Đề cương ôn tập - Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Đề cương ôn tập - Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ NGOẠI GIAO
CÂU 1:
MỞ BÀI:
Năm 980, Lê Hoàn lên ngôi vua, lập ra triều Tiền Lê. Nhà Tiền Lê bắt đầu từ năm
980 và kết thúc vào năm 1009 với ba triều vua:
Lê Đại Hành (Lê Hoàn) trị vì từ T7 năm 980 đến T3 năm 1005
Lê Trung Tông (Lê Long Việt) ở ngôi 3 ngày trong năm 1005
Lê Ngọa Triều (Lê Long Đĩnh) từ năm 1005 đến năm 1009.
Sau chiến thắng quân xâm lược Tống, đất nước sạch bóng quân thù, nhưng nguy
cơ bị xâm lấn vẫn còn đe dọa từ cả hai phía Bắc và Nam Tổ quốc nên công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ vương triều đã đặt ra nhiều thử thách với triều
đình nhà Tiền Lê. Mặc dù vậy, trong tồn tại của vương triều Tiền Lê, gần 30 năm
đất nước đã có những bước phát triển trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là trong chính
sách đối ngoại.
THÂN BÀI:
Sau 12 năm trị vì (968-980), về nội trị cũng như ngoại giao, nhà Đinh đạt được rất
nhiều thành tựu to lớn. Riêng về ngoại giao, đã có sách lược thích đáng đối với nhà
Nam Hán rồi nhà Tống, đặc biệt là tranh thủ được việc phong tước. Qủa thật, triều
đại Tiền Lê đã kế thừa những thành công đó. Mặc dù là một triều đại ngắn, có
nhiều loạn lạc, bất động nội bộ, nhưng theo em, bang giao thời tiền lê trong thời
này khá thành công ở những điểm sau đây:
Thứ nhất, trong cuộc kháng chiến chống Tống. Sau khi được tiến cử lên ngôi vào
năm 980, Lê Hoàn vẫn giữ mối quan hệ bang giao với nhà Tống dưới danh nghĩa là
Đinh Toàn. Cũng chính lúc đó, Nhà Tống lợi dụng tình thế nước ta mà nảy sinh ý
đồ và không lâu sau đó đã đem quân sang xâm lược Đại Cồ Việt.Tuy nhiên với
nghệ thuật quân sự tài tình, khéo léo, Lê Hoàn đã thẳng tay đánh bại chúng. Sau
chiến tranh, với vị thế của 1 nước lớn, nhà Tống không phục. Tuy nhiên với nỗ lực
của mình, Lê Đại Hành đã chủ động nối lại bang giao để chấm dứt tìnhtừ 982-985
trạng chiến tranh và khôi phục quan hệ hòa hiếu giữa 2 nước bằng cách cử sứ giả
sang Tống, cho nước ta cơ hội định đoạt lại vị thế của mình với nhà Tống. Đến
tháng 10/986, vua Tống đã sai Lý Nhược Chuyết, Lý Giác mang chế sách sang
phong chức An Nam Tiết độ sứ cho Lê Hoàn. Điều đó đồng nghĩa với việc, Lê
23:42 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ NGOẠI GIAO
about:blank
1/4
Hoàn đã được vua Tống công nhận quyền tự trị đất nước của mình và từ bỏ mưu
đồ thôn tính.
Thứ hai, trong thời kỳ hoà bình, vua Lê đã thực hiện chính sách vừa mềm dẻo để
giữ vững mối quan hệ hòa hảo giữa hai nước nhưng cũng đủ cứng rắn để hạn chế
thái độ hống hách, ngang ngược của nhà Tống.
Chứng minh:
Năm 987, vua Tống một lần nữa sai Lý Giác sang sứ nước ta. Đối với sứ
thần có học thức, giỏi văn thơ như Lý Giác, vua Lê Đại Hành có cách ứng
xử rất văn hóa, dùng thơ đối thơ, dùng nghĩa tình đãi nghĩa tình. Đoàn đón
sứ của ta bố trí cho Lý Giác đi trên chiếc thuyền có nhà sư Đỗ Thuận dưới
danh nghĩa là chủ thuyền, cùng Lý Giác ngắm cảnh, ngâm thơ khiến cho sứ
nhà Tống vô cùng khâm phục để rồi khi vào triều từ biệt vua Lê Hoàn, sử
ghi “Lý Giác lạy ra về”. Hành động ấy đã thể hiện sự tôn quý, coi trọng của
Lý Giác đối với vị anh hùng vĩ đại của nước Đại Việt ta. Được sứ giả nhà
Tống kính phục, tôn trọng vua Việt như vua Trung Quốc, từ đó biên cương
phía Bắc được vững bền.
Với những đối đượng khác nhau, Lê Hoàn lại có những đường lối ngoại
giao độc đáo khác nhau. Ba năm sau, vua Tống sai Tống Cảo đem chiếu
thư của vua Tống để sách phong cho vua ta thêm hai chữ “Đặc tiến”. Với sứ
thần có thái độ hống hách như vậy, ông dùng đối sách vô cùng cứng rắn,
biểu dương sức mạnh nước Đại Việt. Vua cho người sang tận biên giới rước
sứ thần. Ông cũng muốn nhân lúc này tỏ rõ sức mạnh quân sự của Đại Cồ
Việt. Khi sứ nhà Tống tới Hoa Lư đã trông thấy cảnh dưới sông chiến thuyền
tinh kỳ san sát. Bên các sườn núi, quân lính võ phục chỉnh tề, gươm giáo
sáng lòa. Trên các cánh đồng, hàng nghìn trâu, bò rong ruổi đen đặc, bụi bay
mù mịt. Sứ Tống không thể không thấy sự hùng cường, giàu mạnh của nước
Việt. Bên cạnh đó, dù phải quỳ lạy khi nhận chiếu thư của thiên triều theo
nghi lễ ngoại giao phong kiến, nhưng Lê Hoàn tìm lý do từ chối.
Thứ ba, trong thời kỳ loạn lạc, anh em tranh nhau cướp ngôi, vua Lê Ngọa Triều
vẫn giữ được mối quan hệ hoà hiếu với nhà Tống. Đế Long Đĩnh là người đặc biệt
coi trọng bang giao hữu hảo với nhà Tống. Nhận biết được ý định nhà Tống mang
quân sang đánh nước ta, vua Lê Long Đĩnh cử ngay chánh sứ sang nhà Tống dâng
cho Hoàng Đế Tống con tê ngưu trắng và xin ban cho một bộ kinh Đại Tạng; đồng
thời và xin phong tước cho Lê Long Đĩnh. Vua Tống rất vừa ý, không chỉ đồng ý
cho kinh Đại Tạng mà còn phong Lê Ngọa Triều làm Giao Chỉ Quận Vương Tiết
Độ Sứ. Có thể nói, đây là lần đầu tiên nước ta cho người sang cầu kinh bên Trung
23:42 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ NGOẠI GIAO
about:blank
2/4
Hoa. Kinh Đại tạng là một bộ sách vô cùng vĩ đại, là kết tinh từ trí tuệ siêu việt của
nhiều cao tăng Trung Hoa. Rõ ràng, về đối ngoại với nhà Tống, đế Long Đĩnh đã
thành công, tránh được một cuộc xâm lăng cận kề, giữ yên được bờ cõi độc lập tự
chủ với phương châm thời vua cha “thần phục giả hiệu, độc lập thực chất”.
Trong 30 năm tồn tại, nhà tiền Lê đã sang Bắc Tống 7 lần và 11 lần tiếp đón sứ nhà
Bắc Tống. Trong đó, 2 lần đón sứ giả và một lần sang sứ trong năm 980. Cùng thời
gian đó, vua Tống cũng cử sứ thần sang nước ta (9 phái bộ). Trong những lần đón
tiếp sứ thần này, bằng các biện pháp khác nhau, Lê Hoàn luôn chứng minh cho sứ
thần thấy sức mạnh của Đại Cồ Việt, cũng như ý chí độc lập, tự cường, tự chủ,
quyết bảo vệ non sông gấm vóc của nhà Tiền Lê, tuy ngỏ ý “thần phục” Thiên triều
nhưng điều đó không có nghĩa là Lê Hoàn cúi mình. Ông thực hiện chính sách
“trong xưng đế, ngoài xưng vương” để thể hiện một ý chí mà tất cả các đế vương
dưới thời phong kiến nước ta đều theo đuổi: “Tự coi mình như một “Tiểu Trung
Quốc” ở phía Nam đối với các nước chư hầu, ngang hàng với nước Trung Quốc ở
phía Bắc.” Đó là đường lối ngoại giao đầy chất trí tuệ và uyên bác của một bậc
quân vương, duy trì TRẬT TỰ “DĨ HỌA VI TRUNG”.
So sánh với nhà Hồ:
Dù đều phải đổi mặt với những cuộc xâm lược từ Trung Hoa, trong khi nhà Hồ bị
khuất phục trước vó ngựa quân minh, Đại Việt rơi vào cảnh lầm than, tăm tối thì
thời Tiền Lê vẫn giữ vững được nền độc lập. Điều này đã phần nào chứng tỏ sự ưu
việt, có tính vượt trội của nền ngoại giao thời Tiền Lê, có thể bảo vệ yếu tố độc lập
sau chiến tranh.
TỔNG KẾT:
Có thể nói, trong xuyên suốt triều đại của mình, nhà Tiền Lê đã có chính sách đối
ngoại khôn khéo, cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược. Bên cạnh đó,
ngoại giao triều đại này đã kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống ngoại giao
của nhà Đinh. Tạo tiền đề cho những nền ngoại giao của các triều đại khác nhau.
Không những thế, ngoại giao thời Tiền Lê đã góp phần hỗ trợ cho đấu tranh quân
sự trong thời kỳ kháng chiến chống Tống, vừa gìn giữ hòa bình cho Đại Cồ Việt,
vừa giữ mối bang giao hòa hảo với nhà Tống.
LIÊN HỆ NGÀY NAY:
- Là một nền ngoại giao thành công, “nguyên tắc là bất biến, sách lược là dĩ
biến”. Ngày này, ta cần đề cao vào nền ngoại giao hòa bình, đường lối ngoại
23:42 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ NGOẠI GIAO
about:blank
3/4
giao nhất quán, hòa bình, nhưng vẫn phải giữ vững độc lập dân tộc. Củng cổ
nền ngoại giao hiện tại trong bối cảnh hội nhập.
23:42 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ NGOẠI GIAO
about:blank
4/4
| 1/4

Preview text:

23:42 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ NGOẠI GIAO
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ NGOẠI GIAO CÂU 1: MỞ BÀI:
Năm 980, Lê Hoàn lên ngôi vua, lập ra triều Tiền Lê. Nhà Tiền Lê bắt đầu từ năm
980 và kết thúc vào năm 1009 với ba triều vua:
Lê Đại Hành (Lê Hoàn) trị vì từ T7 năm 980 đến T3 năm 1005
Lê Trung Tông (Lê Long Việt) ở ngôi 3 ngày trong năm 1005
Lê Ngọa Triều (Lê Long Đĩnh) từ năm 1005 đến năm 1009.
Sau chiến thắng quân xâm lược Tống, đất nước sạch bóng quân thù, nhưng nguy
cơ bị xâm lấn vẫn còn đe dọa từ cả hai phía Bắc và Nam Tổ quốc nên công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ vương triều đã đặt ra nhiều thử thách với triều
đình nhà Tiền Lê. Mặc dù vậy, trong gần 30 năm tồn tại của vương triều Tiền Lê,
đất nước đã có những bước phát triển trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là trong chính sách đối ngoại. THÂN BÀI:
Sau 12 năm trị vì (968-980), về nội trị cũng như ngoại giao, nhà Đinh đạt được rất
nhiều thành tựu to lớn. Riêng về ngoại giao, đã có sách lược thích đáng đối với nhà
Nam Hán rồi nhà Tống, đặc biệt là tranh thủ được việc phong tước. Qủa thật, triều
đại Tiền Lê đã kế thừa những thành công đó. Mặc dù là một triều đại ngắn, có
nhiều loạn lạc, bất động nội bộ, nhưng theo em, bang giao thời tiền lê trong thời
này khá thành công ở những điểm sau đây:
Thứ nhất, trong cuộc kháng chiến chống Tống. Sau khi được tiến cử lên ngôi vào
năm 980, Lê Hoàn vẫn giữ mối quan hệ bang giao với nhà Tống dưới danh nghĩa là
Đinh Toàn. Cũng chính lúc đó, Nhà Tống lợi dụng tình thế nước ta mà nảy sinh ý
đồ và không lâu sau đó đã đem quân sang xâm lược Đại Cồ Việt.Tuy nhiên với
nghệ thuật quân sự tài tình, khéo léo, Lê Hoàn đã thẳng tay đánh bại chúng. Sau
chiến tranh, với vị thế của 1 nước lớn, nhà Tống không phục. Tuy nhiên với nỗ lực
của mình, từ 982-985 Lê Đại Hành đã chủ động nối lại bang giao để chấm dứt tình
trạng chiến tranh và khôi phục quan hệ hòa hiếu giữa 2 nước bằng cách cử sứ giả
sang Tống, cho nước ta cơ hội định đoạt lại vị thế của mình với nhà Tống. Đến
tháng 10/986, vua Tống đã sai Lý Nhược Chuyết, Lý Giác mang chế sách sang
phong chức An Nam Tiết độ sứ cho Lê Hoàn. Điều đó đồng nghĩa với việc, Lê about:blank 1/4 23:42 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ NGOẠI GIAO
Hoàn đã được vua Tống công nhận quyền tự trị đất nước của mình và từ bỏ mưu đồ thôn tính.
Thứ hai, trong thời kỳ hoà bình, vua Lê đã thực hiện chính sách vừa mềm dẻo để
giữ vững mối quan hệ hòa hảo giữa hai nước nhưng cũng đủ cứng rắn để hạn chế
thái độ hống hách, ngang ngược của nhà Tống.  Chứng minh:
Năm 987, vua Tống một lần nữa sai Lý Giác sang sứ nước ta. Đối với sứ
thần có học thức, giỏi văn thơ như Lý Giác, vua Lê Đại Hành có cách ứng
xử rất văn hóa, dùng thơ đối thơ, dùng nghĩa tình đãi nghĩa tình. Đoàn đón
sứ của ta bố trí cho Lý Giác đi trên chiếc thuyền có nhà sư Đỗ Thuận dưới
danh nghĩa là chủ thuyền, cùng Lý Giác ngắm cảnh, ngâm thơ khiến cho sứ
nhà Tống vô cùng khâm phục để rồi khi vào triều từ biệt vua Lê Hoàn, sử
ghi “Lý Giác lạy ra về”. Hành động ấy đã thể hiện sự tôn quý, coi trọng của
Lý Giác đối với vị anh hùng vĩ đại của nước Đại Việt ta. Được sứ giả nhà
Tống kính phục, tôn trọng vua Việt như vua Trung Quốc, từ đó biên cương
phía Bắc được vững bền.
Với những đối đượng khác nhau, Lê Hoàn lại có những đường lối ngoại
giao độc đáo khác nhau
. Ba năm sau, vua Tống sai Tống Cảo đem chiếu
thư của vua Tống để sách phong cho vua ta thêm hai chữ “Đặc tiến”. Với sứ
thần có thái độ hống hách như vậy, ông dùng đối sách vô cùng cứng rắn,
biểu dương sức mạnh nước Đại Việt. Vua cho người sang tận biên giới rước
sứ thần. Ông cũng muốn nhân lúc này tỏ rõ sức mạnh quân sự của Đại Cồ
Việt. Khi sứ nhà Tống tới Hoa Lư đã trông thấy cảnh dưới sông chiến thuyền
tinh kỳ san sát. Bên các sườn núi, quân lính võ phục chỉnh tề, gươm giáo
sáng lòa. Trên các cánh đồng, hàng nghìn trâu, bò rong ruổi đen đặc, bụi bay
mù mịt. Sứ Tống không thể không thấy sự hùng cường, giàu mạnh của nước
Việt. Bên cạnh đó, dù phải quỳ lạy khi nhận chiếu thư của thiên triều theo
nghi lễ ngoại giao phong kiến, nhưng Lê Hoàn tìm lý do từ chối.
Thứ ba, trong thời kỳ loạn lạc, anh em tranh nhau cướp ngôi, vua Lê Ngọa Triều
vẫn giữ được mối quan hệ hoà hiếu với nhà Tống. Đế Long Đĩnh là người đặc biệt
coi trọng bang giao hữu hảo với nhà Tống. Nhận biết được ý định nhà Tống mang
quân sang đánh nước ta, vua Lê Long Đĩnh cử ngay chánh sứ sang nhà Tống dâng
cho Hoàng Đế Tống con tê ngưu trắng và xin ban cho một bộ kinh Đại Tạng; đồng
thời và xin phong tước cho Lê Long Đĩnh. Vua Tống rất vừa ý, không chỉ đồng ý
cho kinh Đại Tạng mà còn phong Lê Ngọa Triều làm Giao Chỉ Quận Vương Tiết
Độ Sứ. Có thể nói, đây là lần đầu tiên nước ta cho người sang cầu kinh bên Trung about:blank 2/4 23:42 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ NGOẠI GIAO
Hoa. Kinh Đại tạng là một bộ sách vô cùng vĩ đại, là kết tinh từ trí tuệ siêu việt của
nhiều cao tăng Trung Hoa. Rõ ràng, về đối ngoại với nhà Tống, đế Long Đĩnh đã
thành công, tránh được một cuộc xâm lăng cận kề, giữ yên được bờ cõi độc lập tự
chủ với phương châm thời vua cha “thần phục giả hiệu, độc lập thực chất”.
Trong 30 năm tồn tại, nhà tiền Lê đã sang Bắc Tống 7 lần và 11 lần tiếp đón sứ nhà
Bắc Tống. Trong đó, 2 lần đón sứ giả và một lần sang sứ trong năm 980. Cùng thời
gian đó, vua Tống cũng cử sứ thần sang nước ta (9 phái bộ). Trong những lần đón
tiếp sứ thần này, bằng các biện pháp khác nhau, Lê Hoàn luôn chứng minh cho sứ
thần thấy sức mạnh của Đại Cồ Việt, cũng như ý chí độc lập, tự cường, tự chủ,
quyết bảo vệ non sông gấm vóc của nhà Tiền Lê, tuy ngỏ ý “thần phục” Thiên triều
nhưng điều đó không có nghĩa là Lê Hoàn cúi mình. Ông thực hiện chính sách
“trong xưng đế, ngoài xưng vương” để thể hiện một ý chí mà tất cả các đế vương
dưới thời phong kiến nước ta đều theo đuổi: “Tự coi mình như một “Tiểu Trung
Quốc” ở phía Nam đối với các nước chư hầu, ngang hàng với nước Trung Quốc ở
phía Bắc.” Đó là đường lối ngoại giao đầy chất trí tuệ và uyên bác của một bậc
quân vương, duy trì TRẬT TỰ “DĨ HỌA VI TRUNG”.
So sánh với nhà Hồ:
Dù đều phải đổi mặt với những cuộc xâm lược từ Trung Hoa, trong khi nhà Hồ bị
khuất phục trước vó ngựa quân minh, Đại Việt rơi vào cảnh lầm than, tăm tối thì
thời Tiền Lê vẫn giữ vững được nền độc lập. Điều này đã phần nào chứng tỏ sự ưu
việt, có tính vượt trội của nền ngoại giao thời Tiền Lê, có thể bảo vệ yếu tố độc lập sau chiến tranh. TỔNG KẾT:
Có thể nói, trong xuyên suốt triều đại của mình, nhà Tiền Lê đã có chính sách đối
ngoại khôn khéo, cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược. Bên cạnh đó,
ngoại giao triều đại này đã kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống ngoại giao
của nhà Đinh. Tạo tiền đề cho những nền ngoại giao của các triều đại khác nhau.
Không những thế, ngoại giao thời Tiền Lê đã góp phần hỗ trợ cho đấu tranh quân
sự trong thời kỳ kháng chiến chống Tống, vừa gìn giữ hòa bình cho Đại Cồ Việt,
vừa giữ mối bang giao hòa hảo với nhà Tống. LIÊN HỆ NGÀY NAY:
- Là một nền ngoại giao thành công, “nguyên tắc là bất biến, sách lược là dĩ
biến”. Ngày này, ta cần đề cao vào nền ngoại giao hòa bình, đường lối ngoại about:blank 3/4 23:42 6/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ NGOẠI GIAO
giao nhất quán, hòa bình, nhưng vẫn phải giữ vững độc lập dân tộc. Củng cổ
nền ngoại giao hiện tại trong bối cảnh hội nhập. about:blank 4/4