-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 sách Chân trời sáng tạo
Đề cương ôn tập học kì 1 Hóa học 10 Chân trời sáng tạo giới hạn nội dung ôn thi, kèm theo các dạng bài tập trọng tâm và một số đề thi minh họa. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Hóa học 10 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 10 sắp tới.
Chủ đề: Đề HK1 Hóa Học 10
Môn: Hóa học 10
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG THPT………….
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ: HÓA HỌC NĂM HỌC 2023- 2024
------------------------- Môn: HÓA HỌC 10 PHẦN TRẮC NGHIỆM
CHƯƠNG I: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
BÀI 2: THÀNH PHẦN CỦA NGUYÊN TỬ
Câu 1. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết nguyên tử là:
A. Electron, proton và neutron B. Electron và neutron
C. Proton và neutron D. Electron và proton
Câu 2. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là:
A. Electron, proton và neutron B. Electron và neutron
C. Proton và neutron D. Electron và proton
Câu 3. Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là A. Electron. B. Proton. C. Neutron.
D. Neutron và electron.
Câu 4. Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là A. Proton. B. Neutron. C. Electron.
D. Neutron và electron.
Câu 5. Nguyên tử luôn trung hoà về điện nên
A. Số hạt proton = Số hạt neutron
B. Số hạt electron = Số hạt neutron
C. Số hạt electron = Số hạt proton
D. Số hạt proton = Số hạt electron = Số hạt neutron
Câu 6. Số N trong nguyên tử của một nguyên tố hoá học có thể tính được khi biết số khối A, số thứ tự
của nguyên tố (Z ) theo công thức: A. A = Z – N B. N = A – Z C. A = N – Z D. Z = N + A
Câu 7. Điện tích của hạt nhân do hạt nào quyết định ? A. Hạt proton. B. Hạt electron. C. Hạt neutron.
D. Hạt proton và electron.
Câu 8. Số hiệu nguyên tử (Z) cho biết:
A. Số khối của nguyên tử.
B. Số electron, số proton trong nguyên tử.
C. Khối lượng nguyên tử.
D. Số neutron trong nguyên tử.
Câu 9. Đây là thí nghiệm tìm ra hạt nhân nguyên tử. Hiện tượng nào chứng tỏ điều đó ?
A. Chùm α truyền thẳng.
B. Chùm α bị bật ngược trở lại.
C. Chùm α bị lệch hướng.
D. B và C đều đúng.
Câu 10. Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm một loại hạt cấu tạo nên nguyên tử. Đó là:
A. Thí nghiệm tìm ra electron.
B. Thí nghiệm tìm ra neutron.
C. Thí nghiệm tìm ra proton.
D. Thí nghiệm tìm ra hạt nhân
Câu 11. Vào năm 1987, nhà bác học nào đã phát hiện ra sự tồn tại của các hạt electron khi nghiên cứu
hiện tượng phóng điện trong chân không?
A. Tôm-xơn (J.J. Thomson)
B. Rơ-dơ-pho (E. Rutherford)
C. Chat-uých (J. Chadwick) D. Niu-tơn (Newton)
Câu 12. Hạt nhân nguyên tử được tìm ra năm 1911 bằng cách cho hạt α bắn phá một lá vàng mỏng. Thí
nghiệm trên được đưa ra đầu tiên do nhà bác học nào say đây? A. Mendeleep. B. Chatwick. C. Rutherfor. D. Thomson.
Câu 13. Nguyên tử được cấu tạo như thế nào ?
A. Nguyên tử được cấu tạo bởi ba loại hạt cơ bản là proton, neutron và electron.
B. Nguyên tử được cấu tạo bởi hạt nhân và vỏ electron.
C. Nguyên tử được cấu tạo bởi các điệnt tử mang điện tích âm.
D. Nguyên tử được cấu tạo bởi hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ electron mang điện tích âm.
Câu 14. Qui ước lấy amu (hay đvC) làm khối lượng nguyên tử. Một amu có khối lượng bằng:
A. 12 khối lượng nguyên tử C. B. 1,6605.10-27kg. C. 1,6605.10-25kg. D. 1,6605.10-25g.
Câu 15. Giá trị điện tích 1- và khối lượng 0,0059 amu là của hạt nào dưới đây trong nguyên tử? A. Electron. B. Neutron. C. Proton. D. Ion.
Câu 16. Trong nguyên tử, hạt mang điện là A. Electron.
B. Electron và neutron. C. Proton và neuton. D. Proton và electron.
Câu 17. Nguyên tử Gold có 79 electron ở vỏ nguyên tử. Điện tích hạt nhân của nguyên tử Gold là A. + 79 B. - 79 C. 1 - 7 -1,26.10 C D. 1 - 7 +1,26.10 C
Câu 18. Để đo kích thước của hạt nhân, nguyên tử. .hay các hệ vi mô khác, người ta không dùng các đơn
vị đo phổ biến đối với các hệ vĩ mô như cm, m, km. . mà thường dùng đơn vị đo nanomet (nm) hay
angstron (Å). Cách đổi đơn vị đúng là:
A. 1nm = 10–10m.
B. 1 Å =10–9m.
C. 1nm =10–7cm. D. 1 Å =10nm.
Câu 19. Điều khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron.
B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron.
C. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số neutron (N).
D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron.
Câu 20. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong một nguyên tử: số electron = số proton = điện tích hạt nhân.
B. Số khối là tổng số hạt proton và hạt electron.
C. Số khối là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử.
D. Nguyên tử trung hòa về điện nên số electron = số proton.
Câu 21. Nhận định nào sau đây là sai ?
A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron.
B. Trong nguyên tử, số hạt electron bằng số hạt proton.
C. Số khối là tổng số hạt proton (Z) và số hạt neutron (N).
D. Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
Câu 22. Khi nói về số khối, điều khẳng định nào sau đây luôn đúng? Trong nguyên tử, số khối:
A. bằng tổng khối lượng các hạt proton và neutron.
B. bằng tổng số các hạt proton và neutron.
C. bằng nguyên tử khối.
D. bằng tổng các hạt proton, neutron và electron.
Câu 23. Chọn phát biểu đúng:
A. Khối lượng riêng của hạt nhân lớn hơn khối lượng riêng của nguyên tử.
B. Bán kính nguyên tử bằng bán kính hạt nhân.
C. Bán kính nguyên tử bằng tổng bán kính e, p, n.
D. Trong nguyên tử, các hạt p, n, e xếp khích nhau thành một khối bền chặt.
Câu 24. Biểu thức nào sau đây không đúng? A. A = Z + N. B. E = P. B. Z = A - N. D. Z = E = N.
Câu 25. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n,
B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt neutron.
D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron.
Câu 26. Nguyên tử photpho 31P 15
có khối lượng nguyên tử gần bằng 30,98 amu. Phát biểu đúng là:
A. Số khối hạt nhân của photpho là 31; nguyên tử khối của photpho là 30,98 g/mol.
B. Số khối hạt nhân của photpho là 31; nguyên tử khối của photpho là 30,98.
C. Số khối hạt nhân của photpho là 31; nguyên tử khối của photpho là 31.
D. Số khối hạt nhân của photpho là 30,98; nguyên tử khối của photpho là 30,98.
Câu 27. Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về X:
(1) X có 26 neutron trong hạt nhân.
(2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.
(3) X có điện tích hạt nhân là 26+.
(4) Khối lượng nguyên tử X là 26 amu.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 28. Năm 1911, Rơ-đơ-pho (E. Rutherford) và các cộng sự đã dùng các hạt α bắn phá lá vàng mỏng
và dùng màn huỳnh quang đặt sau lá vàng để theo dõi
đường đi của các hạt α. Kết quả thí nghiệm đã rút ra các kết
luận về nguyên tử như sau:
(1) Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
(2) Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử.
(3) Hạt nhân nguyên tử mang điện tích âm.
(4) Xung quanh nguyên tử là các electron chuyển động tạo nên lớp vỏ nguyên tử.
Số kết luận sai là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29. Cho các phát biểu sau: 1
(1) Đơn vị khối lượng nguyên tử kí hiệu là u, 1u=
khối lượng của một nguyên tử carbon đồng vị 12. 12
(2) Nguyên tử luôn trung hòa điện nên tổng số hạt electron luôn bằng tổng số hạt proton.
(3) Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là đồng vị của nhau.
(4) Trong nguyên tử, điện tích hạt nhân bằng số proton.
(5) Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm vỏ mang điện tích âm và hạt nhân mang điện tích dương.
(6) Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân trong không gian rỗng của nguyên tử.
Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.
Câu 30. Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố đều luôn có 2 loại hạt cơ bản là proton và neutron.
(2) Khối lượng nguyên tử tập trung ở lớp vỏ electron.
(3) Số khối (A) có thể có giá trị lẻ.
(4) Trong nguyên tử, số electron bằng số proton.
(5) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron.
Số phát biểu sai là: A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
BÀI 3: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Câu 1. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử có kí hiệu 23Na là 11 A. 23 B. 24 C. 25 D.11
Câu 2. Số hạt electron của nguyên tử có kí kiệu 16O là 8 A. 8 B. 6 C. 10 D.14
Câu 3. Nguyên tử A có 12 electron, 12 neutron kí hiệu của nguyên tử A là A. 12O A O A 25 B. 2512 C. 1224 D. 2412
Câu 4. Nguyên tử 2713 Al có : A. 13p, 13e, 14n. B. 13p, 14e, 14n. C. 13p, 14e, 13n. D. 14p, 14e, 13n.
Câu 5. Cho các nguyên tử 12 14 14 X, Y, Z. 6 7 6
Những nguyên tử nào cùng thuộc một nguyên tố hóa học? A. X và Y. B. Y và Z. C. X và Z. D. X, Y và Z.
Câu 6. Trong nguyên tử X có 92 proton, 92 electron, 143 neutron. Kí hiệu hạt nhân nguyên tử X là: A. 235X. X . X. X. 143 B. 14392 C. 92 235 D. 23592
Câu 7. Tên gọi của nguyên tố này nhằm để kỉ niệm các vị thần khổng lồ trong thần thoại Hi Lạp. A. Titan (Z = 22). B. He (Z = 2). C. Sc (Z = 21). D. Ar (Z = 18).
Câu 8. Tên gọi của nguyên tố này là để ngưỡng mộ tình yêu và sắc đẹp của một vị thần ở Scanđinavi cổ xưa tên là Vanadis A. Sc (Z = 21). B. V (Z = 23). C. Si (Z = 14). D. Cu (Z = 29).
Câu 9. Một nguyên tử oxygen có cấu tạo từ 8 hạt proton, 9 hạt neutron và 8 hạt electron. Kí hiệu nguyên
tử nào sau đây là đúng ? A. 16 O . B. 17O . C. 17O . D. 16 O . 8 9 8 9
Câu 10. Nhóm các nguyên tử nào dưới đây thuộc cùng một nguyên tố hóa học ? A. 14X ; 16Y . B. 16N ; 22T . C. 22 ; 22 . D. 16 ; 17 8 M 10 Q Z . 11 D 7 8 8 11 8
Câu 11. Cho hình vẽ nguyên tử:
Kí hiệu nguyên tử nào sau đây là đúng ?
A. 7 Li . B. 6 Li . C. 7 Li . D. 10 Li . 3 3 4 3 Câu 12. Ion X2- có :
A. Số p – số e = 2.
B. Số e – số p = 2.
C. Số e – số n = 2.
D. Số e – (số p + số n) = 2.
Câu 13. Ion M2+ có số electron là 18, M có điện tích hạt nhân là A. 18. B. 20. C. 18+. D. 20+.
Câu 14. Tổng số hạt cơ bản trong ion 35 - Cl là 17 A. 17. B. 35. C. 52. D. 53.
Câu 15. Trong những hợp chất sau đây, cặp chất nào là đồng vị của nhau: A. 40K và 40Ar. K và 40Ca. O và O . O và 17O . 19 18 B. 4019 20 C. 2 3 D. 168 8
Câu 16. Trong những hợp chất sau đây, cặp chất nào không phải đồng vị: A. 40K và 40Ar. Mg, Mg. Mg, Mg. O và 17O . 19 18 B. 24 25 C. 24 26 D. 16 12 12 12 12 8 8
Câu 17. Cho 16O, 17O, 18O và 1H, 2H. Số phân tử H2O tạo thành là A. 6. B. 7. C. 8. D. 9.
Câu 18. Cho 63Cu, 65Cu và 16O, 17O, 18O. Số phân tử Cu2O tạo thành là A. 6. B. 12. C. 9. D. 10.
Câu 19. Có các đồng vị sau: 1 2 H, H ; 35 37
Cl, Cl . Có thể tạo ra bao nhiêu phân tử HCl có thành phần 1 1 17 17 đồng vị khác nhau A. 8 B. 12 C. 6 D. 4
Câu 20. Oxi có 3 đồng vị 16 17 18
O, O, O . Lithium có hai đồng vị bền là: 6 7
Li, Li . Có thể có bao nhiêu loại 8 8 8 3 3
phân tử Li2O được tạo thành giữa lithium và oxygen? A. 9. B. 8. C. 12. D. 10.
Câu 21. Oxi có 3 đồng vị 16 17 18
O, O, O . Nitrogen có hai đồng vị là: 14 15
N, N . Hỏi có thể có bao nhiêu 8 8 8 7 7
loại phân tử khí đinitrogen oxide được tạo thành giữa nitrogen và oxygen? A. 6. B. 9. C. 12. D. 10.
Câu 22. Cho hình vẽ mô phỏng nguyên tử của một nguyên tố như sau: / 8n
Đồng vị của nguyên tố đã cho là?
A. 178O. B. 3216S. C. 23 11Na. D. 199F.
Câu 23. Cho nguyên tố có ký hiệu 56Fe điều khẳng định nào sau đây 26 đúng?/
A. Nguyên tử có 26 proton
B. Nguyên tử có 26 neutron
C. Nguyên tử có số khối 65
D. Nguyên tử khối là 30
Câu 24. Nhận định đúng nhất là
A. Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học thì có tính chất giống nhau.
B. Tập hợp các nguyên tử có cùng số proton đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
C. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số neutron khác nhau số proton.
D. Nguyên tố hóa học là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân.
/Câu 25. Nguyên tử calcium có kí hiệu là 4020Ca . Phát biểu sai là:
A. Nguyên tử Ca có 2 electron lớp ngoài cùng.
B. Số hiệu nguyên tử của Ca là 20.
C. Calcium ở ô thứ 20 trong bảng tuần hoàn.
D. Tổng số hạt cơ bản của Calcium là 40.
Câu 26. Phát biểu không đúng là:
A. Nguyên tố carbon chỉ gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân là 6.
B. Các nguyên tử thuộc một nguyên tố hóa học đều có tính chất vật lí và hóa học giống nhau.
C. Các nguyên tử đồng vị đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
D. Một nguyên tử có số hiệu nguyên tử là 29 và có số khối là 61 thì nguyên tử đó phải có 29 electron.
Câu 27. Chọn phát biểu sai:
A. Các đồng vị phải có số khối khác nhau.
B. Các đồng vị phải có số neutron khác nhau.
C. Các đồng vị phải có cùng điện tích hạt nhân.
D. Các đồng vị phải có số electron khác nhau.
Câu 28. Cho hình vẽ mô phỏng các nguyên tử với số liệu như sau: /// 8n 8n 9n 1 2 3
Nhận xét nào sau đây Sai?
A. 1 và 2 là các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
B. 1 và 3 là các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
C. 1 và 2 là nguyên tử của hai nguyên tố hóa học khác nhau.
D. 1 và 3 có cùng số proton trong hạt nhân.
Câu 29. Có những phát biểu sau đây về các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học:
(1) Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau.
(2) Các đồng vị có tính chất vật lí khác nhau.
(3) Các đồng vị có cùng số electron ở vỏ nguyên tử.
(4) Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 30. Có các phát biểu sau:
(1) Trong một nguyên tử luôn luôn có số proton bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
(2) Tổng số proton và số electron trong một hạt nhân được gọi là số khối.
(3) Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử.
(4) Số proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
(5) Đồng vị là các nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron.
Số phát biểu không đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
BÀI 4: CẤU TRÚC LỚP VỎ ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ
Câu 1. Sự chuyển động của electron theo quan điểm hiện đại được mô tả
A. Electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử.
B. Chuyển động của electron trong nguyên tử theo một quỹ đạo nhất định hình tròn hay hình bầu dục.
C. Electron chuyển động cạnh hạt nhân theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử.
D. Electron chuyển động rất chậm gần hạt nhân theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử.
Câu 2. Sự chuyển động của electron theo mô hình hành tinh nguyên tử
A. Chuyển động của electron trong nguyên tử theo một quỹ đạo xác định hình tròn hay hình bầu dục.
B. Electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử.
C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định tạo thành đám mây electron.
D. Các electron chuyển động có năng lượng bằng nhau.
Câu 3. Electron nào quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố?
A. Electron ở lớp gần nhân nhất.
B. Electron ở lớp kế ngoài cùng.
C. Electron ở lớp Q.
D. Electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 4. Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn :
A. Thứ tự các mức và phân mức năng lượng.
B. Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.
C. Thứ tự các lớp và phân lớp electron.
D. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử.
Câu 5. Orbital nguyên tử là
A. đám mây chứa electron có dạng hình cầu.
B. đám mây chứa electron có dạng hình số 8 nổi.
C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron lớn nhất.
D. quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước và năng lượng xác định.
Câu 6. Sự phân bố electron theo ô orbital nào dưới đây là đúng? A. ↑↑ B. ↑ ↑ ↑ C. ↑↓ ↑ D. ↑↑ ↑ ↑
Câu 7. Số electron tối đa trong phân lớp d là A. 2 B. 10 C. 6 D. 14
Câu 8. Số electron tối đa có thể phân bố trên lớp M là A. 32. B. 18. C. 9. D. 16.
Câu 9. Số electron tối đa trên lớp thứ n (n 4) là A. n2. B. 2n2. C. 2. D. 8.
Câu 10. Sắp xếp các phân lớp sau theo thứ tự phân mức năng lượng tăng dần:
A. 1s < 2s < 3p < 3s B. 2s < 1s < 3p < 3d C. 1s < 2s < 2p < 3s D. 3s < 3p < 3d < 4s.
Câu 11. Sắp xếp các orbital sau 3s, 3p, 3d, 4s theo thứ tự mức năng lượng tăng dần:
A. 3s < 3p < 3d < 4s
B. 3p < 3s < 3d < 4s
C. 3s < 3p < 4s < 3d
D. 3s < 4s < 3p < 3d.
Câu 12. Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân: A. Lớp K. B. Lớp L. C. Lớp M. D. Lớp N.
Câu 13. Nguyên tử của một nguyên tố có bốn lớp electron, theo thứ tự từ phía gần hạt nhân là : K, L, M,
N. Trong nguyên tử đã cho, electron thuộc lớp nào có mức năng lượng trung bình cao nhất ? A. Lớp K. B. Lớp L. C. Lớp M. D. Lớp N.
Câu 14. Nguyên tố lưu huỳnh nằm ở ô thứ 16 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Biết rằng các electron của
nguyên tử lưu huỳnh được phân bố trên 3 lớp electron (K, L, M). Số electron ở lớp L trong nguyên tử lưu huỳnh là : A. 6. B. 8. C. 10. D. 4
Câu 15. Cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh (Z=16) ở trạng thái cơ bản là A. 1s22s22p63s23p5. B. 1s22s22p63s23p6. C. 1s22s22p63s23p4. D. 1s22s22p63s23p3.
Câu 16. Cấu hình electron của nguyên tử Ca (Z= 20) ở trạng thái cơ bản là
A. 1s22s22p63s23p63d2. B. 1s22s22p63s23p64s1.
C. 1s22s22p63s23p64s2. D. 1s22s22p63s23p63d14s1.
Câu 17. Nguyên tử X có Z = 24. Cấu hình e nguyên tử X:
A. 1s22s22p63s23d44s2 B. 1s22s22p63s23p63d54s1
C. 1s22s22p63s23p63d6 D. 1s22s22p63s23p53d54s2
Câu 18. Cấu hình electron của Cu (cho Z = 29) là
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1.
B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s2.
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d9
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10.
Câu 19. Nguyên tử của nguyên tố hoá học nào có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p64s1 ? A. Ca (Z = 20) . B. K (Z = 19). C. Mg (Z =12). D. Na (Z = 11).
Câu 20. Nguyên tử của nguyên tố hoá học nào sau đây có cấu hình electron là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2. A. Ca (Z = 20). B. Fe (Z = 26). C. Ni (Z = 28). D. K (Z = 19).
Câu 21. Ion M+ có cấu hình electron là 1s22s22p6. Vậy hạt nhân nguyên từ M có số proton là: A. 10. B. 9. C. 11. D. 13.
Câu 22. Hạt nhân nguyên tử X có 17 proton, 18 notron. Cấu hình electron của ion X- là : A. 1s22s22p63s23p6 B. 1s22s22p63s23p63d1. C. 1s22s22p63s23p64s1. D. 1s22s22p63s23p5.
Câu 23. Ion R2+ có cấu hình phân lớp cuối cùng là 3d9. Cấu hình electron của nguyên tử R là : A. [Ar]3d94s2. B. [Ar]3d104s1. C. [Ar]4s23d9. D. [Ar] 4s13d10.
Câu 24. Ion X2- có cấu hình e của phân lớp ngoài cùng là 2p6. Cấu hình electron của nguyên tử X là: A. [Ne]2p63s2. B. [Ne]2p4. C. 1s22s22p6. D. 1s22s22p4.
Câu 25. Nguyên tử của nguyên tố potassium có 19 electron. Ở trạng thái cơ bản, potassium có số orbital chứa electron là: A. 8 B. 9 C. 11 D.10
Câu 26. Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử của nguyên tố A là 21. Vậy cấu hình electron của A là A. 1s2 2s2 2p4. B. 1s2 2s2 2p2. C. 1s2 2s2 2p3. D. 1s2 2s2 2p5.
Câu 27. Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên
tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số
electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là :
A. Khí hiếm và kim loại.
B. Kim loại và kim loại.
C. Phi kim và kim loại.
D. Kim loại và khí hiếm.
Câu 28. Nguyên tử của nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng là 2p. Tổng số e ở hai phân lớp
ngoài cùng hai nguyên tử này là 3. Vậy số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt là: A. 1 & 2 B. 5 & 6 C. 7 & 8 D. 7 & 9
Câu 29. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên
tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của Y là A. 3s23p4. B. 3s23p5. C. 3s23p3. D. 2s22p4.
Câu 30. Cấu hình electron nào sau đây không đúng? A. 1s22s22p5. B. 1s22s22p63s2. C. 1s22s22p63s23p5. D. 1s22s22p63s23p34s2.
Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Câu 1: Nhóm A bao gồm các nguyên tố: A. Nguyên tố s B. Nguyên tố p
C. Nguyên tố d và nguyên tố f.
D. Nguyên tố s và nguyên tố p
Câu 2: Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là A. 3 và 3 B. 4 và 3 C. 3 và 4 D. 4 và 4
Câu 3: Nguyên tố M có số hiệu nguyên tử là 29. M thuộc nhóm nào của bảng tuần hoàn? A. IIA B. IIB C. IA D. IB
Câu 4: Nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Kí hiệu và vị trí ucar R trong bảng tuần hoàn là: A. Ne, chu kì 2, nhóm VIIIA B. Na, chu kì 3, nhóm IA C. Mg, chu kì 3, nhóm IIA D. F, chu kì 2, nhó VIIA
Câu 5: Các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử tương ứng là 4, 8, 16, 25. Kết luận nào dưới đây về vị
trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn là đúng? Số hiệu nguyên tử Chu kì Nhóm A 4 2 IV B 8 2 IV C 16 3 VI D 25 4 V
Câu 6: X là nguyên tố phi kim có hóa trị cao nhất với oxi bằng hóa trị với hidro. Số nguyên tố thỏa mãn điều kiện trên là: A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 7: R, T, X, Y, Z lần lượt là năm nguyên tố liên tiếp trong bảng tuần hoàn, có tổng số điện tích hạt
nhân là 90+. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Năm nguyên tố này thuộc cùng một chu kì.
B. Nguyên tử của nguyên tố Z có bán kính lớn nhất trong số các nguyên tử của năm nguyên tố trên. C. X là phi kim. D. R có 3 lớp electron.
Câu 8: Hai nguyên tố X và Y la hai nguyên tố ở hai nhóm A kế tiếp nhau có tổng điện tích dương bằng
23 và cùng thuộc một chu kì. X và Y là: A. N và S B. Si và F C. O và P D. Na và Mg
Câu 9: Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm IVA của bảng tuần hoàn. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là A. 14 B. 16 C. 33 D. 35
Câu 10: Cho các nguyên tố: Mg (12); Al (13); Si (14); P (15); Ca (20). Các nguyên tố thuộc cùng một chu kì là: A. Mg, Al, Si, P B. P, Al, Si, Ca C. Mg, Al, Ca D. Mg, Al, Si, Ca
Câu 11: Cho hai nguyên tố L và M có cùng cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2. Phát biểu nào sau
đây về M và L luôn đúng?
A. L và M đều là những nguyên tố kim loại.
B. L và M thuộc cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn.
C. L và M đều là những nguyên tố s.
D. L và M có 2 electron ở ngoài cùng.
Câu 12: Hai nguyên tố X và Y cùng thuộc một chu kì và ở hai nhóm A kế tiếp nhau có tổng số proton
trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. X và Y thuộc chu kì và nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn?
A. Chu kì 3 và các nhóm IIA, IIIA
B. Chu kì 2 và các nhóm IIA, IIIA
C. Chu kì 3 và các nhóm IA, IIA
D. Chu kì 2 và các nhóm IA, IIA PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (proton, electron, neutron) là 49, trong đó số hạt
không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Xác định điện tích hạt nhận, số proton, số electron, số
neutron và số khối của X?
Câu 2. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố X là 16. Số khối của
nguyên tử X là 11. Xác định số proton, neutron nguyên tử của X?
Câu 3. Nguyên tử X có tổng số hạt bằng 60. Trong đó tổng số mang điện gấp đôi số hạt không mang điện.
Xác định số khối nguyên tử của X?
Câu 4. Tổng số hạt proton, neutron, electron trong hai nguyên tử của nguyên tố X và Y là 96, trong đó có
tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 32. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều
hơn của X là 16. Xác định số proton của X và Y?
Câu 5. Trong tự nhiên, magnesium có 3 đồng vị bền là 24Mg, 25Mg và 26Mg. Phương pháp phổ khối
lượng xác nhận đồng vị 26Mg chiếm tỉ lệ phần trăm số nguyên tử là 11%. Biết rằng nguyên tử khối trung
bình của Mg là 24,32. Tính % số nguyên tử của đồng vị 24Mg, đồng vị 25Mg?
Câu 6. Nguyên tử khối trung bình của vanadium (V) là 50,9975. Nguyên tố V có 2 đồng vị trong đó đồng
vị 5023V chiếm 0.25%. Tính số khối của đồng vị còn lại.
Câu 7. Trong tự nhiên, đồng có hai đồng vị bền là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của copper là
63,54. Tính số mol mỗi loại đồng vị có trong 6,354 gam copper.
Câu 8. Cho nguyên tố X có 2 lớp electron, lớp thứ 2 có 6 electron. Xác định số hiệu nguyên tử của X
Câu 9. Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố: carbon (Z = 6), sodium (Z = 11) và oxygen
(Z = 8). Cho biết số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố trên. Chúng là kim loại, phi kim hay khí hiếm
Câu 10. Cấu hình electron của:
- Nguyên tử X: 1s22s22p63s23p64s1
- Nguyên tử Y: 1s22s22p63s23p4
a. Mỗi nguyên tử X và Y chứa bao nhiêu electron?
b. Hãy cho biết số hiệu nguyên tử của X và Y.
c. Lớp electron nào trong nguyên tử X và Y có mức năng lượng cao nhất?
d. Mỗi nguyên tử X và Y có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu phân lớp electron?
e. X và Y là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Document Outline
- Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa họ
- C