Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC I
MÔN : NGỮ VĂN 7. NĂM HỌC 2023- 2024
A. TRI THỨC NGỮ VĂN
I. Kiến thức về truyện
1. Đề tài chi tiết
a. Đề tài: Đề tài phạm vi đời sống được phản ánh, thể hiện trực tiếp trong tác phẩm văn học.
*Cách phân loại đề tài:
- Dựa vào phạm vi hiện thực được miêu tả: đề tài lịch sử, đề i chiến tranh, đề tài gia đình,…
- Dựa vào loại nhân vật trung tâm của tác phẩm: đề tài tr em, đề tài người nông dân, đề tài
người lính,…
*Một tác phẩm thể đề cập nhiều đề tài, trong đó một đề tài chính.
dụ: Đề tài của truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) đề tài gia đình (xét
theo phạm vi hiện thực được miêu tả) đề tài trẻ em (xét theo nhân vật trung tâm của
truyện).
b. Chi tiết: Chi tiết yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình ợng (thiên nhiên, con người, sự
kiện) nhưng tầm ảnh hưởng quan trọng đặc biệt trong việc đem lại sự sinh động, lôi cuốn
cho tác phẩm văn học.
2. Tính cách nhân vật: Tính cách nhân vật những đặc điểm riêng tương đối ổn định của
nhân vật, được bộc lộ qua mọi hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ; qua các mối quan
hệ, qua lời kể suy nghĩ của nhân vật khác.
3. Thay đổi kiểu người k chuyện
- Trong một chuyện kể, nhà n thể s dụng nhiều ngôi k khác nhau. Có tác phẩm sử dụng
hai ba người kể chuyện ngôi thứ nhất; tác phẩm lại kết hợp người kể chuyện ngôi th nhất
người kể chuyện ngôi thứ ba.
- Sự thay đổi kiểu người kể chuyện luôn thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả. Mỗi ngôi kể
thường mang đến một ch nhìn nhận, đánh giá riêng, khiến câu chuyện được soi chiếu từ
nhiều chiều, trở nên phong ohú, hấp dẫn, chứa đựng nhiều ý nghĩa.
II. Kiến thức về thơ
1. Thơ bốn chữ hoặc năm chữ
a. Hình thức: Thơ bốn chữ thơ năm chữ những thể thơ được gọi tên theo số chữ (tiếng)
trong mỗi dòng thơ. Số lượng dòng mỗi bài không hạn chế. Bài thơ bốn ch năm chữ thể
chia khổ hoặc không.
b. ch gieo vần trong thơ bốn chữ thơ năm chữ: vần thường được đặt cuối dòng, gọi
vần chân. Vần thể gieo liên tiếp (vần liền) hoặc cách quãng (vần cách), ng thể phối
hợp nhiều kiểu gieo vần trong một i thơ (vần hỗn hợp),...
c. Thơ bốn chữ thường ngắt nhịp 2/2, thơ năm chữ thường ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2. Tuy nhiên
nhịp thơ cũng th ngắt linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong i thơ.
c. Nội dung:
- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của thể thơ 4 chữ, 5 chữ.
- Hiểu được nội dung chính trong một văn bản thơ.
- Cảm nhận được ý nghĩa tình cảm, cảm xúc thông qua các hình tượng nhân vật trong thơ
cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Thơ bốn chữ và thơ năm chữ gần i với đồng dao, vè, thích hợp với việc kể chuyện, hình ảnh
thơ thường dung dị, gần gũi.
2. Tình cảm, cảm xúc trong thơ:
- Tình cảm chính cội nguồn làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của thơ trữ tình. Gốc của thơ
tình cảm, nội dung chủ yếu của thơ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời.
- Cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời thuộc thế giới tình cảm riêng, nhưng lại những điểm
đồng điệu với cảm xúc chung của nhiều người. Chính thế, người đọc đến với thơ để tìm sự
đồng cảm, chia sẻ. Người đọc thể cảm nhận như nhà thơ đang nói hộ nỗi lòng mình.
3. Hình nh trong thơ
- Hình ảnh một yếu tố quan trọng trong thơ trữ tình, phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình
cảm, tưởng. Hình ảnh trong thơ có nguồn gốc từ đời sống (con người, thiên nhiên,...) nhưng
luôn mang dấu ấn của sự cấu, tưởng tượng, in đậm tình cảm, cảm xúc chủ quan của n
thơ.
4. Nhịp thơ
- Nhịp thơ phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật đặc thù của văn bản thơ.
Người đọc thể nhận biết nhịp thơ qua hệ thống những điểm ngắt, ngừng được phân cha trên
dòng thơ hoặc giữa các dòng thơ, theo sự chi phối của nội dung cảm c quy định riêng của
từng thể thơ.
III. Tuỳ bút, tản văn
- Tuỳ bút một thể loại văn xuôi thuộc loại hình kí. Điểm tựa của tuỳ bút cái tôi của tác giả.
Qua việc ghi chép về con người, sự kiện cụ thể, có thực, tác giả tu bút thể hiện cảm xúc, tình
cảm, suy nghĩ của mình. Tuỳ t thiên về tính trữ nh, thể kết hợp trữ tình, suy tưởng, triết
lí, chính luận. Bố cục bài tu t khá tự do, được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một
tưởng chủ đề nhất định. Tuỳ bút không nhất thiết phải một cốt truyện cụ th hay nhân vật
hoàn chỉnh. Ngôn từ của tuỳ t giàu hình ảnh, giàu chất thơ.
- Tản n thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc. Người viết tản văn thường dựa trên một vài
nét chấm phá về đời sống để th hiện tâm trạng, suy nghĩ, chủ kiến của mình. Tản n khá tự
do trong cách biểu hiện, sự kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả, khảo cứu,... Ngôn từ
của tản văn gần i đời thường, như lời chuyện trò, bàn luận, m sự.
III. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (vận dụng đọc hiểu)
1. Mở rộng trạng ng của câu bằng cụm từ
- Khái niệm: Trạng ng thành phần phụ của câu, xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân,
mục đích của sự việc nêu trong câu
- Trạng ngữ thường đứng đầu câu, được ngăn cách bằng dấu phẩy
- Trạng ngữ có thể một từ hoặc một cụm từ
- Trạng ngữ cụm t thể giúp câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người
nghe
VD:
-Đêm, mưa trút ào ào như thác đổ-> Đêm mùa hè, mưa trút ào ào như thác đổ
-Sáng em đi chơi.-> Buổi sáng ngày hôm qua, em đi chơi.
2. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm t
- Thành phần chính của câu bao gồm chủ ngữ và vị ngữ, đây thành phần bắt buộc phải
mặt trong câu.
- Có thể mở rộng thành phần chính của u bằng cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ
- Mở rộng thành phần chính bằng cụm từ thể giúp câu cung cấp được nhiều thông tin hơn
cho người đọc, người nghe
a. Gió / thổi-> Gió từ phía vườn / đang thổi.
CN VN CN VN
b. Không khí / trong lành-> Không khí khu rừng này / thật trong lành.
CN VN CN VN
c. Ong / bay-> Đàn ong / đang bay
CN VN CN VN
3. Từ láy: loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng cấu tạo giống nhau hoặc
tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau.
dụ:
- Trời mưa xối xả. => Từ láy bộ phần.
- Sấm chớp ầm m. => T láy hoàn toàn.
4. Số từ
-Số từ thể được phân chia thành 2 nhóm:
+Số từ chỉ số ợng gồm các số từ chỉ số lượng xác định( một, hai, ba…) số từ chỉ số lượng
ước chừng( vài, dăm, mươi, ba bốn…). Khi dùng để biểu thị số ợng của vật thì vị trí của số
từ thường đứng trước danh từ.
+ Số t chỉ số thứ tự thường kết hợp với các từ Thứ, hạng, loại, số, đứng sau danh t trung tâm,
thể hiện thứ tự của sự vật nêu danh từ trung m.
VD: Hôm nay lớp chúng em quyên p đồ dùng cho đồng bào bão lụt được năm mươi bộ
quần áo.
Số từ đây “năm mươi” đứng trước danh từ bộ quần áo để chỉ số ợng.
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
“Bốn”, “năm” số từ đứng sau và thể hiện th tự của “canh (chỉ thời gian).
- Cần phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng như: đôi, chục,
tá…Những danh t này có thể kết hợp với số từ trước và các từ ấy, này…ở sau( ba đôi ấy,
hai chục này…) còn số từ thì không.
5. Phó từ:
-Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước danh từ, bổ sung ý nghĩa về số ợng cho danh t chẳng
hạn: những, các, mọi, từng,…
-Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước hoặc sau động từ, nh từ: đã, đang, sẽ, sắp ( quan hệ
thời gian); cũng, vẫn,cứ, còn( sự tiếp diễn tương tự), hãy, đừng, chớ ( cầu khiến); rất, khá,
thật ( mức độ) ; chưa, không, chẳng (phủ định) đứng trước động từ, tính từ.
-> Khi đứng trước động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho hành động, trạng thái, đặc
điểm , tính chất được nêu động từ, tính từ 1 số ý nghĩa như: quan hệ thời gian, mức độ, sự
tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến,
-> Khi đứng sau động từ, nh từ, phó từ thường bổ sung cho động từ, tính t đó 1 số ý nghĩa
như: mức độ, khả ng, kết qu phương hướng,…
-Lắm, cực kì, quá ( mức độ); được, có thể ( khả năng); được, ra, vào,…( kết quả - hướng)
đứng sau động từ, nh từ.
dụ: Bạn Nam đang làm bài. -> Xác định: Phó từ: đang
6. Nghĩa của từ ng
Nghĩa của từ nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) từ biểu thị.
Vd: Lung lay: bị làm cho nghiêng ngả, không còn đứng vững
-Các cách giải thích nghĩa của từ
+Thể hiện khái niệm từ biểu thị
Vui vẻ: nh từ thể hiện trạng thái cảm xúc rất vui của con người
+Dùng để đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
Chăm chỉ: đồng nghĩa với từ cần cù, siêng năng
+Giải thích ý nghĩa của từng thành tố
Khán giả: khán xem, giả người khán giả người xem
7. Từ nhiều nghĩa hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
a. Từ thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. (ví dụ: Toán học, n học, Vật học…t một
nghĩa); chân, mắt, mũi…từ nhiều nghĩa)
b. Từ nhiều nghĩa kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.
- Nghĩa gốc: nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
- Nghĩa chuyển nghĩa được hình thành trên sở của nghĩa gốc.
dụ: Mũi (mũi kim, mũi dao, mũi bút…), chân (chân trời, chân mây, chân tường, chân đê,…),
mắt (mắt nứa, mắt tre, mắt na…),đầu (đầu giường, đầu đường, đầu sông,...)
8. Biện pháp tu từ
8.1.Nói giảm nói tránh
- Khái niệm: Nói giảm nói tránh biện pháp tu từ dùng cách nói làm giảm nhẹ quy mô, tính
chất của đối tượng, hoặc tránh trình bày trực tiếp điều muốn nói để khỏi gây cảm giác đau
buồn, ghê sợ hay để giữ phép lịch sự
- Những cách nói giảm, nói tránh thông dụng
+ Dùng các từ đồng nghĩa, đặc biệt từ n Việt
+ Dùng cách nói vòng
+ Dùng cách nói phủ định
dụ
Bác đã đi rồi sao, c ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
(Bác ơi! Tố Hữu)
- Để tránh cảm giác đau buồn, nặng nề, tác giả dùng từ “đi” cho ý thơ thêm tế nhị để nói về
việc Bác Hồ kính yêu đã không còn nữa.
8.2. Điệp ngữ: dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
dụ: Tiếng ai nhảy :
"Cục. .. cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
8.3. So nh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác nét tương đồng để
làm tăng sức gợi nh, gợi cảm cho sự diễn đạt.
So sánh có 2 kiểu :
- So sánh ngang bằng: như, bằng, giống như, tựa như,………
dụ: Mẹ đẹp như tiên.
- So sánh không ngang bằng: chẳng bằng, không bằng, hơn, kém,….
dụ: Bạn Lan thấp hơn bạn Hoa.
8.4. Nhân hóa: Nhân hoá một phép tu từ gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những
từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần
gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
* Nhân hóa có 3 kiểu:
- Gọi người để gọi vật: bàn đang được đặt ngoài sân.
- Ch hoạt động, tính chất của người chỉ vật: Con mèo đang nằm ngủ.
- Trò chuyện, xưng với vật như người: Chim ơi! Hót hay quá!
8.5. Ẩn dụ: Là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của s vật/hiện
tượng khác nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
* Ẩn dụ 4 kiểu:
- n d hình thức
Về thăm quê c làng Sen
hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
- n d cách thức : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Ẩn dụ phẩm chất: Người Cha mái tóc bạc
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ngoài thềm rơi chiếc đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
9. Ngữ cảnh nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh
Ngữ cảnh bối cảnh ngôn ng trong đó một đơn vị ngôn ngữ được s dụng.
+ Bối cảnh trong văn bản, gồm những đơn vị ngôn ngữ (tử, cụm từ, câu) đứng trước sau
một đơn v ngôn ngữ (còn gọi văn cảnh).
+ Bối cảnh ngoài văn bản, gồm người nói, người nghe, địa điểm, thời gian,... một đơn vị
ngôn ngữ được sử dụng.
VD: Cánh đồng lúa chín vàng: giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường u vàng,
hương thơm, vị ngon.
Thời đã chín, toàn dân chuẩn bị kháng chiến: Kỹ ỡng, thấu đáo, đầy đủ mọi khía cạnh.
=> Nghĩa của từ chín khác nhau, tùy vào ng cảnh.
10. Dấu câu
a. Dấu gạch ngang
- Đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Dùng để nối c từ trong một liên danh.
- Đặt đầu dòng để đánh dấu lời nói của nhân vật hoặc để liệt kê.
b. Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)
c. Dấu ngoặc kép ng để:
- Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
- Đánh dấu những từ ngữ được ng với ý nghĩa đặc biệt hay m ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên của c vở kịch, tác phẩm n học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu n.
11. Từ ng địa phương
a. Khái niệm: Khác với từ ngữ toàn dân, từ ng địa phương thường chỉ được sử dụng một
vùng, miền nhất định.
b. Tác dụng: Tạo sắc thái địa phương cho câu chuyện, nhân vật,... trong tác phẩm văn học.
c. Lưu ý:
- Trong n bản khoa học, hành chính… không được dùng từ ngữ địa phương.
- Trong giao tiếp thông thường chỉ nên dùng từ ng địa phương khi t chuyện thân mật với
người nói cùng phương ngữ với mình, nếu không sẽ dẫn đến khó hiểu.
B. PHẦN VIẾT
I. Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về dộ dài
1. Văn bản tóm tắt một dạng rút gọn của n bản gốc (có thể do c giả hay người đọc,
người ghi chép thực hiện), tuy dung lượng nhỏ nhưng vẫn phản ánh trung thành nội dung
bản của văn bản gốc.
2.Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:
- Phản ánh đúng nội dung của n bản gốc
- Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc
- S dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc
- Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt
II. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
1.Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
- Giới thiệu bài thơ, tác giả, nêu n tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
- Diễn tả được cảm xúc về nội dung nghệ thuật của bài thơ.
- Khái quát lại những ấn tượng, cảm xúc v bài thơ.
2. Thực hành viết theo các bước
a. Trước khi viết.
* Xác định mục đích viết, người đọc
- Mục đích: bày tỏ cảm xúc về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
- Người đọc: Thầy cô, bạn bè, người thân
* Lựa chọn bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
* Tìm ý
- Bài thơ để lại cho em ấn tượng gì?
- Ch ra những cái hay trong nội dung cái đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ.
- Bài thơ những từ ngữ, nh ảnh, biện pháp tu từ nào nổi bật?
* Lập dàn ý:
Các phần của đoạn văn
Nội dung
Mở đoạn
- Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng.
- Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên c giả và cảm xúc khái
quát v bài thơ.
Thân đoạn
- Diễn tả cảm xúc về i thơ theo một trình tự hợp bằng
một s câu.
- Trích một s từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc trong bài thơ.
Kết đoạn
- Khẳng định lại cảm xúc ý nghĩa của bài thơ với bản
thân.
- Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.
III. Viết bài văn trao đổi về một vấn đề em quan tâm
1. Một số đề tài tham khảo như:
+ Tr em và việc sử dụng các thiết bị công nghệ.
+ Tr em với nguyện vọng được người lớn lắng nghe, thấu hiểu.
+ Tr em với việc học tập.
+ Bạo hành trẻ em…
2. Dàn ý chung
a. Mở bài
Giới thiệu về hiện tượng đời sống đề bài đưa ra.
b.Thân bài
- Nêu thực trạng hiện tượng đó những ảnh ởng của tới đời sống hội
- Lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó: chủ quan, khách quan, do con người, do tự
nhiên…
- Phân tích mặt ch cực hay tiêu cực, các ưu điểm hay nhược điểm của hiện tượng hội đó
- Hậu quả hiện ợng hội đó để lại
- Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đó, chỉ việc cần làm, cách thực hiện cần sự
phối hợp của những ai.
c.Kết bài
- Khái quát lại hiện tượng đời sống đó
- Thái độ, suy nghĩ của bản thân v hiện ợng đang đề cập đến.
IV. Viết bài văn trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn
học đã đọc)
1. Tham khảo 1 số vấn đề
+ Người lính
+ Tình yêu đất ớc
+ S hòa quyện giữa tình yêu gia đình với tình yêu quê hương
+ Lòng biết ơn đối với những người đang hằng ngày cống hiến cho xã hội một cách thầm lặng,
về những đổi thay của cuộc sống hôm nay…
2. Dàn ý chung
a. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về tác phẩm: tác giả, tác phẩm về vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác
phẩm văn học đã đọc)
b.Thân bài
- Bàn luận về vấn đề hội đặt ra trong c phẩm
+Vấn đề đó gì, thể hiện như thế nào trong tác phẩm
- Rút ra vấn đề ý nghĩa hội để bàn bạc
- Bài học rút ra từ chính vấn đề hội được đặt ra trong tác phẩm: về hành động về nhận
thức.
c. Kết i
Đánh giá khái quát, ngắn gọn vấn đề hội trong tác phẩm
V. Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn
học)
+ Các vấn đề được gợi ra từ nhân vật mèo Gióc-ba (Chuyện con mèo dạy hải âu bay): sự trân
trọng lời hứa, sức mạnh diệu của tình yêu thương, niềm tin vào cuộc sống, vẻ đẹp của lòng
can đảm, tôn trọng sự khác biệt,
+ Các vấn đề được gợi ra từ nhân vật Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi); An, i lấy mật);
nhân vật “tôi”, người cha (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ): tình yêu thiên nhiên, trân trọng sự
sống, tình yêu thương loài vật,...
VI. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
- M i: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát n tượng về nhân vật.
- Thân bài: Phân ch đặc điểm của nhân vật
+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào?
+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.
+ Ngôn ngữ của nhân vật
+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?
+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác
- Kết bài: Nêu ấn ợng đánh gái về nhân vật
VII.Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
1. thể tham khảo một vài ý tưởng sau đây:
+ Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, bạn, thầy, cô...).
+ Cảm nghĩ về một sự việc khiến em cảm động
+ Cảm nghĩ về một sự việc khiến em ấn tượng
2. Dàn ý: Cảm nghĩ v người cha thân yêu của em
a. Mở bài: Giới thiệu về người cha, cũng như tình cảm dành cho cha của mình.
b. Thân bài
- Vai trò của người cha:
+ Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình;
chỗ dựa về vật chất lẫn tinh thần của gia đình.
+ Cha m cặp, dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống ng đỡ các con trên bước đường tạo
dựng sự nghiệp.
- Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
+ Cha em chỉ một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với ng việc. Đức tính nổi bật
của cha cần cù, chịu khó, hết lòng gia đình.
+ Cách dạy con của cha rất giản dị: Nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm
gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, d gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc…
+ Các con kính u, quý mến tin ởng cha, cố gắng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.
3. Kết bài
Khẳng định lại tình cảm nh cho người cha, cũng như mong muốn của bản thân.
MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ 1
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC I
Môn Ngữ n lớp 7
Thi gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm).
Đọc văn bản sau thực hiện yêu cầu bên dưới:
Sáng nào em đến lớp
Cũng thấy cô đến rồi
Đáp lời Chào ạ!”
mỉm cười thật tươi
dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học i
Những lời giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cho.
( giáo lớp em - Nguyễn Xuân Sanh)
Trả lời từ câu 1 đến câu 8 bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. 4 chữ
B. 5 chữ
C. Lục t
D. Tự do
Câu 2: Trong kh thơ thứ hai, hình ảnh giáo được miêu tả qua những từ ng nào?
A. Dạy em tập viết
B. Xem chúng em học bài
C. Ghé vào cửa lớp
D. Mỉm ời thật tươi
Câu 3: Từ o số từ trong các từ sau?
A. Chúng em
B. Mười
C. Điểm mười
D. Những
Câu 4: Nhân vật tr tình trong bài thơ ai?
A. giáo
B. Nắng
C. Học trò
D. Gió
Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong 2 câu thơ:
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học i”
A. So sánh
B. Ân dụ
C. Hoán d
D. Nhân a
Câu 6: t theo cấu tạo, từ thơm tho”thuộc từ loại nào?
A. Từ ghép
B. Từ láy
C. Từ đơn
D. Từ Hán Việt
Câu 7: sao giáo “mỉm cười thật tươi”?
A. học trò đến lớp sớm
B. học trò chăm chỉ tập viết
C. học trò chào
D. thấy nắng ghé vào cửa lớp
Câu 8: Nhận xét nào sau đây đúng về nội dung i thơ?
A. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, biết ơn giáo của người học trò.
B. Bài thơ thể hiện tình cảm nhớ nhung của học trò khi xa cho giáo.
C. Bài thơ thể hiện tình cảm vui thích của học trò khi được đi học.
D. Bài thơ thể hiện cảm c vui mừng của học trò khi được điểm mười.
Em hãy thực hiện yêu cầu:
Câu 9: Em yêu thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
Câu 10: Bài thơ khơi dậy trong em tình cảm ?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học).
ĐỀ 2
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC I
Môn Ngữ n lớp 7
Thi gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau thực hiện yêu cầu bên dưới:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã v
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội
đám mây a hạ
Vắt nửa nh sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn a
Sấm cũng bớt bất ng
Trên hàng cây đứng tuổi.
(Sang thu, Hữu Thỉnh)
Trả lời từ u 1 đến câu 8 bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1: Bài thơ trên sử dụng thể thơ nào?
A. Bốn ch B. Năm chữ C. Tự do D. Tám chữ
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên.
ATự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Ngh luận
Câu 3: S biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên từ đâu?
A. Từ một mùi hương B. Từ một n mưa
C. Từ một đám mây D. Từ một cánh chim
Câu 4: Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ - Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ
nào?
A. Nhân hóa B. Ân dụ C. Hoán dụ D. Điệp từ
Câu 5: T “chùng chình” được hiểu thế nào?
A. Đi rất chậm, từng bước một
B. Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả
C. Ngập ngừng n không muốn đi
D. Ân giấu nhiều điều không muốn nói
Câu 6: Ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả trong bài thơ Sang thu?
A. Hồn nhiên, tươi trẻ B. Lãng mạn, thanh thoát
C. Mới mẻ, tinh tế D. Mộc mạc, chân thành
Câu 7: Trong bài thơ trên, hình nh thiên nhiên o thời điểm giao mùa hạ- thu có đặc điểm
gì?
A. Sôi động, náo nhiệt B. Bình lặng, ngưng đọng
C. Xôn xao, rộn rang D. Nh nhàng, giao cảm
Câu 8: Ý nào sau đây nêu được nét đặc sắc nhất về ngh thuật của bài thơ trên?
A. Sử dụng câu ngắn gọn, chính xác
B. Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa, triết
C. Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm
D. Sử dụng đa dạng, phong phú phép so nh, ẩn d
Em hãy thực hiện yêu cầu:
Câu 9. ý người cho rằng hình ảnh “sấm” “hàng cây đứng tuổi” hình ảnh ẩn dụ. Em
đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?
Câu 10. Đọc bài t Sang thu em học được từ cách quan t, cảm nhận thiên nhiên của tác
giả?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ về một người thân của em mà em u quý.
| 1/13

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
MÔN : NGỮ VĂN 7. NĂM HỌC 2023- 2024
A. TRI THỨC NGỮ VĂN
I. Kiến thức về truyện
1. Đề tài và chi tiết
a. Đề tài: Đề tài là phạm vi đời sống được phản ánh, thể hiện trực tiếp trong tác phẩm văn học.
*Cách phân loại đề tài:
- Dựa vào phạm vi hiện thực được miêu tả: đề tài lịch sử, đề tài chiến tranh, đề tài gia đình,…
- Dựa vào loại nhân vật trung tâm của tác phẩm: đề tài trẻ em, đề tài người nông dân, đề tài người lính,…
*Một tác phẩm có thể đề cập nhiều đề tài, trong đó có một đề tài chính.
Ví dụ: Đề tài của truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) là đề tài gia đình (xét
theo phạm vi hiện thực được miêu tả) và là đề tài trẻ em (xét theo nhân vật trung tâm của truyện).
b. Chi tiết: Chi tiết là yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình tượng (thiên nhiên, con người, sự
kiện) nhưng có tầm ảnh hưởng quan trọng đặc biệt trong việc đem lại sự sinh động, lôi cuốn cho tác phẩm văn học.
2. Tính cách nhân vật: Tính cách nhân vật là những đặc điểm riêng tương đối ổn định của
nhân vật, được bộc lộ qua mọi hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ; qua các mối quan
hệ, qua lời kể và suy nghĩ của nhân vật khác.
3. Thay đổi kiểu người kể chuyện
- Trong một chuyện kể, nhà văn có thể sử dụng nhiều ngôi kể khác nhau. Có tác phẩm sử dụng
hai ba người kể chuyện ngôi thứ nhất; có tác phẩm lại kết hợp người kể chuyện ngôi thứ nhất
và người kể chuyện ngôi thứ ba.
- Sự thay đổi kiểu người kể chuyện luôn thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả. Mỗi ngôi kể
thường mang đến một cách nhìn nhận, đánh giá riêng, khiến câu chuyện được soi chiếu từ
nhiều chiều, trở nên phong ohú, hấp dẫn, chứa đựng nhiều ý nghĩa.
II. Kiến thức về thơ
1. Thơ bốn chữ hoặc năm chữ
a. Hình thức: Thơ bốn chữ và thơ năm chữ là những thể thơ được gọi tên theo số chữ (tiếng)
trong mỗi dòng thơ. Số lượng dòng mỗi bài không hạn chế. Bài thơ bốn chữ và năm chữ có thể chia khổ hoặc không.
b. Cách gieo vần trong thơ bốn chữ và thơ năm chữ: vần thường được đặt ở cuối dòng, gọi là
vần chân. Vần có thể gieo liên tiếp (vần liền) hoặc cách quãng (vần cách), cũng có thể phối
hợp nhiều kiểu gieo vần trong một bài thơ (vần hỗn hợp),. .
c. Thơ bốn chữ thường ngắt nhịp 2/2, thơ năm chữ thường ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2. Tuy nhiên
nhịp thơ cũng có thể ngắt linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ. c. Nội dung:
- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của thể thơ 4 chữ, 5 chữ.
- Hiểu được nội dung chính trong một văn bản thơ.
- Cảm nhận được ý nghĩa và tình cảm, cảm xúc thông qua các hình tượng nhân vật trong thơ và
cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Thơ bốn chữ và thơ năm chữ gần gũi với đồng dao, vè, thích hợp với việc kể chuyện, hình ảnh
thơ thường dung dị, gần gũi.
2. Tình cảm, cảm xúc trong thơ:
- Tình cảm chính là cội nguồn làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của thơ trữ tình. Gốc của thơ là
tình cảm, nội dung chủ yếu của thơ là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời.
- Cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời thuộc thế giới tình cảm riêng, nhưng lại có những điểm
đồng điệu với cảm xúc chung của nhiều người. Chính vì thế, người đọc đến với thơ để tìm sự
đồng cảm, chia sẻ. Người đọc có thể cảm nhận như nhà thơ đang nói hộ nỗi lòng mình.
3. Hình ảnh trong thơ
- Hình ảnh là một yếu tố quan trọng trong thơ trữ tình, là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình
cảm, tư tưởng. Hình ảnh trong thơ có nguồn gốc từ đời sống (con người, thiên nhiên,. .) nhưng
luôn mang dấu ấn của sự hư cấu, tưởng tượng, in đậm tình cảm, cảm xúc chủ quan của nhà thơ. 4. Nhịp thơ
- Nhịp thơ là phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật đặc thù của văn bản thơ.
Người đọc có thể nhận biết nhịp thơ qua hệ thống những điểm ngắt, ngừng được phân cha trên
dòng thơ hoặc giữa các dòng thơ, theo sự chi phối của nội dung cảm xúc và quy định riêng của từng thể thơ.
III. Tuỳ bút, tản văn
- Tuỳ bút là một thể loại văn xuôi thuộc loại hình kí. Điểm tựa của tuỳ bút là cái tôi của tác giả.
Qua việc ghi chép về con người, sự kiện cụ thể, có thực, tác giả tuỳ bút thể hiện cảm xúc, tình
cảm, suy nghĩ của mình. Tuỳ bút thiên về tính trữ tình, có thể kết hợp trữ tình, suy tưởng, triết
lí, chính luận. Bố cục bài tuỳ bút khá tự do, được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư
tưởng chủ đề nhất định. Tuỳ bút không nhất thiết phải có một cốt truyện cụ thể hay nhân vật
hoàn chỉnh. Ngôn từ của tuỳ bút giàu hình ảnh, giàu chất thơ.
- Tản văn là thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc. Người viết tản văn thường dựa trên một vài
nét chấm phá về đời sống để thể hiện tâm trạng, suy nghĩ, chủ kiến của mình. Tản văn khá tự
do trong cách biểu hiện, có sự kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả, khảo cứu,. . Ngôn từ
của tản văn gần gũi đời thường, như lời chuyện trò, bàn luận, tâm sự.
III. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (vận dụng đọc hiểu)
1. Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ
- Khái niệm: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân,
mục đích của sự việc nêu trong câu
- Trạng ngữ thường đứng ở đầu câu, được ngăn cách bằng dấu phẩy
- Trạng ngữ có thể là một từ hoặc một cụm từ
- Trạng ngữ là cụm từ có thể giúp câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe VD:
-Đêm, mưa trút ào ào như thác đổ-> Đêm mùa hè, mưa trút ào ào như thác đổ
-Sáng em đi chơi.-> Buổi sáng ngày hôm qua, em đi chơi.
2. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
- Thành phần chính của câu bao gồm chủ ngữ và vị ngữ, đây là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu.
- Có thể mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ
- Mở rộng thành phần chính bằng cụm từ có thể giúp câu cung cấp được nhiều thông tin hơn
cho người đọc, người nghe
a. Gió / thổi-> Gió từ phía vườn / đang thổi. CN VN CN VN
b. Không khí / trong lành-> Không khí ở khu rừng này / thật trong lành. CN VN CN VN
c. Ong / bay-> Đàn ong / đang bay CN VN CN VN
3. Từ láy: là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc
tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Ví dụ:
- Trời mưa xối xả. => Từ láy bộ phần.
- Sấm chớp ầm ầm. => Từ láy hoàn toàn. 4. Số từ
-Số từ có thể được phân chia thành 2 nhóm:
+Số từ chỉ số lượng gồm các số từ chỉ số lượng xác định( một, hai, ba…) và số từ chỉ số lượng
ước chừng( vài, dăm, mươi, ba bốn…). Khi dùng để biểu thị số lượng của vật thì vị trí của số
từ thường đứng trước danh từ.
+ Số từ chỉ số thứ tự thường kết hợp với các từ Thứ, hạng, loại, số, đứng sau danh từ trung tâm,
thể hiện thứ tự của sự vật nêu ở danh từ trung tâm.
VD: Hôm nay lớp chúng em quyên góp đồ dùng cho đồng bào bão lụt được năm mươi bộ quần áo.
Số từ ở đây là “năm mươi” đứng trước danh từ bộ quần áo để chỉ số lượng.
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
“Bốn”, “năm” là số từ đứng sau và thể hiện thứ tự của “canh” (chỉ thời gian).
- Cần phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng như: đôi, chục,
tá…
Những danh từ này có thể kết hợp với số từ ở trước và các từ ấy, này…ở sau( ba đôi ấy,
hai chục này…) còn số từ thì không. 5. Phó từ:
-Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước danh từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ chẳng
hạn: những, các, mọi, từng,…
-Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước hoặc sau động từ, tính từ: đã, đang, sẽ, sắp ( quan hệ
thời gian); cũng, vẫn,cứ, còn( sự tiếp diễn tương tự), hãy, đừng, chớ ( cầu khiến); rất, khá,
thật ( mức độ) ; chưa, không, chẳng (phủ định) đứng trước động từ, tính từ.
-> Khi đứng trước động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho hành động, trạng thái, đặc
điểm , tính chất được nêu ở động từ, tính từ 1 số ý nghĩa như: quan hệ thời gian, mức độ, sự

tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến,…
-> Khi đứng sau động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho động từ, tính từ đó 1 số ý nghĩa
như: mức độ, khả năng, kết quả và phương hướng,…
-Lắm, cực kì, quá ( mức độ); được, có thể ( khả năng); được, ra, vào,…( kết quả - hướng)
đứng sau động từ, tính từ.
Ví dụ: Bạn Nam đang làm bài. -> Xác định: Phó từ: đang
6. Nghĩa của từ ngữ
Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.
Vd: Lung lay: bị làm cho nghiêng ngả, không còn đứng vững
-Các cách giải thích nghĩa của từ
+Thể hiện khái niệm mà từ biểu thị
Vui vẻ: tính từ thể hiện trạng thái cảm xúc rất vui của con người
+Dùng để đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
Chăm chỉ: đồng nghĩa với từ cần cù, siêng năng
+Giải thích ý nghĩa của từng thành tố
Khán giả: khán là xem, giả là người → khán giả là người xem
7. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
a. Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. (ví dụ: Toán học, Văn học, Vật lí học…từ có một
nghĩa); chân, mắt, mũi…từ có nhiều nghĩa)
b. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.
- Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
- Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
Ví dụ: Mũi (mũi kim, mũi dao, mũi bút…), chân (chân trời, chân mây, chân tường, chân đê,…),
mắt (mắt nứa, mắt tre, mắt na…),đầu (đầu giường, đầu đường, đầu sông,. .) 8. Biện pháp tu từ
8.1.Nói giảm nói tránh
- Khái niệm: Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách nói làm giảm nhẹ quy mô, tính
chất của đối tượng, hoặc tránh trình bày trực tiếp điều muốn nói để khỏi gây cảm giác đau
buồn, ghê sợ hay để giữ phép lịch sự
- Những cách nói giảm, nói tránh thông dụng
+ Dùng các từ đồng nghĩa, đặc biệt là từ Hán Việt + Dùng cách nói vòng
+ Dùng cách nói phủ định Ví dụ
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
(Bác ơi! – Tố Hữu)
- Để tránh cảm giác đau buồn, nặng nề, tác giả dùng từ “đi” cho ý thơ thêm tế nhị để nói về
việc Bác Hồ kính yêu đã không còn nữa.
8.2. Điệp ngữ: dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
Ví dụ: Tiếng gà ai nhảy ổ : "Cục. . cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
8.3. So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để
làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. So sánh có 2 kiểu :
- So sánh ngang bằng: như, bằng, giống như, tựa như,………
Ví dụ: Mẹ đẹp như tiên.
- So sánh không ngang bằng: chẳng bằng, không bằng, hơn, kém,….
Ví dụ: Bạn Lan thấp hơn bạn Hoa.
8.4. Nhân hóa: Nhân hoá là một phép tu từ gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,. . bằng những
từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần
gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
* Nhân hóa có 3 kiểu:
- Gọi người để gọi vật: Cô bàn đang được đặt ở ngoài sân.
- Chỉ hoạt động, tính chất của người chỉ vật: Con mèo đang nằm ngủ.
- Trò chuyện, xưng hô với vật như người: Chim ơi!
Hót hay quá!
8.5. Ẩn dụ: Là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện
tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt. * Ẩn dụ có 4 kiểu:
- Ẩn dụ hình thức
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
- Ẩn dụ cách thức : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Ẩn dụ phẩm chất: Người Cha mái tóc bạc
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
9. Ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ trong đó một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng.
+ Bối cảnh trong văn bản, gồm những đơn vị ngôn ngữ (tử, cụm từ, câu) đứng trước và sau
một đơn vị ngôn ngữ (còn gọi là văn cảnh).
+ Bối cảnh ngoài văn bản, gồm người nói, người nghe, địa điểm, thời gian,. . mà một đơn vị
ngôn ngữ được sử dụng.
VD: Cánh đồng lúa chín vàng: Ở giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu vàng, có
hương thơm, vị ngon.
Thời cơ đã chín, toàn dân chuẩn bị kháng chiến: Kỹ lưỡng, thấu đáo, đầy đủ mọi khía cạnh.
=> Nghĩa của từ chín khác nhau, tùy vào ngữ cảnh. 10. Dấu câu a. Dấu gạch ngang
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Dùng để nối các từ trong một liên danh.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói của nhân vật hoặc để liệt kê.
b. Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)
c. Dấu ngoặc kép dùng để:
- Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
- Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.
11. Từ ngữ địa phương
a. Khái niệm: Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương thường chỉ được sử dụng ở một vùng, miền nhất định.
b. Tác dụng: Tạo sắc thái địa phương cho câu chuyện, nhân vật,. . trong tác phẩm văn học. c. Lưu ý:
- Trong văn bản khoa học, hành chính… không được dùng từ ngữ địa phương.
- Trong giao tiếp thông thường chỉ nên dùng từ ngữ địa phương khi trò chuyện thân mật với
người nói cùng phương ngữ với mình, nếu không sẽ dẫn đến khó hiểu. B. PHẦN VIẾT
I. Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về dộ dài
1. Văn bản tóm tắt là một dạng rút gọn của văn bản gốc (có thể do tác giả hay người đọc,
người ghi chép thực hiện), tuy có dung lượng nhỏ nhưng vẫn phản ánh trung thành nội dung
cơ bản của văn bản gốc.
2.Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:
- Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc
- Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc
- Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc
- Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt
II. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
1.Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
- Giới thiệu bài thơ, tác giả, nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
- Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Khái quát lại những ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.
2. Thực hành viết theo các bước
a. Trước khi viết.
* Xác định mục đích viết, người đọc
- Mục đích: bày tỏ cảm xúc về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

- Người đọc: Thầy cô, bạn bè, người thân
* Lựa chọn bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ * Tìm ý
- Bài thơ để lại cho em ấn tượng gì?
- Chỉ ra những cái hay trong nội dung và cái đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ.
- Bài thơ có những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào nổi bật? …*Lậpdàný:
Các phần của đoạn văn Nội dung
- Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng. Mở đoạn
- Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả và cảm xúc khái quát về bài thơ.
- Diễn tả cảm xúc về bài thơ theo một trình tự hợp lí bằng Thân đoạn một số câu.
- Trích một số từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc trong bài thơ.
- Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ với bản Kết đoạn thân.
- Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.
III. Viết bài văn trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm
1. Một số đề tài tham khảo như:
+ Trẻ em và việc sử dụng các thiết bị công nghệ.
+ Trẻ em với nguyện vọng được người lớn lắng nghe, thấu hiểu.
+ Trẻ em với việc học tập. + Bạo hành trẻ em… 2. Dàn ý chung a. Mở bài
Giới thiệu về hiện tượng đời sống mà đề bài đưa ra. b.Thân bài
- Nêu thực trạng hiện tượng đó và những ảnh hưởng của nó tới đời sống xã hội
- Lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó: chủ quan, khách quan, do con người, do tự nhiên…
- Phân tích mặt tích cực hay tiêu cực, các ưu điểm hay nhược điểm của hiện tượng xã hội đó
- Hậu quả mà hiện tượng xã hội đó để lại
- Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đó, chỉ rõ việc cần làm, cách thực hiện và cần sự phối hợp của những ai. c.Kết bài
- Khái quát lại hiện tượng đời sống đó
- Thái độ, suy nghĩ của bản thân về hiện tượng đang đề cập đến.
IV. Viết bài văn trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc)
1. Tham khảo 1 số vấn đề
+ Người lính + Tình yêu đất nước
+ Sự hòa quyện giữa tình yêu gia đình với tình yêu quê hương
+ Lòng biết ơn đối với những người đang hằng ngày cống hiến cho xã hội một cách thầm lặng,
về những đổi thay của cuộc sống hôm nay… 2. Dàn ý chung a. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về tác phẩm: tác giả, tác phẩm và về vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc) b.Thân bài
- Bàn luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm
+Vấn đề đó là gì, thể hiện như thế nào trong tác phẩm
- Rút ra vấn đề có ý nghĩa xã hội để bàn bạc
- Bài học rút ra từ chính vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm: về hành động và về nhận thức. c. Kết bài
Đánh giá khái quát, ngắn gọn vấn đề xã hội trong tác phẩm
V. Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học)
+ Các vấn đề được gợi ra từ nhân vật mèo Gióc-ba (Chuyện con mèo dạy hải âu bay): sự trân
trọng lời hứa, sức mạnh kì diệu của tình yêu thương, niềm tin vào cuộc sống, vẻ đẹp của lòng
can đảm, tôn trọng sự khác biệt,
+ Các vấn đề được gợi ra từ nhân vật Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi); An, Cò (Đi lấy mật);
nhân vật “tôi”, người cha (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ): tình yêu thiên nhiên, trân trọng sự
sống, tình yêu thương loài vật,. .
VI. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.
- Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật
+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào?
+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.
+ Ngôn ngữ của nhân vật
+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?
+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác
- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật
VII.Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
1. Có thể tham khảo một vài ý tưởng sau đây:
+ Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, bạn, thầy, cô. .).
+ Cảm nghĩ về một sự việc khiến em cảm động
+ Cảm nghĩ về một sự việc khiến em ấn tượng
2. Dàn ý: Cảm nghĩ về người cha thân yêu của em
a. Mở bài: Giới thiệu về người cha, cũng như tình cảm dành cho cha của mình. b. Thân bài
- Vai trò của người cha:
+ Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là
chỗ dựa về vật chất lẫn tinh thần của gia đình.
+ Cha kèm cặp, dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp.
- Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
+ Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc. Đức tính nổi bật
của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì gia đình.
+ Cách dạy con của cha rất giản dị: Nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm
gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dễ gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc…
+ Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gắng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng. 3. Kết bài
Khẳng định lại tình cảm dành cho người cha, cũng như mong muốn của bản thân.
MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 1
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm).
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Sáng nào em đến lớp
Cũng thấy cô đến rồi
Đáp lời “Chào cô ạ!”
Cô mỉm cười thật tươi
Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài
Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.
( Cô giáo lớp em - Nguyễn Xuân Sanh)
Trả lời từ câu 1 đến câu 8 bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. 4 chữ B. 5 chữ C. Lục bát D. Tự do
Câu 2: Trong khổ thơ thứ hai, hình ảnh cô giáo được miêu tả qua những từ ngữ nào? A. Dạy em tập viết B. Xem chúng em học bài C. Ghé vào cửa lớp D. Mỉm cười thật tươi
Câu 3: Từ nào là số từ trong các từ sau? A. Chúng em B. Mười C. Điểm mười D. Những
Câu 4: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? A. Cô giáo B. Nắng C. Học trò D. Gió
Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong 2 câu thơ:
“ Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài” A. So sánh B. Ân dụ C. Hoán dụ D. Nhân hóa
Câu 6: Xét theo cấu tạo, từ “thơm tho”thuộc từ loại nào? A. Từ ghép B. Từ láy C. Từ đơn D. Từ Hán Việt
Câu 7: Vì sao cô giáo “mỉm cười thật tươi”?
A. Vì học trò đến lớp sớm
B. Vì học trò chăm chỉ tập viết C. Vì học trò chào cô
D. Vì thấy nắng ghé vào cửa lớp
Câu 8: Nhận xét nào sau đây đúng về nội dung bài thơ?
A. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, biết ơn cô giáo của người học trò.
B. Bài thơ thể hiện tình cảm nhớ nhung của học trò khi xa cho cô giáo.
C. Bài thơ thể hiện tình cảm vui thích của học trò khi được đi học.
D. Bài thơ thể hiện cảm xúc vui mừng của học trò khi được điểm mười.
Em hãy thực hiện yêu cầu:
Câu 9: Em yêu thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
Câu 10: Bài thơ khơi dậy trong em tình cảm gì?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học). ĐỀ 2
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
(Sang thu, Hữu Thỉnh)
Trả lời từ câu 1 đến câu 8 bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1:
Bài thơ trên sử dụng thể thơ nào? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Tự do D. Tám chữ
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên. ATự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 3: Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên từ đâu? A. Từ một mùi hương B. Từ một cơn mưa C. Từ một đám mây D. Từ một cánh chim
Câu 4: Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ - Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ nào? A. Nhân hóa B. Ân dụ C. Hoán dụ D. Điệp từ
Câu 5: Từ “chùng chình” được hiểu thế nào?
A. Đi rất chậm, dò từng bước một
B. Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả
C. Ngập ngừng như không muốn đi
D. Ân giấu nhiều điều không muốn nói
Câu 6: Ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả trong bài thơ Sang thu? A. Hồn nhiên, tươi trẻ B. Lãng mạn, thanh thoát C. Mới mẻ, tinh tế D. Mộc mạc, chân thành
Câu 7: Trong bài thơ trên, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ- thu có đặc điểm gì? A. Sôi động, náo nhiệt
B. Bình lặng, ngưng đọng C. Xôn xao, rộn rang D. Nhẹ nhàng, giao cảm
Câu 8: Ý nào sau đây nêu được nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ trên?
A. Sử dụng câu ngắn gọn, chính xác
B. Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa, triết lý
C. Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm
D. Sử dụng đa dạng, phong phú phép so sánh, ẩn dụ
Em hãy thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Có ý người cho rằng hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” là hình ảnh ẩn dụ. Em có
đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?
Câu 10. Đọc bài thơ Sang thu em học được gì từ cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ về một người thân của em mà em yêu quý.
Document Outline

  • A. TRI THỨC NGỮ VĂN
  • 7. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của t
  • a. Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. (ví dụ:
  • b. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển
  • - Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở
  • - Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở
    • 2. Dàn ý chung
    • a. Mở bài
    • Giới thiệu về hiện tượng đời sống mà đề bài đưa ra
    • b.Thân bài
    • - Nêu thực trạng hiện tượng đó và những ảnh hưởng
    • - Lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó: chủ q
    • - Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đó, c
    • c.Kết bài
    • - Khái quát lại hiện tượng đời sống đó
    • - Thái độ, suy nghĩ của bản thân về hiện tượng đan
    • 2. Dàn ý chung
    • a. Mở bài
    • b.Thân bài
    • c. Kết bài
    • VI. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong
  • (San
  • Câu 1: Bài thơ trên sử dụng thể thơ nào?
  • A. Bốn chữ B. Năm chữ
  • Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng tro
  • ATự sự B. Miêu tả
  • Câu 3: Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được