Đề cương ôn tập lý thuyết - Công nghệ thông tin | Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
2. Các trương trình phần mềm - Phần mềm hệ thống VD: Hệ điều hành Windows 7, 8, 10, 11, hệ điều hành Windows XP,… - Phần mềm ứng dụng VD: Word, Excel, PowerPoint 3. Các cơ sở dữ liệu Tập hợp có tổ chức các dữ liệu có liên quan với nhau VD: Các dữ liệu liên quan đến việc quản lý nhân lực, tài chính, kế toán. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Công nghệ thông tin (HAU)
Trường: Đại học Kiến trúc Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ THUYẾT
Nhập môn CNTT và truyền thông
Câu 1: Trình bày các thành phần của một hệ thống thông tin? Cho ví dụ minh họa trong thực tế?
Các thành phần của một hệ thống thông tin:
- Các thiết bị phần cứng
Thiết bị ra:
- Màn hình
- Tai nghe
-Máy in
…
Bộ xử lý trung tâm
Thiết bị vào:
- Bàn phím
- Chuột
…
Bộ nhớ thứ cấp
- Các trương trình phần mềm
Thiết bị truyền thông
Bộ nhớ sơ cấp
- Phần mềm hệ thống
VD: Hệ điều hành Windows 7, 8, 10, 11, hệ điều hành Windows XP,…
- Phần mềm ứng dụng
VD: Word, Excel, PowerPoint
- Các cơ sở dữ liệu
Tập hợp có tổ chức các dữ liệu có liên quan với nhau
VD: Các dữ liệu liên quan đến việc quản lý nhân lực, tài chính, kế toán,
…
- Hệ thống truyền thông
Hệ thống cho phép tạo, truyền và nhận tin tức điện tử.
VD: Trạm phát sóng, hệ thống tổng đài của điện thoại, hệ thống âm thanh, ánh sáng, hệ thống liên lạc,…
Các phương thức truyền thông:
- Truyền kỹ thuật số
- Truyền không đồng bộ
- Truyền đồng bộ Các kênh truyền thông
- Kênh truyền thông hữu tuyến
- Kênh truyền thông vô tuyến
Các cấu trúc liên kết mạng
- Mạng bus
- Mạng hình sao
- Mạng vòng Mạng theo phạm vi
- Mạng LAN (Local Area Network)
- Mạng WAN (Wide Area Network)
- Mạng MAN (Metropolitan Area Network)
- Mạng GAN (Global Area Network)
- Mạng Internet
- Nhân sự
Câu 2: Trình bày các thành phần cơ bản của hệ thống máy tính? Phân tích ví dụ minh họa trong thực tế?
- Bộ xử lý trung tâm (CPU – Central Processor Unit) Điều khiển các hoạt động của máy tính, xử lý dữ liệu
Các thiết bị ra
Bộ nhớ ngoài Hệ thống vào – ra
Các thiết bị vào
Liên kết hệ thống
Bộ nhớ chính (Main Memory)
Bộ xử lý trung tâm (CPU)
VD: CPU Intel Core i9 gen 12, CPU AMD Ryzen 5,…
- Bộ nhớ chính (Main Memory) Lưu trữ chương trình, dữ liệu VD: ROM,…
- Hệ thống vào – ra (Input – Output System) VD: chuột, bàn phím, tai nghe, màn hình,….
Trao đổi thông tin giữa máy tính và bên ngoài
- Liên kết hệ thống (System Interconnection)
Kết nối và vận chuyển thông tin giữa CPU, bộ nhớ chính và hệ thống vào ra của máy tính
VD: BUS
Câu 3: Trình bày các mô hình mạng máy tính phổ biến hiện nay? Cho ví dụ minh họa
Các mô hành mạng máy tính phổ biến hiện nay:
- Mạng ngang hàng (Peer – to – peer)
Với mô hình này, các máy tính tham gia cùng một hệ thống mạng với vai trò ngang nhau. Có thể cùng chia sẻ tài nguyên, dữ liệu máy tính với nhau một cách trực tiếp. Mạng máy tính ngay hàng thích hợp với những mạng có quy mô nhỏ, tài nguyên được quản lý phân tán. Nhược điểm là chế độ bảo mật kém
- Mạng khách – chủ (Client – Server)
Mạng khách – chủ sẽ có một hoặc một vài máy tính được chọn làm máy chủ (Server), đảm nhiệm việc quản lý cung cấp tài nguyên, dữ liệu đến các máy khác, các máy sử dụng dữ liệu từ máy chủ là máy khách (Client). Máy chủ có vai trò điều khiển phân phối tài nguyên trong mạng với mục đích sử dụng chung, đảm bảo cung cấp dữ liệu cho máy khách một cách có hệ thống. Với mô hình mạng này thì dữ liệu được quản lý tập trung, bảo mật tốt, thích hợp với các mạng trung bình và lớn
- Mô hình lai (Hybird)
Đây là loại mô hình có sự kết hợp giữa Client – Server và Peer – to – peer. Là mô hình mà đa số các mạng máy tính đều sử dụng
VD: Các cơ quan, các quán net sử dụng mô hình mạng khách – chủ (client – server)
Câu 4: Trình bày các thành phần cơ bản của mạng máy tính? Cho ví dụ minh họa?
Các thành phần cơ bản của mạng máy tính:
- Thiết bị kết nối mạng
VD: Vỉ mạng, hub, bộ chuyển mạch, bộ định tuyến,…
- Môi trường truyền dẫn
VD: dây dẫn, sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại, sóng truyền qua vệ tinh,…
- Thiết bị đầu cuối
VD: máy tính, máy in, máy chiếu,…
- Giao thức truyền thông VD: TCP/IP
Câu 5: Hãy phân loại mạng máy tính hiện nay? Cho ví dụ minh họa?
- Theo khoảng cách địa lý Mạng cục bộ (LAN)
VD: Mạng trong công ty, văn phòng,… Mạng diện rộng (WAN)
VD: Mạng kết nối máy tính giữa các quốc gia Mạng đô thị (MAN)
VD: Mạng trong thành phố Mạng toàn cầu (GAN) VD: Mạng Internet
- Theo kỹ thuật chuyển mạch Mạng chuyển mạch kênh Mạng chuyển mạch thông báo Mạng chuyển mạch theo gói
- Theo kiến trúc mạng sử dụng
Hình trạng mạng: mạng hình sao, tròn, tuyến tính Giao thức mạng: TCP/IP, mạng NETBIOS
Câu 6: Hãy mô tả nguyên lý hoạt động của hệ thống thông tin?
Hoạt động của hệ thống thông tin luôn bao gồm các bước:
- Nhập thông tin
Nhận nguồn dữ liệu đầu vào (input) bằng các thiết bị vào như bàn phím, nhập thông tin từ người dùng,…
- Xử lý thông tin
Từ những thông tin đầu vào mà hệ thống nhận được dữ liệu sẽ được lưu trữ ở các phần cứng máy tính và được các phần mềm xử lý, tính toán. Tùy vào yêu cầu phải xử lý mà quá trình xử lý thông tin sẽ khác nhau, cho kết quả phù hợp với người dùng
- Xuất thông tin
Dữ liệu sau khi được xử lý có thể hiển thị kết quả ra ngoài (output) như màn hình, máy chiếu, máy in hoặc cũng có thể lưu trữ lại trong hệ thống. Quá trình xử lý ở các bộ phận, đối tượng khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau
Câu 7: Hệ thống thông tin khác hệ thống thông thường ở điểm nào?
Hệ thống thông thường là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể. Từ đó xuất hiện thuộc tính mới gọi là tính trồi của hệ thống mà từng phần tử riêng lẻ không có hoặc có không đáng kể.
+Hệ thống thông tin là một hệ thống bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin, dữ liệu, cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được một mục tiêu định trước.
-Về thành phần cấu tạo
+hệ thống thông thường: Đa dạng tùy vào các phần tử và mối liên hệ giữa chúng
+hệ thống thông tin: Phần cứng, Phần mềm, Mạng truyền dữ liệu, Dữ liệu, Con người trong hệ thống thông tin.
- Vai trò của con người
Câu 8: Hãy nêu hiểu biết của Anh (Chị) về an toàn, bảo mật thông tin?
- An toàn thông tin là bảo vệ thông tin và hệ thống thông tin nói chung khỏi các truy cập trái phép, sử dụng, làm lộ, làm hỏng, chỉnh sửa, ghi chép không được phép
- Bảo mật thông tin là hoạt động duy trì tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính sẵn sàng cho toàn bộ thông tin. Ba yếu tố này luôn đi cùng nhau và không thể tách rời, gọi là tam giác CIA(Confidentiality (bảo mật), Integrity (toàn vẹn), Availability (sẵn sàng))
+ Confidentiality (bảo mật): Tính bí mật sử dụng để tránh lộ thông tin đến đối tượng, hệ thống khác
+ Intergrity (toàn vẹn): Tính toàn vẹn nghĩa là dữ liệu không thể bị chỉnh sửa mà không bị phát hiện
+ Availability (sẵn sàng): Mọi thông tin phải luôn luôn sẵn sàng khi cần thiết
Câu 9: Hãy nêu các giải pháp bảo mật thông tin hiện nay?
- Không nhấp vào đường link lạ
- Sử dụng mật khẩu khó đoán
- Thay đổi mật khẩu định kỳ
- Không tin tưởng người quen biết qua mạng xã hội
- Không chia sử thông tin cá nhân bừa bãi
- Luôn kiểm tra website cung cấp dịch vụ
- Đăng xuất tài khoản ở các thiết bị công cộng
- Không cài đặt các phần mềm lạ không rõ nguồn gốc
- Sử dụng phần mềm diệt virus uy tín
- Đọc kỹ điều khoản trước khi sử dụng
Câu 10: Phần mềm máy tính là gì? Phần mềm máy tính gồm những loại nào? Cho ví dụ minh họa?
- Phần mềm máy tính, hay còn gọi đơn giản là phần mềm, là tập hợp dữ liệu hoặc các câu lệnh hướng dẫn máy tính cho máy tính biết cách làm việc.
- Phần mềm được chia làm 2 loại chính:
- Phần mềm hệ thống (system software) dùng để xử lý phần lớn các thao tác kỹ thuật với phần cứng máy tính.
Phần mềm hệ thống bao gồm 4 loại chương trình: Hệ điều hành, trình tiện ích, trình điều khiển thiết bị và bộ thông dịch ngôn ngữ
VD: Hệ điều hành Windows XP, Windows 7,8,10,11,…
- Phần mềm ứng dụng (application software) là phần mềm dành cho người dùng cuối và được sử dụng để thực hiện nhiều tác vụ khác nhau. Phần mềm ứng dụng chia làm hai loại:
Phần mềm ứng dụng cơ bản: được sử dụng rộng rãi hầu hết mọi lĩnh vực nghề nghiệp
VD: Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft PowerPoint,… Phần mềm chuyên dụng: được sử dụng rộng rãi trong một số ngành
nghề cụ thể
VD: Các chương trình đồ họa: Adobe Photoshop, Blender, 3DSMax,… Các phần mềm âm nhạc và video: Spotify, Adobe Premiere,…