Đề cương ôn tập cuối kỳ học phần Quản trị Logictics | Trường Đại học Phenikaa
Logistics là quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa được tổ chức và quản lý khoa học trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ từ điểm khởi nguồn sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất. Logistics có phạm vi rộng, có tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay của người tiêu dùng cuối cùng. Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, tư vấn KH, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với KH để hưởng thù lao (Theo luật Thương Mại Việt nam (2005). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Preview text:
1. Khái niệm về logistics? Nêu các bộ phận cơ bản của logistics
A) Khái niệm: Logistics là quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa được tổ chức và quản lý
khoa học trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển hàng
hóa, dịch vụ từ điểm khởi nguồn sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất.
- Logistics có phạm vi rộng, có tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tớitay
của người tiêu dùng cuối cùng.
- Nói đến logistics là nói đến hiệu quả, tối ưu hóa trong các DN và nền kinh tế.
- Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc
nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, tư
vấn KH, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới
hàng hóa theo thỏa thuận với KH để hưởng thù lao (Theo luật Thương Mại Việt nam (2005)).
Bản chất: logistics là một loại dịch vụ khách hàng.
a) Các bộ phận cơ bản của Logistics:
- Quản trị mua hàng trong logistics: là một phần chiến lược logistics chuỗi cung ứng bao gồm
những hoạt động liên quan đến xác định nhu cầu, định vị và lựa chọn nhà cung cấp, đàm phán,
các điều khoản theo dõi và đánh giá để đảm bảo hiệu suất cung cấp và phát triển các nhà cung cấp.
- Quản trị các hoạt động hỗ trợ trong logistics: Bao gồm Quản lý kho hàng, Quản trị bao bì
đóng gói hàng hóa, Hệ thống thông tin và Logistics ngược.
- Quản trị kho bãi trong Logistics (Logistics kho bãi): là quản lý sự dịch chuyển vật tư trong
ranh giới tổ hợp kho bãi của tổ chức/doanh nghiệp
- Quản trị bao bì đóng gói hàng hóa: bao bì được hiểu là một phương tiện đặc biệt đi kèm với
hàng hóa để bảo vệ, bảo quản, vận chuyển và giới thiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa.
- Hệ thống thông tin logistics(LIS): là một phần của hệ thống thông tin doanh nghiệp, hỗ trợ
quyết định về mạng lưới logistics, mua hàng, dự trữ, và lựa chọn phương thức cũng như đơn
vị vận chuyển. LIS bao gồm con người, phương tiện và quy trình để thu thập, phân tích và
truyền tải dữ liệu, nâng cao hiệu quả hoạt động logistics.
- Quản trị vận chuyển trong logistics: Quản trị vận chuyển là một bộ phận quan trọng của
logistics và là 1 trong 3 nội dung trọng tâm của hệ thống logistics gồm: (1) Thiết kế mạng
lưới cơ sở; (2) Quản trị dự trữ; (3) Quản trị vận chuyển.
- Quản trị dự trữ trong logistics: Quản trị dự trữ là một bộ phận quan trọng của Logistics, đó
là việc tổ chức quản lý tất cả các công việc, các dữ liệu liên quan đến công tác dự trữ để đảm
bảo dự trữ một cách hiệu quả và giảm chi phí
- Quản trị dịch vụ khách hàng trong logistics: đề cập đến một chuỗi các hoạt động, đặc biệt
nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của KH bắt đầu bằng hoạt động đặt hàng và kết thúc bằng
việc giao hàng cho khách. Với vai trò:
2. Nêu và phân tích các nội dung của logistics.
a) Xác định nguồn cung cấp: Theo dõi và giám sát các hoạt động liên quan đếnviệc
cung cấp vật tư, bao gồm lựa chọn nhà cung cấp dựa trên giá, chất lượng, bảo
hành, và dịch vụ hậu mãi. |48045915
b) Lập kế hoạch sản xuất tối ưu: Dự báo nhu cầu thị trường, xác định kế hoạchsản
xuất tốt nhất để giảm chi phí, và áp dụng thuật toán từ môn "Quản trị sản xuất và
tác nghiệp" để tối ưu hóa.
c) Dự trữ và bảo quản: Quản lý tồn kho và bảo quản nguyên vật liệu để giảm
giánđoạn sản xuất, tối ưu hóa chi phí lưu kho và vận tải.
d) Tổ chức hệ thống phân phối: Xác định số lượng kho hàng tối ưu và phân bổnguồn
hàng sao cho hiệu quả, tối thiểu hóa chi phí vận chuyển.
e) Bố trí kho hàng: Thiết kế và sắp xếp kho bãi để tối đa hóa không gian và hiệuquả quản lý.
f) Bao gói: Thiết kế bao bì phù hợp để dễ dàng vận chuyển, sắp xếp và quản lýtrong kho.
g) Quản lý mạng lưới cung cấp và phân phối: Quản lý toàn bộ hệ thống phân phốiđể
đảm bảo hoạt động hiệu quả và khoa học.
3. Dịch vụ khách hàng trong logistics là gì? Nêu các nhân tố cấu thành
dịch vụ khách hàng. a) Khái niệm
Theo quan điểm của ngành logistics, DVKH là quá trình diễn ra giữa người Mua
– người Bán và bên thứ ba (người cung ứng dịch vụ logistics); kết quả của quá trình
này là tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hay dịch vụ được trao đổi.
DVKH là quá trình sáng tạo và cung cấp những lợi ích gia tăng trong chuỗi cung
ứng nhằm tối đa hóa tổng gia trị tới khách hàng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của KH
thường bắt đầu bằng hoạt động đặt hàng và kết thúc bằng việc giao hàng cho khách. b)
Nhân tố cấu thành
Thời gian: là yếu tố quan trọng cung cấp lợi ích mong đợi khi khách hàng đi mua
hàng, thường được đo bằng tổng lượng thời gian từ thời điểm khách hàng ký đơn đặt
hàng tới lúc hàng được giao hay khoảng thời gian bổ sung hàng hóa trong dự trữ.
Độ tin cậy: Nói lên khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay lần
đầu tiên. Với một số khách hàng, hoăc trong nhiều trường hợp độ tin cậy có thể quan
trọng hơn khoảng thời gian thực hiện đơn hàng đặt. (Độ tin cậy liên quan sửa chữa đơn
hàng, phân phối an toàn, dao động thời gian).
Thông tin: liên quan đến các hoạt động giao tiếp, truyền tin cho khách hàng về
hàng hóa, dịch vụ, quá trình cung cấp dịch vụ một cách chính xác, nhanh chóng, dễ hiểu.
Mặt khác, liên quan đến thu thập các khiếu nại, đề xuất, yêu cầu từ phía khách hàng để
giải đáp, điều chỉnh và cung cấp các chào hàng phù hợp.
Sự thích nghi: liên quan đến tính linh hoạt của dịch vụ logistics trước những yêu
cầu đa dạng và bất thường của khách hàng. Do đó doanh nghiệp sẽ làm khách hàng hài
lòng hơn khi có mức độ linh hoạt cao.
4. Các hoạt động của dịch vụ khách hàng: Trước, trong và sau giao dịch.
a) Các hoạt động trước khi giao dịch
1. Xây dựng chính sách dịch vụ khách hàng: Xác định rõ các dịch vụ KH vàtiêu
chuẩn của chúng: Nhu cầu của KH, khả năng của công ty…
2. Giới thiệu và cung cấp các văn bản về DVKH: : Phát triển chính sách phùhợp
với nhu cầu khách hàng và khả năng của công ty.
3. Tổ chức bộ máy thực hiện: Đảm bảo tiếp cận dễ dàng đến các nhân viên hỗtrợ.
4. Chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa rủi ro: Chuẩn bị biện pháp cho các sựkiện
bất ngờ như thiên tai, dịch bệnh. 5. Quản trị dịch vụ
Quản lý khoa học các hoạt động, từ tư vấn đến tự động hóa đặt hàng.
b) Các hoạt động trong giao dịch 1.
Tình hình dự trữ hàng hoá: Theo dõi và quản lý hàng dự trữ để đảm bảo đápứng nhu cầu. 2.
Thông tin về hàng hoá: Cập nhật và chính xác về tình trạng và vị trí hànghóa. 3.
Tổ chức chu trình đặt hàng theo đúng thời gian đã cam kết: Đảm bảo
quytrình từ đặt hàng đến giao hàng diễn ra suôn sẻ và đúng hẹn. 4.
Thực hiện giao hàng đặc biệt: Thực hiện giao hàng với yêu cầu đặc biệt vàphức tạp. 5.
Điều chuyển hàng hóa: Lập kế hoạch cho việc di chuyển hàng giữa các điểmphân phối. 6.
Quy trình thủ tục thuận tiện: Đơn giản hóa thủ tục đặt hàng, sửa chữa vấn đềphát sinh. 7.
Cung cấp sản phẩm thay thế: Phối hợp với khách hàng trong trường hợp
sảnphẩm yêu cầu không có sẵn.
c) Các hoạt động sau khi giao dịch 1.
Lắp đặt, bảo hành, sửa chữa và các dịch vụ khác: Lắp đặt, bảo hành,
sửachữa sản phẩm, đặc biệt là máy móc, thiết bị. 2.
Theo dõi sản phẩm: Phát hiện và thông báo sớm các tình huống xảy ra vớisản phẩm. 3.
Giải quyết các than phiền, khiếu nại và khách hàng trả lại hàng: Thiết lập
hệthống thông tin để thu nhận và xử lý phản hồi từ khách hàng, xây dựng quy trình logistics ngược. 4.
Cho khách hàng mượn sản phẩm để dùng tạm: Tùy theo loại sản phẩm,
cungcấp sản phẩm dùng tạm cho khách hàng khi cần.
5. Phân tích tầm quan trọng của Dịch vụ khách hàng tại doanh nghiệp. Mối
quan hệ giữa dịch vụ khách hàng với quá trình thực hiện đơn hàng? Từ đó
đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Dịch vụ khách hàng
Tầm Quan Trọng của Dịch Vụ Khách Hàng: |48045915
1. Tăng Cường Sự Hài Lòng và Trung Thành của Khách Hàng: Dịch vụ tốt giúp khách
hàng hài lòng và thúc đẩy họ quay lại mua hàng.
2. Tạo Lợi Thế Cạnh Tranh: Dịch vụ khách hàng xuất sắc giúp doanh nghiệp nổi bật giữa các đối thủ.
3. Giảm Chi Phí: Dịch vụ tốt giảm thiểu khiếu nại và trả hàng, từ đó giảm chi phí.
4. Phát Triển Thị Trường: Khách hàng hài lòng thường giới thiệu cho người khác.
5. Cải Thiện Hiệu Quả Hoạt Động: Phản hồi từ khách hàng giúp cải thiện sản phẩm và dịch vụ.
Mối Quan Hệ giữa Dịch Vụ Khách Hàng và Quá Trình Thực Hiện Đơn Hàng: •
Đặt Hàng: Đảm bảo quy trình đặt hàng chính xác, suôn sẻ. •
Xử Lý Đơn Hàng: Đảm bảo đơn hàng được xử lý nhanh chóng, chính xác. •
Vận Chuyển và Giao Hàng: Cập nhật tình trạng đơn hàng, đảm bảo giao đúng hẹn.
Hỗ Trợ Sau Bán Hàng: Giải quyết khiếu nại và cung cấp hỗ trợ kịp thời.
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng:
1. Đào Tạo Nhân Viên: Tăng cường kỹ năng giao tiếp và hiểu biết sản phẩm.
2. Sử Dụng Công Nghệ: Áp dụng CRM để cá nhân hóa dịch vụ và cải thiện quản lý.
3. Cải Tiến Quy Trình: Sử dụng phương pháp như Lean để tối ưu hóa các quy trình.
4. Phản Hồi và Khảo Sát Khách Hàng: Sử dụng phản hồi để cải thiện dịch vụ.
5. Chăm Sóc Khách Hàng Tự Động: Đầu tư vào chatbot để hỗ trợ khách hàng 24/7.
6. Xây Dựng Văn Hóa Hướng Khách Hàng: Khuyến khích mọi nhân viên nâng cao dịch vụ khách hàng.
6 Nêu chức năng của hệ thống thông tin trong hoạt động logistics
- Cơ bản về hệ thống thông tin trong hoạt động logistics:
+ Hệ thống thông tin logistics- LIS (Logistics Information System) là một bộ phận của
hệ thống thông tin toàn doanh nghiệp, nó hướng tới quá trình ra các quyết định logistics
về số lượng và quy mô của mạng lưới cơ sở logistics, về hoạt động mua và dự trữ hàng
hoá, về việc lựa chọn phương thức vận chuyển và đơn vị vận tải phù hợp..
+ Hệ thống thông tin logistics là một cấu trúc bao gồm con người, phương tiện và các
quy trình để thu thập, phân tích, định lượng và truyền tải dữ liệu một cách hợp lý, nhằm
tăng cường hiệu quả hoạt động logistics trong doanh nghiệp.
+ LIS hoạt động như hệ thần kinh của doanh nghiệp, giúp điều chỉnh và liên kết các
tác nghiệp khác, cải thiện hiệu quả và giảm chi phí.
- Chức năng của hệ thống thông tin trong hoạt động logistics:
LIS là sợi chỉ liên kết các hoạt động logistics vào một quá trình thống nhất. Sự
phối hợp này dựa trên ba mức chức năng: tác nghiệp,
phân tích- ra quyết định, và hoạch định chiến lược.
• Chức Năng Tác Nghiệp (Transaction Function):
• Cải tiến hiệu suất hệ thống tác nghiệp, giảm chi phí và tăng lợi thế cạnh tranh.
• Bao gồm các hoạt động:
o Tác nghiệp bán hàng: Nhập hàng và phát hàng, lưu trữ dữ liệu từ kế toán,
kho và bộ phận mua hàng.
o Tác nghiệp vận chuyển: Giao nhận hàng hóa, vận đơn. o Nghiệp vụ mua
hàng: Gửi đơn đặt hàng, xác định thời điểm nhận hàng. o Nghiệp vụ kho:
Kiểm kê số lượng và cơ cấu hàng hóa trong kho.
• Chức Năng Phân Tích và Ra Quyết Định (Decision Analysis):
• Hỗ trợ nhà quản trị với thông tin tổng hợp và dài hạn, giúp đưa ra các quyết định quan trọng.
• Bao gồm các hoạt động:
o Quy hoạch mạng lưới logistics: Mạng lưới kho và cơ sở sản xuất. o Quyết
định quản trị dự trữ: Quyết định nguồn nhập hàng và hệ thống quản trị dự trữ.
o Lập kế hoạch vận chuyển: Phương tiện, con đường, phương thức vận
chuyển, phối hợp các lô hàng. o Đo lường và kiểm soát các nghiệp vụ logistics.
• Chức Năng Hoạch Định Chiến Lược (Strategic Planning): Kết hợp với các hệ thống
thông tin khác để rà soát cơ hội và thách thức, chuẩn bị nguồn lực và phát triển chiến lược.
• Bao gồm các hoạt động:
o Phát hiện và khai thác cơ hội kinh doanh: Phát huy điểm mạnh và hạn chế
điểm yếu của doanh nghiệp.
o Mở rộng hoặc thu hẹp mạng lưới logistics: Điều chỉnh vị trí và mật độ kho
theo biến động thị trường. o Xây dựng lợi thế cạnh tranh: Nâng cao hoạt
động logistics và thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.
o Phân tích tương quan giữa doanh thu, chi phí và chất lượng dịch vụ khách hàng.
7. Dự trữ trong logistics là gì? Nêu các lợi ích của quản lý dự trữ Trả lời |48045915 1. Khái niệm:
- Dự trữ là việc tích trữ những hàng hóa hay nguyên liệu trong kho của chính
doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng
như nhu cầu sản phẩm của khách hàng
- Dự trữ bao gồm các sản phẩm hay nguyên liệu, nhiên liệu đang lưu trong kho,
đang trên đường vận chuyển, đang chờ sản xuất dở dang…và cả những thành phẩm đang chờ bán
2. Lợi ích của quản lý dự trữ:
- Quản trị dự trữ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng: +
Cung cấp đúng những gì khách hàng cần
+ Đáp ứng được sự thay đổi của nhu cầu về số lượng
+ Tạo sự ổn định của dòng hàng hóa cho khách hàng
+ Tạo sự phát triển lâu dài giữa DN với khách hàng
- Quản trị dự trữ hiệu quả góp phần giảm chi phí trong kinh doanh:
+ Cân đối nhu cầu nguyên vật liệu tốt hơn
+ Hàng hoá được bảo vệ tốt
+ Tránh lãng phí ở nhiều khâu
+ Tạo sự ổn định của dòng hàng hóa cho khách hàng
- Quản trị dự trữ nhằm điều hòa những biến động:
+ Dự trữ để đề phòng những biến động ngắn hạn do sự biến động của nhu
cầu và chu kỳ nhập hàng.
+ Thực hiện chức năng này cần phải có dự trữ bảo hiểm
8. Trình bày mô hình dự dữ theo kỹ thuật phân tích ABC Trả lời:
1. Khái niệm: phân loại ABC trong quản trị hàng dự trữ (tiếng Anh: ABCanalysis)
là nguyên tắc phân tích hàng hóa dự trữ thành 3 nhóm căn cứ và mối quan hệ
giữa số lượng và giá trị của chúng 2. Mô hình dự trữ:
Nguyên tắc này là sự cải biến của qui luật 80/20 của Pareto. Khi áp dụng nguyên
tắc Pareto cho việc quản lí hàng dự trữ kho, người ta thường chia hàng dự trữ thành 3 nhóm như sau:
- Nhóm A: Bao gồm những loại hàng dự trữ có giá tri hàng năm cao nhất,
với giá trị từ 70 – 80% so với tổng giá tri hàng dự trữ, nhưng về mặt số
lượng chúng chỉ chiếm 15% tổng số hàng dự trữ.
- Nhóm B: Bao gồm những loại hàng dự trữ có giá tri hàng năm ở mức
trung bình, với giá trị từ 15% - 25% so với tổng giá tri hàng dự trữ, nhưng
về sản lượng chúng chiếm khoảng 30% tổng số hàng dự trữ.
- Nhóm C: Gồm những loại hàng có giá trị hàng năm nhỏ, khoảng 5% tổng
giá tri các loại hàng dự trữ, tuy nhiên số lượng chúng chiếm khoảng 55~
so với tổng số loại hàng dự trữ 3. Tác dụng:
Xác định thứ tự ưu tiên trong việc bố trí nguồn vốn, tập trung làm công tác quản trị, cụ thể:
- Nguồn vốn dùng mua nhóm hàng A cần nhiều hơn nhóm hàng C. Do đó cần ưu tiên quản trị nhóm A
- Nhóm hàng A cần có sự ưu tiên trong bố trí, kiểm tra, kiểm soát
- Trong dự báo cần dự báo nhóm hàng A cẩn thận hơn
- Cho ta kết quả tốt hơn trong dự báo, kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo tính khả thi
của nguồn cung ứng, tối ưu hóa lượng dự trữ
9.Các mô hình dự trữ: khái niệm, các giả định của mô hình Trả lời:
1. Mô hình mức đặt hàng tối ưu ( EOQ - Economics Order Quantity)
- Khái niệm: Mô hình EOQ là một mô hình quản lý hàng tồn kho mang tính chất
định lượng được sử dụng để xác định mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp, trên
cơ sở 2 loại chi phí: chi phí đặt mua hàng (chi phí mua hàng) và chi phí tồn trữ
hàng tồn kho (chi phí dự trữ)
2. Các giả định về mô hình:
+ Giả thiết 1: Nhu cầu là xác định và không đổi
+ Giả thiết 2: Giá đơn vị hàng hóa không thay đổi theo quy mô đặt hàng, không
được hưởng mức giá chiết khấu theo quy mô đặt hàng.
+ Giả thiết 3: Toàn bộ khối lượng hàng hóa của đơn hàng được thực hiện trong 1
chuyến hàng và được giao cùng thời điểm => Điều này cho phép tích lũy toàn bộ khối
lượng hàng hóa của đơn hàng vào tồn kho
+ Giả thiết 4: Thời gian đặt hàng tính vừa đủ (không có sự thiếu hụt)
+ Giả thiết 5: Chi phí đặt và nhận một đơn hàng không phụ thuộc vào quy mô đặt
hàng (thời gian từ đặt hàng đến nhận hàng được biết trước và là không đổi)
+ Giả thiết 6: Chi phí tồn kho là tuyến tính theo số lượng mặt hàng tồn kho, chỉ có
2 loại chi phí biến đổi: chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ
2. Mô hình mức đặt hàng theo sản xuất ( POQ - Production Quantity Model)
- Khái niệm: Là mô hình dự trữ được ứng dụng khi lượng hàng được đưa đến liên
tục hoặc khi sản phẩm vừa được tiến hành sản xuất vừa tiến hành sử dụng hoặc
bán ra. Mô hình này đặc biệt phục vụ thích hợp cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của người đặt hàng nên nó được gọi là mô hình đặt hàng theo sản xuất
- Các giả định về mô hình:
+ Giả thiết 3, toàn bộ khối lượng hàng hóa của đơn hàng được đưa đến một cách liên tục
=> Điểm khác biệt trong giả thiết của POQ và EOQ là hàng được đưa đến làm nhiều chuyến
3. Mô hình mức chiết khấu theo số lượng ( QDM - Quantity Discount Model)
- Khái niệm: Là mô hình dự trữ có tính đến sự thay đổi của giá cả phụ thuộc vào
khối lượng hàng trong mỗi lần đặt hàng. Việc chiết khấu theo số lượng thực chất
là giảm giá hàng hóa khi khách hàng mua loại hàng nào đó với một số lượng lớn |48045915
Mục tiêu: Chọn mức đặt hàng (sản lượng) sao cho tổng chi phí về hàng dự trữ hàng năm bé nhất
Câu 10: Vận tải là gì? Trình bày các khâu của quá trình giao nhận –
vận tải trong logistics toàn cầu Trả lời 1. Khái niệm:
- Vận chuyển là một quy trình kỹ thuật nhằm di chuyển vị trí của con người và vật
phẩm trong không gian bằng phương tiện vận tải.
- Theo nghĩa hẹp (dưới giác độ kinh tế), Vận chuyển là một hoạt động kinh tế độc
lập có mục đích của con người nhằm thay đổi/ di chuyển vị trí của hành khách
và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng phương tiện vận tải
- Vận chuyển hàng hóa, xét theo quan điểm của logistics, là sự di chuyển hàng hóa
trong không gian bằng sức người hay phương tiện vận tải nhằm thực hiện các
yêu cầu của mua bán, dự trữ trong quá trình sản xuất kinh doanh
- Vận chuyển có ảnh hưởng to lớn đến quá trình sản xuất – thương mại của doanh
nghiệp, đòi hỏi nhà quản trị cần lựa chọn: Tối ưu mạng lưới, phương thức vận
chuyển, tuyến đường vận chuyển, đơn vị vận chuyển
2. Các khâu của quá trình giao nhận - vận chuyển trong logistic
Câu 11: Chi phí vận chuyển hàng hóa phụ thuộc vào yếu tố nào? Nêu và phân tích Trả lời
Yếu tố tác động đến chi phí vận chuyển:
1. Khoảng cách vận chuyển
- Quãng đường di chuyển càng xa, chi phí vận chuyển sẽ càng cao.
- Lý do: Do chi phí nhiên liệu, nhân công, hao mòn phương tiện, cầu đường,... tăng lên.
2. Khối lượng hàng hóa vận chuyển
- Hàng hóa càng nặng, chi phí vận chuyển càng cao.
- Lý do: Do tốn nhiều nhiên liệu hơn, cần phương tiện chuyên dụng, chi phí bốc dỡ cao hơn,...
3. Trọng khối (mật độ hay độ chặt): chỉ mối tương quan giữa khối lượng và dung
tích chiếm chỗ của một loại hàng, ví dụ như sắt thép, đồ hộp, giấy, ô tô,…
- Hàng hóa có trọng khối cao (như sắt thép) tiết kiệm diện tích hơn so với hàng
hóa có trọng khối thấp (như bông gòn).
- Lý do: Do có thể xếp chồng nhiều hơn, tận dụng được tối đa không gian vận chuyển.
- Kết quả: Chi phí vận chuyển cho mỗi đơn vị khối lượng (ví dụ: kg) sẽ thấp hơn.
4. Hình dạng hàng hóa: Thể hiện khả năng sản phẩm có thể lấp đầy không gian
thùng tải hoặc bất kỳ bao bì logistics nào => ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử
dụng dung tích PTVT và việc bốc dỡ, chất xếp hàng hóa
- Hàng hóa có hình dạng cồng kềnh, khó xếp dỡ sẽ tốn nhiều chi phí vận chuyển hơn.
- Lý do: Do tốn diện tích, khó sắp xếp trong khoang chở hàng, ảnh hưởng đến hiệu
quả sử dụng không gian vận chuyển.
5. Điều kiện bảo quản và xếp dỡ hàng hóa
- Hàng hóa cần bảo quản đặc biệt (như thực phẩm tươi sống, dược phẩm) cần có
điều kiện bảo quản riêng (như nhiệt độ, độ ẩm), phương tiện vận chuyển
chuyên dụng và quy trình xếp dỡ cẩn thận.
- Lý do: Tất cả những yếu tố này đều dẫn đến chi phí vận chuyển cao hơn.
6. Trách nhiệm pháp lý: Liên quan đến rủi ro, thiệt hại trong quá trình vận chuyển
- Giá trị hàng hóa cao dẫn đến chi phí bảo hiểm cao hơn. Hàng hóa dễ vỡ, nguy
hiểm cần được đóng gói cẩn thận và có biện pháp bảo quản phù hợp, dẫn đến
chi phí vận chuyển cao hơn.
7. Nhân tố thị trường vận tải
- Mùa cao điểm vận chuyển (như dịp lễ Tết) khiến nhu cầu vận chuyển tăng cao, dẫn
đến giá cả tăng. Ngược lại, vào mùa thấp điểm, giá vận chuyển có thể giảm. Biến
động giá nhiên liệu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận chuyển.
Câu 12 Khái niệm và chức năng kho bãi? Nêu vai trò của kho bãi trong hoạt
động logistics Khái niệm:
- Kho hàng được định nghĩa là nơi cất giữ, lưu trữ nguyên liệu, vật tư, hàng hóa, thành
phẩmtrong quá trình chu chuyển từ điểm đầu tới điểm cuối chuỗi cung ứng
- Kho bãi là các công trình xây dựng được trang bị các máy móc thiết bị công nghệ chuyên
môn hóa để thực hiện các tác nghiệp tiếp nhận, lưu trữ, chọn lựa và phân phối dòng hàng hóa ra vào.
- Quản trị kho bãi trong Logistics (Logistics kho bãi) – là quản lý sự dịch chuyển vật tư
trongranh giới tổ hợp kho bãi của tổ chức/doanh nghiệp. |48045915 Chức năng:
- Lưu trữ và bảo quản hàng hóa: Đây là chức năng chính, đảm bảo hàng hóa được giữ an
toànvà sẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách hàng một cách liên tục.
- Gom hàng: Kho bãi đóng vai trò là điểm tập kết, biến các lô hàng nhỏ thành lô lớn để
vậnchuyển hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời gian.
- Phân loại hàng: Tại kho, hàng hóa được phân loại theo nhiều cách như nhanh chóng,
hỗnhợp, hoặc theo mục đích cụ thể, phục vụ việc xử lý đơn hàng chính xác hơn.
- Phối hợp hàng hóa: Phối hợp và ghép nhiều loại mặt hàng khác nhau thành một đơn
hànghoàn chỉnh, đáp ứng đa dạng yêu cầu của khách hàng. Vai trò:
-Giảm chi phí: Kho bãi góp phần giảm chi phí sản xuất, vận chuyển và phân phối thông qua
việc tối ưu hóa các quá trình liên quan.
- Đảm bảo tính liên tục: Giúp duy trì tính liên tục cho quá trình sản xuất và phân phối,
ngănngừa gián đoạn trong chuỗi cung ứng.
- Cạnh tranh và khuyến mãi: Tạo lợi thế cạnh tranh và tận dụng các khoản giảm giá từ
việcmua hàng số lượng lớn.
- Hỗ trợ JIT và tái chế: Hỗ trợ các chương trình sản xuất JIT và xử lý, tái chế phế liệu hoặcsản phẩm thừa.
- Duy trì nguồn cung ổn định: Đảm bảo nguồn hàng luôn sẵn sàng về số lượng, chất lượng,
vàthời gian giao hàng, từ đó nâng cao dịch vụ khách hàng.
- Thích ứng với thị trường: Giúp doanh nghiệp linh hoạt thích ứng với sự thay đổi của
thịtrường, xóa bỏ sự khác biệt về thời gian và không gian giữa sản xuất và tiêu dùng
Câu 13 Nghiệp vụ kho bãi là gì? Nêu quy trình nghiệp vụ kho trong logistics
Chú ý: nguyên tắc bô trì và quy hoạch nhà kho (vi du cho hình ảnh 2 kho, yêu cầu
Anh/Chi hãy bố trí và quy hoạch hợp lý hơn? Giải thích nguyên nhân
- Trình bảy nguyên tắc bố trí và quy hoạch nhà kho
Phân tích kho hàng thuộc hình ảnh 2 kho như: Dòng sản phẩm di chuyển trong
kho; bố trí giá đỡ trong kho: Thiết bị vân hành trong kho như thế nào?
- So sánh 2 kho và đưa ra kết luận a) Khái niệm:
Nghiệp vụ kho bãi là một trong những công đoạn cơ bản và phức tạp nhất trong hoạt động
logistics, quyết định chất lượng công tác kho hàng hóa. Nó bao gồm việc giữ gìn số lượng và
chất lượng hàng hóa, tận dụng tối đa diện tích và dung tích kho, nâng cao năng suất và tiết
kiệm chi phí, đồng thời đảm bảo cung ứng hàng hóa nhanh chóng và chính xác.
b) Quy trình nghiệp vụ kho:
Phân bố và chất xếp hàng hóa:
+ Phân bố và chất xếp hàng hoá hợp lý ở kho sẽ đảm bảo thuận tiện cho việc bảo quản
hàng hoá, tiếp nhận và phát hàng, đồng thời tận dụng tốt nhất diện tích và dung tích kho hàng hoá.
+ Nguyên tắc chất xếp dựa trên khu vực và loại hàng, tránh ảnh hưởng xấu lẫn nhau và đảm bảo mỹ quan kho.
+ Yêu cầu chung bao gồm thuận tiện cho nghiệp vụ kho, an toàn, tiết kiệm sức lao động, và tận
dụng sức chứa của kho.
Bảo Quản Chăm Sóc Hàng Hóa:
- Quản lý các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm để phòng ngừa giảm sút chất lượng hàng hóa.
- Thực hiện vệ sinh, sát trùng kho, và các biện pháp an ninh như phòng cháy và bảo mật.
- Giám sát và quản lý hao hụt, kiểm tra chất lượng hàng hóa định kỳ.
Tổng Hợp Lô Hàng Theo Đơn:
- Quy trình biến đổi hàng hóa từ dạng nhập kho sang dạng xuất kho theo yêu cầu khách hàng.
- Bao gồm kiểm tra thông tin đơn hàng, chọn lựa và lấy hàng, biến đổi sản phẩm theo yêu cầu, và tổng hợp lô hàng.
Chuẩn Bị Giao Hàng và Vận Chuyển:
- Chuẩn bị lô hàng cho quá trình vận chuyển bao gồm đóng gói, dán nhãn, và sắp xếp hàng hóa,
chuẩn bị sẵn sàng cho giao hàng. |48045915
Câu 14 Nêu nguyên tắc thiết kế và bố trí kho bãi? Trình bày các yếu tố làm
nên kho hàng lý tưởng
a) Nguyên tắc thiết kế và bố trí kho bãi:
- Sử dụng tốt không gian kho: •
Tính toán dung lượng, chiều cao hữu dụng, và đường đi tối ưu để tận dụng không
gian. Sử dụng giá để hàng để tối ưu hóa không gian. •
Đảm bảo dòng hàng hóa di chuyển thông suốt, không chồng chéo, từ điểm nhận đến điểmgiao.
- Tận dụng tốt các kỹ thuật di chuyển trong nhà kho:
• Di chuyển hàng hóa liên tục và với khối lượng lớn để tối ưu hóa công suất. Bố trí
hợp lý tuyến đường di chuyển và khoảng cách giữa các kệ hàng.
• Sử dụng thiết bị vận chuyển phù hợp để giảm thiểu thời gian và hư hỏng hàng hóa.
- Phù hợp với đặc trưng hàng hóa dự trữ tại kho:
• Phân loại và bố trí hàng hóa dựa trên số lượng, tải trọng và tần suất xuất nhập.
• Sắp xếp hàng hóa lớn, nặng ở vị trí dễ tiếp cận; hàng hóa ít dùng ở vị trí xa hơn.
Bố trí không gian phù hợp cho hàng hóa cồng kềnh hoặc tải trọng thấp b) Các yếu
tố làm nên kho hàng lý tưởng: -
Bố trí và sắp xếp hợp lý: Sử dụng kệ chứa hàng, giá đỡ, pallet, và hệ thống ngăn chia
để tốiưu hóa không gian lưu trữ. -
Quản lý tồn kho chính xác: Sử dụng mã hóa, nhãn dán, mã vạch, hệ thống quản lý
kho (WMS), và công nghệ thông tin để theo dõi và kiểm soát hàng hóa. -
An toàn và bảo vệ: Hệ thống báo động cháy nổ, chống trộm, cửa và khóa an toàn, hệ
thốngthoát hiểm, và đèn chiếu sáng đầy đủ.. -
Sự tiện lợi trong vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa: Các cổng và lối vào rộng rãi, khu
vực xếpdỡ hàng thuận tiện, và hệ thống dẫn đường nội bộ trong kho. -
Khả năng mở rộng và linh hoạt: Thiết kế để dễ dàng mở rộng và thay đổi theo nhu cầu kinh doanh. -
Hiệu suất năng lượng và bảo vệ môi trường Sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng,
hệ thống chiếu sáng hiệu suất cao, và các biện pháp bảo vệ môi trường.
Câu 15 Anh/Chị hiểu bao bì là gì? Xét từ góc độ logistics thì bao bì được
hiểu như thế nào?
Khái niệm: Bao bì là một loại phương tiện vận tải và bảo quản chứa đựng vì nó được dùng
trong tồn trữ, mang vác, di chuyển hàng hóa. Không có bao bì chứa đựng, nhiều loại hàng hóa
ở thể lỏng và thể khí không thể đưa vào kinh doanh hay mua bán. Không có bao bì đóng gói,
các hàng hóa có kích thước nhỏ sẽ rất tốn kém về chi phí chuyên chở lưu giữ và hao hụt nếu
không dùng bao bì để gom thành các đơn vị lớn hơn. Các sản phẩm có kích thước lớn cũng dễ
gây nhầm lẫn hư hỏng, giảm giá trị thẩm mĩ khi di chuyển trong mạng phân phối nếu thiếu bao bì.
Không chỉ là phương tiện vận chuyển, bảo quản thông thường, bao bì còn là hàng hóa. Hàng
hóa bao bì mang giá trị công năng đặc biệt là hỗ trợ cho sản phẩm mà nó chứa đựng. Công
năng này được thực hiện ngay từ khi sản phẩm hình thành và được đóng gói trong bao bì, chúng
còn phát huy khả năng và tác dụng cho tới khi khách hàng mua, sở hữu và thực sự tiêu dùng sản phẩm.
Xét từ góc độ logistics, bao bì (Packet) được hiểu là một phương tiện đặc biệt đi kèm với hàng
hóa để bảo vệ, bảo quản, vận chuyển và giới thiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản
xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa.
Đóng bao bì (Packing) là một tập hợp các kỹ thuật định lượng, bao bọc hoặc bảo vệ các sản
phẩm nhằm hỗ trợ cho việc xếp dỡ, vận chuyển, phân phối, kho bãi, bán lẻ, tiêu thụ được đảm
bảo an toàn, năng suất và hiệu quả. Đồng thời tăng khả năng phục hồi, tái sử dụng hoặc tiêu
huỷ kết hợp với tối đa hoá doanh thu và lợi nhuận của sản phẩm (Saghir, 2002). |48045915
Câu 16 Nêu và phân tích các chức năng của bao bì đóng gói hàng hóa.
Nêu các chức năng logistics của bao bì.
Các chức năng cơ bản của bao bì:
Chức năng Logistics
Đơn giản hoá phân phối
Bảo vệ sản phẩm và môi trường
Cấp thông tin về tình trạng hàng hóa và địa điểm Chức năng Marketing
Thiết kế đồ hoạ, định dạng
Các nhu cầu luật pháp và marketing
Kích thích nhu cầu khách hàng, tạo sự thuận tiện cho người tiêu dùng và sự phân phổi
Đảm bảo truyền thông cho khách hàng về hàng hoá và doanh nghiệp; thúc đầy quá trình bán hàng.
Chức năng môi trường Phục hồi/Tái chế Làm mất tính vật chất
Bao bi sử dụng một lần và bao bì tái sử dụng Giảm tính độc hại
Giúp cách ly các ảnh hưởng có hại của hàng hóa với môi trường bên ngoài, cũng như tác động xấu của
môi trường với hàng hóa bên trong
Chức năng marketing của bao bì nhằm đảm bảo truyền thông cho khách hàng về
hàng hoá và doanh nghiệp; thúc đầy quá trình bán hàng
Chức năng bảo vệ môi trường giúp cách ly các ảnh hưởng có hại của hàng hóa với
môi trường bên ngoài, cũng như tác động xấu của môi trường với hàng hóa bên trong.
Chức năng logistics của bao bì:- Chứa đựng, bảo quản và bảo vệ hàng hóa: hạn chế
tối đa các tác động bất lợi từ môi trường đến hàng hoá; giữ hàng hóa luôn sạch, tươi, vô trùng và an toàn. -
Hỗ trợ giao nhận, vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa: Bao bì được thiết kế với
nhữngkiểu dáng, kích thước, sức chứa phù hợp với phương tiện xếp đỡ và phương tiện
vận tải sẽ tạo điều kiện sử dụng tối đa công suất, tải trọng, diện tích và dung tích của những phương tiện này. -
Theo dõi và xác định vị trí hàng hóa: Nhờ có sự hỗ trợ của các công nghệ mới,
nhưgắn các thẻ RFID trên bao bì hàng hóa, doanh nghiệp có thể theo dõi và xác định vị
trí của cả bao bì và hàng hóa chứa đựng bên trong. -
Thông tin về hàng hóa và bao bì: Các thông tin và ký hiệu trên bao bì quy định cách
đối xửvới hàng hóa bên trong, nhờ đó có thể cung cấp cách thức vận chuyển tốt nhất. Câu 17
Logistics ngược là gì? Vai trò của logistics ngược *Khái niệm:
Logistics ngược (Reverse logistics), còn gọi là logistics thu hồi, là các hoạt động nhằm
đưa hàng hóa từ khách hàng, người tiêu dùng về lại người sản xuất hoặc phân phối
nhằm bảo hành, sửa chữa, thay thế, tái chế, hủy bỏ. Hoạt động này có thể đi kèm với
các hoạt động xử lý khủng hoảng, quan hệ với truyền thông để giữ gìn hình ảnh của
doanh nghiệp sản xuất và phân phối.
*Mở rộng: Thông thường, khi hàng hóa giao đến tay khách hàng là được coi kết thúc
một quá trình logistics. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sau đó hàng hóa lại phát
sinh một số vấn đề và có nhu cầu đưa ngược lại từ khách hàng đến người sản xuất hoặc phân phối. Ví dụ:
Một trường hợp nữa cũng được coi là logistics ngược là khi web bán hàng thương mại
điện tử khi giao hàng k thành công, k giao đến tận tay khách hàng mà phải chuyển lại
cho người bán hàng. Việc thu gom vận chuyển phế liệu, rác thải từ các cơ sở sản xuất,
bệnh viện, cộng đồng cư dân cũng được coi là một trường hợp logistics ngược.
VD: Chiến dịch thu hồi điện thoại Galaxy Note 7 trên toàn cầu của hãng SamSung là
một hoạt động logistics ngược đáng để tham khảo.
*Vai trò của quá trình logistics ngược: •
Quản lý trả hàng: Xử lý sản phẩm khách hàng trả lại giúp cải thiện sự hài lòng và
lòng trung thành của khách hàng. •
Tái chế và tái sử dụng: Giảm thiểu rác thải và bảo vệ môi trường bằng cách thu hồi
và tái chế các nguyên liệu có giá trị từ sản phẩm đã qua sử dụng. •
Sửa chữa và bảo hành: Nâng cao chất lượng dịch vụ và duy trì uy tín thương hiệu
thông qua xử lý sản phẩm hỏng và bảo hành. •
Thu hồi sản phẩm: Quản lý thu hồi sản phẩm an toàn, tuân thủ quy định pháp luật,
và bảo vệ người tiêu dùng. •
Giảm chi phí: Tái sử dụng và tái chế giúp giảm chi phí nguyên vật liệu và sản xuất
mới. Tối ưu hóa kho hàng: Giảm lượng hàng tồn kho và tối ưu hóa không gian kho
bằng cách thu hồi và tái sử dụng sản phẩm. •
Tăng cường sự bền vững: Góp phần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp xanh và bền vững. •
Tăng giá trị sản phẩm: Tối đa hóa giá trị thu hồi từ sản phẩm đã qua sử dụng.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Cải thiện dịch vụ sau bán hàng và hỗ trợ trả hàng, sửa
chữa, bảo hành, nâng cao trải nghiệm khách hàng.
=> Logistics ngược đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng một chuỗi cung ứng hiệu
quả và bền vững, đồng thời mang lại nhiều lợi ích về chi phí, môi trường và dịch vụ khách hàng.
Câu 18 Nêu các giai đoạn của quy trình của logistics ngược trong doanh nghiệp -
Khái niệm logistics ngược:
Logistics ngược (reverse logistics) là quá trình tổ chức, thực hiện và kiểm soát một cách
hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và bao bì từ các điểm
tiêu dùng đến các điểm thu hồi với mục đích tận dụng các giá trị còn lại hoặc thải hồi một cách hợp lý.
- Quy trình logistics ngược tại doanh nghiệp: |48045915
Quy trình logistics ngược bao gồm 4 giai đoạn chính, bao gồm: Tập hợp, kiểm tra, xử
lý và cuối cùng là phân phối lại. Trong đó:
+ Tập hợp: Giai đoạn này bao gồm các hoạt động cần thiết để thu thập các sản phẩm
không bán được, sản phẩm khuyết tật hay bao bì và vận thu hồi. duyên chúng tới các điểm.
+ Kiểm tra: Gồm các hoạt động như kiểm tra đánh giá các chi tiết, sản phẩm thu hồi từ
đó chọn lọc và phân loại chúng thành các nhóm có đặc điểm và yêu cầu xử lý khác nhau.
Đây là căn cứ để xác định quá trình tiếp theo sẽ làm gì cho các nhóm sản phẩm thu hồi.
+ Xử lý: các phương án xử lý thường là: tái sử dụng trực tiếp hoặc bán lại; Phục hồi sản
phẩm (sửa lại, làm mới lại, sản xuất lại, tháo để lấy phụ tùng...); và xử lý rác thải (thiêu
đốt, chôn lấp hoặc thải ra môi trường).
+ Đối với những sản phẩm, bao bì không thể xử lý được dưới các hình thức trên vì đã
hết khả năng sử dụng và tái chế, doanh nghiệp phải xử lý rác thải để loại bỏ theo quy
định luật pháp và môi trường, phân phối lại sản phẩm đã phục hồi. Giai đoạn này đề
cập đến các hoạt động logistics để đưa sản phẩm đã thu hồi quay trở lại dòng logistics
xuôi, tiếp tục đi tới thị trường như các hoạt động dự trữ, bán hàng và vận chuyển. - Ví
dụ: công ty Apple với chương trình Apple Trade In và tái chế. + Tập hợp:
Thu hồi sản phẩm: Apple cho phép khách hàng trả lại các thiết bị cũ như iPhone, iPad,
Mac, Apple Watch và các thiết bị khác để đổi lấy tín dụng hoặc thẻ quà tặng.
Điểm thu hồi: Khách hàng có thể mang sản phẩm đến các cửa hàng Apple Store hoặc
gửi qua đường bưu điện bằng các hộp và nhãn vận chuyển được Apple cung cấp. + Kiểm tra:
Kiểm tra tình trạng: Khi thiết bị được gửi về trung tâm logistics, đội ngũ kỹ thuật của
Apple kiểm tra tình trạng và đánh giá giá trị của thiết bị.
Phân loại sản phẩm: Thiết bị được phân loại dựa trên tình trạng: có thể tái sử dụng, cần
sửa chữa hoặc tái chế. + Xử lý:
Sửa chữa: Các thiết bị có thể sửa chữa sẽ được đội ngũ kỹ thuật của Apple xử lý và đưa
trở lại chất lượng sử dụng.
Tái chế linh kiện: Thiết bị không thể sửa chữa sẽ được tháo dỡ để tái sử dụng các linh
kiện hoặc nguyên liệu. Ví dụ, pin và các kim loại quý như vàng và bạc được tái chế.
Tiêu hủy: Các phần không thể tái sử dụng sẽ được tiêu hủy theo các quy trình bảo vệ
môi trường nghiêm ngặt. + Phân phối lại:
Bán sản phẩm đã sửa chữa: Các thiết bị đã qua sửa chữa được bán lại dưới dạng sản
phẩm đã qua sử dụng hoặc tân trang (refurbished) thông qua cửa hàng Apple hoặc trực tuyến.
Sử dụng linh kiện tái chế: Các linh kiện tái chế được sử dụng trong quá trình sản xuất
các thiết bị mới hoặc bán cho các đối tác tái chế.
Quản lý tồn kho: Sản phẩm và linh kiện tái chế được nhập kho và quản lý để đảm bảo
nguồn cung cấp ổn định.
=> Apple là một trong những công ty hàng đầu trong việc triển khai và tối ưu hóa quy
trình logistics ngược, góp phần bảo vệ môi trường và tối ưu hóa chi phí hoạt động, tăng doanh thu |48045915 .
Câu 19: Nêu cách và quy trình lựa chọn nhà cung ứng
Trong kinh doanh hiện đại, yêu cầu cải tiến năng suất và chi phí mua dẫn tới xu hướng
phát triển các quan hệ chặt chẽ với số lượng nhà cung ứng ít hơn nhưng hiệu suất cung
ứng cao hơn. Để có các nhà cung ứng có hiệu suất cao cần tìm kiếm, lựa chọn và đánh
giá các nhà cung ứng có tiềm năng từ đó phát triển các mối quan hệ lâu dài nhằm nâng giá trị cho mua.
Nhà cung cấp tiềm năng (potential supplier) là những doanh nghiệp (người bán) có khả
năng và điều kiện cung ứng tốt các đầu vào cho doanh nghiệp nhưng chưa thực sự tham
gia vào hoạt động trao đổi mua bán với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tìm kiếm sớm
các nhà cung ứng tiềm năng để chủ động cho các chiến lược mua cũng như những thay
đổi bất thường trên thị trường.
Quy trình lựa chọn nhà cung cấp tiềm năng B1: Chuẩn bị
Xác định rõ nhu cầu mua trong chiến lược mua dài hạn của doanh nghiệp. Trong nhiều
trường hợp cần lập nhóm làm việc để tập hợp những thành viên có khả năng nhất cho
mục tiêu lựa chọn nhà cung ứng dài hạn
B2: Tìm kiếm NCC tiềm năng: Phát triển tiêu chuẩn lựa chọn dựa trên nhu cầu đã xác
định, phù hợp với đặc điểm kinh doanh và nhà cung ứng.
B3: Nghiên cứu và lựa chọn: Liên hệ với các NCC tiềm năng, thu thập thông tin cụ thể và
xếp hạng họ dựa trên các chỉ số đánh giá.
B4: Xây dựng quan hệ: Tiếp cận và giao tiếp với nhà cung ứng tiềm năng cao để khai thác
chi tiết hơn về họ và thể hiện sự quan tâm.
B5: Lượng hóa và phát triển quan hệ: Những nhà cung ứng đạt tiêu chuẩn và độ tin cậy
cao sẽ được coi là đối tác tiềm năng. Tăng cường quan hệ thông qua các giao dịch mua
để xây dựng mối quan hệ lâu dài.
Câu 20 Nêu quy hoạch không gian và phân bố vị trí nhà kho
Quy hoạch không gian nhà kho đòi hỏi cân nhắc kỹ lưỡng để tối ưu hóa không gian và chi phí, đồng
thời nâng cao năng suất và hiệu quả trong quản lý kho. nguyên tắc và phương pháp cơ bản trong
quy hoạch và phân bố nhà kho:
1. Sử Dụng Tốt Không Gian Kho: -
Tính toán tổng dung lượng và sức chứa, xác định chiều cao hữu dụng và đường đi tối ưu cho
các dòng sản phẩm để tối đa hóa sử dụng không gian. -
Các giá để hàng và các thiết bị chứa hàng nên được sử dụng để tận dụng khônggian kho lên tới chiều cao có ích.
2. Tận Dụng Các Kỹ Thuật Di Chuyển Trong Kho: -
Hàng hóa nên di chuyển liên tục và với khối lượng lớn nhất có thể, qua đó tận dụng tốt công
suất và giảm thiểu lãng phí thời gian và hư hỏng. -
Bố trí hợp lý các tuyến đường di chuyển và khoảng cách giữa các giá, bục để hàng để đảm bảo hiệu quả vận chuyển.
3. Phù Hợp Với Đặc Trưng Hàng Hóa: -
Nắm vững đặc trưng tính chất hàng hóa để bố trí thích hợp trong kho, phân loại hàng hóa dựa
trên tần suất và khối lượng xuất nhập. -
Sản phẩm nặng và bán chạy nên được đặt ở vị trí dễ tiếp cận, trong khi hàng ít dùng có thể
được đặt ở vị trí xa hơn.
Quy Trình Quy Hoạch Mặt Bằng Nghiệp Vụ Kho
1. Tính Toán Diện Tích: - Phân biệt diện tích nghiệp vụ chính (bao gồm bảo quản, giao
nhận) và diện tích nghiệp vụ phụ (bao gồm phòng mẫu, thí nghiệm). -
Tính toán diện tích bảo quản dựa trên tải trọng trên m2 hoặc dunglượng của thiết bị bảo quản.
2. Bố Trí Sơ Đồ Vị Trí Các Loại Diện Tích: Đảm bảo tính liên đới và kế tiếp trong bố trí để
tối ưu hóa các hoạt động tiếp nhận và phát hàng.
3. Bố Trí Các Dòng Hàng Hóa: Tránh chồng chéo và ách tắc trong di chuyển, thuận tiện
cho các khâu tiếp nhận và phát hàng.
4. Xác Định Vị Trí Để Hàng: Áp dụng các phương pháp như "Mỗi chỗ một vật", phương
pháp phổ quát vị trí, hoặc FIFO để phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng loại hàng hóa.
Câu 21 : Bạn làm việc ở bộ phận thu mua cho Phenikaa Group có uy tín chuyên
sản xuất và phân phối sản phẩm đá nhân tạo Vicostone. Trong năm nay, Phenikaa
Group ra sản phẩm mới và đang cần lựa chọn các nhà cung cấp tiềm năng đối với
các NVL. Bạn hãy trình bày quy trình bạn dự định tiến hành để lựa chọn nhà cung
cấp tiềm năng cho sản phẩm mới?
B1: Chuẩn Bị : Xác định nhu cầu mua: Phân tích các yếu tố thị trường, sản xuất, tài chính
và nhân lực để xác định nhu cầu cụ thể của sản phẩm mới. Đánh giá tác động của các nhà
cung cấp đối với việc sản xuất và phân phối sản phẩm đá nhân tạo Vicostone.
Thành lập nhóm làm việc: Tập hợp những thành viên có kỹ năng và kinh nghiệm tốt nhất
trong lĩnh vực thu mua, sản xuất và phân tích thị trường để đảm bảo lựa chọn nhà cung cấp
một cách hiệu quả và lâu dài.
Bước 2: Tìm Kiếm Các Nhà Cung Cấp Tiềm Năng - Hình thành tiêu chuẩn lựa chọn: Dựa
trên các yếu tố như sức mạnh marketing, khả năng tài chính, và hiệu quả logistics để hình
thành các tiêu chuẩn cơ bản. |48045915
Tạo danh sách sơ bộ: Tuyển chọn nhà cung cấp tiềm năng từ các nguồn thông tin thị
trường, gợi ý từ các đối tác, hay từ các hiệp hội ngành nghề liên quan.
Bước 3: Nghiên Cứu và Lựa Chọn Nhà Cung Cấp
Thu thập thông tin: Từ các nhà cung cấp đã qua vòng tuyển chọn sơ bộ, thu thập các tài
liệu chi tiết như báo cáo tài chính, danh mục sản phẩm, chứng chỉ chất lượng.
Đặt tiêu chuẩn chi tiết: Phân độ quan trọng của các tiêu chí như chất lượng sản phẩm, độ
tin cậy giao hàng, dịch vụ khách hàng. Đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn này để xếp loại nhà cung cấp.
- Tính chỉ số D cho các doanh nghiệp, trong đó , trong đó di là điểm
đánh giá cho tiêu chí thứ i, và qi là trọng số (mức độ quan trọng) của tiêu chí đó.
- Tính toán này giúp xếp loại các nhà cung cấp dựa trên một chỉ số tổng hợp phản ánh
cả chất lượng và trọng số của từng tiêu chí đã đặt ra.
Bước 4: Xây Dựng Quan Hệ- Liên hệ chủ động: Tạo tương tác hai chiều với nhà cung cấp
tiềm năng, tập trung vào việc hiểu biết sâu rộng về họ qua các cuộc họp, thăm quan cơ sở sản xuất.
Giao tiếp thường xuyên: Tạo dựng mối quan hệ bền chặt bằng cách thường xuyên giao
tiếp, trao đổi thông tin và đưa ra phản hồi về cách cải thiện chất lượng và dịch vụ.
Bước 5: Lượng Hóa và Phát Triển Quan Hệ
Đánh giá và theo dõi: Theo dõi hiệu suất và độ tin cậy của nhà cung cấp trong một khoảng
thời gian nhất định để đánh giá khả năng duy trì mối quan hệ lâu dài.
Tích hợp vào mạng lưới cung ứng: Nếu nhà cung cấp đạt yêu cầu, tiến hành mua
hàng và tích hợp họ vào mạng lưới cung ứng hiện tại của doanh nghiệp, từ đó củng
cố quan hệ và hợp tác lâu dài.
Câu 22: Bạn đang làm việc cho công ty Vinfast xuất khẩu xe Vinfast từ Việt Nam
sang Hoa Kỳ. Trong quá trình lựa chọn nhà vận tải, công ty Vinfast nhận được hồ
sơ đăng ký của hai công ty: công ty A chuyên cung cấp dịch vụ vận tải biển và công
ty B chuyên cung cấp dịch vụ vận tải hàng không. Căn cứ vào lý thuyết về hai loại
hình vận tải và quy trình lựa chọn nhà cung cấp vận tải, bạn hãy trình bày bảng
đánh giá lựa chọn đơn vị vận tải?
Bước 1: Các tiêu thức:
- Chi phí vấn chuyển: Cước vận chuyển, Chi phí tại bến (xe, cảng, tàu), Chi phí
bảo hiểm và chi phí khác (chi phí thủ tục thông quan cho hàng xuất nhập khẩu)
- Thời gian vận chuyển: Tốc độ, Thời gian chuyển tải, Thời gian chờ vận chuyển
- Độ tin cậy: Tính ổn định về thời gian và chất lượng dịch vụ chuyên chở hàng hóa
trong những điều kiện xác định