Đề cương ôn tập - Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

Thông tin:
9 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương ôn tập - Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

41 21 lượt tải Tải xuống
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ ĐẢNG
CHỦ ĐỀ: QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ HỘI NHẬP
QUỐC TẾ Ở NƯỚC TA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI TỪ 1986 ĐẾN NAY
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 6
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia/vùng lãnh
thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp
tác quốc tế mục tiêu phát triển của bản thân mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ đó
nhằm tạo thành sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung các bên cùng
quan tâm. Hội nhập quốc tế theo đúng nghĩa đầy đủ là hội nhập trên tất cả lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội.
Về bản chất , hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp
tác quốc tế nhằm đạt được một mục tiêu hoặc 1 lợi ích chung nào đó.
Cụ thể hơn, quá trình hội nhập quốc tế của một quốc gia có thể hợp tác, cạnh
tranh đấu tranh,... với các bộ phận cấu thành khác nhau trong “hệ thống”, bao
gồm cả việc gia nhập, rút khỏi các “phân hệ” khác nhau trong hệ thống, chứ không
phải đơn thuần một hình thức phát triển cao hơn của “hợp tác quốc tế”. Tất cả
các hoạt động này đều hoạt động chủ đích nhằm phát triển quốc gia, khẳng
định bản sắc quốc gia, giành vị thế xứng đáng cho quốc gia trong hệ thống, tham
gia hoàn thiện và phát triển hệ thống,...
1.1.2. Quan điểm của Mác-Lênin về các vấn đề chung của hội nhập
Thực tế lịch sử đã chứng minh từ bản chất của học thuyết khoa học Mácxít -
Lêninnít, cũng như từ kinh nghiệm lịch sử của phong trào cộng sản công nhân
quốc tế đã chỉ ra rằng, công cuộc cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội của một
quốc gia muốn giành thắng lợi thì đảng cộng sản nước đó phải căn cứ vào tình hình
cụ thể, thực tiễn lịch sử để vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con
đường cách mạng riêng của mình. Hội nhập quốc tế cũng một mắt xích trong
công cuộc cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội của mỗi quốc gia, do vậy cũng
cần phải nắm rõ tình hình nước mình và đề ra hướng đi đúng đắn riêng.
Cách mạng Tháng Mười thành công bởi V.I.Lênin đã trên sở nắm chắc
tình hình nước Nga, tìm ra được con đường phù hợp. Cụ thể hơn với vấn đề hội
nhập quốc tế, Lênin đã xác định đây yếu tố tất yếu. V.I.Lênin lấy nguyên tắc
đoàn kết quốc tế sản mục đích chính nghĩa làm nguyên tắc trong hoạt động
đối ngoại của Đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga. Không chỉ nhấn mạnh đến đối
ngoại chính trị, trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, V.I.Lênin đã
chỉ ra rằng, mở cửa là nhu cầu khách quan để phát triển kinh tế ở mỗi nước và trên
phạm vi thế giới. Ngoài ra V.I.Lênin cũng rất chú trọng giao lưu văn hóa giữa
các nước ý nghĩa rất lớn đối với công tác thông tin, tuyên truyền đối
ngoại.
1.1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề hội nhập quốc tế
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp, tưởng Hồ Chí
Minh từ lúc ra đi tìm đường cứu nước đến tận cuối đời đều phản ánh tầm nhìn xa,
trông rộng, luôn đổi mới, hội nhập phát triển. Người đã tiếp thu tưởng Mác -
Lênin vận dụng vào thực tiễn Việt Nam với tinh thần độc lập, tự chủ sáng
tạo. Quan điểm của HCM về hội nhập quốc tế cũng như đối ngoại nói chung
phải đặt lợi ích của quốc gia, của dân tộc lên trên hết. Phải kiên định độc lập, tự
chủ với chân “không quý hơn độc lập, tự do!”, “dựa vào sức mình
chính”, “muốn người ta giúp cho thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”, “một
dân tộc không tự lực cánh sinh cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không
xứng đáng được độc lập”; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Phương châm của người là “dĩ bất biến ứng vạn biến”, trong đó, thực hiện mục tiêu
của chủ nghĩa xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” luôn là
cái “bất biến”. Cái “vạn biến” là phải linh hoạt, khôn khéo trong bối cảnh tình hình
thế giới đang có nhiều biến động.
Muốn hoàn thành mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh” thì phải đổi mới và phát triển. Mà muốn đổi mới, phát triển thì phải tích cực
hội nhập quốc tế, “muốn làm cách mạng thắng lợi thì phải... thực hiện thêm bầu
bạn, bớt kẻ thù” . Bên cạnh đó, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Nước ta một bộ
phận của thế giới. Tình hình của nước ta ảnh hưởng đến thế giới, tình hình
thế giới cũng quan hệ đến nước ta” , nhưng phải độc lập, tự chủ, phải khôn
khéo, phải những biện pháp của riêng mình, “muốn người ta giúp cho, thì
trước mình phải tự giúp lấy mình đã”. chính sách đối ngoại rộng mở, hợp tác,
hòa bình quan hệ tốt; tránh đối đầu, không gây thù oán với một ai. Trong quan
hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, cần tăng điểm tương đồng, hạn chế bất đồng,
khai thác mọi khả năng thể để phát huy sức mạnh của thời đại. Trong quan hệ
với bên ngoài, cần “phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ”, tỉnh táo để có những đối sách
khôn khéo trước mắt và lâu dài.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Tình hình thế giới từ giữa thập kỷ 80 thế kỷ XX:
Từ giữa những năm 1980, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát
triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc gia, dân tộc.
Các nước hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Đến đầu những năm
1990, chế độhội chủ nghĩa ở Liênsụp đổ, dẫn đến những biến đổi to lớn về
quan hệ quốc tế. Trật tự thế giới được hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
trên sở hai khối đối lập do Liên Hoa Kỳ đứng đầu (trật tự thế giới hai
cực) tan rã, mở ra thời kỳ hình thành một trật tự thế giới mới.
Trên phạm vi thế giới, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột, tranh chấp
vẫn còn, nhưng xu thế chung của thế giới hoà bình hợp tác phát triển. Các
quốc gia, các tổ chức lực lượng chính trị quốc tế thực hiện điều chỉnh chiến
lược đối nội, đối ngoại phương thức hành động cho phù hợp với yêu cầu nhiệm
vụ bên trong và đặc điểm của thế giới.
Xu thế chạy đua phát triển kinh tế khiến các nước, nhất là những nước đang
phát triển đã đổi mới duy đối ngoại, thực hiện chính sách đa phương hoá, đa
dạng hoá quan hệ quốc tế; mở rộng tăng cường liên kết, hợp tác với các nước
phát triển để tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ, mở rộng thị trường, học tập kinh
nghiệm tổ chức, quản sản xuất kinh doanh.Các nước đổi mới duy về quan
niệm sức mạnh, vị thế quốc gia. Thay thế cách đánh giá cũ, chủ yếu dựa vào thế
mạnh quân sự bằng các tiêu chí tổng hợp, trong đó sức mạnh kinh tế được đặtvị
trí quan trọng hàng đầu.
1.2.1. Vấn đề hội nhập quốc tế của VN trước thời kỳ đổi mới
Trong mười năm trước đổi mới, quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các
nước hội chủ nghĩa được tăng cường, trong đó đặc biệt với Liên Xô. Kể từ
năm 1977, một số nước bản mở quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam. Với các
nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á: Cuối năm 1976, Philippin và Thái Lan
nước cuối cùng trong tổ chức ASEAN thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Những kết quả đối ngoại trên đây ý nghĩa rất quan trọng đối với cách
mạng Việt Nam. Sự tăng cường hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa và
mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với cả các nước ngoài hệ thống hội chủ nghĩa
đã tranh thủ được nguồn viện trợ đáng kể, góp phần khôi phục đất nước sau chiến
tranh; việc trở thành thành viên chính thức của Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế
giới, Ngân hàng phát triển châu Á và việc trở thành thành viên chính thức của Liên
hợp quốc, tham gia tích cực vào các hoạt động của Phong trào không liên kết, đã
tranh thủ được sự ủng hộ, hợp tác của các nước, các tổ chức quốc tế, đồng thời
phát huy được vai trò của nước ta trên trường quốc tế.
Việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước còn lại trong tổ chức ASEAN
đã tạo thuận lợi để triển khai các hoạt động đối ngoại trong giai đoạn sau, nhằm
xây dựng Đông Nam Á trở thành khu vực hoà bình, hữu nghị và hợp tác.
1.2.2. Tính cấp thiết phải thay đổi quan điểm về hội nhập ở Việt Nam
Trong thời gian này, trên thế giới và khu vực diễn ra sự chuyển biến sâu sắc.
Quan hệ chính trị quốc tế cũng những thay đổi tác động mạnh mẽ đến chiến
lược đối ngoại của các quốc gia dân tộc, trong đó có Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng được
diễn ra từ ngày 15 - 18/12/1986 tại Nội. Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật,
“nói sự thật”, “đổi mới duy”, Đảng đã đánh giá khách quan tình hình đất
nước, thừa nhận những sai lầm trong xây dựng phát triển “chủ quan, duy ý
chí” và đề ra chủ trương đổi mới toàn diện.
Về đối ngoại, mục tiêu của chính sách đối ngoại được Đại hội xác định
phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ gìn hòa bình
Đông Dương, góp phần giữ vững hòa bình Đông Nam Á trên thế giới, tăng
cường quan hệ hữu nghị hợp tác với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, “tranh
thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hộibảo vệ
Tổ quốc”. Những điểm mới về duy đối ngoại được trình bày trong đại hội VI
của Đảng được trình bày trong phần tiếp theo.
1.3. Quan hệ Việt – Mỹ trong chu kỳ “2 thập niên”
Quan hệ Việt - Mỹ một trong những mẫu điển hình của sự thăng trầm từ
“đối đầu thù địch” đến “đối tác toàn diện” mang tính chu kỳ của 2 thập niên lịch
sử. Từ năm 1955-1975, Mỹ đã kéo quân, đưa khí vào Miền Nam gây ra cuộc
chiến tranh thảm khốc Việt Nam. Hàng triệu người Việt Nam cùng với khoảng
hơn 58.000 lính Mỹ đã chết trong cuộc chiến tranh phi nghĩa do chính Mỹ gây ra.
Hệ lụy của cuộc chiến và hậu quả củađể lại sau hơn 45 năm vẫn còn nhiều vấn
đề chưa thể khắc phục.
Sau khi Mỹ rút quân khỏi Miền Nam Việt Nam, năm 1975 Việt Nam đã hoàn
thành nhiệm vụ giải phóng, thống nhất Tổ quốc. Trong 2 thập niên tiếp theo (1975-
1995), quan hệ Việt-Mỹ cực kỳ căng thẳng. Dường như ôm hận trong cuộc chiến
tranh thất bại duy nhất được tiến hành ngoài lãnh thổ, người Mỹ tìm mọi cách để
lật đổ chế độ Việt Nam với phương châm Cộng sản đã dùng bom, đạn để đuổi
người Mỹ ra khỏi Sài Gòn, người Mỹ sẽ dùng đôla để đuổi Cộng sản ra khỏi
Nội”. Chính quyền Mỹ qua nhiều thế hệ lãnh đạo đã sử dụng biện pháp bao vây,
cấm vận về kinh tế, chính trị với mục tiêu làm cho Việt Nam kiệt quệ về kinh tế,
suy kiệt về chính trị. Không những thế, họ còn hậu thuẫn cho các tổ chức phản
động cả ở trong và ngoài nước tìm cách gây bạo loạn, lật đổ chính quyền…
Năm 1995, quan hệ 2 nước được bình thường hóa, với phương châm khép
lại quá khứ, hướng đến tương lai”, quan hệ Việt-Mỹ đã không ngừng phát triển.
Hơn 20 năm kể từ khi bình thường hóa, Việt-Mỹ đã thiết lập quan hệ đối tác toàn
diện (2013) và hướng tới nâng cấp quan hệ trong một tương lai không xa. Nhân kỷ
niệm 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ (7/2015), cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam
Ted Osius đã nhận xét: “… quan hệ Việt-Mỹ đã phát triển lên đến đỉnh cao của sự
tin cậy lẫn nhau… ngay cả người trong cuộc cũng”. Đóbước tiến vượt bậc mà “
khó thể hình dung được như lời đánh giá của cựu Ngoại trưởng Mỹ John
Kerry. Hai thập niên tiếp theo (2015-2035) được dự đoán sẽ thời kỳ nở rộ về
những thành tựu trong quan hệ Việt-Mỹ trên mọi lĩnh vực. Trước những bước tiến
trong quan hệ Việt-Mỹ, giới học giả nước ngoài có những nhận định, đánh giá đáng
chú ý.
Chương 2: Quá trình đổi mới quan điểm về hội nhập quốc tế nước ta
trong thời kỳ mới từ 1986
2.1. Quá trình đổi mới tư duy về hội nhập quốc tế
2.1.1. Giai đoạn 1986 1995: Xác lập đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở
rộng, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986)
- Bối cảnh:
Tình hình thế giới: Giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, trên thế giới khu vực
diễn ra sự chuyển biến sâu sắc. Các nước XHCN tiến hành cải cách, cải tổ, đổi
mới, Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, trật tự thế giới từ 2 cực thành đơn cực (Mĩ).
Chiến tranh khu vực, xung đột trang, sắc tộc, tôn giáo diễn ra ở nhiều nơi song
xu thế chung vẫn hợp tác phát triển. Toàn cầu hoá trên thế giới đang diễn ra
rất mạnh mẽ và tác động to lớn đến sự thay đổi của thế giới. Cuộc cách mạng khoa
học - kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát triển nhảy vọt của lực lượng
sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá các lực lượng sản xuất.
Trong nước: Tiếp tục xây dựng CNXH, xây dựng chế độ làm chủ tập thể,
nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới XHCN gắn với sự nghiệp bảo
vệ Tổ quốc. Tình hình kinh tế - hội đang những khó khăn gay gắt; sản xuất
tăng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp, các thế lực thù địch bao vây, cấm vận
về kinh tế chính trị, đất nước rơi vào khủng hoảng KT-XH; nhân dân giảm lòng
tin đối với sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Nhà nước. Nhìn chung, chúng ta
chưa thực hiện được mục tiêu tổng quát do Đại hội lần thứ V đề ra là về bản ổn
định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng được
diễn ra từ ngày 15 - 18/12/1986 tại Hà Nội.
- Đại hội VI:
Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, “nói sự thật”, “đổi mới duy”,
Đảng đã đánh giá khách quan tình hình đất nước, thừa nhận những sai lầm trong
xây dựng phát triển “chủ quan, duy ý chí” đề ra chủ trương đổi mới toàn
diện.
Đảng ta nhận định: "Xu thế mở rộng phân công, hợp tác giữa các nước, kể
cả các nước có chế độ kinh tế - xã hội khác nhau, cũng là những điều kiện rất quan
trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa hội của nước ta". Từ đó, Đảng chủ
trương phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện
mới và đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước ngoài hệ thống
hội chủ nghĩa, với các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế
nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng lợi; sử dụng tốt mọi khả năng
mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế khoa học, kỹ thuật với bên ngoài
để phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”
Thứ nhất, Muốn kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nước ta
phải tham gia sự phân công lao động quốc tế; trước hếtchủ yếuvới Liên Xô,
Lào và Campuchia, với các nước khác trong cộng đồng XHCN.
Thứ hai, Tích cực phát triển đề ra yêu cầu mở rộng hợp tác kinh tế
khoa học – kỹ thuật với các nước ngoài hệ thống XHCN, các tổ chức quốc tế và tư
nhân nước ngoài trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.
Bên cạnh đó, Tăng cường đoàn kết của phong trào cộng sản công nhân
quốc tế trên sở chủ nghĩa Mác - Lênin chủ nghĩa quốc tế sản; củng cố sự
hợp tác giữa các đảng anh em trong cuộc đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ chủ nghĩa hội. Mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, ủng hộ
mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng độc lập dân tộc chống chủ nghĩa đế
quốc, chủ nghĩa thực dân chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Mở rộng quan hệ với
tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình. Trên tinh thần bình đẳng, bảo
đảm độc lập, chủ quyền tôn trọng lẫn nhau, sẵn sàng đàm phán để giải quyết
những vấn đề thuộc quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, bình thường hóa quan
hệ khôi phục tình hữu nghị giữa hai nước, lợi ích của nhân dân hai nước,
hòa bình ở Đông - Nam á và trên thế giới.
- Nghị quyết số 13
Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 13 về nhiệm vụchính sách đối ngoại trong
tình hình mới với mục tiêu chiến lược và lợi ích cao nhất của Đảng nhân dân ta
là củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế; đề
ra chủ trương kiên quyết chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ tình trạng đối đầu
sang đấu tranh hợp tác trong cùng tồn tại hoà bình; lợi dụng sự phát triển của
cách mạng khoa học - kỹ thuậtxu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới để tranh
thủ vị trí có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế; kiên quyết mở rộng quan hệ
hợp tác quốc tế, ra sức đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.
Nghị quyết 13 đánh dấu sự đổi mới duy quan hệ quốc tế, quan hệ đối
ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá. Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị thể
hiện sự đổi mới duy của Đảng về nhiều vấn đề then chốt thuộc lĩnh vực đối
ngoại như: quan hệ chính trị quốc tế; mục tiêu đối ngoại; an ninh phát triển;
đoàn kết quốc tế và tập hợp lực lượng trong quan hệ quốc tế của Việt Nam. Phương
châm đối ngoại “thêm bạn, bớt thù” được hình thành nhằm tiếp tục mở rộng hơn
nữa quan hệ đối ngoại với các nước, các tổ chức quốc tế ngoài phe XHCN trên
sở đề cao lợi ích quốc gia dân tộc của Việt Nam. Sự chuyển hướng này đã đặt nền
móng hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa
phương hóa quan hệ quốc tế. Trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại, từ năm 1989, Đảng
chủ trương xóa bỏ tình trạng độc quyền trong sản xuất kinh doanh xuất nhập
khẩu. So với chủ trương của Đại hội V "Nhà nước độc quyền ngoại thương
trung ương thống nhất quản lý công tác ngoại thương" thì đây là bước đổi mới đầu
tiên trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại của Việt Nam.
thể thấy, đất nước lúc đó từng bước mở rộng hợp tác kinh tế ra bên
ngoài, không chỉ quan hệ với các nước trong khối xã hội chủ nghĩa.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991)
- Bối cảnh:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam được
tiến hành vào tháng 6-1991, trong bối cảnh quốc tế trong nước đang những
diễn biến phức tạp. Đó những biến động đã đang xảy ra các nước hội
chủ nghĩa, sự tiến công nhiều phía vào chủ nghĩa hội, vào chủ nghĩa Mác -
Lênin và Đảng Cộng sản, những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch quốc
tế hòng xóa bỏ chủ nghĩa hội hiện thực sự hoang mang, dao động trong một
bộ phận lớn những người cộng sản trên thế giới đã tác động mạnh đến tư tưởng
tình cảm của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam. Đất
nước ta cũng phải đương đầu với các hoạt động phá hoại của các lực lượng thù
địch ở cả trong và ngoài nước. Tình hình kinh tế và đời sống của nhân dân vẫn còn
khó khăn, đất nước vẫn trong tình trạng khủng hoảng kinh tế hội. Tuy nhiên,
công cuộc đổi mới được Đảng ta đề ra từ Đại hội lần thứ VI (12/1986), bước đầu
đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhờ đó mà nước ta đã đứng vững và tiếp tục
phát triển.
- Đại hội VII
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6-1991) đề ra chủ
trương "hợp tác bình đẳng cùng lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế
độ chính tr - hội khác nhau trên sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình",
với phương châm "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế
giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển". Từ đó hình thành nên chính sách
đối ngoại theo hướng “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.
Đại hội còn nhấn mạnh: “Cần nhạy bén dự báo được những diễn biến
phức tạp thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế để những chủ trương đối
ngoại phù hợp.” Đây khâu đột phá trong việc thực hiện chủ trương hội nhập
quốc tế. Đại hội lần thứ VII của Đảng chủ trương gắn thị trường trong nước với thị
trường thế giới, giải quyết tốt mối quan hệ giữa thị trường trong nước và thị trường
ngoài nước chính sách bảo vệ hàng nội địa Đại hội cũng đã xác định
nguyên tắc cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế.
Đại hội VII đã đổi mới chính sách đối ngoại với các đối tác cụ thể. Với Lào
Campuchia, thực hiện đổi mới phương thức hợp tác, chú trọng hiệu quả trên
tinh thần bình đẳng. Với Trung Quốc, chủ trương thúc đẩy bình thường hóa quan
hệ, từng bước mở rộng hợp tác Việt - Trung. Trong quan hệ với khu vực, Đảng chủ
trương phát triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á châu Á - Thái
Bình Dương, phấn đấu cho một Đông Nam Á hoà bình, hữu nghị hợp tác. Đối
với Hoa Kỳ, Đảng nhấn mạnh yêu cầu thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ
Việt Nam - Hoa Kỳ.
- Hội nghị Trung ương 3 khoá VII
Trong nhiệm kỳ Đại hội VII, quá trình đổi mới duy về đối ngoại đa
phương của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện rất rõ tại Hội nghị Trung ương
3 khóa VII (năm 1992). Hội nghị lần thứ 3 của Trung ương (khoá 7) tháng 6- 1992
nhấn mạnh yêu cầu: Đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế; mở rộng cửa để
thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản của nước ngoài, tiếp cận thị trường
thế giới, trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc gia, tài nguyên, môi trường; hạn chế thấp
nhất các tiêu cực phát sinh trong quá trình mở cửa.
Trong năm 1991, có các sự kiện đã diễn ra:
- 9/2/1991: Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 25-NQ/TW về đổi mới và tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên.
- 30/3/1991: Bộ Chính trra Nghị quyết số 26-NQ/TW về khoa học công nghệ
trong sự nghiệp đổi mới.
- 7 đến 13/5/1991: Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm và làm việc tại Liên Xô.
- Tháng 8/1991: Đồng chí Văn Kiệt được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng (tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII)
- 12 13/9/1991: Hội nghị đầu nước ngoài vào Việt Nam với tên gọi “Việt
Nam con hổ thức giấc”, đây Hội nghị đầu tiên về chủ đề này được tổ chức tại
Mỹ.
- 4/11/1991: Việt Nam được kết nạp thành viên thứ 156 của Tổ chức Cảnh sát
quốc tế (Interpol)
- 5 - 11/11/1991: Tổng thư Đỗ Mười Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Văn
Kiệt thăm chính thức Trung Quốc. Đây một sự kiện ý nghĩa lớn, đánh dấu sự
bình thường hóa quan hệ Việt Nam, Trung Quốc.
Thế giới quan mới về thời đại cục diện thế giới đã mở đường, tạo điều kiện để
Việt Nam phá thế bao vây lập, phát triển rộng rãi quan hệ đối ngoại. Việt Nam
đã lần lượt bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991, với Mỹ năm 1995,
thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng, khu vực và các nước quan trọng trên thế
giới và gia nhập ASEAN năm 1995.
Như vậy, đường lối đối ngoại của Việt Nam từ Đại hội VI đến Đại hội VII đã
chuyển biến lớn trong nhận thức; chuyển từ đường lối đối ngoại mang
đậm tưởng ý thức hệ sang đường lối đối ngoại coi trọng lợi ích quốc gia
tưởng chính trị thực tế. Quan điểm, chủ trương đối ngoại rộng mở
được đề ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, sau đó được
các Nghị quyết Đại hội Hội nghị Trung ương từ khóa VI đến khóa VII
phát triển đã hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa
dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.
2.1.2 Giai đoạn 1996 - 2010
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996)
- Bối cảnh:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong
bối cảnh nguy cơ chiến tranh thế giới huỷ diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến
tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo chạy đua vũ trang, hoạt động can
thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Những năm cuối thế kỷ XX, cách mạng
khoa học và công nghệ phát triển nhanh với trình đôŸ cao hơn trước, tăng nhanh lực lượng
sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá
nền kinh tế và đời sống xã hội. Chủ nghĩa xã hôŸi và phong trào cách mạng thế giới lâm
vào thoái trào. Khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở các nước Đông Nam Á và châu Á lan
Ÿng trong khu vực, tác đô Ÿng xấu đến nền kinh tế nước ta. Công cuộc đổi mới ở nước ta
đã tiến hành được 10 năm và đạt được nhiều thành tựu quan trọng về mọi mặt, tạo được
nhiều tiền đề cần thiết cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đất nước
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, cải thiện một bước đời sống vật chất của đông
đảo nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh được củng cố. Tuy nhiên,
Việt Nam vẫn là nước nghèo và kém phát triển, đối diện với các nguy cơ tụt hậu, tham
nhũng, nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa.
| 1/9

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ ĐẢNG
CHỦ ĐỀ: QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ HỘI NHẬP
QUỐC TẾ Ở NƯỚC TA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI TỪ 1986 ĐẾN NAY
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 6
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia/vùng lãnh
thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp
tác quốc tế vì mục tiêu phát triển của bản thân mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ đó và
nhằm tạo thành sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng
quan tâm. Hội nhập quốc tế theo đúng nghĩa đầy đủ là hội nhập trên tất cả lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội.
Về bản chất , hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp
tác quốc tế nhằm đạt được một mục tiêu hoặc 1 lợi ích chung nào đó.
Cụ thể hơn, quá trình hội nhập quốc tế của một quốc gia có thể hợp tác, cạnh
tranh và đấu tranh,... với các bộ phận cấu thành khác nhau trong “hệ thống”, bao
gồm cả việc gia nhập, rút khỏi các “phân hệ” khác nhau trong hệ thống, chứ không
phải đơn thuần là một hình thức phát triển cao hơn của “hợp tác quốc tế”. Tất cả
các hoạt động này đều là hoạt động có chủ đích nhằm phát triển quốc gia, khẳng
định bản sắc quốc gia, giành vị thế xứng đáng cho quốc gia trong hệ thống, tham
gia hoàn thiện và phát triển hệ thống,...
1.1.2. Quan điểm của Mác-Lênin về các vấn đề chung của hội nhập
Thực tế lịch sử đã chứng minh từ bản chất của học thuyết khoa học Mácxít -
Lêninnít, cũng như từ kinh nghiệm lịch sử của phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế đã chỉ ra rằng, công cuộc cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội của một
quốc gia muốn giành thắng lợi thì đảng cộng sản nước đó phải căn cứ vào tình hình
cụ thể, thực tiễn lịch sử để vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con
đường cách mạng riêng của mình. Hội nhập quốc tế cũng là một mắt xích trong
công cuộc cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội của mỗi quốc gia, do vậy cũng
cần phải nắm rõ tình hình nước mình và đề ra hướng đi đúng đắn riêng.
Cách mạng Tháng Mười thành công bởi V.I.Lênin đã trên cơ sở nắm chắc
tình hình nước Nga, tìm ra được con đường phù hợp. Cụ thể hơn với vấn đề hội
nhập quốc tế, Lênin đã xác định đây là yếu tố tất yếu. V.I.Lênin lấy nguyên tắc
đoàn kết quốc tế vô sản vì mục đích chính nghĩa làm nguyên tắc trong hoạt động
đối ngoại của Đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga. Không chỉ nhấn mạnh đến đối
ngoại chính trị, trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, V.I.Lênin đã
chỉ ra rằng, mở cửa là nhu cầu khách quan để phát triển kinh tế ở mỗi nước và trên
phạm vi thế giới. Ngoài ra V.I.Lênin cũng rất chú trọng là giao lưu văn hóa giữa
các nước vì nó có ý nghĩa rất lớn đối với công tác thông tin, tuyên truyền và đối ngoại.
1.1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề hội nhập quốc tế
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí
Minh từ lúc ra đi tìm đường cứu nước đến tận cuối đời đều phản ánh tầm nhìn xa,
trông rộng, luôn đổi mới, hội nhập và phát triển. Người đã tiếp thu tư tưởng Mác -
Lênin và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam với tinh thần độc lập, tự chủ và sáng
tạo. Quan điểm của HCM về hội nhập quốc tế cũng như đối ngoại nói chung là
phải đặt lợi ích của quốc gia, của dân tộc lên trên hết. Phải kiên định độc lập, tự
chủ với chân lý “không có gì quý hơn độc lập, tự do!”, “dựa vào sức mình là
chính”, “muốn người ta giúp cho thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”, “một
dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không
xứng đáng được độc lập”; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Phương châm của người là “dĩ bất biến ứng vạn biến”, trong đó, thực hiện mục tiêu
của chủ nghĩa xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” luôn là
cái “bất biến”. Cái “vạn biến” là phải linh hoạt, khôn khéo trong bối cảnh tình hình
thế giới đang có nhiều biến động.
Muốn hoàn thành mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh” thì phải đổi mới và phát triển. Mà muốn đổi mới, phát triển thì phải tích cực
hội nhập quốc tế, “muốn làm cách mạng thắng lợi thì phải... thực hiện thêm bầu
bạn, bớt kẻ thù” . Bên cạnh đó, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Nước ta là một bộ
phận của thế giới. Tình hình của nước ta có ảnh hưởng đến thế giới, mà tình hình
thế giới cũng có quan hệ đến nước ta” , nhưng phải độc lập, tự chủ, phải khôn
khéo, phải có những biện pháp của riêng mình, vì “muốn người ta giúp cho, thì
trước mình phải tự giúp lấy mình đã”. Có chính sách đối ngoại rộng mở, hợp tác,
hòa bình và quan hệ tốt; tránh đối đầu, không gây thù oán với một ai. Trong quan
hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, cần tăng điểm tương đồng, hạn chế bất đồng,
khai thác mọi khả năng có thể để phát huy sức mạnh của thời đại. Trong quan hệ
với bên ngoài, cần “phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ”, tỉnh táo để có những đối sách
khôn khéo trước mắt và lâu dài.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Tình hình thế giới từ giữa thập kỷ 80 thế kỷ XX:
Từ giữa những năm 1980, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát
triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc gia, dân tộc.
Các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Đến đầu những năm
1990, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ, dẫn đến những biến đổi to lớn về
quan hệ quốc tế. Trật tự thế giới được hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
trên cơ sở hai khối đối lập do Liên Xô và Hoa Kỳ đứng đầu (trật tự thế giới hai
cực) tan rã, mở ra thời kỳ hình thành một trật tự thế giới mới.
Trên phạm vi thế giới, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột, tranh chấp
vẫn còn, nhưng xu thế chung của thế giới là hoà bình và hợp tác phát triển. Các
quốc gia, các tổ chức và lực lượng chính trị quốc tế thực hiện điều chỉnh chiến
lược đối nội, đối ngoại và phương thức hành động cho phù hợp với yêu cầu nhiệm
vụ bên trong và đặc điểm của thế giới.
Xu thế chạy đua phát triển kinh tế khiến các nước, nhất là những nước đang
phát triển đã đổi mới tư duy đối ngoại, thực hiện chính sách đa phương hoá, đa
dạng hoá quan hệ quốc tế; mở rộng và tăng cường liên kết, hợp tác với các nước
phát triển để tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ, mở rộng thị trường, học tập kinh
nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh.Các nước đổi mới tư duy về quan
niệm sức mạnh, vị thế quốc gia. Thay thế cách đánh giá cũ, chủ yếu dựa vào thế
mạnh quân sự bằng các tiêu chí tổng hợp, trong đó sức mạnh kinh tế được đặt ở vị
trí quan trọng hàng đầu.
1.2.1. Vấn đề hội nhập quốc tế của VN trước thời kỳ đổi mới
Trong mười năm trước đổi mới, quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các
nước xã hội chủ nghĩa được tăng cường, trong đó đặc biệt là với Liên Xô. Kể từ
năm 1977, một số nước tư bản mở quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam. Với các
nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á: Cuối năm 1976, Philippin và Thái Lan là
nước cuối cùng trong tổ chức ASEAN thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Những kết quả đối ngoại trên đây có ý nghĩa rất quan trọng đối với cách
mạng Việt Nam. Sự tăng cường hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa và
mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với cả các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa
đã tranh thủ được nguồn viện trợ đáng kể, góp phần khôi phục đất nước sau chiến
tranh; việc trở thành thành viên chính thức của Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế
giới, Ngân hàng phát triển châu Á và việc trở thành thành viên chính thức của Liên
hợp quốc, tham gia tích cực vào các hoạt động của Phong trào không liên kết, đã
tranh thủ được sự ủng hộ, hợp tác của các nước, các tổ chức quốc tế, đồng thời
phát huy được vai trò của nước ta trên trường quốc tế.
Việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước còn lại trong tổ chức ASEAN
đã tạo thuận lợi để triển khai các hoạt động đối ngoại trong giai đoạn sau, nhằm
xây dựng Đông Nam Á trở thành khu vực hoà bình, hữu nghị và hợp tác.
1.2.2. Tính cấp thiết phải thay đổi quan điểm về hội nhập ở Việt Nam
Trong thời gian này, trên thế giới và khu vực diễn ra sự chuyển biến sâu sắc.
Quan hệ chính trị quốc tế cũng có những thay đổi và tác động mạnh mẽ đến chiến
lược đối ngoại của các quốc gia dân tộc, trong đó có Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng được
diễn ra từ ngày 15 - 18/12/1986 tại Hà Nội. Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật,
“nói rõ sự thật”, “đổi mới tư duy”, Đảng đã đánh giá khách quan tình hình đất
nước, thừa nhận những sai lầm trong xây dựng và phát triển là “chủ quan, duy ý
chí” và đề ra chủ trương đổi mới toàn diện.
Về đối ngoại, mục tiêu của chính sách đối ngoại được Đại hội xác định là
phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ gìn hòa bình ở
Đông Dương, góp phần giữ vững hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới, tăng
cường quan hệ hữu nghị hợp tác với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, “tranh
thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc”. Những điểm mới về tư duy đối ngoại được trình bày trong đại hội VI
của Đảng được trình bày trong phần tiếp theo.
1.3. Quan hệ Việt – Mỹ trong chu kỳ “2 thập niên”
Quan hệ Việt - Mỹ là một trong những mẫu điển hình của sự thăng trầm từ
“đối đầu thù địch” đến “đối tác toàn diện” mang tính chu kỳ của 2 thập niên lịch
sử. Từ năm 1955-1975, Mỹ đã kéo quân, đưa vũ khí vào Miền Nam gây ra cuộc
chiến tranh thảm khốc ở Việt Nam. Hàng triệu người Việt Nam cùng với khoảng
hơn 58.000 lính Mỹ đã chết trong cuộc chiến tranh phi nghĩa do chính Mỹ gây ra.
Hệ lụy của cuộc chiến và hậu quả của nó để lại sau hơn 45 năm vẫn còn nhiều vấn
đề chưa thể khắc phục.
Sau khi Mỹ rút quân khỏi Miền Nam Việt Nam, năm 1975 Việt Nam đã hoàn
thành nhiệm vụ giải phóng, thống nhất Tổ quốc. Trong 2 thập niên tiếp theo (1975-
1995), quan hệ Việt-Mỹ cực kỳ căng thẳng. Dường như ôm hận trong cuộc chiến
tranh thất bại duy nhất được tiến hành ngoài lãnh thổ, người Mỹ tìm mọi cách để
lật đổ chế độ ở Việt Nam với phương châm “Cộng sản đã dùng bom, đạn để đuổi
người Mỹ ra khỏi Sài Gòn, người Mỹ sẽ dùng đôla để đuổi Cộng sản ra khỏi Hà
Nội
”. Chính quyền Mỹ qua nhiều thế hệ lãnh đạo đã sử dụng biện pháp bao vây,
cấm vận về kinh tế, chính trị với mục tiêu làm cho Việt Nam kiệt quệ về kinh tế,
suy kiệt về chính trị. Không những thế, họ còn hậu thuẫn cho các tổ chức phản
động cả ở trong và ngoài nước tìm cách gây bạo loạn, lật đổ chính quyền…
Năm 1995, quan hệ 2 nước được bình thường hóa, với phương châm “khép
lại quá khứ, hướng đến tương lai”, quan hệ Việt-Mỹ đã không ngừng phát triển.
Hơn 20 năm kể từ khi bình thường hóa, Việt-Mỹ đã thiết lập quan hệ đối tác toàn
diện (2013) và hướng tới nâng cấp quan hệ trong một tương lai không xa. Nhân kỷ
niệm 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ (7/2015), cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam
Ted Osius đã nhận xét: “… quan hệ Việt-Mỹ đã phát triển lên đến đỉnh cao của sự
tin cậy lẫn nhau…”. Đó là bước tiến vượt bậc mà “ngay cả người trong cuộc cũng
khó mà có thể hình dung được
” như lời đánh giá của cựu Ngoại trưởng Mỹ John
Kerry. Hai thập niên tiếp theo (2015-2035) được dự đoán sẽ là thời kỳ nở rộ về
những thành tựu trong quan hệ Việt-Mỹ trên mọi lĩnh vực. Trước những bước tiến
trong quan hệ Việt-Mỹ, giới học giả nước ngoài có những nhận định, đánh giá đáng chú ý.
Chương 2: Quá trình đổi mới quan điểm về hội nhập quốc tế ở nước ta
trong thời kỳ mới từ 1986
2.1. Quá trình đổi mới tư duy về hội nhập quốc tế
2.1.1. Giai đoạn 1986 – 1995: Xác lập đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở
rộng, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) - Bối cảnh:
Tình hình thế giới: Giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, trên thế giới và khu vực
diễn ra sự chuyển biến sâu sắc. Các nước XHCN tiến hành cải cách, cải tổ, đổi
mới, Liên Xô, và Đông Âu sụp đổ, trật tự thế giới từ 2 cực thành đơn cực (Mĩ).
Chiến tranh khu vực, xung đột vũ trang, sắc tộc, tôn giáo diễn ra ở nhiều nơi song
xu thế chung vẫn là hợp tác và phát triển. Toàn cầu hoá trên thế giới đang diễn ra
rất mạnh mẽ và tác động to lớn đến sự thay đổi của thế giới. Cuộc cách mạng khoa
học - kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát triển nhảy vọt của lực lượng
sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá các lực lượng sản xuất.
Trong nước: Tiếp tục xây dựng CNXH, xây dựng chế độ làm chủ tập thể,
nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới XHCN gắn với sự nghiệp bảo
vệ Tổ quốc. Tình hình kinh tế - xã hội đang có những khó khăn gay gắt; sản xuất
tăng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp, các thế lực thù địch bao vây, cấm vận
về kinh tế và chính trị, đất nước rơi vào khủng hoảng KT-XH; nhân dân giảm lòng
tin đối với sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Nhà nước. Nhìn chung, chúng ta
chưa thực hiện được mục tiêu tổng quát do Đại hội lần thứ V đề ra là về cơ bản ổn
định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng được
diễn ra từ ngày 15 - 18/12/1986 tại Hà Nội. - Đại hội VI:
Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, “nói rõ sự thật”, “đổi mới tư duy”,
Đảng đã đánh giá khách quan tình hình đất nước, thừa nhận những sai lầm trong
xây dựng và phát triển là “chủ quan, duy ý chí” và đề ra chủ trương đổi mới toàn diện.
Đảng ta nhận định: "Xu thế mở rộng phân công, hợp tác giữa các nước, kể
cả các nước có chế độ kinh tế - xã hội khác nhau, cũng là những điều kiện rất quan
trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta". Từ đó, Đảng chủ
trương phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện
mới và đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước ngoài hệ thống
xã hội chủ nghĩa, với các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư
nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi; sử dụng tốt mọi khả năng
mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế và khoa học, kỹ thuật với bên ngoài
để phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”
Thứ nhất, Muốn kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nước ta
phải tham gia sự phân công lao động quốc tế; trước hết và chủ yếu là với Liên Xô,
Lào và Campuchia, với các nước khác trong cộng đồng XHCN.
Thứ hai, Tích cực phát triển và đề ra yêu cầu mở rộng hợp tác kinh tế và
khoa học – kỹ thuật với các nước ngoài hệ thống XHCN, các tổ chức quốc tế và tư
nhân nước ngoài trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.
Bên cạnh đó, Tăng cường đoàn kết của phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản; củng cố sự
hợp tác giữa các đảng anh em trong cuộc đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, ủng hộ
mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng và độc lập dân tộc chống chủ nghĩa đế
quốc, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Mở rộng quan hệ với
tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình. Trên tinh thần bình đẳng, bảo
đảm độc lập, chủ quyền và tôn trọng lẫn nhau, sẵn sàng đàm phán để giải quyết
những vấn đề thuộc quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, bình thường hóa quan
hệ và khôi phục tình hữu nghị giữa hai nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì
hòa bình ở Đông - Nam á và trên thế giới. - Nghị quyết số 13
Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong
tình hình mới với mục tiêu chiến lược và lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta
là củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế; đề
ra chủ trương kiên quyết chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ tình trạng đối đầu
sang đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hoà bình; lợi dụng sự phát triển của
cách mạng khoa học - kỹ thuật và xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới để tranh
thủ vị trí có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế; kiên quyết mở rộng quan hệ
hợp tác quốc tế, ra sức đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.
Nghị quyết 13 đánh dấu sự đổi mới tư duy quan hệ quốc tế, quan hệ đối
ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá. Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị thể
hiện sự đổi mới tư duy của Đảng về nhiều vấn đề then chốt thuộc lĩnh vực đối
ngoại như: quan hệ chính trị quốc tế; mục tiêu đối ngoại; an ninh và phát triển;
đoàn kết quốc tế và tập hợp lực lượng trong quan hệ quốc tế của Việt Nam. Phương
châm đối ngoại “thêm bạn, bớt thù” được hình thành nhằm tiếp tục mở rộng hơn
nữa quan hệ đối ngoại với các nước, các tổ chức quốc tế ngoài phe XHCN trên cơ
sở đề cao lợi ích quốc gia dân tộc của Việt Nam. Sự chuyển hướng này đã đặt nền
móng hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa
phương hóa quan hệ quốc tế. Trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại, từ năm 1989, Đảng
chủ trương xóa bỏ tình trạng độc quyền trong sản xuất và kinh doanh xuất nhập
khẩu. So với chủ trương của Đại hội V là "Nhà nước độc quyền ngoại thương và
trung ương thống nhất quản lý công tác ngoại thương" thì đây là bước đổi mới đầu
tiên trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại của Việt Nam.
Có thể thấy, đất nước lúc đó từng bước mở rộng hợp tác kinh tế ra bên
ngoài, không chỉ quan hệ với các nước trong khối xã hội chủ nghĩa.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) - Bối cảnh:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam được
tiến hành vào tháng 6-1991, trong bối cảnh quốc tế và trong nước đang có những
diễn biến phức tạp. Đó là những biến động đã và đang xảy ra ở các nước xã hội
chủ nghĩa, sự tiến công nhiều phía vào chủ nghĩa xã hội, vào chủ nghĩa Mác -
Lênin và Đảng Cộng sản, những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch quốc
tế hòng xóa bỏ chủ nghĩa xã hội hiện thực và sự hoang mang, dao động trong một
bộ phận lớn những người cộng sản trên thế giới đã tác động mạnh đến tư tưởng và
tình cảm của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam. Đất
nước ta cũng phải đương đầu với các hoạt động phá hoại của các lực lượng thù
địch ở cả trong và ngoài nước. Tình hình kinh tế và đời sống của nhân dân vẫn còn
khó khăn, đất nước vẫn trong tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội. Tuy nhiên,
công cuộc đổi mới được Đảng ta đề ra từ Đại hội lần thứ VI (12/1986), bước đầu
đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhờ đó mà nước ta đã đứng vững và tiếp tục phát triển. - Đại hội VII
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6-1991) đề ra chủ
trương "hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế
độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình",
với phương châm "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế
giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển
". Từ đó hình thành nên chính sách
đối ngoại theo hướng “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.
Đại hội còn nhấn mạnh: “Cần nhạy bén và dự báo được những diễn biến
phức tạp và thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế để có những chủ trương đối
ngoại phù hợp.” Đây là khâu đột phá trong việc thực hiện chủ trương hội nhập
quốc tế. Đại hội lần thứ VII của Đảng chủ trương gắn thị trường trong nước với thị
trường thế giới, giải quyết tốt mối quan hệ giữa thị trường trong nước và thị trường
ngoài nước và có chính sách bảo vệ hàng nội địa và Đại hội cũng đã xác định
nguyên tắc cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế.
Đại hội VII đã đổi mới chính sách đối ngoại với các đối tác cụ thể. Với Lào
và Campuchia, thực hiện đổi mới phương thức hợp tác, chú trọng hiệu quả trên
tinh thần bình đẳng. Với Trung Quốc, chủ trương thúc đẩy bình thường hóa quan
hệ, từng bước mở rộng hợp tác Việt - Trung. Trong quan hệ với khu vực, Đảng chủ
trương phát triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á và châu Á - Thái
Bình Dương, phấn đấu cho một Đông Nam Á hoà bình, hữu nghị và hợp tác. Đối
với Hoa Kỳ, Đảng nhấn mạnh yêu cầu thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
- Hội nghị Trung ương 3 khoá VII
Trong nhiệm kỳ Đại hội VII, quá trình đổi mới tư duy về đối ngoại đa
phương của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện rất rõ tại Hội nghị Trung ương
3 khóa VII (năm 1992). Hội nghị lần thứ 3 của Trung ương (khoá 7) tháng 6- 1992
nhấn mạnh yêu cầu: Đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế; mở rộng cửa để
thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, tiếp cận thị trường
thế giới, trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc gia, tài nguyên, môi trường; hạn chế thấp
nhất các tiêu cực phát sinh trong quá trình mở cửa.
Trong năm 1991, có các sự kiện đã diễn ra:
- 9/2/1991: Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 25-NQ/TW về đổi mới và tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên.
- 30/3/1991: Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 26-NQ/TW về khoa học và công nghệ
trong sự nghiệp đổi mới.
- 7 đến 13/5/1991: Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm và làm việc tại Liên Xô.
- Tháng 8/1991: Đồng chí Võ Văn Kiệt được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng (tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII)
- 12 và 13/9/1991: Hội nghị đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với tên gọi “Việt
Nam con hổ thức giấc”, đây là Hội nghị đầu tiên về chủ đề này được tổ chức tại Mỹ.
- 4/11/1991: Việt Nam được kết nạp là thành viên thứ 156 của Tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol)
- 5 - 11/11/1991: Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn
Kiệt thăm chính thức Trung Quốc. Đây là một sự kiện có ý nghĩa lớn, đánh dấu sự
bình thường hóa quan hệ Việt Nam, Trung Quốc.
Thế giới quan mới về thời đại và cục diện thế giới đã mở đường, tạo điều kiện để
Việt Nam phá thế bao vây cô lập, phát triển rộng rãi quan hệ đối ngoại. Việt Nam
đã lần lượt bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991, với Mỹ năm 1995,
thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng, khu vực và các nước quan trọng trên thế
giới và gia nhập ASEAN năm 1995.
Như vậy, đường lối đối ngoại của Việt Nam từ Đại hội VI đến Đại hội VII đã
có chuyển biến lớn trong nhận thức; chuyển từ đường lối đối ngoại mang
đậm tư tưởng ý thức hệ sang đường lối đối ngoại coi trọng lợi ích quốc gia
và tư tưởng chính trị thực tế. Quan điểm, chủ trương đối ngoại rộng mở
được đề ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, sau đó được
các Nghị quyết Đại hội và Hội nghị Trung ương từ khóa VI đến khóa VII
phát triển đã hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa
dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.
2.1.2 Giai đoạn 1996 - 2010
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) - Bối cảnh:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong
bối cảnh nguy cơ chiến tranh thế giới huỷ diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến
tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo chạy đua vũ trang, hoạt động can
thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Những năm cuối thế kỷ XX, cách mạng
khoa học và công nghệ phát triển nhanh với trình đô Ÿ cao hơn trước, tăng nhanh lực lượng
sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá
nền kinh tế và đời sống xã hội. Chủ nghĩa xã hô Ÿi và phong trào cách mạng thế giới lâm
vào thoái trào. Khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở các nước Đông Nam Á và châu Á lan
rô Ÿng trong khu vực, tác đô Ÿng xấu đến nền kinh tế nước ta. Công cuộc đổi mới ở nước ta
đã tiến hành được 10 năm và đạt được nhiều thành tựu quan trọng về mọi mặt, tạo được
nhiều tiền đề cần thiết cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đất nước
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, cải thiện một bước đời sống vật chất của đông
đảo nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh được củng cố. Tuy nhiên,
Việt Nam vẫn là nước nghèo và kém phát triển, đối diện với các nguy cơ tụt hậu, tham
nhũng, nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa.