Đề cương ôn tập Luật biển quốc tế - Law | Học viện Tòa án
Theo quy định của Công ước Luật Biển 1982, các Khẳng đinh sau đây đúnghay sai? tại sao? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LUẬT BIỂN QUỐC TẾ
I. BÁN TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm)
Theo quy định của Công ước Luật Biển 1982, các Khẳng đinh sau đây đúng hay sai? tại sao? 1.
Đường cơ sở của quốc gia ven biển là ranh giới pháp lý phía trong của vùng lãnh hải. Đúng
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Luật biển Việt Nam năm 2018
không đưa ra định nghĩa cụ thể về đường cơ sở là gì. Tuy nhiên Điều 9, Điều 11 Luật
biển Việt Nam khi quy định về nội thủy và lãnh hải thì có quy định về định nghĩa của 2 vùng này.
Như vậy từ hai định nghĩa của nội thủy và lãnh hải có thể đưa ra một định
nghĩa về đường cơ sở là gì? như sau: Đường cơ sở là đường ranh giới phía trong của
lãnh hải và phía ngoài của nội thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định
ra phù hợp với công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 để làm cơ sở xác
định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. 2.
Tàu ngầm không được phép đi qua không gây hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển. Sai
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 UNCLOS
1982 thì có trường hợp Tàu
thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi
qua không gây hại trong lãnh hải nếu chấp hành đúng các nội dung quy định trong Công ước này. 3.
Trong mọi trường hợp, đường cơ sở của quốc gia ven biển phải là ngấn nước triều
thấp nhất dọc theo bờ biển. Sai
Căn cứ theo Điều 5,7 UNCLOS thì việc xác định cơ sở của quốc gia ven biển
phải phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, địa hình của quốc gia ven biển. Cùng với đó,
cũng có 2 phương pháp xác định đường sơ sở quốc gia ven biển.
Phương pháp xác định đường cơ sở thông thường được áp dụng đối với các
quốc gia có bờ biển tương đối bằng phẳng, không lồi lõm ven bờ và ngấn nước thủy
triều xuống thấp nhất thể hiện khá rõ ràng.
Phương pháp xác định đường cơ sở thẳng được các nước có đường bờ biển
khúc khuỷu, lồi lõm, bị khoét sâu… áp dụng để xác định đường cơ sở của quốc gia mình. 4.
Quốc gia ven biển không được kết hợp hai phương pháp đường cơ sở thông thường
và đường cơ sở thẳng trong cùng một hệ thống đường cơ sở của mình. Sai Điều 14 UNCLOS 5.
Trong mọi trường hợp, đường cơ sở thẳng không được kéo đến hay xuất phát từ các
bãi cạn lúc nổi lúc chìm. Sai Khoản 4 Điều 7 UNCLOS 6.
Trong mọi trường hợp, tàu thuyền nước ngoài không được đi qua không gây hại
trong nội thủy của quốc gia ven biển. Sai
Pháp luật các nước thường quy định tài thuyền nước ngoài muốn vào nội thuỷ
của quốc gia đó thì phải xin phép. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ tàu
thuyền nước ngoài được phép đi qua không gây hại và không phải xin phép quốc gia
ven biển đó như: Tàu thuyền nước ngoài được quyền đi qua không gây hại tại một số
vùng nước thuộc nội thuỷ nếu những vùng này chỉ trở thành bộ phận của nội thuỷ do
quốc gia ven bờ khi sử dụng phương pháp đường cơ sở thẳng để xác định chiều rộng
của lãnh hải đã gộp vào nội thuỷ ( ) Khoản 2 Điều 8 UNCLOS 7.
Trên cơ sở nguyên tắc tự do biển cả, quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của
tàu thuyền nước ngoài không bị đình chỉ. Sai
Dựa trên nguyên tắc tự do biển cả quy định tại Điều 87 UNCLOS thì tất cả các
quốc gia đều được hưởng quyền này trong vùng lãnh hải của quốc gia ven biển. Tuy
nhiên, khi thực hiện quyền này thì các quốc gia thực hiện việc đi qua không gây hại
trong lãnh hải không được làm phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của
quốc gia ven biển, trật tự an toàn trên biển.
Và cũng theo quy định tại Khoản 3 Điều 25 UNCLOS Nếu quốc gia đó có
hành vi vi phạm các quy định do Công ước này điều chỉnh hoặc pháp luật do quốc
gia ven biển đó quy định thì quốc gia vi phạm này có thể sẽ bị đình chỉ quyền đi qua
không gây hại tại lãnh hải nơi quốc gia đó vi phạm. 8.
Khi đi qua vùng lãnh hải của quốc gia ven biển, tàu thuyền nước ngoài có thể phải đi
theo các tuyến đường hàng hải do quốc gia ven biển ấn định. Đúng Khoản 1 Điều 22 UNCLOS 9.
Nếu nhận thấy các nguy hiểm về hàng hải có thể xảy ra trong lãnh hải của mình,
quốc gia ven biển có nghĩa vụ phải thông báo mọi cho tàu thuyền nước ngoài. Đúng Khoản 2 Điều 24 UNCLOS 10.
Trong mọi trường hợp, quốc gia ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình
sự đối với vụ việc xảy ra trên tàu nước ngoài đang thực hiện quyền đi qua không gây
hại trong lãnh hải của quốc gia đó. Sai
Trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 27 UNCLOS 11.
Luật biển quốc tế điều chỉnh mọi quan hệ xã hội nảy sinh trong quá trình khai thác, sử dụng biển. Đúng
Luật biển quốc tế là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc tế điều
chỉnh quan hệ giữa các quốc gia và chủ thể khác phát sinh trong quá trình khai thác và sử dụng biển.
Đây là những quan hệ về xác lập chủ quyền và quyền chủ quyền trên các vùng
biển, về một số lĩnh vực như hợp tác trong khai thác và sử dụng tài nguyên biển, về
bảo vệ môi trường biển, về giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình khai thác và sử dụng biển…
12. Trong mọi trường hợp, tàu thuyền nước ngoài không được dừng lại thả neo khi đi
qua lãnh hải của quốc gia ven biển. Sai
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 UNCLOS thì việc đi qua lãnh hải
của quốc gia ven biển phải liên tục và nhanh chóng. Tuy nhiên, ngoại lệ có trường
hợp tàu thuyền nước ngoài được dừng lại và thả neo trong trường hợp gặp phải các
sự cố về hàng hải hoặc sự kiện bất kháng, gặp nạn hoặc vì mục đích cứu giúp người,
tàu thuyển hay phương tiện bay đang lâm nguy hoặc mắc nạn. 13.
Liên hợp quốc là cơ quan ban hành ra Công ước luật biển năm 1982. Đúng
Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 được thông qua
bởi Hội nghị của Liên hợp quốc về Luật Biển lần thứ 3 vào ngày 30/4/1982. 13.
Công ước luật biển năm 1982 là nguồn duy nhất của luật biển quốc tế. Sai
Luật biển quốc tế là một lĩnh vực pháp luật rộng lớn, bao gồm nhiều chủ thể
thực thi và tuân thủ các quy định chung về biển cả quốc tế. Vì vậy, UNCLOS không
thể điều chỉnh hết mọi vấn đề xảy ra trong quá trình khai thác và sử dụng biển.
Cùng với đó, ngoài UNCLOS là nguồn cơ bản của Luật biển quốc tế thì còn
có các loại nguồn khác như: Điều ước quốc tế (Công ước Montreux, Công ước 1888,
Hiệp định về trao trả kênh đào Panama 1977…), tập quán quốc tế và các nguồn bổ trợ khác… 14.
Tất cả các vũng đậu tàu đều có quy chế pháp lý của nội thủy. Sai
Căn cứ theo Điều 12 UNCLOS thì vũng đậu tàu thực chất là vùng nước thực
hiện 2 chức năng: (1) Cho phép các tàu trú ngụ khi gặp bão, (2) Làm khu neo đậu
cho tàu thuyền trong trường hợp chờ để được vào các vùng biển của quốc gia ven biển.
Vì vậy, vũng đậu tàu nằm trong vùng biển nào thì sẽ có quy chế pháp lý của
vùng biển đó. Trong trường hợp nếu một vũng đậu tàu tồn tại một phần nằm trong
lãnh hải, một phần nằm trong vùng tiếp giáp lãnh hải thì vũng đậu tàu này sẽ được
coi là một phần của lãnh hải. 15.
Trong luật biển quốc tế, “nguyên tắc tự do biển cả” loại bỏ sự tồn tại của nguyên tắc
“đất thống trị biển”. Sai
Về lý luận, hai nguyên tắc tự do biển cả và đất thống trị biển có xuất phát
điểm khác nhau. Hai nguyên tắc tồn tại trong Luật Biển quốc tế là cơ sở để bảo vệ
cho các nhóm lợi ích vừa có sự đối lập vừa có sự thống nhất với nhau, đó là lợi ích
của các quốc gia ven biển, lợi ích của quốc gia khác và lợi ích của cộng đồng quốc tế
trong quá trình sử dụng biển.
Nguyên tắc Đất thống trị biển cụ thể hoá các quyền của quốc gia ven biển khi
xác lập chủ quyền lãnh thổ tại vùng nội thuỷ, lãnh hải và các quyền chủ quyền trên
các vùng tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa quốc gia.
Trong khi đó nguyên tắc Tự do biển cả một mặt là sự giới hạn cần thiết đối với
việc vận dụng nguyên tắc đất thống trị biển để mở rộng chủ quyền quốc gia ven biển
ra phía ngoài biển cả; mặt khác bảo đảm các quyền tự do trên biển cho mọi quốc gia
(bao gồm cả quốc gia ven biển) trên biển cả và vào các vùng biển thuộc chủ quyền
và quyền tài phán của quốc gia khác.
16. Nội thủy là vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển. Đúng
Nội thuỷ là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia, nằm tiếp liền với bờ biển và
phía trong đường cơ sở.
Điều 10 Luật Biển Việt Nam quy định Chế độ pháp lý của nội thuỷ như sau:
“Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như
trên lãnh thổ đất liền.”
Định nghĩa nêu trên đã thể hiện rõ vị trí của nội thuỷ. Theo đó, ranh giới phía
trong của nội thuỷ là đường bờ biển và ranh giới phía ngoài của nội thuỷ chính là đường cơ sở. 17.
Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển. Đúng
Điều 11 Luật Biển Việt Nam định nghĩa về “Lãnh hải”: “Lãnh hải là vùng
biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của
lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.”
Vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển bao gồm: Nội thuỷ và lãnh hải. 18.
Quốc gia ven biển có thể mở rộng chủ quyền của mình ra đến ranh giới ngoài của lãnh hải. Đúng
Lãnh hải là vùng biển nằm bên ngoài và tiếp liền với nội thủy của một quốc
gia. Nó kết hợp giữa hai khái niệm: lãnh thổ (đất liền) và biển.
Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 quy định: “Mọi quốc gia đều có quyền ấn
định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ
đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước.”
Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải,
cũng như đến đáy và lòng đất của biển này.
Vì vậy, có thể mở rộng nhưng không được vượt quá 12 hải lý. 19.
Quốc gia ven biển phải xác định chiều rộng lãnh hải tính từ bờ biển của quốc gia đó. Sai
Tính từ đường cơ sở theo Điều 3 UNCLOS 20.
Phương pháp đường cơ sở thẳng chỉ được áp dụng khi bờ biển của quốc gia ven biển khúc khuỷu, lồi lõm. Sai
Khúc khuỷu, lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc
theo bờ biển theo Điều 7 UNCLOS 21.
Trong mọi trường hợp, tàu thuyền nước ngoài không được dừng lại thả neo khi đi
qua lãnh hải của quốc gia ven biển. Giống câu 12. 22.
Chỉ tàu thuyền của các quốc gia có biển mới được đi qua không gây hại trong lãnh
hải của quốc gia ven biển. Sai Điều 17 UNCLOS 23.
Chỉ tàu thuyền của các quốc gia là thành viên Công ước luật biển năm 1982 mới có
quyền được đi qua không gây hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển Sai
Theo Điều 17 Công ước Luât biển 1982 thì “với điều kiện phải chấp hành
Công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được
hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải”
Những quốc gia chưa tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển
(UNCLOS) vẫn có quyền “đi qua không gây hại” theo nguyên tắc của UNCLOS.
Điều này áp dụng cho tất cả các quốc gia, bất kể họ đã tham gia hiệp ước hay không.
Tuy nhiên, việc thực hiện quyền này phụ thuộc vào tình hình cụ thể và sự thỏa thuận
giữa các quốc gia liên quan. 24.
Tàu ngầm nước ngoài có thể được đi nổi nếu như chỉ đi qua lãnh hải mà không vào
nội thủy của quốc gia ven biển. Sai
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 UNCLOS quy định “Ở trong lãnh hải, tàu
ngầm và các phương tiện đi ngầm khác buộc phải đi nổi và phải treo cờ quốc tịch.”
Buộc phải đi nổi trong mọi trường hợp. 25.
Đối với tàu dân sự nước ngoài chỉ đi qua lãnh hải mà không vào nội thủy, quốc gia
ven biển không được bắt tàu phải dừng lại để thực hiện quyền tài phán dân sự của
mình đối với một người ở trên con tàu đó. Đúng Khoản 1 Điều 28 UNCLOS 26.
Trong mọi trường hợp, quốc gia ven biển không được áp dụng các biện pháp trừng
phạt hoặc biện pháp đảm bảo về mặt dân sự đối với tàu nước ngoài đang đi qua lãnh hải. Sai
Khoản 2 Điều 28 UNCLOS quy định… trừ trường hợp ngoại lệ đó là “nếu
không phải vì những nghĩa vụ đã cam kết hay các trách nhiệm mà con tàu phải đảm
nhận trong khi đi qua hoặc để được đi qua vùng biển của quốc gia ven biển.” 27.
Tàu thuyền nước ngoài khi đi qua lãnh hải của quốc gia ven biển phải tôn trọng cách
bố trí phân chia các luồng giao thông do quốc gia ven biển quy định. Đúng Khoản 1 Điều 22 UNCLOS 28.
Để trấn áp việc buôn lậu ma túy và các chất kích thích, quốc gia ven biển có thể thực
hiện việc khám xét tàu nước ngoài đang đi qua lãnh hải của mình. Đúng
Điểm d Khoản 1 Điều 27 UNCLOS quy định:
“1. Quốc gia ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình sự của mình ở trên
một tàu nước ngoài đi qua lãnh hải để tiến hành việc bắt giữ hay tiến hành việc dự
thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu trong khi nó đi qua lãnh hải,
trừ các trường hợp sau đây:
d) Nếu các biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy hay các chất kích thích.”
Ngoài ra các quy định của Luật Biển Việt Nam cũng quy định về vấn đề này
dựa trên UNCLOS (điểm d Khoản 2 Điều 30, Khoản 2 Điều 39 Luật Biển Việt Nam.) 29.
Để đảm bảo an ninh, quốc gia ven biển có thể tạm đình chỉ quyền đi qua không gây
hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải của mình. Đúng Khoản 3 Điều 25 UNCLOS 30.
Nội thủy là vùng nước nằm ở phía trong đường cơ sở của quốc gia ven biển./ Nội
thuỷ của quốc gia quần đảo là toàn bộ vùng nước nằm phía trong đường cơ sở của quốc gia quần đảo. Sai
Khoản 1 Điều 8 UNCLOS quy định như sau: “1. Trừ trường hợp đã được quy
định ở Phần IV, các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội thủy của quốc gia.”
Trường hợp ngoại lệ của quy định này đó là trường hợp của quốc gia quần
đảo. Quốc gia quần đảo là quốc gia hoàn toàn được cấu thành bởi một hay nhiều
quần đảo và có thể bao gồm một số quần đảo khác.
Nó bao gồm các tuyến đường thuỷ như sông và kênh, hoặc nước trong các
vịnh nhỏ. Theo đó, nội thuỷ của quốc gia quần đảo được xác định theo căn cứ quy
định tại Điều 47 và Điều 50 UNCLOS. Ranh giới nội thuỷ của quốc gia quần đảo là
đường cơ sở của quần đảo đã được vạch ra theo đúng quy định tại Điều 9, 10, 11
UNCLOS mà không phải là toàn bộ vùng nước nằm phía trong đường cơ sở của quốc gia quần đảo.
31. Quốc gia ven biển không được kết hợp hai phương pháp đường cơ sở thông thường
và đường cơ sở thẳng trong cùng một hệ thống đường cơ sở của mình. Sai Điều 14 UNCLOS 32.
Các quốc gia đều có quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm trong vùng tiếp giáp
lãnh hải của của quốc gia ven biển. Sai
Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, các quốc gia khác không có quyền tự do đặt dây
cáp và ống dẫn ngầm. Vùng tiếp giáp lãnh hải không phải là lãnh hải thuộc chủ
quyền của quốc gia và cũng không phải là một bộ phận của biển quốc tế. Nó chỉ là
vùng biển quốc gia ven bờ có quyền tài phán trong một số lĩnh vực .
Do đó, việc đặt dây cáp và ống dẫn ngầm trong vùng này phải tuân theo quy
định của quốc gia ven biển và được phê duyệt theo quy trình hợp pháp căn cứ theo
quy định tại Khoản 1 Điều 58 dẫn chiếu đến Điều 87 UNCLOS 1982 và Điều 16 Luật biển Việt Nam. 33.
Toà án Luật Biển chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải
thích hay áp dụng các quy định của UNCLOS. Sai
Theo khoản 2 Điều 288 Công ước Luật biển 1982, Toà án “có thẩm quyền xét
xử bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng một điều ước
quốc tế có liên quan đến mục đích của Công ước và đã được đưa ra cho Toà án theo
đúng quy định của điều ước này”.
Ngoài ra, Toà án cũng có thẩm quyền đối với những tranh chấp liên quan đến
việc giải thích và áp dụng các thỏa thuận quốc tế khác liên quan đến mục đích của
công ước hay tất cả những vấn đề của bất kỳ một thỏa thuận nào trao thẩm quyền
cho Tòa theo Điều 21 Quy chế Tòa án Quốc tế về Luật biển: “Toà án có thẩm quyền
đối với tất cả các vụ tranh chấp và tất cả các yêu cầu được đưa ra Toà theo đúng
Công ước, và đối với tất cả các trường hợp được trù định rõ trong mọi thoả thuận
khác, giao thẩm quyền cho Toà án”. 34.
Chỉ có các tàu chiến mới có thẩm quyền bắt giữ vì lý do cướp biển. Sai Điều 107 UNCLOS 1982. 35.
Tại vùng lãnh hải của quốc gia, lực lượng tuần tra kiểm soát biển của Việt Nam
không được phép bắt người, điều tra tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài
trong bất kỳ trường hợp nào. Sai
Điều 30, Điều 31 Luật biển Việt Nam 2012 36.
Theo quy định của UNCLOS, Toà án Luật biển chỉ có thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp giữa các quốc gia là thành viên của UNCLOS. Sai
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 288 Công ước Luật biển 1982 thì Toà án Luật biển
quốc tế có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên cũng như
tất các thực thể khác không phải quốc gia thành viên của Công ước trong tất cả các
trường hợp liên quan đến việc quản lý và khai thác Vùng – Di sản chung của nhân
loại. Bên cạnh đó, Toà còn giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và
áp dụng Công ước trong lĩnh vực thực hiện các quyền chủ quyền, quyền tài phán của
quốc gia ven biển, quyền tự do của quốc gia khác về hàng hải, hàng không, đặt dây
cáp, ống dẫn ngầm, đối với tài nguyên sinh vật thuộc vùng đặc quyền kinh tế. “Điều 288. Thẩm quyền
2. Một tòa án nói ở Điều 287 cũng có thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp nào liên
quan đến việc giải thích hay áp dụng một điều ước quốc tế có liên quan đến các mục
đích của Công ước và đã được đưa ra cho mình theo đúng điều ước này.” 37.
Hiện nay Việt Nam mặc nhiên được coi là chấp nhận thẩm quyền của Toà án trọng
tài theo phụ lục VII UNCLOS để giải quyết tranh chấp về giải thích, áp dụng công ước. Đúng
Điều 22 Luật biển Việt Nam 2012
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
1. Trình bày nguyên tắc, phương pháp phân định vùng đặc quyền kinh tế và thực
tiễn phân định vùng đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam và các nước?
2. Trình bày nội dung và tác động của nguyên tắc đất thống trị biển đến sự hình
thành và quy chế pháp lý của các vùng biển
3. Trình bày nguyên tắc, phương pháp phân định vùng thềm lục địa và thực tiễn
phân định vùng thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước?
4. Trình bày các phương pháp xác định đường cơ sở và liên hệ thực tiễn xác định
đường cơ cở của Việt Nam.
5. Trình bày nội dung và tác động của nguyên tắc đất thống trị biển đến sự hình
thành và quy chế pháp lý của các vùng biển
6. Trình bàỳ cơ cấu tổ chức, thẩm quyền và trình tự tố tụng của Toà án Luật Biển
quốc tế và đánh giá khả năng áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của Toà án luật
biển đối với các tranh chấp biển của Việt Nam ở biển Đông?
7. Trình bày cách thức xác định biên giới quốc gia trên biển và thực tiễn xác định
biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam?
8. Trình bày nội dung nguyên tắc công bằng được áp dụng trong phân định biển và
thực tiễn áp dụng nguyên tắc này trong phân định biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam?