Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Cánh diều
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 10 tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi giữa kì 1 các dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kèm theo.
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT LỚP 10 CÁNH DIỀU NĂM HỌC 2023 - 2024 I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Hoạt động sản xuất đóng vai trò là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của
đối tượng nào dưới đây: A. Con người. B. Người bán. C. Người mua. D. Nhà nước.
Câu 2: Hoạt động sản xuất là hoạt động con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các
sản phằm đáp ứng nhu cầu của đối tượng nào?
A. Đời sống nhà sản xuất. B. Đời sống xã hội.
C. Đời sống nhà đầu tư.
D. Đời sống người tiêu dùng.
Câu 3: Đâu không phải là một hoạt động của nền kinh tế nước ta?
A. Hoạt động phân phối - trao đổi.
B. Hoạt động sản xuất. C. Hoạt động giải trí. D. Hoạt động tiêu dùng.
Câu 5: Các đại lý sữa lấy sản phẩm từ những nhà sản xuất về bán lại cho người dùng. Trong
trường hợp này, các đại lý sữa đóng vai trò gì trong hoạt động kinh tế của thị trường? A. Trung gian. B. Chủ đạo. C. Quyết định. D. Tác động.
Câu 6: Hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng được gọi là gì? A. Sản xuất. B. Tiêu dùng. C. Trao đổi. D. Phân phối.
Câu 7: Trong nền kinh tế của nước ta, đâu là hoạt động cơ bản nhất đóng vai trò quyết định
các hoạt động còn lại?
A. Hoạt động phân phối. B. Hoạt động trao đổi.
C. Hoạt động sản xuất. D. Hoạt động tiêu dùng.
Câu 8: Công ty A lên kế hoạch và tạo ra các sản phẩm văn phòng phẩm như bút, thước kẻ,.
nhằm phục vụ cho việc sử dụng của người tiêu dùng đặc biệt là học sinh, sinh viên. trong
trường hợp trên, công ty A đã thực hiện hoạt động nào của nền kinh tế? 1 A. Hoạt động trao đổi.
B. Hoạt động phân phối. C. Hoạt động tiêu dùng.
D. Hoạt động sản xuất.
Câu 9: Công ty X chuyên sản xuất về bánh bao, trong quá trình tạo ra thành phẩm, nhà sản
xuất đã chia các yếu tố như nhân bánh, vỏ bánh và hộp bánh cho các đơn vị sản xuất khác
nhau. Trong trường hợp trên, nhà sản xuất đã thực hiện hoạt động gì của kinh tế?
A. Hoạt động phân phối. B. Hoạt động trao đổi.
C. Hoạt động sản xuất. D. Hoạt động tiêu dùng.
Câu 10: Việc con người sử dụng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu sản
xuất và sinh hoạt là đang thực hiện hoạt động kinh tế nào?
A. Hoạt động sản xuất. B. Hoạt động trao đổi.
C. Hoạt động phân phối. D. Hoạt động tiêu dùng.
Câu 11: Nước ta có bao nhiêu chủ thể chính tham gia trong nền kinh tế? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 12: Những người sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ và thị trường, đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của xã hội được gọi là gì?
A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể tiêu dùng. C. Chủ thể trung gian. D. Chủ thể nhà nước.
Câu 13: Hoạt động sản xuất là hoạt động tạo ra các sản phẩm. A. Vật chất. B. Tinh thần.
C. Vật chất và tinh thần.
D. Tiêu dùng và trao đổi.
Câu 14: Phân phối sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển khi nào?
A. Quan hệ phân phối phù hợp.
B. Quan hệ sản xuất phù hợp.
C. Quan hệ tiêu dùng phù hợp.
D.Quan hệ trao đổi phù hợp.
Câu 15: Các hình thức mua nhà, mùa đồ nội thất thuộc hoạt động nào của hoạt động kinh tế? A. Sản xuất. B. Phân phối. C. Tiêu dùng. D. Trao đổi.
Câu 16: Chỉnh thể thống nhất của một nền kinh tế bao gồm:
A. Sản xuất, tiêu dùng
B. Sản xuất, phân phối, tiêu dùng.
C. Sản xuất, phân phối, trao đổi.
D. Sản xuất, phân phối – trai đổi, tiêu dùng.
Câu 17: Nhận xét nào sau đây sai?
A. Tiêu dùng được coi là mục đích, động lực của sản xuất. 2
B. Sản xuất là gốc, có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.
C. Phân phối và trao đổi là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
D. tiêu dùng là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của con người.
Câu 18: Sản xuất là hoạt động có vai trò quyết định:
A. Mọi hoạt động của xã hội.
B. Các hoạt động phân phối – trao đổi, tiêu dùng.
C. Thu nhập của người lao động.
D. Kết quả sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu 19: Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng?
A. Động lực cho sản xuất phát triển.
B. “Đơn đặt hàng” cho sản xuất.
C. Điều tiết cho hoạt động trao đổi.
D. Quyết định phân phối thu nhập.
Câu 20: Bán hàng trực tuyến thuộc hoạt động kinh tế nào? A. Sản xuất. B. Tiêu dùng. C. Trao đổi. D.lưu thông.
Câu 20: Nền kinh tế đang suy thoái, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên phải thu hẹp sản
xuất, kéo theo nhiều lao động mất việc làm. Doanh nghiệp Y chọn giải pháp thương lượng
với người lao động cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, mỗi người chỉ đi làm bán thời
gian và hưởng mức lương bán thời gian, sau khi sản xuất ổn định sẽ được hưởng đầy đủ
mức lương. Việc làm của doanh nghiệp Y:
A. Chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
B. Đem lại lợi ích cho người lao động, công ty thiệt thòi.
C. Đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và công nhân.
D. Chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Câu 21: Một trong những trách nhiệm của chủ thể sản xuất là
A. Cung cấp thông tin trong các quan hệ mua - bản, sản xuất - tiêu dùng.
B. Cung cấp những hàng hoá, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khoẻ và lợi ích của con người trong xã hội.
C. Có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
D. Cung cấp những hàng hoá, dịch vụ.
Câu 22: Mục đích của chủ thể sản xuất là: 3 A. Lợi nhuận tối đa.
B. Thỏa mãn nhu cầu của xã hội.
C. Giải quyết các vấn đề xã hội. D. Tiêu dùng hàng hóa.
Câu 23: Chủ thể tiêu dùng có vai trò gì trong việc phát triển sản xuất? A. Tác động. B. Chi phối.
C. Định hướng, tạo động lực. D. Quyết định.
Câu 24: Việc lựa chọn tiêu dùng những hàng hóa thân thiện với môi trường, không sử dụng
những sản phẩm chế biến từ động vật hoang dã, sản phẩm của những doanh nghiệp gây ô
nhiễm, tàn phá môi trường, gây độc hại đến sức khỏe con người thể hiện nội dung gì của chủ thể tiêu dùng? A. Khái niệm. B. Bản chất. C. Vai trò. D. Trách nhiệm.
Câu 25: Công ty môi giới việc làm B lựa chọn hồ sơ những người đăng kí để gửi cho các
doanh nghiệp, cửa hàng cần người làm việc phù hợp với thông tin trên hồ sơ. Trong trường
hợp này, công ty B đang đóng vai trò chủ thể nào của nền kinh tế?
A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể trung gian. C. Chủ thể tiêu dùng. D. Chủ thể nhà nước.
Câu 26: Việc các nhà phân phối hàng hóa mua, trữ hàng, bán lại cho các đại lí hay nhà bán
lẻ giúp lưu thông hàng hóa hiệu quả thể hiện đặc điểm của chủ thể nào trong nền kinh tế?
A. Chủ thể nhà nước. B. Chủ thể tiêu dùng. C. Chủ thể trung gian. D. Chủ thể sản xuất.
Câu 27: Chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước có vai
trò quản lí nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế được gọi là gì?
A. Chủ thể nhà nước. B. Chủ thể tiêu dùng. C. Chủ thể trung gian. D. Chủ thể sản xuất.
Câu 28: Nội dung nào dưới đây không phải chức năng quản lí nhà nước về kinh tế?
A. Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế như xây dựng chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển, ban hành các chính sách, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực.
B. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội cho sự phát triển kinh tế.
C. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với lợi ích cá nhân, tổ chức.
D. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. 4
Câu 29: Chị C là nội trợ thường xuyên đi siêu thị để mua thực phẩm và các đồ gia dụng
trong gia dinh. Trong trường hợp này chi C đóng vai trò là chủ thể gì của nền kinh tế?
A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể tiêu dùng. C. Chủ thể trung gian. D. Chủ thể nhà nước.
Câu 30: Anh T là chủ của một công ty chuyên sản xuất giày dép, hằng ngày anh đến công ty
giám sát và hướng dẫn nhân viên cách làm ra sản phẩm chuẩn. Sản phẩm của công ty anh T
được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Trong trường hợp trên, anh T tham gia
vào nên kinh tế với vai trò là chủ thể gì?
A. Chủ thể nhà nước. B. Chủ thể sản xuất. C. Chủ thể trung gian. D. Chủ thể tiêu dùng.
Câu 31: Các lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để
xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ được gọi là gì? A. Thị trường. B. Cơ chế thị trường. C. Kinh tế. D. Hoạt động mua bán.
Câu 32: Thị trường lúa gạo, thị trường dầu mỏ, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị
trường bất động sản. . thuộc loại thị trường nào?
A. Thị trường theo vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch.
B. Thị trường theo phạm vi của quan hệ mua bán, giao dịch.
C. Thị trường theo chức năng.
D. Thị trường theo đối tượng giao dịch, mua bán.
Câu 33: Thị trường có những chức năng cơ bản nào?
A. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.
B. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế, chức năng thừa nhận.
C. Chức năng thừa nhận, chức năng thông tin, chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.
D. Chức năng thông tin, chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.
Câu 34: Đâu là nhận định sai khi nói về thị trường?
A. Thị trường là nơi thực hiện hoạt động mua và bán.
B. Người mua, người bán là một trong những yếu tố cơ bản của thị trường.
C. Chỉ có thể tìm đến thị trường thì con người mới thoả mãn được nhu cầu.
D. Mua - bán không phải là quan hệ của thị trường.
Câu 35: Xét theo phạm vi không gian, cà phê Việt Nam được bán ở những thị trường nào? 5
A. Thị trường nước ngoài.
B. Thị trường trong nước.
C. Thị trường trong nước và nước ngoài.
D. Thị trường một số vùng miền trong nước.
Câu 36: Việc thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản
xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá có bán được hay không và bán với giá như thế nào thể hiện
chức năng gì của thị trường?
A. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế. B. Chức năng hạn chế. C. Chức năng thông tin. D. Chức năng thừa nhận.
Câu 37: Vào mùa khai trường, các cơ sở sản xuất đã đầu tư thêm công nghệ in ấn mới để có thêm
những sản phẩm văn phòng phẩm sinh động, hữu ích phục vụ thị trường sử dụng bút, thước, tập
vở học sinh tại địa phương. Trong trường hợp này, các cơ sở sản xuất đã thực hiện chức năng gì của thị trường? A. Chức năng thừa nhận. B. Chức năng thông tin.
C. Chức năng điều tiết kích thích.
D. Chức năng điều tiết hạn chế.
Câu 38: Các yếu tố cấu thành thị trường gồm những thành phần nào?
A. người mua – người bán, cung – cầu, cạnh tranh. B. hàng hoá – tiền tệ.
C. người mua, người bán, giá cả, tiền tệ, hàng hóa. D. giá cả - giá trị.
Câu 39: Thị trường có mấy chức năng chủ yếu? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 40: Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau nhằm mục đích gì?
A. Xác định số lượng người mua.
B. Xác định số lượng hàng hoá, dịch vụ.
C. Xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
D. Xác định giá cả các mặt hàng.
Câu 41: Hành vi nào dưới đây không đúng khi tham gia vào các hoạt động kinh tế?
A. Doanh nghiệp bán lẻ H luôn sản xuất hàng hóa đảm bảo chất lượng, đóng thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
B. Trước tình hình dịch bệnh, nhu cầu mua thuốc của người dân tăng mạnh, nhà thuốc P cam kết
không tăng giá sản phẩm.
C. Bạn A giải thích cho người thân của mình về trách nhiệm của công dân khi tham gia các hoạt động kinh tế.
D. Xí nghiệp Y trong quá trình sản xuất đã để khói bụi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường và sức khỏe người dân. 6
Câu 42: Mở rộng các cửa hàng bán lẻ, đa dạng các mặt hàng, chú trọng đến yếu tố chất lượng,.
việc làm này cả cửa hàng A đã thể hiện vai trò gì đối với đời sống xã hội?
A. Giải quyết được vấn đề chất lượng của hàng hóa, tăng năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu của người dân.
B. Giải quyết nhu cầu việc làm, tăng năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu của người dân.
C. Kết nối giữa sản xuất với tiêu dùng, duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người dân.
D. Tạo ra sản phẩm vật chất, tăng năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.
Câu 43: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng?
A. Động lực cho sản xuất phát triển.
B. “Đơn đặt hàng” cho sản xuất.
C. Điều tiết hoạt động trao đổi.
D. Quyết định phân phối thu nhập.
Câu 44: Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất
kinh doanh hiệu quả là vai trò của chủ thể kinh tế nào? A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể tiêu dung. C. Chủ thể Nhà nước. D. Chủ thể trung gian
Câu 45: Chủ thể nào đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hàng hóa cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng A. Chủ thể trung gian B. Các điểm bán hàng C. Chủ thể sản xuất D. Doanh nghiệp Nhà nước
Câu 46: Trong các hành vi dưới đây, đâu là hành vi đúng của các chủ thể kinh tế?
A. Siêu thị N đưa ra chương trình khuyến mãi giảm giá 20% tổng hóa đơn đối với khách hàng
không sử dụng túi ni lông khi đến mua sắm.
B. Đàn gia cầm ở trang trại bị chết do dịch bệnh, ông K đem bán rẻ cho thương lái mà không
mang đi tiêu hủy để tránh làm lây lan dịch.
C. Gia đình H nuôi tôm theo đơn đặt hàng của CÔng ti xuất khẩu B. Tuy nhiên, do tôm không đạt
chất lượng, ông H đã bơm hóa chất vào tôm để không bị đền bù hợp đồng.
D. Doanh nghiệp D đã xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lí ra sông ngòi ở địa phương.
Câu 47: Hành vi nào thể hiện đầy đủ nhất trách nhiệm của chủ thể tiêu dùng khi tham gia trong nền kinh tế?
A. Anh K thường ưu tiên hàng hóa có giá rẻ mà không cần quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm.
B. Chị A lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; phê phán hành vi
trái pháp luật trong hoạt động kinh tế. 7
C. Cơ sở sản xuất kinh doanh của anh H tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
D. Ứng dụng mua bán hàng trực tuyến S kết nối thông tin trong các quan hệ mua-bán, tạo cơ hội
làm tăng giá trị hàng hóa và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng.
Câu 48. Thực hiện vai trò kết nối trong các quan hệ mua – bán, giúp cho nền kinh tế linh hoạt,
hiệu quả là vai trò của chủ thể kinh tế nào? A. Chủ thể Nhà nước. B. Chủ thể trung gian.
C. Người sản xuất kinh doanh. D. Người tiêu dung.
Câu 49: Khi người bán đem hàng hoá ra thị trường, hàng hoá nào thích hợp với nhu cầu của xã
hội thì bán được, điều đó thể hiện chức năng nào của thị trường?
A. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng.
B. Kích thích sự sáng tạo của mỗi chủ thể kinh tế.
C. Gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể.
D. Gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.
Câu 50: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng?
A. Động lực cho sản xuất phát triển.
B. “Đơn đặt hàng” cho sản xuất.
C. Điều tiết hoạt động trao đổi.
D. Quyết định phân phối thu nhập. II. TỰ LUẬN:
Câu 1: Em hãy kể tên một hoạt động kinh tế đang diễn ra trong đời sống hàng ngày và chia sẻ vai
trò của hoạt động này đối với đời sống xã hội?
Câu 2: Dịch bệnh COVID 19 khiến hoạt động tiêu dùng thay đổi như thế nào? Những thay đổi
trong hoạt động tiêu dùng có tác động như thế nào đến đời sống xã hội?
Câu 3: Thực hiện sản xuất xanh, giảm thiểu ô nhiễm và phát thải khí nhà kính hướng tới phát
triển bền vững không chỉ giúp doanh nghiệp Việt Nam hoà vào dòng chảy quốc tế mà còn mang
lại nhiều lợi ích thiết thực. Doanh nghiệp áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng như: sử
dụng các nguyên vật liệu, phương tiện tiêu thụ ít điện năng. . từ đó tiết kiệm chi phí, hạ giá thành
sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh, có cơ hội bước chân vào những thị trường khó tính” khi tạo ra
được những sản phẩm “xanh”, thân thiện với môi trường.
1/ Em hiểu thế nào là sản xuất xanh? 8
2/ Việc thực hiện sản xuất xanh sẽ mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp và xã hội?
Câu 4: Bán hàng trực tuyến là một hình thức kinh doanh được nhiều bạn trẻ thử sức vì không tốn
chi phí thuê mặt bằng, nguồn nhân lực, có thể cạnh tranh với các cửa hàng khác, mang lại nguồn
thu nhập hằng tháng thông qua sử dụng các công cụ truyền thông để quảng cáo các sản phẩm của
mình. Người tiêu dùng ngày càng thích sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến này vì có nhiều
tiện lợi. Tuy nhiên, hình thức bán hàng này cũng tiềm ẩn một vài nhược điểm như: mất thời gian
chờ đợi hàng hoá đến tay, sản phẩm nhận được đôi khi không đúng với quảng cáo. . Câu hỏi:
1/ Bán hàng trực tuyến thuộc hoạt động kinh tế nào? Hình thức bán hàng này Có tác động tích cực,
tiêu cực gì đến đời sống xã hội?
2/ Theo em, có biện pháp nào để hạn chế tác động tiêu cực của hình thức bán hàng trực tuyến?
Câu 5: Hiện nay, việc tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất từ nhựa trở nên phổ biến. Số lượng
bao bì nhựa, túi nilon, ống hút nhựa. . được sử dụng ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải
cũng tăng dần theo từng năm.
1/ Theo em, hoạt động tiêu dùng nêu trên có ảnh hưởng gì đến đời sống xã hội?
2/ Hãy đề xuất biện pháp để khắc phục hạn chế của hoạt động tiêu dùng này 9 10
Document Outline
- I.TRẮC NGHIỆM:
- Câu 2: Hoạt động sản xuất là hoạt động con người s
- Câu 3: Đâu không phải là một hoạt động của nền kin
- Câu 5: Các đại lý sữa lấy sản phẩm từ những nhà sả
- Câu 6: Hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu d
- Câu 7: Trong nền kinh tế của nước ta, đâu là hoạt
- Câu 8: Công ty A lên kế hoạch và tạo ra các sản ph
- Câu 9: Công ty X chuyên sản xuất về bánh bao, tron
- Câu 10: Việc con người sử dụng các sản phẩm hàng h
- Câu 11: Nước ta có bao nhiêu chủ thể chính tham gi
- Câu 12: Những người sản xuất, cung cấp hàng hoá, d
- Câu 13: Hoạt động sản xuất là hoạt động tạo ra các
- Câu 14: Phân phối sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển
- Câu 15: Các hình thức mua nhà, mùa đồ nội thất thu
- Câu 16: Chỉnh thể thống nhất của một nền kinh tế b
- Câu 17: Nhận xét nào sau đây sai?
- Câu 18: Sản xuất là hoạt động có vai trò quyết địn
- Câu 19: Nội dung nào sau đây không phải là vai trò
- Câu 20: Bán hàng trực tuyến thuộc hoạt động kinh t
- Câu 20: Nền kinh tế đang suy thoái, nhiều doanh ng
- Câu 21: Một trong những trách nhiệm của chủ thể sả
- Câu 22: Mục đích của chủ thể sản xuất là:
- Câu 23: Chủ thể tiêu dùng có vai trò gì trong việc
- Câu 24: Việc lựa chọn tiêu dùng những hàng hóa thâ
- Câu 25: Công ty môi giới việc làm B lựa chọn hồ sơ
- Câu 26: Việc các nhà phân phối hàng hóa mua, trữ h
- Câu 27: Chủ thể trong nền kinh tế thị trường định
- Câu 28: Nội dung nào dưới đây không phải chức năng
- Câu 29: Chị C là nội trợ thường xuyên đi siêu thị
- Câu 30: Anh T là chủ của một công ty chuyên sản xu
- Câu 43: Nội dung nào dưới đây không phải là vai tr
- II.TỰ LUẬN: