc biệt là BC Lympho tăng + Số lượng tiểu cầu tăng.
- Ure , creatinin đa số trong giới hạn bình thường. lOMoARcPSD| 36067889
Câu 8: Trình bày cơ chế bệnh sinh, triệu chứng lâm sàng , CLS và hậu quả của hội
chứng vàng da tăng BIL gián tiếp ở trẻ sơ sinh.
1. VÀNG DA DO NGUYÊN NHÂN BẤT ĐỒNG NHÓM MÁU MẸ CON HỆ ABO. *CƠ CHẾ:
- Bình thường kháng thể tự nhiên trong máu mẹ kháng lại hồng cầu con là IgM không quađược rau thai.
- Vì bất thường màng đệm bánh rau làm hồng cầu con sang mẹ, kích thích mẹ sinh khángthể là IgG kháng lại
- Những IgG này sang con (trong quá trình chuyển dạ là nhiều nhất) gây tan máu cho con. *LÂM SÀNG:
- Vàng da sáng, xuất hiện sớm (ngày 2, 3 sau đẻ). Vàng tăng nhanh từ mặt đến thân, chi vàniêm mạc.
- Phân và nước tiểu vàng.
-Tan máu nhiều có tr.ch thiếu máu và tr.ch thần kinh: tăng trương lực cơ, xoắn vặn, mắt nhìn ngược rồi co giật. - Gan lách không to. - Diễn biến:
+ nếu tan máu ít và được điều trị sớm th́ì Biỉubinl máu giảm xuống nhanh, không để lại hậu quả.
+ nếu để muộn (sau 5 ngày), điều trị sẽ không có hiệu quả, đẻ lại di chứng bại não hoặc tử vong. *CẬN LÂM SÀNG:
- CTM: bình thường hoặc thiếu máu từ nhẹ đến nặng
- Bili tăng cả toàn phần, trực tiếp, gián tiếp nhưng chủ yếu là gián tiếp.
- Nhóm máu mẹ và con bất đồng hệ ABO.
- Hiệu giá kháng thể kháng hồng cầu con cao gấp 10 lần ( bình thường 1/64) - Test Coombs trực tiếp âm tính.
- Nước tiểu không có sắc tố mật và muối mật. - Men gan bình thường.
2. VÀNG DA DO NGUYÊN NHÂN BẤT ĐỒNG NHÓM MÁU MẸ CON HỆ RH * CƠ CHẾ:
- Tan máu chỉ xảy ra khi mẹ có hồng cầu Rh (-) và con có hồng cầu Rh (+). Vì số người cóHC
Rh(-) ở việt nam rất ít nên tan máu do bất đồng nhóm máu Rh hiếm xảy ra. lOMoAR cPSD| 36067889
- Khi rau thai bị tổn thương HC con Rh+ có kháng nguyên D qua rau thai vào tuần hoànmẹ.
mẹ sẽ sản xuất ra kháng thể kháng D là IgG qua rau thai trở lại tuần hoàn con gây tan huyết.
mức độ sản xuất kháng thể phụ thuộc vào số lượng HC con vào tuần hoàn mẹ.
- Kháng nguyên D là kháng nguyên có khả năng gây phản ứng miễn dịch mạnh.
- Kháng thể kháng D tồn tại trong máu mẹ giảm dần nhưng lần tiếp xúc sau với khángnguyên
D thì kháng thể kháng D tăng rất nhanh và ngày càng mạnh hơn.
- Vàng da tan máu do bất đồng nhóm máu hệ Rh có thể xảy ra từ đứa con đầu nếu lượngkháng
thể cao hoặc mẹ đã tiếp xúc với HC Rh(+) do truyền máu.
- Với những đứa trẻ sau, tan máu xảy ra càng nặng, có thể gây thai chết lưu hoặc đẻ non. * LÂM SÀNG:
- Vàng da xuất hiện sớm, tăng nhanh, có thể gây sảy thai hoặc thai chết lưu. - Thiếu máu nặng.
- Gan lách to, có thể xuất huyết dưới da.
- Triệu chứng thần kinh nặng nề, biểu hiện vàng da nhân.
- Diễn biến: nếu được điều trị kịp thời và tích cực sẽ không để laị di chứng, ngược lại gâytỉ lệ tử vong cao. * CẬN LÂM SÀNG:
Biểu hiện như bất đồng hệ ABO nhưng mức độ nặng nề hơn:
- CTM: bình thường hoặc thiếu máu từ nhẹ đến nặng
- Bili tăng cả toàn phần, trực tiếp, gián tiếp nhưng chủ yếu là gián tiếp.
- Nhóm máu mẹ và con bất đồng hệ Rh.
- Test Coombs trực tiếp dương tính.
- Nước tiểu không có sắc tố mật và muối mật. - Men gan bình thường. 3. HẬU QUẢ
-Vàng da nhân não: là biến chứng nguy hiểm nhất:
+ khi nồng độ Bili máu tăng trên 20mg% (340µmol/l) sẽ thấm và tổ chức não (vì Bili gián tiếp
tan trong mỡ) gây triệu chứng thần kinh: li bì, bỏ bú, mất các phản xạ sơ sinh, tăng TLC, xoắn
vặn, co giật hoặc ngược lại giảm TLC, liệt, hôn mê.
+ nếu không gây tử vong thì để lại di chứng bại não nặng nề.
- HC mật đặc (HC Ladd):
+ do Bili gián tiếp tăng cao, chuyển sang Bili trực tiếp.
+ đến sớm dùng Prednisolon điều trị (5mg/ngày) trong 3-5 ngày có kết quả tốt. lOMoARcPSD| 36067889
Câu 9: Trình bày các nguyên nhân gây XHN-MN ở trẻ em dưới 3 tháng tuổi?
*XHN-MN SỚM:
- Đẻ khó do mẹ: khung chậu hẹp, chuển dạ kéo dài, ối vỡ sớm, can thiệp thủ thuật.
- Đẻ khó do con; đa thai, thai to, ngôi thai bất lợi, dây rau quấn cổ, suy thai, thai già tháng.
- Cơ địa: đẻ non, đẻ quá nhanh, dị dạng bẩm sinh.
- Hệ thống mao mạch thành mỏng, kém bền vững, dễ bị tăng tính thấm.
- Hệ thống cầm máu phát triển chưa đầy đủ.
*XHN-MN MUỘN:
- Thiếu vitamin K: do vi khuẩn đường ruột tổng hợp kém, do sữa mẹ nghèo Vtm K, ởnhững
BN này tiêm Vtm K tỷ lệ prothrombin tăng nhanh.
- Giảm tỷ lệ Prothrombin: trong giai đoạn sơ sinh do chức năng gan chưa trưởng thành vàthiếu
VtmK nên tỷ lệ Prothrombin máu giảm,có khi chỉ còn 20-40%
- Cấu trúc mao mạch thành mỏng chưa bền vững trong tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc,nhiễm
toan nặng, gây giảm sức bền thành mạch như bệnh viêm ruột, viêm phổi, nhiễm trùng huyết…
- Các bệnh máu: như Hemophilia A,B, các bệnh giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu,bệnh BC cấp, thiếu vitamin C. ..
- Bệnh lý gan mật: viêm gan virus, tắc mật bẩm sinh…
Câu 10. Trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh xuất não màng não ở trẻ em dưới 3 tháng tuổi?
Xuất huyết não màng não sớm
- Bệnh hay xảy ra ngay trong khi đẻ hoặc ngày đầu sau đẻ ở những trẻ đẻ khó, đẻ non -
Trẻ đẻ ra trong tình trạng ngạt trắng hoặc ngạt tím - Rối loạn hô hấp, tuần hoàn:
+Thở yếu, thở rên, thở không đều, có những cơn ngừng thở +Tim đập yếu và rời rạc
- Giảm trương lực cơ, vận động yếu ớt hoặc nằm bất động
Phần lớn tử vong hoặc sống sót với những di chứng nặng nề
Xuất huyết não màng não muộn : Bệnh thường xảy ra vào ngày thứ 2- 5 và ngày thứ 45- 60 sau khi đẻ
* Trường hợp nặng điển hình
Bệnh thường xảy ra đột ngột cấp tính, trẻ khóc thét, bỏ bú, nôn trớ, da xanh sau đó là các triệu
chứng thần kinh - Biểu hiện thần kinh: lOMoAR cPSD| 36067889
+ Kích thích vật vã quấy khóc hoặc khóc rên, li bì hoặc khó đánh thức + Nôn trớ
+ Co giật toàn thân hoặc cục bộ
+ Thóp phồng căng, có thể có giãn khớp sọ
+ Giảm trương lực cơ, cổ mềm
+ Có thể có các dấu hiệu thần kinh khu trú: lác mắt, sụp mi, co giãn đồng tử, liệt chi, liệt nửa người
- Hội chứng thiếu máu cấp: + Da xanh niêm mạc nhợt
+ Dấu hiệu lòng bàn tay nhợt
+ Nhịp tim nhanh, hoặc chậm hoặc không đều
- Xuất huyết ở những nơi khác
+ Xuất huyết dưới da, xuất huyết tại nơi tiêm thường rỉ máu và bầm tím
+ Xuất huyết tiêu hóa: Trẻ nôn ra máu, ỉa phân đen - Các biểu hiện khác:
+ Rối loạn hô hấp: Thở nhanh, thở chậm hoặc không đều, nếu nặng có thể có cơn ngừng thở dài
+ Rối loạn tuần hoàn: Nhịp tim không đều, có thể nhịp tim nhanh hoặc chậm
+ Rối loạn điều hòa thân nhiệt
+ Nhiễm khuẩn hô hấp, trẻ dễ bị viêm phổi
* Trường hợp nhẹ không điển hình, khó chẩn đoán, phải thăm khám kỹ kết hợp với các
biện pháp thăm dò để chẩn đoán bệnh. lOMoARcPSD| 36067889
Câu 11. Trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh thấp tim ở trẻ em?
Thường có biểu hiện viêm họng trước đó 1- 2 tuần, bệnh nhân sốt nhẹ hoặc sốt cao, mệt mỏi,
ăn uống kém, có thể ho, đau ngực
• Viêm khớp: Có ở 50- 75% số bệnh nhân
Đặc điểm của viêm khớp: Thường viêm khớp nhỡ như khớp gối, khớp cổ chân, khớp khuỷu,
khớp cổ tay và khớp vai. Ít khi viêm ở khớp háng, cột sống và khớp nhỏ. Viêm khớp có tính
chất di chuyển (khi xuất hiện viêm khớp mới thì khớp cũ biểu hiện viêm giảm). Đôi khi có tràn
dịch ở khớp nhưng không hóa mủ. Tự khỏi sau 5- 15 ngày (không quá 4 tuần). Dùng salysilat
hoặc corticoid viêm khớp giảm nhanh và khi khỏi không để lại di chứng teo cơ, cứng khớp.
• Viêm tim: Có thể gây tử vong do suy tim cấp hoặc để lại di chứng là bệnh van tim hậu thấp.
Biểu hiện viêm có ở nội tâm mạc, viêm cơ tim, viêm ngoại tâm mạc hoặc viêm tim toàn bộ.
* Các triệu chứng hay gặp là: -
Biểu hiện viêm nội tâm mạc: Tiếng thổi tâm thu mới ở mỏm do hở van hai lá, âm
sắccao, toàn tâm thu, lan ra nách và không thay đổi do tư thế và hô hấp. Tiếng thổi giữa tâm
trương ở mỏm. Thổi tâm trương ở đáy do hở chủ, tiếng thổi này ngay sau T2, cao như tiếng
gió, cường độ nhẹ dần, nhịp tim nhanh, có thể có tiếng ngựa phi ở mỏm hoặc trong mỏm (hiếm gặp). -
Biểu hiện viêm màng ngoài tim: Đau ngực, khó thở, tiếng tim mờ, có thể có tiếng cọngoài màng tim. -
Biểu hiện viêm tim toàn bộ: Viêm tim ác tính biểu hiện của suy tim cấp nặng.
* Để tiện cho tiên lượng và điều trị, có thể chia viêm tim ra các mức độ:
+ Viêm tim nhẹ: Tim không to, không suy tim, tiếng thổi thường <3/6 và thường mất sau đợt cấp
+ Viêm tim trung bình: Tim không to, không suy tim, các tiếng thổi lớn hơn và thường còn tồn tại sau đợt cấp
+ Viêm tim nặng: Tim to, suy tim, có các tiếng thổi lớn, tổn thương van nặng hoặc nhiều
van, tồn tại sau đợt cấp. • Múa vờn
Gặp 10- 15% số bệnh nhân, xảy ra sau viêm họng từ 2-6 tháng.
+ Giai đoạn đầu trẻ có biểu hiện hay đánh rơi đồ vật, viết chữ xấu đi, học kém hơn bình thường và trở nên ngớ ngẩn.
+ Giai đoạn toàn phát trẻ hay hốt hoảng, lo lắng, nói khó, nghiến răng, viết khó, đi đứng loạng
choạng rồi không đứng được. Khi bệnh nặng, tay chân múa may, quờ quạng, luôn có động tác
bất thường, biên độ rộng, không nhịp nhàng và tăng lên khi kích thích, giảm khi trẻ ngủ. lOMoAR cPSD| 36067889
• Hạt thấp Meynet
Gặp ở khoảng 1% bệnh nhân. Là những hạt tròn, cứng, không đau, nằm ở dưới da đầu vùng
chẩm, bả vai, cột sống và quanh các khớp, đường kính = 0,5- 2 cm, tồn tại vài ngày đến vài
tuần, không để lại di chứng.
• Hồng ban vòng
Gặp ở khoảng < 5% số bệnh nhân. Là những ban tròn, có viền hồng, ở giữa nhạt màu đường
kính = 0,5 – 3 cm. Vị trí thường thấy ở ngực, gốc chi và không có ở mặt. Ban không ngứa, tồn
tại vài ngày đến vài tuần rồi mất không để lại di chứng.
• Các triệu chứng khác ít gặp
+ Phổi: Có thể viêm phổi, tràn dịch màng phổi
+ Thận: Có thể có protein, hồng cầu niệu hoặc biểu hiện như viêm cầu thận cấp. lOMoARcPSD| 36067889
Câu 12. Trình bày chẩn đoán xác định bệnh thấp tim ở trẻ em theo tiêu chuẩn của Jones cải tiến 1988?
* Chẩn đoán xác định dựa vào tiêu chuẩn Jones cải tiến (1988)
Tiêu chuẩn chính
Tiêu chuẩn phụ Viêm tim Sốt Viêm khớp Đau khớp Múa vờn Máu lắng tăng, CRP tăng Hồng ban vòng PQ (PR) kéo dài Hạt thấp dưới da
Tiêu chuẩn Jones sửa đổi để chẩn đoán đợt thấp đầu tiên
Bằng chứng nhiễm liên cầu mới: Cấy họng dương tính hoặc tăng kháng thể kháng liên cầu trong máu
* Thấp tim được chẩn đoán khi:
+ Có 2 tiêu chuẩn chính + Bằng chứng nhiễm liên cầu mới
Hoặc 1 tiêu chuẩn chính + 2 Tiêu chuẩn phụ ( khác nhóm) + Bằng chứng nhiễm liên cầu mới Lưu ý:
Khi triệu chứng chính là viêm tim thì không lấy PQ kéo dài làm tiêu chuẩn phụ và triệu
chứng chính là viêm khớp thì không lấy tiêu chuẩn phụ là đau khớp.
Tiêu chuẩn Jones chỉ là hướng dẫn chẩn đoán tốt nhằm hạn chế việc chẩn đoán nhầm cũng
như việc bỏ sót. Do vậy khi nghi ngờ bệnh nhân thấp tim như: đau mỏi khớp, mệt mỏi, đau
ngực, nghe tim có tiếng thổi… nên cho bệnh nhân làm thêm các thăm dò để làm rõ chẩn đoán.
* Các ngoại lệ cần quan tâm + Múa vờn = thấp tim
+Viêm tim âm thầm (bệnh nhân ở tuổi trưởng thành bị viêm tim do thấp) = thấp tim
+ Bệnh nhân có tiền sử thấp tim + 2 tiêu chuẩn phụ + Bằng chứng mới nhiễm liên cầu = thấp tim
Câu 13. Trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em?
VCTC xuất hiện sau 1-3 tuần từ khi bị nhiễm liên cầu - Khởi phát
Bệnh có thể nhẹ, thoáng qua không nhận biết được, phát hiện bằng xét nghiệm nước tiểu.
Nhưng cũng có thể nặng đột ngột với các triệu chứng sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi, đái máu đại
thể, thiểu niệu hoặc vô niệu và tăng HA kèm bệnh lý não, tuần hoàn.
- Toàn phát: Với tam chứng cổ điển lOMoARcPSD| 36067889
+ Phù : Vị trí phù ở mặt, nặng mí mắt có thể qua khỏi nhanh, nhưng có thể lan xuống chi
rồi toàn thân. Mức độ từ phù nhẹ hoặc trung bình, phù nặng toàn thân có cổ chướng chiếm
12%. Tính chất của phù là phù trắng, phù mềm, ấn lõm để lại dấu ấn ngón tay, phù từ mặt tới
chân, ăn nhạt giảm phù. + Tăng huyết áp:
Là dấu hiệu xuất hiện sớm và có giá trị chẩn đoán, thường xuất hiện trong tuần đầu của
VCTC. Cao HA mức độ nhẹ, tăng 20- 30 mmHg tăng cả HA tâm thu và HA tâm trương.
Trường hợp trẻ không phát hiện kịp thường vẫn ăn mặn và nhiễm lạnh gây biến chứng
tim mạch. Mức độ nhẹ biểu hiện mạch chậm, tim hơi to. Mức độ nặng biểu hiện khó thở, ho,
tức ngực, tim có tiếng thổi tâm thu hoặc ngựa phi, mạch nhanh, gan to, tím tái.
Trường hợp rất nặng bệnh nhân có thể bị phù phổi cấp hoặc cơn hen tim cấp do suy tim
nặng. Biểu hiện triệu chứng thần kinh gồm nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, nôn, buồn nôn,
thất điều, co giật, hôn mê.
+ Đái máu: Thường xuất hiện cùng với phù. Đái máu đại thể có ở phần lớn các trường hợp
trong những ngày đầu (50 -70% các trường hợp) nước tiểu màu đỏ hoặc sẫm nước rửa thịt. Đái
máu đại thể thường thuyên giảm sớm nhưng đái máu vi thể kéo dài 3 đến 6 tháng.
Câu 14. Trình bày triệu chứng cận lâm sàng của bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em?
* Xét nghiệm nước tiểu
- Màu sắc: Đỏ, sẫm màu giống nước rửa thịt -
Số lượng: giảm rõ rệt, có thể vô niệu
+ Thiểu niệu khi số lượng nước tiểu < 1ml/kg/ giờ ở trẻ nhỏ và < 0,5 ml/kg/ giờ ở trẻ lớn
+ Vô niệu khi số lượng nước tiểu < 300 ml/ 1,73 m2 diện tích cơ thể/ 24 giờ - Xét nghiệm:
+ Protein niệu: giai đoạn thiểu niệu có thể rất cao sau đó giảm nhanh < 2g/ 24h + Cặn tế bào: •
HC dày đặc hoặc rải rác •
Dưới kính hiển vi quang học: hình dáng HC méo mó vỡ mảnh, nhược sắc • Trụ HC,BC, trụ hạt
+ Tỷ trọng nước tiểu: Tăng cao hơn bình thường do nước tiểu cô đặc.
* Xét nghiệm máu
- Bổ thể máu giảm chủ yếu C3a, C3b ở 90% các trường hợp. Tuần thứ 6- 8 trở về bìnhthường,
nếu tiếp tục thấp tiên lượng xấu. Tốc độ máu lắng tăng cao. - ASLO tăng lOMoARcPSD| 36067889
- Ure, creatinin tăng biểu hiện suy thận cấp nhưng thường tạm thời và sớm về bình thường.
Nếu kéo dài và tăng dần kết hợp thiểu niệu --> tiến triển VCT tiến triển nhanh--> tử vong sớm.
- Ngoáy họng tìm liên cầu khuẩn nhóm A tan huyết β.
Câu 15. Trình bày các dấu hiệu nhận biết tình trạng cấp cứu ở trẻ thông qua việc đánh giá hô hấp?
* Phát hiện sớm nguy cơ suy hô hấp bằng
- Nhịp thở: Thở nhanh, thở chậm, rối loạn nhịp thở, cơn ngừng thở - Co kéo cơ hô hấp:
Co kéo cơ liên sườn, hõm ức và các cơ hô hấp phụ: đầu gật gù (cơ ức đòn chũm co kéo),
cánh mũi phập phồng. Trẻ dưới 5 tuổi rút lõm lồng ngực là dấu hiệu có giá trị. Co kéo cơ hô
hấp là dấu hiệu quan trọng chứng tỏ có tình trạng SHH nặng ở trẻ em - Tiếng thở ồn ào:
+ Thở rít: Tắc nghẽn thanh, khí quản, nghe ở thì hít vào
+ Thở khò khè: Tắc nghẽn đường hô hấp dưới, nghe ở thì thở ra
+ Thở rên: Nghe ở thì thở ra, do nắp thanh môn đóng lại ở cuối thì thở ra để tạo áp lực
dương tránh gây xẹp phổi Chú ý:
Những trẻ SHH kéo dài bị kiệt sức, trẻ bị các bệnh não hoặc bện thần kinh cơ khi SHH sẽ
không có biểu hiện gắng sức. Do vậy đánh giá SHH phải dựa vào các dấu hiệu khác.
Bệnh nhân đang có biểu hiện gắng sức mà tự nhiên giảm dấu hiệu này chứng tỏ bệnh nặng
lên và trẻ bị kiệt sức.
* Hiệu quả của nhip thở và của thở gắng sức: Đánh giá bằng cách: - Nghe rì rào phế nang
- Quan sát di dộng của lồng ngực
- Đo bão hòa oxy (chú ý SaO2 cũng giảm trong MetHb và sốc)
* Hậu quả của SHH lên các cơ quan khác
- Tăng nhịp tim gây tăng tần số mạch. Khi mạch chậm là dấu hiệu xấu
- Màu sắc da: Da xanh tái do thiếu oxy gây co mạch ngoại vi. Tím tái là dấu hiệu nặng.
Xanh tím ở bệnh nhân tim bẩm sinh, tiên lượng xấu và thở oxy ít hiệu
quả. - Tri giác: Làm trẻ trong tình trạng kích thích, li bì hoặc hôn mê - Giảm trương lực cơ.
ĐỀ CƯƠNG NHI KHOA Y6 TỐT NGHIỆP 2023
Câu 1: Trình bày nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây viêm phổi ở trẻ em? ...................... 1
Câu 2: Trình bày triệu chứng lâm sàng, CLS bệnh viêm phổi trẻ em? ..................................... 1 lOMoARcPSD| 36067889
Câu 3: Trình bày yếu tố nguy cơ và các tác nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em? ................ 3
Câu 4: Trình bày cơ chế bệnh sinh của TCC ở trẻ em? ............................................................. 4
Câu 5: Trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh còi xương do thiếu vitaminD ở trẻ em? ....... 5
Câu 6: Triệu chứng lâm sàng, CLS của bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em? ............................. 6
Câu 7: Trình bày triệu chứng LS và CLS của HC thận hư tiên phát đơn thuần? ...................... 7
Câu 8: Trình bày cơ chế bệnh sinh, triệu chứng lâm sàng , CLS và hậu quả của hội chứng vàng
da tăng BIL gián tiếp ở trẻ sơ sinh ............................................................................................. 9
Câu 9: Trình bày các nguyên nhân gây XHN-MN ở trẻ em dưới 3 tháng tuổi?...................... 11
Câu 10. Trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh xuất não màng não ở trẻ em dưới 3 tháng
tuổi? .......................................................................................................................................... 11
Câu 11. Trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh thấp tim ở trẻ em? .................................... 13
tiến 1988? ................................................................................................................................. 15
Câu 13. Trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em? .................... 15
Câu 14. Trình bày triệu chứng cận lâm sàng của bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em? .............. 16
Câu 15. Trình bày các dấu hiệu nhận biết tình trạng cấp cứu ở trẻ thông qua việc đánh giá hô
hấp? .......................................................................................................................................... 17
Câu 12. Trình bày chẩn đoán xác định bệnh thấp tim ở trẻ em theo tiêu chuẩn của Jone cải