-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập giữa kì Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập giữa kì môn Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Cơ sở văn hóa Việt Nam (CSVH1) 26 tài liệu
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 277 tài liệu
Đề cương ôn tập giữa kì Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập giữa kì môn Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (CSVH1) 26 tài liệu
Trường: Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 277 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD|44862240
I. Đặc trưng loại hình văn hoá gốc nông nghiệp.
1.1. Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên:
- Nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên, ra hoakết trái và thu hoạch.
- Có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên (lạy trời, ơn trời,nhờ trời; trông trời…).
1.2. Về mặt tư duy, nhận thức
- Tư duy tổng hợp – biện chứng: Cái mà người nông nghiệp quan tâm không phảitừng yếu tố riêng rẽ mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng:
+ Tổng hợp: bao quát mọi yếu tố
+ Biện chứng: chú trọng đến các mối quan hệ giữa chúng.
=> Kinh nghiệm: Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa; Được mùa lúa, úa mùa cau;…
- Coi trọng kinh nghiệm và đôi khi còn chủ quan, cảm tính trong nhìn nhận, đánhgiá vấn đề.
1.3. Về mặt tổ chức cộng đồng
- Người dân nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình: cư xử tình nghĩa –một bồ cái lí không bằng một tí cái tình.
=> Thái độ: trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ
+ Trọng đức: quý trọng đạo đức - ở có đức không có sức mà ăn
+ Trọng văn: trọng người có văn hóa – sĩ, nông… + Trọng phụ nữ: vợ quản lí kinh tế, tài chính,..
- Tư duy tổng hợp biện chứng + trọng tình => lối sống linh hoạt, ứng biến, thíchnghi với từng hoàn cảnh cụ thể dẫn đến triết lí sống: ở bầu thì tròn ở ống thì dài, đi với Phật mặc áo cà sa,…
- Trọng tình: con người phải biết tôn trọng và cư xử bình đẳng, dân chủ với nhau=> nền dân chủ làng mạc => tâm lí coi trọng cộng đồng, tập thể, làm gì cũng nghĩ đến tập thể.
- Mặt trái của tính linh hoạt: Thói tùy tiện, tính tổ chức kém: giờ cao su, thiếu tôntrọng pháp luật, nhất quen nhì thân, tam thần, tứ thế…
- Lối sống trọng tình cũng dẫn đến nhiều tiêu cực trong công việc, trong nhận định,đánh giá,…: Nhất quen nhì thân,…
1.4. Về lối ứng xử với môi trường xã hội
Tư duy tổng hợp + phong cách linh hoạt => thái độ dung hợp trong tiếp nhận (tôn giáo nào cũng thu nhận: Nho, Phật, Đạo, Thiên chúa giáo,…), mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó với chiến tranh xâm lược.
II. Đặc điểm vùng văn hoá Nam Bộ.
- Nam Bộ là vùng đất nằm ở cuối cùng đất nước về phía Nam. Trọn vẹn trong lưu vực của hai dòng sông Đồng Nai và Cửu Long, là phần hạ lưu của 2 dòng sông. Có nhiều kênh rạch, gần Biển Đông. => Đây là vùng đất cửa sông giáp biển, tạo nên những đặc điểm văn hoá riêng.
- Vùng văn hoá Nam Bộ là văn hoá của vùng đất mới, các lưu dân đến sinh sốngtại đây đã mang những nét văn hoá bản địa của mình đến vùng đất này khiến cho nền văn hoá ở đây vừa có nét giống lại vừa có nét khác với nền văn hoá ở vùng đất cội nguồn, của cùng một tộc người.
- Quá trình giao lưu văn hoá diễn ra với tốc độ mau lẹ. Sự tiếp biến xảy ra trước hếtgiữa các tộc người cùng sinh sống trong một địa bàn. Người Việt cùng chung sống với người Khơme nên đã tiếp thu những món ăn của người Khơme như món canh chua, món bún Bạc Liêu… Bằng con đường gián tiếp và trực tiếp qua người Chăm Hồi giáo, người Ấn Độ, người Kinh ở Nam Bộ trong chừng mực nào đó đã tiếp thu ảnh hưởng phong cách ăn uống của Ấn Độ, rõ hơn cả là món cari.
- Diện mạo tôn giáo tín ngưỡng Nam Bộ khá đa dạng và phức tạp, nhiều tôn giáotín ngưỡng cùng đan xen nhau tồn tại. Ngoài các tôn giáo lớn ở ngoài du nhập vào như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Nam Bộ còn là quê hương của tôn giáo tín ngưỡng địa phương như Cao Đài, Hòa Hảo, đạo Dừa, đạo Ngồi, đạo Nằm… Bản thân các tôn giáo ở Nam Bộ cũng khá đa dạng. Bên cạnh Phật giáo Tiểu thừa lại có Phật giáo Đại thừa…
- Trong ứng xử với thiên nhiên, các tộc người ở Nam Bộ cũng có những nét khácbiệt hơn so với các vùng khác. Đến nơi đây ta không thấy cái khung cảnh làng mạc quen thuộc của người Kinh với lũy tre xanh bao bọc, với cổng làng, giếng nước, cây đa, sân đình… mà cư dân tuy cũng sống thành làng, thành ấp nhưng nhà cửa của họ tản mát theo bờ kênh, ruộng lúa. Khuôn viên ưu thích của người Nam Bộ là
“tiền viên hậu điền”, nhà cửa đơn sơ, ba gian hai chái, làm bằng tre, nứa lợp lá dừa.
- Trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam Bộ có phần thay đổi so với người Việt ởBắc Bộ. Việc sử dụng nguồn đạm thuỷ sản trong bữa ăn người Việt có chú trọng hơn. Ăn các món ăn có tác dụng giải nhiệt. Dừa và các món ăn được chế biến từ dừa chiếm một vị thế quan trọng trong các món ăn.
- Sự phát triển của dòng văn hóa bác học đã sớm xuất hiện ở Nam Bộ.
- Nghệ thuật đờn ca tài tử, cải lương, nghệ thuật múa truyền thống Kh’mer NamBộ là những nghệ thuật nổi tiếng vùng Nam Bộ làm nen một nét văn hóa đặc trưng riêng.
III. Đặc điểm vùng văn hoá Trung Bộ.
- Địa bàn kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia. Địa hình đồng bằng bị cắt xẻ bởi các nhánh núi ăn sát ra tới biển Cồn cát, đồng bằng nhỏ hẹp, vùng đá sỏi. Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệp, tác động của thiên tai, lũ lụt, hạn hán.
- Nông nghiệp: trồng lúa nước, chia thành 3 vụ chính: Hè thu, đông xuân và vụmùa. Ngoài ra còn trồng được các loại cây ăn quả như: Xoài tượng, bưởi Phúc Trạch, bưởi Thanh Trà, cam xã Đoài, thanh long ruột đỏ.
- Chủ thể văn hóa là cộng đồng, nhóm người hoặc cá nhân sở hữu, thực hành vàsáng tạo di sản văn hóa phi vật thể.
- Trung Bộ là vùng đất chứa nhiều dấu tích của văn hoá Chămpa. Điều đó được thểhiện ở các dấu tích văn hoá trên khắp dải đất miền Trung như là các tháp Chăm, tượng thờ, Tín ngưỡng dân gian của người Chăm (thờ bà mẹ xứ sở, thờ cá voi, thờ thần biển, ...)
- Quá trình tiếp biến văn hoá ở Trung Bộ của người Việt là tiếp thu những tínngưỡng của người Chăm, biến nó thành tín ngưỡng của mình. Phật giáo miền Trung trong quá trình phát triển in đậm những nét đặc thù, có bản sắc riêng. Ngoài Phật Giáo, người dân miền trung còn có Đạo giáo Bàlamôn.
- Văn hóa – nghệ thuật: Một số loại hình nghệ thuật tiêu biểu như:
+ Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh với một số tác phẩm tiêu biểu như Tứ xuyên hoa, hò vượt sông, vào hội đông xuân thu,…
+ Nhã nhạc cung đình Huế với một số tác phẩm tiêu biểu như Lang ngâm, Nam ai, Nam bằng,…
+ Ca huế với một số tác phẩm như Bước hành quân, Hát cùng đất nước, Nhớ thu… ·
+ Điệu lý Trung Bộ với một số tác phẩm như Lý con sáo, Lý hoài nam, Lý mười thương…
+ Tuồng Trung Bộ với những vở diễn nổi tiếng như Trần Quốc Toản, Đào Phi Phụng, Đề Thám,…
+ Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam
Trong văn hóa đời thường, bữa ăn của người Việt Trung Bộ đã bắt đầu có sự thay đổi, nghiêng về các đồ hải sản, đồ biển. Các món ăn miền Trung hầu hết đều mang hương vị đặc trưng là cay và mặn. Nói theo cách khác, món ăn dù có đơn giản thì cũng phải đậm đà, bởi theo quan niệm của người miền Trung món ăn phải đậm đà thì mới ngon. Người miền Trung đặc biệt thích ăn cay. Trong chế biến món ăn, từ các món điểm tâm sáng hay các loại nước chấm… tất cả đều phải cay.
IV. Các giai đoạn của việc xây dựng Lịch âm dương.
- Lịch âm dương là sản phẩm của lối tư duy tổng hợp, kết hợp cả việc xem xét chukì chuyển động biểu kiến của mặt trăng lẫn mặt trời.
- Lịch âm dương phản ánh khá chính xác sự biến đổi có tính chu kì của thời tiết.
- Định các ngày trong tháng theo mặt trăng:
+ Xác định 2 ngày sóc-vọng (sóc là bắt đầu, ngày đầu tháng; vọng là ngửa mặt nhìn lên, ngày giữa tháng trăng tròn).
+ Căn cứ vào thời điểm và hình dáng xuất hiện của trăng, dân gian đã tích luỹ được kinh nghiệm xem trăng mà xác định chính xác từng ngày.
- Định các tháng trong năm theo mặt trời:
+ Xác định các ngày tiết (thời tiết)
- Đông chí và hạ chí (ngày lạnh nhất và ngày nóng nhất);
- Xuân phân và thu phân (ngày giữa xuân và giữa thu).
=> Tứ thời
+ Xác định 4 ngày khởi đầu của 4 mùa (lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông)
=> Bát tiết
Cứ thế tiếp tục phân chia nhỏ ra, kết cục là xác định được tất cả 24 tiết, mỗi tháng có 2 ngày tiết và kết hợp với lịch lao động của người dân tạo ra những ngày Tết.
c. Đặt tháng nhuận:
- Do mỗi năm, lịch theo mặt trời dài hơn lịch theo mặt trăng là 11,25 ngày nên cứsau gần 3 năm, phải điều chỉnh cho hai chu kì này phù hợp nhau bằng cách đặt tháng nhuận (chính xác là 19 năm thì có 7 năm nhuận). V. Hệ đếm Can chi.
Hệ đếm can chi là một hệ đếm mà người xưa dùng để định thứ tự và gọi tên các đơn vị thời gian. Hệ đếm can chi gồm 2 hệ:
- Hệ CAN: gồm 10 yếu tố do 5 hành phối hợp âm dương mà thành: Giáp-Ất (hành Mộc), Bính–Đinh (hành Hoả), Mậu-Kỷ (hành Thổ), Canh-Tân (hành Kim), Nhâm- Quý (hành Thuỷ).
- Hệ CHI: gồm 12 yếu tố, gồm 6 cặp âm dương cũng do Ngũ hành biến hoá mà ra. Mỗi chi ứng với một con vật: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
- Hệ can và hệ chi có thể dùng độc lập như những hệ đếm:
+ Hệ chi dùng để chỉ giờ trong ngày (khởi đầu bằng giờ Tí, lúc nửa đêm, từ 23h đến 1h) và tháng trong năm.
- Phối hợp các can chi với nhau ta được hệ đếm gồm 60 đơn vị với các tên gọi: Giáp Tý; Ất Sửu; Giáp Dần;…
- Hệ can chi dùng để gọi tên ngày, tháng, năm. Cứ 60 năm gọi là 1 hội. Hội đầutiên sau Công nguyên bắt đầu năm thứ 4, hội hiện nay bắt đầu năm 1984. Từ đầu Công nguyên đến nay đã có 33 hội trôi qua.
BÀI TẬP: 2.5 điểm
1. Xác định năm nhuận.
* Cách xác định năm có tháng nhuận (năm nhuận): lấy năm dương lịch chia 19, nếu số dư của phép chia là 0, 3, 6, 9, 11,14, 17 thì năm đó là nhuận.
Ví dụ: 2022 : 19 = 106 dư 8 => Năm 2022 không phải năm nhuận.
2. Đổi năm Dương lịch sang năm Can chi.
Hệ CAN: Giáp-Ất, Bính–Đinh, Mậu-Kỷ, Canh-Tân, Nhâm- Quý.
Hệ CHI: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
- Cách 1 (theo công thức): C = d [(D-3) : 60]
Ví dụ: Năm 1945:
= (1945 -3): 60 = 32,37 => số dư của phép chia là 22. Đối chiếu 22 vào bảng Can Chi ta được năm Ất Dậu.
- Cách 2: Mẹo
- Năm 1945:
Tìm can: (1945 - 3): 10 = 194,2 => số dư là 2 => Ất.
Tìm chi: (1945 -3): 12 = 161,83 => số dư là 10 => Dậu NỐI CAN VÀ CHI LẠI ta được năm 1945 là năm ẤT DẬU
3. Đổi năm Can chi sang năm Dương lịch.
Hệ CAN: Giáp-Ất, Bính–Đinh, Mậu-Kỷ, Canh-Tân, Nhâm- Quý.
Hệ CHI: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
- Cách 1: D = C + 3 + (h x 60) hoặc D = C + H
Ví dụ: Đổi năm Ất Dậu sang năm Dương lịch
D = 22 + 3 + (h x 60). (Ta biết h = 32)
D = 22 + 3 + (32 x 60)
D = 1945
- Cách 2: Mẹo. Cần lưu ý khi dùng mẹo:
Can cần tìm cách can Giáp bao đơn vị
Biết đếm chi trên các ngón tay
Biết năm Dương lịch của 6 giáp chuẩn: Giáp Tý (1924); Giáp Tuất (1934); Giáp Thân (1944); Giáp Ngọ (1954); Giáp Thìn (1964); Giáp Dần (1974)
- Ví dụ đổi năm Ất Dậu sang năm dương lịch:
+ Ất cách cách Giáp 1 đơn vị
+ Dậu nằm ở đốt thứ nhất từ trên xuống ở ngón út. Trả ngược chiều kim đồng về 1 đơn vị => Giáp Thân 1944 + 1 = 1945. Vậy Ất Dậu là năm 1945.