Đề cương ôn tập - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề cương ôn tập - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXH1)
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Giai cấp công nhân: khái niệm, nội dung sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân, điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan quy
định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
● Khái niệm giai cấp côn g nhân: -
Sự ra đời của giai cấp công nhân
+ GCCN xuất thân từ rất nhiều giai cấp và tầng lớp trong xã hội
+ Là sản phẩm của nền đại công nghiệp
+ Họ không có tư liệu sản xuất
● Giai cấp công nhân trong chủ nghĩa tư bản -
Phương diện kinh tế - xã hội
+ Là sản phẩm và là chủ thể của nền sản xuất công nghiệp ( đại công nghiệp )
. Họ là những người lao động trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành công cụ sản
xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và . xã hội hóa cao
+ Đặc điểm nổi bật: sản xuất bằng máy móc, lao động có tính chất xã hội hóa,
năng suất lao động cao,.... -
Phương diện chính trị - xã hội
+ GCCN không sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội
+ Là lực lượng chính trị cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa
+ GCCN đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản ( mâu thuẫn gay gắt với giai cấp tư sản )
=> Giai cấp công nhân là tập đoàn xã hội, hình thành và phát triển cùng với quá
trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, họ lao động bằng phương thức
công nghiệp ngày càng hiện đại và gắn với quá trình sản xuất vật chất hiện đại,
đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính xã hội hóa cao. Họ là người làm
thuê do không có tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động để sống và bị
giai cấp tư sản bóc lột, vì vậy lợi ích cơ bản của họ đối lập với lợi ích cơ bản của
giai cấp tư sản. Đó là giai cấp có sứ mệnh phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa, xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.
● Đặc điểm của giai cấp công nhân -
Lao động bằng phương thức công nghiệp: Lao động bằng máy móc, năng suất lao động cao,... -
Là sản phầm của nền đại công nghiệp, là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất hiện đại
Đại biểu phương thức sản xuất tiên tiến => -
Rèn luyện cho giai cấp công nhân tính tổ chức, kỷ luật, lao động và có tinh
thần cách mạng triệt để
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân -
Sứ mệnh tổng quát: Thông qua chính đảng tiền phong, GCCN tổ chức
lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ các chế độ người bóc lột
người, xóa bỏ CNTB, giải phóng GCCN, NDLĐ khỏi mọi áp bức bóc lột,
nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh. -
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
+ Nội dung kinh tế: GCCN đại biểu cho 1 quan hệ sản xuất mới dựa trên chế độ
công hữu về TLSX chủ yếu…; ở những nước quá độ “bỏ qua” => GCCN
đóng vai trò nòng cốt giải phóng và thúc đẩy LLSX phát triển
+ Nội dung chính trị - xã hội: Tiến hành cách mạng chính trị, lật đổ sự thống trị
của giai cấp tư sản, thiết lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
+ Nội dung văn hóa - tư tưởng: Tiến hành cách mạng về văn hóa tư tưởng, xây
dựng nền văn hóa mới trên nền tảng hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công
nhân, phát triển văn hóa, xây dựng con người mới XHCN,...
Những điều kiện quy định lịch sử của giai cấp công nhân a. Điều kiện khách quan: -
Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân:
+ Trong LLSX: là bộ phận quan trọng nhất của lực lượng sản xuất hiện đại, đại
diện cho phương thức sản xuất tiên tiến
=> Là lực lượng chính trị cơ bản trong xã hội
+ Trong QHSX: là giai cấp ở vào đại vị làm thuê, phụ thuộc, bị bóc lột, bị áp bức
=> Lợi ích cơ bản đối kháng với giai cấp tư sản -
Đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân:
+ Giai cấp công nhân có tính tiên phong cách mạng
+ Giai cấp công nhân có tính triệt để cách mạng
+ Giai cấp công nhân có tổ chức kỷ luật cao
+ Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế b. Điều kiện chủ quan: -
Sự phát triển của giai cấp công nhân về số lượng và chất lượng -
Đảng cộng sản là nhân tố quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện
thắng lợi sứ mệnh lịch sử -
Sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp xã hội khác
2. Đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam và nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam
a. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam -
Quan niệm về giai cấp công nhân Việt Nam: Giai cấp công nhân Việt Nam là
một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động
chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh
doanh và dịch vụ công nghiệp hoặc sản xuất kinh doanh, dịch vụ có tính chất công nghiệp -
Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam
+ Về sự ra đời: gắn với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
+ Về nguồn gốc xã hội: chủ yếu là nông dân
+ Về quan hệ với các giai tầng: đối kháng với tư sản Pháp, liên minh với nông dân, tri thức
+ Về chính trị: Tinh thần dân tộc, cách mạng triệt để -
Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay:
+ Tăng số lượng, chất lượng
+ Đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp
+ Hình thành đội ngũ công nhân tri thức
b. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam: -
Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn: Là giai cấp lãnh đạo
cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại
diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn mình; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng -
Về Kinh tế: Giai cấp công nhân Việt Nam với số lượng đông đảo, có cơ cấu
ngành nghề đa dạng, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công
nghiệp ở mọi thành phần kinh tế, là nguồn nhân lực lao động chủ yếu tham
gia phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại, định hướng xã hội chủ nghĩa
+ Là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước -
Về chính trị - xã hội:
+ Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng, vai trò tiên phong, gương
mẫu của cán bộ, đảng viên và tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn
chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn
biến, tự chuyển hóa trong nội bộ -
Về văn hóa tư tưởng: Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc có nội dung cốt lõi là xây dựng con người mới xã hội
chủ nghĩa, giáo dục đạo đức cách mạng, rèn luyện lối sống, tác phong công
nghiệp, văn minh, hiện đại, xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt
Nam, hoàn thiện nhân cách.
3. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội -
Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH
+ Thời ky quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm cải tạo xã hội cũ ( TBCN hoặc tiền TBCN ) thành xã hội XHCN -
Các hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội
+ Quá độ trực tiếp: Từ CNTB ( phát triển ) lên CNXH
+ Quá độ gián tiếp: Từ CNTB ( chưa phát triển ), lên CNXH -
Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH
+ Sự tồn tại đan xen giữa những yếu tố của xã hội cũ ( TBCN hoặc tiền TBCN ) và xã hội mới (XHCN)
+ Biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, Chính trị, Văn hóa tư tưởng -
Trên lĩnh vực kinh tế: Thời kỳ quá độ lên CNXH
+ Thời kì quá độ: Nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu, nhiều hình thức phân phối -
Tển lĩnh vực chính trị - xã hội
+ Thời kỳ quá độ lên CNXH: Nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội. Lợi ích của các giai
cấp, tầng lớp vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn. Giai cấp công nhân thống trị chính trị -
Trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng
+ Thời kỳ quá độ lên CNXH: Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân giữ vai trò
thống trị, chi phối. Hệ tư tưởng của giai cấp tư sản. Hệ tư tưởng của giai cấp địa chủ phong kiến
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
a. Tính tất yếu và thực chất của con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam -
Sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở VN đầu thế kỷ XX -
Sự kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở VN hiện nay
b. Thực chất của con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở VN -
Bỏ qua việc xã lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN -
Tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chủ nghĩa tư bản -
Là sự nghiệp khó khăn, phức tạp lâu dài 4. -
Sự phát triển của lực lượng sản xuất với trình độ xã hội hóa ngày càng cao -
Sự lớn mạnh trưởng thành về số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân -
Giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con
người, tạo điều kiện để người phát triển toàn diện -
Xã hội do nhân dân lao động làm chủ -
Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu -
Có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi
ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động -
Có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị của văn hóa
dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại -
Bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hữu nghị, hợp
tác với nhân dân các nước trên thế giới
Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở VN (Cương lĩnh) -
Dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn mình - Do nhân dân làm chủ -
Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ
sản xuất tiến bộ phù hợp -
Có nền văn hóa tiên tiến, đạp đà bản sắc dân tộc -
Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện -
Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân do Đảng Cộng Sản lãnh đạo -
Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới 5. -
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một thể chế chính trị trong đó quyền lực quản lý
xã hội thuộc về nhân dân; là một hình thức tự quy định của nhân dân để chi
phối hoạt động của cá nhân và xã hội trên cơ sở bình đẳng về nghĩa vụ và
quyền lợi của công dân; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản -
Quá trình ra đời của dân chủ XHCN: Mâu thuẫn trong CNTB và dân chủ tư
sản => cách mạng XHCN ( giai cấp công nhân giành chính quyền ) => Dân chủ XHCN -
Quá trình phát triển của dân chủ XHCN: Giai cấp công nhân và nhân dân lao
động sử dụng chính quyền để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới - XHCN
=> Cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa => Dân chủ XHCN -
Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:
+ Bản chất chính trị: Bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi, tính
dân tộc ( ĐCS lãnh đạo, quyền lực thuộc về nhân dân )
+ Bản chất kinh tế: Thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và
thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu
+ Bản chất tư tưởng - văn hóa: Nhân dân được làm chủ những giá trị văn hóa
tinh thần; được nâng cao trình độ văn hóa, có điều kiện để phát triển các
nhân ( Dân chủ XHCN là 1 thành tựu văn hóa ) -
Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở VN: Được xác lập chế độ dân chủ năm 1945,
từng bước xây dựng và hoàn thiện. Từ năm 1986 đến nay, chính thức trở
thành dân chủ xã hội chủ nghĩa -
Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở VN là lấy dân làm gốc, quyền
hành và lực lượng đều ở dân -
Cơ chế: Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp
6. Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở VN -
Nhà nước XHCN là nhà nước mà ở đó, sự thống trị chính trị thuộc về giai cấp
công nhân, là kết quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa, có sứ mệnh xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ trên
tất cả các mặt của đời sống xã hội trong một xã hội phát triển cao - xã hội XHCN -
sự ra đời: nhà nước tư sản => cách mạng XHCN => Nhà nước XHCN - Bản chất
+ Về kinh tế: Quan hệ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu
+ Về văn hóa, xã hội: Hệ tưởng của giai cấp công nhân - chủ nghĩa Mác - Lênin - Chức năng
+ Phạm vi tác động của quyền lực: Chức năng đối nội và đối ngoại
+ Phạm vi lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước: Chức năng chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội
+ Phạm vi tính chất của quyền lực nhà nước: Chức năng giai cấp, chức năng xã hội
● Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở VN -
Quan niệm về nhà nước pháp quyền + Thượng tôn pháp luật
+ Phúc lợi cho mọi người
+ Tạo điều kiện cho các nhân được tự do bình đẳng, phát huy hết năng lực của chính mình
+ Các cơ quan của nhà nước được phân quyền rõ ràng, kiểm soát lẫn nhau
+ Các cơ quan của nhà nước phân quyền rõ ràng -
Đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN ở VN
+ Nhà nước của dân, do dân, vì dân
+ Được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở hiến pháp và pháp luật
+ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ ràng, kiểm soát cơ
quan lập pháp, hành pháp và tư pháp + Do ĐCS VN lãnh đạo
+ tôn trọng quyền con người
+ Hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ
7. Khái niệm dân tộc. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Leenin. Vấn đề dân tộc ở VN hiện nay - Khái niệm dân tộc
+ Nghĩa rộng: Là 1 hình thức cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành
nhân dân của 1 quốc gia, có lãnh thổ chung, có nền kinh tế thống nhất, quốc
ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung hình
thành trong quá trình dựng nước và giữ nước dưới sự quản lý của nhà nước
+ Nghĩa hẹp: là 1 hình thức cộng đồng người được hình thành trong lịch sử, có
mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung ý thức tự giác tộc người, ngôn ngữ và văn hóa -
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác- Lê nin:
+ Thứ nhất, các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: các dân tộc dù lớn hay nhỏ,
không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều có
quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực
+ Thứ hai, các dân tộc có quyền tự quyết. Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm
chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh dân tộc mình. Quyền tự quyết cũng
được thể hiện ở quyền tự do phân lập thành quốc gia độc lập hay quyền tự
nghuyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng
+ Thứ ba, liên hiệp công nhân các dân tộc: Liên hiệp công nhân các dân tộc
không chỉ là lời kêu gọi mà còn là giải pháp hữu hiệu để đảm bảo quyền tự
quyết và bình đẳng giữa các dân tộc
● Vấn đề dân tộc ở VN - Đặc điểm:
+ Các dân tộc ở VN có tình thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, truyền thống yêu nước
+ Các dân tộc ở VN có địa bàn cư trú đan xen nhau
+ Có sự chênh lệch nhau về nhiều mặt
+ Có bản sắc văn hóa riêng
+ Các dân tộc thiểu số chủ yếu cư trú ở địa bàn mang tính chiến lược về kinh
tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế - Quan điểm của Đảng:
+ Đoàn kết dân tộc là vấn đề mang tính chiến lược, cơ bản, cấp bách và lâu dài
+ Các dân tộc bình đẳng, tương trợ giúp đỡ nhau cùng nhau xây dựng và phát triển đất nước
+ Phát triển toàn diện các dân tộc, gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội
+ Ưu tiên đầu tư phát triển ở các vùng dân tộc miền núi
+ Công tác dân tộc là nhiệm vụ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
8. Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo. Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. -
Bản chất của tôn giáo: Tôn giáo là sự phản ánh hư ảo hiện thực khách quan.
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hóa. Tôn giáo là một hình thái ý thức
xã hội . Nội dung phản ánh: Tồn tại xã hội. Phương thức phản ánh: Hư ảo
( những lực lượng ở trần thế đang mang hình thức những lực lượng siêu trần
thế ) => Tôn giáo có ảnh hưởng hai mặt tới đời sống xã hội -
Các yếu tố cấu thành nên tôn giáo: Niềm tin tôn giáo, hệ thống giáo lý, giáo
luật, nghi lễ tôn giáo và tổ chức cơ sở thờ tự tín đồ. - Nguồn gốc
+ Nguồn gốc kinh tế xã hội: Hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội => con
người bất lực => tôn giáo
+ Nguồn gốc nhận thức: Nhận thức thế giới của con người => khả năng nhận
thức hạn chế + vai trog chủ thể nhận thức bị tuyệt đối hóa => Tôn giáo
+ Nguồn gốc tâm lý: Tâm lý tích cực + tâm lý tiêu cực => tôn giáo -
Tính chất của tôn giáo, gồm có tính lịch sử, tính quần chúng và tính chính trị ( tự chém ra )
● Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
a) Nguyên nhân nhận thức. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội nhiều
hiện tượng tự nhiên, xã hội và của con người mà khoa học chưa thể lý giải được.
Do đó trước những sức mạnh tự phát của giới tự nhiên và xã hội mà con người vẫn
chưa thể nhận thức và chế ngự được đã khiến một bộ phận nhân dân đi tìm sự an
ủi, che chở và lý giải từ sức mạnh của đấng siêu nhiên.
b) Nguyên nhân kinh tế. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, với sự
tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần với những lợi ích khác nhau của các giai
cấp, tầng lớp xã hội, với những sự bất bình đẳng nhất định về kinh tế, chính trị, văn
hoá, xã hội đã mang đến cho con người những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi, làm cho
con người dễ trở nên thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.
c) Nguyên nhân tâm lý. Tôn giáo là một trong những hình thái ý thức xã hội
bảo thủ nhất, đã in sâu vào đời sống tinh thần, ảnh hưởng khá sâu đậm đến nếp
nghĩ, lối sống của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ. Vì vậy, dù có thể có
những biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, xã hội thì tôn giáo cũng không thay đổi
ngay theo tiến độ của những biến đổi kinh tế-xã hội mà nó phản ánh.
d) Nguyên nhân chính trị-xã hội. Tôn giáo có những điểm còn phù hợp với
chủ nghĩa xã hội, với đường lối, chính sách của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Giá trị
đạo đức, văn hoá của tôn giáo đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận nhân dân.
Chính vì vậy, trong một chừng mực nhất định, tôn giáo vẫn có sức thu hút mạnh mẽ
đối với một bộ phận quần chúng.
đ) Nguyên nhân văn hoá. Trong thực tế, sinh hoạt tôn giáo đã đáp ứng được
phần nào nhu cầu văn hoá tinh thần của cộng đồng xã hội và trong một mức độ nhất
định, có ý nghĩa giáo dục ý thức cộng đồng, phong cách, lối sống của cá nhân trong
cộng đồng. Vì vậy, sinh hoạt tôn giáo đã lôi cuốn một bộ phận nhân dân xuất phát từ
nhu cầu văn hoá tinh thần, tình cảm của họ.
9. Nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lê nin trong giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội -
Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo -
Phát huy mặt tích cực, khắc phụ dần ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo gắn
liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới -
Phân biệt 2 mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo -
Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tôn giáo
● Vấn đề tôn giáo ở VN: -
VN là quốc gia có nhiều tôn giáo -
Tôn giáo ở VN đa dạng, đan xen, chung cống hòa bình, không có xung đột đấu tranh tôn giáo -
Các tôn giáo ở VN nói chung luôn đồng hành cùng dân tộc, có nhiều đóng
góp quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước -
Tín đồ các tôn giáo VN phần lớn là nhân dân lao động, có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc