Đề cương ôn tập học phần Xã hội học pháp luật
Đề cương ôn tập học phần Xã hội học pháp luật của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Xã hội học pháp luật (ĐHLHN)
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|27879799
(Hình thức thi: Vấn đáp I. Lý thuyết
1. Nêu khái niệm và các đặc trưng cơ bản của Tư duy pháp lý
2. Phân biệt “Tư duy pháp lý” với tính chất là một khoa học pháp lý cơ bản và “Tư duy pháp
lý” trong các lĩnh vực khoa học pháp lý khác
3. Ý nghĩa của Tư duy pháp lý
4. Tư duy logic là gì? Phân tích các đặc điểm của Tư duy logic?
5. Phương pháp IRAC (Issue – Rule – Application – Conclusion)
6. Phương pháp Tam đoạn luận (syllogismos)
7. Phương pháp tư duy quy nạp
8. Phương pháp suy luận đối nghịch (argumentum a contrario)
9. Phương pháp suy luận tất nhiên (fortiori)
10. Phương pháp tư duy tuyến tính (Linear reasoning) và phi tuyến tính (Lateral Reasoning)
11. Phương pháp suy luận phản chứng (argumentum ad absurdum)
12. Phương pháp tư duy so sánh tương đồng (reasoning by analogy) và tư duy so sánh tương
phản (reasoning bydistinguishing)
13. Phương pháp phân tích dựa trên chính sách (policy-based reasoning)
14. Phương pháp phân tích tương xứng (proportionality)
15. Phương pháp phân tích dựa trên cơ sở đạo đức (moral reasoning)
16. Luật đồng nhất: khái niệm, nội dung và ví dụ cụ thể ứng dụng trong lĩnh vực pháp lý
17. Luật cấm mâu thuẫn: khái niệm, nội dung và ví dụ cụ thể ứng dụng trong lĩnh vực pháp lý
18. Luật triệt tam: khái niệm, nội dung và ví dụ cụ thể ứng dụng trong lĩnh vực pháp lý19. Luật
lý do đầy đủ: : khái niệm, nội dung và ví dụ cụ thể ứng dụng trong lĩnh vực pháp lý 20.
Ngụy biện là gì? Ý nghĩa của việc phát hiện lỗi ngụy biện trong tranh luận?
21. Lỗi ngụy biện tấn công cá nhân (Ad Hominem)
22. Lỗi ngụy biện “lợi dụng quyền lực” (ad verecundiam)
23. Lỗi ngụy biện “Đặt nghĩa vụ chứng minh” (Burden of Proof)
24. Lỗi ngụy biện “hai sai thành một đúng” (two wrongs make a right)
25. Lỗi ngụy biện “được nhiều người tin thì đúng” (Appeal to Belief)
26. Lỗi ngụy biện “dựa vào số đông” (ad numerum)
27. Lỗi ngụy biện “cái xảy ra sau” (Post Hoc)
28. Lỗi ngụy biện lợi dụng nặc danh (anonymous authority)
29. Lỗi ngụy biện người rơm (straw man):
30. Lỗi ngụy biện khái quát hóa vội vã (secundum quid)
31. Nguồn pháp luật là gì? Kỹ thuật xác định nguồn pháp luật?
32. Phân biệt giả định xác định và giả định không xác định
33. Phân biệt hệ quả pháp lý xác định và hệ quả pháp lý không xác định
34. Phân biệt các loại quy phạm pháp luật không đầy đủ: Định nghĩa pháp lý, Quy phạm giả
định tương đối và giả địnhtuyệt đối, Quy phạm hư cấu pháp lý, Quy phạm dẫn chiếu pháp
lý, Quy phạm mục đích pháp lý.
35. Xung đột pháp lý là gì? Cách thức xử lý xung đột pháp lý?
36. Lỗ hổng pháp luật là gì? Cách thức xử lý lỗ hổng pháp luật?
37. Giải thích pháp luật là gì? Các phương pháp giải thích pháp luật?
38. Đặc trưng Tư duy pháp lý của hệ thống pháp luật Civil law. 1 lOMoARc PSD|27879799
39. Đặc trưng Tư duy pháp lý của hệ thống pháp luật Common law.II. Bài Tập
1. Vận dụng Tư duy pháp lý diễn dịch và so sánh tương đồng để giải quyết vụ việc sau: Một
khách hàng đến ăn súp cua tại một nhà hàng ở bang X và nuốt phải một mảnh vỏ cua lớn
dẫn đến bị tổn thương nặng nề ở cổ họng, phải đi bệnh viện điều trị. Khách hàng hỏi luật
sư xem có thể khởi kiện yêu cầu nhà hàng bồi thường được không. Luật sư sẽ phải tiếp cận
vấn đề và xử lý như thế nào?
2. Tìm câu hỏi kết luận và câu hỏi pháp lý mấu chốt trong tình huống sau: Ông A chết vì tai
nạn giao thông không kịp để lại di chúc cho 4 người con của mình là B, C, D, E. Trong 4
người con có anh E đi làm ăn xa đã 20 năm không thấy trở về. Anh B là con cả vì cần tiền
để sản xuất kinh doanh nên có đơn yêu cầu tòa án mở thừa kế.
3. Xác định câu hỏi kết luận và sự kiện mấu chốt trong tình huống sau: Anh A lái xe ô tô đâm
vào vợ chồng anh B và chị C dẫn đến chị C bị thương. Anh A đưa chị C vào viện làm các
thủ tục y tế. Theo pháp đồ điều trị của bác sĩ, chị C phải điều trị vết thương trong vòng 4
tháng. Theo thỏa thuận giữa anh A và anh B, anh A sẽ đưa tiền cho vợ chồng anh B số tiền
bồi thường và số tiền viện phí để chị C điều trị trong 4 tháng. Nếu sau đó quá trình điều trị
kéo dài thêm theo chỉ định bác sĩ thì anh A sẽ tiếp tục trả tiền. Điều trị được 3 tháng, thấy
vết thương đã dần bình phục, anh
B và chị C không đến khám nữa. 2 tháng sau vết thương nhiễm trùng, chị C bị chết. Anh
B kiện đòi anh A phải bồi thường chi phí chôn cất chị C và trợ cấp nuôi 2 đứa con cho tới khi chúng đủ 18 tuổi.
4. Xác định câu hỏi kết luận và sự kiện mấu chốt trong tình huống sau:
Thanh là học sinh lớp 7 của trường Trung học cơ sở Tam Đồng. 9h sáng thứ hai ngày 20/4
Thanh đang học môn vật lý của cô Hương dạy thì nhận được tin bạn mình đang bị các anh
chị lớp 9 đánh ở cổng phụ của trường. Thanh lẻn ra khỏi lớp, ra chỗ bạn mình bị đánh. Tại
đây, Thanh đã đánh bị thương 2 học sinh lớp 9 khiến 2 học sinh này phải đi cấp cứu.
5. Xác định câu hỏi pháp lý trong tình huống sau:
Anh A và chị B còn độc thân và chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết
hôn. Sau 10 năm chung sống thực tế đã có 1 con trai 7 tuổi, 1 con gái 2 tuổi cùng khối tài
sản chung là 1 ngôi nhà đứng tên anh A và số tiền là 7 tỷ đồng. Đến nay anh A và chị B
thấy không thể chung sống với nhau, đồng thời không thỏa thuận được việc nuôi con và
phân chia tài sản. 2 anh chị làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn, nuôi con và phân chia tài sản.
6. Xác định câu hỏi kết luận và câu hỏi pháp lý trong tình huống sau:
Chị Hà là chủ cơ sở sản xuất kinh doanh. Ngày 1/2/2016 chị Hà cần chở hàng bằng xe máy
từ cửa hàng đến nhà khách nhưng nhân viên chở hàng của cửa hàng hôm đó nghỉ ốm. Anh
Quân là nhân viên bán hàng tại cửa hàng của chị Hà, 21 tuổi, chưa có bằng lái xe máy
nhưng đã thường xuyên sử dụng xe máy từ mấy năm nay. Anh Quân nói để mình chở giúp.
Chị Hà tin tưởng và đồng ý. Trên quãng đường chở hàng, anh Quân không may đâm vào
xe anh Hùng, làm anh Hùng bị thương phải đi cấp cứu.
7. Xác định câu hỏi pháp lý trong tình huống sau:
Anh Lê Văn Đại, 34 tuổi là người bị tâm thần. Tháng 3 năm 2015 gia đình có gửi anh Đại
đến bệnh viện tâm thần Lòng Tin để điều trị nội trú. Một buổi tối khi bệnh lên cơn, anh
Đại tự mình dùng dao gọt hoa quả đâm vào bụng mình và chết. Gia đình biết tin đã đâm
đơn kiện đòi bồi thường đối với bệnh viện. 2 lOMoARc PSD|27879799
8. Xác định câu hỏi pháp lý trong tình huống sau:
Bà Lê Thị Lành có tiền sử dị ứng với đồ hải sản. Khi đến ăn tại nhà hàng Thanh Hương, là
một nhà hàng chuyên về các món gà. Bà Lành xem thực đơn của nhà hàng và chọn món
ăn, trong đó có món “Miến xào thập cẩm”. Khi lựa chọn bà nghĩ đây là cửa hàng chuyên
về gà nên các món sẽ an toàn cho mình. Tuy nhiên khi chế biến, đầu bếp có cho thêm một
ít thịt cua dạng sợi (từ trước đến nay trong công thức nấu món ăn riêng của nhà hàng khi
chế biến món “miến xào thập cẩm” vẫn luôn có thịt cua dạng sợi cho vào). Bà Lành ăn và
bị dị ứng phải đi cấp cứu. Sau đó bà có làm đơn kiện nhà hàng vì theo bà một cửa hàng về
gà không thể nấu “Miến xào thập cẩm” có lẫn hải sản như vậy được.
9. Hãy xác định sự kiện pháp lý mấu chốt và câu hỏi kết luận trong tình huống sau: Anh Tùng
là bệnh nhân tâm thần dạng nhẹ, chỉ thỉnh thoảng mới phát bệnh, chưa có gia đình, hiện
đang sống cùng bố mẹ đẻ. Tháng 5/2015 anh Tùng có lấy 45 triệu đồng trong tủ của bố là
ông Nam và ra cửa hàng xe máy Thắng Lợi, mua một chiếc xe máy Lead. Thời điểm đó
ông Nam và bà Nga là bố mẹ anh Tùng đi thăm họ hàng ở trong Sài Gòn, nhà chỉ có đứa
cháu ra trông và nấu cơm cho anh Tùng. Mua xe được 2 ngày, anh Tùng điều khiển xe bị
ngã, xe bị xây xước nhẹ. Bố mẹ anh Tùng khi quay về nhà biết chuyện đã mang xe đến cửa
hàng Thắng Lợi để trả với lý do anh Tùng bị tâm thần, không thể thực hiện giao dịch mua
bán xe máy được. Chủ cửa hàng Thắng Lợi không nhận xe.
10. Xác định câu hỏi kết luận và câu hỏi pháp lý mấu chốt trong tình huống sau:
Ông A có 2 người con trai là anh B và anh C. Cả gia đình sống trên một ngôi nhà gắn liền
với mảnh đất 500m2 là tài sản của ông A. Năm 2000 anh B lập gia đình và được ông A
cắt một mảnh đất 70m2 (trong mảnh đất 500m2) để ra ở riêng. Anh B dùng tiền của mình
xây một ngôi nhà 4 tầng. Việc tặng cho này không có văn bản. Năm 2015, ông A vì mâu
thuẫn với vợ chồng anh B đã đòi lại mảnh đất này.
11. Xác định câu hỏi kết luận và câu hỏi pháp lý mấu chốt trong tình huống sau:
Anh A và chị B là vợ chồng sống ở Hải Dương. Năm 2001 do điều kiện kinh tế gia đình
quá khó khăn, anh A đã vào Sài Gòn làm ăn và ba tháng một lần đều gửi tiền về cho vợ.
Đến năm 2003 chị B không thấy anh A gửi tiền nữa và cũng không thấy anh A liên lạc về.
Khoảng sáu tháng sau khi không nhận được tin tức gì của anh A, chị B đã vào Sài Gòn
tìm nhưng không có kết quả. Chị B quay về Hải Dương. Tám năm sau, chị có tình cảm
với anh C là hàng xóm nhà mình. Chị muốn làm thủ tục đăng ký kết hôn với anh C nên
đã làm đơn yêu cầu tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương tuyên bố anh A là đã mất tích. Sau
đó chị cưới anh C. Một năm sau, anh A trở về.
12. Xác định câu hỏi kết luận và câu hỏi pháp lý mấu chốt trong tình huống sau: A chuyển nhà
đến nhà mới và vì vậy Ađã nhờ hai người bạn đến trợ giúp. D là một người bạn không được
nhờ, nhưng vì biết thông tin A chuyển nhà nên đã đến và tự nguyện giúp đỡ A. A không
nhờ D, nhưng cũng không phản đối việc D tự nguyện giúp mình. Do bị trượt chân ở cầu
thang nên D đã bị ngã gẫy chân trái. D yêu cầu A phải bồi thường. D cho rằng: Vì A đã
chấp nhận việc được trợ giúp, do vậy A nên gánh chịu mọi rủi ro, phí tổn. A cho rằng D tự
gây ra hậu quả thì phải tự chịu trách nhiệm, A không phải chịu trách nhiệm từ việc bất cẩn
của D, mà A đâu có nhờ D giúp đó là việc D tự nguyện. A sẽ không bồi thương.
13. Phân tích câu hỏi pháp lý, câu hỏi mấu chốt trong tình huống sau: Một nhân viên đi giao
hàng của công ty mình chomột cửa hàng bán lẻ. Trên đường đi ghé vào tiệm sách và bị 3 lOMoARc PSD|27879799
thương vì xe đụng trên đường từ tiệm sách đến cửa hàng bán lẻ. Câu hỏi pháp lý, Câu hỏi
mấu chốt, Sự kiện mấu chốt trong tình huống này là gì
14. Sử dụng quy tắc IRAC để tìm ra kết luận cho vụ việc trong tình huống sau: Janet Lawson
là một nghệ sĩ dương cầmnổi tiếng. Cô đang đi mua hàng ở siêu thị Quality Market thì bị
trượt chân và ngã trên nền nhà còn ướt. Nền nhà này mới được nhân viên siêu thị lau xong,
nhưng không để biển báo cho khách hàng là sàn còn ướt. Do bị ngã, cô Lawson bị thương
ở cánh tay phải và không thể chơi piano trong các buổi hòa nhạc trong vòng 6 tháng tới.
Nếu như có thể tham dự các buổi hòa nhạc như đã định thì cô có thể sẽ kiếm được 60.000
USD. Cô Lawson bèn thưa kiện siêu thị Quality Market để đòi số tiền này, và đòi thêm
10.000 USD tiền thuốc thang. Cô nói rằng siêu thị đã không thông báo cho khách hàng là
sàn ướt, đó là lỗi của siêu thị và siêu thị phải chịu trách nhiệm về thương tích của cô.
15. Chó nhà ông Tony cắn bà Larry. Ông Tony đưa bà Larry đến trung tâm y tế rửa vết thương
và tiêm ngừa ngay lậptức. Ông Tony đã trả mọi chi phí đủ để bà Larry tiếp tục tiêm phòng
thêm 5 mũi nữa, theo lời bác sĩ. Ông Henrry (Chồng bà Larry) nói: “Chỗ bà con lối xóm
mà chi ly tiền bạc làm chi. Để tôi chở bà ấy đi cho. Đừng có lo”. Sau đó, Ông Henrry vì
công việc bận, nên không đưa bà Larry đi tiêm. Ba tháng sau, bà Larry lên cơn dại và qua
đời. Chồng bà Larry đòi ông Tony phải bồi thường. Hỏi: Theo bạn, ông Tony có phải bồi
thường, trợ cấp cho gia đình bà Larry không?
16. Phán quyết của vua Solomon (The Judgment of Solomon) là một câu chuyện trong Kinh
thánh của người Do Thái, kể về cuộc xử án của vị vua Do Thái Solomon trong vụ tranh
chấp con của hai bà mẹ. Cả hai người phụ nữ đều nhận đó là con của mình, tất nhiên một
trong hai là kẻ mạo danh. Đối mặt với vụ tranh chấp, vua Solomon đã yêu cầu cưa đôi đứa
trẻ, mỗi người được nhận một nửa và cuối cùng vụ án đã được giải quyết. Tại sao?
17. Bà M đã nói với chồng mình là bà ta sẽ tự tử nếu người chồng ly dị bà ấy. Khi người chồng
một buổi tối không về nhà, bà M đã tự tử. Liệu có thể xử người chồng tội giết người được
không? Hãy dùng phương pháp tư duy phản chứng để giải quyết.
18. Xuất phát từ nhu cầu thực tế phòng chống nạn khủng bố, đặc biệt là từ vụ việc ngày
11/9/2001 ở Mỹ, vào năm 2005,Nghị viện liên bang Đức đã thông qua Luật An toàn hàng
không. Theo Khoản 3 Điều 14 của đạo luật này, trong những trường hợp nghiêm trọng,
khẩn cấp, cơ quan an ninh quốc gia được phép bắn vào máy bay dân dụng mà kẻ khủng bố
sử dụng làm công cụ khủng bố. Câu hỏi: Luật này có đảm bảo nguyên tắc tương xứng?
19. Năm 2001 ở Mỹ có trường hợp Brandes, 43 tuổi đồng ý với lời mời trên Internet tìm người
tự nguyện chết và bị ăn thịt. Người đưa là lời ngỏ đó là Armin Meiwes 42 tuổi. Khi bị bắt
Meiwes đã ăn hết 2/3 số thịt. Tại thời điểm đó, ở M ỹ không có luật chống lại việc ăn thịt
người, anh ta bị kết án 5 năm tù. Hãy dùng phương pháp tư duy phân tích dựa trên cơ sở
đạo đức để trả lời câu hỏi: hành động của công quyền trường hợp này là đúng hay sai ?
20. Nhà bạn nhiều bụi bẩn, người hàng xóm đi qua khuyên bạn dọn dẹp nhà cửa. Nhà người
hàng xóm đó cũng rất bẩn. Bạn nói: Bác về mà dọn dẹp nhà bác đi. Nhà bác cũng bẩn mà.
Bạn đã vi phạm quy luật nào của tư duy?
21. Sau khi để chúa Trịnh đói lả vì chờ món ăn nấu quá lâu, Quỳnh đưa một lọ tương cho Chúa
ăn để tên là “ĐạiPhong”. Do đói quá nên Chúa ăn rất ngon và hỏi “Đại Phong” là món gì,
Quỳnh trả lời: “Đại phong là gió lớn. Gió lớn thì đổ chùa. Đổ chùa thì tượng lo. Tượng lo
là lọ tương”. Chúa cười ha hả, hiểu thâm ý của Quỳnh. Dân gian qua đó khen Quỳnh thông
minh, dí dỏm. Xác định lỗi ngụy biện trong câu nói của Trạng Quỳnh? 4 lOMoARc PSD|27879799
22. Điều 528 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp hành khách vi phạm điều kiện
vận chuyển đã thỏa thuậnhoặc quy tắc liên quan đến vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên
vận chuyển hoặc bên thứ ba thì phải bồi thường.” Hãy xác định các điều kiện giả định mô
tả và điều kiện giả định quy tắc trong Điều luật này.
23. Vào năm 1936, Tạp chí Literary Digest của Mỹ đã tiến hành một cuộc thăm dò để dự đoán
kết quả bầu cử tổng thốn g giữa hai ứng cử viên là Alf Landon và Franklin Roosevelt. Tạp
chí này đã thăm dò ý kiến của hai triệu người và đa số đã biểu quyết họ sẽ bỏ phiếu cho
Landon. Trong cuộc bầu cử thực tế, Roosevelt đã dành được 523 phiếu bầu, trong đó
Landon chỉ nhận được 8 phiếu bầu. Tại sao có sự khác biệt như vậy?
24. Có quy định rằng: “Quyết định bổ nhiệm công chức sẽ bị thu hồi, nếu phát hiện rằng người
được bổ nhiệm đã thực hiện một hành vi phạm tội hình sự”. Suy luận đối nghịch của quy định trên là gì?
25. Một bà già mất gà đã nổi điên chửi hàng xóm hết ngày này qua ngày khác. Cả xóm chịu
hết nổi, bèn kéo nhau đếncông đường nhờ phân xử. Vị quan cho phép mọi người thẳng tay
tát kẻ làm náo loạn. Bằng cách nào vị quan đã tìm ra được kẻ trộm gà thực sự?
26. Thân chủ của bạn nhận được trát yêu cầu hầu tòa vì đã lái xe đạp điện mà không đội mũ
bảo hiểm. Sau khi nghiên cứu bạn thấy rằng không có đạo luật nào quy định cụ thể về vấn
đề này cả. Tuy nhiên có hai án lệ mà có thể viện dẫn để đưa ra kết luận. Một vụ án xác lập
quy tắc người lái xe mô-tô phải đội mũ bảo hiểm, vụ án kia thì xác lập quy tắc người lái xe
đạp không phải đội mũ bảo hiểm. Bạn sẽ lập luận ra sao để bảo vệ thân chủ của mình?
27. Có một điều luật quy định là: “Việc dán quảng cáo lên tường nhà người khác là bị cấm”.
Có hai suy luận. Suy luận1: việc treo quảng cáo lên tường là không bị cấm. Giải thích: Vì
điều luật chỉ nói đến việc cấm „dán quảng cáo“ thôi. Dán và treo là hai hành động khác
nhau. Suy luận 2: Việc “dán quảng cáo” hay “treo quảng cáo” lên tường nhà ngườ i khác
đều bị cấm. Giải thích: vì về mặt bản chất, hai hành động này đều giống nhau đều là hành
động gắn một thông tin quảng cáo lên tường nhà người khác vì thế đều bị cấm. Suy luận
nào là suy luận đúng trong hai suy luận trên? Giải thích? 5