Đề cương ôn tập giữa học kỳ 1 Ngữ Văn 12 năm học 2023-2024

Đề cương ôn tập giữa học kỳ 1 Ngữ Văn 12 năm học 2023 - 2024. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 9 trang tổng hợp các kiến thức giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 12 0.9 K tài liệu

Thông tin:
9 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương ôn tập giữa học kỳ 1 Ngữ Văn 12 năm học 2023-2024

Đề cương ôn tập giữa học kỳ 1 Ngữ Văn 12 năm học 2023 - 2024. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 9 trang tổng hợp các kiến thức giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!

51 26 lượt tải Tải xuống
Trang 1
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIM TRA GIỮA HỌC I - LỚP 12
NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: NGỮ VĂN
A. KIẾN THỨC ÔN TẬP
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
I.1 KIẾN THỨC CHUNG
1. Phong cách ngôn ngữ:
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Phong cách ngôn ngnghthuật
- Phong cách ngôn ngbáo chí
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Phong cách ngôn ngkhoa học
- Phong cách ngôn nghành chính
2. Hệ thống kiến thức về phương thức biểu đạt:
- Phương thức biểu đt t s
- Phương thức biểu đt miêu t
- Phương thức biểu đạt biu cm
- Phương thức biểu đt thuyết minh
- Phương thức biểu đt ngh lun
- Phương thức biểu đt hành chính công v
3. Hệ thống kiến thức v các biện pháp tu t:
3.1. Biện pháp tu từ từ vựng
- So nh: Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cth c đng đến trí ởng ợng,
gợi hình dung và cảm xúc
-Ẩn dụ: Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, g trbiểu đạt cao, gợi những liên tưởng
ý nhị, sâu sắc.
-Nhân hóa: Làm cho đối tưng hiện ra sinh động, gần gũi, tâm trạng và có hồn gần với con
người
-Hoán dụ: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi nhng liên tưởng ý vị, sâu sắc
-Điệp từ/ngữ/cấu trúc: Nhn mạnh, đm ấn tượng tăng g trị biểu cảm, tạo âm hưởng
nhp điệu cho câu văn, câu thơ.
-Nói gim: m giảm nhẹ đi ý mun nói (đau thương, mất mát) nhm thhiện sự trân trọng
-Thậm xưng: Tô đậm, phóng đại về đối tượng.
-Câu hi tu từ: Bộc lộ, xy sâu cảm xúc (có thể là nhng băn khoăn, ý khng định…)
-Đối : Tạo sự cân đi, đăng đối hài hòa cho sự diễn đạt, nhằm thhiện ý nghĩa nào đó.
-Đảo ngữ: Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm về phần được đảo lên.
3.2. Biệp pháp tu từ cú pháp:
- Phép lp cú pháp: Lp cú pháp là to ra nhng câu hoc nhng đoạn câu chung mt kiu
cu tạo pháp, làm cho câu văn tính chất cân đối, vi dụng ý tác đng v nhn thc
hoc vnh cm.
- Phép lit kê: Lit ch sp xếp ni tiếp nhng đơn v pháp đng loại (nhưng khác
nhau v t ng) nhm to ra những ý nghĩa b sung v mt nhn thc hoc th hin ch
đánh giá, cảm xúc ch quan vc s vật được đưa ra.
- Phép chêm xen: Chêm xen là cách đưa thêm t ng (có khi mt t hp t có dng mt câu
trn vẹn) vào câu, nng không thiết lp quan h ng pháp vi phn câu cha chúng, nhm
chi tiết hóa s vic, m cho li văn linh hoạt, nêu nhn xét ca người thut chuyn, b sung
nhng tin mang nhng mc đích rất khác nhau.
4. Hệ thng kiến thức vc phép liên kết
Trang 2
- Phép ni
-> Tác dng: Liên kết câu, to nên quan h ng nghĩa giữa c câu: quan h b sung, tương
phn, nguyên nhân h qu, thi gian.
- Phép thế
-> Tác dng: Liên kết câu, tránh lp t ng.
- Phép tỉnh lược
->Tác dng: Liên kết câu, tránh lp t.
- Phép lp t vng
->Tác dng: Ln kết câu, nhn mnh ý.
- Phép liên tưởng
->Tác dng: Liên kết các câu cùng hướng v ch đ chính của văn bn, bc l rõ ni dung.
5. Hệ thống kiến thức về các kiểu câu, thành phần câu
5.1. Các thành phần của câu.
a. Các thành phần chính của câu.
- Chủ ngữ : Là thành phần chính ca câu. Chủ ngữ thưng là danh từ, đại từ, hoặc cụm danh
từ. Đôi khi cả tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ cũng có khnăng làm chngữ.
- Vị ng thành phần chính của câu.Vị ngữ thường động từ hoặc cụm đng từ, nh từ
hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
b. Các thành phần phụ trong câu
-Trạng ng:Trạng ngữ thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa
cho cả cm chủ vtrung tâm. Trạng ngữ thường nhng từ chthời gian, địa điểm i chốn,
mục đích, phương tiện, ch thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm,
nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện. Trạng ng thể một từ, một ngữ hoặc mt
cụm ch vị.
- Định ng: Định ngữ là thành phần phtrong u tiếng Việt.Nó giữ nhiệm vụ bổ nghĩa cho
danh từ (cụm danh từ). có th là một từ, một ngữ hoặc một cụm C-V.
- Bổ ngữ: Bổ ngữ thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để bnghĩa
cho động từ haynh từ đógóp phần tạo thành Cụm động từ hay Cm tính từ.
- Khởi ngữ: Khởi ngữ là thành phần u đng trước chủ ngữ đ nêu lên đề tài được i đến
trong câu.Vị trí: đứng trước chủ ng (đứng đầu câu) hoc đng sau chủ ngữ, trước vị
ngữ (đứng giữa câu). Chức năng: nêu lên đề tài trong câu với ý nhấn mạnh.
c. Các thành phần biệt lập trong câu.
- Thành phn tình thái:Thhiện cách nhìn của ni nói đối với sự việc được nói đến trong
u.
- Thành phần cảm thán: Bộc lộ tâm lý của người i (vui, buồn, mừng, giận…).
- Thành phần gọi đáp:Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
-Thành phần phụ chú: Dùng đ bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Vị trí
giữa hoc cuối câu.
5.2. Các kiểu câu
a.Theo cấu trúc ngữ pháp
- Câu đơn: Là câu chỉ có một vế câu (1 cm C-V)
- Câu rút gọn/ tỉnh lược: Khi trò chuyện trực tiếp những u lược bỏ bộ phận chính
người nghe vẫn hiểu đúng ý.
- Câu đặc biệt: Nhng u diễn đt ý trọn vn ch do một tngữ tạo thành không xác định
được đó là chủ ngữ hay vngữ thì gi là câu đc biệt
-Câu ghép: câu từ 2 vế trở lên,mỗi vế câu thường cấu tạo giống câu đơn (có đ cụm
Chủ – Vị)
Trang 3
+Câu ghép đng lập:c vế độc lập không ph thuộc vào nhau về mặt ý nghĩa, giữa các vế câu
có từ chỉ quan hệ hoặc du phẩy, dấu hai chấm, …
+ Câu ghép chính phụ:chỉ có hai vế câu. Vế chính và vế phụ có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau v
ý nghĩa và gn với nhau bằng cặp từ chỉ quan h.
-Câu phc: là câu có t hai kết cu c-v tr n, trong đó có mt kết cu c-v làm nòng ct, các
kết cu c-v còn li b bao hàm trong kết cu c-v làm nòng ct đó.
b. Theo mục đích phát ngôn
- Câu trần thuật (hay n gọi câu kể), dùng đ kể, tả, nhận định, giới thiệu một sự vật, sự
việc.
- u nghi vấn (hay còn gọi câu hỏi), chủ yếu ng đhỏi (hi người hỏi chính mình).
Đôi khi, dùng vào mục đích khác (cảm thán/ cầu khiến).
- Câu cầu khiến: dùng để: cầu khiến (ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo), khẳng đnh hoặc
phủ định, bộc l tình cảm, cảm xúc. Khi viết thường kết thúc bằng du chấm than (!),
nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì th kết thúc bng du chm (.).
- Câu cảm thán:Dùng để bc lộ cảm c trực tiếp ca người nói (người viết). Có nhng từ ngữ
cảm thán. Cuối câu thường kết thúc bằng dấu chm than (!).
I.2. CÁC CP Đ KIN THC
Ng liu: Thơ Việt Nam 1945 1975 (Ng liu ngoài sách giáo khoa)
c cấp đ kiến thc: (Xem cấu trúc đề thi)
II/ LÀM VĂN
II.1/ KIẾN THỨC CHUNG
1/ Kiến thức v viết đonn, bài văn
2/ Các thao c lập luận:
- Thao tác lập luận giải thích
-Thao tác lập luận phân tích
- Thao tác lập luận chứng minh
- Thao tác lập luận bình luận
- Thao tác lập luận bác bỏ
- Thao tác lập luận so sánh
- Biết xác định các thao tác lập luận chính và vận dụng kết hợp các thao tác lập luận thích hợp
để viết đoạn văn nghị luận xã hội và bài văn nghị luận văn hc.
II.2/ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Vận dụng kiểu bài nghị luận về mt tư tưởng đạo lí, viết đoạn văn khoảng 150 chữ về một
vấn đnào đó gợi ra từ yêu cầu ca đ.
Nhận biết
- Xác định đưc tư tưởng đạo lí cần bàn luận.
- Xác định đưc cách thức trìnhy đoạnvăn.
Thông hiểu
- Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng đạo lí.
Vận dụng
- Vn dụng c kĩ năng dùng từ, viết u, các phép liên kết, c phương thức biểu đạt, c thao
c lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm ca bn thân về tư tưởng đạo.
Vận dụng cao
- Huy động được kiến thức và trải nghiệm ca bn thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí.
- ng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho li n có giọng điệu, hình nh; đoạn văn gu
sức thuyết phục.
II.3/ NGHỊ LUN VĂN HC
II.3.1. C CẤP ĐỘ KIN THỨC
Trang 4
*Tác phm: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Nhận biết:
- Nhận biết kiểu bài nghị luận; vấn đ cần nghị luận.
- Giới thiệuc giả, tác phẩm, đoạn trích.
- u ni dung khái quát của văn bản/đoạn trích.
Thông hiểu:
- Diễn giải những đặc sắc v nội dung và nghthuật của văn bn/đoạn trích: luận điểm -
tưởng, ch lập luận chặt chẽ, sắc bén, cách đưa dn chng sinh động, thuyết phục, sử dụng
ngôn ngữ chính xác, gợi cảm.
- giải được một số đặc điểm bản của văn chính lun được thhiện trong văn bản/đoạn
trích.
Vận dụng:
- Vận dụng các năng dùng từ, viết u, c phép liên kết, các phương thức biểu đạt, c thao
c lập luận để phân tích nội dung, nghệ thuật của văn bnon trích.
- Nhận xét về nội dung nghệ thuật của văn bản/đon trích; vị trí và đóng góp ca tác giả.
Vận dụng cao:
- So nh với các tác phẩm chính lun khác,liên hệ với thực tiễn;vận dụng kiến thức luận n
học đ đánh giá, làm nổi bật vn đề nghị luận.
- ng tạo trong diễn đạt, lập luận m cho li văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn gu sức
thuyết phục.
* Tác phẩm: TÂY TIẾN, VIỆT BẮC, ĐT NƯỚC
Nhận biết:
- c định được kiểu bài nghị luận; vn đcần nghị luận.
- Giới thiệuc giả, bài thơ, đoạn thơ.
- u đưc nội dung cảm hứng, nh tượng nhân vt trữ tình, đặcđiểm ngh thuật,... ca
bài thơ/đoạn thơ.
Thông hiểu:
- Diễn giải những đặc sắc về nội dung và ngh thuật của các bài thơon thơ theou
cầu của đề bài: hình ảnh hai cuộc kháng chiến và những tình cảm u nước thiết tha, những suy
nghĩ và cảm xúc riêng trong sáng; tính n tộc và những tìm tòi vthể loi, từ ngữ, hình
ảnh,...
- giải một số đc điểm cơ bản của thơ Việt Nam 1945 1975 đưc thể hiện trong bài thơ/đoạn
thơ.
Vận dụng:
- Vận dụng các năng ng từ, viết u, c phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao
c lập luận để phân tích, cảm nhận v nội dung, nghệ thut của bài thơ/đon thơ.
- Nhận xét về nội dungnghthuật ca bài thơ/đoạn thơ; vị trí và đóng góp của tác giả.
Vận dụng cao:
- So sánh vi c bài tkhác, liên hệ với thực tiễn; vn dụng kiến thức luận nhọc để đánh
giá, làm nổi bật vn đề nghlun.
- ng tạo trong diễn đạt, lập lun làm cho lời văn giọng điệu, hình nh; bài n giàu sức
thuyết phục.
II.3.2. C PHẨM ÔN TẬP
1. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
a. Tác giả
Sự nghiệp, quan điểm sáng tác, di sản văn học, phong cách nghệ thuật:
b. Tác phm
* Hoàn cảnh ra đi:
Trang 5
- 19/8/1945: CM thángm thành công.
- 26/8/45: HCM từ VB v HN soạn thảo
- 2/9/45: Thay mặt CPLT nước VNDCCH, HCM đọc bn TN trưc Qung trường Ba Đình
Hà Nội.
* Mục đích, đối tượngớng đến
Mục đích:
+ Khẳng định quyn độc lập dân tộc; Bác bỏ luận điệu XL của CN thực dân; Biểu dương sức
mạnh ca nhân dân ta
Đối tượng:
+ Quốc dân đng bào VN, nhân dân thế giới, lực lượng thù địch và cơ hi( TDP)
* Giá trị của bản Tuyên ngôn Độc lập:
- Giá trị lịch sử, giá trị tư tưởng, giá trị văn học...
c. Nội dung chính
Phần 1: u nguyên lí chung v quyn bình đng tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con ngưi và
c dân tộc.
- Trích dn tuyên ngôn nước Mĩ “….” (về Nhân quyền)
- u ý kiếnsuy rng ra” ...( v Dân quyền - quyền dân tộc)
- Khẳng định lại bằng li Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền cu nước Pháp...”
- Khẳng định: “Đó những lẽ phải...”
Ý nghĩa:
+ Đề cao tính phổ biến của chân lí - Khẳng địnhn tộc VN đang đi theo chân lí, lẽ phải (chính
nghĩa)
+ Chỉ trích nhằm bác bỏ lun điệu xâm lược của CNTD.
+ Phát triển quyền Con người thành quyềnn tộc - khẳng định mọi dân tộc có quyền tự quyết
định lấy vn mệnh ca nh.
+ Đặt ch mạng VN ngang hàng CMTG - Tạo thế chính trị, văn hoá cho bản tuyên ngôn
trước thế giới.
Phần 2: Tố cáo tội ác ca TDP, Khng đnh thực tế lịch sử.
Tố cáo tội ác của TDP:
* Cách lập luận: Diễn dịch
- Từ khái quát ti ác“ ...” đến kể ra từng ti ác cụ thể “...” :
+ TDP đã phn bội và chà đạp n chính ngun t tiên h y dựng Thế mà …trái với
nhân đạo và chính nghĩa
+ Vch trần bn chất xảo quyệt, chính sách tàn bo, man rợ, âm u thâm độc của TDP bằng
nhng lí lẽ và sự thật lịch sử về chính trị…vkinh tế…”
+ Lên án trong 5 năm, P đã 2 lần bán nước ta cho Nhật.
* Lên án tội ác chồng cht dã man ; Bác bỏ luận điệu “ khai hoá”, “bảo hộ”, luận điệu tái chiếm
Đôngơng ca TDP.
Tác giả sử dụng hình ảnh gợi tả, phép liệt kê, lối diễn tả trùng đip... vừa bc lộ ng m thù
giặc vừa thể hiện nỗi đau trước cảnh đất nước bị xâm lưc...
Khẳng định thực tế lịch sử:
- u cao tinh thn đấu tranh kn cường để giành độc lập tự do của nn dân ta...
-Khẳng định “Từ 1940, VN đã thành thuộc địa của Nhật...”
- Khẳng định dân tc ta có lòng nhân đạo bác ái...
- Lập luận bằng ý ơng phản: TDP độc ác, man nhưng nhân n ta vẫn kiên ng đu
tranh, khoan hồng...
Phần 3: Tun bố độc lập.
- Khẳng định hưởng tự do độc lập là quyn ca nước Việt Nam và điều đó đã là hiện thực.
Trang 6
- Kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu ca TDP cũng bộc lộ quyết m của n tộc
Việt Nam...
+ Vừa nêu nhiệm vụ trọng đại...
+ Vừa thách thức trước kẻ thù...
+ Vừa c vũ động vn tinh thần đấu tranh...
Lời lẽ trịnh trọng, có tính khẳng định mạnh mẽ, có tính chất hiệu triệu...
2. TÂY TIN
a. Tác giả Quang Dũng:
- 1921 1988, quê ở Hà Tây.
- nhà thơ, chiến sĩ, đa tài, có hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu lãng mn, tài hoa.
- Sau CMT8, gia nhp Quân đi, từng làm Đi đội trưởng đơn vị Tây Tiến.
- Tác phẩm chính: Mây đầu ô, Thơ n Quang Dũng.
b. Tác phm
*Hoàn cảnh ra đi
- Sáng tác cuối 1948, khi Quang Dũng đã chuyển sang đơn vị khác, xa Tây Tiến.
- i thơ viết vđơn vị Tây Tiến, thành lập 1947, có địan hoạt động rộng lớn…phần đông
chiến sĩ là thanh nn, sinh viên Hà Nội nênsống trong điều kiện gian khổ, h vn lạc quan
yêu đời và chiến đấu dũng cảm.
*Cảm hứng, ch đề:
- Bài thơ là nỗi nhớ của Quang Dũng về những kỉ niệm vi đoàn quân y Tiến gắn liền với
khung cảnh thiên nhiên miền Tây.
- Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp hào hùng, ng mạn của người lính TT. Đồng thi thể hiện nỗi nh
da diết của tác giả vđoàn binhy Tiến một thời hào hùng và bi tráng.
*Bút pháp và cảm hứng sáng tác:
- Bút pháp lãng mạn
- Cảm hứng bi hùng
c. Nội dung chính:
- 14 câu thơ đầu: Bức tranh thn nhn núi rừng miền Tây và hình ảnh người lính trên chặng
đường hành quân trong cảm xúc nhớ “chơi i.
+ Bức tranh thiên nhn được mở ra theo không gian thi gian vừa hùng vĩ, hoang sơ, hiểm
trở vừa nên thơ thi vị…
+ Hình ảnh người lính trong thế tương phản với uy lực của thiên nhiên, thể hiện vđẹp phi
thường bi dũng khí tinh thần, tâm hn lãng mạn, lý tưởng sống đp
- 8 câu thơ tiếp: mu tả khung cảnh đêm liên hoan và lần vưt thác
+ Cnh đêm liên hoan văn nghchung vui với người dân bn xứ giữa núi rừng miền Tây
thấm đưm nghĩa tình.
+ Thiên nhn sông c miền y một chiều sương hư ảo. Sự hoà điệu giữa ngưi và cảnh
ta nên bức tranh đẹp mơ màng, lãng mạn, tráng lệ.
- 8 câu tiếp: Bức chân dung người lính Tây Tiến trong nỗi “nhớ chơi vơi” của tác giả.
+ Hình ảnh người lính trong cuộc sống quân ngũ: kiêu dũng, hn ngang lẫm liệt,m hồn trẻ
trung yêu đời mộng mơ lãng mạn ...
+ Hình ảnh ngưi lính trong sự hi sinh:đậm chất bi hùng.
- 4 câu cuối:
- Khẳng định lí tưởng chiến đấu của người lính, tinh thần vì nghĩa lớn Người đi không hn
ước”
- Khng đnh tình cảm của tác giả mãi gắn với đồng đội Hồn về Sầm Nứa chẳng v
xuôi”.
d. Nghệ thuật:
Trang 7
- Bút pháp lãng mạn.
- Ngôn từ giàu sức gợi, các biện pháp tu từ được sử dụng đầy hiệu quả, âm hưởng lời thơ thể
hiện sắc thái nỗi nhớ da diết.
3. VIỆT BẮC
a.Tác giảTố Hữu:
- Cuc đời, chng đường cách mạng, chặng đường thơ, phong cách nghệ thut.
b. Tác phm
* Hoàn cảnh ra đời:
- Sau chiến thắng ĐBPhủ (5/1954).
- 10/1954 cơ quan TW ca Đảng và Chính ph rời chiến khu Việt Bc về HNi.
- Cảm xúc được khơi gợi từ không khí lịch sử cuc chia tay với VB. Cuc chia tay giữa
đồng bào đồng chí từng gắn bên nhau trong một chiến hào, với chuỗi thời gian 15 m
gian laohào hùng…
* Cảm xúc chủ đạo của đoạn trích:
- Hồi tưởng đy xúc đng ân nh ca người cán b kháng chiến với thiên nhn và con
người VB, với cuộc sống kháng chiến chiến khu trong chặng đuờng 15 năm đã qua.
* Thể loại, cấu tứ, bố cc:
- Thể thơ lục bát ( thể thơ truyền thng của dân tộc, nhịp thơ uyển chuyn, phép tiểu đối...)
- Cu tứ: Kết cấu đối đáp giao duyên trong ca dao dân ca truyền thng với li xưng hô bằng
hai đại từ “ta” và “mình”(kngười đi).
→ Chuyện nghĩa tình Cách mạng, kháng chiến đến với lòng ngưi bằng con đường của tình
yêu.
n hỏi, bên đáp; người bày t m sự, ngưi ứng đồng vng đã mở ra bao nhu kỉ
niệm vmt thời Cách mạngkháng chiến gian khổ hào hùng, mở ra bao nhiêu nỗi niềm
nhớ thương. Bên ngoài đối đáp còn bên trong độc thoại sự phân thân, nhập vai của
chủ thể trữ tình...
- i thơ là khúc tình cang là khúc hùng ca vcáh mạng về K/C
c. Nội dung chính:
- 8 câu đu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng con người
+ Cuộc chia tay lịch sử nhưng u luyến bịn rịn rất cảm đng. Hai tâm hồn sự hô ứng
đồng vọng: ngưi ở khao khát đưc gắn bó thu chung, người đi lắng nghe được nỗi lòng k
mà đáp lại tha thiết
+ Mạch ngầm tri âm giữa những ngưi đã từng sống nghĩa tình gn bó.
- 82 câu tiếp: Tiếngng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến
+12 u hỏi: những u hỏi tuôn trào, hỏi ngưi, hỏi mình...tâm sự với chính mình. Người
hỏi như bcuốn vào những kỉ niệm của một thời không thể o quên, hỏi nhưng vừa th hiện
tình cảm sâu đậm của mình vừa khao khát được đáp lại tình yêu thương.
+72 câu tiếp : Lời đáp của người đi: Khẳng đnh tấm lòng thuỷ chung son sắt; Nỗi nhớ Việt
Bắc, Nỗi nhvmột VB hoà quyện thm thiết giữa cảnh và người, Nỗi nhớ những kỉ niệm
kháng chiến…
d. Nghệ thuật:
- Sử dng nhuần nhuyn các ththơ dân tộc: lục bát, song thất lc bát..
- Vận dụng c chất liệu ca dao tục ngữ, thành ngữ , lối ăn tiếng nói quen thuc của nhân
dân.
- c biện pháp nghệ thuật truyền thống: phép điệp, phép đối, ẩn dụ, so sánh…
- Phát huy tính nhạc qua vần điệu, nhịp, từ láy…
4. Bài: ĐẤT NƯỚC
a.Tác giả Nguyễn Khoa Điềm:
Trang 8
- Sinh 1943, quê ở Thừa Thiên Huế. Sinh trưởng trong một gia đình trí thức có truyền thống
yêu nước và tinh thần cách mạng.
- Học tập và trưởng thành trên miền Bc, tham gia chiến đấu và hot động n nghệ miền
Nam. Từng giữ chức v quan trọng trong Hội nhà văn Việt Nam, trong BChính trị.
- Thơ Nguyễn Khoa Điềm: kết hợp giữa cảm c nồng nàn suy u lắng của người trí
thức về Đt Nước, con ni Việt Nam→ giọng thơ trữ tình chính luận.
b. Tác phm
* Trường ca: Mt đường khát vọng”
- Sáng c tại chiến khu Trị - Thn từ 1971 đến 1974, in lần đu xuất bản ra Bắc, gồm 9
chương.
- Viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam: nhận rõ bmt xâm lược
của đế quốc Mỹ, hướng về Đt Nước, Nhân dân, ý thức được smệnh của nh, xung đường
đấu tranh.
* Phần trích “Đất Nước”:
- Vị trí: phần đầu ca chương V→ điểm tựa tưởng ca c phẩm: sthức tỉnh ca thế hệ
trẻ...
- Cm hng Đất Nước: Cm nhận, phát hiện về Đất Nước trong cái nhìn tổng hợp, toàn vẹn,
mang đậm tư tưởng nhân dân.
c. Nội dung chính:
- Phần 1(42 câu đầu): Cách cảm nhn độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất
nước; từ đó khơi dậy ý thức v trách nhiệm thiêng lng với nhân dân, đất nước.
+ Chín dòng thơ đu: Suy ngẫm về ngun gốc hình thành ca đất nước: Đất Nước được hình
thành từ những gần gũi, bình dị, thân thiết, gắn trong cuộc sống hằng ny của mỗi con
người, mỗi gia đình, vi phong tục tập quántừ lâu, có từ những truyền thuyết xa xưa...Cảm
nhn ở chiều sâu văn hoá và lịch sử
+ Chín ng thơ tiếp: Đất ớc sự hòa quyn không thể tách rời giữa nhân với cộng
đồng dân tc: Đất Nước không chỉ là núi sông, rừng biển còn là kng gian gần gũi với cuộc
sống mỗi ngưi, với tình u đôi lứa, không gian sinh tồn của cộng đồng n tộc qua bao thế
hệ→ Cảm nhnkhông gian địa lý và thời gian lịch sử.
+ Đoạn còn lại: Hướng v cội nguồn và ý nghĩa thiêng liêng của đất nước để nhắc nhở trách
nhiệm: Đất Nước kết tinh hoá thân trong mi người...ĐN là sự thống nhất giữa cái chung cái
riêng. Mạch thơ hướng về cội nguồn, suy ngẫm về trách nhiệm: Từ nhận thức→ nh cảm→ nh
động.
- Phần 2 (Còn lại): Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được cảm nhận qua ba chiều về đất
nước.
+ Tkhông gian địa lí: hướng v những thắng cảnh (...)→ khẳng định những cảnh quan
trong thiên nhiên chỉ tr thành thắng cảnh khi được gắn liền với con ni, được tiếp nhận cảm
thụ qua tâm hồn của nhân dân, qua lịch sử ca dân tc.
+ Nhìn vlịch sử bốn nn năm của Đt Nước→ ớng về những người danh để cảm
nhn
khng định: họ giản dị nhưng đại vì đã m ra Đất Nước...Khẳng định công lao của nhân
dân trong việc làm ra Đt Nước ( tư tưởng mới m)
+Trở về với ngọn nguồn phong phú, đẹp đẽ của văn hoá văn học dân giankhẳng định:
vẻ đẹp tinh thn ca Nhân dân - bn sắc văn hóa của n tộc tìm thấy trong ca dao dân ca, truyện
cổ: Đắm say trong tình yêu; Quý trọngnh nghĩa; Quyết liệt trong căm thù và chiến đấu.
Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân” được nhận thức sâu sắc, mới mẻ ở vai trò và những
đóng góp to lớn, nhng hy sinh ca nhânn trong lịch sử đấu tranh.
d. Nghệ thuật:
Trang 9
- Giọng thơ trữ tình-chính luận sâu lắng thiết tha.
- Chất liệu của văn a, văn hc dân gian được sử dụng nhun nhị, sáng tạo.
- Hai từ Đất Nước đưc viết hoa trang trọng…
B CẤU TRÚC ĐTHI:
I/ Đc-hiu (3,0 điểm):
Phn dn Thơ Việt Nam 1945 1975 (Ng liu ngoài sách giáo khoa)
u 1,2 (1.5 điểm)
*Nhận biết
Nhn din đưc mt trong các yếu t sau:
- c định được th thơ, phương thc biểu đt ca bài thơ/đoạn thơ.
- c định được đ tài, hình tưng nhân vt tr tình trong bài thơ/đon thơ.
- Ch ra các chi tiết, hình nh, t ng, bin pháp tu t... trong bài thơ/đoạn thơ.
Câu 3 (1.0 điểm)
* Thông hiu
- Hiểu được đ tài, khuynh hướng tư tưởng, cm hng thẩm mĩ, ging điệu, tình cm ca nhân
vt tr tình, nhng sáng to v ngôn ng, hình nh ca bài thơ/đoạn thơ.
- Hiu nhng đặc sc v ni dung và ngh thut của thơ Việt Nam t sau Cách mng tháng
Tám năm 1945 đến 1975 được th hiện trong bài thơ/đoạn thơ.
Câu 4 (0,5 điểm)
* Vận dng thấp
- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; bày tỏ quan điểm ca bn thân về
vấn đđặt ra trong bài thơ/đoạn thơ.
- Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.
II/ Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 đim): Viết đoạn văn nghị lunhi (150 ch), ngh lun v tư tưởng đo lí.
Câu 2 (5,0 đim): Viết bài văn ngh lun văn học: Ngh lun v mt đoạn thơ, bài thơ hoặc
Ngh lun v mt tác phẩm, đoạn trích văn chính lun.
-----------Hết--------------
| 1/9

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - LỚP 12 NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN
A. KIẾN THỨC ÔN TẬP I. PHẦN ĐỌC HIỂU I.1 KIẾN THỨC CHUNG
1. Phong cách ngôn ngữ:
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Phong cách ngôn ngữ hành chính
2. Hệ thống kiến thức về phương thức biểu đạt:
- Phương thức biểu đạt tự sự
- Phương thức biểu đạt miêu tả
- Phương thức biểu đạt biểu cảm
- Phương thức biểu đạt thuyết minh
- Phương thức biểu đạt nghị luận
- Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ
3. Hệ thống kiến thức về các biện pháp tu từ:
3.1. Biện pháp tu từ từ vựng
- So sánh:
Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng,
gợi hình dung và cảm xúc
-Ẩn dụ: Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.
-Nhân hóa: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn gần với con người
-Hoán dụ: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc
-Điệp từ/ngữ/cấu trúc:
Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm, tạo âm hưởng
nhịp điệu cho câu văn, câu thơ.
-Nói giảm: Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói (đau thương, mất mát) nhằm thể hiện sự trân trọng
-Thậm xưng:
Tô đậm, phóng đại về đối tượng.
-Câu hỏi tu từ: Bộc lộ, xoáy sâu cảm xúc (có thể là những băn khoăn, ý khẳng định…)
-Đối : Tạo sự cân đối, đăng đối hài hòa cho sự diễn đạt, nhằm thể hiện ý nghĩa nào đó.
-Đảo ngữ: Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm về phần được đảo lên.
3.2. Biệp pháp tu từ cú pháp:
- Phép lặp cú pháp: Lặp cú pháp là tạo ra những câu hoặc những đoạn câu có chung một kiểu
cấu tạo cú pháp, làm cho câu văn có tính chất cân đối, với dụng ý tác động về nhận thức hoặc về tình cảm.
- Phép liệt kê: Liệt kê là cách sắp xếp nối tiếp những đơn vị cú pháp đồng loại (nhưng khác
nhau về từ ngữ) nhằm tạo ra những ý nghĩa bổ sung về mặt nhận thức hoặc thể hiện cách
đánh giá, cảm xúc chủ quan về các sự vật được đưa ra.
- Phép chêm xen: Chêm xen là cách đưa thêm từ ngữ (có khi là một tổ hợp từ có dạng một câu
trọn vẹn) vào câu, nhưng không thiết lập quan hệ ngữ pháp với phần câu chứa chúng, nhằm
chi tiết hóa sự việc, làm cho lời văn linh hoạt, nêu nhận xét của người thuật chuyện, bổ sung
những tin mang những mục đích rất khác nhau.
4. Hệ thống kiến thức về các phép liên kết Trang 1 - Phép nối
-> Tác dụng: Liên kết câu, tạo nên quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu: quan hệ bổ sung, tương
phản, nguyên nhân – hệ quả, thời gian. - Phép thế
-> Tác dụng: Liên kết câu, tránh lặp từ ngữ. - Phép tỉnh lược
->Tác dụng: Liên kết câu, tránh lặp từ.
- Phép lặp từ vựng
->Tác dụng: Liên kết câu, nhấn mạnh ý. - Phép liên tưởng
->Tác dụng: Liên kết các câu cùng hướng về chủ đề chính của văn bản, bộc lộ rõ nội dung.
5. Hệ thống kiến thức về các kiểu câu, thành phần câu
5.1. Các thành phần của câu.
a. Các thành phần chính của câu.

- Chủ ngữ : Là thành phần chính của câu. Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ, hoặc cụm danh
từ. Đôi khi cả tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ cũng có khả năng làm chủ ngữ.
- Vị ngữ thành phần chính của câu.Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ
hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
b. Các thành phần phụ trong câu
-Trạng ngữ:Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa
cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn,
mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm,
nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện. Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.
- Định ngữ: Định ngữ là thành phần phụ trong câu tiếng Việt.Nó giữ nhiệm vụ bổ nghĩa cho
danh từ (cụm danh từ). Nó có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm C-V.
- Bổ ngữ: Bổ ngữ là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa
cho động từ hay tính từ đó và góp phần tạo thành Cụm động từ hay Cụm tính từ.
- Khởi ngữ: Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến
trong câu.Vị trí: đứng trước chủ ngữ (đứng đầu câu) hoặc đứng sau chủ ngữ, trước vị
ngữ (đứng giữa câu). Chức năng: nêu lên đề tài trong câu với ý nhấn mạnh.
c. Các thành phần biệt lập trong câu.
- Thành phần tình thái:Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
- Thành phần cảm thán: Bộc lộ tâm lý của người nói (vui, buồn, mừng, giận…).
- Thành phần gọi đáp:Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
-Thành phần phụ chú: Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Vị trí giữa hoặc cuối câu. 5.2. Các kiểu câu
a.Theo cấu trúc ngữ pháp

- Câu đơn: Là câu chỉ có một vế câu (1 cụm C-V)
- Câu rút gọn/ tỉnh lược: Khi trò chuyện trực tiếp có những câu lược bỏ bộ phận chính mà
người nghe vẫn hiểu đúng ý.
- Câu đặc biệt: Những câu diễn đạt ý trọn vẹn chỉ do một từ ngữ tạo thành mà không xác định
được đó là chủ ngữ hay vị ngữ thì gọi là câu đặc biệt
-Câu ghép: Là câu có từ 2 vế trở lên,mỗi vế câu thường có cấu tạo giống câu đơn (có đủ cụm Chủ – Vị) Trang 2
+Câu ghép đẳng lập:các vế độc lập không phụ thuộc vào nhau về mặt ý nghĩa, giữa các vế câu
có từ chỉ quan hệ hoặc dấu phẩy, dấu hai chấm, …
+ Câu ghép chính phụ:chỉ có hai vế câu. Vế chính và vế phụ có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về
ý nghĩa và gắn với nhau bằng cặp từ chỉ quan hệ.
-Câu phức: là câu có từ hai kết cấu c-v trở lên, trong đó có một kết cấu c-v làm nòng cốt, các
kết cấu c-v còn lại bị bao hàm trong kết cấu c-v làm nòng cốt đó.
b. Theo mục đích phát ngôn
- Câu trần thuật (hay còn gọi là câu kể), dùng để kể, tả, nhận định, giới thiệu một sự vật, sự việc.
- Câu nghi vấn (hay còn gọi là câu hỏi), chủ yếu dùng để hỏi (hỏi người và hỏi chính mình).
Đôi khi, dùng vào mục đích khác (cảm thán/ cầu khiến).
- Câu cầu khiến: dùng để: cầu khiến (ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo), khẳng định hoặc
phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than (!),
nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm (.).
- Câu cảm thán:Dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết). Có những từ ngữ
cảm thán. Cuối câu thường kết thúc bằng dấu chấm than (!).
I.2. CÁC CẤP ĐỘ KIẾN THỨC
Ngữ liệu:
Thơ Việt Nam 1945 – 1975 (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)
Các cấp độ kiến thức:
(Xem cấu trúc đề thi) II/ LÀM VĂN II.1/ KIẾN THỨC CHUNG
1/ Kiến thức về viết đoạn văn, bài văn
2/ Các thao tác lập luận:
- Thao tác lập luận giải thích
-Thao tác lập luận phân tích
- Thao tác lập luận chứng minh
- Thao tác lập luận bình luận
- Thao tác lập luận bác bỏ
- Thao tác lập luận so sánh
- Biết xác định các thao tác lập luận chính và vận dụng kết hợp các thao tác lập luận thích hợp
để viết đoạn văn nghị luận xã hội và bài văn nghị luận văn học.
II.2/ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Vận dụng kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí, viết đoạn văn khoảng 150 chữ về một
vấn đề nào đó gợi ra từ yêu cầu của đề. Nhận biết
- Xác định được tư tưởng đạo lí cần bàn luận.
- Xác định được cách thức trình bày đoạnvăn. Thông hiểu
- Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng đạo lí. Vận dụng
- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao
tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng đạo lí. Vận dụng cao
- Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí.
- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; đoạn văn giàu sức thuyết phục.
II.3/ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
II.3.1. CÁC CẤP ĐỘ KIẾN THỨC
Trang 3
*Tác phẩm: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Nhận biết:
- Nhận biết kiểu bài nghị luận; vấn đề cần nghị luận.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
- Nêu nội dung khái quát của văn bản/đoạn trích. Thông hiểu:
- Diễn giải những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích: luận điểm - tư
tưởng, cách lập luận chặt chẽ, sắc bén, cách đưa dẫn chứng sinh động, thuyết phục, sử dụng
ngôn ngữ chính xác, gợi cảm.
- Lí giải được một số đặc điểm cơ bản của văn chính luận được thể hiện trong văn bản/đoạn trích. Vận dụng:
- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao
tác lập luận để phân tích nội dung, nghệ thuật của văn bản/đoạn trích.
- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; vị trí và đóng góp của tác giả. Vận dụng cao:
- So sánh với các tác phẩm chính luận khác,liên hệ với thực tiễn;vận dụng kiến thức lí luận văn
học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.
- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục.
* Tác phẩm: TÂY TIẾN, VIỆT BẮC, ĐẤT NƯỚC Nhận biết:
- Xác định được kiểu bài nghị luận; vấn đề cần nghị luận.
- Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ.
- Nêu được nội dung cảm hứng, hình tượng nhân vật trữ tình, đặcđiểm nghệ thuật,... của bài thơ/đoạn thơ. Thông hiểu:
- Diễn giải những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ/đoạn thơ theo yêu
cầu của đề bài: hình ảnh hai cuộc kháng chiến và những tình cảm yêu nước thiết tha, những suy
nghĩ và cảm xúc riêng tư trong sáng; tính dân tộc và những tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh,...
- Lí giải một số đặc điểm cơ bản của thơ Việt Nam 1945 – 1975 được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ. Vận dụng:
- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao
tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ.
- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; vị trí và đóng góp của tác giả. Vận dụng cao:
- So sánh với các bài thơ khác, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận vănhọc để đánh
giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.
- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục.
II.3.2. TÁC PHẨM ÔN TẬP 1. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP a. Tác giả
Sự nghiệp, quan điểm sáng tác, di sản văn học, phong cách nghệ thuật: b. Tác phẩm * Hoàn cảnh ra đời: Trang 4
- 19/8/1945: CM tháng Tám thành công.
- 26/8/45: HCM từ VB về HN soạn thảo
- 2/9/45: Thay mặt CPLT nước VNDCCH, HCM đọc bản TN trước Quảng trường Ba Đình – Hà Nội.
* Mục đích, đối tượng hướng đến Mục đích:
+ Khẳng định quyền độc lập dân tộc; Bác bỏ luận điệu XL của CN thực dân; Biểu dương sức mạnh của nhân dân ta Đối tượng:
+ Quốc dân đồng bào VN, nhân dân thế giới, lực lượng thù địch và cơ hội( TDP)
* Giá trị của bản Tuyên ngôn Độc lập:
- Giá trị lịch sử, giá trị tư tưởng, giá trị văn học... c. Nội dung chính
Phần 1:
Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc.
- Trích dẫn tuyên ngôn nước Mĩ “….” (về Nhân quyền)
- Nêu ý kiến “suy rộng ra” ...( về Dân quyền - quyền dân tộc)
- Khẳng định lại bằng lời Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền cuả nước Pháp “...”
- Khẳng định: “Đó là những lẽ phải...” Ý nghĩa:
+ Đề cao tính phổ biến của chân lí - Khẳng định dân tộc VN đang đi theo chân lí, lẽ phải (chính nghĩa)
+ Chỉ trích nhằm bác bỏ luận điệu xâm lược của CNTD.
+ Phát triển quyền Con người thành quyền Dân tộc - khẳng định mọi dân tộc có quyền tự quyết
định lấy vận mệnh của mình.
+ Đặt cách mạng VN ngang hàng CMTG - Tạo tư thế chính trị, văn hoá cho bản tuyên ngôn trước thế giới.
Phần 2: Tố cáo tội ác của TDP, Khẳng định thực tế lịch sử.
Tố cáo tội ác của TDP:
* Cách lập luận: Diễn dịch
- Từ khái quát tội ác“ ...” đến kể ra từng tội ác cụ thể “...” :
+ TDP đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ xây dựng “Thế mà …trái với
nhân đạo và chính nghĩa”
+ Vạch trần bản chất xảo quyệt, chính sách tàn bạo, man rợ, âm mưu thâm độc của TDP bằng
những lí lẽ và sự thật lịch sử “ về chính trị…về kinh tế…”
+ Lên án trong 5 năm, P đã 2 lần bán nước ta cho Nhật.
* Lên án tội ác chồng chất dã man ; Bác bỏ luận điệu “ khai hoá”, “bảo hộ”, luận điệu tái chiếm Đông Dương của TDP.
Tác giả sử dụng hình ảnh gợi tả, phép liệt kê, lối diễn tả trùng điệp... vừa bộc lộ lòng căm thù
giặc vừa thể hiện nỗi đau trước cảnh đất nước bị xâm lược...
Khẳng định thực tế lịch sử:
- Nêu cao tinh thần đấu tranh kiên cường để giành độc lập tự do của nhân dân ta...
-Khẳng định “Từ 1940, VN đã thành thuộc địa của Nhật...”
- Khẳng định dân tộc ta có lòng nhân đạo bác ái...
- Lập luận bằng ý tương phản: TDP độc ác, dã man nhưng nhân dân ta vẫn kiên cường đấu tranh, khoan hồng...
Phần 3: Tuyên bố độc lập.
- Khẳng định hưởng tự do độc lập là quyền của nước Việt Nam và điều đó đã là hiện thực. Trang 5
- Kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của TDP cũng là bộc lộ quyết tâm của dân tộc Việt Nam...
+ Vừa nêu nhiệm vụ trọng đại...
+ Vừa thách thức trước kẻ thù...
+ Vừa cổ vũ động viên tinh thần đấu tranh...
Lời lẽ trịnh trọng, có tính khẳng định mạnh mẽ, có tính chất hiệu triệu... 2. TÂY TIẾN a. Tác giả Quang Dũng:
- 1921 – 1988, quê ở Hà Tây.
- Là nhà thơ, chiến sĩ, đa tài, có hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu lãng mạn, tài hoa.
- Sau CMT8, gia nhập Quân đội, từng làm Đại đội trưởng đơn vị Tây Tiến.
- Tác phẩm chính: Mây đầu ô, Thơ văn Quang Dũng. b. Tác phẩm *Hoàn cảnh ra đời
- Sáng tác cuối 1948, khi Quang Dũng đã chuyển sang đơn vị khác, xa Tây Tiến.
- Bài thơ viết về đơn vị Tây Tiến, thành lập 1947, có địa bàn hoạt động rộng lớn…phần đông
chiến sĩ là thanh niên, sinh viên Hà Nội nên dù sống trong điều kiện gian khổ, họ vẫn lạc quan
yêu đời và chiến đấu dũng cảm.
*Cảm hứng, chủ đề:
- Bài thơ là nỗi nhớ của Quang Dũng về những kỉ niệm với đoàn quân Tây Tiến gắn liền với
khung cảnh thiên nhiên miền Tây.
- Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của người lính TT. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ
da diết của tác giả về đoàn binh Tây Tiến một thời hào hùng và bi tráng.
*Bút pháp và cảm hứng sáng tác: - Bút pháp lãng mạn - Cảm hứng bi hùng c. Nội dung chính:
- 14 câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây và hình ảnh người lính trên chặng
đường hành quân trong cảm xúc nhớ “chơi vơi.
+ Bức tranh thiên nhiên được mở ra theo không gian – thời gian vừa hùng vĩ, hoang sơ, hiểm
trở vừa nên thơ thi vị…
+ Hình ảnh người lính trong thế tương phản với uy lực của thiên nhiên, thể hiện vẻ đẹp phi
thường bởi dũng khí tinh thần, tâm hồn lãng mạn, lý tưởng sống đẹp
- 8 câu thơ tiếp: miêu tả khung cảnh đêm liên hoan và lần vượt thác
+ Cảnh đêm liên hoan văn nghệ chung vui với người dân bản xứ giữa núi rừng miền Tây thấm đượm nghĩa tình.
+ Thiên nhiên sông nước miền Tây một chiều sương hư ảo. Sự hoà điệu giữa người và cảnh
taọ nên bức tranh đẹp mơ màng, lãng mạn, tráng lệ.
- 8 câu tiếp: Bức chân dung người lính Tây Tiến trong nỗi “nhớ chơi vơi” của tác giả.
+ Hình ảnh người lính trong cuộc sống quân ngũ: kiêu dũng, hiên ngang lẫm liệt, tâm hồn trẻ
trung yêu đời mộng mơ lãng mạn ...
+ Hình ảnh người lính trong sự hi sinh:đậm chất bi hùng. - 4 câu cuối:
- Khẳng định lí tưởng chiến đấu của người lính, tinh thần vì nghĩa lớn “Người đi không hẹn ước”
- Khẳng định tình cảm của tác giả mãi gắn bó với đồng đội “ Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”. d. Nghệ thuật: Trang 6 - Bút pháp lãng mạn.
- Ngôn từ giàu sức gợi, các biện pháp tu từ được sử dụng đầy hiệu quả, âm hưởng lời thơ thể
hiện sắc thái nỗi nhớ da diết. 3. VIỆT BẮC a.Tác giảTố Hữu:
- Cuộc đời, chặng đường cách mạng, chặng đường thơ, phong cách nghệ thuật. b. Tác phẩm * Hoàn cảnh ra đời:
- Sau chiến thắng ĐBPhủ (5/1954).
- 10/1954 cơ quan TW của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về HNội.
- Cảm xúc được khơi gợi từ không khí lịch sử và cuộc chia tay với VB. Cuộc chia tay giữa
đồng bào và đồng chí từng gắn bó bên nhau trong một chiến hào, với chuỗi thời gian 15 năm gian lao mà hào hùng…
* Cảm xúc chủ đạo của đoạn trích:
- Hồi tưởng đầy xúc động và ân tình của người cán bộ kháng chiến với thiên nhiên và con
người VB, với cuộc sống kháng chiến ở chiến khu trong chặng đuờng 15 năm đã qua.
* Thể loại, cấu tứ, bố cục:
- Thể thơ lục bát ( thể thơ truyền thống của dân tộc, nhịp thơ uyển chuyển, phép tiểu đối...)
- Cấu tứ: Kết cấu đối đáp giao duyên trong ca dao dân ca truyền thống với lối xưng hô bằng
hai đại từ “ta” và “mình”(kẻ ở và người đi).
→ Chuyện nghĩa tình Cách mạng, kháng chiến đến với lòng người bằng con đường của tình yêu.
→ Bên hỏi, bên đáp; người bày tỏ tâm sự, người hô ứng đồng vọng đã mở ra bao nhiêu kỉ
niệm về một thời Cách mạngvà kháng chiến gian khổ mà hào hùng, mở ra bao nhiêu nỗi niềm
nhớ thương. Bên ngoài là đối đáp còn bên trong là độc thoại – là sự phân thân, nhập vai của chủ thể trữ tình...
- Bài thơ là khúc tình ca cũng là khúc hùng ca về cáh mạng về K/C c. Nội dung chính:
-
8 câu đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng con người
+ Cuộc chia tay lịch sử nhưng lưu luyến bịn rịn rất cảm động. Hai tâm hồn có sự hô ứng
đồng vọng: người ở khao khát được gắn bó thuỷ chung, người đi lắng nghe được nỗi lòng kẻ ở mà đáp lại tha thiết
+ Mạch ngầm tri âm giữa những người đã từng sống nghĩa tình gắn bó.
- 82 câu tiếp: Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến
+12 câu hỏi: những câu hỏi tuôn trào, hỏi người, hỏi mình...tâm sự với chính mình. Người
hỏi như bị cuốn vào những kỉ niệm của một thời không thể nào quên, hỏi nhưng vừa thể hiện
tình cảm sâu đậm của mình vừa khao khát được đáp lại tình yêu thương.
+72 câu tiếp : Lời đáp của người đi: Khẳng định tấm lòng thuỷ chung son sắt; Nỗi nhớ Việt
Bắc, Nỗi nhớ về một VB hoà quyện thắm thiết giữa cảnh và người, Nỗi nhớ những kỉ niệm kháng chiến… d. Nghệ thuật:
- Sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát..
- Vận dụng các chất liệu ca dao tục ngữ, thành ngữ , lối ăn tiếng nói quen thuộc của nhân dân.
- Các biện pháp nghệ thuật truyền thống: phép điệp, phép đối, ẩn dụ, so sánh…
- Phát huy tính nhạc qua vần điệu, nhịp, từ láy… 4. Bài: ĐẤT NƯỚC
a.Tác giả Nguyễn Khoa Điềm:
Trang 7
- Sinh 1943, quê ở Thừa Thiên Huế. Sinh trưởng trong một gia đình trí thức có truyền thống
yêu nước và tinh thần cách mạng.
- Học tập và trưởng thành trên miền Bắc, tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ ở miền
Nam. Từng giữ chức vụ quan trọng trong Hội nhà văn Việt Nam, trong Bộ Chính trị.
- Thơ Nguyễn Khoa Điềm: kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí
thức về Đất Nước, con người Việt Nam→ giọng thơ trữ tình – chính luận. b. Tác phẩm
* Trường ca: “Mặt đường khát vọng”
- Sáng tác tại chiến khu Trị - Thiên từ 1971 đến 1974, in lần đầu xuất bản ra Bắc, gồm 9 chương.
- Viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam: nhận rõ bộ mặt xâm lược
của đế quốc Mỹ, hướng về Đất Nước, Nhân dân, ý thức được sứ mệnh của mình, xuống đường đấu tranh.
* Phần trích “Đất Nước”:
- Vị trí: phần đầu của chương V→ điểm tựa tư tưởng của tác phẩm: sự thức tỉnh của thế hệ trẻ...
- Cảm hứng Đất Nước: Cảm nhận, phát hiện về Đất Nước trong cái nhìn tổng hợp, toàn vẹn,
mang đậm tư tưởng nhân dân. c. Nội dung chính:
-
Phần 1(42 câu đầu): Cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất
nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, đất nước.
+ Chín dòng thơ đầu: Suy ngẫm về nguồn gốc hình thành của đất nước: Đất Nước được hình
thành từ những gì gần gũi, bình dị, thân thiết, gắn bó trong cuộc sống hằng ngày của mỗi con
người, mỗi gia đình, với phong tục tập quán có từ lâu, có từ những truyền thuyết xa xưa...→ Cảm
nhận ở chiều sâu văn hoá và lịch sử
+ Chín dòng thơ tiếp: Đất nước là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân với cộng
đồng dân tộc: Đất Nước không chỉ là núi sông, rừng biển mà còn là không gian gần gũi với cuộc
sống mỗi người, với tình yêu đôi lứa, là không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế
hệ→ Cảm nhận ở không gian địa lý và thời gian lịch sử.
+ Đoạn còn lại: Hướng về cội nguồn và ý nghĩa thiêng liêng của đất nước để nhắc nhở trách
nhiệm: Đất Nước kết tinh hoá thân trong mỗi người...ĐN là sự thống nhất giữa cái chung và cái
riêng. Mạch thơ hướng về cội nguồn, suy ngẫm về trách nhiệm: Từ nhận thức→ tình cảm→ hành động.
- Phần 2 (Còn lại): Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được cảm nhận qua ba chiều về đất nước.
+ Từ không gian địa lí: hướng về những thắng cảnh (...)→ khẳng định những cảnh quan
trong thiên nhiên chỉ trở thành thắng cảnh khi được gắn liền với con người, được tiếp nhận cảm
thụ qua tâm hồn của nhân dân, qua lịch sử của dân tộc.
+ Nhìn về lịch sử bốn ngàn năm của Đất Nước→ hướng về những người vô danh để cảm nhận và
khẳng định: họ giản dị nhưng vĩ đại vì đã làm ra Đất Nước...Khẳng định công lao của nhân
dân trong việc làm ra Đất Nước ( tư tưởng mới mẻ)
+Trở về với ngọn nguồn phong phú, đẹp đẽ của văn hoá – văn học dân gian→ khẳng định:
vẻ đẹp tinh thần của Nhân dân - bản sắc văn hóa của dân tộc tìm thấy trong ca dao dân ca, truyện
cổ: Đắm say trong tình yêu; Quý trọng tình nghĩa; Quyết liệt trong căm thù và chiến đấu.
➔ Tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” được nhận thức sâu sắc, mới mẻ ở vai trò và những
đóng góp to lớn, những hy sinh của nhân dân trong lịch sử đấu tranh. d. Nghệ thuật: Trang 8
- Giọng thơ trữ tình-chính luận sâu lắng thiết tha.
- Chất liệu của văn hóa, văn học dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo.
- Hai từ Đất Nước được viết hoa trang trọng…
B CẤU TRÚC ĐỀ THI:
I/ Đọc-hiểu (3,0 điểm):
Phần dẫn – Thơ Việt Nam 1945 – 1975 (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)
Câu 1,2 (1.5 điểm) *Nhận biết
Nhận diện
được một trong các yếu tố sau:
- Xác định được thể thơ, phương thức biểu đạt của bài thơ/đoạn thơ.
- Xác định được đề tài, hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ/đoạn thơ.
- Chỉ ra các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ... trong bài thơ/đoạn thơ. Câu 3 (1.0 điểm) * Thông hiểu
- Hiểu được đề tài, khuynh hướng tư tưởng, cảm hứng thẩm mĩ, giọng điệu, tình cảm của nhân
vật trữ tình, những sáng tạo về ngôn ngữ, hình ảnh của bài thơ/đoạn thơ.
- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945 đến 1975 được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ. Câu 4 (0,5 điểm) * Vận dụng thấp
- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; bày tỏ quan điểm của bản thân về
vấn đề đặt ra trong bài thơ/đoạn thơ.
- Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.
II/ Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm
): Viết đoạn văn nghị luận xã hội (150 chữ), nghị luận về tư tưởng đạo lí.
Câu 2 (5,0 điểm): Viết bài văn nghị luận văn học: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ hoặc
Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn chính luận.
-----------Hết-------------- Trang 9