Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022 - 2023
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022 - 2023. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Preview text:
Trường Tiểu học……
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2022 – 2023
Môn: TIẾNG VIỆT - Lớp 4
Nội dung ôn tập học kì 2 Tiếng việt lớp 4
1. Đọc: Các bài tập đọc từ tuần 21 đến tuần 34
2. Đọc hiểu: Đọc và tìm hiểu nội dung 1 văn bản mới.
3. Chính tả: Nghe đọc và viết một đoạn chính tả (khoảng 90 - 100 chữ)
4. Luyện từ và câu * Ôn tập các từ :
Từ loại: Danh từ, động từ, tính từ .
Nghĩa của từ: Từ ghép, từ láy * Ôn tập về câu:
Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai-là gì; Ai – làm gì; Ai – thế nào? Câu cảm Câu khiến
* Mở rộng vốn từ: Du lịch -Thám hiểm; Dũng cảm; Sức khỏe; Tài năng; Cái đẹp 3. Tập làm văn
Ôn tập văn miêu tả: Tả con vật ---------- oOo ----------
Các bài tập minh họa
Bài 1: Chủ ngữ trong câu “Tôi hiểu bệnh của anh ấy rồi.” là: A. Tôi B. Anh ấy C. Tôi hiểu D. bệnh
Bài 2: Trong câu “Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I-lích Lê-nin,
người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li đặt một trạm gác.” bộ phận nào là chủ ngữ ?
A. Vla-đi-mia I-lích Lê-nin
B. người chỉ huy đội bảo vệ
C. người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li D. Ngoài hành lang
Bài 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng chủ ngữ của câu “Một nữ sinh đội cái
mũ có cắm chiếc lông chim xanh lấy hai đồng xu trong túi ra và nói”? A. Một nữ sinh
B. Một nữ sinh đội cái mũ
C. Một nữ sinh đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh D. Một nữ sinh đội
Bài 4: Bộ phận gạch chân trong câu: Vượt Đại Tây Dương, Ma-gen-lăng
cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mĩ. có chức năng gì trong câu? A. chủ ngữ B. trạng ngữ C. vị ngữ D. trạng ngữ và chủ ngữ
Bài 5: Trạng ngữ của câu: “Hôm sau, bố đưa cho Nam một con diều.” là: A. Hôm sau B. Hôm sau, bố
C. đưa cho Nam một con diều D. bố
Bài 6: Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới vị ngữ trong những câu sau:
1) Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền .
2) Tối nay, trên sân cỏ, đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Thái Lan sẽ tranh giải Sea Game.
3) Để có sức khỏe, chúng ta phải thường xuyên tập thể dục.
4) Nhờ chăm chỉ học tập, Minh Trang đạt kết quả tốt tất cả các môn học.
5) Hôm nay, Lan đi dã ngoại cùng với lớp.
6) Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo. 7) Con mèo con đang ngủ. 8) Ngôi nhà đẹp quá!
9) Hoa mai là thứ hoa quý được nhiều người thích.
10) Thục Anh là một học sinh rất gương mẫu.
11) Bạn gái mặc chiếc áo màu hồng đứng ở hàng đầu là Thục Anh, lớp trưởng lớp tôi.
Bài 7: Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” (hoặc
“Nhờ đâu?”) trong các câu sau:
(1) Nhờ chăm chỉ học tập, Minh Trang đạt kết quả tốt tất cả các môn học.
(2) Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi.
(3) Vì thương con, mẹ tôi không quản thức khuya dậy sớm lo cơm gạo cho anh em tôi ăn học.
(4) Nhờ được chăm bón thường xuyên, vườn rau nhà tôi lúc nào cũng xanh tốt.
Bài 8: Thêm bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” ( hoặc
“Nhờ đâu?”) cho các vế câu sau:
(1)………………………., Tuấn Anh bị cảm nắng.
(2)………………………., Lan Anh không trả lời được câu hỏi của cô giáo
(3………………………….., Nguyễn Ngọc Ký đã viết chữ rất đẹp.
Bài 9: Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” trong các câu sau:
(1) Đến lúc đường phố lác đác lên đèn, cậu bé mới chịu đứng dậy, lững
thững bước ra khỏi công viên.
(2) Cứ vào khoảng năm giờ sáng, tiếng gà lại rộn rã vang lên khắp xóm
(3) Khi nghe lao xao tiếng bà về chợ, cả lũ cháu chúng tôi đều tíu tít chạy ra đón.
Bài 10: Gạch dưới những câu thuộc kiểu câu Ai là gì? sau đó gạch chéo (/)
phân cách hai bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của câu đó:
(1) Hạ Long là niềm tự hào của mỗi người dân Việt
(2) Hôm qua, anh Sơn nói như thế là không đúng
(3) Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên âm
vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.
Bài 11: Thêm bộ phận vị ngữ để được câu kể Ai là gì? 1. Mai tứ
quý.......................................................................................................
2. Hà Nội .............................................................................................................
3. Trường iSchool Ninh Thuận ..............................................................................
4. Việt Nam ..............................................................................................................
Bài 12: Các câu dưới đây thuộc kiểu câu gì?
1. Trời ơi! Diều của cậu có cái đuôi ngộ ghê!
..................................................................................................................................
2. Hôm nay, Lan đi dã ngoại cùng với lớp.
..................................................................................................................................
3. Bác cho cháu gặp bạn Tú một tí ạ!
..................................................................................................................................
4. Các bạn có biết hộp đựng gì không?
..................................................................................................................................
5. Mẹ em là giám đốc của một công ty.
..................................................................................................................................
6. Âm thanh thiên nhiên lúc rộn ràng niềm vui, lúc lại êm đềm sâu lắng
như giai điệu của một bản đàn.
..................................................................................................................................
Bài 13: Gạch dưới các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau và xác định
chủ ngữ, vị ngữ của những câu kể Ai làm gì?
(1) Bỗng sau lưng có tiếng ồn ào. (2) Dế Trũi đương đánh nhau với
hai mụ Bọ Muỗm. (3) Hai mụ Bọ Muỗm vừa xông vào vừa kêu om sòm.
(4) Hai mụ giơ chân, nhe cặp răng dài nhọn, đánh tới tấp. (5) Trũi bình
tĩnh dùng càng gạt đòn rồi bổ sang. (6) Hai mụ Bọ Muỗm cứ vừa đánh
vừa kêu làm cho họ nhà Bọ Muỗm ở ruộng lúa gần đấy nghe tiếng. (7)
Thế là cả một bọn Bọ Muỗm lốc nhốc chạy ra.
Bài 14: Gạch dưới các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau và xác định
chủ ngữ, vị ngữ của những câu kể Ai thế nào?
(1) Tùng! Tùng! Tùng! (2) Đấy là tiếng trống của trường tôi đấy! (3)
Anh chàng trống trường tôi được đặt trên một cái giá chắc chắn trước cửa
văn phòng nhà trường. (4) Thân trống tròn trùng trục như cái chum sơn
đỏ. (5) Bụng trống phình ra. (6) Tang trống được ghép bằng những mảnh
gỗ rắn chắc. (7) Hai mặt trống được bịt kín bằng hai miếng da trâu to. (8)
Mặt trống phẳng phiu nhẵn bóng.
Bài 15: Gạch dưới các câu kể Ai là gì? trong đoạn văn sau và xác định
chủ ngữ, vị ngữ của những câu kể Ai là gì?
- (1) Các con của mẹ đều là những đứa trẻ ngoan, biết vâng lời mẹ.
(2) Nhưng Thỏ anh đáng khen hơn. (3) Thỏ em là người luôn nghĩ đến
mẹ. (4) Thỏ anh, ngoài mẹ ra còn biết nghĩ đến người khác, còn biết hái
thêm nấm, mộc nhĩ và mang quà về cho em, những việc tốt không phải để
được khen mà trước hết vì niềm vui được làm việc giúp ích cho người
khác. (5)Thỏ anh là người chu đáo.
(6) Thỏ em nghe xong nhanh nhảu nói :
- (7) Thỏ anh là anh mà mẹ !
Bài 16: Gạch dưới chủ ngữ trong mỗi câu kể dưới đây và cho biết chủ
ngữ đó do danh từ hay cụm danh từ tạo thành (ghi vào chỗ trống)
(1) Trần Quốc Toản là người anh hùng trẻ tuổi được nhà vua rất yêu quý.
Chủ ngữ do ………………..tạo thành
(2) Chị Võ Thị Sáu là người nữ anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi nhất nước ta.
Chủ ngữ do ………………..tạo thành
(3) Lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mười Nga là Vla-đi-mia I –lích Lê nin
Chủ ngữ do ………………..tạo thành
Bài 17: Đặt câu kể Ai là gì? với các từ ngữ sau làm chủ ngữ (1) Quê
hương……………………………………………………………………… (2) Việt
Nam……………………………………………………………………… … (3) Bác Hồ kính
yêu…………………………………………………………………
Bài 18: Gạch dưới những câu không thuộc kiểu câu Ai là gì? và chuyển
chúng thành câu kiểu Ai là gì? (ghi vào chỗ trống ở dưới):
(1) Đà Lạt có những vườn hoa và đồi thông rất thơ mộng
(2) Đà Lạt là một thành phố nghỉ mát nổi tiếng của nước ta
(3) Đà Lạt được nhiều người xem là thành phố mộng mơ
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
Bài 19: Trong các câu sau, câu nào là câu khiến? A. Trời nắng quá!
B. Hôm nay, trời rất nắng.
C. Con vào nhà mang thêm cái ô kẻo trời nắng!
D. Trời có nắng lắm không?
Bài 20: Chuyển các câu kể thành câu khiến 1. Nam đi học.
.................................................................................................................................. 2. Thành đi lao động.
.................................................................................................................................. 3. Bình quét sân.
..................................................................................................................................
4. Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
..................................................................................................................................
Bài 21: Gạch dưới câu khiến trong các đoạn trích sau:
(1) Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt. Sóc bèn van xin: - Xin ông thả cháu ra!
(2) Nai Nhỏ xin phép cha được đi chơi xa cùng bạn. Cha Nai Nhỏ nói:
- Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con.
(3) Chuột con ra khỏi tổ dạo chơi. Nó tha thẩn khắp nơi rồi lại về với mẹ:
- Mẹ ơi, con nhìn thấy hai con thú. Một con dữ tợn, còn con kia hiền khô Mẹ nó bảo:
- Con hãy nói cho mẹ nghe xem hai con thú ấy ra làm sao nào
(4) Một lần Nhím đến thăm rắn nước và bảo:
- Anh rắn nước ơi, anh cho tôi vào tổ của anh ở nhờ ít lâu.
Bài 22: Đặt 3 câu khiến theo các tình huống sau:
(1) Khi em muốn mượn bạn một đồ dùng học tập (bút mực hoặc bút chì,
thước kẻ, quyển sách, quyển vở…)
..................................................................................................................................
(2) Khi em xin phép bố mẹ cho đi chơi ở công viên cùng với các bạn.
..................................................................................................................................
Bài 23: Gạch dưới những lời đề nghị lịch sự trong số những câu sau: (1) Dũng đứng tránh ra!
(2) Dũng làm ơn cho chị đi nhờ một tí nào!
(3) Chị bảo Dũng tránh ra!
(4) Dũng có thể tránh ra cho chị đi nhờ được không?
(5) Mẹ phải cho con đi chơi đấy!
(6) Mẹ ơi, mẹ cho con đi chơi một tí, mẹ nhé!
(7) Mẹ cho con đi chơi một tí được không, hả mẹ?
(8) Mẹ không cho con đi chơi à?
Bài 24: a) Chuyển các câu kể sau thành câu cảm: (1) Bông hoa này đẹp.
…………………………………… (2) Chim yến hót hay.
……………………………………. (3) Thời gian trôi nhanh.
…………………………………….
b) Viết tiếp vào chỗ trống để nhận xét mỗi câu cảm sau bộc lộ cảm xúc gì.
(1) Ôi, mẹ, mẹ về Hương ơi!
=> Câu bộc lộ cảm xúc………………………………..
(2) Eo ơi, đường bẩn quá!
=> Câu bộc lộ cảm xúc ………………………………
(3) Chữ bạn Thảo đẹp ơi là đẹp!
=> Câu bộc lộ cảm xúc………………………………
Bài 25: Tìm các từ có cùng nghĩa với "dũng cảm" trong số các từ dưới đây:
Gan dạ, thân thiết, hòa thuận, hiếu thảo, anh hùng, anh dũng, chăm
chỉ, lễ phép, chuyên cần, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, tận tụy, tháo
vát, thông minh, bạo gan, quả cảm
Bài 26: Điền từ dũng cảm vào trước hoặc sau từng từ ngữ dưới đây để tạo
thành những cụm từ có nghĩa
………………………… hành
động ………………………………
………………………… nhận khuyết
điểm …………………………
………………………… nói lên sự
thật.………………………………
Bài 27: Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm?
Ba chìm bảy nổi; vào sinh ra tử; cày sâu cuốc bẫm; gan vàng dạ sắt;
nhường cơm sẻ áo; châm lấm tay bùn
Bài 28: Tìm những từ ngữ có liên quan đến hoạt động thám hiểm.
a. Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm
..................................................................................................................................
b. Những khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua
..................................................................................................................................
c. Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm
..................................................................................................................................
Bài 29: Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch:
a. Đồ dùng cần cho chuyến du lịch
..................................................................................................................
b. Phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan đến phương tiện giao thông
..................................................................................................................
c. Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch
..................................................................................................................
d. Địa điểm tham quan, du lịch
..................................................................................................................
Bài 30: Hãy nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong các câu dưới đây:
1. Dế Choắt – người hàng xóm của Dế Mèn - đã là thanh niên rồi mà
cánh còn ngắn ngủn đến giữa lưng.
..................................................................................................................................
2. Nhà bác học vẫn loay hoay tìm vé và nói:
- Tôi phải tìm được vé để còn biết xuống ga nào chứ!
..................................................................................................................................
3. Hà Nội có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: - Hồ Tây - Hồ Hoàn Kiếm
- Văn Miếu – Quốc Tử Giám - Đền Quán Thánh
..................................................................................................................................
4. Câu kể là câu dùng để :
- Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.
- Nói lên ý kiến, tâm tư hoặc tình cảm của mỗi người
..................................................................................................................................
5. Bạn Ngọc Lan – lớp trưởng lớp tôi – vừa xinh lại vừa hiền.
..................................................................................................................................
6. Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi :
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ!
..................................................................................................................................
BÀI TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 4
Bài tập 1: (Đọc viết) viết đúng chữ x/s: Sơ suất xuất xứ xót xa sơ sài xứ xở xa xôi xơ xác xao xuyến sục sôi sơ sinh sinh sôi xinh xắn
Bài tập 2: Tìm 5 từ láy có phụ âm đầu s; 5 từ láy có phụ âm đầu x; 5 từ ghép
có phụ âm đầu s đi với x.
Bài tập 3: Tìm 4-5 từ có tiếng: sa, xác, xao, xát, sắc, song, sổ, xốc, xông, sôi,
sơ, xơ, xuất, suất, sử, xử. Bài tập 4: a) Điền chung / trung: - Trận đấu ….. kết. - Phá cỗ ….. Thu. - Tình bạn thuỷ ….. - Cơ quan ….. ương.
b) Điền chuyền hay truyền: - Vô tuyến …. hình. - Văn học … miệng. - Chim bay …. cành. - Bạn nữ chơi ….
Bài tập 5: Điền l / n: …o …ê, …o …ắng, …ưu …uyến, …ô …ức, …ão …ùng, …óng …ảy, …ăn …óc, …ong …anh, …ành …ặn, …anh …ợi, …oè …oẹt, …ơm …ớp.
Bài tập 6: Điền l / n:
Hoa thảo quả …ảy dưới gốc cây kín đáo và …ặng …ẽ. Dưới tầng đáy rừng,
những chùm thảo quả đỏ chon chót, bóng bẩy như chứa …ửa, chứa …ắng.
Bài tập 7: Điền l /n:
Tới đây tre …ứa …à nhà
Giò phong …an …ở nhánh hoa nhuỵ vàng
Trưa …ằm đưa võng, thoảng sang
Một …àn hương mỏng, mênh mang nghĩa tình.…án đêm, ghé tạm trạm binh
Giường cây …ót …á cho mình đỡ đau… (Tố Hữu)
Bài tập 8: Điền tiếng có chứa phụ âm đầu l /n:
a) … trường Tam Đảo chạy quanh quanh
Dòng … qua nhà lấp … xanh
Bãi cỏ xa nhấp nhô sóng …
Đàn cừu … gặm cỏ yên …(Vĩnh Mai)
b) Trăng toả … từng ánh vàng dìu dịu. Những cụm mậy trắng lững … trôi. Đầu
phố, những cây dâu da đang thầm … ban phát từng … hương ngọt ngào vào
đêm yên tĩnh. Càng về khuya, hoa càng nồng …, … nức. (Đức Huy)
Bài tập 9: Tìm 4-5 từ có tiếng: la, lạc, lạm, nam, lam, lan, nan, nanh, lao, lát,
lăm, lăng, năng, lập, neo, nép, linh, nòng, lóng, lỗi, lung, nương. ĐÁP ÁN * Đáp án câu 2:
- Sạch sẽ, sụt sịt, sửng sốt, sù sì, sì sụp, sù sụ, so sánh, sinh sôi, sáng sủa, san sát, sặc sỡ,…
- Xót xa, xù xì, xấu xa, xì xào, xao xác, xinh xắn, xao xuyến, xào xạc, xa xôi, xấp xỉ,…
- Xứ sở, sản xuất, xuất sắc, xác suất, xoay sở, xổ số, sâu xa, soi xét,… * Đáp án câu 3:
- Sa: sa lầy, sa cơ lỡ bước, sa lưới, sa ngã, sa sút,…
- Xác: xác lập, xác minh, xác suất, xác định, xác xơ, xác thực,…
- Xao: xao động, xao xuyến, lao xao, xôn xao,…
- Xát: xô xát, xay xát, cọ xát, xây xát,…
- Sắc: sắc mặt, sắc xuân, màu sắc, biến sắc, xuất sắc,…
- Song: song ca, song hành, song phương, song toàn, song song, vô song, song sắt,…
- Sổ: sổ sách, sổ điểm, sổ tay, sổ toẹt, cửa sổ,… *Đáp án câu 8 :
a) nông, nước, lánh, lượn, non, lành.
b) lan, lờ, lặng, làn, nàn, náo. *Đáp án câu 9:
- la: la bàn, la cà, la đà, la hét, la liệt, la ó, bao la, dò la,…
- lạc: lạc đà, lạc đề, lạc đường, lạc hậu, lạc quan,…
- lạm: lạm dụng, lạm phát, lạm quyền, tiêu lạm,…
- nam: nam nữ, gió nam, Miền Nam, phương Nam,…
- lam: lam lũ, lam nham, danh lam thắng cảnh, màu lam, tham lam,…
- lan: lan man, lan tràn, sà lan, tràn lan,…
- nan: nan cót, nan rổ, nan hoa xe đạp, quạt nan, thuyền nan,…
- nanh: nanh ác, nanh nọc, nanh cọp, nanh độc, nanh lợn, nanh vuốt, răng nanh,…
- lao: lao công, lao động, lao xao, gian lao,…
- lát: lát cắt, lát bánh, lát gạch, lát sàn, đan lát, chốc lát, giây lát,…
- lăm: lăm le, lăm lăm, mười lăm, hăm lăm,…
- lăng: lăng miếu, lăng mộ, lăng kính, lăng tẩm, xâm lăng,…
- năng: năng suất, năng động, năng khiếu, chức năng, siêng năng, tài năng,…
- lập: lập công, lập dị, lập đông, lập hạ, lập luận, sáng lập, tự lập, thành lập,…
- neo: neo thuyền, gieo neo, thả neo, neo đậu, neo lại,…
- nép: nép chặt, nép mình, nép vào, nem nép, khép nép,…
ÔN TẬP HỌC KÌ II – MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4 (ĐỀ 01)
1. Đọc to và rõ đoạn đoạn văn sau:
Bác Hồ thăm vườn hoa nghìn việc tốt
Sáng mồng một Tết Đinh Mùi (9-2-1967), Bác Hồ về Tam Sơn gặp mặt đại
biểu các dân tộc tỉnh Hà Bắc họp ở chùa Cảm Ứng.
Xe Bác vừa tiến vào đến nơi, Nguyễn Thế Hải học sinh lớp một đang nô đùa cùng bạn, bỗng reo lên: - Bác Hồ! Bác Hồ!
- Bác Hồ về thăm quê hương nghìn việc tốt.
Cả đám thiếu nhi dừng chơi, xúm lại quây quanh xe Bác.
Đồng chí cần vụ từ trong xe bước ra nhắc nhở các em rồi mở cửa, mời Bác xuống.
Bác tươi cười nhìn các em rồi hỏi:
- Các cháu đang chơi Tết? - Thưa Bác, vâng ạ!
- Thưa Bác, năm mới, chúng cháu kính chúc Bác mạnh khoẻ, sống lâu!…
Các em đua nhau nói những điều từ lâu mong được thưa với Bác, nhưng hồi
hộp quá, nói không được nhiều…
Bác Hồ rất vui. Nghe các em nói xong, Bác bảo:
- Các cháu làm nghìn việc tốt, có nhớ và làm theo những điều Bác dặn không?
- Thưa Bác có ạ! – Nguyễn Thế Hải đứng nghiêm đọc liên hồi 5 điều Bác Hồ
dạy như đọc đồng thanh ở lớp.
Tất cả đều cười.Nhưng ai cũng vui vì Hải đã trả lời đúng.
Khi Bác cùng các đồng chí lãnh đạo bước lên chùa. Đội thiếu nhi danh dự đã
dâng hoa tặng Bác, Bác nhận bó hoa từ tay Liên đội trưởng Nguyễn Toàn
Thắng rồi trao cho đồng chí cần vụ. Bác hỏi Thắng:
- Cháu học có giỏi không? Có được phần thưởng của Bác không?
- Thưa Bác có ạ. Cháu được nhận phần thưởng của Bác hai lần: Một lần một
cuốn sổ một lần hai quả cam.
Cháu đã được phần thưởng của Bác, cháu phải giúp đỡ các bạn học thật giỏi,
lao động thật giỏi… để nhiều người cùng được phần thưởng của Bác, thế mới tốt. - Thưa Bác vâng ạ!
(Trích những chuyện Bác Hồ với thiếu nhi)
2. Chính tả (nghe – viết): Dành cho các cháu
Trước khi thiết kế ngôi nhà sàn gỗ của Bác tại Phủ Chủ tịch (tầng trên có hai
phòng, một phòng Bác dùng vào việc, một phòng nghỉ.Còn tầng dưới là nơi
Bác họp và tiếp khách). Bác có ý kiến:
- Khách của Bác có nhiều, có lúc Bác phải tiếp đông các cháu, vì vậy chú thiết
kế cho Bác một hàng ghế xi măng bao quanh.
Vâng lời Bác, các đồng chí đã thiết kế hàng ghế đó.Mỗi lần các cháu đến, các
cháu đều quây quần bên Bác và được Bác chia bánh kẹo.
Một hôm Bác nói với đồng chí giúp việc:
- Chú xem, khách “tí hon” của Bác khá nhiều, để các cháu vui thì phải có cảnh
cho các cháu xem, chú gắng kiếm một chiếc bể về để nuôi cá vàng làm cảnh cho các cháu.
Vâng lời Bác, đồng chí giúp việc đi tìm mua một bể nuôi cá đặt tại hành lang
của tầng dưới ngôi nhà sàn và thả ba con cá vàng rất đẹp.
Hàng ngày, sau giờ làm việc, Bác thường cho cá vàng ăn. Người để dành
những mẩu bánh mì làm thức ăn cho cá. Được Bác chăm sóc, ba con cá vàng
ngày một lớn và phát triển.
Mùa đông trời lạnh, Bác nói:
- Cá cũng như người, mùa đông phải giữ nhiệt độ đủ ấm. Chú nên làm một
chiếc nắp đậy bể cá để bảo đảm độ ấm cho cá.
Khách đến thăm nhà Bác, nhất là “khách tí hon” rất thích thú đứng ngắm bể cá
vàng. Những con cá mầu sắc thật sặc sỡ, tung tăng, lấp lánh, bơi lặn trong bể nước.
(Trích những chuyện Bác Hồ với thiếu nhi) 3. Luyện từ và câu :
Đặt 5 câu có sử dụng cụm từ “trường em”.
Đặt 3 câu sử dụng cụm từ “bố em” làm chủ ngữ.
Đặt 3 câu sử dụng cụm từ “đang thư giãn” làm vị ngữ.
Đặt 4 câu với bốn cụm từ sau “gia đình, bạn bè, thầy cô, mái trường”.
Tìm từ đồng nghĩa với từ “dũng cảm”.
Tìm từ trái nghĩa với từ “dũng cảm”.
4. Đoán nghĩa câu sau đây :
Để nguyên – loại quả thơm ngon
Thêm hỏi – co lại chỉ còn bé thôi
Thêm nặng – mới thật lạ đời
Bỗng nhiên thành vết xoong nồi lấm lem (là những chữ nào?) 5. Tập làm văn :
Viết một đoạn văn miêu tả con vật mà em yêu thích nhất. Trong đó có sử dụng
một câu với cấu câu khiến, và một câu với cấu trúc câu cảm.
ÔN TẬP HỌC KÌ II – MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4 (ĐỀ 02)
1. Đọc to và rõ đoạn đoạn văn sau:
Để các cháu làm chủ
Cũng chính tại ngôi nhà của Bác ở Phủ Chủ tịch có một sự kiện đáng ghi nhớ,
thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ với thiếu nhi. Từ ngày 22/6 đến ngày
11/7/1961, Bác đã dành chỗ đó cho các cháu làm phòng triển lãm “Thiếu nhi
với 5 điều Bác Hồ dạy”. Trong 20 ngày, có gần 10 vạn thiếu nhi đến xem triển
lãm và vui chơi trong dịp hè. Bác Hồ, Bác Tôn đã đến nói chuyện và dự liên
hoan với 2.000 thiếu nhi trong buổi bế mạc ngày 11/7/1961.
Đồng chí phục vụ Bác cảm thấy như vẫn còn sôi động khi vào dịp hè năm 1961
các cháu thiếu nhi tổ chức triển lãm “Làm theo 5 điều Bác Hồ dạy” trong nhà khách Phủ Chủ tịch.
Trung tâm triển lãm chính là phòng khách long trọng của ngôi nhà. Nhiều em
lần đầu tiên được đến nơi này thích lắm, chỗ nào cũng sờ, sung sướng lăn cả ra nhà, ra bãi cỏ.
Những tiếng hát, tiếng cười nói vang vang, đúng là ngày hội. Có đồng chí sợ
tiếng loa làm ảnh hưởng sang các cơ quan xung quanh nên xin Bác bỏ bớt loa đi, nhưng Bác bảo:
- Triển lãm của các cháu phải để loa mới vui.
Bác còn nhắc phải có nhiều kem, si-rô, nước và bánh kẹo để phục vụ các cháu.
Thỉnh thoảng những khi nghỉ, Bác cũng ra xem các cháu vui chơi.Có hôm Bác
đi dạo ở phía dưới, thấy một phòng có kê các ghế băng.Bác hỏi các đồng chí
ghế đó để làm gì. Đồng chí phục vụ thưa:
- Thưa Bác để dành cho các cháu bị mệt ạ. Thấy vậy, Bác bảo:
- Sao dành cho các cháu mà lại không có giường?
Ngày hôm sau, các đồng chí phục vụ triển lãm đã liên hệ với Bộ Y tế, và các
ghế băng được xếp lại nhường chỗ cho những chiếc giường xinh xắn.
Bác Hồ là như vậy. Khách của Bác, dù là những người nhỏ bé nhất cũng luôn
được tôn trọng và quan tâm chu đáo.
(Trích những chuyện Bác Hồ với thiếu nhi)
2. Chính tả (nghe – viết):
Đối với các cháu bé
Nhớ lại hồi cách mạng mới thành công, Bác Hồ rất thích thú mỗi khi nghe
tiếng trống ếch rộn ràng, nhìn những bước đi cố tỏ ra vẻ oai nghiêm, nhưng vẫn
đầy nét trẻ thơ của các em.
Có những lúc từ buồng làm việc trên tầng cao ở Bắc Bộ phủ, Bác phải đứng
nhìn qua vai người khác để các cháu không thấy Bác và Bác được tự do ngắm
nhìn các cháu. Trong những ngày vui lúc đó, các em thường mặc đồng phục
quần xanh, sơ mi trắng, đầu đội mũ calô.Bác đứng nhìn các cháu rất lâu, rất
lâu.Người suy nghĩ điều gì?
Buổi tối, khi làm việc, có tiếng hát của cháu bé, Bác ra hiệu dừng lại cùng lắng nghe. Rồi Bác hỏi:
- Chú thử đoán xem, cháu bé này bao nhiêu tuổi? - Thưa Bác, năm tuổi. - Theo Bác thì ít hơn.
- Khi hỏi lại các đồng chí bên Đài phát thanh, tôi thấy Bác thường đoán đúng
hơn. Có gì khó hiểu đâu, vì Bác đã nghe rất nhiều, nghe rất chăm chú. Và chắc
là, vừa nghe Bác vừa tưởng tượng ra cô bé hoặc chú bé tí xíu đó!
Nhưng tôi vẫn chưa hiểu vì sao đang làm việc Bác vẫn để đài? Có lần tôi hỏi có
nên tắt đài đi không, Bác nhìn tôi trầm ngâm nói:
- Cứ để đấy chú ạ. Để nghe cho có tiếng người. Chú ở nhà, dù con khóc hoặc
vợ nói dỗi, có khi nặng lời, nhưng đều là tình cảm gia đình…
(Trích những chuyện Bác Hồ với thiếu nhi) 3. Luyện từ và câu:
Viết các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người.
Tìm các từ ngữ chỉ hành động có lợi cho sức khỏe.
Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm của cơ thể con người.
Tìm các từ ngữ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn và tính cách của con người.
Tìm các từ ngữ chỉ thời tiết.
Tìm các từ ngữ chỉ tệ nạn xã hội.
4. Đoán nghĩa câu sau đây:
Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đi trên 1 con thuyền trên 1 dòng sông có rất
nhiều cá ăn thịt đến giữa dòng bỗng thuyền của bạn bị thủng 1 lỗ rất to, sau vài
phút nữa thuyền sẽ chìm và chắc chắn bạn sẽ là bữa ăn những con cá này. Bạn
làm cách nào đơn giản nhất để thoát ra khỏi cái hoàn cảnh chết tiệt này? 5. Tập làm văn:
Viết một đoạn văn miêu tả cây cối. Trong đó có sử dụng một câu với cấu câu
khiến, và một câu với cấu trúc câu cảm.
ÔN TẬP HỌC KÌ II – MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4 (ĐỀ 03)
1. Đọc to và rõ đoạn đoạn văn sau:
Một cuộc gặp gỡ bất ngờ
Một lần vào đầu mùa Xuân 1963, sau khi thăm cơ sở xong, lên đường về Hà
Nội, thấy ngọn đồi có cây cối sum suê, Bác cho nghỉ lại. Lúc này giữa trưa
vắng vẻ, mấy Bác cháu giở cơm nắm ra vừa ăn vừa ngắm cảnh.
Vừa ăn xong, ngồi nghỉ được một lát thì nghe có tiếng lội bì bõm và tiếng
người nói rì rầm. Mấy đồng chí đi theo Bác chạy ra thì thấy hàng chục thiếu
nhi trai có, gái có, cháu cầm cào cỏ cháu xách rổ hái rau, đang hướng về chỗ
gốc cây to nơi Bác ngồi nghỉ. Đồng chí bảo vệ báo cáo tình hình với Bác, Bác cười:
- Các chú đi mời các cháu lại đây chơi với Bác, nhưng nhớ đừng làm các cháu sợ.
Các cháu sung sướng chạy ùa đến và quây thành vòng tròn quanh Bác, cháu
nào cũng hớn hở vui mừng.
Bác trìu mến nhìn khắp lượt và hỏi vui:
- Các cháu làm gì mà đông thế?
Một bé trai dáng lém lỉnh lễ phép đáp:
- Thưa Bác, một bạn thấy Bác xuống xe liền bảo chúng cháu ra xem Bác ạ! Bác cười rất vui vẻ:
Muốn xem à? Bác ngồi đây, cháu nào muốn xem thì xem cho kỹ.
Cả Bác, cháu và các chú cùng đi, cười vui vẻ. Bác hỏi tiếp:
- Các cháu đều đi học cả chứ? Ở đây có cháu nào không được đi học không?
- Dạ, chúng cháu đều đi học cả ạ. Bác cười hiền hậu:
- Thế là tốt. Thế các cháu học có giỏi không?Có ngoan không nào?
Nhiều cháu phấn khởi trả lời Bác.
- Chúng cháu giỏi ạ, có ngoan ạ!
Bác gật đầu hài lòng và bảo các cháu hát.Các cháu đưa mắt nhìn nhau và cùng
hát vang bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”.
Thế là giữa thiên nhiên trời đất bao la, một dàn đồng ca gồm các nghệ sĩ tý hon
biểu diễn say sưa dưới bàn tay bắt nhịp của Bác Hồ kính yêu.
Hát xong, Bác trìu mến nhìn các cháu và cất giọng hiền từ:
- Bác cảm ơn các cháu đến thăm Bác, hát cho Bác nghe.
Bác mong các cháu học chăm, học giỏi, vâng lời thầy cô và cha mẹ. Bây giờ
Bác phải đi tiếp, Bác cháu ta tạm chia tay nhau ở đây.
(Trích những chuyện Bác Hồ với thiếu nhi)
2.Chính tả (nghe – viết) :
Các em sạch và ngoan thật!
Đầu năm 1967, Bác Hồ về thăm tỉnh Thái Bình. Các em thiếu nhi xóm Dân
Chủ hát vang bài “Giải phóng miền Nam” đón Bác. Bác hỏi:
- Các cháu có ngoan không?
- Thưa Bác có ạ! Các cháu cùng trả lời.
- Các cháu có vâng lời cha mẹ không? - Thưa Bác có ạ!
- Các cháu ăn ở có sạch sẽ không? - Thưa Bác có ạ!
- Chìa tay cho Bác xem nào?
Những bàn tay xinh xắn, chìa ra trước mặt cho Bác xem. Bác gật đầu hài lòng
lắm vì thấy cuộc sống của các cháu nhỏ ở nông thôn đã thay đổi dần với cuộc sống của dân làng.
Các em sạch và ngoan thật.Bác Hồ lấy kẹo chia cho các cháu rồi lại tiếp tục đi.
(Trích những chuyện Bác Hồ với thiếu nhi) 3. Luyện từ và câu : Điền d/ r/ gi: - …ây mơ …ễ má.
- …út dây động …ừng. - …ấy trắng mực đen.
- …ương đông kích tây. - …eo gió gặt bão. - …ãi …ó …ầm mưa. - ..ối …ít tít mù. - …ốt đặc cán mai. -…anh lam thắng cảnh.
Tìm 3-5 từ có chứa tiếng: gia, da, rả, giả, dã, rã, dán, gián, dang, giang, danh,
giành, rành, dành, giao, dò, dương, giương, rương.
4. Đoán nghĩa câu sau đây:
Một người đi vào rừng sâu để thám hiểm, thật không may cho ông ta khi bắt
gặp 1 con đười ươi rất hung dữ muốn xé xác ông ta ra. Trong tay ông ta có 2
con dao, ông sợ quá vứt 2 con dao ra đó, con đười ươi nhặt lên và sau vài phút
nó nằm vật xuống đất chết luôn. Bạn có biết tại sao không? 5. Tập làm văn:
Viết một lá thư ngắn gửi bạn thân ở xa nói về bài kiểm tra sắp tới. Trong đó có
sử dụng một câu với cấu câu khiến, và một câu với cấu trúc câu cảm.
*Đáp án: - Gia: gia đình, gia hạn, gia súc, gia tộc, gia vị, chuyên gia,…
- Da: da bò, da diết, da mặt, da trời, cặp da,…
- Rả: rả rích, cửa rả, cỏ rả, rôm rả,…
- Giả: giả danh, giả dối, giả mạo, giả sử,giả thuyết, tác giả,…
- Dã: dã chiến, dã man, dã ngoại, dã sử, dã tâm, dân dã, hoang dã,…
- Rã: rã cánh, rã rời, rệu rã, ròng rã, rộn rã, tan rã,…
- Dán: dán mắt, dán tem, băng dán, keo dán, gỗ dán,…
- Gián: gián đoạn, gián điệp, gián tiếp, con gián,…
- Dang: dang cánh, dang tay, dang chân, dở dang, …
- Giang: giang hồ, giang sơn, giỏi giang, lạt giang,…
- Danh: danh ca, danh lam thắng cảnh, danh mục, danh nhân, danh ngôn, danhsách,…
- Giành: giành giật, giành nhau, tranh giành, giành độc lập,…
- Rành: rành việc, rành mạch, rành rọt, rõ rành,…
- Dành: để dành, dành dụm, dỗ dành, dành cho,…
- Giao: giao ban, giao dịch, giao du, giao liên, giao thừa, giao ước,…
- Dò: dò dẫm, dò hỏi, dò la, dò tin, dò xét, lò dò,…
- Dương: dương cầm, dương gian, dương lịch, âm dương, du dương, đại dương,…
- Giương: giương buồm, giương cung, giương mắt,giương cao ngọn cờ,…
- Rương: Cái rương, rương quần áo, hòm rương,…