Đề cương ôn tập Luật hiến pháp | Đại học Nội Vụ Hà Nội
Đối tượng điều chỉnh:+ Là những QHXH phát sinh trong các hoạt động của con người+ Ngành luật hiến pháp tác động đến những QHXH đó+ Thiết lập một trật tự xã hội nhất định phù hợp với ý trí mục tiêu quản lýcủa nhà nước.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45740413
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
1. Trình bày đối tượng điều chỉnh của ngành LHP?
Đối tượng điều chỉnh:
+ Là những QHXH phát sinh trong các hoạt động của con người
+ Ngành luật hiến pháp tác động đến những QHXH đó
+ Thiết lập một trật tự xã hội nhất định phù hợp với ý trí mục tiêu quản lý của nhà nước
- Luật hiến pháp chỉ điều chỉnh những QHXH cơ bản quan trọng nhất mà các quan
hệ đó tạo thành nền tảng của chế độ nhà nước và XH có liên quan đế việc thực hiện
quyền lực nhà nước. (*) Quyền lực nhà nước
+ Lập pháp thuộc về quốc hội
+ Hành pháp thực thi pháp luật UBND
+ Tư pháp: Quyền xét xử tòa án
(*) Lĩnh vực chính trị
Luật hiến pháp điều chỉnh những quan hệ XH cơ bản như: QHXH liên quan đến việc
xác định nguồn gốc của quyền lực nhà nước, các QHXH xác định mối quan hệ giữa
Nhà nước, Đảng cộng sản VN, Mặt trận Tổ quốc VN và các tổ chức thành viên của
mặt trận, các quan hệ Xh xác định chính sách đối nội, đối ngoại của nước ta,… những
quan hệ xh này là cơ sở để xác định chế độ chính trị của nước CHXHCNVN. (*) Lĩnh
vực kinh tế- điều chính những quan hệ XH
+ Các thành phần kinh tế của nước ta
+ Xác định chính sách nhà nước
+ QHXH xác định các hình thức sở hữu
+ Vai trò của nhà nước trong quản lý nền kinh tế quốc dân (*)
Lĩnh vực xã hội- văn hóa- giáo dục + Chăm sóc nhân dân
+ Phát triển giáo dục trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa
+ Xây dựng phát triển nền văn hóa
(*) Lĩnh vực quan hệ giữa công dân và nhà nước + Điều chỉnh QHXH
+ Xác định đại vị pháp lý cơ bản của công dân
+ Vấn đề quốc tịch, quyền và nghĩa vụ cơ bản lOMoAR cPSD| 45740413
(*) Lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước + Điều chỉnh QHXH + Cơ cấu tổ chức
2. Vị trí ngành LHP trong hệ thống pháp luật VN? -
Hệ thống pháp luật Việt Nam được tạo thành bởi nhiều ngành luật khácnhau. -
Mỗi ngành Luật đều có vị trí độc lập -
Ngành LHP có vị trí đặc biệt, LHP là một ngành luật độc lập mà còn có
vịtrí là ngành luật chủ đạo của toàn hệ thống -
Vị trí của LHP thiết lập “ Con đường” bảo đảm “Hướng đi” cho sự hình
thành phát triển của hệ thống PLVN -
LHP đóng vai trò tạo nền tảng, dẫn dắt sự phát triển của PLVN -
Do ngành LHP là nền tảng hình thành các ngành luật khác nên nhiều
ngànhluật thể chế hóa các tư tưởng. Trong nhiều trường hợp nếu các QPPL của các
ngành luật đã lỗi thời và không còn phù hợp với tư tưởng QPPL tương ứng của ngành
LHP thì các quan hệ PL đó sẽ bị vô hiệu hóa. 3. Hoàn cảnh ra đời Hiến pháp 1946?
-Sau CM T8 1945, NN VN ra đời NN phải ban hành hệ thống PL để quản lý
XH trong đó HP là đạo luật cơ bản trong hệ thống PL đó.
-Ngày 20.9.1945 CP lâm thời ra Sắc lệnh thành lập ban dự thảo HP gồm 7
người do CT HCM đứng đầu.
-Tháng 11/1945, Ban dự thảo đã hoàn thành công việc và bản dự thảo HP được
công bố cho toàn dân thảo luận.
-02/3/1946, quốc dân đại hội họp phiên đầu tiên (QH khóa I, kỳ họp thứ nhất)
tại Hà nội và bầu ra ban dự thảo HP gồm 11 người do CT HCM đứng đầu.
-Ngày 09/11/1946, QH thông qua bản HP đầu tiên của nước VN Dân chủ cộng hoà.
-Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bung nổ. Do hoàn cảnh chiến
tranh HP 1946 ko được chính thức công bố tinh thần và nội dung của HP 1946 được
áp dụng để điều hành mọi hoạt động của NN.
4. Nội dung cơ bản Hiến pháp 1946?
Bản Hiến pháp được hiến ban hành ngày 9/11/1946 tại kì họp thứ 2 Quốc hội
khóa I với 240 phiếu tán thành trên tổng số 242 phiếu 2 lOMoAR cPSD| 45740413
- Hiến pháp năm 1946 gồm 7 chương và 70 điều. Lời nói đầu cuả Hiến pháp
xác định 3 nguyên tắc cơ bản, chính ba nguyên tắc này đã thể hiện ba đặc điểm cơ
bản của Hiến pháp năm 1946 là:
+ Đoàn kết dân tộc, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo
+ Đảm bảo quyền tự do dân chủ
+ Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân
=> Hiến pháp đầu tiên của nước ta - Hiến pháp năm 1946 là một bản hiến pháp dân
chủ, tiến bộ không kém bất kì một bản hiến pháp nào trên TG. Mẫu mực tiến bộ không
kém kỳ một bản hiến pháp nào. Cô đọng, mạch lạc, dễ hiểu,…
Hiến pháp ra đời khẳng định mạnh mẽ về mặt pháp lý chủ quyền Quốc gia của
nhân dân VN, ghi nhận thành quả vĩ đại của nhân dân ta.
5. Vì sao phải ban hành Hiến pháp 1959?
Sau chiến thắng Điện biên phủ 1954, theo Hiệp định Giơnevơ 20.7.1954, nước
ta tạm thời chia thành 2 miền. Việc thống nhất đất nước sẽ do chính quyền 2 miền
hiệp thương trong vòng 5 năm nhưng trên thực tế hiệp định này bị phá hoại.
-Miền Nam: Với sự giúp đỡ của đq Mỹ, chính quyền SG thành lập ra CP Việt Nam cộng hoà
-Miền Bắc: Cải tạo và xây dựng XHCN: XD KT công nghiệp (gc công nhân),
KT nông nghiệp (nông dân tập thể), KT tư sản (gc TS dân tộc bị cải tạo của NN). Gc
địa chủ bị đánh đổ
Với một cơ cấu chính trị thay đổi, nhiệm vụ CM thay đổi (độc lập dân tộc và
CN XH) NN phải ban hành HP mới và QH khoá 1 kỳ họp thứ 6 (19.12.1956
25.1.1957) đã ra Nghị quyết về sửa đổi HP 1946 để thành lập HP mới và thành lập uỷ
ban dự thảo sửa đổi HP 1946.
QH khoá 1, kỳ hợp thứ 11 đã thông qua HP 1959 vào ngày 31.12.1959 và được
công bố ngày 01.1.1960 với tên HP của nước Việt Nam dân chủ CH.
6.Phân tích khái niệm quốc tịch? -
Quốc tịch là chế định cơ bản của Luật Hiến Pháp về địa vị pháp lý của
côngdân, là tiền đề pháp lí bắt buộc để cá nhân có thể được hưởng các quyền và nghĩa
vụ của công dân của Nhà nước -
Về mặt nội dung, nội dung của quốc tịch thể hiện mối quan hệ pháp
lýchính trị giữa cá nhân cụ thể với chính quyền nhà nước nhất định. Trong mỗi chế lOMoAR cPSD| 45740413
độ Nhà nước khác nhau, quốc tịch có nội dung khác nhau. Nội dung của quốc tịch
phụ thuộc vào kiểu nhà nước và cơ sở kinh tế - xã hội. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội
có một kiểu nhà nước, mỗi nhà nước lại có một nội dung mối quan hệ nhà nước -
công dân tương ứng. Quốc tịch là chế định pháp lí có tính chất tổng hợp, quy định
mối quan hệ mọi mặt giữa cá nhân với nhà nước -
Quốc tịch thể hiện mối hệ có tính ổn định rất cao, bền vững về mặt
thờigian. Mối quan hệ này không dễ dàng bị thay đổi và chỉ có thể thay đổi trong
những trường hợp đặc biệt, với những điều kiện hết sức khắt khe -
Về mặt không gian mối quan hệ này hoàn toàn không bị giới hạn. Khi
đã làcông dân của một Nhà nước, người đó phải chịu sự tác động và chi phối mọi mặt
bởi chính quyền nhà nước dù người đó có ở bất kì nơi nào, trong nước hay nước
ngoài. Mặt khác, người đó luôn được nhà nước đảm bảo cho hưởng các quyền và thực
hiện nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước.
=> Từ sự phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về quốc tịch như sau: “ Quốc
tịch là mối quan hệ pháp lý - chính trị có tính chất lâu dài, bền vững, ổn định cao về
mặt thời gian, không bị giới hạn về mặt không gian giữa cá nhân cụ thể với chính
quyền nhà nước nhất định.”
7. Các đặc trưng cơ bản về quyền con người?
Quyền con người có đặc trưng cơ bản là:
a/ Tính phổ biến ( universal rights)
Tính phổ biến thể hiện ở chỗ quyền con người là những quyền thiên bẩm, vốn
có của con người và được thừa nhận cho tất cả mọi người trên trái đất, không phân
biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, địa vị xã hội, giới tính b/ Tính không
thể chuyển nhượng ( inalienable rights)
Các quyền con người được quan niệm là các quyền tự nhiên, thiêng liêng và
bất khả xâm phạm như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Các quyền
này gắn liền với cá nhân mỗi một người và không thể chuyển nhượng cho bất kì người
nào c/ Tính không thể phân chia ( indivisible rights)
Các quyền con người gắn kết chặt chẽ với nhau, tương hỗ lẫn nhau, việc tách
biệt, tước bỏ hay hạn chế bất kì quyền nào đều tác động tiêu cực đến giá trị nhân phẩm
và sự phát triển của con người. 4 lOMoAR cPSD| 45740413
d/ Tính liên hệ và phu thuộc lẫn nhau
Các quyền con người dù là các quyền dân sự, chính trị hay các quyền kinh tế,
xã hội, văn hóa cũng đều có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Chẳng hạn quyền tiếp
cận thông tin , quyền học tập là tiền đề để con người có điều kiện thực hiện các quyền
khác, không có quyền sống thì sẽ không có quyền nào cả. 8. Phân tích khái niệm
Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân. VD? -
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ được
xácđịnh trong Hiến pháp trên các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa,
là cơ sở để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể khác của công dân và cơ sở chủ
yếu để xác định địa vị pháp lí của công dân
Trong bất kì nhà nước nào, địa vị pháp lý của công dân được hình thành bởi
tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa một bên là xã hội, nhà
nước với một bên khác là công dân. Nội dung những quy phạm pháp luật tạo nên địa
vị pháp lý của công dân ở những nước khác nhau thì có những nét khác nhau, bởi vì
địa vị pháp lý của công dân phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của
mỗi nhà nước. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng địa vị pháp lý của công dân các nhà
nước trên thế giới ngày nay cũng có nhiều nét giống nhau: -
Ở hầu hết các nhà nước, địa vị pháp lý của công dân về cơ bản được
quyđịnh trong hiến pháp - luật cơ bản của nhà nước, văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất của nhà nước. -
Địa vị pháp lý của công dân được quy định chủ yếu là các quyền, tự do
vànghĩa vụ của công dân. -
Ở các nhà nước thực sự dân chủ, các quyền và nghĩa vụ được quy định
gắnliền với các biện pháp bảo đảm thực hiện. Vì pháp luật là một bộ phận của kiến
trúc thượng tầng do điều kiện kinh tế - xã hội quyết định nên địa vị pháp lý của công
dân mỗi nước bị chi phối bởi điều kiện kinh tế - xã hội của nhà nước. Nếu một nước
lạc hậu, cơ sở kinh tế nghèo nàn, nhân dân không đủ cơm ăn, áo mặc thì các quyền
về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội không có điều kiện vật chất để thực hiện đầy đủ.
Ngược lại nếu cơ sở kinh tế giàu có, nhân dân có mức sống cao thì sẽ có đầy đủ điều
kiện vật chất để thực hiện các quyền mà hiến pháp và pháp luật ghi nhận.
Như chúng ta đã biết, quyền và nghĩa vụ của công dân không những được quy
định trong hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước mà còn được cụ thể hóa ưong lOMoAR cPSD| 45740413
các văn bản pháp luật khác. Tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về quyền và
nghĩa vụ của công dân tạo nên quy chế pháp lý của công dân. Tuy nhiên, chúng ta
cũng phải thấy rằng trong việc hình thành quy chế pháp lý của công dân, những quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp đóng vai trò quan trọng nhất. 9.
Phân tích nguyên tắc quyền con người, quyền công dân không thể tách rờinghĩa vụ? -
Quyền và nghĩa vụ là hai mặt của quyền con người và công dân.
Con người, công dân muốn được đảm bảo các quyền thì phải thực hiện các
nghĩa vụ. Gánh vác, thực hiện nghĩa vụ là điều kiện đảm bảo cho các quyền
con người và công dân được thực hiện. Trong xã hội chúng ta, không thể có
một người nào đó chỉ có hưởng quyền mà không gánh vác nghĩa vụ. Ngược
lại, cũng không có một tầng lớp nào trong xã hội luôn phải thực hiện nghĩa vụ
mà không được hưởng quyền lợi. Quyền và nghĩa vụ luôn phải đi đôi với nhau. -
Nhà nước đảm bảo cho con người và công dân những quyền lợi
hợp phápnhưng mặt khác cũng đòi hỏi mọi người, mọi công dân phải thực hiện
nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình -
Khi mỗi người thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ của mình tức là đảm
bảo chongười khác thực hiện quyền lợi của họ, Đối với mối quan hệ giữa Nhà
nước và cá nhân cũng vậy. Nhà nước chỉ có thể đảm bảo cho các cá nhân quyền
lợi hợp pháp của họ chừng nào mà các cá nhân và tổ chức của họ thực hiện
nghiêm chỉnh nghĩa vụ đối với Nhà nước. 10.
Nguyên tắc việc thực hiện quyền con người, quyền công dân, không
đượcxâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền vầ lợi ích hợp pháp của người khác. -
Sự xác lập nguyên tắc việc thực hiện quyền con người, quyền
công dânkhông được xâm phạm tới lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích
của người khác là hợp lí, nguyên tắc này nhằm ngăn chặn sự lạm dụng các
quyền con người và quyền công dân làm thiệt hại lợi ích quốc gia, dân tộc hoặc
quyền và lợi ích hợp khác của người khác -
Không chỉ riêng ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đã xác
lập nguyêntắc tương tự: 6 lOMoAR cPSD| 45740413
+ VD: Khoản 2 Điều 31 Hiến pháp Ba Lan năm 1997 cũng quy định: “ Mọi
người có trách nhiệm tôn trọng tự do và các quyền của người khác”
+ VD: Khoản 3 Điều 17 Hiến pháp Liên Bang Nga năm 1993 cũng quy định:
“ Việc thực hiện các quyền và tự do của con người và công dân không được xâm
phạm quyền và tự do của người khác” 11.Nguyên tắc bầu cử phổ thông là gì?
Nguyên tắc này được thể hiện là công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ,
thành phần xh, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian cư trú,
đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử *
Những trường hợp sau đây không được bầu cử: *
Những người mắc bệnh thần kinh, tâm thần nhưng chưa chữa khỏi *
Những người bị giam để thi hành án phạt tù và bị tòa án nhân
dân tướcquyền bầu cử
12. Thế nào là nguyên tắc bầu cử trực tiếp? -
Cử tri tín nhiệm người nào bỏ phiếu thẳng cho người ấy để làm
đại biểuQuốc hội hay đại biểu hội đồng nhân dân. Việc bầu cử không chịu sự
tác động của bất kỳ ai. -
Cử tri phải tự mình tham gia bầu cử, trực tiếp cầm lá phiếu để
lựa chọn vàtự mình bỏ vào hòm phiếu. 13.Nguyên tắc bỏ phiếu kín là gì? -
Bảo đảm cho cử tri tự do biểu lộ ý chí của mình trong việc lựa
chọn đạibiểu, tránh mọi sự áp đặt -
Cử tri bỏ phiếu phải tự mình viết, tự gạch tên người ứng cử mình
không tínnhiệm, tự bỏ phiếu vào hòm phiếu, không người nào được xem cử tri
viết phiếu nếu cử tri không viết được thì nhờ người khác viết nhưng phải tự
mình bỏ phiếu vào hòm phiếu. -
Người tàn tật không tự bỏ phiếu được thì có thể nhờ người khác bỏ phiếuvào hòm phiếu
14.Nguyên tắc bầu cử bình đẳng được hiểu ntn? -
Biểu hiện chủ yếu của nguyên tắc này ở chỗ các cử tri được tham
gia bầucử có quyền và nghĩa vụ như nhau các ứng cử viên được giới thiệu ra
ứng cử theo tỉ lệ như nhau. Kết quả bầu cử chỉ phụ thuộc số phiếu mà cử tri bỏ
phiếu cho mối ứng cử viên là cơ sở để xác định kết quả trúng cử. lOMoAR cPSD| 45740413 -
Do đó mỗi cử tri được phát một phiếu bầu, giá trị mối phiếu
ngang nhau,địa vị XH, tài sản của cử tri không ảnh hưởng đến giá trị của phiếu bầu,…
15. Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay được cấu thành như thế nào?
Hệ thống chính trị Việt Nam gồm có: -
Đảng Cộng sản Việt Nam: Đội tiên phong của giai cấp công
nhân, đồngthời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt
Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; gắn bó mật thiết
với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách
nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. -
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: là quốc gia
thống nhất củacác dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc
bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi
hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn
diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển
với đất nước. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp
luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. -
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội gồm
có: Côngđoàn Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam. 8