Đề cương nhập môn kinh doanh quốc tế - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Đề cương nhập môn kinh doanh quốc tế - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết q
Môn: Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC MSMH Tên môn học Số tín chỉ
Nhập môn kinh doanh quốc tế NT103DV01
Introduction to International 03 Business
Sử dụng kể từ học kỳ: 17. 1A năm học 2017/2018 theo quyết định số …… ngày …..….
A. Quy cách môn học: Số tiết
Số tiết phòng học Tổng Lý Thực Đi thực Tự Phòng lý Phòng Đi thực số tiết Bài tập thuyết hành tế học thuyết thực hành tế (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 45 45 00 00 00 120 45 00 00
(1) = (2) + (3) + (4) + (5) = (7) + (8) + (9)
B. Liên hệ với môn học khác và điều kiện học môn học: Liên hệ Mã số môn học Tên môn học Môn tiên quyết: Không
C. Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học cung cấp nền tảng kiến thức cả về lý luận và thực tiễn giúp người học hiểu và
phân tích những đặc điểm, diễn biến của môi trường kinh doanh toàn cầu, và các vấn đề của
kinh doanh quốc tế. Nội dung chính đề cập đến sự khác biệt giữa các quốc gia về kinh tế chính
trị, pháp luật; quan niệm đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong kinh doanh
quốc tế; hệ thống tài chính và trao đổi thương mại, đầu tư. Ngoài ra, môn học giới thiệu thêm
hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.
D. Mục tiêu của môn học: Stt
Mục tiêu của môn học 1
Sinh viên làm quen với một số khái niệm về chiến lược và nghiệp vụ kinh doanh quốc tế
Cung cấp cho người học nền tảng lý thuyết và thực tiễn của thương mại và đầu tư quốc 2
tế; Hoạt động hệ thống trao đổi tài chính và tiền tệ quốc tế
Sinh viên hiểu được sự khác biệt giữa các quốc gia về kinh tế chính trị, pháp luật, văn 3
hóa trong kinh doanh doanh quốc tế 4
Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong xu thế toàn cầu hóa
E. Kết quả đạt được sau khi học môn học:
Sinh viên sau khi hoàn thành khóa học có thể: Stt
Kết quả đạt được
Hiểu biết và nắm vững được sự khác biệt các thể chế kinh tế chính trị, pháp luật, và văn 1 hóa trên thế giới
Phân tích được yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh quốc tế, các cơ hội và thách thức trong 2 xu thế toàn cầu hóa 3
Viện dẫn được một số lý thuyết và thực tiễn về thương mại và đầu tư quốc tế
Có kỹ năng tư duy phản biện và khả năng tranh luận thông qua hoạt động tương tác tại 4 lớp. 5
Thể hiện kỹ năng viết và kỹ năng làm việc nhóm thông qua các bài tập nhóm.
F. Phương thức tiến hành môn học:
Một buổi học 3 tiết gồm thuyết giảng của giảng viên và hoạt động thảo luận trình bày vấn đề của sinh viên. Loại hình phòng Số tiết 1 Phòng lý thuyết 45
2 Phòng thực hành máy tính 00 Tổng cộng
Cách tổ chức giảng dạy môn học:
Sinh viên chia nhóm và chuẩn bị bài trước khi đến lớp dựa theo yêu cầu của giảng viên.
Nghe giảng và thào luận trên lớp.
Giảng viên hướng dẫn bài tập tình huống
Ngoài ra sinh viên có thể tham gia trao đổi với khách mời từ doanh nghiệp nếu giảng viên tổ chức STT Cách tổ chức Mô tả ngắn gọn Số tiết Sĩ số SV giảng dạy tối đa 1 Giảng trên -
Giảng viên cung cấp slide cho sinh viên và có 30 tiết 60 lớp (lecture)
thể cung cấp thêm một số bài đọc cập nhật trong chủ điểm giảng dạy. -
Giảng viên giảng dạy nền tảng kiến thức liên
quan đến các khái niệm mới và nội dung chính
trong mỗi buổi học, đồng thời sẽ tổ chức cho
sinh viên tranh luận theo cá nhân hoặc nhóm và
giải quyết bài tập tình huống. 2 Cá nhân và -
Sinh viên phải đọc trước các chương liên quan 15 tiết Nhóm: thảo
trong sách. các tài liệu cần thiết, và có thể tìm luận/bài
kiếm thông tin trên mạng Internet hoặc các tập/trình bày
nguồn khác trước khi đến lớp. -
Sinh viên lĩnh hội các khái niệm và nội dung
chính của từng chương. Ngoài ra sinh viên có
thể phối hợp nhóm làm việc theo hướng dẫn của giảng viên. -
Trong lớp sinh viên được khuyến khích đưa ra
câu hỏi và trao đổi với giảng viên và bạn bè. 3
Trao luận với - Tùy theo tình hình giảng dạy, giảng viên có thể doanh nghiệp
mời khách mời từ doanh nghiệp kinh doanh quốc
tế để giúp sinh viên tiếp cận thực tiễn
G. Tài liệu học tập:
Tài liệu bắt buộc:
Charles W. L. Hill, Kinh doanh Quốc tế hiện đại, 8th edition, NXB Kinh tế Tp. HCM-
Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM, 2014.
Tài liệu không bắt buộc (tham khảo):
Challenges and Opportunities in International Business Một số trang web: -
http://www.moit.gov.vn (Bộ Công Thương). -
http://www.apecsec.org.sg (APEC – Asia-Pacific Economic Cooperation) -
http://www.aseansec.org (ASEAN – Association of Southeast Asian Nations) -
http://www.imf.org (IMF – International Monetary Fund) -
http://www.worldbank.org (World Bank). -
http://www.wto.org (WTO – World Trade Organization).
Phần mềm sử dụng: không có
H. Đánh giá kết quả học tập môn học:
1. Thuyết minh về cách đánh giá kết quả học tập
Đánh giá kết quả học tập của sinh viên được thực hiện qua 3 phương thức: (1) Đề tài nhóm:
Trong tuần đầu, giảng viên thành lập các nhóm sinh viên để cùng làm việc nhóm. Mỗi
nhóm có tối đa 6 sinh viên.
Nhóm sinh viên thảo luận cùng nhau chọn một doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, có thể là
doanh nghiệp của Việt Nam hoặc nước khác (ví dụ: Vinamilk, Unilever, Starbuck…). Các nhóm
không nên chọn trùng doanh nghiệp và không được đổi đề tài kể từ tuần 5.
Nhóm sinh viên được yêu cầu viết bài báo cáo giới thiệu và phân tích môi trường và hoạt
động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp. Cụ thể, đề tài có thể bao gồm những nội dung chính
như: giới thiệu chung doanh nghiệp, những khác biệt của các thị trường kinh doanh của doanh
nghiệp, các thành công, thất bại và bài học rút ra từ tình huống doanh nghiệp.
Ngoài ra, giảng viên có thể đồng ý cho nhóm sinh viên chọn những đề tài khác trong chủ
điểm giảng dạy của môn học.
Các nhóm nộp đề tài vào Tuần 12 và đảm bảo chỉ số turnitin ≤ 25%. Nội dung chính của
một báo cáo dài khoảng 20 trang. Nếu nộp trễ 1 tuần thì nhóm bị trừ 1 điểm. Nếu nộp trễ hơn nữa thì nhóm nhận 0 điểm.
Giảng viên có thể yêu cầu nhóm báo cáo hoặc không báo cáo trước lớp. Việc trình
bày/báo cáo đề tài (nếu có) sẽ theo sự điều phối của giảng viên. Cụ thể có thể tiến hành trong
suốt các tuần học hoặc tập trung vào các buổi cuối học kỳ.
Điểm đề tài chiếm tỷ trọng 20%.
(2) Kiểm tra tại lớp:
Giảng viên linh hoạt kiểm tra theo nhóm hoặc cá nhân sinh viên bằng cách xử lý tình
huống hoặc yêu cầu trình bày thảo luận hoặc câu hỏi nhanh (Quizzes tests) dưới dạng tích lũy
trong quá trình học tại lớp. Giảng viên có thể cộng điểm cho sinh viên chuyên cần đi học và phát
biểu đóng góp tốt cho bài giảng. Yêu cầu có ít nhất 2 lần kiểm tra.
Kiểm tra tại lớp chiếm tỷ trọng 50%.
(3) Kiểm tra cuối học kỳ (Final Report) - chiếm tỷ trọng 50%:
Sinh viên viết bài thu hoạch cuối kỳ theo nhóm từ 3 đến 5 sinh viên. Đề tài do sinh viên tự
chọn theo hướng dẫn của giảng viên hoặc do giảng viên đưa ra một số đề tài cho nhóm sinh viên lựa chọn)
(vào buổi học thứ 12, giáo viên hướng dẫn sinh viên chọn đề tài và gợi ý outline).
Sinh viên nộp bài trong khoảng thời gian từ tuần thứ 15 đến tuần thứ 16 (thời điểm cụ thể do giáo viên tự chọn)
2. Tóm tắt cách đánh giá kết quả học tập
* Đối với học kỳ chính: Thời Thành phần Trọng
Tóm tắt biện pháp đánh giá Thời điểm lượng số
Sinh viên chia nhóm, thực hiện đề tài Theo điều phối Đề tài nhóm
sau đó thuyết trình, tranh luận và 20% của GV phản biện Kiểm tra tại 15-20
Theo sắp xếp của giảng viên: xử lý 30% Theo điều phối lớp phút
tình huống, yêu cầu trình bày thảo của GV
luận hoặc câu hỏi nhanh (Quizz tests) Nộp bài thu
Đề tài do gv hướng dẫn 50% Tuần thứ 15 - 16 hoạch cuối kỳ Tổng 100%
Ghi chú: Sinh viên bị cấm thi cuối học kỳ nếu vắng quá 30%/tổng số tiết tham dự lớp học.
3. Tính chính trực trong học thuật (academic integrity)
Chính trực là một giá trị cốt lõi và mang tính quyết định cho chất lượng đào tạo của một trường
đại học. Vì vậy, đảm bảo sự chính trực trong giảng dạy, học tập, và nghiên cứu luôn được chú
trọng tại Đại học Hoa Sen. Cụ thể, sinh viên cần thực hiện những điều sau:
1. Làm việc độc lập đối với những bài tập cá nhân: Những bài tập hoặc bài kiểm tra cá nhân
nhằm đánh giá khả năng của từng sinh viên. Sinh viên phải tự mình thực hiện những bài tập
này; không được nhờ sự giúp đỡ của ai khác. Sinh viên cũng không được phép giúp đỡ bạn
khác trong lớp nếu không được sự đồng ý của giảng viên. Đối với bài kiểm tra (cả tại lớp và
tự làm ở nhà), sinh viên không được gian lận dưới bất cứ hình thức nào.
2. Không đạo văn: Đạo văn (plagiarism) là việc sử dụng ý, câu văn, hoặc bài viết của người
khác trong bài viết của mình mà không có trích dẫn phù hợp. Sinh viên sẽ bị xem là đạo văn nếu: i.
Sao chép nguyên văn một câu hay một đoạn văn mà không đưa vào ngoặc
kép và không có trích dẫn phù hợp. ii.
Sử dụng toàn bộ hay một phần bài viết của người khác. iii.
Diễn đạt lại (rephrase) hoặc dịch (translate) ý tưởng, đoạn văn của người khác mà
không có trích dẫn phù hợp. iv.
Tự đạo văn (self-plagiarize) bằng cách sử dụng toàn bộ hoặc phần nội dung chủ yếu
của một đề tài, báo cáo, bài kiểm tra do chính mình viết để nộp cho hai (hay nhiều) lớp khác nhau.
3. Có trách nhiệm trong làm việc nhóm: Các hoạt động nhóm, bài tập nhóm, hay báo cáo
nhóm vẫn phải thể hiện sự đóng góp của cá nhân ở những vai trò khác nhau. Báo cáo cuối
kỳ của sinh viên nên có phần ghi nhận những đóng góp cá nhân này.
Bất kỳ hành động không chính trực nào của sinh viên, dù bị phát hiện ở bất kỳ thời điểm
nào (kể cả sau khi điểm đã được công bố hoặc kết thúc môn học) đều sẽ dẫn đến điểm 0 đối
với phần kiểm tra tương ứng, hoặc điểm 0 cho toàn bộ môn học tùy vào mức độ. (tham khảo
Chính sách Phòng tránh Đạo văn tại: http://thuvien.hoasen.edu.vn/chinh-sach-phong-tranh-
dao-van). Để nêu cao và giữ vững tính chính trực, nhà trường cũng khuyến khích sinh viên báo
cáo cho giảng viên và Trưởng Khoa những trường hợp gian lận mà mình biết được.
I. Phân công giảng dạy: STT Họ và tên
Email, Điện thoại, Lịch tiếp Vị trí Phòng làm việc SV giảng dạy 1 Các GV của Bộ Môn KDQT đều giảng môn này
Giảng viên sẽ cung cấp email và lịch tiếp sinh viên trong buổi học đầu tiên.
J. Kế hoạch giảng dạy:
Đối với học kỳ chính: Tuần/Buổi
Chủ đề bài giảng
Tài liệu bắt buộc /tham khảo 1/1 - Thống nhất đề cương Đề cương
- Giới thiệu môn học Nhập môn kinh doanh quốc tế Chương 1
- Phân nhóm, kiểm tra nhanh hiểu biết của sinh viên 2/2 - Toàn cầu hóa Chương 1 3/3
- Những khác biệt quốc gia về kinh tế chính trị Chương 2 4/4
- Kinh tế chính trị và phát triển kinh tế Chương 3 5/5
- Những khác biệt về văn hóa Chương 4 6/6
- Đạo đức trong kinh doanh quốc tế Chương 5 7/7 - Nghiên cứu tình huống* GV hướng dẫn 8/8
- Học thuyết thương mại quốc tế Chương 6 9/9
- Kinh tế chính trị của thương mại quốc tế Chương 7 10/10
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương 8 11/11
- Hội nhập kinh tế khu vực Chương 9 12/12
- Thị trường ngoại hối Chương 10 13/13
- Hệ thống tiền tệ quốc tế Chương 11 14/14 - Nghiên cứu tình huống* GV hướng dẫn 15/15
- Giới thiệu chiến lược và nghiệp vụ kinh doanh quốc tế GV cung cấp
*Nghiên cứu tình huống (case studies) ở cuối các chương trong sách hoặc giảng viên có thể
cung cấp thêm cho sinh viên.
Phần dành cho quản lý (không phát cho sinh viên)
Họ tên (các) giảng viên xây dựng đề cương lần này: TS. Phạm Thị Bích Ngọc Ngày cập nhật: 20/08/2017 Người duyệt đề cương Họ và Tên Chức vụ Chữ ký PGS. TS. Hà Thị Ngọc Oanh Chủ nhiệm Bộ Môn Ngày duyệt: 25/08/2017
Lượng giá đề cương loại: ٱ Tốt Họ và Tên Chức vụ Chữ ký Hà thị Ngọc Oanh CNBM
Ngày lượng giá: 27/08/2017
(gởi Bản Lượng giá cùng với ĐCMH này)