Đề cương ôn tập Luật Hiến Pháp | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề cương ôn tập Luật Hiến Pháp | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Hiến Pháp
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ------
BỘ CÂU HỎI LÝ THUYẾT ÔN TẬP THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Dành cho chương trình đào tạo: Chất lượng cao trình độ đại học
Tên học phần: LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM
Mã học phần: CAL 2101 CLC Số tín chỉ: 5
Chương I: Những vấn đề chung về Luật Hiến pháp
1) Phân tích vị trí, vai trò và đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp a) Vị trí
- Là ngành luật cơ bản có giá trị pháp lí tối cao, tạo nền tảng cho toàn bộ
các ngành luật khác. Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác phải phù hợp với hiến pháp b) Vai trò
- Xác lập các nguyên tắc nền tảng cho vc thiết lập, tổ chức, thực thi pháp luật và giám sát qluc NN
- Là công cụ ply qtrong nhất để bve các quyền con ng, quyền cdan
c) Đối tượng điều chỉnh
Những quan hệ XH cơ bản và quan trọng nhất gắn liền với việc xác định như - chế độ chính trị, - chế độ kinh tế,
- chính sách văn hóa – xã hội, - quốc phòng – an ninh,
- quyền và nghĩa vụ cơ bản riêng của công dân,
- tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Na hả m.
2) Trình bày đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp.
- Nghiên cứu các quy phạm pháp luật về tổ chức, thực hiện, giám sát
quyền lực nhà nước và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Sự
hình thành và pt của việc áp dụng các quy phạm này trong thực tế
3) Phân tích mối quan hệ giữa Luật Hiến pháp với các ngành luật khác
- Luật HP có mối QH chặt chẽ và mật thiết với các ngành luật khác bởi
+ Luật HP là 1 trh nhg~ ngành KHPL
+ Dựa trên kết quả nghiên cứu sự phát triển của các quy phạm LHP và
các ngành luật khác => ptrien thành lý luận và lsu NN và PL
+ Ngược lại, dựa trên nhg~ kqua nghiên cứu tổng quát của lý luận và lsu
NN và PL, luật HP tìm ra những loại hình tổ chức NN phù hợp.
Chương II: Hiến pháp – Đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia
4) Trình bày khái quát sự ra đời và phát triển của hiến pháp trên thế giới.
● Khi tư hữu xuất hiện, xuất hiện các giai cấp. Giai cấp thống trị lấy thần quyền
để đặt ra các quy tắc chủ quan, tạo thành thể thức tổ chức quyền lực nhà nước –
những thể thức bất thành văn. Quyền lực nhà nước bị lạm dụng, vi phạm quyền lợi của người dân.
● Xã hội phát triển, loài người nhận ra việc tổ chức NN xuất phát từ nhân dân.
Các cá nhân không thể sống một cách biệt lập, cần liên kết thành một cộng
đồng dưới sự quản lý của NN. NN có chức năng quản lí xã hội. Tuy nhiên nếu
không kiểm soát quyền lực sẽ trở thành một chủ thể xâm phạm đến quyền con
người. Do đó, hiến pháp ra đời như một khế ước giữa những người dân với
người đại diện quản lý xã hội.
● Bản văn có tính chất Hiến pháp đầu tiên là Đại Hiến chương của Anh tên là
Magna Carta (1215) . Tuy nhiên, theo nghĩa hiện đại,Hiến pháp thành văn đầu
tiên là Hiến pháp Hoa Kỳ (1787).
● Trong thời kỳ đầu , các Hiến pháp chủ yếu được xây dựng ở Bắc Mĩ và Châu
Âu, sau đó lan dần ra một số nước Châu Á và Châu Mĩ – Latinh. Phải. Sau thập
kỷ 1949, số quốc gia trên thế giới có Hiến pháp tăng mạnh, đặc biệt ở khu vực
châu Á và châu Phi, cùng với đó các nước thực dân châu Âu. Hiện nay, không
chỉ các quốc gia mà một số lãnh thổ trên thế giới cũng ban hành Hiến pháp.
● Trong giai đoạn đầu (còn gọi là Hiến pháp cổ điển) thường có nội dung hẹp.
Sau này, xuất hiện mô hình hiến pháp của các nước xã hội chủ nghĩa với nội
dung rộng hơn nhiều. Xen giữa 2 trường phái này là một dạnh hiến pháp có nội dung trung hòa.
● Quá trình phát triển bao gồm cả việc sửa đổi hoặc thay thế hiến pháp. Hầu hết
các quốc gia trên thế giới đều đã từng nhiều lần sửa đổi hoặc thay thế Hiến
pháp (VD: HP Mỹ từ 1787 đến nay đã trải qua 27 lần tu chính
5) Ý nghĩa, vai trò của Hiến pháp. Liên hệ với Việt Nam.
● Đối với một quốc gia
- HP là đạo luật cơ bản có giá trị pháp lí cao nhất. HP là nền tảng cho hệ
thống các văn bản pháp luật khác. - HP góp phần
+tạo lập một thể chế chính trị dân chủ và một nhà nước minh bạch, quản lý xã hội hiệu quả,
Từ đó, tạo cơ sở phát triển bền vững cho một quốc gia. Điều này quyết định
to lớn đến sự thịnh vượng của quốc gia ấy.
● Đối với mỗi người dân
· HP góp phần tạo lập một nền dân chủ thực sự. Người dân được tự do
thực hiện quyền tham gia các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội.
· HP ghi nhận đầy đủ và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân
phù hợp với pháp luật quốc tế.
· Có được một bản hiến pháp phù hợp với quy luật pt của kt, ct, xh sẽ
tạo sự ổn định và phát triển của đất nước, qua đó giúp người dân thoát khỏi sự đói nghèo
6) Trình bày các quan điểm, định nghĩa về hiến pháp.
- Từ góc độ nội dung : Hiến pháp được xem là tổng thể các quy tắc pháp
lý nền tảng, quan trọng nhất của một quốc gia nhằm
+ xác định tổ chức bộ máy nhà nước, giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước
+ Bảo vệ các quyền, tự do của con người
- Từ góc độ hình thức : Hiến pháp được xem là văn bản có giá trị pháp lý
cao nhất của một quốc gia
+ Được bảo vệ thông qua cơ chế bảo hiến
+ Được xây dựng và sửa đổi theo một trình tự đặc biệt, phức tạp,
chặt chẽ hơn nhiều so với vbqppl thông thường
7) Phân tích quan điểm cho rằng "Hiến pháp là bản văn thể hiện chủ
nhân dân". Quan điểm này thể hiện như thế nào trong Hiến pháp năm 2013.
- Hiến pháp 2013 được dựng lên theo nguyên tắc:
● nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm
chủ, quyền lực nhà nước là thuộc về nhân dân -> quyền lực nhà
nước ở Việt Nam không thuộc về một người hay một tầng lớp
riêng nào mà thuộc về toàn thể Nhân dân.“Nhân dân”là một khái
niệm bao trùm toàn thể công dân Việt Nam mà như Hiến pháp đã
chỉ rõ là không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo, dân tộc, giai
cấp, tín ngưỡng, tôn giáo... Trong khái niệm “Nhân dân” thì mọi
người bình đẳng với nhau mà không có bất kỳ sự phân biệt nào.
Khái niệm “Nhân dân” cũng bao hàm sự bình đẳng giữa các dân
tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
● Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp,
bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân
và các Cơ quan khác của nhà nước -> Hiến pháp năm 2013 xác
định hai hình thức để Nhân dân Việt Nam thực hiện quyền lực nhà nước:
❖ dân chủ trực tiếp thể hiện ở chỗ người dân trực tiếp thể
hiện ý chí của mình để quyết định công việc của nhà nước:
❖ Dân chủ đại diện thể hiện ở chỗ nhân dân bầu ra người đại
diện cho ý chí của mình thực hiện quyền lực nhà nước, đó
chính là đại biểu Quốc hội ở trung ương và đại biểu Hội
đồng nhân dân ở địa phương: các cơ quan nhà nước, cán
bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy
phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng
nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân
- Nguyên tắc “Chủ quyền nhân dân” đã được ghi nhận ngay từ bản Hiến
pháp năm 1946 và được kế thừa trong suốt lịch sử lập hiến của Việt
Nam. Tất nhiên, nội dung của nguyên tắc này thể hiện qua các quy định
của hiến pháp trong từng giai đoạn không phải lúc nào cũng giống
nhau. Ở Hiến pháp năm 2013, nguyên tắc đã được phát triển một cách
toàn diện hơn so với trước đó.
8) Phân tích quan điểm cho rằng "Hiến pháp là công cụ giới hạn quyền
lực nhà nước". Quan điểm này thể hiện như thế nào trong Hiến pháp năm 2013.
- Nhà nước có nguồn gốc xuất phát từ nhân dân, được nhân dân tin
tưởng giao cho quyền lực để có thể quản lý xã hội, duy trì và đảm bảo
trật tự cho cuộc sống của nhân dân.
- Bên cạnh việc NN có chức năng phải duy trì và đảm bảo cho cuộc sống
của con người, nếu không kiểm soát quyền lực, nhà nước sẽ trở nên
lạm quyền, xâm hại đến quyền con người. Vì NN xét cho cùng cũng
chính do con người tạo nên, nên NN cũng mang theo những bản tính
tốt và xấu của con người.
- Nội dung cơ bản của Hiến pháp có những quy định giới hạn quyền lực
NN. Điều này được thể hiện qua 2 nội dung chính mà Hiến pháp đề cập
là phân quyền và nhân quyền. Đi đôi với quyền lực được trao, nhà
nước cũng phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhân dân theo hiến pháp quy định.
- Tại khoản 3 Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định “Quyền lực Nhà nước là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp”. Trong Nhà nước pháp quyền XHCN, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.
9) Phân tích quan điểm cho rằng Hiến pháp là đạo luật bảo vệ các quyền
cơ bản của con người? Quan điểm này thể hiện như thế nào trong Hiến pháp năm 2013.
- Một trong những chức năng cơ bản của hiến pháp là bảo vệ các quyền
con người, quyền công dân. Thông qua HP, người dân xác định những
quyền gì của mình mà Nhà nước phải tôn trọng và đảm bảo thực hiện,
thực thi những quyền đó.
- Với tính chất là văn bản pháp lý có hiệu lực tối cao, hiến pháp là bức
tường chắn quan trọng nhất để ngăn ngừa ik những hành vi lạm dụng,
xâm phạm quyền con người, quyền công dân, cũng như là nguồn pháp
luật phổ biến với người dân khi các quyền của mình bị vi phạm.
- Hiệu lực bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp còn
được phát huy thông qua Hệ thống bảo vệ, cụ thể như thông qua hệ
thống tòa án tư pháp, các cơ quan nhân quyền quốc gia, cơ quan thanh
tra Quốc hội hay Tòa án hiến pháp
- Hiến pháp năm 2013 đã dành 21 điều quy định về quyền con người.
Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Ở nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền Công dân về
chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng,
bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.
10) Phân tích nguyên tắc về tính tối cao của hiến pháp? Liên hệ với Việt Nam.*
- HP ra đời nhằm bve thành quả cmang của giai cấp thống trị vs các giai
cấp khác, bve QH sxuat, các quyền và lợi ích của con ng, cdan. Chính
vì thế HP phải có giá trị tối cao để đảm bảo tính hợp hiến, phù hợp
trong việc lập pháp cũng như thực hiện ql nhà nước
- Biểu hiện tính tối cao:
+ qua việc ghi nhận chủ quyền tối cao của nhdan
+ thông qua quy trình, thủ tục pháp lý đối vs vc ban hành, sửa đổi và hiệu lực ply của HP
11) Trình bày một số cách phân loại hiến pháp. Hiến pháp Việt Nam thuộc loại nào? - Theo hình thức ● HP bất thành văn
♦ Các văn bản pháp luật, quy phạm pháp luật hình thành trên
tục lệ, án lệ, quy định tổ chức quyền lực nhà nước
♦ Không được nhà nước tuyên bố, ghi nhận, không có tính trội
so với các đạo luật khác về quy trình soạn thảo, sửa đổi hay giá trị pháp lý
♦ Hiến pháp được định nghĩa về nội dung nhưng không được
định nghĩa về hình thức.
♦ Các nhà nước đang sử dụng: Anh, New Zealand, Israel. ● HP thành văn
♦ Nội dung của hiến pháp được soạn thảo thành văn bản.Có thể có nhiều văn bản.
♦ Hiến pháp được nhà nước ghi nhận là văn bản có tính pháp lí
cao nhất, là luật cơ bản của một quốc gia. - Theo nội dung ● HP cổ điển
♦ Ra đời từ thế kỷ 18,19 nhưng còn hiệu lực pháp lý như Hiến pháp Mỹ 1787, Na Uy 1814…
♦ Chỉ quy định về quyền tự do của con người, quyền lực nhà
nước. Không đề cập đến kinh tế, văn hóa, xã hội.
♦ Hiến pháp điều chỉnh những vấn đề ở tầm vĩ mô, mang tính
khái quát cao => bền vững, tránh sửa đổi thường xuyên. ● HP hiện đại
♦ Ra đời từ sau hai cuộc chiến tranh thế giới
♦ Quy định rộng hơn so với HP truyền thống. Quy định cả về
kinh tế, văn hóa, xã hội
♦ Do quy định nhiều đối tượng nên có tính bền vững không cao
♦ Nhiều nội dung mang tính dân chủ, giai cấp.
♦ Bổ sung một số quyền công dân mới như bình đẳng giới, bầu cử, vv…
- Theo thủ tục thông qua, sửa đổi
● HP cương tính : là hiến pháp có quy trình xây dựng, sửa đổi theo
một quy trình đặc biệt, chặt chẽ, phức tạp, khó khăn. Được xác định
trên sự phân biệt quyền lập pháp và lập hiến
● HP nhu tính : là hiến pháp có quy trình xây dựng, sửa đổi đơn giản,
dễ dàng. Hiến pháp bất thành văn của Anh được coi là tiêu biểu cho dạng Hiến Pháp nhu tính
12) Phân tích những đặc trưng của Hiến pháp xã hội chủ nghĩa được thể
hiện trong các bản Hiến pháp Việt Nam.
Đặc trưng của hiến pháp xã hội chủ nghĩa : -
13) Trình bày khái niệm, cơ sở, các mô hình bảo hiến điển hình. Liên hệ với Việt Nam. a) Khái niệm:
- Bảo hiến là kiểm soát sự tuân thủ các nội dung quy định trong hiến
pháp được đảm bảo thực hiện bằng cơ chế pháp lý cụ thể b) Cơ sở
- Quyền lập hiến thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ thể của chủ
quyền quốc gia. Quyền lập hiến là quyền nguyên thủy thể hiện toàn
diện chủ quyền quốc gia vì vậy quyền lập hiến phải thuộc về nhân
dân. Hiến pháp là văn bản pháp luật của nhân dân dùng để ràng
buộc nhà nước, còn các văn bản pháp luật khác dưới hiến pháp là của nhà nước
- Dân quyền phải được đảm bảo trong Hiến Pháp. Để có thể làm cơ
sở cho chế độ bảo hiến, những quy định về dân quyền trong Hiến
pháp phải được sử dụng bởi công dân và cơ quan áp dụng pháp
luật. Nhưng các quy định về dân quyền trong Hiến pháp Việt Nam
không được tòa án viện dẫn trong xét xử, và công dân cũng không
viện dẫn đến Hiến pháp để bảo vệ quyền của mình trước toà
c) Các mô hình bảo hiến:
- Mô hình bảo hiến phi tập trung kiểu Mỹ :
+ Không thành lập cơ quan bảo hiến chuyên trách
+ Tòa án ở mọi cấp đều có quyền bảo hiến
+ Tòa án chỉ có quyền tuyên bố đạo luật là bất hợp hiến và không
áp dụng trong vụ án đó chứ không có quyền hủy bỏ đạo luật đó
- Mô hình Tòa án Hiến pháp kiểu Châu Âu lục địa
+ Không trao quyền bảo hiến cho hệ thống tòa án mà chỉ giao cho
một cơ quan chuyên trách là TÒA ÁN HIẾN PHÁP. Vì vậy mô
hình này còn đc gọi là bảo hiến tập trung ) centralized constitutional review )
+ Tòa án có thể đưa ra những chỉ dẫn và trực tiếp về việc sửa đổi
đạo luật đó. Tòa án có hiệu lực loại bỏ đạo luật vi hiến ra khỏi hệ thống pháp luật
- Mô hình hỗn hợp : Quyền bảo hiến được trao cho cả cho cơ quan bảo
hiến chuyên trách và hệ thống tòa án thường. Tuy nhiên chỉ cơ quan
bảo hiến chuyên trách được tuyên bố vi hiến còn tòa án thường chỉ
được phép không áp dụng đạo luật nếu xét thấy nó ko hợp hiến
- Mô hình tòa án tối cao giữ vai trò bảo hiến
- Mô hình nghị viện đồng thời có chức năng bảo hiến : Nghị viện hoặc cơ
quan của nghị viện sẽ giữ vai trò bảo hiễn
14) Trình bày những đặc điểm chủ yếu của mô hình bảo hiến tập trung
(Tòa án Hiến pháp). Bình luận khả năng áp dụng ở Việt Nam.
- Khác với mô hình Hoa Kỳ, các nước lục địa châu Âu không trao cho
Toà án tư pháp thực hiện giám sát Hiến pháp mà thành lập một cơ
quan đặc biệt để thực hiện chức năng bảo hiến, có vị trí độc lập với
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cơ quan này được gọi là Toà án
Hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến, Viện Bảo hiến. Thẩm phán là
những người có chuyên môn nghiệp vụ cao, được bổ nhiệm hay bầu
cử theo một chế độ đặc biệt. Quyết định của Tòa án Hiến pháp hay Hội
đồng bảo hiến có giá trị bắt buộc. Mô hình ra đời sớm nhất ở Áo (1920)
- Theo mô hình, Toà án Hiến pháp có thẩm quyền như sau: xem xét tính
hợp hiến của các văn bản luật, các điều ước quốc tế mà Tổng thống
hoặc Chính phủ đã hoặc sẽ tham gia ký kết, các sắc lệnh của Tổng
thống, các Nghị định của Chính phủ, có thể tuyên bố một văn bản luật,
văn bản dưới luật là vi hiến và làm vô hiệu hoá văn bản đó; xem xét
tính hợp hiến của các cuộc bầu cử Tổng thống, bầu cử Nghị viện và
trưng cầu ý dân; tư vấn về tổ chức bộ máy nhà nước, về các vấn đề
chính trị đối nội cũng như đối ngoại; giải quyết các tranh chấp về thẩm
quyền giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp, giữa
chính quyền trung ương và địa phương; giám sát Hiến pháp về quyền
con người và quyền công dân. Ngoài ra, một số Toà án Hiến pháp như
của Italia còn có quyền xét xử Tổng thống khi Tổng thống vi phạm pháp luật.
- Việt Nam cũng nên áp dụng mô hình tập trung để đảm bảo tính giá trị
pháp lý tối cao của hp bằng cách thành lập hội đồng bảo hiến hoặc ủy
ban chuyên trách tư pháp bởi lẽ :
+ Việc giám sát và bảo vệ hiến pháp theo cơ chế hiện hành được
giao cho nhiều cơ quan nhà nước mà không giao cho một cơ
quan chuyên trách có chức năng bảo vệ hiến pháp
+ Hiến pháp bảo vệ các quyền, lợi ích, tự do của con ng, công dân
nhưng nhân dân k đc viện dẫn trực tiếp hp để bảo vệ qloi mình trc tòa
+ Việc bảo hiến chủ yếu giao cho QH, nhưng chưa có cơ chế nào
để hoạt động qh trong việc lập pháp. Nghị quyết của QH ban
hành vẫn có tỉ lệ vi hiến
15) Trình bày những đặc điểm chủ yếu của mô hình bảo hiến phi tập trung
(mô hình bảo hiến Hoa Kỳ). Bình luận khả năng áp dụng ở Việt Nam.
mô hình bảo hiến kiểu Mỹ, là mô hình Tòa án các cấp đều có chức năng
và thẩm quyền giám sát tính hợp hiến, được xây dựng trên cơ sở học thuyết
tam quyền phân lập. Theo quan điểm của học thuyết này, hệ thống các cơ
quan tòa án không những có chức năng xét xử các hành vi vi phạm pháp luật
của các công dân mà còn có chức năng kiểm soát, hạn chế quyền lực của
các cơ quan lập pháp và hành pháp. Xây dựng bộ máy nhà nước theo
nguyên tắc phân chia quyền lực một cách rõ ràng, Hoa Kỳ là quốc gia đầu
tiên trên thế giới trao cho các tòa án quyền phán quyết về tính hợp hiến của
các văn bản luật và văn bản dưới luật.
Đây là mô hình giao cho tòa án tư pháp xem xét tính hợp hiến của các
đạo luật thông qua việc giải quyết các vụ việc cụ thể, dựa vào các đơn kiện
của đương sự, các sự kiện pháp lý cụ thể mà bảo vệ Hiến pháp. Mô hình có
ưu điểm là bảo hiến một cách cụ thể vì nó liên quan đến từng vụ việc cụ thể.
Nhưng lại có 2 nhược điểm lớn:
- Giao quyền bảo hiến cho tòa án các cấp nên thủ tục dài dòng;
- Tòa án chỉ có quyền được tuyên bố đạo luật bất hợp hiến Tòa án
không có thẩm quyền hủy bỏ đạo luật bị coi là trái với Hiến pháp và về
hình thức đạo luật đó vẫn còn hiệu lực mặc dù trên thực tế sẽ không được Tòa án áp dụng.
Rất khó áp dụng ở Việt Nam bởi vì Việt nam phủ nhận thuyết tam quyền phân lập.
16) Trình bày khái niệm “Chủ nghĩa hiến pháp”. Phân biệt giữa chủ nghĩa hiến pháp và hiến pháp. a) KN:
- Chủ nghĩa hiến pháp : Là quyền lực của các nhà lãnh đao và các cơ
quan Chính phủ bị giới hạn bởi sự giới hạn đấy được thực hiện thông
qua các nguyên tắc cụ thể :
+ Qluc nguyên thủy và tuyệt đối trong xã hội thuộc về nhân dân
+ Quyền lực nhà nước là phái sinh, do nhân dân trao cho, phải bị giới hạn và kiểm soát
+ Các quyền tự nhiên của con người là tự nhiên, vốn có không phải
do nhà nước ban phát. Nhà nước có nghĩa vụ phải ghi nhận, bảo
vệ, bảo đảm thực hiện các quyền của con người trên cơ sở bình đẳng b) Phân biệt - Hiến pháp:
● là văn bản ghi nhận các quyền, tự do của con người
● Nêu cao tinh thần bảo vệ quyền công dân, quyền con người
trong xã hội, mọi tầng lớp đều bình đẳng, không phân biệt đối xử,
các tầng lớp nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột tàn bạo.
● là cơ sở để xây dựng một nhà nước pháp quyền, trong đó người
cầm quyền dù ở chức vụ nào đều phải lấy pháp luật làm chuẩn mực.
- Chủ nghĩa Hiến pháp (pháp quyền):
● là hình thức bảo vệ quyền con người
● là quyền lực của các nhà lãnh đạo và các cơ quan chính phủ bị
hạn chế và những giới hạn đó có thể được thực hiện thông qua
các quy trình đã được thiết lập.
Chương III: Lịch sử Hiến pháp Việt Nam
17) Các tư tưởng lập hiến ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945
được thể hiện như thế nào trong Hiến pháp năm 1946?
- Trước cách mạng tháng 8 Việt Nam tồn tại 2 tư tưởng lập hiến:
+ Nhóm “cải lương”: Các cuộc cải cách hiến pháp nhằm bảo đảm các
quyền dân chủ được tiến hành theo phương thức ôn hòa, chống bạo động
và trong khuôn khổ thừa nhận chính quyền bảo hộ của Pháp
+ Nhóm cách mạng: Quan điểm cách mạng đề xuất xây dựng Hiến pháp
trên nền tảng lật đổ hoàn toàn chế độ quân chủ chuyên chế, đồng thời
xóa bỏ ách thống trị của chế độ thuộc địa của Pháp
- Các tư tưởng được thể hiện trong hiến pháp 1946 như sau:
+ Chương I quy định: “Nước việt nam là một nước dân chủ cộng hòa, tất
cả quyền bình đẳng thuộc về nhân dân…’ => Nhà nước không lệ thuộc
nước ngoài và địa chủ phong kiến ( tư tưởng cách mạng).
+ mô hình bộ máy nhà nước mang tính chính thể cộng hòa lưỡng tính.
18) Bình luận câu nói của Hồ Chủ tịch "Bảy xin Hiến pháp ban hành. Trăm
điều phải có thần linh pháp quyền".
theo Tuyên ngôn độc lập, các quyền của con người là do tạo hóa ban cho, và những
quyền đó là bất khả xâm phạm. Đây là “pháp luật của tạo hóa” (còn được gọi là pháp
luật tự nhiên) và là pháp luật cao nhất. Các đạo luật do nhà nước ban hành chỉ là
thứ phát. Chúng sẽ bị coi là vô hiệu nều trái với “pháp luật của tạo hóa”. Chính vì
vậy, những quyền do tạo hóa ban cho con người bao giờ cũng là phần cầu thành
quan trọng nhất của luật hiến pháp. Và các thiết chế bảo hiến được đề ra thực chất
là để bảo đảm pháp quyền. Pháp quyền gắn liền với “pháp luật của tạo hóa” là
nguyên nhân sâu xa dẫn đến cách gọi “thần linh pháp quyền’
19) Trình bày các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hiến pháp. Sự
thể hiện các quan điểm này trong Hiến pháp năm 1946?
- Tư tưởng lập hiến của Hồ Chí Minh trước hết là: nước phải độc lập, quốc gia phải có
chủ quyền là điều kiện tiên quyết để có Hiến pháp và Hiến pháp ra đời là để tuyên bố
về mặt pháp lý một nhà nước độc lập, có chủ quyền, là phương tiện để bảo vệ độc lập
và chủ quyền của đất nước.
Tư tưởng lập hiến thứ hai của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hiến pháp phải là một 'hiến
pháp dân chủ', dân chủ phải là điều kiện đủ để cho sự ra đời của một bản Hiến pháp.
Các yếu tố độc lập, có chủ quyền nói ở phần trên là các điều kiện cần nhưng chưa đủ
để có một 'hiến pháp dân chủ’.
HP 1946 khẳng định là một nước dân chủ cộng hòa, một khối thống nhất
trung nam bắc không thể phân chia
Công dân bđẳng trc pl, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc
Công dân Việt Nam có quyền : - Tự do ngôn luận - Tự do cư trú, đi lại - Tự do tín ngưỡng
20) Trình bày các đặc điểm cơ bản của Hiến pháp hiện hành của Việt
Nam. Liên hệ so sánh với hiến pháp các quốc gia khác trên thế giới.
- HP VN thuộc HP các nước chậm phát triển, thuộc loại HP XHCN với nền tảng là sự
phủ nhận học thuyết phân quyền trong việc tổ chức NN. Thay vào đó, tư tưởng tập
quyền XHCN được áp dụng. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo NN và xã hội là nền tảng tiếp
theo của HP nước ta. Các HP luôn khẳng định quyền lực NN phải thuộc về ND
- Về hình thức: HP VN là HP thành văn, có đối tượng điều chỉnh rộng không chỉ quy
định về chế độ chính trị, mà còn về các chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và
an ninh. HP có nhiều quy định mang tính cương lĩnh trên các mặt khác nhau của đời
sống xã hội. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với hiến pháp. Tuy nhiên, các
HP không quy định cơ quan chuyên trách để phán quyết các hành vi vi hiến. Sự thiếu
vắng cơ chế bảo hiến chuyên trách góp phần dẫn đến tính hình thức của HP
21) Trình bày những nội dung và giá trị cơ bản của Hiến pháp năm 1946.
- Nội dung: gồm 7 chương và 70 điều
+ chương I: Quy định về chính thể
+ chương II: Quy định nghĩa vụ và quyền lợi của nhân dân
+ chương III,IV: Quy định về bộ máy nhà nước gồm các cơ quan:
Nghị viện nhân dân, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban hành chính, Tòa án.
- Giá trị cơ bản: là bản hiến pháp đầu tiên của Việt Nam, gắn liền với
tuyên ngôn độc lập => có ý nghĩa chính thức hóa chính quyền mới được hình thành
22) Trình bày những đặc điểm và nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1959. - Đặc điểm:
+ Hiến pháp 1959 được xây dựng trong bối cảnh Việt Nam xác định mục
tiêu tiến lên xây dựng CNXH ở Miền Bắc, miền Nam tiếp tục hoàn
thành cuộc cách mạng dân chủ.
+ Hiến pháp 1959 là bản Hiến pháp đầu tiên mang nhiều dấu ấn của việc
tổ chức nhà nước theo mô hình XHCN.
+ Hiến pháp 1959 được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, quyền lực tập trung vào Quốc hội.
- HP 1959 gồm 10 chương, 79 điều:
+ Chương I tiếp tục quy định chính thể là dân chủ cộng hòa. Quốc hội và
Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
+ So với Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 có thêm chương về chế độ
kinh tế và xã hội ( chương II).
+ Chương III quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
+ Chương IV đến Chương VIII, Hiến pháp quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.
23) Trình bày những đặc điểm và nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1980. - Đặc điểm:
+ Là một bản Khải hoàn ca, theo cảm xúc duy ý chí, đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh lên CNXH
+ Bộ máy nhà nước theo HP 1980 thể hiện rõ nguyên tắc trách nhiệm tập thể, các
thiết chế trách nhiệm cá nhân được thay bằng các cơ quan tập thể cùng chịu trách nhiệm.
- HP 1980 gồm 12 chương, 147 điều. So với các bản HP trướcước, HP 1980 là bản
hiến pháp thể hiện rõ nét nhất quan điểm cứng nhắc về việc tổ chức và xây dựng
CNXH, học tập kinh nghiệm của các nước trong hệ thống Liên Xô và Đông ÂU trước đậy.
- Chương I HP xác định chế độ chính trị của nước ta là “nhà nước chuyên chính vô
sản”. Lần đầu tiên, HP khẳng định rõ vai trò của ĐCS VN là “lực lượng duy nhất lãnh
đạo” nhà nước và xã hội.
- Đất đai được quy định là “quyền sở hữu toàn dân” do nhà nước thống nhất quản lý,
từ đó, các hình thức sở hữu tư nhân hay cộng đồng về đất đai không được thừa nhận.
24) Trình bày những đặc điểm và nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992.
- Về cơ cấu và điều khoản không có nhiều thay đổi so với HP 1980, nhưng về nội
dung có rất nhiều thay đổi. Đó là những quy định thể hiện nhận thức mới của VN thời kỳ đổi mới:
- Không quy định rõ bản chất chuyên chính vô sản của NN CHXHCNVN, bản chất đó
được thể hiện qua quy định: “NN của dân, do dân và vì dân”
- Quyền lực NN tập trung thống nhất vào Quốc Hội, không phân chia rõ giữa hành pháp, lập pháp, tư pháp
- Bỏ những quy định thể hiện cơ chế tập trung, kế hoạch bao cấp của nhận thức cũ
- Chính thể CHXHCN và vai trò của Đảng cộng sản vẫn được giữ nguyên trong các quy định của HP 1992.
25) Trình bày những đặc điểm và nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013.
- Nội dung: Hiến pháp năm 2013 gồm 11 chương, 120 điều. So với Hiến pháp
năm 1992, Hiến pháp năm 2013 giảm 1 chương, 27 điều, trong đó có 12 điều mới
+ (quốc kỳ, quốc huy, quốc ca ...) ở Chương XI Hiến pháp năm 1992 vào
Chương I "Chế độ chính trị" của Hiến pháp năm 2013.
+ Chương V Hiến pháp năm 1992 “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân” thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân” và đưa lên vị trí trang trọng của Hiến pháp là Chương II ngay sau
Chương I "Chế độ chính trị".
+ Chương II "Chế độ kinh tế" và Chương III "Văn hóa, giáo dục, khoa
học, công nghệ" được gộp lại thành Chương III "Kinh tế, xã hội, văn
hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường"
+ lần đầu tiên Hiến pháp năm 2013 có một chương mới quy định về "Hội
đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán nhà nước” (Chương X).
+ đổi tên Chương IX Hiến pháp năm 1992 "Hội đồng nhân dân (HĐND)
và Ủy ban nhân dân (UBND)" thành "Chính quyền địa phương" và đặt
Chương IX"Chính quyền địa phương" sau Chương VIII "Tòa án nhân
dân, Viện kiểm sát nhân dân".
26) Vị trí, ý nghĩa của Lời nói đầu của Hiến pháp. Đặc điểm của Lời nói
đầu trong các bản Hiến pháp Việt Nam.
- vị trí và ý nghĩa của lời nói đầu của Hiến Pháp:
+ Lời nói đầu là phần đầu tiên, phần giới thiệu của các bản hiến pháp, có
thể ví như cánh cửa mở vào một ngôi nhà hiến pháp. Nó thường được
viết ngắn gọn, xúc tích, tập trung đề cập đến hai khía cạnh cốt lõi: mục
đích và chủ thể của hiến pháp
- Đặc điểm các lời nói đầu: + Năm 1946:
● cho thấy nước Việt Nam dân là một nước dân chủ
● Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và cơ quan lập pháp
được gọi là Quốc hội
● Thể hiện được niềm kiêu hãnh khi nhân dân giao một nhiệm vụ
nặng nề cho Nhà nước là thảo ra một bản Hiến pháp + Năm 1959 :
● thể hiện rõ khát vọng không ngừng củng cố, mở rộng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, kiên định cuộc đấu tranh, vì một nước Việt
Nam hoà bình, thống nhất.
● Khẳng định nước ta vẫn duy trì chính thể “Dân chủ cộng hòa”
nhưng “là một nước dân chủ nhân dân”
● Nhắc lại lịch sử hào hùng về các cuộc kháng chiến chống Pháp,
Mỹ. Tâng bốc chủ nghĩa xã hội đứng đầu là Liên Xô.
+ Năm 1980 : lời nói đầu dài nhất trong các bản Hiến pháp và cũng là một
trong những lời nói đầu dài nhất trên thế giới.
● Khẳng định Đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng Sản Việt
Nam, đi theo con đường Cách mạng tháng 10 Nga
● Cụm từ dân chủ đã không còn xuất hiện. Chính thể “Dân chủ
cộng hòa” đã thay thổi thành “Xã hội chủ nghĩa” + Năm 1992 :
● Tiếp tục ghi lại lịch sử hào hùng của dân tộc và công lao của cha
ông, những thành tựu mà đất nước đã làm được trong các năm qua.
● Xây dựng nhà nước XHCN theo chủ nghĩa Mác – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
● Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
+ Năm 2013: Là lời nói đầu ngắn gọn, xúc tích và dân chủ nhất so với các
bản Hiến pháp trước đó.
● Thể hiện rõ mục tiêu dân chủ và khẳng định chủ quyền của nhân
dân Việt Nam trong việc xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
● Không còn nhắc tới dài dòng các chiến công và các vấn đề mang
tính lý luận về chủ nghĩa Mác – Lênin.
● Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản vẫn tiếp tục được nâng cao.
Chương IV: Chế độ chính trị
27) Trình bày chế độ chính trị của Việt Nam theo các Hiến pháp Việt Nam. - Hiến pháp 1946:
● Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là nhà nước do nhân dân lập ra
● Hình thức chính thể cộng hoà lưỡng tính, hình thức cấu trúc là nhà nước đơn nhất.
● Nhân dân thực hiện quyền quyết định những việc quan trọng
nhất của đất nước, những công việc khác được trao cho Nghị
viện nhân dân và Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện của nhân dân quyết định.
● chưa quy định việc áp dụng một Đảng duy nhất trong hệ thống chính trị. - HP 1959:
● Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là nhà nước độc lập, toàn vẹn lãnh thổ
● hình thức chính thể cộng hòa, hình thức cấu trúc nhà nước là đơn nhất.
● Nhà nước do nhân dân lập ra.
● Nhân dân sử dụng quyền lực thông qua Quốc hội và hội đồng
nhân dân các cấp. Tuy nhiên, Quốc hội có quyền lập Hiến và tự
quyết định những công việc quan trọng nhất của đất nước. - HP 1980:
● nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam do nhân dân lập ra
● hình thức chính thể là cộng hoà XHCN, hình thức cấu trúc là nhà
nước đơn nhất, khẳng định nhà nước ta là nhà nước chuyên chính vô sản
● Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng
quyền lực thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
● Quốc hội có quyền lập Hiến và tự quyết định những công việc
quan trọng nhất của đất nước.
● quy định rõ về hệ thống chính trị, khẳng định sự tồn tại duy
nhất một Đảng trong hệ thống chính trị, Đảng cộng sản là lực
lượng lãnh đạo xã hội, các tổ chức chính trị – xã hội góp phần
thực hiện quyền lực nhà nước. - HP 1992:
● Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là sự phát triển kế tiếp của
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trước đây
● hình thức chính thể cộng hòa, hình thức cấu trúc đơn nhất.
● Nhà nước do dân lập ra, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
● Nhân dân thực hiện quyền lực trực tiếp đối với một số công việc
nhất định, và thực hiện gián tiếp quyền lực thông qua các cơ
quan đại diện của mình là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
● Quốc hội có quyền lập Hiến và tự quyết định những công việc
quan trọng nhất của đất nước.
● Nhà nước là lực lượng trung tâm để thực hiện quyền lực do nhân
dân giao phó, Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và cả xã hội
trong quá trình thực hiện, các tổ chức chính trị – xã hội có chức
năng hỗ trợ, phối hợp với các cơ quan nhà nước khi thực hiện quyền lực. - HP 2013:
● Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam áp dụng hình thức chính thể
cộng hòa, hình thức cấu trúc đơn nhất.
● nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
● Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng hình thức trực
tiếp và gián tiếp thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các
cơ quan khác của nhà nước.
● Quốc hội không còn là cơ quan duy nhất có quyền lập Hiến và tự
quyết định những công việc quan trọng nhất của đất nước.
● Các Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể bị bãi
nhiệm khi không còn sự tín nhiệm của Nhân dân.
● Trong hệ thống chính trị của nước ta: Đảng Cộng sản Việt Nam
giữ vai trò lãnh đạo; Nhà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam là trung tâm thực hiện quyền lực; Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức chính trị – xã hội thành viên đóng vai trò hỗ
trợ, phối hợp với các cơ quan nhà nước khi thực hiện quyền lực.
28) Trình bày nội dung của chế độ chính trị theo Hiến pháp năm 2013. Nêu
những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị.
- Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 khẳng định rõ hơn chủ quyền nhân dân, những
bảo đảm thực hiện chủ quyền nhân dân đầy đủ hơn: "bằng dân chủ trực tiếp"và
"bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan
khác của Nhà nước",Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, tất
cả các từ “Nhân dân” đều được viết hoa một cách trang trọng, thể hiện sự tôn
trọng và đề cao vai trò của Nhân dân
- Thứ hai, Điều 4 Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳn định vai trò của đảng, bổ
sung thêm trách nhiệm của Đảng trước Nhân dân:“Đảng Cộng sản Việt Nam
gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân
dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”.
- Thứ tư, Điều 9 liệt kê đầy đủ các tổ chức chính trị - xã hội gồm. Đặc biệt, Điều
9 Hiến pháp năm 2013 bổ sung vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong
việc “tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây
dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc” (khoản 1), đồng thời quy định: “Mă ˆt trâ ˆn Tổ quốc Viê ˆt Nam,
các tổ chức thành viên của Mă ˆt trâ ˆn và các tổ chức xã hội khác hoạt đô ˆng trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luâ ˆt” (khoản 3).
- Thứ năm, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định chủ quyền quốc gia
và đường lối đối ngoại độc lập đồng thời cam kết "tuân thủ Hiến chương Liên
hợp quốc và điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên", khẳng
định Việt Nam "là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng
đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc" (Điều 11, Điều 12).
- Thứ sáu, kế thừa cách quy định của Hiến pháp năm 1946, Điều 13 Chương này
quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, ngày Quốc khánh và Thủ đô chứ
không để một chương riêng (Chương XI) như Hiến pháp năm 1992.
29) Trình bày những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính
trị. Bình luận về những điểm mới này.( lập lại câu trên)
30) Trình bày vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của các Hiến pháp Việt Nam.
- 1946: Không hề đề cập đến vai trò của Đảng cộng sản. Nước Việt Nam lúc
này là một nước cộng hòa dân chủ và đa đảng.
- 1959: Cũng không đề cập đến vai trò của Đảng cộng sản, chỉ đề cập một chút
đến Đảng cộng sản Đông Dương về sau là Đảng lao động Việt Nam trong phần lời nói đầu
- 1980: Vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam được hiến định ở Điều 4 chương I
Hiến pháp 1980: Như vậy Hiến pháp 1980 đã khẳng định vai trò lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam trong việc đứng đầu giai cấp công nhân. Là Đảng cầm quyền duy nhất.
- 1992: Khẳng định vị thế lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam khi đứng đầu
cả giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Tư tưởng có đổi
mới khi có thêm tư tưởng Hồ Chí Minh.( Điều 4 chương I)
- 2013: quy định: "Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công
nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt
Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động
và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội…" ( khẳng định rõ
hơn vai trò của đảng so với 1992)
31) Phân tích những phương thức lãnh đạo Nhà nước của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đảng lãnh đạo nhà nước dưới nhiều hình thức, phương pháp khác nhau tùy
thuộc vào tính chất và đặc điểm của mỗi lĩnh vực đời sống xã hội:
+ Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách về tổ chức nhà nước và
hoạt động của bộ máy nhà nước, về chủ trương phát triển các mặt của đời sống xã hội
+ Đảng lựa chọn cán bộ để giới thiệu với nhà nước bố trí sắp xếp vào các
chức vụ trong bộ máy nhà nước.
+ Đảng thường xuyên theo dõi kiểm tra hướng dẫn chỉ đạo các cơ quan
nhà nước hoạt động theo đúng đường lối chủ trương chính sách của mình.
+ Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo thông qua các tổ chức cơ sở do Đảng
thành lập trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các đảng
viên làm việc trong bộ máy nhà nước.
32) Trình bày hình thức chính thể theo quy định của Hiến pháp năm 2013.
So sánh hình thức chính thể theo quy định của Hiến pháp năm 1946, 1959 và 1980.
- Hình thức chính thể trong Hiến pháp 2013:
+ tổ chức quyền lực nhà nước ở nước CHXHCN Việt Nam phải đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
+ quyền lực nhà nước trong chế độ cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được xây dựng theo nguyên tắc tập trung, nhưng có sự phân công rạch ròi giữa các cơ quan
+ chế độ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp
công nhân, mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội
+ chế độ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp
công nhân, mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội
33) Trình bày các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước. Sự thể hiện của
các cơ chế này trong Hiến pháp năm 2013.
- Quyền lực NN là thống nhất nghĩa là tập trung vào Quốc hội. Đã có sự phân
công, phân quyền giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp
- Trong quá trình tổ chức và hoạt động của các cơ quan, sự phân công, phối hợp,
kiểm soát luôn luôn được đặt trong nguyên tắc thống nhất quyền lực được quy
định trong Hiến pháp năm 2013, do vậy ít nhiều có sự khác biệt nhất định với
kiềm chế, đối trọng của nguyên tắc phân chia quyền lực theo thuyết Tam quyền
phân lập của các học giả tư sản.
- Kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện đồng thời với nguyên tắc phối
hợp giữa các cơ quan nhà nước (hành pháp, lập pháp, tư pháp) trong việc thực
hiện quyền lực nhà nước
34) Phân tích nguyên tắc phân quyền. Hiến pháp năm 2013 thể hiện
nguyên tắc này như thế nào?
- Nguyên tắc phân quyền : cách tổ chức nhà nước mà quyền lực nhà nước
được phân ra cho các nhánh khác nhau, độc lập tương đối với nhau. Các nhánh
này hợp tác, phối hợp, giám sát và kiềm chế lẫn nhau trong thực hành quyền lực nhà nước.
- Hiến pháp 2013: tuy vẫn khẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công, phối hợp, nhưng lần đầu tiên có quy định thêm việc kiểm soát giữa
các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp. Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp.
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành
pháp; Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp; Viện kiểm
sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
35) Phân tích nguyên tắc tập quyền. Nguyên tắc này thể hiện trong các
Hiến pháp Việt Nam như thế nào?
* Nguyên tắc tập quyền là tập trung toàn bộ quyền lực nhà nước vào tay một người
hoặc một cơ quan nào đó.
1. Nguyên tắc tập quyền trong HP 1946
- Xét một cách tổng quát, Hiến pháp 1946 đã dành cho Chủ tịch nước một quyền
lực rất lớn nhưng lại không quy trách nhiệm chính trị một cách tương xứng.
- Chủ tịch có rất nhiều quyền hạn được ghi trong Điều 49: thay mặt cho quốc
gia, tổng chỉ huy quân đội, ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên
Nội các, ban bố các đạo luật đã được Nghị viện thông qua, đặc xá,... cho thấy
Chủ tịch nước vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu Chính phủ.
- Thế nhưng theo Điều 50: “Chủ tịch nước Việt Nam không phải chịu một trách
nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc.”
-> Nhận xét chung: dù là văn bản lập hiến khá nhất trong số các bản hiến pháp đã soạn
thảo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp 1946 đã không bảo
đảm được sự cân bằng giữa các thiết chế chính trị theo đúng nguyên tắc “tam quyền
phân lập”.Quyền lực nghiêng hẳn về một phía (Chủ tịch nước) trong khi quyền lực
của cơ quan lập pháp (Nghị viện) lại lọt vào tay một thiểu số (Ban Thường vụ Nghị
viện) khiến cho quyền lực của Chủ tịch nước trở thành gần như tuyệt đối.
2. Nguyên tắc tập quyền của HP 1959
- Mô hình Nhà nước chuyển sang XHCN kiểu Xô Viết -> Thiết chế chủ tịch
nước được xây dựng lại
- Điều 43 Chương IV HP năm 1959 quy định : “Quốc hội là cơ quan quyền lực
Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” , Điều 44 : “Quốc
hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp của nước VN dân chủ cộng
hòa”.Các cơ quan khác đc Quốc hội lập ra, phân giao nhiệm vụ , quyền hạn và
chịu giám sát trước Quốc hội, Quốc hội đương nhiên nắm cả quyền nguyên thủ.
-> Chủ tịch cũng do Quốc hội bầu ra, cùng Quốc hội thực hiện các chức năng
nguyên thủ, điều phối các cơ quan nhà nước cao cấp trong bộ máy Nhà nước.
3. Nguyên tắc tập quyền của HP 1980
- Chủ tịch nước cá nhân đc thay thế bằng chế định Chủ tịch nước tập thể dưới
hình thức “Hội đồng NN – Cơ quan hoạt động thường xuyên của Quốc hội là
Chủ tịch nước tập thể Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN” (Điều 98- HP năm
1980).Đây là mô hình tổ chức nguyên thủ quốc gia chung của các nhà nước xã
hội chủ nghĩa mà ở đó nguyên tắc tập quyền đc vận dụng triệt để.Với cách tổ
chức này thì các hoạt động của Nhà nước đều trực tiếp thực hiện bởi các cơ
quan quyền lực Nhà nước cao nhất của người dân ,cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất.Bản thân Hội đồng Bộ trưởng (tức Chính phủ) cũng đc tổ chức ,gắn
liền với Quốc hội (Hội đồng bộ trưởng là cơ quan chấp hành và hành chính
Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực NN cao nhất –Điều 104 HP 1980)
- “Quốc hội có thể tự đặt cho mình những nhiệm vụ quyền hạn mới” “Quốc hội
có thể giao cho Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng những nhiệm vụ,
quyền hạn mới”. Tất cả các quy định đó thể hiện xu hướng tập quyền, tập trung
quyền lực vào Quốc hội. Nhưng đồng thời cũng cần phải nhận thấy rằng tập
quyền càng cao bao nhiêu thì sự phân công lao động quyền lực lại càng không
rõ bấy nhiêu trong bộ máy nhà nước và đi cùng với nó là chế độ trách nhiệm
tập thể được đề cao, trong khi trách nhiệm cá nhân lại không được quy định rõ ràng trong Hiến pháp.
4. Nguyên tắc tập quyền của HP 1992
- Có sự kế thừa nhưng đầy đủ và rõ nét hơn trong việc phân công quyền lực so
với các bản HP trước đó.
- Vẫn đảm bảo quyền lực thống nhất thuộc về nhân dân
- “...Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết
định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và công dân.” -> Cơ
quan đại biểu cao nhất và quyền lực nhất
- “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước
cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam...”
- Các toà án do luật định, là cơ quan xét xử của nước được thành lập trên cơ sở
nhân danh nhà nước, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử các vụ án.
- Bắt đầu đi theo hướng tăng quyền cho Thủ tướng Chính phủ.Điều 109 Hp năm
1992 quy định : “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành
chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN VN”
5. Nguyên tắc tập quyền trong HP 2013
- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam nhưng đã không xác định Quốc
hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
- Đối với thiết chế Chủ tịch nước, Hiến pháp mới có nhiều bổ sung quan trọng về
thẩm quyền của Chủ tịch nước, tương xứng với vị trí mà Chủ tịch nước đảm nhận
- Chính phủ được Hiến pháp là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan
chấp hành của Quốc hội, cơ quan thực hiện quyền hành pháp.
- Đối với Tòa án nhân dân, Hiến pháp quy định một số nguyên tắc mới trong tổ
chức và hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Tòa án.
- Đối với Viện Kiểm sát nhân dân, Hiến pháp mới đã đặt vai trò, nhiệm vụ bảo
vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân lên trước rồi mới đến
bảo vệ chế độ XHCN, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân, coi con người là chủ thể quan trọng, nguồn lực chủ yếu trong
xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
- Hiến pháp chỉ quy định một cách khái quát và nguyên tắc về mô hình chính
quyền địa phương (trước đây là HĐND và UBND). Điều này tạo ra hướng mở
trong việc tổ chức quyền lực ở địa phương trên nguyên tắc đảm bảo phân công,
phân cấp giữa Trung ương và địa phương nhưng tạo điều kiện để phát huy tính
năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
→Như vậy, HP năm 2013 đã dân chủ hơn so vs các Hp trước ( trừ HP năm 1946)
36) Ý nghĩa, nội dung của nguyên tắc hiến định: “Quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
1. Quan niệm về quyền lực nhà nước là thống nhất
- Nội dung:quan niệm quyền lực nhà nước là thống nhất và tập trung ở
nhân dân, chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước là quan
niệm đúng, có ý nghĩa chỉ đạo tổ chức quyền lực nhà nước trong điều
kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.
Mọi biểu hiện xa rời quan điểm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
đều dẫn đến tổ chức quyền lực nhà nước kém hiệu quả.
- Ý nghĩa: là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước đề cao trách nhiệm
trước nhân dân, hạn chế sự dựa dẫm, ỷ lại trong việc thực hiện quyền
hạn và nhiệm vụ mà nhân dân đã ủy quyền. Đó cũng là cơ sở để không
có chỗ cho các yếu tố cực đoan, đối lập, thiếu trách nhiệm trong mối
quan hệ giữa các quyền, nhất là giữa quyền lập pháp và quyền hành
pháp. Đồng thời, đó cũng là điều kiện để hình thành cơ chế kiểm soát,
nhận xét, đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của các quyền từ
bên trong tổ chức quyền lực nhà nước cũng như từ bên ngoài là nhân dân.
2. Quan niệm về phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
- Nội dung: Trong thực tiễn ở nước ta, cũng như các nước, quyền lập
pháp được giao cho Quốc hội hay Nghị viện, quyền hành pháp được
giao Chính phủ, quyền tư pháp được giao cho Tòa án. Sự phân định
các quyền như vậy là điều kiện cơ bản để nhân dân giao quyền mà
không bị lạm quyền, nhân dân kiểm soát và đánh giá được hiệu lực và
hiệu quả thực hiện các quyền mà mình đã giao. Đồng thời, cũng là để
cho các cơ quan tương ứng được giao quyền đề cao trách nhiệm trong
việc thực thi quyền lực nhà nước và tự kiểm tra việc thực hiện quyền
lực nhà nước được giao của mình.
- Ý nghĩa: xã hội càng phát triển, phân công lao động càng phải chuyên
môn hóa cao để phát huy hiệu quả. Đồng thời, thực tiễn xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN ở nước ta chỉ ra rằng, việc phân định rành
mạch ba quyền là cách thức tốt nhất để phát huy vai trò của nhà nước
trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
37) Phân tích hình thức cấu trúc lãnh thổ của Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013.
- Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam:
● là Nhà nước đơn nhất, có độc lập, chủ quyền, có một hệ thống
pháp luật thống nhất, có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc.
● có lãnh thổ thống nhất, không phân chia thành các tiểu bang
hoặc cộng hòa tự trị mà chia thành các đơn vị hành chính trực
thuộc. Tương ứng mỗi đơn vị hành chính là cơ quan hành chính
Nhà nước. Các đơn vị hành chính không có chủ quyền quốc gia
và đặc điểm như Nhà nước.
● là tổ chức duy nhất trong hệ thống chính trị có chủ quyền quốc
gia,là chủ thể quan hệ quốc tế toàn quyền đối nội, đối ngoại,
quyết định mọi vấn đề của đất nước.
● Một hệ thống pháp luật thống nhất với một Hiến pháp, hiệu lực
Hiến pháp và pháp luật trải rộng trên phạm vi toàn quốc. Các cơ
quan Nhà nước trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trên
cơ sở cụ thể hóa Hiến pháp, pháp luật, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.
● là Nhà nước thống nhất của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam.
Nhà nước thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn và
phát huy phong tục, tập quán của dân tộc.
38) Phân tích đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ. Dân
chủ vừa là bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độ nhà nước
- Tập trung trên cơ sở dân chủ thì tập trung sẽ thúc đẩy dân chủ rộng rãi
và có chất lượng cao hơn. Tập trung là đòi hỏi của chính bản thân dân
chủ. Ngược lại, dân chủ trên cơ sở tập trung sẽ dễ dàng đạt tới sự
thống nhất cao. Lúc đó, dân chủ trở thành đòi hỏi của chính bản thân
tập trung.Mục tiêu của nhà nước pháp quyền là xây dựng và thực thi
một nền dân chủ, đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. Nhân
dân thực hiện quyền dân chủ của mình thông qua dân chủ trực tiếp; dân chủ đại diện.
2. Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
- Hiến pháp và pháp luật luôn giữ vai trò điều chỉnh những mối quan hệ
cơ bản đối với toàn bộ hoạt động Nhà nước và hoạt động xã hội, quyết
định tính hợp hiến và hợp pháp của mọi tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước. Tuy nhiên không phải mọi chế độ lập Hiến, mọi hệ
thống pháp luật đều có thể đưa lại khả năng xây dựng nhà nước pháp
quyền, mà chỉ có Hiến pháp và hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng
mới có thể làm cơ sở cho chế độ pháp quyền trong nhà nước và xã hội.
3. Nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và đảm bảo quyền con người
trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội.
- Quyền con người là tiêu chí đánh giá tính pháp quyền của chế độ nhà
nước. Mọi hoạt động của Nhà nước đều phải xuất phát từ sự tôn trọng
và đảm bảo quyền con người, tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện
quyền của mình theo đúng các quy định của luật pháp.
4. Quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền được tổ chức và
thực hiện theo các nguyên tắc dân chủ: phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực.
- quyền lực nhà nước không thể tập trung vào một người, vào một cơ
quan, mà phải được phân công (phân chia) giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư
pháp. Đồng thời, việc tổ chức và thực thi quyền lực phải được kiểm
soát chặt chẽ với các cơ chế kiểm soát quyền lực cụ thể kể cả bên
trong bộ máy nhà nước và bên ngoài bộ máy nhà nước.
5. Nhà nước pháp quyền gắn liền với một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật phù hợp.
- Nền tảng của nhà nước pháp quyền là Hiến pháp và một hệ thống pháp
luật dân chủ và công bằng, do vậy, một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và
pháp luật luôn là một yêu cầu, một điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo
cho Hiến pháp, pháp luật luôn được tôn trọng, đề cao và tuân thủ nghiêm minh.
6. Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước luôn được giới hạn
trong các mối quan hệ: Nhà nước và kinh tế; Nhà nước và xã hội.
- Trong mối quan hệ giữa Nhà nước và kinh tế, vị trí, vai trò, chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước được xác định bởi tính chất, trình độ của các
mô hình kinh tế thị trường, theo hướng Nhà nước tôn trọng, phát huy
các quy luật khách quan của thị trường, thông qua thị trường để điều
tiết các quan hệ kinh tế, đồng thời khắc phục, hạn chế các mặt tiêu cực của thị trường.
- Trong mối quan hệ với xã hội, Nhà nước thông qua luật pháp để quản
lý xã hội, tôn trọng đề cao vị trí, vai trò và quyền tự chủ (tự quản) của
các cấu trúc xã hội (các tổ chức xã hội, các cộng đồng xã hội). -
39) Phân tích vị trí, vai trò của mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị Việt Nam.
- Vị trí: là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
- Vai trò: là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí,
nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên. - Nhiệm vụ:
● tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự
nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân
● tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực
hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh
thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan
Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ công chức nhà nước
● tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước
● tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân
● cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
nhân dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân
dân Việt Nam với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới
40) Trình bày những quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong pháp
luật hiện hành. Bình luận về các quy định này.
Chương V: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
41) Phân biệt hai khái niệm “quyền con người” và “quyền công dân”. Vấn
đề này được thể hiện như thế nào trong Hiến pháp năm 2013? - Khái niệm:
+ Quyền con người là những quyền bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo
vệ các cá nhân và các nhóm, chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc
mà làm tổn hại đến nhân phẩm, tự do cơ bản của con người.
+ Quyền công dân là quyền con người, được một NN nhất định công nhận và
áp dụng cho cá nhân mang quốc tịch của mình.
Là khả năng của công dân được thực hiện những hành vi nhất định mà pháp
luật không dân cấm theo ý chí, nhận thức và sự lựa chọn của mình. - Thể hiện trong HP 2013:
+ Điều 15 HP 2013: quyền công dân
+ Điều 20 HP 2013: quyền con người
+ Điều 28 HP 2013: quyền công dân
42) Có những cách phân loại quyền con người nào? Phân biệt quyền con
người với quyền công dân? - Phân loại:
+ Nhóm quyền và nghĩa vụ cơ bản về chính trị: Quyền bầu cử và
ứng cử; quyền khiếu nại, tố cáo;...
+ Nhóm quyền cơ bản về dân sự: quyền sống, quyền tự do đi lại và
cư trú, quyền được suy đoán vô tội,...
+ Nhóm quyền và nghĩa vụ cơ bản về kinh tế, văn hóa và xã hội:
quyền sở hữu, quyền được tự do kinh doanh, quyền và nghĩa vụ học tập,... - Phân biệt: + Quyền con người:
` Tự nhiên, vốn có, không theo chủ thể nào ban phát.
` Áp dụng trên phạm vi quốc tế.
` Các công ước quốc tế về quyền con người.
` Luật Quốc Tế về quyền con người có cơ chế đảm bảo, thực
hiện, bảo vệ con người trên phạm vi rộng. + Quyền công dân:
` Được NN xác định bằng các quy định PL.
` Áp dụng trên lãnh thổ quốc gia.
` HP và các văn bản quy phạm pháp luật của từng quốc gia.
` Bằng quyền lực NN của mỗi quốc gia.
43) Hiến pháp bảo vệ quyền con người bằng những phương thức nào?
Vấn đề này được thể hiện như thế nào trong Hiến pháp năm 2013?
Hiệu lực bảo vệ quyền con người, quyền công dân của hiến pháp còn được
phát huy qua việc hiến định các cơ chế, thiết chế bảo vệ quyền, cụ thể như thông
qua hệ thống toà án tư pháp, các cơ quan nhân quyền quốc gia, cơ quan thanh
tra Quốc hội (Ombudsman) hay toà án hiến pháp… Vấn đề: + Điều 20 HP 2013 + Điều 30 HP 2013
44) Nhà nước có các nghĩa vụ gì đối với quyền con người? Vấn đề này
được quy định như thế nào trong Hiến pháp năm 2013?
Thừa nhận bản chất tự nhiên của quyền con người, quyền con người được tôn
trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện ( Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ )
- Nhà nước có trách nhiệm tạo ra các chính sách pháp luật, những thiết chế để
công nhận, tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và đảm bảo
rằng công dân được hưởng quyền, lợi ích cơ bản với mức độ cao nhất có thể ( nghĩa vụ thực hiện )
- Nghĩa vụ hiến định ( quy định trong Hiến pháp các quyền con người, quyền công dân )
45) Những điểm mới cơ bản của Hiến pháp năm 2013 về quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Quyền lập hiến là quyền của Nhân dân. Điều 2 khẳng định “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”
Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện
thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước
46) Trình bày quy định về nguyên tắc giới hạn quyền con người, quyền
công dân trong Hiến pháp năm 2013. Bình luận quy định đó.
Nhằm ngăn ngừa sự tùy tiện hạn chế quyền con người, quyền công dân
thì HP 2013 quy định : Khoản 2 điều 14 : Quyền con ng, quyền công dân
chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trg hợp cân thiết vì lý do
quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng động
47) Liệt kê các quyền chính trị được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013.
Trình bày những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về nhóm quyền này.
48) Liệt kê các quyền dân sự được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013.
Trình bày những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về nhóm quyền này.
49) Liệt kê các quyền kinh tế được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013.
Trình bày những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về nhóm quyền này.
50) Liệt kê các quyền văn hóa và xã hội được ghi nhận trong Hiến pháp
năm 2013. Trình bày những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về nhóm quyền này.
51) Bình luận cụm từ “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”
(Điều 23, 25, 27 Hiến pháp năm 2013).
52) Việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp
Việt Nam có gì khác so với trong hiến pháp các nước trên thế giới?
53) Hiến pháp Việt Nam quy định những nghĩa vụ nào của công dân? Ý
nghĩa của việc quy định các nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp.
Chương VI: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi
trường và bảo vệ tổ quốc
54) Trình bày những nội dung cơ bản của chế định chế độ kinh tế trong
Hiến pháp năm 2013. So sánh nội dung của chế định chế độ kinh tế trong
Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992.
- Chế định kinh tế Trong Hiến pháp 2013: chế độ kinh tế được quy định là
kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, tiếp tục kế thừa Hiến pháp
năm 1992, đồng thời làm rõ hơn tính chất, mô hình kinh tế, vai trò quản lý của
Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc quản lý và sử
dụng đất đai, và thể chế hóa quan điểm phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ,
hài hòa với phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường
- So sánh với Hiến pháp 1980,19921992 1980 1992 2013 Chương II Chương II
Chương III (gộp với chương
Văn hóa, giáo dục, khoa học VỊ TRÍ và môi trường) SỐ ĐIỀU 22 15 7
Nền KT phổ biến là sản NN phát triển nền KT
NN xây dựng nền KT độc
xuất nhỏ tiến thẳng lên hàng hóa nhiều thành
lập, tự chủ, phát huy nội lực, CNXH, bỏ qua gđ phát phần theo cơ chế thị
hội nhập QT, kết hợp văn QĐ VỀ triển TBCN, xây dựng 1
trường có sự quản lý của hóa, môi trường,.. NỀN KT XH có KT công-nông nhà nước, theo định
Nền KT thị trường định nghiệp hiện đại hướng XHCN hướng XHCN 2: KT quốc doanh thuộc
Nhiều thành phần (6) với Nhiều thành phần KT. Các sở hữu toàn dân và KT
các hình thức tổ chức sản thành phần KT đều là bộ THÀNH
hợp tác xã thuộc sở hữu xuất, kinh doanh đa dạng phận cấu thành quan trọng
PHẦN KT tập thể của nd lao động
dựa trên chế độ sở hữu của nền KT quốc dân. Ngoại Nhà nước độc quyền Nhà nước thống nhất
Hội nhập, hợp tác quốc tế thương,
quản lý và mở rộng hoạt được đẩy mạnh hoạt động
động kinh tế đối ngoại, kinh tế với
khuyến khích tổ chức, cá nước ngoài
nhân ngoài nước đầu tư Ưu tiên KT quốc doanh giữ vai KT quốc doanh được
Các thành phần kinh tế bình
giữa các tp trò chủ đạo củng cố và phát triển đẳng KT Quy định Chưa nêu Chưa nêu Đồng Việt Nam về tiền tệ, Ngân sách TW, ĐP ngân sách
55) Trình bày những nội dung cơ bản của chế định về sở hữu trong Hiến
pháp năm 2013. So sánh nội dung của chế định sở hữu trong Hiến pháp
năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Chế độ 1980 1992 2013 sở hữu
Số hình 2 hình thức sở hữu: Sở hữu toàn 3 hình thức sở hữu: Ghi: nhiều hình
thức sở dân và sở hữu tập thể
tập thể, toàn dân (2 thức sở hữu (không hữu
cái này chủ đạo) và nêu tên cụ thể nữa) tư nhân (bước đột phá) Đất đai
Được quy định là của nhà nước Như 1980 Là tài nguyên đặc
– thuộc sở hữu toàn dân biệt của quốc gia Quốc
Quốc hữu hóa không bồi Tài sản hợp pháp Không ghi
hữu hóa thường với tài sản của địa chủ của công dân, tổ
phong kiến và tư sản mại bản chức không bị quốc hữu hóa Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa
56) Phân tích so sánh quy định về các thành phần kinh tế trong Hiến pháp
năm 1980, 1992 và 2013. ( 2 hàng in xanh ở câu 54 ) 🥰
57) Phân tích quy định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” trong nền
kinh tế Việt Nam (Khoản 1, Điều 51 Hiến pháp năm 2013). So sánh quy
định này với quy định của các Hiến pháp trước đây? - Phân tích quy định:
+ KTNN phải đóng vai trò hàng đầu trong việc khắc phục, hạn chế những
khuyết tật của cơ chế thị trường
+ KTNN độc quyền trong những lĩnh vực có quan hệ trực tiếp đến an ninh
quốc gia và hoạt động bên cạnh các thành phần kinh tế khác trong
những ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân như ngân
hàng, vận tải đường không
+ KTNN định hướng, hướng dẫn hoạt động của các thành phần kinh tế
khác, để mọi thành phần kinh tế hoạt động theo mục tiêu định sẵn của Nhà nước
+ KTNN hỗ trợ, kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển. Có thể
hiểu sự hỗ trợ, kích thích của KTNN đối với các thành phần kinh tế khác
- So sánh với các hiến pháp trước đây: ?
58) Bình luận chế độ sở hữu đất đai theo Hiến pháp năm 2013.
- Điều 52 Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu của
toàn dân như trong Hiến pháp 1992, nhưng có những sửa đổi để rõ ràng và chặt chẽ hơn:
+ Đất đai ko chỉ là tư liệu sản xuất chủ yếu mà còn là “Tài nguyên
đặc biệt của quốc gia, là nguồn lực quan trọng phát triển đất
nước”( Điều54). Vì thế phải quản lý chặt chẽ bằng luật. Với tính
chất tài sản thuộc sở hữu của toàn dân nên chỉ Nhà nước mới đủ
tư cách là người đại diện
+ Điều 54 khoản 2 Hiến pháp 2013, cá nhân được nhà nước giao
đất cho, công nhận quyền sử dụng đất phải thực hiện quyền và
nghĩa vụ theo quy định của luật => khẳng định quyền đại diện
chủ sở hữu của Nhà nước với đất đai, mặt khác tạo sự yên tâm
với người được giao đất
+ Liên quan đến thu hồi đất đai, Khoản 4 điều 54 để áp dụng phải có 3 điều kiện:
● Về nhu cầu việc thu hồi đất là thực sự cần thiết
● về mục đích thu hồi, chỉ để phục vụ quốc phòng an ninh,
phát triển kinh tế xã hội
● Về cách thức, phải công khai minh bạch và bồi thường cho
người có đất theo quy định của pháp luật
59) Phân tích chế định xã hội, văn hóa, giáo dục theo Hiến pháp năm 2013.
- Về văn hóa, Hiến pháp quy định mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các
giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa
(Ðiều 41); đồng thời, tiếp tục khẳng định Nhà nước và xã hội chăm lo xây dựng
và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Phát triển
các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân
dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo môi trường xây dựng
gia đình Việt Nam ấm no. xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa,
giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm
- Về giáo dục, Hiến pháp quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập (Ðiều
39) và tiếp tục khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng
cao dân trí. Nhà nước trong việc ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư
khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là
bắt buộc... Ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử
dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo
được học văn hóa và học nghề (Ðiều 61).
60) Trình bày chế định Bảo vệ Tổ quốc trong Hiến pháp năm 2013.
- Hiến pháp dành cả Chương IV (t Điều 64 đến Điều 68) hiến định các vấn đề bảo vê ˆ Tổ quốc
- khẳng định: Nước Cô ˆng hòa XHCN Viê ˆt Nam là mô ˆt nước đô ˆc lâ ˆp, có chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm: đất liền, biển, đảo, vùng biển và vùng trời.
- Mọi hành vi chống lại đô ˆc lâ ˆp, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ - đều bị nghiêm trị
- nhiê ˆm vụ BVTQ là sự nghiệp của toàn dân, trong đó lực lượng vũ trang
(LLVT) nhân dân giữ vai trò nòng cốt
- Đồng thời, tăng cường phổ biến kiến thức về QP,AN cho toàn dân để nâng cao
ý thức, trách nhiê ˆm BVTQ của nhân dân
- Xây dựng, phát triển đồng bô ˆ ngành công nghiệp quốc phòng, an ninh bảo đảm
vũ khí, trang thiết bị kỹ thuâ ˆt hiê ˆn đại cho LLVT nhân dân,... tăng cường khả năng BVTQ. Chương VII: Bầu cử
61) Phân tích mối quan hệ giữa bầu cử và dân chủ. Liên hệ với Việt Nam.
Bầu cử là định chế trọng tâm của các chính thể dân chủ đại diện, không
có dân chủ đại diện nếu không có bầu cử. Nhà nước chỉ có thể được thiết
lập và thực thi quyền lực quản lý xã hội khi có sự nhất trí của người dân-
chủ thể duy nhất và đích thực của quyền lực nhà nước. Sở dĩ bầu cử gắn
liền với dân chủ vì nó cho phép người dân trao quyền cho đại diện của
mình và kiểm soát hoạt động quản lý xã hội của họ: Tính định kỳ, phổ
thông, công khai, bình đẳng, tự do tranh cử và bỏ phiếu của bầu cử cho
phép công chúng đánh giá và phế truất những đại diện cũ không còn phù
hợp, lựa chọn những đại diện mới có năng lực, phẩm chất tốt hơn, Nguy
cơ không được tái nhiệm trong lần bầu cử lần sau hay thậm chí ngay
trong nhiệm kỳ (bãi nhiệm) luôn nhắc nhở những đại diện của người dân
phải chứng tỏ năng lực, phẩm chất đạo đức với công chúng trong mọi hoàn cảnh, thời điểm.
- Liên hệ VN: Nguyên tắc dân chủ trong bầu cử ở nước ta thể hiện rõ ở quyền
bình đẳng dân tộc của mỗi công dân và ở hình thức, cách thức thực hiện bầu
cử. Quyền bình đẳng dân tộc ở nước ta đã được hiến định rõ tại Hiến pháp
qua các thời kỳ khác nhau.
VD: Hiến pháp năm 1946 xác lập các nguyên tắc quan trọng và rất tiến bộ của
công tác bầu cử, đó là chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu, bỏ phiếu tự do,
trực tiếp và kín (Ðiều 17); nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra (Ðiều 20).
62) Bình luận nhận định “bầu cử là thước đo dân chủ của một quốc gia”. Liên hệ với Việt Nam.
Nói: “Bầu cử là thước đo dân chủ của một quốc gia” vì bầu cử là trái tim,
chìa khóa, yếu tố then chốt và là một trong những tiêu chí đánh giá mức
độ của một nền dân chủ. Các đặc điểm của bầu cử cho phép người dân
trao quyền của mình cho người đại diện mong muốn của mình, thực hiện
các quyền tự do dân chủ của nhân dân bao gồm: quyền bỏ phiếu, quyền
ứng cử, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp lập hội,..... cao nhất
là quyền được lựa chọn và thay đổi chính quyền (đã được ghi nhận trong
luật nhân quyền quốc tế và hiến pháp hầu hết quốc gia trên thế giới.
63) Phân tích các nguyên tắc bầu cử theo Hiến pháp năm 2013.
Nguyên tắc bầu cử là những tư tưởng, quan điểm định hướng cho toàn bộ
hoạt động bầu cử từ tổng quát đến cụ thể các quy định của pháp luật về
bầu cử. Theo Khoản 1 Điều 7 Hiến pháp 2013 và Điều 1 Luật bầu cử đại
biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 đồng thời quy
định: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được
tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu
kín”. Các nguyên tắc đó thống nhất với nhau, bảo đảm cho cuộc bầu cử
khách quan, dân chủ, thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của nhân dân khi
lựa chọn người đại biểu xứng đáng.
Các nguyên tắc bao gồm có :
Nguyên tắc bầu cử phổ thông
Nguyên tắc bầu cử bình đẳng
Nguyên tắc bầu cử trực tiếp
Nguyên tắc bỏ phiếu kín
64) Trình bày nguyên tắc bầu cử phổ thông. Liên hệ với Việt Nam.
Nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong chế độ bầu cử, là tiêu chuẩn đánh
giá mức độ dân chủ của bầu cử (vì nó là căn cứ đảm bảo sự tham gia
rộng rãi của người dân vào cuộc bầu cử), thể hiện tính toàn dân và toàn
diện trong bầu cử, bảo đảm để mọi công dân không phân biệt dân tộc,
giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề
nghiệp, thời hạn cư trú, đều có quyền tham gia bầu cử và ứng cử theo
quy định của pháp luật.
LH: Hiến pháp Việt Nam quy định để có quyền ứng cử, người dân cần đáp
ứng hai điều kiện là có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam và đủ 21 tuổi trở
lên (Điều 27 Hiến pháp năm 2013 và Điều 27 Hiến pháp năm 2013). Tất
nhiên, để thực hiện được quyền này một cách thực chất, người dân còn phải
đáp ứng một số điều kiện khác.
65) Trình bày nguyên tắc bầu cử bình đẳng Liên hệ với Việt Nam.
- Mọi công dân đều được đối xử như nhau trong quá trình bầu cử, không
ai được đối xử ưu đãi hay bị phân biệt đối xử vì bất kì yếu tố nào
- Được thể hiện ở nhiều khía cạnh cụ thể: mỗi người chỉ được ghi tên
ứng cử ở một đơn vị bầu cử, mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào một danh
sách cử tri ở một nơi cư trú, chỉ được bỏ một phiếu bầu và phiếu bầu cử
mọi cử tri có giá trị như nhau
- Đòi hỏi sự phân bố công bằng, hợp lý về số lượng, thành phần… để
đảm bảo tiếng nói của các địa phương, dân tộc, giai tầng… trong xã hội
- LH: Điều 62 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân
năm 2015 quy định công tác tuyên truyền, vận động bầu cử là trách nhiệm
của các cơ quan, tổ chức và được bảo đảm bằng kinh phí nhà nước. Như
vậy, ứng viên dù có tiềm lực tài chính dồi dào cũng không được bỏ tiền
vận động bầu cử cho mình. Mọi hoạt động sử dụng chức vụ, quyền hạn
hoặc hứa tặng cho, ủng hộ tiền, tài sản để vận động bầu cử đều bị cấm
(Khoản 2,4 Điều 68 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015)
66) Trình bày nguyên tắc bầu cử trực tiếp. Liên hệ với Việt Nam.
- Cử tri phải tự mình đi bầu cử, tự lựa chọn người mình muốn bầu trong
lá phiếu và tự bỏ lá phiếu của mình vào hòm phiếu
- LH: Trong pháp luật hiện hành của Việt Nam, nguyên tắc bầu cử trực
tiếp được quy định cụ thể tại Điều 69 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại
biểu Hội đồng nhân dân năm 2015. Theo quy định, mỗi cử tri sẽ được
phát trước một thẻ cử tri. Đến ngày bầu cử, cử tri phải tự mình đến địa
điểm bỏ phiếu, xuất trình thẻ cử tri. Sau đó, cử tri được phát một phiếu
bầu cử tương ứng với mỗi cơ quan được bầu. Cử tri phải tự mình viết vào
phiếu bầu cử của mình và trực tiếp bỏ phiếu bầu vào hòm phiếu.
67) Trình bày nguyên tắc bỏ phiếu kín trong bầu cử. Liên hệ với Việt Nam.
Nguyên tắc bỏ phiếu kín bảo đảm cho cử tri tự do lựa chọn người mình tín nhiệm mà
không bị tác động bởi những điều kiện và yếu tố bên ngoài. Theo đó, cử
tri bầu ai, không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Cử tri viết phiếu bầu
trong khu vực riêng, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử;
không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri
tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu.
68) Trình bày quy định về tuổi bầu cử, ứng cử trong Luật Bầu cử hiện hành? Vì
sao phải quy định về tuổi bầu cử, ứng cử và sự khác nhau giữa tuổi bầu cử, ứng cử?
Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi
mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các
cấp theo quy định của Luật này.
69) Trình bày những trường hợp công dân không được thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.
- Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa
án đã có hiệu lực pháp luật
- Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án
- Người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo
- Người mất năng lực hành vi dân sự
70) Liệt kê các tổ chức phụ trách bầu cử ở Việt Nam hiện nay. Ngoài các
tổ chức phụ trách bầu cử, còn có có các cơ quan, tổ chức nào khác tham
gia tổ chức bầu cử ở nước ta?
* Các tổ chức phụ trách bầu cử ở TW và địa phương
· Hội đồng bầu cử quốc gia
· Các ủy ban bầu cử được thành lập ở các đơn vị hành chính
- Các ủy ban bầu cử được thành lập theo ở từng đơn vị bầu cử
o * Các cơ quan khác tham gia tổ chức bầu cử
- Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, MTTQ VN các cấp,
HĐND các cấp, UBND các cấp
71) Trình bày các bước trong quy trình bầu cử ở Việt Nam hiện nay.
Bước 1 : Xác định ngày bầu cử
- Phải là ngày chủ nhật, được công bố chậm nhất là 115 ngày trước
ngày bầu cử do Quốc hội ( UBTVQH ) quyết định.
- Vùng khó khăn có thể tiến hành bầu cử sớm hơn ngày ấn định để kịp
chuyển về tổng hợp chung. Bước 2 : Bỏ phiếu
- Chỉ có những người có tên trong danh sách cử tri mới có quyền đi bỏ phiếu.
- Việc bỏ phiếu được tiến hành cùng một ngày trong cả nước bắt đầu từ
07 giờ sáng đến 07 giờ tối cùng ngày, tuy nhiên tùy tình hình thực tế ở địa
phương có thể bỏ phiếu sớm hơn hoặc kết thúc muộn hơn.
- Cử tri bỏ phiếu trực tiếp Bước 3 : Kiểm phiếu
- Ngay sau khi bỏ phiếu kết thúc, tổ bầu cử kiểm phiếu ngay tại phòng bỏ phiếu.
- Biên bản kết quả kiểm phiếu được gửi tới Ủy ban bầu cử vào Hội đồng
bầu cử với bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân cấp
tỉnh từ 5 đến 7 ngày sau ngày bầu cử.
Bước 4 : Xác định người trúng cử , giải quyết khiếu nại và công bố kết quả bầu cử
- Xác định người trúng cử dựa trên nguyên tắc hai điều kiện đủ : (1) Có
số phiếu bầu đạt quá nửa tổng số phiếu hợp lệ; (2) Được nhiều phiếu
hơn. Trường hợp nhiều người bằng nhau người nhiều tuổi hơn trúng cử.
- Khiếu nại do Hội đồng bầu cử quốc gia ( với bầu cử ĐBQH ) hoặc Uỷ
ban bầu cử ( với bầu cử HĐND) thực hiện.
- Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử chậm
nhất là 20 ngày sau ngày bầu cử đối với đại biểu Quốc hội và 10 ngày
- đối với đại biểu HĐND.
Bước 5 : Xác nhận tư cách của người trúng cử và cấp giấy chứng nhận đại biểu
Bước 6 : Bầu cử bổ sung
Bầu cử bổ sung là bầu cử để chọn ra đại biểu điền vào vị trí đại biểu bị
khuyết khi nhiệm kỳ vẫn còn.
72) Trình bày quy định về phiếu bầu hợp lệ, không hợp lệ theo Luật Bầu
cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015.
- Phiếu bầu được phân thành hai loại : hợp lệ và không hợp lệ.
- Những phiếu bầu bị coi là không hợp lệ bao gồm : (1) Phiếu không theo
mẫu quy ``````định do tổ bầu cử phát ra; (2) Phiếu không có dấu của tổ
bầu cử; (3) Phiếu để số người được bầu nhiều hơn số lượng đại biểu
được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử; (4) Phiếu gạch xóa hết tên những
người ứng cử; (5) Phiếu ghi thêm tên người ngoài danh sách những
người ứng cử hoặc ghi thêm nội dung khác.
- Trường hợp có phiếu bầu được cho là không hợp lệ thì tổ trưởng tổ
bầu cử đưa ra để toàn tổ xem xét quyết định, tổ bầu cử không được gạch
xóa và sửa các tên ghi trên phiếu bầu.
Lưu ý : Phiếu bầu hợp lệ bỏ chữ “không” ở phiếu bầu không hợp lệ, do chỉ
có điều 74. Phiếu không hợp lệ Chương VIII: Quốc hội 73)
Vị trí của Quốc hội theo Hiến pháp năm 2013. Quy định nào của Hiến
pháp thể hiện đặc trưng về vị trí của Quốc hội Việt Nam?
-Điều 69 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao
nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến,
quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám
sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. 74)
Chức năng của Quốc hội theo Hiến pháp năm 2013. Quốc hội Việt
Nam có thực hiện chức năng đại diện không?
- 3 chức năng chính:thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; quyết định
các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
75) Trình bày những nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội theo Hiến pháp
năm 2013. So sánh quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong
Hiến pháp năm 1992 và 2013.
76) Trình bày quy định về quyền lập hiến và lập pháp của Quốc hội trong
Hiến pháp năm 2013. Bình luận những điểm mới của Hiến pháp năm 2013
về quyền lập hiến, lập pháp.
77) Phân tích quy định về chức năng giám sát tối cao của Quốc hội trong Hiến pháp năm 2013.
- Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động
của các cơ quan nhà nước bao gồm hoạt động theo dõi tính hợp hiến và
hợp pháp đối với nội dung các văn bản do các cơ quan nhà nước chịu sự
giám sát trực tiếp của Quốc hội ban hành, cũng như tính hợp hiến, hợp
pháp trong hoạt động thực tiễn của các cơ quan nhà nước. Đối tượng
chịu sự giám sát của quốc hội là các cơ quan nhà nước chịu sự giám sát
trực tiếp của Quốc hội như chủ tịch nước, chính phủ, tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,...
- Về thẩm quyền và chủ thể giám sát:theo quy định tại Điều 1 của luật
hoạt động giám sát của quốc hội ‘ Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối
cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước.Quốc hội thực hiện quyền
giám sát tối cao của mình tại kỳ họp quốc hội trên cơ sở hoạt động giám
sát của ủy ban thường vụ quốc hội , hội đồng dân tộc, ủy bản của quốc
hội, đoàn đại biểu quốc hội và đại biểu quốc hội.’
- quốc hội với tư cách là 1 đại công quyền lực thực thi quyền giám sát tối
cao thì chỉ giám sát các định chế thực thi các đại công quyền , tức là chỉ
giám sát tầng cao nhất của chính quyền, mà không giám sát các cơ quan
thuộc chính quyền địa phương.
78) Phân tích các hình thức giám sát tối cao của Quốc hội.
- xem xét các báo cáo hoạt động của các đối tượng giám sát: đây là
công cụ quan trọng để quốc hội giám sát hoạt động của các cấu trúc
quyền lực nhà nước khác ở cấp trung ương.
- xem xét văn bản quy phạm pháp luật của các đối tượng giám sát có
dấu hiệu trái Hiến Pháp, luật, nghị quyết của quốc hội: đây là công cụ để
quốc hội giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản pháp luật của
các đối tượng thuộc thẩm quyền giám sát tối cao của quốc hội.
79) Trình bày các chức danh trong bộ máy nhà nước do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Nêu
những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến
pháp năm 1992 về vấn đề này. - Do quốc hội bầu
+Chủ tịch quốc hội, các phó chủ tịch quốc hội, ủy viên ban thường vụ quốc hội +Chủ tịch nước
+ chủ tịch hội đồng dân tộc, chủ nhiệm Ủy ban của quốc hội +Thủ tướng chính phủ
+Chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao
+ chủ tịch hội đồng bầu cử quốc gia, tổng kiểm toán nhà nước, tổng thư ký quốc hội - do quốc hội phê chuẩn
+ phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng chính phủ về việc bổ nhiệm các phó
thủ tướng chính phủ, bộ trường và các thành viên khác của chính phủ.
+ phê chuẩn đề nghị của tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm
phán tòa án nhân dân tối cao
+ phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh
+ phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia
80) So sánh quy định về “lấy phiếu tín nhiệm” và “bỏ phiếu tín nhiệm” theo
Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014.
Bình luận về những quy định này . - Mục đích:
+) Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của của bộ máy nhà nước;
+) Giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được
mức độ tín nhiệm để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động;
+) Làm cơ sở để xem xét đánh giá cán bộ. - Nguyên tắc áp dụng:
+ Bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu
Hội đồng nhân dân; tôn trọng quyền báo cáo, giải trình của người được
lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
+ Công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; bảo đảm đánh giá đúng
thực chất về người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
+ Bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự
lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.
- Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm:
+ Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật. * Khác nhau: Lấy phiếu tín Bỏ phiếu tín nhiệm nhiệm Định Lấy phiếu tín Bỏ phiếu tín nhiệm là nghĩa nhiệm là việc Quốc việc Quốc hội, Hội hội, Hội đồng nhân đồng nhân dân thể dân thực hiện hiện sự tín nhiệm quyền giám sát, hoặc không tín nhiệm đánh giá mức độ đối với người giữ tín nhiệm đối với chức vụ do Quốc hội, người giữ chức vụ Hội đồng nhân dân do Quốc hội, Hội bầu hoặc phê chuẩn đồng nhân dân bầu để làm cơ sở cho hoặc phê chuẩn để việc miễn nhiệm hoặc làm cơ sở cho việc phê chuẩn đề nghị xem xét đánh giá miễn nhiệm người cán bộ. không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm. Đối Quốc hội, Hội đồng - Ủy ban thường vụ tượn nhân dân tổ chức Quốc hội trình Quốc g áp lấy phiếu tín nhiệm hội bỏ phiếu tín dụng một lần trong mỗi nhiệm đối với người nhiệm kỳ vào kỳ giữ chức vụ do cơ họp thường lệ cuối quan này bầu hoặc năm thứ ba của phê chuẩn: nhiệm kỳ. Theo đó: + Ủy ban thường vụ - Quốc hội chức lấy Quốc hội tự mình đề phiếu tín nhiệm: nghị; + Chủ tịch nước, + Có kiến nghị của Phó Chủ tịch nước; Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của + Chủ tịch Quốc Quốc hội, hoặc có ít hội, Phó Chủ tịch nhất hai mươi phần Quốc hội, Ủy viên
trăm tổng số đại biểu Ủy ban thường vụ Quốc hội; Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, + Người được lấy Chủ nhiệm Ủy ban phiếu tín nhiệm có từ của Quốc hội; 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh + Thủ tướng Chính
giá “tín nhiệm thấp”. phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, - Thường trực Hội Bộ trưởng, các đồng nhân dân trình thành viên khác Hội đồng nhân dân của Chính phủ; bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ + Chánh án Tòa án chức vụ do cơ quan tối cao, Viện này bầu: trưởng Viện kiểm sát tối cao, Tổng + Có kiến nghị của ít kiểm toán nhà nhất 1/3 tổng số đại nước. biểu Hội đồng nhân dân; - Hội đồng nhân dân: + Có kiến nghị của + Chủ tịch Hội Ủy ban Mặt trận tổ đồng nhân dân, quốc Việt Nam cùng Phó Chủ tịch Hội cấp; đồng nhân dân, Ủy viên Thường trực + Người được lấy Hội đồng nhân phiếu tín nhiệm có từ dân, Trưởng Ban 2/3 tổng số đại biểu của Hội đồng nhân Hội đồng nhân dân dân; trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”. + Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân.
81) Trình bày những cơ quan, chủ thể có quyền đề nghị Quốc hội quyết
định trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân năm 2015.
Bình luận về quy định này.
- Điều 14, Đề nghị trưng cầu ý dân :
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất ⅓
tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân.
+ Trường hợp có từ ⅓ tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc
hội trưng cầu ý dân về cùng một vấn đề thì ủy ban thường vụ Quốc hội có
trách nhiệm tổng hợp các kiến nghị của đại biểu Quốc hội, chuẩn bị hồ sơ
theo quy định tại khoản 3, Điều này trình Quốc hội xem xét, quyết định.
82) Cơ cấu tổ chức của Quốc hội theo Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội: + Chủ tịch Quốc hội
+ Phó Chủ tịch Quốc hội + Các ủy viên
- Hội Đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội
- Tổng thư ký Quốc hội, văn phòng Quốc hội, Các cơ quan
thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội.
83) Trình bày mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ trong Hiến pháp năm 2013. Nêu
những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về mối quan hệ này.
Theo quy định của hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung 2001) và luật tổ chức
chính phủ năm 2001, quốc hội lập ra chính phủ. Cơ cấu tổ chức của chính
phủ bao gồm: Các bộ và các cơ quan ngang bộ (điều 2 luật Tổ chức chính
phủ năm 2001). Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ
quan ngang bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Thành viên của
Chính phủ gồm: Thủ tướng các phó Thủ tướng, bộ trưởng và thủ tướng
cơ quan ngang bộ do quốc hội quyết định (điều 3 luật tổ chức Chính phủ
năm 2001) trên cơ sở quy định hiến pháp 1992 và luật tổ chức chính phủ
năm 2001. Quốc hội sẽ quyết định tổ chức của chính phủ theo từng nhiệm kỳ cho phù hợp
84) Trình bày mối quan hệ của Quốc hội với Tòa án nhân dân tối cao và
Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
_Về trật tự hình thành:
+Quốc hội thành lập ra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng VKSND
tối cao do Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ
tịch nước. Nhiệm kì của Viện trưởng VKSND tối cao theo nhiệm kì của Quốc hội.
+Quốc hội có quyền quy định về tổ chức và hoạt động của VKSND tối cao.
_Về quá trình hoạt động:
+Viện trưởng VKSND tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước
Quốc hội, nếu trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo
cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
+Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với Viện trưởng VKSND tối cao.
+Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Uỷ ban thường vụ Quốc hội
có quyền đình chỉ thi hành các văn bản của VKSND tối cao trái với Hiến pháp,
luật, nghị quyết của Quốc hội; bãi bỏ các văn bản trái với pháp lệnh, nghị
quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
+Viện kiểm sát nhân dân có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự
án pháp lệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
_Về lĩnh vực kiểm tra, giám sát:
+Quốc hội có quyền thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân thủ theo Hiến
pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, xét báo cáo của VKSND tối cao.
+Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền giám sát hoạt động của VKSND tối
cao. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Viện trưởng VKSND tối cao. Viện
trưởng VKSND tối cao phải trả lời chất vấn trước Quốc hội tại kì họp hoặc tại
phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
85) Phân tích vị trí của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo Hiến pháp năm 2013.
Theo Hiến pháp 2013, Ủy ban thường vụ quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.
Quốc hội do nhân dân bầu ra. Trong kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ mới,
các đại biểu bầu ra Ủy ban thường vụ Quốc hội, chủ tịch Quốc hội cùng
với phó Chủ tịch Quốc hội.
Mỗi năm Quốc hội họp 2 kỳ, mỗi kỳ 1 tháng để quyết định các vấn đề của
đất nước. Giữa các kỳ họp (khoảng thời gian không họp), nếu có vấn đề
gì cần Quốc hội thông qua t
hì Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ thay mặt các đại biểu quốc hội thông
qua, sau đó báo cáo với Quốc hội vào kỳ họp gần nhất.
(Nói cách khác, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ thay mặt Quốc hội làm các
công việc của Quốc hội khi không họp, sau đó báo cáo với Quốc hội vào kỳ họp gần nhất)
Nếu vấn đề được thông qua gây tranh cãi hoặc có những phản hồi trái
chiều, Quốc hội sẽ xem xét lại. Tuy nhiên, việc có tranh cãi ở VN là rất ít,
bởi những vấn đề đó đã được Đảng xem xét trước.
86) Trình bày cơ cấu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bao theo Luật Tổ chức
Quốc hội hiện hành. Thành
viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có
thể kiêm nhiệm không? Vì sao?
Luật tổ chức Quốc hội hiện hành là Luật tổ chức Quốc hội số 65/2020/QH14
(có hiệu lực từ 01/01/2021)
Theo điều 44 Luật tổ chức Quốc hội, cơ cấu Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm: - Chủ tịch Quốc hội
- Phó chủ tịch Quốc hội
- Các Ủy viên của Ban thường vụ Quốc hội: là các đại biểu Quốc hội hoạt
động chuyên trách và không đồng thời là thành viên của Chính phủ
*Số lượng phó chủ tịch Quốc hội và Ủy viên ủy ban thường vụ Quốc hội là
do Quốc hội quyết định
87) Phân tích những nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội theo Hiến pháp năm 2013.
Nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban thường vụ quốc hội:
1. Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp quốc hội.
2. Ra pháp lệnh về những vd được qh giao; giải thích hp, luật, pháp lệnh.
3. Giám sát việc thi hành hp, luật, nghị quyết của ủy ban thường vụ qh;
giám sát hd của cp, TAND TC, VKSNDTC, kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do qh thành lập.
4. Đình chỉ việc thi hành vb cp, thủ tướng cp, TAND TC, VKSNDTC trái
với hp, luật, nghị quyết của qh và trình qh quyết định việc bãi bỏ vb đó tại
kỳ họp gần nhất; bãi bỏ vb của cp, thủ tướng cp, TAND TC, VKSNDTC
trái với pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH.
5. Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hd của HD dân tộc và các UB của qh;
hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hđ của đại biểu QH.
6. Đề nghị qh bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch nước, chủ tịch qh, phó
chủ tịch qh, ủy viên ban thường vụ qh, chủ tịch hội đồng dân tộc, chủ
nhiệm ủy ban của quốc hội, chủ tịch hội đồng bầu cử quốc gia, tổng kiểm toán nhà nước.
7. Giám sát và hd hđ của HĐND; bãi bỏ nghị quyết của HĐND tỉnh, tp trực
thuộc TƯ trái với hp, luật và vb của cơ quan nhà nước cấp tên; giải tán
HĐND tỉnh tp trực thuộc TƯ trong TH HDND đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nd.
8. Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị
hành chính dưới tỉnh, tp trực thuộc TƯ.
9. Quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh trong TH QH không thể
họp được và báo cáo QH quyết định tại kỳ họp gần nhất. 10.
Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ
tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương. 11.
Thực hiện quan hệ đối ngoại của quốc hội. 12.
Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của CHXHCN VN 13.
Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của QH
88) Phân tích thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, UBTVQH được ban hành 2
loại văn bản: pháp lệnh và nghị quyết _ Pháp lệnh:
● Pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý sau luật
được UBTVQH dùng để đặt ra các quy luật pháp luật, điều chỉnh những
mối quan hệ xã hội quan trọng tương đối ổn định, nhưng chưa có luật điều
chỉnh hoặc luật chưa điều chỉnh đầy đủ
● Bạn hành pháp lệnh là 1 chức năng quản trọng của UBTVQH, thực
chất là thầy luật khi không có luật hoặc luật điều chỉnh không đầy đủ
● UBTVQH chỉ được phép làm pháp lệnh trong phạm vi chương trình cho
phép của Quốc hội và có thể bị chủ tịch nước phủ quyết
_ Nghị quyết:Được sử dụng chủ yếu dưới dạng văn bản pháp luật để
giải quyết các công việc cụ thể như:
● Hủy bỏ các văn bản của chính phủ, thủ tướng chính phủ, TAND tối
cao, VKSND tối cao, của HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
trái với pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH.
● Phê chuẩn đề nghị của thủ tướng chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức phó thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên của chính phủ.
89) Phân tích vị trí, vai trò của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội Việt Nam
Quy định về chức năng của HĐDT và các Ủy ban của Quốc Hội :
- Tiếp tục giữ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐDT như Hiến
pháp 1992; thay qui định Chính phủ tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi
ban hành các quyết định về chính sách dân tộc bằng quy định Chính phải
lấy ý kiến của HĐDT khi ban hành qui định thực hiện chính sách dân tộc
- Tiếp tục quy định thẩm quyền thẩm tra, giám sát, kiến nghị của HĐDT,
Ủy ban của Quốc Hội như Hiến pháp 1992; bỏ quy định về trình Quốc Hội,
Ủy ban thường vụ Quốc Hội ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
- Tiếp tục kế thừa và bổ sung thẩm quyền yêu cầu thành viên Chính phủ,
Chánh án Tòa án NDTC, viện trưởng VKSNDTC báo cáo, giải trình, cung
cấp tài liệu cho HĐDT, Ủy ban của Quốc Hội;bổ sung chức danh Tổng
Kiểm toán Nhà nước và thay chủ thể " viên chức Nhà nước hữu quan"
bằng " cá nhân hữu quan" có trách nhiệm báo cáo, giải trình, cung cấp tài
liệu cho HĐDT, Ủy ban của Quốc Hội ( khoản 1 điều 77 )
● Luật tổ chức Quốc Hội hiện hành:
- Điều 3 Luật tổ chức Quốc Hội : Quốc Hội tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc tập trung dân chủ làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định
theo đa số. Gồm: Ủy ban thường vụ Quốc Hội - cơ quan thường trực của
Quốc Hội, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên; HĐDT - Ủy
ban: Ủy ban pháp luật; Ủy ban tư pháp; Ủy ban kinh tế; Ủy ban tài chính,
ngân sách; Ủy ban quốc phòng và an ninh; Ủy ban văn hóa, giáo dục; Ủy
ban về các vấn đề xã hội; Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường; Ủy ban đối ngoại.
- Đại biểu Quốc Hội : Quốc Hội có không quá 500 đại biểu đại diện cho ý
chí, nguyện vọng của cử tri cả nước, trong đó có những đại biểu hoạt
động chuyên trách và những đại biểu hoạt động không chuyên trách. Số
lượng đại biểu chuyên trách chiếm ít nhất 25% tổng số đại biểu. hiện nay.
90) Kể tên các Ủy ban của Quốc hội hiện nay? Trình bày vị trí, vai trò của
các Ủy ban của Quốc hội?
● Ủy ban pháp luật: là cơ quan thảo luận, đóng góp ý kiến về các nội dung của dự
thảo sửa đổi Luật,Hiến pháp,Pháp lệnh của Quốc hội. Có trách nhiệm tập hợp và chủ trì
thẩm tra đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức, đại
biểu Quốc hội và kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội và dự án, dự thảo
khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
● Ủy ban tư pháp: là cơ quan thảo luận, đóng góp ý kiến về các nội dung dự án pháp
lệnh về hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án, bổ trợ tư
pháp. Đồng thời là cơ quan nhận khiếu nại tố cáo của Quốc hội Việt Nam có quyền thẩm tra
các vụ án được giao hoặc nhận thư khiếu nại. Sau khi kết luận nếu vi phạm nghiêm trọng
gửi Viện Kiểm sát xử lý.
● Ủy ban kinh tế: là cơ quan giám sát kinh tế của Quốc hội, đồng thời thảo luận sửa
đổi về các bộ Luật, Nghị quyết liên quan đến Kinh tế trước khi dự thảo trình Quốc hội. Ủy
ban thường công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô hăng năm với nhiệm vụ và định hướng phát triển
Kinh tế đất nước với định chế của Đảng và Nhà nước.
● Ủy ban tài chính, ngân sách: là cơ quan giám sát về tình hình thực hiện dự toán
ngân sách và một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính – ngân sách của Quốc hội Việt
Nam; xem xét việc thực hiện hoạch định tài chính của các địa phương. Cơ quan tham vấn
trong việc chỉnh sửa Luật, Nghị định, Nghị quyết liên quan đến Tài chính của Quốc hội và
cơ quan Chính phủ. Ủy ban thường cử đoàn công tác giám sát xuống địa phương để quản
lý tài chính của địa phương.
● Ủy ban quốc phòng và an ninh: là cơ quan chuyên trách của Quốc hội Việt
Nam,cơ quan giám sát pháp lệnh liên quan tới An ninh và Quốc phòng. Thành viên của Ủy
ban có quyền giám sát ngân sách chi tiêu Quốc phòng của Việt Nam, cắt giảm hoặc đề xuất
tăng chi tiêu nếu thấy cần thiết.
● Ủy ban văn hóa, giáo dục: là cơ quan giám sát lĩnh vực văn hóa giáo dục thanh
thiếu niên nhi đồng của Quốc hội. Đồng thời thảo luận sửa đổi các đạo Luật liên quan đến
văn hóa, giáo dục, thanh niên và nhi đồng trước khi trình Quốc hội. Ủy ban còn có nhiệm vụ
giám sát, thẩm tra các nghị quyết, nghị định... của Chính phủ về các lĩnh vực văn hóa, giáo
dục, thanh niên và nhi đồng và giám sát việc thực hiện các Luật trong lĩnh vực văn hóa, giáo
dục, thanh niên và nhi đồng.
● Ủy ban xã hội: là cơ quan chuyên trách của Quốc hội Việt Nam, cơ quan giám sát
các lĩnh vực liên quan tới lao động, y tế, xã hội, tôn giáo và vấn đề khác do Quốc hội giao.
Ngoài ra các ủy viên ủy ban có quyền giám sát bảo hiểm xã hội, chính sách dành cho người
cao tuổi, người có công...
● Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường: là cơ quan chuyên trách của
Quốc hội Việt Nam, cơ quan giám sát các lĩnh vực liên quan tới khoa học, công nghệ và môi trường sinh thái.
● Ủy ban đối ngoại: là cơ quan đối ngoại của Quốc hội với nhiệm vụ thực thi ngoại
giao với Quốc hội các nước. Đồng thời là cơ quan nghiên cứu, quán triệt và thực hiện mục
tiêu đối ngoại của Quốc hội. Và là cơ quan thẩm tra dự án, luật, nghị định, nghị quyết liên
quan đến các vấn đề đối ngoại của Chính phủ và Nhà nước trước khi đệ trình lên Quốc hội.
91) Bình luận quan điểm cho rằng các ủy ban là công xưởng của Quốc hội.
- Uỷ ban là diễn đàn lý tưởng để các đại biểu đi sâu hơn vào những vấn
đề cụ thể, chi tiết và đi đến thỏa thuận với nhau dễ hơn.
- Hệ thống các ủy ban của Quốc Hội còn đóng vai trò hết sức quan trọng
trong hoạt động giám sát. Các ủy ban ở các nước được chia thành các
tiểu ban với những chuyên ngành sâu. Với cách làm như vậy, sau một vài
nhiệm kỳ, các vị Đại biểu ở các ủy ban đều trở thành các chuyên gia hàng
đầu trong lĩnh vực của mình. Và giám sát của Quốc Hội nhờ vậy mà trở nên hết sức hữu hiệu.
92) Trình bày quy định về kỳ họp Quốc hội. Tại sao kỳ họp là hình thức
hoạt động cơ bản nhất của Quốc hội?
● Điều 1. Kỳ họp Quốc hội
Kỳ họp Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội. Tại kỳ họp, Quốc
hội thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
● Điều 2. Quốc hội họp trù bị
Trước khi khai mạc kỳ họp, Quốc hội họp trù bị để xem xét, thông qua chương
trình kỳ họp và tiến hành một số nội dung khác.
Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên họp trù bị. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa
Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước điều hành phiên họp trù bị.
Điều 3. Khai mạc, bế mạc kỳ họp Quốc hội
1. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Ngày khai mạc kỳ họp cuối nhiệm kỳ
và kỳ họp bất thường của Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
2. Chủ tịch Quốc hội khai mạc và bế mạc kỳ họp. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi
khóa Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc kỳ họp.
3. Trước khi Chủ tịch Quốc hội khai mạc và sau khi Chủ tịch Quốc hội bế mạc kỳ
họp, Quốc hội làm lễ chào cờ. Tại lễ chào cờ, quân nhạc cử Quốc thiều, đại biểu
Quốc hội và những người tham dự hát Quốc ca.
● Điều 4. Chủ trì kỳ họp Quốc hội
Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì kỳ họp Quốc hội
● Điều 5. Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội
1. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp
Quốc hội, thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
2. Đại biểu Quốc hội trả lời phỏng vấn và cung cấp thông tin về kỳ họp Quốc hội
phải bảo đảm chính xác, khách quan; không tiết lộ thông tin, tài liệu thuộc phạm
vi bí mật nhà nước, nội dung các phiên họp kín của Quốc hội.
3. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm sử dụng, bảo quản tài liệu của kỳ họp Quốc
hội theo quy định của pháp luật; trả lại tài liệu cần thu hồi khi được yêu cầu; sử
dụng, bảo quản huy hiệu đại biểu Quốc hội, thẻ đại biểu Quốc hội theo đúng quy định.
● Điều 6. Trách nhiệm của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tổ chức để đại biểu Quốc hội
trong Đoàn thực hiện chương trình kỳ họp Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội và
các quy định khác về kỳ họp Quốc hội; tổ chức và điều hành hoạt động của
Đoàn; giữ mối liên hệ với Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các cơ
quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại
biểu Quốc hội và Tổng thư ký Quốc hội.
Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội giúp Trưởng đoàn thực hiện nhiệm vụ theo
sự phân công của Trưởng đoàn. Khi Trưởng đoàn vắng mặt thì Phó Trưởng
đoàn được Trưởng đoàn ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Trưởng đoàn.
Điều 7. Chương trình kỳ họp Quốc hội
1. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng
Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán
nhà nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.
2. Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội,
các cơ quan, tổ chức hữu quan chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ
họp đối với kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ
họp đối với kỳ họp bất thường.
3. Chương trình kỳ họp Quốc hội do Quốc hội xem xét, thông qua tại phiên họp trù bị
4. Trường hợp cần thiết, căn cứ vào đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng
Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán
nhà nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Ủy ban
thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung
chương trình kỳ họp Quốc hội
5. Chương trình kỳ họp Quốc hội, việc sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp
Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
6. Trường hợp cần thiết điều chỉnh thời gian thực hiện nội dung trong Chương
trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua thì Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết
định và báo cáo Quốc hội.
Điều 8. Người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội, dự thính tại phiên họp Quốc hội
1. Người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội được phát biểu ý kiến về vấn đề
thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nếu được Chủ tịch Quốc hội đồng ý
hoặc phát biểu ý kiến theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội.
2. Khách mời danh dự trong nước, quốc tế do Chủ tịch Quốc hội quyết định theo
đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội.
3. Đại diện cơ quan nhà nước, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân,
cơ quan báo chí có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội.
4. Chế độ sử dụng tài liệu và vị trí chỗ ngồi của người được mời tham dự kỳ họp
Quốc hội quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này do Tổng thư ký Quốc hội quyết định.
5. Công dân có thể được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội. Tổng
thư ký Quốc hội tổ chức việc công dân dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội.
Điều 9. Tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội
1. Chủ tịch Quốc hội quyết định những tài liệu chính thức được sử dụng tại kỳ
họp theo đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
2. Các dự án luật, dự thảo nghị quyết, dự án khác phải được gửi đến đại biểu
Quốc hội chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội; các tài
liệu khác phải được gửi đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là 10 ngày trước ngày
khai mạc kỳ họp Quốc hội.
3. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm thực hiện những quy định về việc sử dụng,
bảo quản tài liệu trong kỳ họp.
4. Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định những tài
liệu tham khảo phục vụ đại biểu Quốc hội tại kỳ họp.
Điều 10. Lưu trữ tài liệu kỳ họp
Tài liệu chính thức được sử dụng tại kỳ họp, luật, nghị quyết của Quốc hội, biên
bản, tài liệu ảnh, tài liệu ghi âm của các phiên họp tại kỳ họp được lưu trữ theo
quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 11. Thông tin về kỳ họp Quốc hội
1. Tổng thư ký Quốc hội có trách nhiệm tổ chức cung cấp thông tin về chương
trình, nội dung của kỳ họp Quốc hội, hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp theo quy định của pháp luật.
2. Tổng thư ký Quốc hội tổ chức họp báo về kỳ họp trước phiên khai mạc và sau
phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội.
3. Phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội, phiên chất vấn và trả lời chất
vấn tại kỳ họp Quốc hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp. Các phiên họp
khác của Quốc hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp theo quyết định của
Quốc hội được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
4. Tổng thư ký Quốc hội quyết định thông tin, tài liệu kỳ họp được đăng tải trên
Cổng thông tin điện tử của Quốc hội.
5. Văn kiện chủ yếu của mỗi kỳ họp Quốc hội được đăng trong kỷ yếu của kỳ
họp Quốc hội do Văn phòng Quốc hội ấn hành.
6. Đại diện cơ quan báo chí, thông tấn được tạo điều kiện thuận lợi tại khu vực
dành riêng để tham dự, đưa tin về các phiên họp công khai tại kỳ họp Quốc hội
và bảo đảm việc đưa tin chính xác, khách quan theo quy định của pháp luật về báo chí.
Điều 12. Lấy ý kiến đại biểu Quốc hội bằng hình thức phiếu xin ý kiến
1. Khi cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định lấy ý kiến các đại biểu
Quốc hội về các nội dung của kỳ họp Quốc hội bằng hình thức phiếu xin ý kiến.
2. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm thể hiện ý kiến vào phiếu xin ý kiến và gửi
lại phiếu xin ý kiến đến Tổng thư ký Quốc hội đúng thời hạn.
3. Tổng thư ký Quốc hội phối hợp gửi, thu phiếu xin ý kiến; tập hợp, tổng hợp
kết quả phiếu xin ý kiến và báo cáo Quốc hội.
Điều 13. Tổng kết kỳ họp Quốc hội
1. Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức việc thảo luận, đánh giá kết quả kỳ họp tại Đoàn
2. Sau khi bế mạc kỳ họp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức tổng kết kỳ họp Quốc hội
3. Báo cáo tổng kết kỳ họp Quốc hội được gửi đến đại biểu Quốc hội, cơ quan,
tổ chức, cá nhân hữu quan và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội.
93) Trình bày những giai đoạn trong quy trình lập pháp của Quốc hội.
- Giai đoạn soạn thảo, chuẩn bị dự án - Giai đoạn thẩm tra
- Giai đoạn cho ý kiến trước khi trình Quốc hội
- Trình dự án luật tại kỳ họp Quốc hội 94)
Trình bày những chủ thể có quyền trình dự án luật. Bình luận về thực
trạng hiện nay Chính phủ là chủ thể trình hầu hết các dự án luật.
Về cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền trình dự án luật bao gồm: Chủ tịch
nước, UBTVQH, HĐDT, các Ủy ban của Quốc hội, ĐBQH, Chính phủ,
TANDTC, VKSNDTC, Mặt trận và các tổ chức thành viên của Mặt trận. Đối
với ĐBQH, bên cạnh quyền trình dự án luật còn có quyền trình kiến nghị về luật.
95) Trình bày các loại văn bản quy phạm pháp luật theo Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Hiến Pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết, quyết định,nghị định,thông tư 1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên
tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn
Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên
tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định
của Tổng Kiểm toán nhà nước.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Chương IX: Chủ tịch nước
96) Phân tích vị trí của Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 2013.
- Là người đứng đầu Nhà nước, đại diện nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam thực về đối nội và đối ngoại
- Do Quốc hội bầu ra, phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội
- Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội
- Hiến pháp năm 2013 quy định điều kiện để được bầu Chủ tịch nước
phải là đại biểu Quốc hội, không quy định điều kiện về quốc tịch, xuất
thân, độ tuổi tối thiểu của ứng viên “nguyên thủ quốc gia” như ở một số quốc gia trên thế giới.
7) Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm
2013. Phân tích những điểm mới về chế định Chủ tịch nước trong Hiến
pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước
- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh và có quyền tham gia ý kiến trong việc đưa ra luật lệ
- Có quyền tham gia, ý kiến trong việc bầu ra các thành viên Chính phủ
- Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng
quốc phòng và an ninh, trực tiếp tham gia quản lý bộ máy Quốc phòng và an ninh.
- Đại diện người dân Việt Nam để thương hiệp với nước ngoài
- Có quyền tham dự phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ
- Có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét
thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước. Phân tích điểm mới
- Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ hơn quyền hạn của Chủ tịch nước
khi xác định Chủ tịch nước “quyết định phong, thăng, giáng tước quân
hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục
chính trị quân đội nhân dân Việt Nam” .
- Trong khi đó, Hiến pháp 1992 chỉ quy định Chủ tịch nước chỉ quyết định
phong sĩ quan cấp thượng tướng và đại tướng, còn thẩm quyền quyết
định phong sĩ quan cấp thiếu tướng và trung tướng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng.
98) Phân tích so sánh chế định nguyên thủ quốc gia trong các bản hiến pháp Việt Nam. - Về vị trí:
● 1946: Không có quy định cụ thể nhưng có thể hiểu Chủ tịch là
người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ
● 1959: Bộ máy Nhà nước chuyển sang Xã hội Chủ nghĩa -> Quốc
hội là cơ quan quyền lực cao nhất -> Chủ tịch do Quốc hội bầu ra
-> Chỉ đứng đầu Nhà nước.
● 1980: Vẫn là người đứng đầu Nhà nước như Hiến pháp 1959 quy định
● 1992 & 2013: quy định Chủ tịch nước với vị trí là người đứng đầu
Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
về đối nội và đối ngoại. Về cơ bản là vẫn giữ nguyên quy định. - Về thẩm quyền:
● 1946: Chủ tịch có 2 loại thẩm quyền: Người đứng đầu Nhà nước
- Người đứng đầu Chính phủ
● 1959-1992-2013: Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước,
thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại.
● 1980: Chủ tịch nước (Chủ tịch tập thể Hội đồng Nhà nước) có hai
thẩm quyền : Người đứng đầu Nhà nước và thẩm quyền của cơ
quan thường trực Quốc hội.
99) Phân tích nhiệm vu, quyền hạn của Chủ tịch nước trong lĩnh vực lập pháp?
- Theo Hiến pháp 2013 quy định:
● Trong lĩnh vực lập pháp: Chủ tịch nước có thẩm quyền trình dự án
luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường
vụ Quốc hội; công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban
Thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười
ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua...
100) Phân tích nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong lĩnh vực hành pháp?
- Theo Hiến pháp 2013 quy định:
● Trong lĩnh vực hành pháp: Chủ tịch nước trong việc thành lập
Chính phủ, với cương vị là nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch nước
đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính
phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
101) Phân tích nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong lĩnh vực tư pháp. - Theo HP 2013 quy định:
● Trong lĩnh vực tư pháp:
❖ Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm
Chánh án Tòa án nhân dân tối, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán Tòa án nhân dân
tối; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án
nhân dân tối, thẩm phán các tòa án khác; bổ nhiệm Phó
Viện trưởng, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
❖ Chủ tịch nước có thẩm quyền quyết định đặc xá, theo quy
định của Luật Đặc xá năm 2018 thì: “Đặc xá là sự khoan
hồng đặc biệt của nhà nước do Chủ tịch nước quyết định
tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời
hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của
đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt”. Với quy định này,
đặc xá không bao gồm những trường hợp Chủ tịch nước ân
giảm án tử hình cho người bị tòa án kết án tử hình xuống tù
chung thân. Trước đó, cũng có ý kiến cho rằng đặc xá bao
gồm cả việc Chủ tịch nước ân giảm án tử hình, vì vậy cần
sửa đổi Luật đặc xá để bổ sung quy định này.
❖ Về đại xá: Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Quốc
hội công bố quyết định đại xá. Chương X: Chính phủ
102) Phân tích vị trí của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013. Phân tích
những điểm mới về vị trí của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992. Vị trí của chính phủ:
- Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan
chấp hành của Quốc hội.Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và
báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Những điểm mới:
- Làm rõ vị trí pháp lý, chức năng của Chính phủ: “Chính phủ là cơ quan
chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
- .Nhiệm vụ, quyền hạn được thiết kế lại
- Tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ hơn: Chính phủ gồm Thủ tướng Chính
phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.”
- Thủ tướng Chính phủ được đề cao hơn
103) Trình bày cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013.
So sánh cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013 với Hiến pháp 1980
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ:
- Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ,
các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cụ thể như sau:
+ Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Thủ tướng Chính phủ
chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những
nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
+ Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ
theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước
Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng
Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng
Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là
người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ
quan ngang bộ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách
nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về
ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác
của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
Cơ cấu tổ chức chính phủ theo HP 1980:
Hiến pháp năm 1980 quy định Hội đồng bộ trưởng gồm có: Chủ tịch, các phó
chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, các bộ trưởng và Chủ nhiệm Uỷ ban nhà nước.
Thành viên Hội đồng bộ trưởng do Quốc hội bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm.
104) Phân tích khái niệm và nội dung quyền hành pháp của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013.
- Quyền hành pháp của Chính phủ là một bộ phận của quyền lực Nhà
nước được giao cho Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao
nhất nhằm tổ chức việc thi hành pháp luật, hoạch định và điều hành chính sách quốc gia.
- Nội dung quyền hành pháp của Chính phủ bao gồm những hoạt động
mà thông qua đó quyền hành pháp của Chính phủ được triển khai để
thực thi pháp luật và tiến hành các hoạt động quản lý, điều hành, phục vụ xã hội.
105) Trình bày các nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ theo Hiến pháp
năm 2013. Nêu những điểm mới so với Hiến pháp năm 1992.
- Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
+ Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,
nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
+ Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc
hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn quy định tại Điều này; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà
nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước
Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa
học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh tổng động
viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các
biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân
+ Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ;
thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; trình Ủy
ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều
chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán
bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ
chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng,
chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo công
tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban
nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc
thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội
đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định;
+ Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người,
quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
+ Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy
quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc
chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;
+ Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan
trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Điểm mới so với hiến pháp 1980: Hiến pháp 1980 nhiệm vụ, quyền hạn
của Chính phủ chưa được phân định rõ ràng, thiếu cụ thể
106) Trình bày quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính
phủ trong Hiến pháp năm 2013. Nêu những điểm mới của Hiến pháp năm
2013 so với Hiến pháp năm 1992 về vấn đề này.
- Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
+ Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách
và tổ chức thi hành pháp luật;
+ Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính
nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và
thông suốt của nền hành chính quốc gia;
+ Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính
phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương
đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm
và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của
cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội
đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến
pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề
nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
+ Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều
ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực
hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải
quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. - Điểm mới:
+ Điều 110 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Thủ tướng Chính phủ chịu
trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban
thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước”.
+ Quy định trên được sửa lại là: “Thủ tướng Chính phủ, chịu trách nhiệm
trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được
giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước” (Khoản 2 Điều 95 Hiến pháp năm 2013).
107) Phân tích mối quan hệ giữa Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ theo Hiến pháp 2013.
Khoản 2 Điều 95 Hiến Pháp 2013 quy định về Thủ tướng Chính phủ như
sau: “Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách
nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ
được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.”
108) Trình bày các bộ, cơ quang ngang bộ theo Luật tổ chức Chính phủ
hiện hành. Trình bày quy định về thẩm quyền thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ. - Các bộ: + Bộ Quốc phòng + Bộ Công an + Bộ Ngoại giao + Bộ Nội vụ + Bộ Tư pháp
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư; + Bộ Tài chính + Bộ Công thương
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn + Bộ Giao thông vận tải
+ Bộ Xây dựngĐỀ CƯƠNG HIẾN
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường
+ Bộ Thông tin và Truyền thông
+ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
+ Bộ Khoa học và Công nghệ
+ Bộ Giáo dục và Đào tạo + Bộ Y tế.
- 04 cơ quan ngang bộ bao gồm: + Ủy ban Dân tộc
+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam + Thanh tra Chính phủ + Văn phòng Chính phủ
109) Phân tích vị trí của bộ, cơ quan ngang bộ theo Luật Tổ chức Chính phủ hiện hành.
Vị trí của bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là bộ): Bộ là cơ quan của Chính
phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh
vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc."
110) Phân tích vị trí của Bộ trưởng theo Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ
chức Chính phủ hiện hành.
Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang
bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; Bộ trưởng chịu trách nhiệm
cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh
vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu
trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
111) Trình bày quy định quyền lập quy của Chính phủ theo Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật. Phân biệt quyền lập quy với quyền lập pháp. -
112) Trình bày thủ tục bổ nhiệm miễn nhiệm, cách chức Bộ trưởng theo
Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Chính phủ?
Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính
phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương
thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định
điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
113) Phân tích vai trò của Chính phủ trong quy trình làm luật ở Việt Nam hiện nay.
- Là nơi tổ chức và đảm bảo rằng luật được thực hiện và đảm bảo ng
dân phải thực hiện PL đúng đắn
- Là nơi đảm bảo tổ chức PL vào đsong ấy
- Trg quá trình tổ chức nếu XH có vấn đề nào mà luật chưa xđịnh/ bất
cập giữa đsong và PL thì kiến nghị lên QH -> QH xem lại và sửa đổi
- Tổ chức thi hành HP, luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh, nghị quyết và
sau đó giám sát thực hiện các hđộng đó
- đề xuất, xdung chsach trình QH
114) Phân tích những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về Chính phủ.
1. Làm rõ vị trí pháp lý, chức năng của Chính phủ
Vị trí, chức năng của Chính phủ đã được quy định trong Điều 109 Hiến
pháp năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001). Theo đó: “Chính phủ là
cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao
nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Điều 109 Hiến pháp năm 2013: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực
hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội”.
Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến VN, Hiến pháp chính thức
khẳng định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Đây là cơ
sở pháp lý quan trọng giúp xác định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, vai trò của Chính phủ trong điều kiện phát triển
nền kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn được thiết kế lại
So với Hiến pháp năm 1992, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong
Hiến pháp hiện hành có những điểm mới cơ bản sau:
- Hiến pháp quy định cụ thể các loại văn bản QPPL mà Chính phủ tổ
chức thi hành. Khoản 1 Điều 96 Hiến pháp năm 2013: “Tổ chức thi hành
Hiến pháp và các VBQPPL của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;”
- Hiến pháp bổ sung thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
trong việc “thi hành các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc,
bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân;” (khoản 3 Điều 96), “đề xuất,
xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết
định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn…” (khoản 2 Điều 96). Thẩm quyền này thể hiện rõ vai trò của Chính
phủ trong việc thực hiện chức năng hành pháp - chức năng hoạch định
và thực hiện chính sách.
- Hiến pháp đã chuyển thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập,
chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh sang thẩm
quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Hiến pháp đã thay đổi cách thức quy định về hình thức ban hành văn
bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.
3. Tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ hơn
Điều 110 Hiến pháp năm 1992: “Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó
Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác. Ngoài Thủ tướng,
các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội”.
Quy định trên được sửa lại tại Điều 95 Hiến pháp năm 2013:
“1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính
phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng
thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.”
Như vậy, Chính phủ mới có cơ cấu gọn nhẹ, hợp lý và thực hiện đúng
chức năng, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
4. Đề cao chế định Thủ tướng Chính phủ.
Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa quy định Hiến pháp năm 1992, đồng
thời khẳng định rõ hơn vị trí, vai trò, trách nhiệm của Thủ tướng với tư
cách là người đứng đầu Chính phủ, đồng thời là một thiết chế độc lập có
quyền hạn và nhiệm vụ riêng và đứng đầu hệ thống hành chính nhà nước.
+ Vị trí pháp lý, vai trò được xác định rõ
Lần đầu tiên Hiến pháp khẳng định: “Thủ tướng Chính phủ là người
đứng đầu Chính phủ”(Khoản 2 Điều 95 Hiến pháp năm 2013).
+ Nhiệm vụ, quyền hạn tăng cường hơn
+ Chế độ chịu trách nhiệm rõ hơn, toàn diện hơn
“Thủ tướng Chính phủ…, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động
của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ
Quốc hội, Chủ tịch nước” (Khoản 2 Điều 95 Hiến pháp năm 2013).
5. Tăng cường trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Hiến pháp mới có một số sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường vai trò,
trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thể
hiện rõ hơn vị trí, nhiệm vụ, trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ với tư cách vừa là thành viên Chính phủ, đồng thời là
một thiết chế có trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước.
6. Nâng cao tính dân chủ pháp quyền
Chương XI: Tòa án nhân dân
115) Trình bày khái niệm và nội dung quyền tư pháp của tòa án. Phân tích
quy định mới về quyền tư pháp của Tòa án nhân dân theo Hiến pháp năm 2013.
- Khái niệm: là quyền bảo vệ luật pháp, đảm bảo cho pháp luật được
thực hiện và chống lại các hành vi vi phạm pháp luật, do Tòa án và
Viện Kiểm sát tiến hành - Nội dung:
116) Phân tích vị trí của Tòa án nhân dân theo Hiến pháp năm 2013.
Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về vị trí của Tòa án nhân dân.
- Vị trí: là cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN, thực hiện quyền tư
pháp (bảo vệ quyền công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ
lợi ích NN, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân) - Điểm mới:
117) Trình bày cơ cấu, tổ chức của hệ thống Tòa án nhân dân theo Hiến
pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. Nêu những
điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về vấn đề này.
- Cơ cấu, tổ chức hệ thống tòa án:
+ Tòa án nhân dân tối cao
+ Tòa án nhân dân cấp cao
+ Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+ Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh + Tòa án quân sự - Điểm mới: +
118) Trình bày quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối
cao trong Hiến pháp năm 2013. Trình bày mối quan hệ giữa Tòa án nhân
dân tối cao và các tòa án nhân dân cấp dưới.
119) Trình bày quy định về bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao. Nêu điểm mới về việc bổ nhiệm thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao theo Hiến pháp năm 2013.
120) Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân các cấp. Nêu
những điểm mới về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao
theo Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992.
121) Trình bày các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
theo Hiến pháp năm 2013. Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về các quy định này.
Hiến pháp năm 2013 đưa ra một số thay đổi rất đáng kể liên quan đến nguyên tắc tổ
chức và hoạt động của TAND, cụ thể như sau:
Một là, Hiến pháp vẫn khẳng định nguyên tắc có Hội thẩm tham gia xét xử nhưng đã
thu hẹp phạm vi lại. Hội thẩm chỉ tham gia xét xử sơ thẩm (Khoản 1, Điều 103, Hiến
pháp năm 2013), không tham gia vào xét xử phúc thẩm như quy định trước đây.
Bên cạnh đó, không phải tất cả các Hội đồng xét xử sơ thẩm đều có Hội thẩm. Hiến
pháp xác định trong trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn sẽ không có Hội thẩm.
Hai là, thủ tục rút gọn đã được hiến định (tại khoản 4 Điều 103; trước đó, Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2003 đã quy định về thủ tục này).
Ba là, Hiến pháp đã hiến định mô hình tranh tụng trong hoạt động tố tụng ở nước ta (khoản 5 Điều 103).
Bốn là, không còn duy trì quy định “bảo đảm cho công dân nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam thuộc các dân tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình
trước Toà án”. Điều này là phù hợp quy định của khoản 3 Điều 5 Hiến pháp năm
2013. Theo đó, tất cả các quyền liên quan đến dân tộc đều được Nhà nước đảm
bảo, chứ không chỉ trước TA.
122) Phân tích quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội trong Hiến pháp
năm 2013. So sánh với quy định của Hiến pháp năm 1992.
123) Phân tích nguyên tắc "Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật"
Đây là nguyên tắc hiến định bảo đảm cho việc xét xử đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật và được tiếp tục ghi nhận trong Bộ luật tố
tụng hình sự với tư cách là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan
trọng của tố tụng hình sự.
124) Trình bày những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về Tòa án nhân
dân. Nêu ý nghĩa của quy định Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công
lý và bảo vệ quyền con người.
Chương XII: Viện kiểm sát nhân dân
125) Trình bày vị trí của Viện kiểm sát nhân dân theo Hiến pháp năm
2013. Nêu những điểm mới về Viện kiểm sát nhân dân theo Hiến pháp
2013 so với Hiến pháp năm 1992.
Vị trí pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân năm 2013:
+ Tương đối độc lập, Độc lập với những cơ quan khác + Cơ cấu tổ chức riêng
+ Chức năng nhiệm vụ quyền hạn riêng
cơ sở pháp lý: điều 137 HP 1992 và 107 HP 2013. Vị trí pháp lý:
- Theo điều 137 HP 1992: VKSND kế thừa và khẳng định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của VKS là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Đối với điều 107 HP 2013: VKSND tối cao vẫn kế thừa và khẳng định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS là thực hành quyền công tố
và kiểm sát hoạt động tư pháp.
So với HP 1992 thì bản HP 2013 quy định rõ trách nhiệm của VKS tại khoản 3 Điều 107.
126) Trình bày cơ cấu tổ chức hệ thống Viện kiểm sát nhân dân theo quy
định của pháp luật hiện hành. Nêu những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về vấn đề này.
Điểm mới so với những HP trước:
- Ngoài những chức danh như: VT, PVT, KSV, KTV, CC, VC, NLĐ như
thế thì VKSNDTC và VKSQSTW có chức danh khác là thủ trưởng, phó
thủ trưởng và cơ quan điều tra và điều tra viên.
- UBKS sẽ không có ở VKSND cấp huyện và VKSQS khu vực.
- Chức danh mới là kiểm tra viên.
127) Phân tích quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định
của pháp luật hiện hành.
Ở Việt Nam, quyền công tố được nhà nước giao cho Viện kiểm sát nhân dân
thực hiện. Để làm tốt việc này, Viện kiểm sát có trách nhiệm bảo đảm việc thu
thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội. Trên
cơ sở đó truy tố bị can ra trước Toà án và thực hiện sự buộc tội đó tại phiên toà.
Quyền công tố là quyền nhân danh nhà nước buộc tội đối với người phạm
tội, do đó, đối tượng tác động của quyền công tố là tội phạm và người phạm
tội. Nội dung của quyền công tố là sự buộc tội đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 107 HP 2013
- VKS có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạthoạt động
tư pháp.trong đó thực hành quyền công tố là: hoạt động của VKSND
trong tố tụng hình sự; để thực hiện việc buộc tội của NN đối với người
phạm tội; được thực hiện ngay từ khi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
128) Phân tích quy định về quyền kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy
định của pháp luật hiện hành.
Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của VKSND để kiểm sát tính hợp
pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp.
VKSND kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm đảm bảo:
- thực hiện đúng quy định của pháp luật.
- những người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù
không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ
- có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh
- mọi vi phạm pháp luật phải được pháp hiện xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Chương XIII: Chính quyền địa phương
129) Trình bày quy định về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh
địa giới đơn vị hành chính theo Hiến pháp năm 2013. Nêu những điểm mới
của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 về vấn đề này. Theo điều 110 HP 2013:
- Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được phân định như sau:
+ Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+ Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuô¤c tỉnh
+ Thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyê¤n, thị xã và đơn
vị hành chính tương đương
+ Quận chia thành phường; huyện chia thành xã, thị trấn
+ Thị xã và thành phố thuô¤c tỉnh chia thành phường và xã
+ Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
- Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành
chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định. - Điểm mới:
+ Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị
hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương => tăng tính dân chủ
+ Có sự bổ sung trong đơn vị hành chính thuộc thành phố trực
thuộc TW (ko chỉ có quận, huyện, thị xã mà có đơn vị hành chính
tương đương -VD: thành phố)
130) Trình bày cơ cấu, tổ chức của chính quyền địa phương các cấp theo
Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương. Nêu những
điểm mới về cơ cấu, tổ chức của chính quyền địa phương theo Hiến pháp
năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992.
131) Phân tích quy định về vị trí của Hội đồng nhân dân theo Hiến pháp năm 2013.
- Hội đồng nhân dân: là hình thức tổ chức chính quyền địa phương kiểu
mới, không phải là cơ quan đại diện & tư vấn bên cạnh cơ quan hành
chính, hay cơ quan tự quản như trong các chính quyền địa phương
kiểu phong kiến trước đây và tư bản hiện nay, mà là cơ quan đại diện
quyền lực nhà nước của nhân dân trên địa bàn lãnh thổ, được coi là
một bộ phận quyền lực hợp thành quyền lực nhà nước chung của toàn quốc Theo điều 113, HP 2013:
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại
diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân
dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương
và cơ quan nhà nước cấp trên.
- Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định;
giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc
thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
132) Bình luận quy định của Hiến pháp: "Hội đồng nhân dân là cơ quan
quyền lực Nhà nước ở địa phương".
133) Trình bày các chức năng của Hội đồng nhân dân. Phân tích chức
năng giám sát của Hội đồng nhân dân - Chức năng:
+ Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định: khi một
phạm vi thẩm quyền đã được phân quyền hoặc phân cấp cho
chính quyền địa phương thì Hội đồng nhân dân chính là cơ quan
của chính quyền địa phương đưa ra các quyết định thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền
+ Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và
việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân: để bảo đảm ủy
ban nhân dân chấp hành chính xác các nghị quyết của mình, thì
Hội đồng nhân dân được trao một số thẩm quyền như quyền xem
xét báo cáo công tác của ủy ban nhân dân, tòa án nhân dân và
viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu
tín nhiệm...Bên cạnh đó, với tư cách là cơ quan đạị diện của
nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân còn thực hiện giám sát
chung đối với việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong phạm vi
đơn vị hành chính tương ứng.
134) Trình bày cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh theo Luật
Tổ chức chính quyền địa phương 2015.
Hội đồng nhân dân gồm:
+ Các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, đại diện
cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách
nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên,
trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại
biểu của mình, cũng như quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền
hạn của Hội đồng nhân dân.
+ Thường trực Hội đồng nhân dân: cơ quan thường trực của Hội đồng
nhân dân, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của
Luật này và các quy định, khác của pháp luật có liên quan; chịu trách
nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
+ Ban của Hội đồng nhân dân: cơ quan của Hội đồng nhân dân, thẩm tra
dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân,
giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu
trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
135) Phân tích quy định về vị trí của Ủy ban nhân dân theo các Hiến pháp năm 2013
- Uỷ ban nhân dân: là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân (do
HĐND bầu), cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp
trên. Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng
nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp
phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện
các chính sách khác trên địa bàn. Uỷ ban nhân dân thực hiện chức
năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo,
quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở. Theo điều 114, HP 2013:
- Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân
cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng
nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
- Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực
hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
136) Trình bày quy định về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân các cấp
theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.
- Ủy ban nhân dân: do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan
chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân
dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. - Ủy ban nhân dân gồm:
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch (số lượng Phó Chủ tịch các cấp do CP
quy định) và các Ủy viên. + Cơ quan chuyên môn:
● Tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện
● Cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà
nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên
137) Phân tích quy định về bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp.
138) Trình bày quy định về mối quan hệ giữa chính quyền địa phương với
các cơ quan nhà nước ở trung ương trong Hiến pháp năm 2013. Nêu
những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 về mối quan hệ này.
139) Trình bày những điểm mới về chính quyền địa phương theo Hiến pháp năm 2013.
- Đổi tên gọi Chương (“Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân” sang
“Chính quyền địa phương”)
- Bổ sung quy định về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, và đơn vị
hành chính tương đương quận, huyện, thị xã thuộc TP trực thuộc TW:
+ TP trực thuộc TW ko chỉ có quận, huyện, thị xã mà sẽ có đơn vị khác (như thành phố)
+ Quốc hội có thẩm quyền thành lập các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
- Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành
chính cần lấy ý kiến nhân dân, theo trình tự & thủ tục do luật định
- HĐND thực hiện 2 chức năng:
+ Quyết định vấn đề của địa phương do luật định
+ Giám sát việc tuân theo HP, pháp luật ở địa phương & việc thực
hiện nghị quyết của HĐND
- UBND thực hiện thêm nhiệm vụ do cơ quan NN cấp trên giao
=> sự đổi mới trên là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng VBPL trong thời gian
tới (Luật CQĐP, Luật ĐV hành chính - kinh tế đặc biệt, Luật giám sát của HĐND)
140) Trình bày nguyên tắc "song trùng trực thuộc" trong tổ chức và hoạt
động của chính quyền địa phương. Nguyên tắc này thể hiện như thế nào
trong Luật Tổ chức Chính quyền địa phương hiện hành.
Chương XIV: Các thiết chế hiến định độc lập
141) Trình bày quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia theo quy định pháp
luật hiện hành. Ý nghĩa của việc quy định Hội đồng bầu cử Quốc gia trong Hiến pháp năm 2013. Theo điều 117 HP 2013:
- Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ
tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử
đại biểu HĐND các cấp.
- Hội đồng bầu cử quốc gia gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
- Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng bầu cử quốc gia và
số lượng thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia do luật định.
=> tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình, thể
hiện rõ hơn tính dân chủ
bảo đảm được tính khách quan trong chỉ đạo, điều hành trong việc tổ chức công tác bầu cử
142) Trình bày quy định về Kiểm toán nhà nước theo Hiến pháp năm
2013. Ý nghĩa của việc quy định Hội đồng bầu cử Quốc gia trong Hiến pháp năm 2014. Theo điều 118, HP 2013:
- Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc
lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử
dụng tài chính, tài sản công.
- Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, do
Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước do luật
định.Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả
kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội
không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm toán nhà nước do luật định. - Ý nghĩa:
+ Tăng cường giám sát của Quốc hội và giám sát của nhân dân đối
với hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước
+ Góp phần đảm bảo minh bạch các quan hệ kinh tế, tài chính,
nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước
+ Góp phần đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Chương XV: Hiệu lực của Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp
143) Phân biệt quyền lập hiến và quyền lập pháp. Liên hệ với Việt Nam. - Khái niệm:
+ Quyền lập hiến: là quyền làm Hiến pháp bao gồm có sửa đổi, bổ
sung Hiến pháp hoặc làm Hiến pháp mới. Khi lập ra được Hiến
pháp, trên cơ sở của Hiến pháp quyền lập pháp mới được thực hiện.
+ Quyền lập pháp: là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành
những văn bản luật được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Chủ thể:
+ Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp: ban hành các
quy phạm luật được thực hiện bằng hoạt động quyết định về luật
của Quốc hội (nghị quyết có chứa QPPL của Quốc hội) và uỷ
quyền của Quốc hội cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra pháp lệnh
(nghị quyết có chứa QPPL của Uỷ ban thường vụ Quốc hội). Các
luật (pháp lệnh, nghị quyết) phải được xây dựng và ban hành theo
quy trình lập pháp được quy định tại Luật ban hành quy phạm
pháp luật và một số văn bản pháp luật khác có liên quan.
+ Hiến pháp là đạo luật tối cao, thể hiện ý chí người dân, vì vậy
quyền lập hiến thuộc về nhân dân. Ngoài ra, Hiến pháp phân công
nhiệm vụ chức năng của các cơ quan nhà nước nên nhân dân “ủy
quyền” cho một trong những cơ quan nhà nước đại diện cho ý chí
của người dân có thể là “Quốc hội” hay “Nghị viện” để lập hiến. - Sản phẩm:
+ Quyền lập pháp: các đao luật
+ Quyền lập hiến: Hiến pháp
144) Trình bày quy trình lập hiến theo quy định của Hiến pháp năm 2013.
Phân biệt quy trình lập hiến với quy trình lập pháp?
1. Đề xuất xây dựng, sửa đổi hiến pháp
2. Quyết định xây dựng, sửa đổi
3. quyết định các nguyên tắc nền tảng của hiến pháp
4. Xây dựng dự thảo hiến pháp 5. Tham vấn nhân dân 6. Thảo luận 7. thông qua 8. trưng cầu ý dân 9. công bố
145) Bình luận về cơ chế bảo hiến hiện hành ở Việt Nam.