-
Thông tin
-
Hỏi đáp
PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH NAM ĐỊNH: CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TRẠNG | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Phát triển du lịch văn hóa tại Nam Định không chỉ giúp nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa, mà còn thúc đẩy kinh tế địa phương. Tuy nhiên, cần có những chính sách hiệu quả và bền vững để phát triển du lịch trong tương lai.
Du lịch và khách sạn 4 tài liệu
Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 1 K tài liệu
PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH NAM ĐỊNH: CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TRẠNG | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Phát triển du lịch văn hóa tại Nam Định không chỉ giúp nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa, mà còn thúc đẩy kinh tế địa phương. Tuy nhiên, cần có những chính sách hiệu quả và bền vững để phát triển du lịch trong tương lai.
Môn: Du lịch và khách sạn 4 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46884348
PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH NAM ĐỊNH:
CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TRẠNG
Đỗ Thị Hường, Khoa Quản trị và Marketing
Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật – Công nghiệp
Nam Định là một trong những tỉnh thuộc đồng bằng bắc bộ có truyền thống văn hóa lâu
đời. Hoạt động du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh thực hiện mục tiêu phát triển du lịch gắn
với bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống những năm gần đây đã đạt được một số
thành tựu nhất định, nhưng bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn. Tác giả xin đề xuất
một số giải pháp nhằm phát hoạt động du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Nam Định
Từ khóa: Du lịch, văn hóa, tỉnh Nam Định…
1. Nét đặc trưng của du lịch văn hóa tỉnh Nam Định
Nam Định nằm ở Trung tâm phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, là vùng đất có
truyền thống văn hiến, có lịch sử hào hùng gắn liền với tiến trình lịch sử đấu tranh dựng
nước và giữ nước của dân tộc, là nơi hội tụ và bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống.
Theo thống kê đến tháng 10/2022, tỉnh Nam Định có 1.359 di tích nằm trong danh mục
kiểm kê trong đó có 02 di tích quốc gia đặc biệt, 87 di tích quốc gia, 307 di tích cấp tỉnh.
Không chỉ đa dạng về di sản văn hóa vật thể, số lượng di sản văn hóa phi vật thể trên địa
bàn tỉnh cũng rất phong phú bao gồm các loại hình nghệ thuật, diễn xướng dân gian, lễ hội
truyền thống, các làng nghề thủ công truyền thống, văn hoá ẩm thực và trò chơi dân gian…
Các di sản văn hóa tiêu biểu của Nam Định về nghệ thuật diễn xướng gồm các loại hình
dân ca, dân vũ: hát chèo, hát chầu văn, nghệ thuật múa rối nước, rối đầu gỗ, nhạc kèn...
Về lễ hội, Nam Định có hơn 200 lễ hội truyền thống được tổ chức vào dịp đầu xuân,
cuối thu trong đó có những lễ hội nổi tiếng vì quy mô và sự độc đáo như Hội chợ Viềng
Xuân mỗi năm chỉ có một phiên, Lễ hội đền Trần với tục khai ấn đầu năm, Lễ hội phủ
Dầy được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia...
Đặc biệt, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt mà tỉnh Nam Định
được Bộ VHTTDL giao lập hồ sơ trình UNESCO đã được ghi danh là Di sản Văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12/2016.
Hiện nay, các sản phẩm du lịch văn hóa tại Nam Định đang được khai thác phát triển gồm có: lOMoAR cPSD| 46884348
+ Sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử, lễ hội truyền thống bao gồm các di tích lịch sử,
các lễ hội truyền thống, phong tục tập quán địa phương… trong đó trọng tâm nhấn vào
điểm du lịch quốc gia: Quần thể di tích lịch sử văn hóa Trần, lễ hội đền Trần…Ngoài ra
còn có các điểm như: di tích, Lễ hội chùa Keo Hành Thiện (huyện Xuân Trường); quần
thể di tích, Lễ hội phủ Dầy (huyện Vụ Bản), di tích cầu Ngói, Lễ hội chùa Lương (huyện
Hải Hậu), chùa Cổ Lễ (huyện Trực Ninh)
+ Sản phẩm văn hóa tâm linh mang tính đặc trưng của Nam Định là tín ngưỡng thờ
Mẫu tại quần thể di tích văn hóa phủ Dầy gắn với Lễ hội phủ Dầy.
+ Sản phẩm du lịch làng nghề với các sản phẩm truyền thống có sức hấp dẫn đối với
du khách quốc tế như: làng nghề rối nước Hồng Quang, làng nghề cây cảnh Vị Khê (Nam
Trực); làng nghề đúc đồng Tống Xá, làng nghề sơn mài Cát Đằng, làng nghề chạm khắc gỗ ở La xuyên…
2. Các chính sách đã được thực hiện để phát triển du lịch văn hóa
Chính sách hỗ trợ bảo tồn văn hoá dân tộc truyền thống phục vụ phát triển du lịch
Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ VHTTDL, Tỉnh ủy, UBND
tỉnh, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định đã tập trung bảo tồn, khai thác, phát
huy giá trị các di sản văn hóa để hình thành các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng phục
vụ khách du lịch. Cùng với bảo vệ, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, việc tổ chức
lễ hội truyền thống cũng được duy trì theo hướng bảo tồn và phát huy các giá trị,
bản sắc văn hóa đặc sắc :Các di tích lịch văn hóa lịch sử Đền Trần, Chùa Phổ Minh, Phủ
Dầy, Đền Bảo Lộc, Chùa Cổ Lễ, Chùa Keo Hành Thiện, làng cây cảnh Vị Khê, làng nghề
đúc đồng Tống Xá, chạm khắc gỗ La Xuyên…
Công tác lưu giữ, trưng bày, giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống được quan tâm và
có nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Bảo tàng tỉnh Nam Định là thiết chế văn hóa có chức
năng nghiên cứu, trưng bày, tuyên truyền và phát huy giá trị di sản văn hóa tại địa
phươngTrong những năm qua, Bảo tàng đã thực hiện các đề án: “Tổ chức các trò chơi dân
gian và tìm hiểu kiến thức lịch sử văn hóa cho học sinh tại Bảo tàng tỉnh Nam Định”; “Tổ
chức các hoạt động giáo dục tại Bảo tàng tỉnh Nam Định”; “Đẩy mạnh các hoạt động học
tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” theo Quyết định số
208/QĐ-TTg ngày 27/1/2014 của Thủ tướng chính phủ về tổ chức các hoạt động giáo dục
tại Bảo tàng tỉnh Nam Định theo Kế hoạch phối hợp giữa Sở VHTTDL, Sở Giáo dục và
Đào tạo, Tỉnh đoàn Nam Định. Tổ chức xây dựng và thực hiện đề án “Đổi mới, nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động bảo tàng gắn với phát triển du lịch” theo Quyết định số
4788/QĐ-BVHTTDL ngày 24/12/2018 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL lOMoAR cPSD| 46884348
Chính sách quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, bảo tồn môi
trường văn hoá truyền thống
Những năm vừa qua, được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải; Tỉnh ủy,
HĐND, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo sát sao việc huy động, khai thác hiệu quả các
nguồn vốn Trung ương, nguồn vốn địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác đầu tư
xây dựng hạ tầng du lịch, tập trung ưu tiên đầu tư các tuyến đường giao thông, hệ thống
điện, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các dự án ưu tiên trong quy hoạch phát triển. Trong thời
kì từ 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều dự án đầu tư hạ tầng (đường giao
thông, hệ thống cấp thoát nước, xử lý môi trường, thu gom rác thải…) và dự án phát triển
cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành du lịch (khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, dịch vụ du
lịch khác và phương tiện vận chuyển khách du lịch…). Sự hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách
địa phương cùng với các nguồn vốn khác đã góp phần làm thay đổi diện mạo các khu du lịch trong tỉnh.
Chính sách chuyển đổi số, hỗ trợ xúc tiến, quảng bá, kết nối sản phẩm du lịch
Thực hiện Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 25/02/2022 của UBND tỉnh về triển
khai thực hiện Chương trình số hóa Di sản văn hóa tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2030,
Tỉnh Nam Định đang triển khai dự án “Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ
liệu quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Nam
Định” nhằm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng
công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai
thác, quảng bá di sản văn hóa tỉnh Nam Định. Đây là hướng đi đúng trong xu hướng
chuyển đổi số toàn xã hội và trong lĩnh vực xúc tiến, quảng bá du lịch. Phần mềm quản lý
các điểm di tích lịch sử - văn hóa hoạt động sẽ giúp việc quản lý các điểm di tích thuận
tiện hơn, trực quan hơn, hiệu quả hơn.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực gắn với bảo tồn và phát triển bền vững văn hóa truyền thống
Nhân lực phục vụ du lịch là yếu tố hết sức quan trọng trong phát triển du lịch chất
lượng cao và bền vững. Nhận thức được vai trò quan trọng đó, trong những năm qua,
công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch nói chung, công tác phát triển nguồn nhân lực
gắn với bảo tồn và phát triển bền vững văn hóa truyền thống luôn được quan tâm, chú
trọng. Hoạt động du lịch của Nam Định những năm gần đây có sự gia tăng về chất lượng
cũng như số lượng kéo theo số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch cũng gia
tăng. Trong tổng số lao động ngành du lịch, trình độ đại học, cao đẳng chiếm trung bình
8,5%, trung cấp 15- 20%, còn lại là lao động có trình độ sơ cấp và lao động phổ thông
chưa qua đào tạo. Lao động mang tính mùa vụ tại các cơ sở kinh doanh du lịch, tuy góp lOMoAR cPSD| 46884348
phần giải quyết vấn đề thiếu nhân lực vào mùa du lịch cao điểm, nhưng lại là một trong
những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng chung của lao động trong ngành. Hàng năm, để
từng bước giải quyết thiếu hụt về lao động có nghiệp vụ, ngành du lịch tỉnh có kế hoạch
phối hợp với Tổng cục Du lịch, các Trường đào tạo du lịch tổ chức các khoá đào tạo, bồi
dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên làm việc tại các cơ sở kinh doanh
dịch vụ du lịch; đội ngũ hướng dẫn viên tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
3.Thực trạng hoạt động du lịch những năm gần đây
* Thực trạng doanh thu du lịch tại tỉnh Nam Định
Năm 2019, tổng lượng khách tới các điểm tham quan du lịch của tỉnh đạt 2.645.000 lượt
tăng 3,8% so với năm 2018. Trong đó, khách tham dự lễ hội và tham quan di tích chiếm
tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu khách, đạt 1.6 triệu lượt. Khách du lịch đến các khu du lịch
sinh thái, biển đạt 576.000.
Năm 2019, nền du lịch của tỉnh phát triển mạnh mẽ kéo theo doanh thu cao nhất trong các
năm gần đây. Tuy nhiên, đến năm 2020 và 2021, lượt khách và doanh thu du lịch giảm
mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nền du lịch bị tụt dốc nặng nề. Trong năm 2022,
Nam Định bắt đầu mở cửa và phục hồi lại nền du lịch, lượt khách và doanh thu cũng tăng
theo, tuy nhiên chưa có sự phục hồi mạnh mẽ và những bước tiến nổi trội để khắc phục
triệt để sự mất mát mà dịch bệnh mang lại.
Bảng 1 :Bảng thống kê doanh thu từ du lịch Nam Định
giai đoạn năm 2019- năm 2022 Chỉ tiêu Đơn vị
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 tính Doanh thu từ du lịch Triệ 800.000 415.000 154.000 330.000 u đồng
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định
Thực trạng cơ sở vật chất về du lịch tỉnh Nam Định
Các cơ sở lưu trú tại Nam Định còn ít với quy mô nhỏ, hầu hết tập trung tại thành phố
Nam Định và gần các khu vực tham quan, các di tích lịch sử văn hóa. Những khách sạn
tiêu biểu có thể kể đến SOJO Hotel Nam Định, Khách sạn Nam Cường, The Wilston
Hotel…các dịch vụ tại cơ sở lưu trú cũng chưa đa dạng. Chiếm tỷ lệ nhiều là các cơ sở lOMoAR cPSD| 46884348
lưu trú thuộc kinh doanh hộ gia đình và nhỏ lẻ, phần nhiều khác là các nhà nghỉ, số
homestay chiếm tỷ lệ ít. Theo thống kê, thành phố hiện có 316 cơ sở lưu trú với 5000 buồng phòng.
Bên cạnh cơ sở lưu trú, các cơ sở phục vụ ăn uống cũng phát triển để có thể đáp ứng được
nhu cầu của du khách. Các nhà hàng tại Nam Định hầu hết đều phục vụ ẩm thực mang
hương vị Việt và số ít là ẩm thực nước ngoài như các nhà hàng Nhật, tập trung lớn ở
thành phố Nam Định. Tuy nhiên rất ít nhà hàng có quy mô lớn để có thể phục vụ các đoàn
khách du lịch đông cùng một thời điểm. Thêm vào đó, các nhà hàng, quán ăn cũng là kinh
doanh hộ gia đình, quy mô nhỏ lẻ, thực đơn chưa đặc sắc, chưa đảm bảo vệ sinh và khung
cảnh xung quanh cùng các thiết bị khác trong cơ sở cũng chưa được chú trọng đầu tư. Năm Tổng cơ sở Cơ sở kinh Cơ sở kinh Cơ sở kinh Cơ sở kinh kinh doanh doanh dịch doanh dịch doanh dịch doanh dịch dịch vụ du vụ lưu trú vụ lữ hành vụ ăn uống vụ khác lịch 2021 666 387 30 220 29 2022 495 316 30 210 29
Bảng 2:Bảng tổng hợp cơ sở kinh doanh du lịch của tỉnh Nam Định năm 2021-2022
(Nguồn: Dự thảo Báo cáo Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050)
Thực trạng nguồn nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh Nam Định
Nhân lực ngành du lịch Nam Định bao gồm cán bộ công chức, viên chức làm việc trong
cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và lao động làm việc trực tiếp trong
các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Năm 2019 tổng số lao động làm việc
trong lĩnh vực du lịch là 3267 người. Ngoài ra, còn lực lượng đông đảo lao động gián tiếp
sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực có liên quan đến du lịch
Bảng 3: Bảng số lượng lao động hoạt động trong ngành du lịch giai đoạn năm 2019-2021 Năm 2019 2020 2021
Số lượng lao động (người) 3267 2634 2700
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) lOMoAR cPSD| 46884348
Một số hạn chế còn tồn tại trong thực trạng du lịch văn hóa tỉnh Nam Định -
Các tài nguyên du lịch nhân văn phát triển, đa dạng từ đền chùa đến các kiến trúc
tôn giáo Thiên Chúa, lễ hội, làng nghề, … Sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh khá
nhiều, đa dạng từ kiến trúc, lễ hội đến làng nghề mang giá trị và ý nghĩa sâu sắc
đối với đời sống tinh thần và tâm linh. Tuy nhiên, tỉnh còn hạn chế trong việc khai
thác các giá trị vốn có đó, các sản phẩm DLVH chưa được tận dụng triệt để, nó có
khả năng phát triển nhiều hơn nữa trong tương lai bằng các hoạt động quy hoạch,
mở rộng, các hoạt động mang tính trải nghiệm ý nghĩa để thu hút du khách. giúp
du khách có trải nghiệm hòa mình vào nếp văn hóa của dân địa phương, hình thức
du lịch chỉ dừng lại là tự tham quan, cúng bái, … chưa có hoạt động văn hóa nào
thật sự đặc sắc ngoài các lễ hội, do đó thời gian lưu trú của khách du lịch thường
chỉ 1-2 ngày. Điều này khiến cho doanh thu từ hoạt động du lịch khó có thể cao.
- Nguồn khách du lịch còn hạn chế : Hầu hết khách tham quan, du lịch là khách nội
địa, trong nước, đối tượng khách cũng thu hẹp thường là những người trung niên
đến cao tuổi có thu nhập trung bình, rất ít khách quốc tế. Tính mùa vụ của du lịch
văn hóa được thể hiện rõ nét, thường là vào mùa xuân và các dịp lễ lớn. Tỷ lệ “tiện
ghé thăm” của du khách khi đến với du lịch văn hóa của tỉnh còn cao
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch của tỉnh đa dạng nhưng hầu hết chưa
đạt chuẩn chất lượng, có ít các cơ sở lưu trú cao cấp, hạng sang, hầu hết là các
khách sạn nhỏ và nhà nghỉ, chưa được du khách đánh giá cao. Cơ sở kinh doanh ăn
uống nhiều, hầu hết đoạn đường nào cũng có, nhưng chưa có cơ sở nào thực sự
mang dấu ấn của tỉnh Nam Định, mang quy mô tầm cỡ và đặc biệt các cơ sở còn
hạn chế trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cảnh quan không gian của quán
- Chất lượng lao động ngành du lịch Nam Định còn hạn chế. Hiện nay trên địa bàn
tỉnh Nam Định có 02 cơ sở cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho ngành du lịch
tỉnh nhà: Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và du lịch và trường Cao đẳng kinh
tế và công nghệ, mỗi năm chỉ cung cấp ra thị trường vài chục lao động tay nghề về:
hướng dẫn viên, lao động trong các cơ sở lưu trú du lịch…cho thấy việc tìm kiếm
lao động được đào tạo bài bản, đúng ngành nghề, có chất lượng rất khó khăn. Phần
lớn các doanh nghiệp phải đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu công việc
- Về chính sách khuyến khích người dân địa phương tham gia vào du lịch văn hóa,
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đã được chú trọng thực hiện
nhưng chưa đem lại hiệu quả cao. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong kinh lOMoAR cPSD| 46884348
doanh du lịch và phát triển du lịch văn hóa ít đổi mới, chưa có điểm hấp dẫn và thu
hút đầu tư. Chính sách liên kết vùng, hợp tác và phát triển du lịch văn hóa còn hạn chế.
- Công tác truyền thông, tuyên truyền và quảng bá du lịch, hình ảnh của tỉnh đã
được đẩy mạnh xúc tiến nhưng chưa đem lại hiệu quả cao. Hầu hết, các bài truyền
thông đều chưa đi sâu vào các điểm du lịch, chưa khai thác được hết, hay nói cách
khác là chưa truyền tải được những nét đặc sắc của tỉnh đến với du khách, vì vậy
sức hấp dẫn chưa được nâng cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tình hình 05 năm phát triển du lịch văn hóa (giai đoạn 2017-2022) của
Phòng Quản lý Du lịch tỉnh Nam Định
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, Công văn về việc tham gia ý kiến
vào Dự thảo Báo cáo Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
3. Nghiên cứu của Hoàng Thu Thủy và cộng sự (2023),Phát triển du lịch văn hóa
tỉnh Nam Định, Đại học thương mại
4. Nguyễn Phạm Hùng (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng.