-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương ôn tập lịch sử K12-Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội
Môt trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc . Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, vấn đề quan trọng và cấp bách nhất đặt ra trước các nước nước Đồng minh là gì?Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Việt Ngữ học 69 tài liệu
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội 404 tài liệu
Đề cương ôn tập lịch sử K12-Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội
Môt trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc . Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, vấn đề quan trọng và cấp bách nhất đặt ra trước các nước nước Đồng minh là gì?Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Việt Ngữ học 69 tài liệu
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội 404 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47882337 lOMoAR cPSD| 47882337
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I- KHỐI 12 MÔN: LỊCH SỬ Phần I: Lịch sử thế giới
Câu1: Môt trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là:
A. Ngăn chặn các cuộc chiến tranh B: thúc dẩy quan hệ thương mại tự do
C. duy trì hòa bình, an ninh thế gới D. Ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường
Câu 2;Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, vấn đề quan trọng và cấp bách
nhất đặt ra trước các nước nước Đồng minh là gì?
A. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước Phát xít.
B. Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.
C. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
D. Phân chia việc chiếm đóng các nước Phát xít.
Câu 3: Nội dung nào không phải quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta?
A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa Phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
B.Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.
C.Hình thành đồng minh chống phát xít.
D. Thỏa thuận việc đóng quân và phân chia khu vực ảnh hưởng.
Câu 4: Vai trò của Liên Hợp Quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện nay là gì?
A. Liên Hợp quốc thực sự đã trở thành 1 diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy
trì hòa bình và an ninh thế giới.
B. Thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các thành viên trên nhiều lĩnh vực.
C. Ngăn chặn các đại dịch đe dọa sức khỏe loài người, nhằm nâng cao đời sống của người dân .
D.Bảo vệ các di sản trên thế giới, cứu trợ nhân đạo,chống đói nghèo.
Câu 5:Trật tự thế giới 2 cực Ianta được hình thành trên cơ sở:
A. Những quyết định của hội nghị Ianta.
B. Những thỏa thuận sau hội nghị Ianta của 3 cường quốc
C. Những quyết định của hội nghị Ianta cùng với những thỏa thuận sau hội nghị Ianta của 3 cường quốc
D. Những quyết định của các nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốcCâu 6:
Hội nghị Ianta( Liên Xô) diễn ra khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hại:
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
A.Đang bước vào gai đoạn kết thúc B. Đang diễn ra vô cùng ác liệt.
C. Bùng nổ và ngày càng lan rộng D.Đã kết thúc.
Câu 7:Vấn đề gì các cường quốc đồng minh không đặt ra để giải quyết trong hội nghị Ianta?
A. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
B. phân chia thành quả giữa các nước thắng trận .
C. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh
D.Phát triển kinh tế các cường quốc sau chiến tranh.
Câu 8: Nội dung nào Không phải là vấn đề cần giải quyết trước các cường quốc Đồng minh vào đầu năm 1945?
A. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
B. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước phát xít bại trận.
C. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
D. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
Câu 9; Các nước là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hiện nay gồm:
A. Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga B. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Đài Loan.
C. Liên Xô, Mĩ ,Anh, Pháp, Trung Quốc D. Nga, Mĩ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản.
Câu 10:Trụ sở chính của Liên Hợp Quốc được đặt ở đâu?
A. Niu Oóc B.Xan Phranxixco C. Oa sinh tơn D. Caliphoócnia
Câu 11: Tại sao ngày 24-10 hàng năm lại được gọi là “Ngày Liên hợp quốc”?
A. Bản hiến chương Liên Hợp quốc chính thức có hiệu lực.
B.Ngày thông qua Hiến chương thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
C. Ngày 31-10-1947, Đại hội đồng Liên hợp quốc quyết định chọn ngày này.
D. Diễn ra Hội nghị quốc tế tại Xan Phranxixcô( Mĩ) tuyên bố thành lập Liên hợp quốc.Câu
12: Việt Nam đã và đang vận dụng nguyên tắc cơ bản nào của Liên hợp quốc để đối phó với
vấn đề phức tạp ở Biến Đông hiện nay?
A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
D. Chung sống hòa bình và đảm bảo sự nhất trí giữa năm nước lớn.
Câu 13: Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian: 1. Việt Nam và Mĩ bình thường hóa
quan hệ; 2. Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc;3. Việt Nam
được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
A. 1,2,3 B. 3,2,1 C. 1,3,2 D. 2,1,3
Câu 14:Trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội( từ năm 1950
đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX) Liên Xô đi đầu trong lĩnh vực nào ?
A. Công nghiệp quốc phòng
B. Công nghiệp vũ trụ và công nghiệp điện hạt nhân
C. Công nghiệp nặng, chế tạo máy móc, điện lực, hóa chất, hóa dầu
D. Công nghiệp hàng tiêu dùng
Câu 15: Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga từ năm 1991-2000 là ngả về phương Tây, khôi
phục và phát triển mối quan hệ với
A. Các nước châu Á B. Các nước ở khu vực Trung ĐôngC. Các
nước Châu Phi D. Các nước khu vực Mĩ Latinh Câu 16: Ý
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
nghĩa của việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyển tử năm 1949: A. Thể hiện sự
cân bằng về sức mạnh quân sự giữa Liên Xô và Mĩ.
B. Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của nền khoa học- kĩ thuật Xô Viết.
C.Mĩ không còn đe dọa nhân dân thế giới bằng vũ khí nguyên tử.
D. Phá thể độc quyền vũ khí.nguyên tử của Mĩ
Câu 17: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại:
A. Hòa bình, trung lập, không lien kết.
B. Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
C. Tích cực nhăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người.
D. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mĩ.
Câu 18: Liên Bang Nga là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc có quyền như thế nào?
A. Quyền biểu quyết những vấn đề quan trọng tại Hội đồng Bảo An Liên Hợp quốc.
B. Quyền phủ quyết những vấn đề quan trọng tại Hội đồng Bảo An Liên Hợp quốc.
C. Quyền biểu quyết và phủ quyết những vấn đề quan trọng tại Hội đồng Bảo An Liên Hợp quốc.
D. Quyền can thiệp tất cả các vấn đề ở các nước và khu vực khác nhau trên thế giới.
Câu 19: Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:1, Liên Xô phóng thành công vệ tinh
nhân tạo.2,Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.3, Tổng sản lượng công nghiệp của Liên
Xô tăng 73% .4, Liên Xô phóng tàu vũ tụ phương Đông, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
A.2,1,4,3 B.1,2,3,4 C. 1,4,2,3 D. 2,3,1,4
Câu 20: Sự kiện nào đánh dấu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của lời người?
A. Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng. B.Chó Laika- sinh vật sống đầu tiên bay vào vũ trụ.
C. I. Gagarin bay vòng quanh trái đất D. Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
Câu 21: Địa vị pháp lí trên trường quốc tế của Liên Bang Nga sau khi Liên Xô tan rã là
A. Một quốc gia độc lập như các quốc gia cộng hòa khác.
B. Một nước tư bản phát triển, một cường quốc Âu- Á.
C. Tiếp tục duy trì mô hình chủ nghĩa xã hội của Liên Xô.
D. “ quốc gia kế tục Liên Xô”, kế thừa vị trí của Liên Xô trên trường quốc tế.
Câu 22: Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các
nước Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.
B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
C. thắng lợi của phe đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
D. Hệ thống XHCN hình thành và ngày càng phát triển.
Câu 23: Biến đổi của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay
đổi bản đồ chính trị thế giới là?
A. Nhật Bản đạt được sự phát triển “ thần kì”, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
B. Hàn Quốc trở thành “con rồng” kinh tế nổi trội nhất của khực Đông Bắc Á.
C. Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, đi theo con XHCN.
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
D. Hàn Quốc, Hồng Công và Đài Loan trở thành “ con rồng” kinh tế của châu Á.
Câu 24: Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo trình tự thời gian
1. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoar a đời 2. Trên bán đảo Triều Tiên ra đời hai nhà nước.
3. Nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản 4. Trung Quốc thu hồi Hồng Công và Ma Cao.
A. 3,2,1,4 B. 4,2,3,1 C. 3,2,4,1 D. 3,1,2,4
Câu 25:Công cuộc cải cách- mở cửa ở Trung Quốc và đường lối đổi mới ở Việt Nam có điểm gì giống nhau?
A. Đều kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản B. Đều kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc riêng của từng nước.
D. Xuất phát điểm là nền kinh tế lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề.Câu 26: Công
cuộc cải cách- mở cửa ở Trung Quốc( 1978-2000) được đánh giá là A. Góp phần củng
cố hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
B. thành công, biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh nhất thế giới.
C. Đưa Trung Quốc thoát khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973.
D. Bước đi đúng đắn phù hợp với hòa cảnh Trung Quốc trong những năm 80.
Câu 27: Hãy sắp xếp các dữ kiện sau theo trình tự thời gian: 1, Việt Nam và Lào tuyên bố độc
lập; 2,Nước cộng hòa Inđônêxia thống nhất ra đời; 3, nước cộng hòa nhân dân Campuchia được
thành lập; 4, thực dân Pháp trở lại xâm lược Lào
A, 1,3,4,2 B. 1,4,2,3 C. 2,4,3,1 D. 2,3,1,4
Câu 28: Tham gia sáng lập tổ chức ASEAN gồm các nước nào ?
A .Malaixia, Philíppin, Miến Điện, Thái Lan và Xingapo
B Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin
C Malaixia, Inđônêxia, Miến Điện, Thái lan và Xingapo
D Thái Lan, Xingapo, Malaixia, Inđônêxia, Brunây
Câu 29: Sự kiện nào đánh dấu nước Lào bước sang một thời kì mới- xây dựng đất nước, phát triển kinh tế- xã hội?
A. Hiệp định Viêng Chăn về lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào được kí kết( 1973
B. Quân dân Lào tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy , giải phóng hoàn toàn đất nước( từ
tháng 2-> tháng 12-1975).
C. Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào chính thức thành lập(1975).
D. Lào gia nhập tổ chức ÁSEAN( 1997)
Câu 30:Nội dung nào không phải là mục tiêu mà hội nghị cấp cao ASEAN ở Ba li( In đô nê xia)năm 1976 đã nêu ra?
A. Xây dựng những mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.
B. Tạo nên 1 cộng đồng ĐNA hung mạnh trên cơ sở tự cường khu vực.
C. Thiết lập một khu vực hòa bình, tự do, trung lập ở ĐNA.
D. Xây dựng khu vực ĐNA đối trọng với các tổ chức khác.
Câu 31: Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
A. Hầu hết các nước trong khu vực đều đã giành được độc lập ở các mức độ khác nhau.
B. Các nước trong khu vực tiến hành xây dựng, củng cố nền độc lập, ra sức phát triển kinh tế,
văn hóa và đạt nhiều thành tựu quan trọng, có nước trở thành “con rồng” kinh tế ở Châu Á, có
nước bước vào ngưỡng cửa của nước công nghiệp mới.
C. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân các nước trong khu vực ĐNA được nâng cao
hơn so với trước chiến tranh, phúc lợi xã hội được đảm bảo và các nước đều trở thành chứng con rồng Châu Á.
D. Hầu hết các nước ĐNA đều tham gia tổ chức ASEAN- 1 tổ chức hợp tác khu vực về kinh tế-
văn hóa , trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Câu 32: Khi gia nhập tổ chức ASEAN Việt Nam sẽ phải đối đầu với nguy cơ nào dưới đây?
A. Mất quyền tự chủ về kinh tế
B. Sự chống phá của các thế lực thù địch.
C. Mất bản sắc dân tộc, do sự hòa tan về văn hóa
D. Khó xây dựng nền kinh tế công nghệ cao do không đủ tài nguyên.
Câu 33: Cuộc cách mạng của nhân dân CuBa thắng lợi hoàn toàn được đánh dấu bằng sự kiện lịch sử nào?
A. Cuộc tấn công trại lính Môn ca đa của 135 thanh niên yêu nước do Phi đen Cátxtơrô chỉ huy. (26-7-1953)
B. Phi đen Cátxtơrô cùng 81 chiến sĩ trở về nước, tiến hành chiến tranh du kích và phát động
nhân dân đấu tranh vũ trang, lật đổ chế độ độc tài, thành lập nước cộng hòa Cuba(1-1-1959).
C.Tấn công vào bãi biển Hi Rôn.
D. Tấn công vùng núi Xiêra Maêxtra
Câu 34: Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” vì:
A. Diễn ra cuộc binh biến của binh lính và sĩ quan Ai Cập lật đổ vương triều Pha rúc, lập nên nước cộng hòa Ai Cập.
B. Nhiều nước ở Bắc Phi và Tây Phi giàng được độc lập.
C. Các thuộc địa còn lại ở Châu Phi đã giành được độc lập.
D. 17 nước Châu Phi được trao trả độc lập.
Câu 35: Nước nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh?
A. Ác- hen-ti-na B.Bra-xin C. Cu Ba D. Mê-hi-cô.
Câu 36: Thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong qúa trình thực hiện “Chiến lược toàn cầu” là;
A. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949
B.Thắng lợi của cách mạng Cu Ba 1959.
C. Thắng lợi của cách mạng hồi giáo Ỉ-ran năm 1979
D. Thắng lợi của cách mạng VN năm 1975.
Câu 37:Khối quân sự NATO do Mĩ cầm đầu còn gọi là khối gì?
A. Khối Nam Đại Tây Dương B. Khối Bắc Đại Tây Dương C.
Khối Đông Đại Tây Dương D. Khối Tây Nam Đại Tây Dương.
Câu 38: sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô và gây nên cuộc chiến tranh lạnh của Mĩ là:
A. Mĩ thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương(NATO).
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
B. Thông diệp của tổng thống Mĩ Truman tại quốc hội Mĩ(3/1947)CMĩ thực hiện kế
hoạch Mác- san giúp các nước Tây Âu.
D.Mĩ viện tợ khẩn cấp 400 triệu ÚSD cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì, biến hai nước này căn cứ tiền phương chông Liên Xô.
Câu 39:Hãy sắp xếp các dữ kiện sau theo trình tự thời gian phát triển của Tây Âu sau năm 1945: 1. Tây
Âu trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới; 2 .Sau hơn 1 thập kỉ suy
thoái, kinh tế các nước Tây Âu đã phục hồi và phá triển trở lại; 3. Tây Âu đẩy mạnh khôi phục
kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh; 4. Giống như Mĩ và Nhật Bản, Tây Âu lam vào tình trạng
suy thoái,khủng hoảng kéo dài.
A. 1,3,4,2 B.1,2,4,3 C.4,1,3,2 D. 3,1,4,2
Câu 40:Kế hoạch Mác san còn được gọi là:
A. Kế hoạch khôi phục châu Âu B. Kế hoạch phục hưng kinh tế các nước Tây Âu.
C.Kế hoạch phục hưng Châu Âu D. Kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu.
Câu 41 :Nhật Bản thực hiện biện pháp nào để phát triển kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thực hiện 3 cuộc cải cách lớn B,Nhờ vào sự viện trợ của Mĩ
C.Áp dụng những thành tựu về khoa học- kĩ D.Nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô.
Câu 42: Kinh tế Nhật Bản phát triển “ thần kì” trong khoảng thời gian nào?
A.Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến 1950. B.Trong những năm 50 của thế kỉ XX.
C.Từ năm 1960 đến năm 1973 D.Từ năm 1973 đến nay.
Câu 43 : Nhân tố quyết định hàng đầu dẫn đến Nhật Bản nhanh chóng vươn lên thành một siêu cường kinh tế là do:
A. Các công ti Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và tính cạnh tranh cao.
B. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước.
C.Con người được coi là vốn qu nhất.
D. Chi phí cho quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư vào phát triển kinh tế.
Câu 44:Từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực ra sao để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế?
A. Vươn ên trở thành 1 cường quốc về quân sự .
B.Nỗ lực thành 1 cường quốc chính trị
C. Vận đông trở thành ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc.
D.Tăng cường viện trợ đối với các nước khác.
Câu 45: Trong sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân
phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?
A. Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung vốn đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.
B. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học- kĩ thuật
C. “ len lách” xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ.
D. Phát huy truyền thống tự lực tự cường của nhân dân Nhật Bản.
Câu 46: Sự kiện nào đánh dấu việc chấm dứt chiến tranh lạnh?
A. Những năm 1972-1991, Liên Xô và Mĩ đã kí nhiều hiệp ước, hiệp định về hạn chế và thủ tiêu vũ khí hạt nhân.
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
B. Tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh của Tổng thống Mĩ Bu sơ và nhà lãnh đạo Liên Xô Gooc ba chốp(12-1989)
C. Tổ chắc hiệp ước Vác sava ngừng hoạt động(1991)
D. Liên Xô tan rã(12-1991).
Câu 47:Sau chiến tranh lạnh các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển như thế nào?
A. Tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.
B. Hình thành các lien minh khu vực để bảo vệ chủ quyền quốc gia và phát triển kinh tế,
C,Các quốc gia tiến hành nhất thể hóa các tổ chức khu vực để hình thành các lien minh chính trị,quân sự.
D. Tăng cường quan hệ hợp tác với Mĩ.
Câu 48: Hãy xác định nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế nửa sau thế kỉ XX?
A. Chiến tranh lạnh B. Xu thế Toàn cầu hóa C.
Các lien minh kinh tế D. các khối quân sự đối lập.
Câu49 :Quan hệ quốc tế chuyển từ đối đầu sang đối thoại từ:
A. Nữa đầu những năm 70 của TK XX B, Nửa đầu những năm 80 của TK XX.
C. Nửa sau những năm 80 của TK XX D. Nửa đầu những năm 90 của TKXX.
Câu 50 : Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai là;
A. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
B. Khoa học trở thành lực lượng lường sản xuất trực tiếp
C. Làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực
D.Chế tạo ra những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt khủng khiếp.
Câu 51 : Biểu hiện đầu tiên của xu thế Toàn cầu hóa là:
A. Sự phát triển của quan hệ thượng mại quốc tế
B. Sự ra đời của các tổ chức lien kết kinh tế.
C. Sự ra đời của Liên minh Châu Âu(EU).
D. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế và sự ra dời của các tổ chức liên kết kinh tế.
Câu 52: Tại sao gọi là cuộc cách mạng khoa học- công nghệ. A.
Do công nghệ được chú trọng đầu tư phát minh.
B. Công nghệ được áp dụng vào tất cả các ngành sản xuất và đời sống xã hội.
C. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật.
D. Có nhiều phát minh, sang chế trong lĩnh vực công nghệ nhất.
Câu 53: Hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ.
A, Thế giới diễn ra xu thế toàn cầu hóa B. Thế giới diễn ra xu thế nhất thể hóa.
C. Hình thành mối quan hệ hợp tác về khoa học- công nghệ.
D. Hình thành các lien minh quốc tế về khoa học- công nghệ.
Câu 54:Tác động tích cực của cách mạng khoa học- công nghệ là:
A. Sức lao đông của con người được giải phóng .
B. Máy móc được sử dụng trong tất cả các ngành sản xuất và hoạt động của đời sống xã hội.
C. Tăng năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người, đặt ra
yêu cầu cần thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực ,hình thành 1 thị trường thế
giới với xu thế Toàn cầu hóa.
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
D. Tạo ra những sản phẩm, vật dụng tốt, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 1. Vì sao thực dân Pháp tiến hánh khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam? A.
Để bù vào nhừng thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất. B.
Để bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra. C.
Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. D.
Để bù vào nhừng thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất và bù đắp những thiệt hại do
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. .
Câu 2.Trong cuộc khai thác thuộc địa lẩn thứ hai thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào?
A. Công nhiệp chế biến. B. Nông nghiệp và khai thác mỏ.
C. Nông nghiệp và thương nghiệp. D. Giao thông vận tải.
Câu 3. Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp hạn chế phát triển công
nghiệp nặng ở Việt Nam?
A. Nhằm cột chặt nền kinh tê Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
B. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa do nên công nghiệp Pháp sản xuất.
C. Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự và chính trị của Pháp.
D. Nhằm cột chặt nền kinh tê Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế Pháp và biến Việt Nam thành thị
trường tiêu thụ hàng hóa do nên công nghiệp Pháp sản xuất.
Câu 4. Giai cấp nào mới ra đời do hậu quả của việc khai thác của Pháp sau chiến tranh? A.
Công nhản, nông dân, tư sản dân tộc.
B. Tiểu tư sản, tư sản dản tộc.
C. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.
D. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, địa chủ phong kiến.
Câu 5. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam,giai cấp tư sản phân hóa như thế nào?
A. Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp. B. Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.
C. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản. D. Tư sản dân tộc và tư sản công thương.
Câu 6. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng nào hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam?
A. Công nhân. B. Nông dân. C. Tiểu tư sản. D. Tư sản dân tộc.
Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp hoặc tầng lớp nào có đủ khả năng nắm lấy
ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
A. Giai cấp nông dân. B. Giai cấp tư sản dân tộc. C.Giai cấp công nhân. D. Tấng lớp tiểu tư sản.
Câu 8. Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ đâu?
A. Giai cấp tư sản bị phá sản. B. Giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
C. Tầng lớp tiểu tư sản bị chèn ép. D. Thợ thủ công bị thất nghiệp.
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhât, mâu thuẫn nào trở thành mâu thuẫn cơ bản, cấp
bách hàng đầu của cách mạng Việt Nam?
A. Giữa công nhân và tư sản.
B. Giữa nông dân và địa chủ.
C. Giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai
D.Giữa tư sản với nông dân. .
Câu 10. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương, có hai giai
cấp bị phân hoá thành hai bộ phận, đó là các giai cấp nào?
A. Giai cấp nông dân và giai cấp công nhân. B. Giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.
C. Giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp tư sản. D.Giai cấp tư sản dân tộc và tầng lớp tiểu tư sản.
Câu 11. Có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc, phong kiến nhưng thái độ không kiên
định, dễ thỏa hiệp đó là đặc điểm của giai cấp nào?
A. Giai cấp địa chủ phong kiến. B. Giai cấp tư sản.
C. Tầng lớp tư sản dân tộc. D. Tầng lớp tư sản mại bản.
Câu 12. Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) có hai sự kiện trong nước
tiêu biểu nhất, đó là sự kiện nào?
A. Phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son và công nhân Phú Riềng.
B. Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền pháp thả Phan Bội Châu và đám tang Phan Châu Trinh.
C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang nổ tại Sa Diện và Nguyễn Ái Quốc gởi yêu sách đến Hội Nghị Véc-xai.
D. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.
Câụ 13. Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân trong những năm 1919 - 1924 chủ yếu là:
A. Đòi quyền lợi về kinh tế. B. Đòi quyền lợi về chính trị.
C. Đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị. D. Chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.
Câu 14. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào đấu tranh tự giác? A.
Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922).
B. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922).
C. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn ngăn tàu chiến Pháp đi đàn áp cách mạng ở Trung Quốc (8 - 1925).
D. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926). .
Câu 15: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng dắn?
A. Nguyễn Ai Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai (18-6-1919).
B. Nguyyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).
C. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).
D. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6- 1925). Câu 16.
Sự kiện nào dưới đây gắn liền với họat động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô trong những năm 1923-1924?
A. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
B. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
C. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
D. Viết “Bản án chế độ thực dán Pháp”.
Câu 17. Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919-1930 là gi?
A. Từ chủ nghĩa yêu nuớc đến chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
B. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
C. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản.
D. Khởi thảo Cuơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 18. Con đường đi tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường cứu nước
của lớp người đi trước là:
A. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước. B. Đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.
C. Đi sang châu Phi tìm đường cứu nước. D. Đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.
Câu 19. Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách
mạng ở các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với
phong trào cách mạng ở các thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa trong:
A. Đại hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tua (12-1920).
B. Hội nghị Quốc tế nông dân (6-1923).
C. Đai hội Quốc tế Cộng sản lần V (1924).
D. Đai hội đại biểu lần thứ nhất Hội VNCM Thanh niên (5-1929).
Câu 20. Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo:
A. Đời sống công nhân. B. Người cùng khổ (Le Paria).
C. Nhân đạo. D. Sự thật.
Câu 21. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là:
A. Báo Thanh niên. B. Tác phẩm “Đường kách mệnh”.
C. Bản án chế độ thực dân Pháp”. D. Báo “Người cùng khổ”.
Câu 22. Vừa về tới Quảng Châu (Trung Quốc) và trước khi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng
thanh niên, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức chính trị nào?
A. Hội Liên hiệp thuộc địa.
B. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
C. Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam. D. Cộng sản đoàn. .
Câu 23. Việt Nam Quốc dân đảng là một đảng chính trị theo xu hướng nào?
A. Dân chủ vô sản. B. Dân chủ tư sản.
C. Dân chủ tiểu tư sản. D. Dân chủ vô sản và tư sản.
Câu 24. Quá trình phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã dẫn đến sự thành lập
các tổ chức cộng sản nào trong năm 1929?
A. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng.
B. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
C. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D. An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Câu 25. Báo “Búa liềm” là cơ quan ngôn luận của tố chức cộng sản nào được thành lập năm 1929 ở Việt Nam?
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
B. Đông Dương Cộng sản đảng
C. An Nam Cộng sản đảng.
D. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.
Câu 26. Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện nào? A.
Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời (3-1929).
B. Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Việt Nam cách mạng thanh niên (5-1929).
C. Thành lập Đông Dương cộng sản đảng (6-1929).
D. Thành lập An Nam cộng sản đảng (8- 1929).
Câu 27. Trong ba tổ chức cộng sản đựợc thành lập năm 1929, tổ chức nào ra đời sớm nhất? A.
Đông Dương cộng sản liên đoàn.
B. Đông Dương cộng sản đảng.
C. An Nam cộng sản đảng.
D. Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng.
Câu 28. Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam vào năm 1929 có sự hạn chế gì?
A. Nội bộ những người cộng sản Việt Nam chia rẻ, mất đoàn kết, ngăn cản sự phát triển của cáchmạng Việt Nam.
B. Phong trào cách mạng Việt Nam có nguy cơ tụt lùi.
C. Phong trào cách mạng Việt Nam phát triển chậm lại.
D. Kẻ thù lợi dụng để đàn áp cách mạng.
Câu 29. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa các yếu tố nào? A.
Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân.
B. Chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh.
C. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào cồng nhân và phong trào yêu nước.
D. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào tư sản yêu nước. Câu 30.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã họp ở đâu?
A. Quảng Châu (Trung Quốc). B. Ma Cao (Trung Quốc).
C. Cửu Long - Hương Cảng (Trung Quốc). D. Mãn Châu( Trung Quốc).
Câu 31. Tại Hội thành lập Đảng, có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?
A. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng.
B. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.
C. Đông Dương cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.
D. An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.
Câu 32: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hôị nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ( 2- 1930) thể hiện như thế nào?
A. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên để Hội nghị thông qua.
C. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
D. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản
Việt Nam và soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên để Hội nghị thông qua
Câu 33. Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do
đổng chí Nguyễn Aí Quốc khởi thảo, đó là:
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
A. Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
B. Thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để.
C. Tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc.
D. Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc. Câu 34.
Lực lượng cách mạng dể đánh đổ đế quốc và phong kiến được nêu trong Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là lực lượng nào? A. Công nhân và nông dân.
B.Công nhân, nông dân và các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức.
C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản và địa chủ phong kiến.
D. Công nhân, nông dân, tư sản.
Câu 35: Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộmg sản Việt Nam do
Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là gì?
A. Độc lập dân tộc và tự do.
B. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
C. Độc lập dân tộc và dân chủ.
D. Độc lập dân tộc và mọi người sống sung sướng tự do.
Câu 36: Tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân
quyền, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản
mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nội dung của:
A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
B. Điều lệ của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc đự thảo.
C. Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
D. Luận cương chính trị 1930 do Trần Phú khởi thảo.
.Câu 37: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là kết quả tất yếu của:
A. Phong trào dân tộc dân chủ trong nhừng năm 1919-1926.
B. Cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.
C. Phong trào công nhân trong những năm 1925-1927.
D Phong trào công nhân trong những năm 1919-1925.
Câu 38: Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới( 1929-1933) gây ra đối với xã hội Việt Nam là:
A. Làm trần trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.
B. Mâu thuẫn xã hội sâu sắc, phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh mẽ.
C. Nông dân phải chịu cảnh sưu cao, lãi nặng, giá nông phẩm thấp.
D. Nhiều công nhân bị sa thải, người có việc làm thì đồng lương ít ỏi.
Câu 39:Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ
và phát triển của phong trào cách mạng 1930- 1931?
A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
C. ĐCSVN ra đời kịp thời lãnh đạo nhân dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến.
D. Địa chủ phong kiến cấu kết với Thực dân pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dânCâu
40: “ Đả đảo đế quốc”, “ Đả đảo phong kiến” là hai khẩu hiệu của phong trào cách mạng nào
ở Việt Nam trong thời 1930-1945?
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
A. Phong trào 1936-1939 B. Phong trào 1932-1935.
C. Phong trào 1930-1931 D. Phong trào 1939-1945.
Câu 41: Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là:
A. Công nhân bãi công nhân ngày Quốc tế lao động(1-5-1930)
B. Cuộc đấu tranh của nông dân Thái Bình(4-1930).
C. Cuộc đấu tranh của nông dân Hưng Nguyên( 12-9-1930).
D. Thành lập Xô Viết Nghệ- Tĩnh(9-1930).
Câu 42: Điểm khác biệt căn bản của chính quyền Xô Viết Nghệ- Tĩnh so với các hình thức chính
quyền trước đó là gì?
A. Đó là chính quyền đầu tiên giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
B. Đó là chính quyền công- nông- binh.
C.Đó là chính quyền do nhân dân thành lập, phục vụ lợi ích cho nhân dân.
D. Đó là chinh quyền giống các Xô viết ở nước Nga.
Câu 43: Sự khác biệt giữa phong trào đấu tranh của nông dân Nghệ- Tĩnh với phong trào đấu
tranh cả nước năm 1930 là:
A. Những cuộc biểu tình đặt ra mục tiêu cải thiện đời sống.
B. Nông dân đấu tranh bằng lưc lượng chính trị.
C. Nông dân chưa có khẩu hiệu cụ thể.
D.Những cuộc đấu tranh có vũ trang tự vệ.
Câu 44: Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng Sản đã xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là:
A. Chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc.
B. Chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.
C. Chống chủ nghĩa phát xít, giành ruộng đất cho nông dân.
D. Chống chủ nghĩa đế quốc, phát xít và phong kiến tay sai.
Câu 45: Lý do chuyển hướng chủ trương cách mạng của Đảng ta trong những năm 1936-1939 là:
A. Sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.
B. Tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi.
C. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng gay gắt.
D. Chính phủ mặt trận nhân dân Pháp đã lên cầm quyền ở Pháp.
Câu 46: Năm 1936, Đảng đã đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi:
A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương,
B Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương D. Mặt trận Việt Minh.
Câu 47: Phong trào đấu tranh công khai rộng lớn của quần chúng trong cao trào 1936-1939 mở đầu bằng sự kiện:
A. Bùng nổ phong trào Đông Dương đại hội
B.Vận động thành lập ủy ban trù bị Đông Dương đại hội
C. Thành lập các ủy ban hành động ở nhiều địa phương.
D. Đón phái viên của chính phủ Pháp sang Đông Dương.
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
Câu 48: Điểm khác nhau căn bản về chủ trương sách lược của ĐCSĐD tại Hội nghị Trung ương
tháng 7-1936 so với Luận cương chính trị( 10-1930) là:
A. Xác định nhiệm vụ vủa cách mạng Đông Dương là chống đế quốc, chống phong kiến.
B, Xác định vai trò của lien minh công- nông và vai trò lãnh đạo của ĐCS.
C . Xác định cách mạng Đông Dương là 1 bộ phận của cách mạng thế giới.
D. Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Câu 49:Nghị quyêt hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 11/1939 có ý nghĩa:
A. Mở đầu chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng- đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
B. nhấn mạnh việc đăt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
C. Bổ sung làm rõ việc đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
D. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng- đạt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Câu 50: Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939-945 là
A. Đánh đuổi đế quốc giành độc lập dân tộc.
B.Đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ,
C. Lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.
D.Lật đổ chế độ phản động thuộc địa, cải thiện dân sinh
Câu 51: Sự áp bức bóc lột dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật dẫn đến hậu quả gì?
A. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với phát xít Nhật gay gắt.
B. . Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Đông Dương với phát xít Nhật sâu sắc C.
Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp- Nhật sâu sắc.
D. . Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Đông Dương với Nhật- Pháp sâu sắc.
Câu 52: Nội dung quan trọng nhất của Hội nghị trung ương Đảng tháng 11/1939 là:
A. Xác định Nhật là kẻ thù chủ yếu
B. Xác định 2 nhiệm vụ chủ yếu là cách mạng ruộng đất và giải phóng dân tộc.C. Xác định cách
mạng ruộng đất là nhiệm vụ chủ yếu D, Đưa vấn đề giải phngs ân tộc lên hàng đầu.
Câu 53: Nội dung nào không nằm trong nghị quyết hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939 là:
A. Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu B. Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
C. Dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền D. Xác định phát xít Nhật là kẻ thù chủ
yếuCâu 54: Hội nghị Ban chấp hành trung ương ĐCSĐD tháng 11/1939 đã chủ trương thành
lập: A. Mặt trận dân chủ Đông Dương B. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương D. Mặt trận Việt Minh.
Câu 55: Tại hội nghị lần thứ 8 BCH trung ương ĐCSĐD( 5-1941), Nguyễn Ái QUốc đã có chủ
trương thành lập hình thức mặt trận có tên gọi là gì?
A. Mặt trận Việt Nam dộc lập đồng minh
B. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. C. Mặt trận Liên Việt
D. Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.
Câu 56: Trong hội nghị Ban chấp hành trung ương 8( 5/1941) của Đảng đã xác định nhiệm vụ
trọng tâm của toàn Đảng toàn dân là:
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
A. tiến hành khởi nghĩa B. chuẩn bị khởi nghĩa
C. Xây dựng căn cứ D. giác ngộ quần chúng .
Câu 57: Điểm giống nhau của Hội nghị BCH Trung ương 8( 5/1941) và hội nghị BCH Trung ương 6( 11/1939) là
A. Đặt nhiệm vụ dân chủ lên hàng đầu B.
Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tọc lên hàng đầu.
C. Đặt nhiệm vụ ruộng đất lên hàng đầu
D. Đặt nhiệm vu chống phát xít và chiến tranh đế quốc lên hàng đầu
Câu 58: Điểm mới của Hội nghị tháng 5/1941 với Hội nghị tháng 11/1939 Ban chấp hành trung ương 6( 11/1939) là:
A.Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi để chốn đế quốc.
B. Đê cao nhiệm vụ giải phóng dân tôc, chống đế quốc và chống phong kiến.
C. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ỏ Đông Dương.
D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.
Câu 59: Hôị nghị nào đã xác định hình thái khởi nghia của cách mạng tháng Tám là đi từ khởi
nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa?
A. Hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 11/ 1939.
B. Hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 5/1941
C. Hội nghị quân sự Bắc Kì tháng 4/ 1945
D. Hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 8/1945.
Câu 60: Vì sao Hội nghị trung ương Đảng lần thứ VIII( 5/1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối
với cách mạng tháng Tám 1945?
A. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
B. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị trung ương lần thứ VI.
C. Giải quyết được vấn đề ruông đát cho nông dân.
D. Củng cố được khối đoàn kết toàn dân.
Câu 61: Tổ chức nào được thành lập vào ngày 22/12/ 1944?
A. Trung đội cứu quốc quân III B. Việt Nam giải phóng quân.
C. Chính phủ lâm thời nước VNDCCH D. Đội VN tuyên truyền giải phóng quân.
Câu 62: Khu giải phóng Việt Bắc được ví như:
A. Căn cứ địa của cách mạng cả nước B. Thủ đô kháng chiến.
C. Trung tâm đầu não kháng chiến D. Hình ảnh thu nhỏ của nước Việt nam độc lập.
Câu 63: Bản chỉ thị: “ Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ( 12/3/1945) của Ban
thường vụ Trung ương ĐCSĐD xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là
A. phát xít Nhật B. Thực dân Pháp C. PX Nhật và TD Pháp D. TD Pháp và tay sai.
Câu 64: “ Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang cực độ.
Điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến”( SGK , Lịch sử 12, trang 115)
Điều kiện khách quan thuận lợi được đề cập đến trong đoạn trích trên cần được hiểu là;
A. Quần chúng đã sẵn sàng nổi dậy đấu tranh B. Các lực lượng vũ trang đã vào vị trí chiến đấu.
C. Quân đồng minh đã ủng hộ , giúp đỡ nhân dân Việt Nam tiến hành tổng khởi nghĩa.
D. Kẻ thù duy nhất của nhân dân Việt Nam đã ngã gục.
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
Câu 65: Đâu không phải là điều kiện bùng nổ cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Đảng và quần chúng nhân dân đã sàng hành động
B. Lực lượng trung gian đã ngả hẳn vè phía cách mạng.
C. Phát xít Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương.D. Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh
không điều kiện. Câu 66: Cho các sự kiện sau:
1: Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện.
2: Quân Nhật vượt biên giới Việt- Trung, tiến vào miền Bắc nước ta.
3: Nhật đảo chính lât đổ Pháp ở Đông Dương.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian;
A. 2,3,1 B. 1,2,3 C. 3,2,1 D. 1,3,2.
Câu 67: Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam diễn ra
A. Từ nông thôn đén thành thị, thắng lợi ở thành thị có ý nghĩa quyết định.
B. Từ thành thị đến nông thôn, tháng lợi ở nông thôn có ý nghĩa quyết định.
C. Kết hợp giữa thành thị và nông thôn, thắng lợi ở thành thị có ý nghĩa quyết định
D. Kết hợp giữa thành thị và nông thôn, thắng lợi ở nông thôn có ý nghĩa quyết định.
Câu 68: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 là gì?
A. Truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta.
B. Liên minh công nông vững chắc,
C. Phát xít Nhật bị Hồng quân Liên Xô và phe đồng minh đánh bại, kẻ thù chính của nhân dân
Đông Dương đã ngã gục.
D. Sự lánh đạo tài tình của ĐCS ĐD. Đứng đầu là chủ tịch HCM.
Câu 69. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 có ý nghĩa quốc tế như thế nào?
A. Mở ra bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
B. Đưa nhâ dân ta trở thành người làm chủ chế độ mới.
C. Tác động, cổ vũ cách mạng thế giới.
D. Khai sinh ra nhà nước công, nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Câu 70: Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã vận dụng bài học kinh nghiệm gì từ phong trào cách mạng 1930-1931?
A. Tổ chức lực lượng yêu nước rộng rãi trong mặt trận dân tộc thống nhất.
B. Giành và giữ chính quyền
C. Phân hóa và cô lập kẻ thù D. Chớp thời cơ.
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com)