Đề cương ôn tập - Cơ sở văn hóa | Trường Đại Học Ngoại ngữ Huế
Đề cương ôn tập - Cơ sở văn hóa | Trường Đại Học Ngoại ngữ Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
14:35 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG CHUẨN LLVH2 - xnkxkzxm
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN TÁC PHẨM VÀ THỂ LOẠI VĂN HỌC
1. Phân biệt giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học. Cấu trúc của văn bản
văn học gồm những lớp nào?
2. Đặc trưng của ngôn từ văn học. Phân tích đặc trưng của ngôn từ trong tác
phẩm văn học cụ thể. Phân tích đặc sắc nghệ thuật : Ngữ âm, ngữ nghĩa.
3. Khái niệm, đặc trưng và cấu trúc của thế giới nghệ thuật
4. Sự kiện, cốt truyện và trần thuật trong tác phẩm văn học.
5. Nhân vật văn học – Khái niệm, vai trò và sự phân loại nhân vật trong tác phẩm.
6. Đề tài và chủ đề; mối quan hệ giữa đề tài và chủ đề trong tác phẩm văn học.
7. Cảm hứng và tư tưởng của tác phẩm.
8. Kết cấu – Khái niệm, vai trò và các bình diện kết cấu.
9. Thể loại văn học - Tính chất của thể loại và ý nghĩa của việc tìm hiểu thể loại văn học
10.Đặc trưng tiểu thuyết. Phân tích đặc trưng của tiểu thuyết qua một tác phẩm cụ thể
11.Đặc trưng truyện ngắn. Phân tích đặc trưng của truyện ngắn qua một tác phẩm cụ thể.
12.Đặc trưng về nội dung và hình thức của thơ trữ tình.phân tích đặc trưng của
thơ trữ tình qua một tác phẩm cụ thể
13.Đặc trưng của tác phẩm kịch. Phân tích đặc trưng của kịch qua 1 tác phẩm cụ thể
14.Đặc trưng của tác phẩm Kí. Phân tích đặc trưng của kí qua một tp cụ thể. Lí luận văn học
Câu 1. Phân biệt giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học. Cấu trúc của văn bản
văn học gồm những lớp nào? about:blank 1/68 14:35 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG CHUẨN LLVH2 - xnkxkzxm
1) Phân biệt văn bản văn học và tác phẩm văn học:
- Sự phân biệt văn bản VH và tác phẩm VH ngày càng được chấp nhận một cách rộng rãi.
+ Theo nhà lí luận văn học Ba Lan Roman Ingarden, tác phẩm thông thường
chỉ là một văn bản vốn là một khách thể có tính chủ ý thuần túy, là một thứ
“lược đồ”, trong đó có nhiều tính không xác định và yếu tố chưa hoàn thành.
Chỉ có thông qua sự cụ thể hóa các yếu tố đó thì văn bản mới trở thành tác
phẩm văn học trong thực tế. Như thế, văn bản không đồng nhất với tác
phẩm, nhưng chính văn bản mới là phương thức tồn tại đầu tiên của tác phẩm.
+ Trước đó, M.Bakhtin cũng đã phân biệt văn bản với tác phẩm như một sự
thật chất liệu và khách thể thẩm mĩ. Nhà cấu trúc chủ nghĩa Jan Mucarovski
cũng phân biệt văn bản là kí hiệu bên ngoài và khách thể thẩm mĩ ở bên
trong. Văn bản là sản phẩm sáng tạo của tự thân nhà văn, chưa tính đến sự
hành chức xã hội thẩm mĩ, là đối tượng của sự phân tích khép kín về mặt giải thích học.
+ Nhà lí luận văn học Nga đương đại Tamarchenco xem văn bản là khách
thể được nhìn từ “bên ngoài”, còn tác phẩm là sản phẩm có được khi đã
“vào” bên trong văn bản, bắt gặp thế giới nhân vật, nhìn theo điểm nhìn nhân vật.
Như vậy, văn bản và tác phẩm không đồng nhất với nhau
+ Văn bản là sản phẩm sáng tạo của nhà văn trước khi có sự tiếp nhận của
người đọc, nó chưa tham gia vào sự hành chức xã hội thẩm mĩ. Văn bản chỉ là một
bộ phận của tác phẩm, là phương thức tồn tại của tác phẩm
+ Tác phẩm văn học là sản phẩm của quá trình tiếp nhận văn bản của người
đọc và được phú cho một ý nghĩa nhất định.
2) Cấu trúc của văn bản văn học gồm những lớp nào?
3 yếu tố cơ bản của cấu trúc văn bản văn học: Văn bản ngôn từ; Hình tượng
văn học; Ý nghĩa (hàm ý)
- Văn bản ngôn từ: Yếu tố này bao gồm mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và đặc sắc
thẩm mĩ của ngôn từ nghệ thuật (như vần, nhịp, điệu, sự trùng điệp, nói about:blank 2/68 14:35 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG CHUẨN LLVH2 - xnkxkzxm
lái,..) Tùy theo đặc trưng thể loại mà văn bản ngôn từ được tổ chức khác
nhau và có những quy tắc riêng cho mỗi loại (thơ, văn, kịch)
- Hình tượng văn học: bao gồm thế giới sự vật, con người, sự kiện, phong
cảnh và các chi tiết của chúng.
+ Hình tượng văn học được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ. Trước hết, bao
gồm các “hình ảnh ngôn từ”, các “ý tượng”, “biểu tượng” tạo thành bởi các
phép tu từ. Thứ hai, hình tượng văn học còn bao gồm những cấu tạo “siêu
ngôn từ” được kể và miêu tả ra như sự kiện, nhân vật, hoàn cảnh cho nên nó
đứng riêng thành một yếu tố. ( Các hình tượng nhân vật trữ tình hay hình
tượng người kể chuyện lại có vai trò tổ chức văn bản ngôn từ. Các sự kiện
có mở đầu, kết thúc, nhân vật có tính cách, số phận.
+ Tuy vậy, các hình tượng ở đây vẫn là những cấu tạo văn học, sáng tạo
bằng tưởng tượng, hư cấu có giá trị như những hệ thống kí hiệu thẩm mĩ,
chứ ko phải đơn giản là sự “phản ánh” người thực, việc thực, cho dù nhà văn
có dụng ý viết về người thực việc thực. Cấu tạo hình tượng là phương tiện
biểu hiện ý nghĩa của tác phẩm.
- Ý nghĩa (hàm ý): là yếu tố được hình dung nằm sâu bên trong văn bản hoặc
đc đặt ở mặt sau nhưng do người đọc phát hiện, thể hiện qua đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng,..
Câu 2. Đặc trưng của ngôn từ văn học. Phân tích đặc trưng của ngôn từ trong tác phẩm văn học cụ thể.
- Ngôn từ văn học là ngôn từ được thể hiện trong văn bản văn học, tác phẩm
văn học, dùng để xây dựng hình tượng văn học.
- Ngôn từ văn học bắt nguồn từ ngôn ngữ đời sống, nhưng khi đi vào tác
phẩm văn học, nó là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, nó có đặc trưng riêng
để phân biệt với ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ của các ngành khoa học khác.
Đặc trưng của ngôn từ văn học:
- Ngôn từ văn học mang tính hình tượng: Văn bản văn học trực tiếp biểu hiện
bằng hình tượng. Lời văn là của hình tượng, hình tượng giao tiếp với người
đọc một cách gián tiếp qua tưởng tượng. Do đó, khi đọc văn bản văn học,
người đọc bắt buộc phải đặt mình vào thế giới tưởng tượng, sống ở một about:blank 3/68 14:35 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG CHUẨN LLVH2 - xnkxkzxm
không gian, thời gian khác với thực tại của chính mình.
+ Ngôn từ trong tác phẩm văn học không phải là ngôn từ của chính tác giả
thực tế nói ra, mà đó là ngôn từ, là lời của những hình tượng văn học do nhà văn sáng tạo ra.
VD 1: Câu nói “Ai cho tôi lương thiện” trong tác phẩm “Chí Phèo” không
phải lời của tác giả Nam Cao, mà đó là lời của hình tượng văn học do nhà
văn sáng tạo nên - Chí Phèo.
VD 2: “ Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh” ( Tương tư chiều -
Xuân Diệu) không phải là lời của tác giả Xuân Diệu mà đó là lời của nhân
vật trữ tình do nhà văn sáng tạo nên.
+ Ở đây, tác giả là nguồn thông tin, nhưng không phải là người phát ngôn.
Chủ thể lời nói trong văn học là một sản phẩm hư cấu vượt lên tác giả thực tại.
- Ngôn từ văn học mang tính tổ chức cao:
Ngôn từ văn học mang tính tổ chức cao nhằm tạo nên hiệu quả nghệ thuật.
Tính tổ chức làm cho ngôn từ văn học khác biệt với ngôn từ của các phong
cách khác như: ngôn ngữ sinh hoạt, ngôn ngữ đời sống,..
+Ngôn từ văn học thường có xu hướng phá vỡ cấu trúc cú pháp thông
thường, tạo nên tính độc đáo, cấu trúc cú pháp đặc biệt. Hoặc lược bớt chủ
ngữ, vị ngữ, hoặc dùng đảo ngược ( long lanh đáy nước in trời), điệp ngữ
(Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình .Anh nhớ ảnh)
+ Ngôn từ văn học bao giờ cũng có đầu, có cuối, được sắp xếp, tổ chức theo
trình tự lớp lang chặt chẽ. Nếu thay đổi trật tự của nó sẽ làm thay đổi hoàn
toàn nội dung của tác phẩm.
+ Trong thơ, tính tổ chức cao biểu hiện ở nhịp, vần, niêm, đối,.. Trong văn,
đó là sự kết nối khéo léo các đơn vị ngôn ngữ để tạo nên những chuỗi lời nhịp nhàng.
+ Ngôn từ văn học đem đến cho người đọc những khoái cảm thẩm mĩ trước
vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật. Lời nói tự nhiên trong giao tiếp hằng ngày
không thể đem lại được những điều đó.
- Ngôn từ văn học mang tính lạ hóa: about:blank 4/68 14:35 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG CHUẨN LLVH2 - xnkxkzxm
Cấu trúc của ngôn từ văn học không chỉ là tách tác giả lời nói ra ngoài, đưa
chủ thể lời nói lên địa vị người phát ngôn cơ bản tạo nên tính hình tượng cho
cả văn bản VH, mà còn ở chỗ ngôn từ VH là ngôn từ lạ hóa, phá vỡ cấu trúc
ngôn ngữ thông thường để cấu tạo lại theo quy tắc nghệ thuật. Nó phá vỡ
cấu trúc thông thường của cú pháp để tạo ra một không gian mới cho mọi sự
lắp ghép có giá trị biểu hiện. Những từ mới tạo như: bướm chán ong
chường, hồn rụng phách rời,.. của Nguyễn Du rõ ràng hay hơn lối nói phổ
thông “bướm ong chán chường”, “hồn phách rụng rời” rất nhiều.
- Ngôn từ văn học mang tính mơ hồ, đa nghĩa: mỗi 1 chủ thể tiếp nhận lại có cách hiểu khác nhau
+ Tính mơ hồ, đa nghĩa trong ngôn từ văn học có thể hiểu là một ý nghĩa
không xác định, một ý định muốn biểu hiện nhiều loại sự vật, cho phép
người đọc giải thích theo nhiều cách khác nhau với những liên tưởng khác nhau.
+ Tính mơ hồ, đa nghĩa làm cho hình tượng nghệ thuật trở nên đầy ẩn ý, đầy
sức khơi gọi, làm cho người đọc phải đấu tranh suy nghĩ, tư duy muốn khám
phá. (tưởng tượng, bổ sung, suy đoán)
VD: Trong tác phẩm “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương cũng gợi lên
trong lòng người đọc những suy nghĩ khác nhau sau khi đọc bài thơ. Tác giả
mượn hình ảnh “bánh trôi nước”- 1 loại bánh truyền thống của người dân
VN có màu trắng, hương vị ngon để tượng trưng cho tấm thân trong sáng
của người PN, những người phải sống tỏng XH phong kiến thối nát. Bài thơ
khiến người đọc cảm nhận sự đa nghĩa trong tác phẩm này. Cách hiểu thứ
nhất là tác giả Hồ Xuân Hương đang nói về loại “bánh trôi nước” truyền
thống của người Việt. Cách hiểu thứ 2 đó là tác giả mượn hình ảnh bánh trôi
nước để nói lên phẩm hạnh của người PN, thân phận của người PN phải chịu
nhiều tủi nhục. Qua đó tác giả tố cáo chế độ PK mục ruỗng đã đẩy người PN vào tình cảnh éo le.
Câu 3. Khái niệm, đặc trưng và cấu trúc của thế giới nghệ thuật 1) Khái niệm:
Thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, là sự thống nhất của các
yếu tố đa dạng trong tác phẩm (cái chủ quan- khách quan, hình thức- nội dung,
văn bản – ý nghĩa). Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có
quy luật riêng, nó chịu sự chi phối của quan niệm về đời sống của tác giả. Thế about:blank 5/68 14:35 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG CHUẨN LLVH2 - xnkxkzxm
giới nghệ thuật là thế giới tư tưởng, thế giới thẩm mĩ, thế giới tinh thần của con người.
2) Đặc trưng của thế giới nghệ thuật:
3) Cấu trúc của thế giới nghệ thuật:
Thế giới nghệ thuật là một thế giới kép: thế giới được miêu tả và thế giới miêu tả.
- Thế giới miêu tả: là thế giới của người kể chuyện, người trữ tình
- Thế giới được miêu tả: gồm có nhân vật, sự kiện, cảnh vật
Hai thế giới này gắn kết không tách rời như 2 mặt của một tờ giấy.
Không có thế giới miêu tả thì không có thế giới được miêu tả và ngược lại.
Tuy nhiên chúng không thể liên thông. Người kể chuyện không thể trực
tiếp tham gia vào sự kiện trong thế giới được miêu tả như một nhân vật
Câu 4. Sự kiện, cốt truyện và trần thuật trong tác phẩm văn học 1) Sự kiện (biến cố)
- Sự kiện là những hành vi (việc làm) của nhân vật hay sự việc xảy ra đối với
nhân vật dẫn đến hậu quả, làm biến đổi hay bộc lộ một ý nghĩa nào đó đối với mục đích người kể.
- Đặc trưng của sự kiện trong văn học, đối với nhân vật nó là việc làm bộc lộ bản
chất con người, đẩy nhân vật sang một giới hạn khác, làm nó thay đổi; Đối với
người kể hay người đọc, nó là sự kiện của ý thức, giúp nhận thức về nhân vật.
- Trong văn học, các sự kiện nổi tiếng để lại dấu ấn sâu đậm và giàu ý nghĩa
trong lòng người đọc: VD: Đôn Kihôtê đánh nhau với cối xay gió, Tôn Ngộ
Không đại náo thiên cung,...Các sự kiện trong văn học thường có ý nghĩa tượng
trưng sâu sắc về nhân sinh và xã hội. 2) Cốt truyện
*Khái niệm cốt truyện:
- Cốt truyện là một chuỗi các sự kiện và được sắp xếp theo trật tự nhất định để
thể hiện qua niệm của nhà văn về đời sống.
*Tính chất của cốt truyện:
- Một là, các sự kiện trong chuỗi có mối quan hệ nhân quả hoặc quan hệ bộc
lộ ý nghĩa, có mở đầu và kết thúc. about:blank 6/68 14:35 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG CHUẨN LLVH2 - xnkxkzxm
Các sự kiện trong đời sống có vô vàn mối quan hệ và không biết đâu là mở
đầu, đâu là kết thúc. Và tính chất nêu trên là thuộc tính nghệ thuật làm cho
cốt truyện văn học tách ra khỏi mối quan hệ nhân quả chằng chịt trong cuộc
đời để tập trung thể hiện ý nghĩa nào đó mà nhà văn muốn thể hiện.
- Hai là, cốt truyện có tính liên tục về thời gian, sự kiện này tiếp nối sự kiện kia.
*Chức năng của cốt truyện:
- Tìm hiểu cốt truyện giúp chúng ta tìm hiểu lịch sử của nhân vật. Bởi mỗi
kiểu nhân vật tương ứng với kiểu cốt truyện: nhân vật trinh thám-cốt truyện
tình tiết, nhân vật tâm lý-cốt truyện tâm lý,..
- Cốt truyện góp phần bộc lộ những mâu thuẫn của đời sống. Đó có thể là mâu
thuẫn xã hội, giai cấp (Tắt đèn, Lão hạc) hay đơn giản là mâu thuẫn về mặt
tâm lí (Truyện của Nguyễn Minh Châu như Bến quê); hoặc mâu thuẫn về
mặt đạo đức (Truyện của Nguyễn Công Hoan như Báo hiếu trả nghĩa cha, Báo hiếu trả nghĩa mẹ)
- Cốt truyện là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự hấp dẫn cho người đọc.
* Cấu trúc của cốt truyện:
- Mở đầu: Phần này giới thiệu khái quát về bối cảnh xã hội, các điều kiện,
nguyên nhân làm nảy sinh xung đột và tình hình buổi ban đầu của nhân
vật. Hoàn cảnh ở đây thường nằm trong trạng thái tĩnh, mâu thuẫn chưa
vận động và phát triển, nhân vật chưa đứng trước những thử thách nên
chưa phát hu tính năng động của mình.
- Thắt nút: Phần này đánh dấu sự kiện mà từ đó phát sinh mâu thuẫn, xung
đột. Đây chính là biến cố đầu tiên của cả hệ thống biến cố tạo thành xung
đột của cốt truyện. phần thắt nút có nhiệm vụ bộc lộ trực tiếp những mâu
thuẫn được tích tụ một cách âm ỉ từ trước, các nhân vật sẽ đứng trước những
thử thách, đòi hỏi phải bày tỏ những thái độ, chọn lựa cách xử sự, hành
động, phản ứng, từ đó bộc lộ rõ tính cách. about:blank 7/68 14:35 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG CHUẨN LLVH2 - xnkxkzxm
- Phát triển: Đây là phần quan trọng và dài nhất của cốt truyện bao gồm nhiều
cảnh ngộ, sự kiện và biến cố khác nhau. tính cách nhân vật chủ yếu được xác
định trong phần này. Nó có thể được thay đổi thông qua các bước ngoặt, môi trường khác nhau.
- Cao trào: là phần bộc lộ cao nhất của xung đột. Lúc này, xung đột đã phát
triển đến độ gay gắt, quyết liệt, đòi hỏi phải được giải quyết theo một chiều
hướng nhất định. Điểm định thường là một khoảnh khắc, một thời điểm
ngắn nhưng có tác dụng quyết định đối với nhân vật trung tâm.
- Mở nút: Đây là phần giải quyết xung đột của tác phẩm một cách cụ thể. Ở
đây, tác giả trình bày những kết quả của toàn bộ xung đột của cốt truyện.
một cốt truyện tốt. A bao giờ phần kết thúc cũng được giải quyết một cách
tự nhiên, phù hợp với qui luật của - cuộc sống.
3) Trần thuật trong tác phẩm văn học *Khái niệm:
- Trần thuật là hành vi ngôn ngữ nhằm kể, thuật, miêu tả, cung cấp thông tin
về sự kiện, nhân vật, theo một thứ tự nhất định trong không gian, thời gian
và về ý nghĩa. Trần thuật có nhiệm vụ cho người đọc biết ai, xuất hiện ở đâu,
khi nào, làm việc gì, trong tình huống nào...
- Một tác phẩm có 2 phần: Sự kiện cốt truyện là phần chúng ta có thể tóm tắt,
kể lại được; Còn phần trần thuật là phần không thể tóm tắt được.
a) Người kể chuyện (người trần thuật), ngôi kể và vai kể.
Người kể chuyện là hình tượng/ công cụ/ phương tiện do nhà văn sáng
tạo ra để thực hiện việc kể chuyện.
Ngôi kể thứ nhất là người kể xưng tôi, tự kể về mình. Ngôi kể thứ hai
xưng anh, bạn. Ngôi thứ ba giấu mình. b) Điểm nhìn kể chuyện
Là vị trí mà từ đó nhà văn lựa chọn để kể chuyện, vị trí để người kể dựa vào đó để kể lại chuyện
Điểm nhìn bên ngoài (người kể đứng bên ngoài để kể “Ai từ đâu đi xa về
cũng thấy...”, hay điểm nhìn từ bên trong “Tức thật, ờ thế này thì tức thật...”) about:blank 8/68 14:35 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG CHUẨN LLVH2 - xnkxkzxm
Sự di chuyển về điểm nhìn: Điểm nhìn rất linh hoạt.
Điểm nhìn không gian, điểm nhìn thời gian. Từ dưới lên “Dốc lên khúc
khuỷu dốc thăm thẳm”, từ trên xuống “..”
Điểm nhìn thời gian (quá khứ- hiện tại- tương lai)
Lược thuật: là phần giới thiệu, trình bày về nhân vật, bối cảnh, tình huống...
Dựng cảnh và miêu tả chân dung: là phần tái hiện trực tiếp chân dung, hành
động, biến cố, đối thoại của các nhân vật.
Phân tích và bình luận: Yếu tố phân tích, bình luận không hiếm trong văn
học. VD: Văn Nam cao nhiều yếu tố bình luận “Chao ôi, những người gàn dở....”
Câu 5. Nhân vật văn học- Khái niệm, vai trò và sự phân loại nhân vật trong tác phẩm
1) Khái niệm nhân vật văn học
Nhân vật văn học là hình tượng con người được thể hiện trong tác phẩm văn
học thông qua các phương tiện văn học.
+ Dù tác phẩm có trực tiếp viết về con người hay không, hay chỉ viết về cỏ
cây, hoa lá, con vật thì ẩn sau đó bao giờ ta cũng thấy hình bóng con người, vẫn
thấy câu chuyện mà nhà văn hướng đến - câu chuyện về thế giới nhân sinh. VD
Dế Mèn phiêu lưu kí, Hoàng tử bé,.. Văn học lấy con người làm điểm tựa ra thế giới.
+ Con người được thể hiện thông qua các phương tiện trong tác phẩm
văn học: Nhấn mạnh nhân vật là sản phẩm sáng tạo, sản phẩm hư cấu, là con đẻ
tinh thần của nhà văn. Nhà văn sáng tạo, nhào nặn nhân vật thể hiện tư tương
của nhà văn Không đồng nhất nhân vật văn học với nguyên mẫu con người
hiện thực, dù một số tác phẩm dựa vào hình mẫu ngoài đời (Huấn Cao,..)
2) Vai trò của nhân vật văn học:
- Nhân vật là phương tiện để khái quát các số phận trong đời sống.
VD: Thúy Kiều- Nguyễn Du khái quát kiểu số phận hồng nhan bạc phận
- Hay “Cô bé bán diêm”- khái quát số phận về những em bé nghèo trong xã
hội. Chí Phèo - số phận những người nông dân bị lưu manh hóa đến mức tha
hóa cả nhân hình lẫn nhân tính about:blank 9/68 14:35 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG CHUẨN LLVH2 - xnkxkzxm
- Khái quát các kiểu tính cách của đời sống: ghen như Hoạn Thư, đa nghi
như Tào Tháo, thằng Sở Khanh, thằng Chí Phèo,...
- Nhân vật văn học là phương tiện để thể hiện quan niệm về con người của
nhà văn. Khi đọc tp của Nguyễn Tuân, những con người dù làm công việc
gì, đều được thể hiện như một người nghệ sĩ trong công việc của mình. Như
ông lái đò, Huấn Cao, thằng ăn cắp,... Hay trong tác phẩm của Thạch Lam,
con người dù khốn khổ nhọc nhằn nhưng tâm hồn thanh cao: hai chị em
Liên và An, nhà mẹ Lê,...
3) Phân loại nhân vật
a) Nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm
Dựa vào kết cấu, vị trí của nhân vật trong sự phát triển của cốt truyện:
+ Nhân vật chính giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển của cốt truyện,
gắn liền với sự kiện quan trọng, gắn với việc thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
VD Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Chí Phèo, Bá Kiến,..
+ Nhân vật trung tâm: Nhân vật chính không phải nhân vật trung tâm,
nhân vật trung tâm chắc chắn là nhân vật chính. Một tác phẩm có nhiều nhân
vật chính, nhưng nhân vật trung tâm thường chỉ có một. Nhân vật trung tâm gắn
liền với chủ đề của tác phẩm. VD: Truyện Kiều có chủ đề về đồng tiền, về số
phận bi kịch của ng phụ nữ, về tình yêu tự do, về khát khao công lí nhưng chủ
đề trung tâm là quyền sống của con người. Và Thúy Kiều là nhân vật trung tâm.
Nhân vật trung tâm xuất hiện từ đầu đến cuối trong tác phẩm.
+ Nhân vật phụ đóng vai trò bổ trợ, phụ trợ cho nhân vật chính, chỉ xuất
hiện ở 1 giai đoạn nào đó. Có rất nhiều nhân vật phụ nhưng có vị trí quan trọng
trong thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nếu bỏ qua nhân vật phụ ấy thì bỏ qua
phần quan trọng trong tìm hiểu tư tưởng của nhà văn.
Dựa vào vấn đề ý thức hệ, lập trường, đạo đức, tư tưởng của nhà văn: about:blank 10/68 14:35 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG CHUẨN LLVH2 - xnkxkzxm
+ Nhân vật chính diện: Nhân vật được nhà văn ca ngợi, khẳng định, phụ
thuộc vào quan niệm, chuẩn mực đạo đức, quan niệm, lập trường, tư tưởng tiến
bộ của nhà văn. VD miêu tả người cộng sản thì những nhà văn cách mạng sẽ
coi đó là nhân vật chính diện. Ngược lại, nhà văn giới bên kia sẽ coi người lính
cộng hòa là nhân vật chính diện.
+ Nhân vật phản diện là nhân vật mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lý và lý tưởng.
mang tính chất lịch sử: ở mỗi thời kì sẽ có kiểu nv chính diện, phản
diện khác nhau bởi vì quan niệm ở mỗi thời kì khác nhau
6. Đề tài và chủ đề : mối quan hệ giữa đề tài và chủ đề.
+, Theo từ điển thuật ngữ văn học viết về đề tài thì nó là : Khái niệm chỉ
loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ảnh trực tiếp trong sáng
tác văn học. Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm
+, chủ đề là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra
qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học. Nói cách khác, chủ đề là
những vấn đề được nhà văn cho là quan trọng nhất.
+, Mối quan hệ giữa đề tài và chủ đề: là một mối quan hệ khăng khít, là
một mối quan hệ hữu cơ, có tác động qua lại lẫn nhau trên cái nền của
hiện thực đời sống. Trong mối quan hệ giữa đề tài và chủ đề thì đề tài about:blank 11/68 14:35 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG CHUẨN LLVH2 - xnkxkzxm
đóng vai trò là nền tảng để phát triển chủ đề. Nghĩa là, chủ đề không
phải là cái gì tồn tại độc lập bên ngoài đề tài mà nó luôn xuất phát từ
những gợi ý của hiện thực cuộc sống. Nếu ví chủ đề của tác phẩm văn
học là cành lá xum xuê đa màu sắc thì đề tài của tác phẩm văn học chính
là một trong những gốc rễ bám chặt vào hiện tượng đời sống khách quan
đang diễn ra hẳng ngày xung quanh con người. Mỗi một chủ đề đều
được xây dựng trên một cơ sở đề tài nhất định. Trong văn học thế giới
nói chung và văn học Việt Nam nói riêng không hiếm những trường hợp
các tác phẩm có cùng một đề tài nhưng mỗi nhà văn lại có một chủ đề riêng để thể hiện.
+ Trong một số trường hợp, đề tài và chủ đề trong cùng một tác phẩm lại
hoà quyện vào nhau, không thể tách ra được. Các loại hình văn học được
sử dùng trong trường hợp này thường là ngụ ngôn, đồng thoại, thơ trững tình.
Mối quan hệ giữa đề tài và chủ đề là mối quan hệ gắn bó hữu cơ,
không thể tách rời. Người đọc muốn hiểu được tác phẩm phải nắm
được chiếc chìa khoá mở ra mối quan hệ giữa đề tài và chủ đề có
thể bước vào thế giới nghệ thuật của nhà văn.
7. Cảm hứng và tư tưởng của tác phẩm
+.Cảm hứng là trạng thái tâm lý đặc biệt khi có cảm xúc và sự lôi cuốn
mãnh liệt, tạo điều kiện để óc tưởng tượng, sáng tạo hoạt động có hiệu
quả. Ví dụ: Nguồn cảm hứng của người nghệ sĩ”
+, Tư tưởng tác phTẩm văn học là nhận thức, lí giải và thái độ đối với
toàn bộ nội dung cụ thể sống động của tác phẩm văn học, cũng như
những vấn đề nhân sinh đặt ra trong đó
+,Mối quan hệ giữa cảm hứng và tư tưởng của văn bản văn học:
Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản,
nó thể hiện những trạng thái cảm xúc, tâm hôn của văn bản. about:blank 12/68 14:35 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG CHUẨN LLVH2 - xnkxkzxm
Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc có thể cảm nhận được tư
tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm vào bên trong tác phẩm.
Câu 8: Kết cấu – khái niệm, vai trò và các bình diện kết cấu
Kết cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Có người
gọi kết cấu là nghệ thuật thống nhất những yếu tố khác thời gian và khác
không gian vào một chỉnh thể kết cấu tác phẩm là toàn bộ tổ chức tác
phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà
nhà văn tự đặt ra cho mình. Ho xem tác phẩm văn học là một thể thống
nhất hữu cơ, cốt truyện phải là một hành động thống nhất. Đó đều là các
nguyên lí hết sức cơ bản của văn học. Platon nói “Kết cấu của mỗi bài
văn phải là một yếu tố có sức sống, có cái thân thể vốn có của nó, có
đầu, có đuôi, có phần thân, có tứ chỉ, có bộ phận này và bộ phận khác,
có quan hệ bộ phận và toàn thể, tất cả đều phải có vị trí của nó"
Lí luận khoa học hiện đại đã làm sâu sắc thêm khái niệm kết cấu
bằng khái niệm cấu trúc. Xét khái niệm kết cấu, cấu trúc có bốn nội dung cơ bản sau:
-Kết cấu là thực thể. Đây là cách hiểu truyền thống. Kết cấu có nghĩa
là tổ chức và sắp xếp sự vật. Bản thân kết cấu là thân kết bộ phận cấu
thành quan trọng của hình thức sự vật, tức là đem các nhân tố khác nhau
sắp xếp vào một trật tự, khiến cho các sự vật tương tự thành cặp, thành đôi.
-Kết cấu là quan hệ. Đây là nhận thức chung phổ biến nhất về kết cấu
được hiểu như là cấu trúc. Cấu trúc không phải là một tồn tại vật chất,
song có thể làm cho các bộ phận của sự vật có thể gắn kết hữu cơ hài
hoà. Đối với văn bản văn học, kết cấu như một quan hệ hết sức quan
trọng. Kết cấu làm cho các bộ phận của văn bản được chuyển tiếp, quá
độ, có mở đầu – kết thúc, có chỗ tỉ mỉ, có chỗ sơ lược, tựa như một tồn tại có tính hữu cơ.
- Cấu trúc là quy tắc, trật tự, logic. Cách hiểu kết cấu này xuất hiện
tương đối muộn, theo đó, kết cấu không phải là quan hệ của các bộ phận about:blank 13/68 14:35 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG CHUẨN LLVH2 - xnkxkzxm
thực thể, mà là logic liên kết của các sự vật cùng loại, hoặc là cấu trúc bề
sâu của sự vật. Nó có tính chất đồng đại và vĩnh hằng, là cơ chế, quy tắc
quy định sự sinh thành và biến đổi của sự vật. C. Levi Strauss, R.
Barthes đều quan niệm cấu trúc như vậy.
- Cấu trúc là phương pháp và mô hình. Nhà kí hiệu học Italia U. Êco
xem cấu trúc là cái mô hình có được do sự giản lược sự vật mà có được,
nhờ thế mà mọi người có được cái nhìn thống nhất đối với sự vật. Cấu
trúc còn là phương pháp phân tích ý nghĩa, tháo dỡ văn bản để giải cấu
trúc và đồng thời là phương pháp giải thích văn bản.
Tóm lại, kết cấu, cấu trúc vô luận là tổ chức vật thể. hệ hay quy tắc,
phương pháp, mô hình đều là yếu tố tạo thành văn bản, là thực tế không
thể bỏ qua trong quá trình sáng tác và đọc hiểu văn bản. Kết cấu là bản
thân tổ chức của văn bản, không thể có văn bản vô kết cấu Kết cấu là
bản thân tổ chức của văn bản, không thể có văn bản vô kết cấu. Để hiểu
đầy đủ về kết cấu tác phẩm văn học, trước hết, cần nhận rõ kết cấu nhiều
tầng bậc của nó. Các yếu tố trong từng tầng bậc có kiểu liên kết riêng và
biểu hiện nội dung riêng, đồng thời, các tầng bậc lại liên kết với nhau
thành chỉnh thể tác phẩm. Quan niệm về kết cấu tầng bậc đã cho thấy
tổng thể kết cấu tác phẩm. Các khái niệm thời gian, không gian nghệ
thuật cho thấy cách tổ chức của thế giới nghệ thuật. Lí thuyết kí hiệu,
giao tiếp cho thấy kết cấu văn bản là phương tiện biểu đạt trực tiếp tạo ra
ý nghĩa. Có thể nói, lí luận văn học ngày nay đã có khái niệm kết cấu
văn học khá phong phú, sâu sắc và chặt chẽ.
Câu 9: Thể loại văn học – Tính chất của thể loại và ý nghĩa của việc
tìm hiểu thể loại văn học
Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác
phẩm, trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình
thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể. Ở đây,
nói tới thể loại là nói tới một cách tổ chức tác phẩm, một kiểu tái hiện
đời sống và và một kiểu giao tiếp nghệ thuật. Thể loại chính là khái niệm
chỉ phương diện tương đối ổn định, bền vững trong cấu trúc tác phẩm. about:blank 14/68 14:35 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG CHUẨN LLVH2 - xnkxkzxm
Khẳng định tính ổn định và bền vững của thể loại không có nghĩa là
phản tiến hóa, bất biến. Trong thể loại vừa có các yếu tố ổn định, truyền
thống, lại vừa có các yếu tô đổi mới do tiến trình văn học và do tài năng
sáng tạo của nhà văn đóng góp vào. Tính dân tộc
Nội dung: Thể hiện tâm lý, tình cảm, truyền thống dân tộc
Hình thức: Cách sử dụng ngôn ngữ được dân tộc đó ưa chuộng
Tính quy luật loại hình
Thể loại có tính chất ổn định, truyền thống Nguyên nhân:
-Tính hữu hạn của ngôn ngữ
-Tính hữu hạn của phương thức chiếm lĩnh hiện thực (nghe kể chuyện,
tự mình chứng kiến, tự mình bộc bạch cảm xúc…)
-Tính hữu hạn của các phạm trù thẩm mỹ (cái bi, cái hài, cái cao cả…) Biểu hiện:
Thể hiện một giới hạn tiếp xúc đời sống, một góc nhìn, một cách tiếp
cận, một trường quan sát, một quan niệm với hiện thực.
-Một quy luật tổ chức tác phẩm.
-Thể loại văn học có bản chất siêu cá tính: tồn tại tương đối ổn định vs
tác phẩm; khẳng định vai trò của các yếu tố ổn định trong lịch sử văn
học; phản ánh phương diện hữu hạn của một ý thức nghệ thuật.
Thể loại có tính chất biến đổi Nguyên nhân:
-Quy luật phát triển theo hình xoắn ốc của vật chất.
-Nhu cầu xã hội luôn thay đổi đòi hỏi thể loại phải thay đổi để phục vụ thời đại mới. about:blank 15/68 14:35 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG CHUẨN LLVH2 - xnkxkzxm
-Bản chất của hoạt động sáng tác là quá trình sáng tạo có tính cá thể è
Nhà văn luôn tìm tòi, đổi mới, thể hiện dấu ấn cá nhân trong việc vận dụng thể loại. Biểu hiện:
-Biến đổi những đặc trưng về hình thức và nội dung của thể loại để phù
hợp với nội dung tư tưởng của người nghệ sĩ, với yêu cầu của thời đại.
Việc phân chia thể loại có tính chất tương đối vì:
-Thể loại luôn biến đổi theo tiến trình phát triển của xã hội và lịch sử văn học.
-Tiêu chí phân loại rất đa dạng
-Sự tồn tại của các tác phẩm trung gian (truyện ngắn trữ tình hóa; truyện
ngắn tiểu thuyết hóa; thơ tự sự…) khiến việc phân loại không thể tuyệt đối chính xác.
Sự phân loại văn học
Sáng tác văn học hết sức đa dạng, phong phú, vì thế để thưởng thức,
nghiên cứu, phê bình, nắm bắt các quy luật của văn học, người ta có nhu
cầu phân loại các thể loại của tác phẩm văn học. Các thể loại văn học
vốn đã nhiều lại luôn ở trong sự vận động, thay đổi, pha trộn vào nhau
trong tiến trình đời sống,một số thể loại do không thích hợp đã bị loai
bỏ, một số thể loại mới nảy sinh và thay thế. Lí luận văn học xưa nay đã
biết đến nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng quan trọng nhất là các cách sau đây.
Việc phân chia thể loại có tính chất tương đối vì:
- Thể loại luôn biến đổi theo tiến trình phát triển của xã hội và lịch sử văn học.
- Tiêu chí phân loại rất đa dạng about:blank 16/68 14:35 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG CHUẨN LLVH2 - xnkxkzxm
- Sự tồn tại của các tác phẩm trung gian (truyện ngắn trữ tình hóa; truyện
ngắn tiểu thuyết hóa; thơ tự sự…) khiến việc phân loại không thể tuyệt đối chính xác.
Ý nghĩa của việc tìm hiểu thể loại văn học Với quá trình sáng tác:
-Khơi nguồn cảm hứng (Viết cái gì? Viết như thế nào?)
-Gắn liền với nhà văn thành “tư duy thể loại”:
+Mỗi nhà văn có một thể mạnh thể loại khác nhau.
+Có sự vận dụng và biến đổi các thể loại
Với quá trình phê bình, thưởng thức:
-Khi đọc phải tuân theo quy luật thể loại
-Hiểu biết thể loại cung cấp chìa khóa để khám phá chiều sâu tác phẩm
-Quyết định năng lực bình, cảm thụ (Người quá quen với đọc thơ cổ điển
sẽ gặp khó khăn khi tiếp nhận thơ siêu thực…)
-Mỗi bạn đọc có một sở trường trong việc đọc từng thể loại.
15.Đặc trưng tiểu thuyết. Phân tích đặc trưng của tiểu thuyết qua một tác
phẩm cụ thể (Không có). Bài làm
Tiểu thuyết có hai đặc trưng: Đặc trưng nội dung của tiểu thuyết và Đặc
trưng hình thức của tiểu thuyết
a, Đặc trưng nội dung:
Xét về mặt lịch sử tiểu thuyết là loại hình của thời hiện đại, nó có một loại
đặc trưng phân biệt với các thể loại văn học trước nó, nhà nghiên cứu văn học
Nga. Bakhtin khi phân biệt tiểu thuyết và sử thi cổ điển đã nêu ra những nét tiêu biểu sau: about:blank 17/68 14:35 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG CHUẨN LLVH2 - xnkxkzxm - Thứ nhất,
+ Sử thi thể hiện quá khứ anh hùng dân tộc mà cơ sở là kí ức của cộng đồng
truyền thống, còn tiểu thuyết miêu tả cuộc sống “hiện tại” không ngừng biến đổi,
sinh thành trên cơ sở kinh nghiệm của cá nhân.
+ Nếu đối tượng của sử thi là những nhân vật của quá khứ được kí nh trọng và
tôn thờ, thì đối tượng của tiểu thuyết là những con người hiện tại, con người như
là bạn bè, hàng xóm hoặc cùng sống trong một thành phố, làng quê.
+ Vì biết về quá khứ, tức là người đã khuất, khoảng cách giữa người kể với
nhân vật trong sử thi luôn luôn được giữ một khoảng cách không thể vượt qua,
gọi là “khoảng cách sử thi”. Trong tiểu thuyết, sự xóa bỏ khoảng cách giữa người
kể và nhân vật trong cảm nhận và miêu tả con người hiện tại cho phép nhà văn
dùng kinh nghiệm cá nhân của mình để lí giải nhân vật, nhìn ngắm nhân vật một cách gần gũi, suồng sã.
=> Với các tiêu chí đó, chúng ta có thể phân biệt tiểu thuyết với các thể loại
tự sự ra đời trước nó trong quá trình dần dần chuyển hóa thành tiểu thuyết. - Thứ hai,
+ Làm cho tiểu thuyết khác với truyện thơm trường ca và sử thi là chất văn
xuôi. Tức là một sự tái hiện cuộc sống với những chi tiết giống như thật, không
thi vị hóa, lãng mạn hóa, lí tưởng hóa. Trong thơ trường thiên, người ta chỉ có
thể miêu tả con người bằng các thủ pháp ước lệ và khái quát (Chẳng hạn như
miêu tả chân dung Kiều). Chính điểm này tạo ra ngộ nhận rằng sự ra đời của tiểu
thuyết đồng nhất với sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực. Miêu tả cuộc sống cũng
như một thực tại cùng thời đang sinh thành, tiểu thuyết có khả năng miêu tả cuộc
sống một cách chi tiết như thật. Cái di sản quý báu mà cuốn tiểu thuyết đầu tiên
của Châu Âu Don Quijote để lại chính là chất u-mua, cái hài như một đặc trưng
của nội dung thể loại, mặc dù trên quỹ đạo của văn học hiện đại, các thể loại ấy
có thể bị “tiểu thuyết hóa” và dung nạp ít nhiều chất văn xuôi. Chất u-mua làm about:blank 18/68 14:35 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG CHUẨN LLVH2 - xnkxkzxm
cho tiểu thuyết mất đi tính chất hoàn toàn nghiêm trang. Nói chung, ít có tiểu
thuyết nào tuyệt đối nghiêm trang. Tính u-mua thỏa mãn nhu cầu trò chơi, giải trí
của đông đảo người đọc.
+ Chất “văn xuối” như vậy thể hiện rất đậm trong tiểu thuyết của Vũ Trọng
Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao,…Chính chất văn xuôi đã mở ra một “vùng tiếp
xúc tối đa” với thời hiện tại đang sinh thành làm cho tiểu thuyết không bị giới
hạn nào trong nội dung phản ánh. Trong Chuyện cũ viết lại, để biến những huyền
thoại, truyền thuyết cổ xưa thành tiểu thuyết, Lỗ Tấn đã “viết lại” qua lăng kính
đời tư của nhân vật và đặt nó vào thế giới văn xuôi vốn hoàn toàn xa lạ với thế
giới truyền thuyết và huyền thoại. - Thứ ba,
+ Cái làm cho nhân vật tiểu thuyết khác với các nhân vật sử thi, nhân vật
kịch,…là ở chỗ nhân vật tiểu thuyết thường là “con người nếm trải” trong khi các
nhân vật kia thường là nhân vật hành động, nhân vật nêu gương đạo đức.
+ Hứng thú của nhân vật kịch và nhân vật truyện cổ là ở chỗ nhân vật làm gì,
nói gì, nghĩ gì. Nhân vật tiểu thuyết ấy hành động, nhưng với tư cách là đặc
trưng thể loại, nhân vật ấy xuất hiện như là con người nếm trải, cảm nhận, tư
duy, chịu khổ đau, các dằn vặt của đời. Tiểu thuyết miêu tả con người trong hoàn
cảnh, không tách nó khỏi hoàn cảnh một cách giả tạo, không cô lập nó cũng như
không cường điệu sức mạnh của nó. Ní miêu tả nhân vật như một con người
đang trưởng thành, biến đổi và do đời dạy bảo. Trong khi hành động, nhân vật
tiểu thuyết “lãnh đủ” mọi tác động của đời.
+ M.Bakhtin nhận xét, con người trong tiểu thuyết, khác với sử thi là thường
không đồng nhất với chính nó. Trong sử thi, con người có địa vị như thế nào thì
hành động như thế ấy, phù hợp với cương vị địa vị của mình. Trái lại trong tiểu
thuyết, một người có đại vị cao nhưng có thể hành vi lại rất thấp, một người ở
dưới đáy xã hội lại có thể có hành động rất cao thượng => Miêu tả thế giới bên about:blank 19/68 14:35 8/8/24
ĐỀ CƯƠNG CHUẨN LLVH2 - xnkxkzxm
trong, phân tích tâm lí là một phương diện rất đặc trưng cho tiểu thuyết, mặc dù
nói chung, loại văn học nào cũng không thể bỏ qua được khía cạnh tâm lí.
+ Gắn với đặc điểm này, kinh nghiệm sống cá nhân của nhà văn có vai trò
đặc biệt trong tiểu thuyết. Nhà tiểu thuyết khác hẳn nhà thơ là rất quan tâm tới
kinh nghiệm sống, một thứ kinh nghiệm về mọi chi tiết đời sống rất cụ thể, sinh
động, liên tục mang tính vật chất. Nhà tiểu thuyết muốn người đọc hình dung con
người và cuộc sống như đang cảm thấy, đang diễn ra. Nhà thơ có thể chỉ có
những ấn tượng sâu sắc, cảm giác mơ hồ bất định, phi vật thể về sự vật và cuộc
đời mà không cần đến những tài liệu bề bộn, chi tiết như nhà tiểu thuyết. Tất
nhiên kinh nghiệm cá nhân kết hợp với kinh nghiệm tập thể, nhưng chỉ có kinh
nghiệm cá nhân mới có tính độc đáo. Sáng tác của Nguyễn Du, Nam Cao, Tô
Hoài,…đều chứng minh điều đó. - Thứ tư,
+ Điều làm cho tiểu thuyết khác với truyện ngắn trung đại, truyện vừa, “tiểu
thuyết đoản thiên” như Truyện mười ngày của Boccacio là ở chỗ trong các
truyện ấy, cốt truyện đóng vai trò chủ yếu cùng với nhân vật. Mọi yếu tố của tác
phẩm đều được tỏ chức sít sao với sự vận động của cốt truyện và tính cách, hầu
như không có gì “thừa”, tất cả nằm trọn trong các liên hệ nhân quả. Lời nói nhân
vật cũng chỉ là một khâu thúc đẩy cốt truyện phát triển, hoặc mở nút. Tiểu thuyết
thì không thế. Nó chứa bao nhiêu cái “thừa” so với truyện vừa và truyện ngắn
trung đại, mà đó lại là cái chính yếu của nhân vật về thế giới, về đời người, sự
phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, sự trình bày tường tận các tiểu sử của
nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người và người, về đồ vật và môi trường
và nói chung về toàn bộ tồn tại của con người…
+ Sống mòn của Nam Cao, Số đỏ, Giông tố của Vũ Trọng Phụng, Vỡ bờ của
Nguyễn Đình Thi…là tiểu thuyết. Những suy nghĩ đủ các loại của Thứ: về nghề,
về bản thân,…những tình tiết về San, về Mô, về bữa ăn đều không thiết thực cho about:blank 20/68