ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Học phần: Tổ chức và điều hành Tour | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Nội dung đề cương ôn tập giúp sinh viên nắm vững các kiến thức cơ bản về tổ chức và điều hành tour, bao gồm các bước chuẩn bị, điều hành, quản lý, và xử lý tình huống trong thực tế. Việc ôn tập kỹ lưỡng các phần trên sẽ giúp sinh viên có cái nhìn toàn diện và chuẩn bị tốt cho kỳ thi học phần.
Môn: Du lịch và khách sạn
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
Học phần: Tổ chức và điều hành Tour I. PHẦN LÝ THUYẾT
Chương 1: Giới thiệu về chương trình du lịch (Tour)
Câu 1.1. Chương trình du lịch là gì? Phân tích các đặc trưng của chương trình du
lịch Câu 1.2. Phân tích các đặc điểm của chương trình du lịch?
Câu 1.3. Theo anh/chị việc phân loại chương trình du lịch có ý nghĩa gì? Có những tiêu
thức phân loại chương trình du lịch nào?
Câu 1.4. Phân tích cách phân loại chương trình du lịch theo nguồn gốc phát sinh?
Câu 1.5. Hãy phân loại chương trình du lịch căn cứ vào các dịch vụ cấu thành và mức độ
phụ thuộc trong tiêu dùng? Hãy phân loại chương trình du lịch căn cứ vào mức giá?
Câu 1.6. Hãy phân tích các yếu tố cấu thành nên một chương trình du lịch?
Câu 1.7. Dịch vụ du lịch là gì? Phân tích các đặc điểm của dịch vụ du lịch?
Câu 1.8. Các dịch vụ cấu thành nên một chương trình du lịch gồm những dịch vụ nào?
Liệt kê cụ thể từng dịch vụ trong chương trình du lịch.
Chương 2: Thiết kế chương trình du lịch
2.1. Nhu cầu du lịch là gì? Phân tích các khía cạnh của nhu cầu du lịch?
2.2. Phân tích nội dung của nhu cầu du lịch, cho ví dụ minh họa?
2.3. Phân tích các phương pháp xác định nhu cầu của thị trường khách mục tiêu?
2.4. Phân tích một số hiện tượng và quy luật tâm lý trong du lịch, áp dụng vào kinh doanh du lịch?
2.5. Cung trong du lịch là gì? Nội dung nghiên cứu sự sẵn sàng đón tiếp?
2.6. Trình bày các căn cứ để lựa chọn tài nguyên du lịch? Hãy kể tên các di sản thế giới
được Unesco công nhận ở Việt Nam?
2.7. Phân tích các yếu tố cần phải xem xét khi lựa chọn một chương trình du lịch mới?
2.8. Phân tích các yếu tố để xây dựng một chương trình du lịch chi tiết? Môṭsố điểm lưu
ý khi xây dựng chương trình du lịch chi tiết?
Chương 3: Định giá chương trình du lịch
3.1. Trình bày khái niệm giá thành và cách tính giá thành?
3.2. Tình bày cách xác định chi phí biến đổi, chi phí cố định trong tính giá thành du lịch
3.3. Tình bày ưu, nhược điểm của 2 phương pháp xác định giá thành của chương trình du lịch lOMoAR cPSD| 46884348
3.4. Khái niệm giá bán chương trình du lịch? Gía bán của một chương trình du lịch phụ
thuộc vào những yếu tố nào?
3.5. Anh/chị hãy phân biệt giá thành và giá bán? Trình bày những điểm cần lưu ý khi tính giá thành và giá bán?
Chương 4: Tiếp thị, bán và tổ chức thực hiện chương trình du lịch
4.1. Phân tích các hình thức tiếp thị, quảng bá chương trình du lịch?
4.2. Quy trình bán một chương trình du lịch gồm những bước nào? Một số điểm cần lưu ý
khi bán một chương trình du lịch?
4.3. Phân tích các điều kiện tổ chức tour du lịch của doanh nghiệp lữ hành ?
4.4. Nêu vai trò của hoạt động tổ chức tour du lịch đối với doanh nghiệp lữ hành ?
4.5. Những thông tin gì cần nắm được khi tiến hành thỏa thuận với du khách ? Công việc
này do bộ phận nào đảm nhận ?
4.6. Những công việc gì cần làm trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện một tour du lịch?
Giai đoạn này do bộ phận nào đảm nhận ?
4.7. Phân tích công việc nhà điều hành cần làm trong giai đoạn tổ chức thực hiện chương trình du lịch ?
4.8. Phân tích công việc hướng dẫn viên cần làm trong giai đoạn tổ chức thực hiện chương trình du lịch ?
4.9. Những công việc gì cần làm khi kết thúc thực hiện tour du lịch?
4.10. Phân tích hoạt động tổ chức tour du lịch của một doanh nghiệp lữ hành cụ thể?
Chương 5: Điều hành Tour du lịch
5.1. Thế nào là nhân viên điều hành tour du lịch ? Nhiệm vụ của nhân viên điều hành tour du lịch là gì?
5.2. Nhà điều hành tour du lịch cần đáp ứng những yêu cầu gì ?
5.3. Nêu mục đích và phạm vi áp dụng cho hoạt động của nhân viên điều hành tour ?
5.4. Phân tích mối quan hệ trong điều hành tour du lịch?
5.5. Nhà điều hành tour cần làm những gì trong giai đoạn chuẩn bị tour?
5.6. Nhà điều hành tour cần làm những gì trong giai đoạn thực hiện tour?
5.7. Hãy phân tích các công việc phải làm trong giai đoạn kết thúc điều hành tour? lOMoAR cPSD| 46884348
Chương 6: Quản lý chất lượng Tour du lịch
6.1. Phân tích cách tiếp cận chất lượng của tour du lịch theo đặc điểm của dịch vụ ?
6.2. Phân tích cách tiếp cận chất lượng của tour du lịch theo sự phù hợp giữa thiết kế và thực hiêṇ sản phẩm ?
6.3. Chất lượng tour du lịch là gì? Phân tích quá trình cụ thể hóa chất lượng tour du lịch?
6.4. Phân tích nhóm các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng tour du lịch?
6.5. Phân tích nhóm các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng tour du lịch?
6.6. Hãy trình bày các tiêu chí đánh giá chất lượng thiết kế và thực hiện chương trình du lịch?
6.7. Hãy trình bày các tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng chương trình du lịch xuất phát
từ góc độ người tiêu dùng du lịch?
6.8. Phân tích các giai đoạn nâng cao chất lượng Tour du lịch? II. PHẦN BÀI TẬP
Bài 2.1: Hãy xây dựng chương trình du lịch cụ thể cho khách du lịch nội địa là nhân
viên công ty Bất động sản, số lượng 30 người độ tuổi từ 23 – 40 theo các tuyến:
- Hà Nội – Hạ Long ( 3 ngày 2 đêm)
- Hà Nội – Sapa (3 ngày 2 đêm)
- Hà Nội – Hà Giang (3 ngày 2 đêm)
Bài 2.2: Hãy xây dựng chương trình du lịch cụ thể cho khách du lịch nội địa là các
Giảng viên khoa Ngoại Ngữ của trường đại học, bao gồm cả gia đình đi kèm, độ tuổi từ 5
đến 60 tuổi, sô lượng 50 người.
- TP Hồ Chí Minh – Vũng Tàu (3 ngày 2 đêm )
- TP Hồ Chí Minh – Nha Trang ( 4 ngày 3 đêm)
- TP Hồ Chí Minh – Đà Nẵng ( 3 ngày 2 đêm)
- TP Hồ Chí Minh – Hà Nội (3 ngày 2 đêm)
Bài 2.3: Hãy xây dựng chương trình du lịch cụ thể cho khách du lịch nội địa gồm
30 người là các thành viên trong gia đình, độ tuổi từ 10 đến 60 tuổi
- Hà Nội – Bangkok Thái Lan
- TP Hồ Chí Minh – Singapore
Bài 2.4: Hãy tự xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và thiết kế chương trình du
lịch “Hà Nội city Tour”.
Bài 2.5: Hãy xây dựng chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa là các bác lOMoAR cPSD| 46884348
trung niên đã về hưu, độ tuổi từ 55 đến 65.
- Hà Nội – Đà Nẵng (4 ngày 3 đêm)
- Hà Nội – Nha Trang (4 ngày 3 đêm)
- Hà Nội – Phú Quốc (3 ngày 2 đêm)
- Hà Nội – Sài Gòn (3 ngày 2 đêm)
Bài 2.6: Hãy xây dựng chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa là nhân viên
văn phòng độ tuổi từ 24 – 40. Thơi gian: 3 ngày 2 đêm
- Tour du xuân (Hà Nội – Hà Nam – Ninh Bình)
- Tour du xuân (Hà Nội – Bắc Ninh – Lạng Sơn)
Bài 2.7: Chương trình du lịch Hà Nội – Ninh Bình Thời gian: 1 ngày
Số lượng khách: 15 người
Chi phí dịch vụ thành phần
Vận chuyển xe 16 chỗ : 4.450.000 đồng/ chiếc Ăn trưa: 150.000 đồng/ suất
Vé tham quan Trang An (đã gồm phí đi đò): 250.000 đồng/ người
Vé xe điện tham quan chùa Bái Đính: 30.000đ/người Vé tham quan Bảo Tháp: 50.000 đồng/người Hướng dẫn viên: 500.000 đồng/ ngày Qùa tặng: 20.000 đồng/người Bảo hiểm: 5.000 đồng/người
Phí nhận khách của đối tác: 100.000 đồng/khách Yêu cầu:
a. Xác định chi phí cố định, chi phí biến đổi
b. Tính giá thành cho 1 khách, giá thành cho cả đoàn của chương trình du lịch trên
c. Tính giá bán trước thuế và giá bán sau thuế cho cả đoàn? Biết chi phí khác: 8
triệu đồng, Lợi nhuận: 20 % của giá thành, thuế 10% giá bán trước thuế.
Bài 2.8: Chương trình du lịch Hồ Chí Minh - Đà Lạt Thời gian: 3 ngày 2 đêm
Số lượng khách: 75 người
Chi phí dịch vụ thành phần lOMoAR cPSD| 46884348 Xe 30 chỗ : 12.000.000 đồng/ chiếc Xe 45 chỗ : 15.000.000 đồng/ chiếc Ăn sáng: 50.000 đồng/ suất Ăn chính: 120.000 đồng/ suất Vé tham tham quan: 420.000 đồng/ người Lưu trú:
400.000 đồng/ người/đêm Hướng dẫn viên:
500.000 đồng/ người/ ngày Qùa tặng: 20.000 đồng/người Bảo hiểm: 15.000 đồng/người/ngày Giao lưu cồng chiềng: 4.500.000 đồng/show Yêu cầu:
a. Xác định chi phí cố định, chi phí biến đổi
b. Tính giá thành cho 1 khách, giá thành cho cả đoàn của chương trình du lịch trên c.
Tính giá bán trước thuế và giá bán sau thuế cho cả đoàn? Biết chi phí bán hàng: 10
triệu đồng, Chi phí khác: 15 triệu đồng, Lợi nhuận: 12 % của gía thành, thuế 10%.
Bài 2.9. Chương trình du lịch Hà Nội – Đà
Nẵng Thời gian: 4 ngày 3 đêm
Số lượng khách: 85 người
Gợi ý chi phí dịch vụ thành phần
2 Xe 45 chỗ di chuyển quanh Đà Nẵng 4 ngày: 5.750.000 đồng/chiếc Vé máy bay VN:
1.800.000 đồng/khách (vé khứ hồi) Ăn sáng: 50.000 đồng/ suất Ăn chính: 150.000 đồng/ suất Vé tham quan: 1.280.000 đồng/ người Lưu trú:
400.000 đồng/ người/ đêm Hướng dẫn viên:
500.000 đồng/ người/ ngày Qùa tặng: 20.000 đồng/người Bảo hiểm: 15.000 đồng/người/ngày
Chương trình Teambuiding:15.000.000 đồng/show lOMoAR cPSD| 46884348 Yêu cầu:
a. Xác định chi phí cố định, chi phí biến đổi
b. Tính giá thành cho 1 khách, giá thành cho cả đoàn của chương trình du lịch trên
c. Tính giá bán trước thuế và giá bán sau thuế cho cả đoàn? Biết lợi nhuận 10% giá
thành, Chi phí bán hàng: 12 triệu đồng, Chi phí khác: 8 triệu đồng, thuế VAT= 8% giá bán trước thuế.
Bài 2.10. Chương trình du lịch Thành phố A – Thành phố B (4 ngày 3 đêm):
- Số lượng khách: 20 người
- Tổng quãng đường di chuyển bằng ô tô 1.000km - Tàu tham quan đảo: 4h Chi phí bao gồm:
- Phí vận chuyển: 8.000đ/km
- Khách sạn : 300.000 đ/đêm/2 người
- Tàu tham quan : 100.000 đ/giờ
- Ăn : 20.000 đ/sáng, 35.000 đ/trưa, 40.000 đ/tối
- Tham quan : 150.000 đ/người
- Phí hướng dẫn : 150.000 đ/ ngày Yêu cầu:
a. Xác định chi phí cố định, chi phí biến đổi
b. Tính giá thành cho 1 khách, giá thành cho cả đoàn của chương trình du lịch trên
c. Tính giá bán trước thuế và giá bán sau thuế của cả đoàn? Với: Lãi định mức = 20%
Z; Chi phí bán hàng = 4.170.000đ; Chi phí khác = 2.780.000đ; Thuế VAT = 10% giá bán chưa thuế.
Bài 2.11: Một chương trình du lịch có các dữ kiện sau:
- Thời gian: 2 ngày, một đêm - Phí thuê xe: 2.000.000đ
- Phí thuê hướng dẫn: 300.000đ/ngày
- Vé tham quan: 55.000đ/người cho cả chuyến hành trình
- Tiền phòng: 250.000đ/phòng đôi - Tiền ăn: 70.000đ/ngày
- Phí bảo hiểm: 1.500đ/khách/ngày
- Các chi phí biến đổi khác: 200.000đ/khách
- Chi phí cố định khác cho cả đoàn là 700.000đ
- Số lượng khách trong đoàn là 20 người. Yêu cầu: lOMoAR cPSD| 46884348
a. Xác định chi phí cố định, chi phí biến đổi
b. Tính giá thành cho 1 khách, giá thành cho cả đoàn của chương trình du lịch trên
c. Tính giá bán trước thuế và giá bán sau thuế? Với: Lãi định mức = 20% Z; Chi phí
bán hàng 1.100.800đ; Chi phí khác = 1.376.000đ; Thuế VAT = 10% giá bán chưa thuế. lOMoAR cPSD| 46884348 HƯỚNG DẪN GIẢI CHƯƠNG 1
Câu 1.1. Trình bày khái niệm về chương trình du lịch? Phân tích các đặc trưng của
chương trình du lịch?
Theo nhóm tác giả TS.Nguyễn Văn Mạnh, TS Phạm Hồng Chương – Giáo trình
quản trị kinh doanh lữ hành – NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, thì định nghĩa
chương trình du lịch được định nghĩa như sau:
Chương trình du lịch là một tập hợp các dịch vụ, hàng hóa được sắp đặt trước, liên kết
với nhau, để thỏa mãm ít nhất hai nhu cầu khác nhau trong quá trình tiêu dùng du lịch
của khách với mức giá gộp xác định và bán trước khi tiêu dùng của khách.
Một chương trình du lịch sẽ bao gồm các đặc trưng sau:
Chương trình du lịch là một sự hướng dẫn việc thực hiện các dịch vụ đã được sắp
đặt trước, làm thoả mãn nhu cầu khi đi du lịch của con người .
Trong chương trình du lịch phải có ít nhất hai dịch vụ và việc tiêu dùng được sắp
đặt theo một trình tự thời gian và không gian nhất định,
Giá cả của chương trình là giá gộp của các dịch vụ có trong chương trình
Chương trình du lịch phải được bán trước khi khách tiêu dùng
Câu 1.2. Nêu các đặc điểm của chương trình du lịch?
• Tính vô hình: không phải là thứ có thể cân đong đo đếm, sờ, nếm thử để kiểm tra, lựa chọn trước khi mua
• Tính không đồng nhất của TOUR biểu hiện: không giống nhau, không lặp lại về
chất lượng ở những chuyến thực hiện khác nhau.
• Tính phụ thuộc vào uy tín của nhà cung cấp.
• Tính dễ bị sao chép và bắt chước là do kinh doanh chương trình du lịch không đòi
hỏi kỹ thuật tinh vi, khoa học tiên tiến hiện đại, dung lượng vốn ban đầu thấp
• Tính thời vụ cao và luôn luôn bị biến động, bởi vì tiêu dùng và sản xuất du lịch
phụ thuộc nhiều và rất nhạy cảm với những thay đổi của các yếu tố trong môi trường vĩ mô.
• Tính khó bán của TOUR là kết quả của các đặc tính nói trên. Đặc điểm này còn do
cảm nhận rủi ro của khách khi mua TOUR bao gồm: rủi ro về chức năng của sản
phẩm, rủi ro về thân thể, rủi ro về tài chính, rủi ro về tâm lý, rủi ro về thời gian và rủi ro về xã hội.
Đặc điểm riêng của chương trình du lịch
Giá trị TOUR = Giá trị vật chất + Giá trị dịch vụ + Giá trị tài nguyên /sự kiện lOMoAR cPSD| 46884348
- Gía trị vật chất: được đo lường bởi chi phí lao động vật hóa , lao động sống để tạo
ra sản phẩm (giá thành)
- Gía trị dịch vụ: Bao gồm lao đông vật hóa và lao động sống. Tố chất, trình độ học
vấn , ngoại ngữ trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của người lao động du
lịch có sự chênh lệch lớn
- Gía trị tài nguyên/sự kiện: Việc đánh giá dựa trên sự công nhận của xã hội khó đánh giá nhất
Câu 1.3. Theo anh/chị việc phân loại chương trình du lịch có ý nghĩa gì? Nêu các tiêu
thức phân loại chương trình du lịch?
Chương trình du lịch là sản phẩm chính của doanh nghiệp lữ hành. Sản phẩm này rất
phong phú và đa dạng về chủng loại, về mức độ chất lượng dịch vụ và do đó khách tiêu
dùng sản phẩm này cũng rất đa dạng về mong muốn và mức độ thỏa mãn khác nhau. Để
kinh doanh thành công loại sản phẩm này, nhà kinh doanh lữ hành nhất định phải phân
loại chúng. Việc phân loại sẽ giúp cho nhà kinh doanh:
- Hoàn thiện nội dung chính sách sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành.
- Lựa chọn các đoạn thị trường mục tiêu cho phù họp với đặc điểm của từng
loại chương trình du lịch.
- Xác định tính hấp dẫn và hiệu quả của từng loại để có chính sách đầu tư phù hợp.
- Kết hợp giữa các loại chương trình du lịch để tạo ra tính hấp dẫn của sản
phẩm lữ hành. Phân loại chương trình du lịch làm cơ sở cho việc nghiên cứu sản phẩm
mới theo quan điểm của marketing.
Các tiêu thức phân loại chương trình du lịch gồm:
- Căn cứ theo nguồn gốc phát sinh
- Căn cứ vào các dịch vụ cấu thành và mức độ phụ thuộc trong tiêu dùng - Căn cứ vào mức giá
- Căn cứ vào mục đích của chuyến du lịch và loại hình du lịch
- Căn cứ vào hành vi tiêu dùng của khách
- Các tiêu thức phân loại khác
Câu 1.4. Phân tích cách Phân loại chương trình du lịch theo nguồn gốc phát sinh?
* Theo nguồn gốc phát sinh, chương trình du lịch bao gồm:
- Chương trình du lịch chủ động là loại chương trình mà doanh nghiệp lữ hành chủ
động nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch, ấn định ngày thực hiện,
sau đó mới tổ chức bán và thực hiện các chương trình. Chỉ có các doanh nghiệp lữ hành
lớn, có thị trường ổn định mới tổ chức các chương trình du lịch chủ động do tính mạo hiểm của chúng. lOMoAR cPSD| 46884348
- Chương trình du lịch bị động là loại chương trình mà khách tự tìm đến với doanh
nghiệp lữ hành, đề ra các yêu cầu và nguyện vọng của họ. Trên cơ sở đó doanh nghiệp lữ
hành xây dựng chương trình. Hai bên tiến hành thỏa thuận và thực hiện sau khi đã đạt
được sự nhất trí của đôi bên. Chương trình du lịch theo loại này thường ít tính mạo hiểm.
Nhưng số lượng khách ít, doanh nghiệp bị động trong kinh doanh.
- Chương trình du lịch kết hợp là sự hòa nhập của cả hai loại trên đây. Doanh nghiệp
lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường. Thông qua các hoạt động tuyên truyền quảng
cáo, khách du lịch (hoặc các công ty gởi khách) sẽ tìm đến với doanh nghiệp lữ hành.
Trên cơ sở các chương trình sẵn có, hai bên tiến hành thỏa thuận và sau đó thực hiện
chương trình. Thể loại này tương đối phù hợp với điều kiện thị trường không ổn định và
có dung lượng không lớn. Đa số các doanh nghiệp lữ hành tại Việt Nam áp dụng loại
chương trình du lịch kết hợp. Ví dụ:
Câu 1.5. Hãy phân loại chương trình du lịch căn cứ vào các dịch vụ cấu thành và mức
độ phụ thuộc trong tiêu dùng? Phân loại chương trình du lịch theo mức giá?
Căn cứ vào các d.vụ cấu thành & mức độ phụ thuộc trong tiêu dùng
• Chương trình du lịch trọn gói có người tháp tùng: hầu hết các thành phần dịch vụ
đã được sắp đặt trước ở mức độ tối đa, giá trọn gói, thường khách đoàn, tiêu dùng được định trước.
• Chương trình du lịch có hướng dẫn viên từng chặng: giống loại 1 nhưng không có
người tháp tùng trong suốt hành trình mà tại mỗi điểm đến trong chương trình có
người đại diện của DN lữ hành hướng dẫn.
• Chương trình du lịch độc lập đầy đủ: sắp đặt các dịch vụ theo yêu cầu của khách,
đáp ứng chính xác mong muốn của khách, giá trọn gói và cao.
• Chương trình du lịch độc lập tối thiểu: gồm hai thành phần dịch vụ cơ bản: vận
chuyển và lưu trú, không đi theo đoàn, không có hướng dẫn.
• Chương trình tham quan: mục đích chủ yếu là thưởng ngoạn các giá trị của tài
nguyên tự nhiên và nhân văn tại một điểm du lịch trong thời gian ngắn, có hướng
dẫn viên, giá trọn gói.
Phân loại du lịch căn cứ vào mức giá?
Căn cứ vào mức giá
• Giá trọn gói: gồm hầu hết các dịch vụ, hàng hoá phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình
• Giá của các dịch vụ cơ bản: gồm một số dịch vụ chủ yếu của chương trình du lịch
với nội dung đơn giản như vé máy bay, một vài tối ngủ tại khách sạn và tiền taxi
từ sân bay tới khách sạn. lOMoAR cPSD| 46884348
• Giá tự chọn: khách du lịch có thể tuỳ ý lựa chọn các cấp độ chất lượng phục vụ
khác nhau với các mức giá khác nhau, Cấp độ chất lượng được xây dựng trên cơ
sở thứ hạng khách sạn, mức tiêu chuẩn ăn uống hoặc phương tiện vận chuyển.
Câu 1.6. Hãy phân tích các yếu tố cấu thành nên một chương trình du lịch?
- Yếu tố lịch trình: Lịch trình của chương trình du lịch là kế hoạch chi tiết các hoạt
động sẽ được thực hiện trong một chương trình du lịch. Nó thể hiện rõ về thời gian, địa
điểm sẽ diễn ra một hoạt động cụ thể. Lịch trình du lịch phải chi tiết từng giờ, từng buổi,
từng ngày, từng hoạt động trong chương trình du lịch.
- Yếu tố dịch vụ: Một chương trình du lịch được cấu thành từ sự kết hợp của rất
nhiều dịch vụ thành phần như: Dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch
vụ tham quan, dịch vụ hướng dẫn, các dịch vụ bổ sung khác…Do đó, chất lượng của
chương trình du lịch phụ thuộc phần lớn vào chất lượng của các dịch vụ thành phần.
Yếu tố về giá bán: Trên tổng thể một văn bản của một chương trình du lịch thì yếu
tố giá bán chỉ chiếm một dung lượng rất nhỏ, nhưng có sức ảnh hưởng lớn đến quyết
định mua của khách hàng. Giá bán cho một chương trình du lịch thường được ấn định
trên đơn vị một người. Mỗi chương trình du lịch sẽ có một giá bán khác nhau phụ thuộc
vào nội dung của lịch trình và số lượng cũng như chất lượng các dịch vụ thành phần trong chương trình.
Câu 1.7. Dịch vụ du lịch là gì? Phân tích các đặc điểm của dịch vụ du lịch?
Dịch vụ du lịch là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung
ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng du lịch. Các đặc điểm của dịch vụ du lịch:
Tính phi vật chất. Đây là tính chất quan trọng nhất của sản xuất dịch vụ du lịch.
Tính phi vật chất làm cho du khách không thể nhìn thấy hay thử nghiệm sản phẩm trước
khi mua. Chính vì vậy du khách rất khó đánh giá chất lượng của dịch vụ trước khi sử
dụng. Do đó, nhà cung cấp dịch vụ cần phải cung cấp đầy đủ thông tin và thông tin cần
phải nhấn mạnh đến lợi ích của dịch vụ chứ không chỉ đơn thuần là mô tả quá trình dịch vụ.
Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch. Đây là đặc điểm quan
trọng thể hiện sự khác biệt của dịch vụ du lịch đối với hàng hóa. Sản phẩm du lịch không
thể sản xuất ở một nơi rồi mang đi tiêu thụ ở một nơi khác. Do tính đồng thời trên nên
sản phẩm du lịch không thể lưu kho được.
Sự tham gia của khách du lịch trong quá trình tạo ra dịch vụ. Đặc điểm này nói lên
trong một chừng mực nào đó, khách du lịch là nội dung của quá trình sản xuất. Mức độ lOMoAR cPSD| 46884348
hài lòng của khách du lịch sẽ phụ thuộc vào sự sẵn sàng cũng như khả năng của nhân
viên du lịch, khả năng thực hiện được ý nguyện của khách. Trong rất nhiều trường hợp,
thái độ và sự giao tiếp với du khách còn quan trọng hơn là kiến thức và kỹ năng nghề.
Tính không thể di chuyển của dịch vụ du lịch. Đặc điểm này là do cơ sở du lịch vừa
là nơi cung ứng dịch vụ, vừa là nơi sản xuất nên dịch vụ du lịch không thể di chuyển
được, khách muốn tiêu dùng dịch vụ phải đến các cơ sở du lịch.
Tính thời vụ của dịch vụ du lịch. Du lịch có đặc trưng rất rõ nét ở tính thời vụ do đó
ảnh hưởng đến dịch vụ du lịch. Cung - cầu về dịch vụ du lịch không có sự đồng đều trong
năm mà tập trung vào một số thời điểm nhất định.
Tính trọn gói của dịch vụ du lịch. Dịch vụ du lịch thường trọn gói bao gồm các dịch
vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung. Dịch vụ cơ bản là những dịch vụ mà nhà cung ứng du lịch
cung cấp cho khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu cơ bản, không thể thiếu được đối với
du khách như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tham quan, vui chơi giải trí…
Dịch vụ bổ sung là những dịch vụ phụ cung cấp cho khách hàng nhằm thỏa mãn các
nhu cầu đặc trưng và nhu cầu bổ sung của khách du lịch. Tuy chúng không có tính bắt
buộc như dịch vụ cơ bản nhưng phải có trong hành trình du lịch của du khách.
Tính không đồng nhất của dịch vụ du lịch. Nhà cung ứng dịch vụ du lịch rất khó
đưa ra các tiêu chuẩn nhằm làm thỏa mãn tất cả khách hàng trong mọi hoàn cảnh vì sự
thỏa mãn đó phụ thuộc vào sự cảm nhận và kỳ vọng của từng khách hàng. Dịch vụ du
lịch không có được sự đồng nhất vì phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành.
Câu 1.8. Các dịch vụ cấu thành nên một chương trình du lịch gồm những dịch vụ
nào? Liệt kê cụ thể từng dịch vụ trong chương trình du lịch.
Dịch vụ vận chuyển
Vận chuyển bằng đường hàng
không Vận chuyển bằng đường bộ
Vận chuyển bằng đường thủy
Vận chuyển bằng đường sắt Dịch vụ lưu trú
Theo Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định cơ sở lưu trú du lịch được phân theo các nhóm như sau: Khách sạn (hotel)
+ Khách sạn thành phố (city hotel)
+ Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort)
+ Khách sạn nổi (floating hotel)
+ Khách sạn bên đường (motel)
Biệt thự du lịch (tourist villa) lOMoAR cPSD| 46884348
Căn hộ du lịch (tourist apartment)
Tàu thủy lưu trú du lịch (Tourist accommodation boats):
Bãi cắm trại du lịch (tourist camping)
Nhà nghỉ du lịch (tourist guest house)
Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay)
Các cơ sở lưu trú du lịch khác gồm: Nhà khách công vụ, tàu hỏa du lịch, ca-ra-van (caravan), … Dịch vụ ăn uống
Một bữa ăn ngon thường phải chứa đựng nhiều yếu tố sau: + Món ăn ngon
+ Không gian và địa điểm ăn uống
+ Phục vụ các bữa ăn phải hoàn hảo Dịch vụ tham quan
Tham quan là hoạt động không thể thiếu của chuyến du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu
ngắm cảnh, tìm hiểu, học tập, nghiên cứu…về những vùng đất mới.
Một số đối tượng tham quan du lịch chủ yếu như:
• Nơi có cảnh quan thiên nhiên ấn tượng, độc đáo hoặc kì vĩ như sông suối, núi
rừng, biển cả, hang động,…
• Vùng đất có các di tích lịch sử văn hóa như chùa tháp, lăng tẩm, đền đài, ..
• Những làng nghề thủ công truyền
• Những lễ hội truyền thống và đương đại, các chương trình văn hóa truyền thống
độc đáo, các trò chơi dân gian được lưu truyền nhằm kết nối cộng đồng,…
• Dịch vụ hướng dẫn viên
• Hướng dẫn viên du lịch là người sử dụng ngôn ngữ đã lựa chọn để giới thiệu và
giải thích cho du khách các di sản văn hóa cũng như thiên nhiên của một vùng cụ thể.
• Nhiệm vụ của hướng dẫn viên du lịch: là giới thiệu, hướng dẫn cho du khách một
số loại hình du lịch theo mục đích cụ thể mà khách hàng và doanh nghiệp kinh
doanh du lịch đã ký và thỏa thuận trong hợp đồng.
Các dịch vụ bổ sung khác • Dịch vụ mua sắm. • Dịch vụ thể thao.
• Dịch vụ vui chơi, giải trí.
• Dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
• Dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch • CHƯƠNG 2:
2.1. Nhu cầu du lịch là gì? Phân tích các khía cạnh của nhu cầu du lịch? Khái niệm: lOMoAR cPSD| 46884348
Theo tác giả Nguyễn Văn Lưu trong cuốn Thị trường Du lịch (2008): “Nhu cầu du lịch là
một loại nhu cầu đặc biệt và mang tính xã hội cao, biểu hiện sự mong muốn tạm thời rời
khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến với thiên nhiên và văn hóa ở một nơi khác; là
nguyện vọng cần thiết của con người muốn được giải phóng khỏi sự căng thẳng để được
nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khỏe và tăng cường hiểu biết”. Nhu cầu du lịch hàm chứa hai khía cạnh:
• Khía cạnh sinh học: Những nhu cầu sinh học, nhu cầu thiết yếu nội hàm trong nhu
cầu du lịch. Bởi vì dù là làm gì thì con người cũng cần phải ăn, ngủ, đi lại, đảm bảo về sức khỏe.
• Khía cạnh xã hội: nhu cầu du lịch của con người đa phần mang tính xã hội cao, có
sự giao lưu, tiếp xúc với xã hội, với nhiều đối tượng khác nhau.
2.2. Phân tích nội dung của nhu cầu du lịch, cho ví dụ minh họa?
Nội dung của nhu cầu du lịch
• Nhu cầu thiết yếu bao gồm nhu cầu về ăn uống, lưu trú và di chuyển. •
Nhu cầu đặc trưng là các nhu cầu xuất phát từ động cơ, mục đích chính của
chuyến đi bao gồm nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan, mua sắm, tìm hiểu văn hóa,
• Nhu cầu bổ sung là các nhu cầu phát sinh khi thực hiện việc đáp ứng nhu cầu đặc
trưng: thông tin liên lạc, giải trí, làm đẹp, đọc báo, đồ lưu niệm …
2.3. Phân tích các phương pháp xác định nhu cầu của thị trường khách mục
tiêu? Nghiên cứu tài liệu
• Tìm hiểu về thị trường thông qua các công trình nghiên cứu, ý kiến của các
chuyên gia, sách báo, tạp chí, niên gián thống kê, mạng internet, các hội nghị…
• Đây là phương pháp ít tốn kém song đôi khi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và
xử lý thông tin, mức độ tin cậy, phù hợp không cao, do đây là nguồn thông tin thứ
cấp, được công bố rộng rãi.
Thông qua các doanh nghiệp lữ hành gửi khách và các chuyến du lịch làm quen
• Hai doanh nghiệp lữ hành (gửi khách và nhận khách) sẽ trao đổi các đoàn chuyên
gia, đại diện để tìm hiểu thị trường và xác định khả năng của mỗi bên cũng như
triển vọng hợp tác. điển hình là các chuyến du lịch giới thiệu hoặc làm quen
(Familiarization trip - Fam trip)
• Doanh nghiệp lữ hành sẽ có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch, hiểu rõ
hơn nhu cầu sở thích của họ.
• Mặt khác sự trao đổi giữa hai bên sẽ làm cho các ý kiến đưa ra có sức thuyết phục hơn.
Các hình thức khác như khảo sát trực tiếp
• Bằng cách phỏng vấn, phiếu trưng cầu ý kiến, thuê các công ty marketting…
• Hình thức này giúp doanh nghiệp có được nguồn thông tin sơ cấp và hiệu quả cao,
song chi phí thường khá cao.
2.4. Phân tích một số hiện tượng và quy luật tâm lý trong du lịch, áp dụng vào kinh doanh du lịch? lOMoAR cPSD| 46884348
• Phong tục tập quán là những hành vi ứng xử, thói quen, nếp sinh hoạt tương đối
ổn định của các thành viên trong nhóm xã hội được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Ví dụ: Phong tục lễ hội, văn hoá, sinh hoạt, cưới xin, ma chay…
Phong tục: ấn Độ thờ bò, Indonêxia thờ vượn người, tinh tinh…
Áp dụng phong tục tập quán trong kinh doanh du lịch
- Người quản lý du lịch cần phải nắm vững phong tục tập quán của du khách và tập
quán của địa phương nơi hoạt động du lịch tiến hành để đưa ra kế hoạch chương trình
du lịch hợp lý, khoa học.
- Người phục vụ cần phải nắm được du khách từ đâu tới, phong tục tập quán của họ
ra sao? Đồ ăn uống phải phù hợp với tập quán của du khách.
- Du khách phải hiểu phong tục tập quán của địa phương nơi tiến hành hoạt động du
lịch. Trên cơ sở phong tục tập quán của mình và tôn trọng phong tục tập quán ở địa
phương mà điều chỉnh hoạt động của mình.
• Thị hiếu là một hiện tượng tâm lý xã hội, nó phản ánh sự phát triển nhu cầu thẩm
mỹ của con người trong nhóm xã hội được quy định bởi văn hoá truyền thống, phong tục
tập quán của các nhóm đó, thể hiện ở thái độ lựa chọn ổn định đối với sản phẩm, dịch vụ nào đó. Ví dụ: Việc sử dụng màu sắc của các dân tộc có ý nghĩa rất lớn.
Người Phương Đông: Màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang, quyền lực, phú quý
Áp dụng thị hiếu trong du lịch
- Phải nắm chắc được thị hiếu của các nhóm đối tượng (du khách)- đưa ra chương
trình du lịch và sản phẩm du lịch hợp với thị hiếu của họ.
- Nhờ thị hiếu du lịch để quảng cáo những sản phẩm du lịch độc đáo mang bản sắc
dân tộc của địa phương, từ đó thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng.
- Cần phải nắm bắt được xu hướng phát triển của mốt, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
• Truyền thống là những giá trị xã hội tương đối ổn định trong nhóm, thể hiện qua
cách thức ứng xử hành động và quan hệ giữa các thành viên trong nhóm và với các nhóm khác. Ví dụ:
- Truyền thống yêu nước và chống giặc ngoại xâm của ông cha ta
- Truyền thống tôn sư trọng đạo
• Áp dụng trong du lịch:
- Người cán bộ quản lý phải xây dựng cho mình truyền thống tốt đẹp của tập thể tạo
ra sự phát triển của tập thể.
- Phải hiểu được truyền thống của du khách thì nó mới có thể đưa ra chương trình
kế hoạch du lịch phù hợp. lOMoAR cPSD| 46884348
- Cần phải cho du khách biết được những truyền thống tốt đẹp của địa phương nơi
họ tiến hành hoạt động du lịch để từ đó đưa ra hành vi du lịch phù hợp.
• Tín ngưỡng – Tôn giáo Là niềm tin sâu sắc vào một điều gì đó vô hình, nhưng nó
chi phối toàn bộ đời sống con người (ví dụ: Thiên chúa giáo- Chúa, Phật giáo- Phật Tổ, Bồ Tát)
•Áp dụng trong công tác du lịch.
- Cần phải hiểu được tín ngưỡng, tôn giáo của các loại du khách khác nhau, biết
được những điều kiêng kỵ của họ, từ đó đưa ra hình thức phục vụ phù hợp.
Ví dụ: Đối với du khách theo đạo Thiên chúa giáo thì du lịch cần được bố trí gần nơi
có nhà thờ để thứ 7, Chủ nhật còn đi lễ nhà thờ; Đối với những du khách theo đạo phật
thì cần phải bố trí gần những nơi có chùa, động… để họ thắp hương nơi cửa Phật, chọn ngày- giờ xuất phát.
- Cần phải nắm được tín ngưỡng, tôn giáo của các địa phương nơi tiến hành hoạt
động du lịch. Từ đó thiết kế các hình thức, biện pháp phù hợp, tránh xảy ra mâu thuẫn đáng tiếc.
• Tính cách dân tộc là những nét điển hình riêng biệt, mang tính ổn định, đặc trưng
trong các mối quan hệ của các thành viên trong cộng đồng đó (ví dụ: người Anh
thì lạnh lùng, người Braxin thì sôi nổi, nhiệt tình…).
• Áp dụng trong hoạt động du lịch:
- Thông qua tính cách của du khách thuộc về một quốc gia, dân tộc nào đó, người
kinh doanh du lịch tạo ra các sản phẩm du lịch và cách thức phục vụ phù hợp với họ.
Giới thiệu với du khách về giá trị, bản sắc văn hoá, dân tộc, tính cách dân tộc,
giúp cho du khách hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam.
- Cần cho du khách hiểu biết tính cách dân tộc ở nơi tiến hành hoạt động du lịch để
tăng cường sự phối hợp với các cơ quan địa phương.
• Áp dụng trong hoạt động du lịch:
- Thông qua tính cách của du khách thuộc về một quốc gia, dân tộc nào đó, người
kinh doanh du lịch tạo ra các sản phẩm du lịch và cách thức phục vụ phù hợp với họ.
Giới thiệu với du khách về giá trị, bản sắc văn hoá, dân tộc, tính cách dân tộc,
giúp cho du khách hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam.
- Cần cho du khách hiểu biết tính cách dân tộc ở nơi tiến hành hoạt động du lịch để
tăng cường sự phối hợp với các cơ quan địa phương.
2.5. Cung trong du lịch là gì? Nội dung nghiên cứu sự sẵn sàng đón tiếp?
• Theo tác giả Nguyễn Văn Lưu trong cuốn Thị trường Du lịch (2008): “ Cung
trong du lịch là khả năng cung cấp dịch vụ và hàng hóa du lịch khác, nhằm đáp
ứng các nhu cầu du lịch. Nó bao gồm toàn bộ hàng hóa du lịch (cả hàng hóa vật
chất và dịch vụ du lịch) được đưa ra trên thị trường”. lOMoAR cPSD| 46884348
• Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch thể hiện ở nhiều khía cạnh:
- Sự hiện diện của các cơ quan, tổ chức du lịch là điều kiện thể hiện sự sẵn sàng đón tiếp
du khách tại nơi họ đến.
- Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật có ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp
khách du lịch, thể hiện bởi các thiết bị, tiện nghi ở nơi du lịch, các cơ sở vật chất, kỹ
thuật của tổ chức du lịch và cơ sở hạ tầng.
- Các điều kiện về kinh tế liên quan đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch phải kể đến
việc cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm cho các tổ chức kinh doanh du lịch và khách du lịch.
2.6. Trình bày các căn cứ để lựa chọn tài nguyên du lịch? Hãy kể tên các di sản thế
giới được Unesco công nhận ở Việt Nam?
Các căn cứ để lựa chọn tài nguyên du lịch gồm:
• Giá trị đích thực của tài nguyên du lịch, uy tín của tài nguyên, sự nổi tiếng của
nó là những căn cứ ban đầu, bên cạnh đó nhân tố không thể bỏ qua là giá trị của tài
nguyên phải thỏa mãn các nhu cầu nhận thức, thẩm mỹ, sức khỏe… cho khách du
lịch. Giá trị của tài nguyên du lịch chính là sự công nhận của xã hội. Bao gồm
công nhận UNESCO, của quốc gia, của địa phương.
• Sự phù hợp của giá trị tài nguyên du lịch đối với mục đích của chương trình du
lịch. Những giá trị mà tài nguyên du lịch đem lại phải đáp ứng những trông đợi
của du khách và khoảng cách cũng như các yếu tố khác cần tương ứng với những
giới hạn ràng buộc của khách du lịch.
• Điều kiện phục vụ đi lại, an ninh trật tự và môi trường tự nhiên xã hội của khu
vực có tài nguyên du lịch.
Các di sản thế giới được Unesco công nhận ở Việt Nam gồm:…
2.7. Phân tích các yếu tố cần phải xem xét khi lựa chọn một chương trình du lịch mới
• Căn cứ vào số khách dự kiến để thành lập đoàn: Số khách dự kiến mua các
chương trình du lịch phải bù đắp các chi phi xây dựng và thực hiện chương trình.
• Căn cứ chi phí và giá thành dự kiến của chương trình: Chi phí và giá thành của
chương trình du lịch phải được dự kiến sơ bộ, có thể chưa hoàn toàn chính xác
nhưng sai lệch thực tế tăng giảm trong khoảng 10 – 15% giá thành cuối cùng của
chương trình du lịch. Lợi nhuận bao nhiêu?
• Căn cứ vào khả năng tổ chức, kinh doanh chương trình du lịch dự kiến:
chương trình đó lại không thể tổ chức vì lý do chính trị hoặc một số lý do khác,
gặp khó khăn thủ tục xuất nhập cảnh, hay nhà cung cấp không đủ khả năng đáp ứng như dự kiến.
Trên cơ sở những yếu tố cơ bản này, nhà quản trị cần đưa ra quyết định tiếp tục hay
không tiếp tục phát triển ý tưởng xây dựng chương trình. Đây là lựa chọn đầu tiên và quan trọng nhất.
2.8. Phân tích các yếu tố để xây dựng một chương trình du lịch chi tiết? Môṭsố điểm
lưu ý khi xây dựng chương trình du lịch chi tiết? lOMoAR cPSD| 46884348
Các yếu tố để xây dựng một chương trình du lịch chi tiết bao gồm?
- Khoảng cách vận chuyển.
- Các dịch vụ trong chương trình. Các điều kiện phục vụ đi lại ăn uống, lưu trú…được
thể hiện trong lịch trình chi tiết của một chương trình du lịch.
- Nội dung tương ứng trong nhu cầu của khách du lịch thông qua các chỉ tiêu của chương trình du lịch
- Lựa chọn nhà cung cấp các sản phẩm du lịch
Môṭsố điểm lưu ý khi xây dựng chương trình du lịch chi tiết:
- Tiến đô ̣của chương trình du lịch phải hợp lý, phù hợp với trạng thái tâm sinh lý của du khách
- Nên đa dạng hóa các loại hınh̀ sản phẩm, dich vụ trong chương trình du lịch
- Chú ý đến ấn tượng lúc đón tiếp đầu tiên và tiễn khách cuối cùng
- Giới thiêụ các hoạt đông ̣ vui chơi giải trı́, bổ sung ngoài chương trınh̀
- Có thể đưa ra những chương trınh̀ tự chọn cho du khách CHƯƠNG 3
3.1. Trình bày khái niệm giá thành và cách tính giá thành?
Khái niệm: Giá thành của chương trình bao gồm toàn bộ những chi phí trực tiếp mà công
ty lữ hành phải chi trả để một lần (chuyến) thực hiện chương trình du lịch.
Nếu các chi phí này tính cho một khách thì gọi là giá thành cho một lần thực hiện chương trình du lịch.
Nếu các chi phí này tính cho cả đoàn khách thì gọi là tổng chi phí cho một lần thực hiện chương trình du lịch
3.2. Tình bày cách xác định chi phí biến đổi, chi phí cố định trong tính giá thành du lịch
Chi phí biến đổi là những chi phí có thể tính trực tiếp cho từng khách, bao gồm chi phí
của các loại hàng hóa và dịch vụ mà đơn giá được tính cho từng khách du lịch. • Tính cho một khách
• Bao gồm chi phí của tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ mà đơn giá của chúng
được quy định cho từng khách
• chi phí của các dịch vụ và hàng hoá gắn liền trực tiếp với sự tiêu dùng riêng biệt của từng khách du lịch
Chi phí cố định là những chi phí tính chung cho cả đoàn, bao gồm chi phí của các loại
hàng hóa và dịch vụ mà đơn giá được tính cho cả đoàn khách du lịch, không phụ thuộc
vào số lượng khách trong đoàn. • Tính cho một khách
• Bao gồm chi phí của tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ mà đơn giá của chúng
được quy định cho từng khách
• chi phí của các dịch vụ và hàng hoá gắn liền trực tiếp với sự tiêu dùng riêng biệt của từng khách du lịch
3.3. Tình bày ưu, nhược điểm của 2 phương pháp xác định giá thành của chương trình du lịch lOMoAR cPSD| 46884348
PP1-THEO KHOẢN MỤC CHI PHÍ Ưu điểm:
- Dễ tính, gọn nhẹ, thuận tiện cho việc kiểm tra. - Linh hoạt
- Có thể xác định mức giá thành khi số lượng khách trong đoàn thay đổi. Nhược
điểm: Các khoản chi phí dễ bị bỏ sót khi tính gộp vào các khoản mục.
PP2. XÁC ĐỊNH THEO LỊCH
TRÌNH Ưu điểm: - Không bỏ sót chi phí
- Phù hợp với chương trình dài, có nhiều chi phí, nhà kinh doanh lữ hành chưa có kinh nghiêṃ.
- Biết được tổng chi phí phát sinh từng ngày theo lịch trình Hạn chế:
- Phương pháp tính toán khá dài - Kém linh hoạt
3.4. Khái niệm giá bán chương trình du lịch? Gía bán của một chương trình du lịch
phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Khái niệm giá bán
Giá bán là biểu hiện bằng tiền của giá trị một chương trình du lịch, về nghĩa rộng nó
là số tiền khách du lịch phải trả cho đơn vị tổ chức du lịch để mua một chương trình
du lịch với những nội dung dịch vụ cụ thể.
Giá bán của một chương trình du lịch phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:
- Mức giá phổ biến trên thị trường
- Vai trò, vị thế, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường
- Mục tiêu của doanh nghiệp
- Giá thành của chương trình. - Thời vụ du lịch CHƯƠNG 4
4.1. Phân tích các hình thức tiếp thị, quảng bá chương trình du lịch của doanh nghiệp lữ hành?
Thực chất của hoạt động tiếp thị và quảng bá là quá trình kết hợp truyền thông trong
kinh doanh chương trình du lịch, nhằm mục đích truyền tin về chương trình cho người
tiêu dùng trên thị trường mục tiêu. Một mặt giúp họ nhận thức được các chương trình du
lịch của doanh nghiệp, mặt khác dẫn dụ, thu hút, quyến rũ người tiêu dùng mua sản phẩm
lữ hành của doanh nghiệp và trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp.
Các hình thức tiếp thị, quảng bá chương trình du lịch của doanh nghiệp lữ hành bao gồm: