Đoạn Kiều chia tay Thúc Sinh - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Sau những ngày tháng sống bẽ bàng ở chốn lầu xanh, Kiều được Thúc Sinh yêu mến và chuộc ra khỏi chốn thanh lâu. Hai người đã có khoảng thời gian sống hạnh phúc bên nhau. Thúc Sinh vốn đã có vợ là Hoạn Thư nên Thuý Kiều khuyên chàng trở về quê nói chuyện của hai người với vợ cả. Đoạn trích trên miêu tả cảnh chia ly giữa Thúc Sinh và Thuý Kiều. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Thông tin:
9 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đoạn Kiều chia tay Thúc Sinh - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Sau những ngày tháng sống bẽ bàng ở chốn lầu xanh, Kiều được Thúc Sinh yêu mến và chuộc ra khỏi chốn thanh lâu. Hai người đã có khoảng thời gian sống hạnh phúc bên nhau. Thúc Sinh vốn đã có vợ là Hoạn Thư nên Thuý Kiều khuyên chàng trở về quê nói chuyện của hai người với vợ cả. Đoạn trích trên miêu tả cảnh chia ly giữa Thúc Sinh và Thuý Kiều. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

57 29 lượt tải Tải xuống
Họ tên Gv: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trường: THPT Quách Đình Bảo
TP. Thái Bình, Tỉnh Thái Bình
Gmail : thanhhuyencdsptb@gmail.com
ĐỀ BÀI:
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Người lên ngựa, kẻ chia bào
1
,
Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san
2
.
Dặm hồng bụi cuốn chinh an
3
,
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Văn học, 2022, tr.185)
Chú thích
Sau những ngày tháng sống bẽ bàng chốn lầu xanh, Kiều được Thúc Sinh yêu mến chuộc ra
khỏi chốn thanh lâu. Hai người đã có khoảng thời gian sống hạnh phúc bên nhau. Thúc Sinh vốn đã có
vợ Hoạn Thư nên Thuý Kiều khuyên chàng trở về quê nói chuyện của hai người với vợ cả. Đoạn
trích trên miêu tả cảnh chia ly giữa Thúc Sinh và Thuý Kiều.
(1) Chia bào: Buông áo.
(2) Quan san: Cách ải, cách núi, ý nói sự xa cách.
(3) Chinh an: Yên ngựa đi đường. Chỉ việc đi đường xa.
(4) Gối chiếc: Gối đơn, chỉ sự cô đơn.
(5) Dặm trường: Đường xa.
Đề 1: Trắc nghiệm + Tự luận
Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn trích.
A. Tự do
B. Song thất lục bát
C. Lục bát
D. Thất ngôn.
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
A. Biểu cảm B. Nghị luận
C. Miêu tả D.Tự sự
Câu 3. Cuộc chia tay giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh diễn ra vào thời điểm nào?
A. Mùa thu
B. Mùa đông
C. Mùa xuân
D. Mùa hạ
Câu 4. “Người” “kẻ” được nhắc đến trong đoạn trích những nhân vật nào
trong “Truyện Kiều”?
A. Thúy Kiều, Kim Trọng
B. Thúy Kiều, Gm Sinh
C. Ty Kiều, Tc Sinh
D. Thúy Kiều, Từ Hải
Câu 5. Chỉ ra những hình ảnh gợi khung cảnh chia tay.
A. Người lên ngựa, kẻ chia bào
B. Rừng phong, ngàn dâu xanh, vầng trăng.
C. Chiếc gối , dặm trường, vầng trăng
D. Rừng phong, vầng trăng, chiếc ng
Câu 6. Trong hai câu thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Người lên ngựa, kẻ chia bào
A. Nhân hóa B. Đối
C. So sánh D. Câu hỏi tu từ
Câu 7: Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ
sau:
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
A. Hối hận, buồn tủi, cô đơn B. Tiếc thương, nhớ mong, xót xa
C. Lưu luyến, cô đơn, buồn tủi D. Đau khổ, cô đơn, tiếc thương
Trả lời câu hỏi:
Câu 8. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
Câu 9. Nêu nội dung của đoạn trích?
Câu 10. Nhận xét về ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện tâm trạng nhân vật trong
đoạn trích.
Đề 2: Tự luận:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Dòng thơ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san cho thấy cuộc chia tay giữa
Thúc Sinh và Thuý Kiều diễn ra vào thời điểm nào?
Câu 3. Truyện Kiều kết cấu gồm 3 phần: Gặp gỡ đính ước- Gia biến lưu lạc
Đoàn tụ. Hãy cho biết, đoạn trích trên thuộc phần nào trong tác phẩm Truyện Kiều?
Câu 4. Tìm nhng t ng, hình nh miêu tkhung cảnh cuc chia ly trong đoạn trích tn.
Câu 5. Chỉ ra phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong câu thơ: Nửa in gối
chiếc, nửa soi dặm trường.
Câu 6. Việc sử dụng các từ Hán Việt trong đoạn trích có tác dụng gì?
Câu 7. Trình bày cảm nhận về tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ trên. (viết đoạn
văn từ 3-5 câu)
Câu 8. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của hình ảnh vầng trăng trong đoạn trích.
II. VIẾT (4.0 điểm) :
Phân tích đoạn tríchThúc Sinh từ biệt Thúy Kiều” (được trích dẫn trên) trích
trong Truyện Kiều”của tác giả Nguyễn Du để làm sáng tỏ đặc sắc về nội dung nghệ
thuật.
..................... Hết .....................
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Hướng dẫn chấm có 02 trang)
Đề 1: Trắc nghiệm + Tự luận:
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6.0
1 C 0.5
2 A 0.5
3 A 0.5
4 B 0.5
5 D 0.5
6 B 0.5
7 C 0.5
8 Nội dung hai câu thơ:
- Mượn hình ảnh thiên nhiên là vầng trăng sẻ đôi diễn tả sự chia cắt
giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều. (Thúc Sinh trở về với người vợ cả.)
- Diễn tả tâm trạng cô đơn, trống vắng của Thúy Kiều khi không
Thúc Sinh bên cạnh. Đồng thời dự cảm về một cuộc chia tay vĩnh
viễn
- Đại từ phiếm "ai" như lời than trách sự nghiệt ngã của số phận đã
chia lìa đôi lứa
- Thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu của tác giả với Thúy Kiều
0.75
9 Giây phút từ biệt và nỗi buồn của Kiều 0.5
10 Ngôn ngữ và nghệ thuật thể hiện tâm trạng nhân vật:
- Sử dụng từ ngữ ước lệ, tượng trưng
1.0
- Nghệ thuật đối
- Vận dụng ca dao một cách sáng tạo
- Giọng thơ tha thiết
ĐỀ 2: TỰ LUẬN
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6.0
1 Đoạn trích viết theo thể thơ lục bát. 0.5
2 Đoạn trích miêu tả cuộc chia tay giữa Thúc Sinh và Thuý Kiều diễn ra
vào thời điểm mùa thu.
0.5
3 Đoạn trích thuộc phần Gia biến và lưu lạc. 0.5
4 Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả khung cảnh cuộc chia ly giữa Thúc
Sinh Thuý Kiều: Người lên ngựa, kẻ chia bào, màu quan san, dặm
hồng, bụi cuốn, chinh an, ngàn dâu xanh,…
1.0
5 - Nghệ thuật đối trong dòng thơ: in gối chiếc >< soi dặm trường ->
Tiểu đối.
- Tác dụng:
+ Tăng hiệu quả diễn đạt, tạo sự cân đối, nhịp nhàng cho câu thơ.
+ Diễn tả tình cảnh xa cách, tâm trạng cô đơn của Thuý Kiều Thúc
Sinh.
+ Sự cảm nhận tinh tế, nhạy cảm tấm lòng đồng cảm của Nguyễn
Du với nhân vật.
1.0
6 Việc sử dụng các từ Hán Việt trong đoạn trích có tác dụng:
+ Ngôn ngữ bác học cô đọng, hàm súc.
+ Tạo nên sự trang trọng, thiêng liêng cho cuộc chia ly.
1.0
7 Yêu cầu viết đoạn văn:
+ Nội dung: Tâm trạng nhân vật Thuý Kiều trong đoạn trích.
+ Hình thc: Đm bảo dung ng, cách tnh bày, chính tả, ngữ pp.
1.0
8 Ý nghĩa hình ảnh vầng trăng trong đoạn trích:
+ Vầng trăng hình tượng nghệ thuật độc đáo trong Truyện Kiều,
vừa là hình ảnh thiên nhiên xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, vừa
biểu tượng nghệ thuật minh chứng cho tình yêu đôi lứa.
+ Vầng trăng trong đoạn trích biểu tượng cho sự chia ly xa cách, tâm
trạng cô đơn, tình cảnh lẻ loi của Thuý Kiều và Thúc Sinh: Nửa in gối
chiếc, nửa soi dặm trường.
0.5
II. VIẾT 4.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nếu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái
quát được vấn đề
b. Xác định vấn đề cần nghị luận:
Phân tích đoạn trích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều” trích trong
Truyện Kiều”của tác giả Nguyễn Du
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lẽ dẫn chứng. Dưới
đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
Mở bài:
* Giới thiệu được tên tác phẩm, tên tác giả.
Thân bài:
* Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp:
- Vị trí đoạn trích….
- Đại ý Đoạn thơ ghi lại cảnh biệt ly giữa Thúc Sinh Thuý Kiều
nói lên nỗi buồn thương nhớ, cô đơn của đôi lứa
- Điểm nổi bật về nội dung, ý nghĩa tác phẩm…
1. Hai câu đầu ghi lại khoảnh khắc chia ly, chia lìa. Hai vế tiểu đối,
hai hành động như một nét cắt đau lòng: Người lên ngựa // kẻ chia
bào. Cả một "rừng phong thu" bao la đỏ ối "đã nhuốm màu quan san",
nơi xa xôi cách biệt. "Màu quan san" ấy gợi cho ta cảnh ly biệt vẫn
thường diễn ra vào mùa thu. Nỗi nhớ thương của đôi lứa trẻ trung, từ
lòng người như thấm sâu vào cảnh vật,
2,5
vào không gian bao la, vào sắc lá của "rừng phong thu".
2. Hai câu 3, 4 tả cái đứng lặng và dõi theo của nàng Kiều. Con đường
đỏ bụi (dặm hồng), bụi cuốn lấy yên ngựa của người đi xa (bụi cuốn
chinh an). Kiều trông theo bóng hình Thúc Sinh, người chồng, vị ân
nhân của nàng, nhìn mãi, nhìn hoài cho đến lúc chỉ thấy màu xanh của
ngàn dâu mờ xa cuối chân trời. Chữ "trông" chữ "khuất" diễn tả
tình lưu luyến khôn nguôi: "Dặm hồng bụi cuốn chinh an, Trông
người đã khuất mấy ngàn dâu xanh". Từ màu đỏ của "rừng phong thu"
đến màu "hồng" của bụi cuốn, màu "xanh" của ngàn dâu, đó màu
của tâm tưởng, màu của biệt li, màu của thương nhớ: "Ngàn dâu xanh
ngắt một màu, Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?" (Chinh phụ ngâm)
3. Nỗi buồn đơn của Kiều. Nàng thương mình lẻ loi, đơn "chiếc
bóng năm canh", thao thức, thương nhớ, chờ đợi.... Nàng thương Thúc
Sinh đi xa "muôn dặm" vất vả, đơn "một mình", một ngày một
"xa xôi" thêm: "Người về chiếc bóng năm canh, Kẻ đi muôn dặm một
mình xa xôi". "Người về"với "kẻ đi" hai phía chân trời. "Chiếc
bóng" và "một mình" đều lẻ loi, cô đơn. Đêm "năm canh" đợi chờ như
dài ra. "Muôn dặm" với bao thương nhớ như "xa xôi" vô tận.
4. Đêm đêm nàng Kiều thao thức, chỉ vầng trăng với nàng. Xưa
vầng trăng thề nguyền, chứa chan hạnh phúc, "Đêm nay" chỉ vầng
trăng li biệt, "vầng trăng ai xẻ làm đôi", biết bao đau buồn thương
nhớ! "Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm đường"
Vầng trăng chẳng còn tròn vành vạnh nữa đã bị cắt, bị "xẻ làm
đôi", như một ám ảnh, một dự báo cuộc từ biệt lần này cũng cuộc
vĩnh biệt tình duyên giữa Thúc Sinh với nàng Kiều.
Đoạn thơ "Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều" một đoạn thơ tả
cảnh ngụ tình đặc sắc. Nó chứa chan tình người, gợi lên nỗi đau buồn,
thương nhớ cho những lứa đôi nặng tình li biệt…
Qua đây ta thấy được những nét tâm trạng cảnh chia ly đau
khổ của nàng Kiều với chàng Thúc. Hai người duyên đến với nhau
nhưng lại không có phận làm vợ làm chồng. Chính điều đó quyết định
đến hành động của Kiều. Nhưng qua đoạn trích trên ta thấy là do Kiều
bị hoàn cảnh ép buộc chứ bản thân Kiều không hề mong muốn điều
đó. Bằng biện pháp nghệ thuật của thơ xưa ước lệ Nguyễn Du đã
mang đến cho chúng ta những cảm xúc khó quên về sự khó khăn của
nàng Kiều.
*Phân ch cái hay, cái đẹp của các yếu tố nghệ thuật hoặc hình ảnh
đặc sắc; về nhân vật hoặc vấn đề đặt ra trong tác phẩm
- Tính chất ước lệ tượng trưng theo lối văn học cổ trung đại, lời
thơ sâu sắc.
- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: Đối, ẩn dụ, liệt kê, nhân hóa…
- Hình ảnh đặc sắc: vầng trăng, rừng phong, dặm hồng, …
- Thể thơ lục bát, nhịp thơ linh hoạt diễn tả hiệu quả tâm trạng
của nhân vật trữ tình.
* Đánh giá (Nhận xét, bình luận), nâng cao, mở rộng
- Kiều tiễn biệt Kim Trọng tiễn biệt người yêu về quê hộ tang chú,
sự nhớ nhung một người đang yêu mối tình đầu đắm say phải
xa cách.
- Khi chia tay Thúc Sinh thì lưu luyến, bịn rịn, không nỡ rời xa, không
biết bao giờ gặp lại.
-Từ Hải chia tay Kiều dứt khoát, không lưu luyến, hẹn ước ngày
về…
Kết luận
Đoạn thơ “Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều” có kẻ ở, người đi, có chia tay
bịn rịn, nhưng chủ yếu sự hòa nhập giữa cảnh vật với con người,
giữa tình người cảnh vật. Cảnh từ biệt, tình chia li đã thể hiện tài
tình cảm hứng sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du…
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn ngữ pháp tiếng Việt
0,5
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; cách
diễn đạt mới mẻ
0,5
Tổng điểm 10
Bài viết tham khảo
Nguyễn Du đại thi hào dân tộc, đại biểu xuất sắc nhất của nền văn học trung
đại Việt Nam. Nhắc đến Tố Như, không thể không kể tới kiệt tác “Truyện Kiều”. Nói về
cuộc đời đầy gian truân của Kiều thì ngòi bút Nguyễn Du như thăng hoa cảm xúc đồng
cảm với số phận người phụ nữ. Trong tác phẩm này, Nguyễn Du nói đến nhiều cảnh
biệt li - mỗi cảnh một trang đời thấm đầy lệ trong nỗi đoạn trường của người con gái
tài sắc Thuý Kiều. Đoạn thơ “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều” là một đoạn thơ tả cảnh ngụ
tình tuyệt bút, ghi lại giây phút từ biệt và nỗi buồn của Kiều đối với Thúc Sinh cũng như
đối với số phận mình. Nỗi buồn li biệt từ lòng người như thấm sâu vào cảnh vật, tỏa
rộng trong không gian và thời gian vô tận.
Mở đầu đoạn thơ Nguyễn Du đã mang đến cho người đọc một cảm giác thật chua
xót với số phận nàng Kiều:
“Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.
Dặm hồng, bụi cuồn chinh an,
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh. ”
Đầu đoạn thơ giây phút đưa tiễn: “Người lên ngựa, kẻ chia bào”. Câu thơ được
ngắt thành hai vế tiểu đối, lứa đôi bịn rịn lưu luyến như bị tách rời ra hai phía của
không gian. Sau bao nhiêu dùng dằng trì hoãn, Thúc Sinh đành phải lên ngựa, Thúy
Kiều đành buông vạt áo. Câu thơ đã làm hiện lên cảnh đưa tiễn trang trọng, lưu luyến.
Thời gian chia li ấy đã làm cho không gian và cảnh vật biến đổi:
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.
Một bức tranh thiên nhiên bao la, bát ngát, cả một miền quan san - cửa ái, núi non
trùng điệp bỗng chốc nhuốm bởi màu sắc đỏ ối của rừng phong. Giữa hai người một
vùng quan san hiện ra, ảm đạm, hoang biệt, buồn thấm thìa. Cảnh sắc xa dần, mờ dần:
Dặm hồng bụi cuốn chinh an,
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
Quan san, dặm hồng, chinh an, ngàn dâu xanh vốn những từ ngữ giàu sắc thái
trữ tình, diễn tả những tâm trạng nảy sinh trên sở chinh chiến tha hương của những
binh lính tướng xưa, nay được mở rộng vào lĩnh vực tình cảm chia biệt nói chung
ở trong văn cảnh này là sự chia cắt đầy lưu luyến giữa đôi lứa trẻ trung.
Bóng Thúc Sinh dần dần mất hút sau mấy ngàn dâu xanh. ràng màu sắc của
cảnh vật, từ màu đỏ của rừng phong, màu hồng của bụi cuốn theo yên ngựa, đến màu
xanh của ngàn dâu vô tận là cả một sắc màu tâm lí, màu của chia li, cách biệt xa xôi
Hai câu thơ tiếp theo hai hình ảnh đối ngẫu: “người về” với “kẻ đi”, đã đặc tả
tâm trạng Kiều:
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.
Đây cảm nhận của Kiều về cảnh ngộ số phận hai người. Cả hai đều đơn
nhỏ như nhau, thấm thía một cảm giác lẻ loi, bất lực: người về thì “chiếc bóng”,
kẻ đi xa thì “một mình”, người thì “năm canh” thao thức, kẻ thì “muôn dặm... xa
xôi”. Lứa đôihai phía chân trời cách trở. Kiều vừa thương mình, vừa thương kẻ đi xa,
buồn tủi cho thân phận. Cấu trúc câu thơ rất đặc sắc được thể hiện ở cách sử dụng các số
từ đặt trong thế đối lập, tương phản: “chiếc” với “năm”, “muôn” với “một” đã làm nổi
bật nỗi buồn thao thức, đơn chiếc, lẻ bóng của nàng Kiều... là vô cùng, vô tận.
Người đời chẳng bao giờ quên được vầng trăng thề nguyền trong cảnh tình giữa
“người quốc sắc, kẻ thiên tài”. Người đọc cũng từng bị ám ảnh về vầng trăng li biệt
trong đêm thu đầu tiên khi Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều. vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in
gối chiếc, nửa soi dặm trường.
Đây hai câu thơ tuyệt bút, Nguyễn Du đã lấy ngoại cảnh (vầng trăng) để đặc tả
tâm cảnh Thuý Kiều. phải Kiều Thúc Sinh, hai người như một vầng trăng tròn bị
cắt, bị “xẻ” làm hai nửa? Hay từ nay trở đi, mỗi người một phuơng trời chỉ soi lẻ một
vầng trăng mà chỉ thấy một nửa? Trăng thượng huyền hay trăng hạ huyền mà chỉ có một
nửa: nửa thì soi gối chiếc của nàng Kiều cô đơn, nửa thì soi dặm trường, một mình lẻ loi
của Thúc Sinh?
Câu thơ vừa xót xa, vừa ai oán. Chữ “ai” trong câu thơ “Vầng trăng ai xẻ làm đôi”
như một tiếng thở dài ngao ngán về sự bất lực trước số phận. Ai đã đang tâm chia rẽ
hạnh phúc tròn đầy, êm thấm của Kiều? Số phận lẽ mọn buộc nàng phải cam chịu
chấp nhận? ai Thúc Sinh phải đi về Tích “muôn dặm một mình xa xôi?”.
Cuộc chia tay không thể tránh khỏi. Kiều như dự cảm một cuộc chia tay vĩnh biệt đã bắt
đầu. Không phải từ biệt sự chấm dứt của tình duyên. thể họ còn gặp nhau
nhưng chẳng bao giờ tái hợp nữa. Tràn ngập cả không gianthời gian là nỗi buồn nhớ
xa xôi đến muôn dặm. Thúc Sinh với chuyến đi này sẽ phải “đối diện” với người vợ cả
“Ở ăn thì nết cũng hay - Nói điều ràng buộc thì tay cũng già”. Kiều phấp phỏng lo âu,
nàng cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết!
Hai câu thơ cuối đoạn đã thể hiện sâu sắc lòng thương cảm xót xa của thi hào
Nguyễn Du đỗi với số phận hạnh phúc của nàng Kiều cho thấy ngòi bút tài hoa
của ông.
Đoạn thơ “Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều” kẻ ở, người đi, chia tay bịn rịn,
nhưng chủ yếu sự hòa nhập giữa cảnh vật với con người, giữa tình người và cảnh vật.
Cảnh từ biệt, tình chia li đã thể hiện tài tình, cảm hứng sáng tạo về yêu cầu hạnh phúc
của tuổi trẻ. Giọng thơ nhẹ nhàng, mênh mang, lan tỏa. Hình tượng vầng trăng bị ai đó
“xẻ làm đôi” để lại trong lòng ta bao xót thương ám ảnh. Đặc biệt trong cuộc từ biệt này,
nhà thơ không gọi đây là nàng Kiều, kia là chàng Thúc Sinh mà gọi bằng “người”, “kẻ”,
những đại từ phiếm chỉ ấy xuất hiện năm lần trong đoạn thơ trong hai cảnh ngộ giữa
không gian: “người về - kẻ đi” làm cho tình thơ về nỗi buồn chia li, chia lìa mang tầm
phổ quát của muôn đời. Đây cuộc chia tay của tình yêu muôn đời. đã “ngang giá
với một thiên phú biệt li”. Đó lời bình hay nhất, thấm thìa nhất, đích đáng nhất, lời
bình của nhà nho Trinh (1759-1828) đời Nguyễn về tám câu thơ “Thúc Sinh từ biệt
Thuý Kiều”.
| 1/9

Preview text:

Họ tên Gv: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trường: THPT Quách Đình Bảo
TP. Thái Bình, Tỉnh Thái Bình
Gmail : thanhhuyencdsptb@gmail.com
ĐỀ BÀI: I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Người lên ngựa, kẻ chia bào1,
Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san2.
Dặm hồng bụi cuốn chinh an3,
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Văn học, 2022, tr.185) Chú thích
Sau những ngày tháng sống bẽ bàng ở chốn lầu xanh, Kiều được Thúc Sinh yêu mến và chuộc ra
khỏi chốn thanh lâu. Hai người đã có khoảng thời gian sống hạnh phúc bên nhau. Thúc Sinh vốn đã có
vợ là Hoạn Thư nên Thuý Kiều khuyên chàng trở về quê nói chuyện của hai người với vợ cả. Đoạn
trích trên miêu tả cảnh chia ly giữa Thúc Sinh và Thuý Kiều.
(1) Chia bào: Buông áo.
(2) Quan san: Cách ải, cách núi, ý nói sự xa cách.
(3) Chinh an: Yên ngựa đi đường. Chỉ việc đi đường xa.
(4) Gối chiếc: Gối đơn, chỉ sự cô đơn.
(5) Dặm trường: Đường xa.

Đề 1: Trắc nghiệm + Tự luận
Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn trích.
A. Tự do B. Song thất lục bát C. Lục bát D. Thất ngôn.
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. A. Biểu cảm B. Nghị luận C. Miêu tả D.Tự sự
Câu 3. Cuộc chia tay giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh diễn ra vào thời điểm nào? A. Mùa thu B. Mùa đông C. Mùa xuân D. Mùa hạ
Câu 4. “Người” và “kẻ” được nhắc đến trong đoạn trích là những nhân vật nào trong “Truyện Kiều”?
A. Thúy Kiều, Kim Trọng
B. Thúy Kiều, Mã Giám Sinh
C. Thúy Kiều, Thúc Sinh
D. Thúy Kiều, Từ Hải
Câu 5. Chỉ ra những hình ảnh gợi khung cảnh chia tay.
A. Người lên ngựa, kẻ chia bào
B. Rừng phong, ngàn dâu xanh, vầng trăng.
C. Chiếc gối , dặm trường, vầng trăng
D. Rừng phong, vầng trăng, chiếc bóng
Câu 6. Trong hai câu thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Người lên ngựa, kẻ chia bào A. Nhân hóa B. Đối C. So sánh D. Câu hỏi tu từ
Câu 7: Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ sau:
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
A. Hối hận, buồn tủi, cô đơn
B. Tiếc thương, nhớ mong, xót xa
C. Lưu luyến, cô đơn, buồn tủi
D. Đau khổ, cô đơn, tiếc thương Trả lời câu hỏi:
Câu 8. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ:

Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
Câu 9. Nêu nội dung của đoạn trích?
Câu 10. Nhận xét về ngôn ngữ và nghệ thuật thể hiện tâm trạng nhân vật trong đoạn trích.
Đề 2: Tự luận:
Câu 1
. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Dòng thơ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san cho thấy cuộc chia tay giữa
Thúc Sinh và Thuý Kiều diễn ra vào thời điểm nào?
Câu 3. Truyện Kiều có kết cấu gồm 3 phần: Gặp gỡ và đính ước- Gia biến và lưu lạc –
Đoàn tụ
. Hãy cho biết, đoạn trích trên thuộc phần nào trong tác phẩm Truyện Kiều?
Câu 4. Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả khung cảnh cuộc chia ly trong đoạn trích trên.
Câu 5. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong câu thơ: Nửa in gối
chiếc, nửa soi dặm trường.
Câu 6. Việc sử dụng các từ Hán Việt trong đoạn trích có tác dụng gì?
Câu 7. Trình bày cảm nhận về tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ trên. (viết đoạn văn từ 3-5 câu)
Câu 8. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của hình ảnh vầng trăng trong đoạn trích.
II. VIẾT (4.0 điểm) :
Phân tích đoạn trích “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều” (được trích dẫn ở trên) trích
trong “Truyện Kiều”của tác giả Nguyễn Du để làm sáng tỏ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
..................... Hết ..................... HƯỚNG DẪN CHẤM
(Hướng dẫn chấm có 02 trang)
Đề 1: Trắc nghiệm + Tự luận: Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 C 0.5 2 A 0.5 3 A 0.5 4 B 0.5 5 D 0.5 6 B 0.5 7 C 0.5 8 Nội dung hai câu thơ: 0.75
- Mượn hình ảnh thiên nhiên là vầng trăng sẻ đôi diễn tả sự chia cắt
giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều. (Thúc Sinh trở về với người vợ cả.)
- Diễn tả tâm trạng cô đơn, trống vắng của Thúy Kiều khi không có
Thúc Sinh bên cạnh. Đồng thời dự cảm về một cuộc chia tay vĩnh viễn
- Đại từ phiếm "ai" như lời than trách sự nghiệt ngã của số phận đã chia lìa đôi lứa
- Thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu của tác giả với Thúy Kiều 9
Giây phút từ biệt và nỗi buồn của Kiều 0.5
10 Ngôn ngữ và nghệ thuật thể hiện tâm trạng nhân vật: 1.0
- Sử dụng từ ngữ ước lệ, tượng trưng - Nghệ thuật đối
- Vận dụng ca dao một cách sáng tạo - Giọng thơ tha thiết ĐỀ 2: TỰ LUẬN Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1
Đoạn trích viết theo thể thơ lục bát. 0.5 2
Đoạn trích miêu tả cuộc chia tay giữa Thúc Sinh và Thuý Kiều diễn ra 0.5 vào thời điểm mùa thu. 3
Đoạn trích thuộc phần Gia biến và lưu lạc. 0.5 4
Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả khung cảnh cuộc chia ly giữa Thúc 1.0
Sinh và Thuý Kiều: Người lên ngựa, kẻ chia bào, màu quan san, dặm
hồng, bụi cuốn, chinh an, ngàn dâu xanh,…
5
- Nghệ thuật đối trong dòng thơ: in gối chiếc >< soi dặm trường -> 1.0 Tiểu đối. - Tác dụng:
+ Tăng hiệu quả diễn đạt, tạo sự cân đối, nhịp nhàng cho câu thơ.
+ Diễn tả tình cảnh xa cách, tâm trạng cô đơn của Thuý Kiều và Thúc Sinh.
+ Sự cảm nhận tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng đồng cảm của Nguyễn Du với nhân vật. 6
Việc sử dụng các từ Hán Việt trong đoạn trích có tác dụng: 1.0
+ Ngôn ngữ bác học cô đọng, hàm súc.
+ Tạo nên sự trang trọng, thiêng liêng cho cuộc chia ly. 7
Yêu cầu viết đoạn văn: 1.0
+ Nội dung: Tâm trạng nhân vật Thuý Kiều trong đoạn trích.
+ Hình thức: Đảm bảo dung lượng, cách trình bày, chính tả, ngữ pháp. 8
Ý nghĩa hình ảnh vầng trăng trong đoạn trích: 0.5
+ Vầng trăng là hình tượng nghệ thuật độc đáo trong Truyện Kiều,
vừa là hình ảnh thiên nhiên xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, vừa là
biểu tượng nghệ thuật minh chứng cho tình yêu đôi lứa.
+ Vầng trăng trong đoạn trích biểu tượng cho sự chia ly xa cách, tâm
trạng cô đơn, tình cảnh lẻ loi của Thuý Kiều và Thúc Sinh: Nửa in gối
chiếc, nửa soi dặm trường.
II. VIẾT 4.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nếu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định vấn đề cần nghị luận: 0,25
Phân tích đoạn trích “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều” trích trong
Truyện Kiều”của tác giả Nguyễn Du
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
2,5
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới
đây là một vài gợi ý cần hướng tới: Mở bài:
* Giới thiệu được tên tác phẩm, tên tác giả. Thân bài:
* Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp: - Vị trí đoạn trích….
- Đại ý Đoạn thơ ghi lại cảnh biệt ly giữa Thúc Sinh và Thuý Kiều và
nói lên nỗi buồn thương nhớ, cô đơn của đôi lứa
- Điểm nổi bật về nội dung, ý nghĩa tác phẩm…
1. Hai câu đầu ghi lại khoảnh khắc chia ly, chia lìa. Hai vế tiểu đối,
hai hành động như một nét cắt đau lòng: Người lên ngựa // kẻ chia
bào. Cả một "rừng phong thu" bao la đỏ ối "đã nhuốm màu quan san",
nơi xa xôi cách biệt. "Màu quan san" ấy gợi cho ta cảnh ly biệt vẫn
thường diễn ra vào mùa thu. Nỗi nhớ thương của đôi lứa trẻ trung, từ
lòng người như thấm sâu vào cảnh vật,
vào không gian bao la, vào sắc lá của "rừng phong thu".
2. Hai câu 3, 4 tả cái đứng lặng và dõi theo của nàng Kiều. Con đường
đỏ bụi (dặm hồng), bụi cuốn lấy yên ngựa của người đi xa (bụi cuốn
chinh an). Kiều trông theo bóng hình Thúc Sinh, người chồng, vị ân
nhân của nàng, nhìn mãi, nhìn hoài cho đến lúc chỉ thấy màu xanh của
ngàn dâu mờ xa cuối chân trời. Chữ "trông" và chữ "khuất" diễn tả
tình lưu luyến khôn nguôi: "Dặm hồng bụi cuốn chinh an, Trông
người đã khuất mấy ngàn dâu xanh". Từ màu đỏ của "rừng phong thu"
đến màu "hồng" của bụi cuốn, màu "xanh" của ngàn dâu, đó là màu
của tâm tưởng, màu của biệt li, màu của thương nhớ: "Ngàn dâu xanh
ngắt một màu, Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?" (Chinh phụ ngâm)
3. Nỗi buồn cô đơn của Kiều. Nàng thương mình lẻ loi, cô đơn "chiếc
bóng năm canh", thao thức, thương nhớ, chờ đợi.... Nàng thương Thúc
Sinh đi xa "muôn dặm" vất vả, cô đơn "một mình", và một ngày một
"xa xôi" thêm: "Người về chiếc bóng năm canh, Kẻ đi muôn dặm một
mình xa xôi". "Người về"với "kẻ đi" ở hai phía chân trời. "Chiếc
bóng" và "một mình" đều lẻ loi, cô đơn. Đêm "năm canh" đợi chờ như
dài ra. "Muôn dặm" với bao thương nhớ như "xa xôi" vô tận.
4. Đêm đêm nàng Kiều thao thức, chỉ có vầng trăng với nàng. Xưa là
vầng trăng thề nguyền, chứa chan hạnh phúc, "Đêm nay" chỉ có vầng
trăng li biệt, "vầng trăng ai xẻ làm đôi", biết bao đau buồn thương
nhớ! "Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm đường"
Vầng trăng chẳng còn tròn vành vạnh nữa mà đã bị cắt, bị "xẻ làm
đôi", như một ám ảnh, một dự báo cuộc từ biệt lần này cũng là cuộc
vĩnh biệt tình duyên giữa Thúc Sinh với nàng Kiều.
Đoạn thơ "Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều" là một đoạn thơ tả
cảnh ngụ tình đặc sắc. Nó chứa chan tình người, gợi lên nỗi đau buồn,
thương nhớ cho những lứa đôi nặng tình mà li biệt…
Qua đây ta thấy được những nét tâm trạng và cảnh chia ly đau
khổ của nàng Kiều với chàng Thúc. Hai người có duyên đến với nhau
nhưng lại không có phận làm vợ làm chồng. Chính điều đó quyết định
đến hành động của Kiều. Nhưng qua đoạn trích trên ta thấy là do Kiều
bị hoàn cảnh ép buộc chứ bản thân Kiều không hề mong muốn điều
đó. Bằng biện pháp nghệ thuật của thơ xưa ước lệ Nguyễn Du đã
mang đến cho chúng ta những cảm xúc khó quên về sự khó khăn của nàng Kiều.
*Phân tích cái hay, cái đẹp của các yếu tố nghệ thuật hoặc hình ảnh
đặc sắc; về nhân vật hoặc vấn đề đặt ra trong tác phẩm

- Tính chất ước lệ tượng trưng theo lối văn học cổ trung đại, lời thơ sâu sắc.
- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: Đối, ẩn dụ, liệt kê, nhân hóa…
- Hình ảnh đặc sắc: vầng trăng, rừng phong, dặm hồng, …
- Thể thơ lục bát, nhịp thơ linh hoạt diễn tả hiệu quả tâm trạng của nhân vật trữ tình.
* Đánh giá (Nhận xét, bình luận), nâng cao, mở rộng
- Kiều tiễn biệt Kim Trọng là tiễn biệt người yêu về quê hộ tang chú,
có sự nhớ nhung một người đang yêu mối tình đầu đắm say mà phải xa cách.
- Khi chia tay Thúc Sinh thì lưu luyến, bịn rịn, không nỡ rời xa, không biết bao giờ gặp lại.
-Từ Hải chia tay Kiều dứt khoát, không lưu luyến, có hẹn ước ngày về… Kết luận
Đoạn thơ “Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều” có kẻ ở, người đi, có chia tay
bịn rịn, nhưng chủ yếu là sự hòa nhập giữa cảnh vật với con người,
giữa tình người và cảnh vật. Cảnh từ biệt, tình chia li đã thể hiện tài
tình cảm hứng sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du…
d. Chính tả, ngữ pháp 0,5
Đảm bảo chuẩn ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách 0,5 diễn đạt mới mẻ Tổng điểm 10 Bài viết tham khảo
Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, là đại biểu xuất sắc nhất của nền văn học trung
đại Việt Nam. Nhắc đến Tố Như, không thể không kể tới kiệt tác “Truyện Kiều”. Nói về
cuộc đời đầy gian truân của Kiều thì ngòi bút Nguyễn Du như thăng hoa cảm xúc đồng
cảm với số phận người phụ nữ. Trong tác phẩm này, Nguyễn Du có nói đến nhiều cảnh
biệt li - mỗi cảnh là một trang đời thấm đầy lệ trong nỗi đoạn trường của người con gái
tài sắc Thuý Kiều. Đoạn thơ “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều” là một đoạn thơ tả cảnh ngụ
tình tuyệt bút, ghi lại giây phút từ biệt và nỗi buồn của Kiều đối với Thúc Sinh cũng như
đối với số phận mình. Nỗi buồn li biệt từ lòng người như thấm sâu vào cảnh vật, tỏa
rộng trong không gian và thời gian vô tận.
Mở đầu đoạn thơ Nguyễn Du đã mang đến cho người đọc một cảm giác thật chua
xót với số phận nàng Kiều:
“Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.
Dặm hồng, bụi cuồn chinh an,
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh. ”
Đầu đoạn thơ là giây phút đưa tiễn: “Người lên ngựa, kẻ chia bào”. Câu thơ được
ngắt thành hai vế tiểu đối, lứa đôi bịn rịn và lưu luyến như bị tách rời ra hai phía của
không gian. Sau bao nhiêu dùng dằng trì hoãn, Thúc Sinh đành phải lên ngựa, Thúy
Kiều đành buông vạt áo. Câu thơ đã làm hiện lên cảnh đưa tiễn trang trọng, lưu luyến.
Thời gian chia li ấy đã làm cho không gian và cảnh vật biến đổi:
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.
Một bức tranh thiên nhiên bao la, bát ngát, cả một miền quan san - cửa ái, núi non
trùng điệp bỗng chốc nhuốm bởi màu sắc đỏ ối của rừng phong. Giữa hai người là một
vùng quan san hiện ra, ảm đạm, hoang biệt, buồn thấm thìa. Cảnh sắc xa dần, mờ dần:
Dặm hồng bụi cuốn chinh an,
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
Quan san, dặm hồng, chinh an, ngàn dâu xanh vốn là những từ ngữ giàu sắc thái
trữ tình, diễn tả những tâm trạng nảy sinh trên cơ sở chinh chiến tha hương của những
binh lính tướng tá xưa, nay được mở rộng vào lĩnh vực tình cảm chia biệt nói chung và
ở trong văn cảnh này là sự chia cắt đầy lưu luyến giữa đôi lứa trẻ trung.
Bóng Thúc Sinh dần dần mất hút sau mấy ngàn dâu xanh. Rõ ràng màu sắc của
cảnh vật, từ màu đỏ của rừng phong, màu hồng của bụi cuốn theo yên ngựa, đến màu
xanh của ngàn dâu vô tận là cả một sắc màu tâm lí, màu của chia li, cách biệt xa xôi
Hai câu thơ tiếp theo là hai hình ảnh đối ngẫu: “người về” với “kẻ đi”, đã đặc tả tâm trạng Kiều:
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.
Đây là cảm nhận của Kiều về cảnh ngộ và số phận hai người. Cả hai đều cô đơn
và nhỏ bé như nhau, thấm thía một cảm giác lẻ loi, bất lực: người về thì “chiếc bóng”,
kẻ đi xa thì “một mình”, người thì “năm canh” vò võ thao thức, kẻ thì “muôn dặm... xa
xôi”. Lứa đôi ở hai phía chân trời cách trở. Kiều vừa thương mình, vừa thương kẻ đi xa,
buồn tủi cho thân phận. Cấu trúc câu thơ rất đặc sắc được thể hiện ở cách sử dụng các số
từ đặt trong thế đối lập, tương phản: “chiếc” với “năm”, “muôn” với “một” đã làm nổi
bật nỗi buồn thao thức, đơn chiếc, lẻ bóng của nàng Kiều... là vô cùng, vô tận.
Người đời chẳng bao giờ quên được vầng trăng thề nguyền trong cảnh tình giữa
“người quốc sắc, kẻ thiên tài”. Người đọc cũng từng bị ám ảnh về vầng trăng li biệt
trong đêm thu đầu tiên khi Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều. vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in
gối chiếc, nửa soi dặm trường.
Đây là hai câu thơ tuyệt bút, Nguyễn Du đã lấy ngoại cảnh (vầng trăng) để đặc tả
tâm cảnh Thuý Kiều. Có phải Kiều và Thúc Sinh, hai người như một vầng trăng tròn bị
cắt, bị “xẻ” làm hai nửa? Hay từ nay trở đi, mỗi người một phuơng trời chỉ soi lẻ một
vầng trăng mà chỉ thấy một nửa? Trăng thượng huyền hay trăng hạ huyền mà chỉ có một
nửa: nửa thì soi gối chiếc của nàng Kiều cô đơn, nửa thì soi dặm trường, một mình lẻ loi của Thúc Sinh?
Câu thơ vừa xót xa, vừa ai oán. Chữ “ai” trong câu thơ “Vầng trăng ai xẻ làm đôi”
như một tiếng thở dài ngao ngán về sự bất lực trước số phận. Ai đã đang tâm chia rẽ
hạnh phúc tròn đầy, êm thấm của Kiều? Số phận lẽ mọn buộc nàng phải cam chịu và
chấp nhận? Vì ai mà Thúc Sinh phải đi về Vô Tích “muôn dặm một mình xa xôi?”.
Cuộc chia tay không thể tránh khỏi. Kiều như dự cảm một cuộc chia tay vĩnh biệt đã bắt
đầu. Không phải là từ biệt mà là sự chấm dứt của tình duyên. Có thể họ còn gặp nhau
nhưng chẳng bao giờ tái hợp nữa. Tràn ngập cả không gian và thời gian là nỗi buồn nhớ
xa xôi đến muôn dặm. Thúc Sinh với chuyến đi này sẽ phải “đối diện” với người vợ cả
“Ở ăn thì nết cũng hay - Nói điều ràng buộc thì tay cũng già”. Kiều phấp phỏng lo âu,
nàng cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết!
Hai câu thơ cuối đoạn đã thể hiện sâu sắc lòng thương cảm xót xa của thi hào
Nguyễn Du đỗi với số phận và hạnh phúc của nàng Kiều và cho thấy ngòi bút tài hoa của ông.
Đoạn thơ “Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều” có kẻ ở, người đi, có chia tay bịn rịn,
nhưng chủ yếu là sự hòa nhập giữa cảnh vật với con người, giữa tình người và cảnh vật.
Cảnh từ biệt, tình chia li đã thể hiện tài tình, cảm hứng sáng tạo về yêu cầu hạnh phúc
của tuổi trẻ. Giọng thơ nhẹ nhàng, mênh mang, lan tỏa. Hình tượng vầng trăng bị ai đó
“xẻ làm đôi” để lại trong lòng ta bao xót thương ám ảnh. Đặc biệt trong cuộc từ biệt này,
nhà thơ không gọi đây là nàng Kiều, kia là chàng Thúc Sinh mà gọi bằng “người”, “kẻ”,
những đại từ phiếm chỉ ấy xuất hiện năm lần trong đoạn thơ ở trong hai cảnh ngộ giữa
không gian: “người về - kẻ đi” làm cho tình thơ về nỗi buồn chia li, chia lìa mang tầm
phổ quát của muôn đời. Đây là cuộc chia tay của tình yêu muôn đời. Nó đã “ngang giá
với một thiên phú biệt li”. Đó là lời bình hay nhất, thấm thìa nhất, đích đáng nhất, lời
bình của nhà nho Vũ Trinh (1759-1828) đời Nguyễn về tám câu thơ “Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều”.