Đề cương ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội và khoa học | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
C.Mác và Ph. Ăngghen đều cho rằng, phương thức sản xuất tư bảnchủ nghĩa cótính chất lịch sử và xã hội tư bản tất yếu bị thay thế bằng xã hội mới- xã hội cộng sảnchủ nghĩa. Trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia dân tộc đều có quyền lựa chọn con đường, sự phát triển cho chính mình phù hợp với xu thế chung của thời đại, với quyluật khách quan của lịch sử và nhu cầu, khát vọng của dân tộc. Do
vậy, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: chủ nghĩa xã hội và khoa học
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47028186 lOMoAR cPSD| 47028186 Mở đầu
C.Mác và Ph. Ăngghen đều cho rằng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cótính
chất lịch sử và xã hội tư bản tất yếu bị thay thế bằng xã hội mới- xã hội cộng sảnchủ
nghĩa. Trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia dân tộc đều có quyền lựa chọn con
đường, sự phát triển cho chính mình phù hợp với xu thế chung của thời đại, với
quyluật khách quan của lịch sử và nhu cầu, khát vọng của dân tộc. Do vậy, Việt Nam
đi lên CNXH là một tất yếu khách quan hoàn toàn phù hợp với xu thế chung đó.Như
chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thưởng được hiểu với ba tư cách: Chủ nghĩa xã
hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội làmột
chế độ. Mỗi từ cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy theo thế giới quan
vàtrình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội để cập ở đây
là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày
nay. Sau hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống giặc ngoại xâm và giảnh được độc
lập,đất nước ta tiếp tục con đường con đường đi lên CNXH, chúng ta đang vững
bước tiến vào thế kỷ mới với những thách thức và khó khăn mới với con đường mà
chúng ta đã chọn, nhưng không vì thế mà ta chịu lùi bước, chịu khuất phục trước
khó khăn. Tuy nhiên để tiến đến được CNXH chúng ta còn phải trải qua nhiều chặng
đường đầy gian lao và thử thách, đó là bước quá độ để Tổ quốc Việt Nam có thể
sánh vai với các cường quốc hùng mạnh trên thế giới, đó là bước quá độ để chúng
ta tiến đến chế độ mới, chế độ Cộng sản chủ nghĩa, chế độ mà mọi người đều được
hưởng hạnh phúc, ấm no và công bằng. Con đường mà chúng ta đang đi đầy chông
gai, đòi hỏi chúng ta phải có được phương hướng đúng đắn. Để có thể làm được điều
đó, chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về CNXH và con đường quá độ để tiến lên
CNXH. Và để có thể làm được điều đó thì tất cả chúng ta cùng phải đồng lòng, chung
sức vun đắp nó. Đặc biệt là đối với thế hệ trẻ đòi hỏi phải cố gắng, nỗ lực hết mình
để góp phần vào cùng đất nước tiến lên. Nội dung
1. Quan điểm về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1.1 Định nghĩa thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội -
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc,
triệt để, toàn diện, từ xã hội cũ sang xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa. Nó bắt đầu lOMoAR cPSD| 47028186
từ khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản giành được chính quyền, bắt tay
vào việc xây dựng xã hội mới và kết thúc khi xây dựng thành công mọi cơ sở của xã
hội xã hội chủ nghĩa về vật chất - kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, tư tưởng. Nói cách khác,
kết thúc thời kỳ quá độ khi đã xây dựng xong cả về lực lượng sản xuất lẫn quan hệ
sản xuất, cả cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng xã hội xã hội chủ nghĩa (hoàn
thành giai đoạn đầu, giai đoạn xã hội chủ nghĩa). -
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ lịch sử tất yếu mà bất cứ quốc
gia nào lên chủ nghĩa xã hội cũng đều phải trải qua, kể cả những nước đã có nền
kinh tế rất phát triển.
Tuy nhiên, đối với những nước có lực lượng sản xuất phát triển cao thì thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội có nhiều thuận lợi hơn, có thể ngắn hơn so với những nước
lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát là nền kinh tế kém phát triển ( các nước tiền
tư bản hoặc các nước nông nghiệp lạc hậu).
1.2 Những đặc điểm của thời kỳ quả độ lên chủ nghĩa xã hội
Để chuyển từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội xã hội chủ nghĩa cần phải trải qua
một thời kỳ quá độ nhất định. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu lịch
sử, đòi hỏi một thời gian lâu dài, khó khăn, phức tạp.
Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
là sự tồn tại đan xen giữa những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới
của lên chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau
trên tất cả các lĩnh vực (kinh tế, chính trị, tư tưởng – văn hóa) của đời sống xã hội -
Một là, về quan hệ sản xuất, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau
về bản chất. chủ nghĩa tư bản được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ
nghĩa về các tư liệu sản xuất; dựa trên chế độ áp bức và bóc lột. Chủ nghĩa xã hội
được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, tồn tại dưới
2 hình thức là nhà nước và tập thể; không còn các giai cấp đối kháng, không còn
tình trạng áp bức, bóc lột. Sự chuyển biến căn bản về chất như vậy cần phải có một
thời kỳ lịch sử nhất định. -
Hai là, về lực lượng sản xuất, chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền sản
xuất đại công nghiệp dựa trên những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ hiện đại. Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra cơ sở vật chất – kỹ
thuật nhất định cho chủ nghĩa xã hội, nhưng để có được một lực lượng sản xuất có
năng suất lao động cao hơn hẳn năng suất lao động của chủ nghĩa tư bản cũng cần
phải có thời gian tiếp thu, kế thừa, tổ chức, sắp xếp lại. lOMoAR cPSD| 47028186
Đối với những nước chưa từng trải qua quá trình công nghiệp hóa tiến lên chủ nghĩa
xã hội, thời kỳ quá độ cho việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã
hội có thể kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm của nó là tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa -
Ba là, về kiến trúc thượng tầng, các quan hệ chính trị, văn hóa, xã hội của chủ nghĩa
xã hội không tự phát nảy sinh trong lòng chủ nghĩa tư bản, chúng là kết quả của quá
trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa trong các lĩnh vực đó, đòi hỏi thời gian lâu dài nhất định.
1.3. Hai kiểu thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp -
Thời kỳ quá độ trực tiếp, đối với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển lên chủ
nghĩa xã hội. Thời kỳ quá độ trực tiếp chỉ có dối với những nước tư bản chủ nghĩa
đã đạt trình độ phát triển cao hết mức trong khuôn khổ hình thái kinh tế - xã hội của
nó. Trong thực tiễn, cho đến nay, thời kỳ quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội từ xã
hội tư bản chủ nghĩa phát triển tột bậc chưa từng diễn ra.
Tuy nhiên, Mác và Ăngghen cũng dự báo, sự quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản đã
phát triển cao lên chủ nghĩa cộng sản được tiến hành qua hai bước: -
Bước 1: giai cấp công nhân lãnh đạo và tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa giành lấy chính quyền từ tay giai cấp tư sản. -
Bước 2: giai cấp công nhân sử dụng bộ máy chính quyền nhà nước (chuyên
chính vô sản) làm hai nhiệm vụ:.
+ Nhiệm vụ thứ nhất: trấn áp bằng bạo lực sự phản kháng của giai cấp tư sản. +
Nhiệm vụ thứ hai: đồng thời thực hiện được kiểu tổ chức lao động xã hội cao hơn
so với chủ nghĩa tư bản, có năng suất lao động cao hơn hẳn chủ nghĩa tư bản. -
Thời kỳ quá độ gián tiếp: được thực hiện ở những nước tiến lên chủ nghĩa xã
hội từ trình độ kinh tế - xã hội phát triển thấp: trình độ kinh tế - xã hội tư bản chủ
nghĩa phát triển trung bình, tiền tư bản, thậm chí từ những nước trình độ kinh tế xã
hội nông nghiệp lạc hậu (thực dân nửa phong kiến như ở Việt Nam). Cụ thể, nói đến
thời kỳ quá độ gián tiếp là nói đến các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới một thế
kỷ qua, kể cả Liên Xô và các nước Đông u trước đây, Việt nam, Trung Quốc, Cu
Ba, Triều Tiên hiện nay đều là các xã hội trải qua thời kỳ quá độ gián tiếp với những trình độ khác nhau. lOMoAR cPSD| 47028186
Khi nghiên cứu lịch sử phát triển xã hội loài người, C.Mác đã chú ý đến trường hợp
hai xã hội thời cổ đại “tác động qua lại làm nảy sinh ra một cái gì mới, một sự tổng
hợp”, “kết hợp cả hai” phương thức sản xuất và cùng tiến lên một hình thái kinh tế -
xã hội cao hơn. Đó là trường hợp người Giécmanh từ xã hội công xã nguyên thủy
bỏ qua xã hội nô lệ, cùng người La Mã từ xã hội chiếm hữu nô lệ đi lên xã hội phong
kiến. Từ khi người Giécmanh bắt đầu lấn át người La Mã vào thế kỷ thứ II và đánh
đổ chế độ nô lệ vào thế kỷ thứ V, họ chỉ mất 300 năm để từ cuối công xã nguyên
thủy bỏ qua chế đổ chiếm hữu nô lệ lên chế độ phong kiến, trong khi nếu tồn tại
riêng biệt, thì để phát triển lên chế độ phong kiến, người Giecmanh phải trải qua xã
hội chiếm hữu nô lệ hàng nghìn năm.
Từ cách tiếp cận này C.Mác cũng chỉ ra, khi một số nước tư bản chủ nghĩa ở châu u
có trình độ công nghiệp khác nhau tác động qua lại, thì mâu thuẫn giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất ở nước có trình độ thấp vẫn có thể gây xung đột chính
trị gay gắt, khiến cho cách mạng vô sản sớm nổ ra, những nước có trình độ phát triển
kinh tế - xã hội thấp vẫn có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thời kỳ quá độ gián tiếp.
Khi phân tích tình hình nước Nga Sa hoàng đương thời, C.Mác và Ph.Ăngghen cho
rằng lịch sử có thể lặp lại (như trường hợp người Giéc-manh từ xã hội công xã
nguyên thủy bỏ qua xã hội nô lệ, tiến lên chế độ phong kiến đã nói ở trên), khi các
nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến phương Tây có thể làm cách mạng vô sản thành công
rồi bước vào thời kỳ quá độ trực tiếp để tiến lên chủ nghĩa xã hội, thì nước Nga và
các nước tiền tư bản chủ nghĩa, trình độ kinh tế - xã hội phát triển thấp sau khi cách
mạng vô sản thành công thì cũng có thể thực hiện thời kỳ quá độ gián tiếp, bỏ qua
giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Kế thừa và phát triển quan điểm của Mác và Ăng ghen về thời kỳ quá độ,
V.L.Lênin đã phân tích, luận giải hai hình thức quá độ từ chủ nghĩa tư bản đi lên chủ
nghĩa xã hội. Cả hai hình thức quá độ này đều đan xen “những mảnh”, “những yếu
tố” của xã hội mới và xã hội cũ. Những yếu tố mới, tiến bộ còn non trẻ và đang phát
triển, những yếu tố cũ đã lạc hậu, yếu ớt cố giành lại ảnh hưởng trong lòng xã hội
mới,tạo ra một thời kỳ đấu tranh lâu dài giữa những yếu tố cũ và mới. Riêng hình
thức thứ hai, quá độ gián tiếp, thì thời kỳ quá độ sẽ khá dài phải trải qua nhiều bước
đi trung gian thích hợp. Điều này được V.I.Lênin ví như việc “bắc những nhịp cầu
nho nhỏ” để từng bước xây dựng một chế độ xã hội mới, chế độ xã hội chủ nghĩa
3. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam là một quá trình lịch
sử lâu dài với những bước đi và giải pháp phù hợp với điều kiện và trình độ của xã lOMoAR cPSD| 47028186
hội nước ta từ sản xuất nhỏ là phổ biến đi lên CNXH. Từ năm 1986 đến nay, quá độ
đi lên CNXH ở nước ta có những bước chuyển căn bản, thể hiện rõ ở những vấn đề nổi bật sau đây:
Một là, từ mô hình kinh tế hiện vật với sự tuyệt đối hóa sở hữu xã hội (nhà nước và
tập thể) và với sự phát triển vượt trước của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển
của lực lượng sản xuất sang thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong
đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong sự thống nhất biện chứng với tính đa
dạng các hình thức sở hữu, phân phối, lấy phân phối theo lao động làm đặc trưng
chủ yếu, thúc đẩy sản xuất phát triển. Đây là bước chuyển căn bản mà ý nghĩa sâu
xa là tôn trọng quy luật khách quan về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính
chất và trình độ của lực lượng sản xuất; dựa vào trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất mà từng bước thiết lập quan hệ sản xuất tương ứng. Nhờ đó, đã mở đường
giải phóng sức sản xuất, giải phóng mọi tiềm năng xã hội. Nhân tố quan trọng bậc
nhất được thúc đẩy là lợi ích, trong đó lợi ích của người lao động được coi trọng và
là động lực trực tiếp để thực hiện, phát triển lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Bước
chuyển này có ý nghĩa cách mạng, đã đặt đúng vị trí và tầm quan trọng của cái tất
yếu kinh tế trong sự phát triển quá độ lên CNXH theo con đường phát triển “rút
ngắn”, loại hình quá độ “gián tiếp” mà quy luật của lịch sử đã đặt ra.
Hai là, từ quản lý nền kinh tế dựa trên mô hình kế hoạch hóa tập trung tuyệt đối với
cơ chế bao cấp, bình quân, cào bằng sang mô hình quản lý mới thích ứng với nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự điều tiết ở tầm vĩ mô, thông qua quản
lý, kiểm soát bằng pháp luật của Nhà nước. Nền kinh tế vận hành trong cơ chế thị
trường đã dẫn đến sự tác động, thâm nhập lẫn nhau giữa các thành phần kinh tế, tạo
thành sự đan xen các hình thức sở hữu, các phương thức quản lý và phân phối lợi
ích phù hợp với quan hệ sản xuất, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng
sản xuất ở thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Trong cơ chế thị trường, các chủ thể sản
xuất kinh doanh, vừa là chủ thể tiêu dùng sản phẩm hàng hóa được đặt vào những
cơ hội như nhau để phát triển, được thể hiện ở tài năng, được thử thách về trình độ,
năng lực, phẩm chất và sự sáng tạo trong hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh đòi
hỏi chấp nhận cạnh tranh. Cơ chế thị trường có mặt trái của nó là cạnh tranh, dẫn
đến sự chênh lệch thu nhập, bất bình đẳng và phân hóa giàu nghèo. Vấn đề đặt ra là
phải có chính sách đúng đắn để hạn chế tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị
trường, hướng tới mục tiêu công bằng xã hội, theo định hướng XHCN.
Ba là, đã tiến hành đổi mới hệ thống chính trị. Từ chế độ kế hoạch hóa tập trung,
bao cấp và phương thức quản lý hành chính mệnh lệnh chuyển sang dân chủ hóa các
lĩnh vực của đời sống xã hội, thực hiện dân chủ gắn với tôn trọng pháp luật, kỷ cương
xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Nội dung cơ bản của đổi mới hệ thống
chính trị ở nước ta là thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nền dân chủ
XHCN. Ngay từ đầu công cuộc đổi mới, Đảng ta đã chủ trương giữ vững ổn định lOMoAR cPSD| 47028186
chính trị, coi đó là tiền đề, điều kiện cơ bản để thực hiện đổi mới toàn diện đất nước.
Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp để xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Thực hiện đổi mới hệ thống chính
trị sau đổi mới kinh tế đã tạo ra sự ổn định xã hội, đồng thời xác nhận tầm quan trọng
của những nguyên tắc, biện pháp, bước đi trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước
ta. Bước chuyển này góp phần quan trọng vào việc tháo gỡ khó khăn, tăng trưởng
kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội, làm nảy sinh những nhân tố mới, động lực mới
cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bốn là, phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo để tìm cách giải quyết phù hợp
và có hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra trong thời kỳ quá độ lên CNXH, đó
là quan niệm về sự hình thành và phát triển CNXH ở nước ta. CNXH với tư cách là
một chế độ xã hội và là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH.
Song, không có một mô hình duy nhất, không có mẫu hình duy nhất giống hệt nhau
được áp dụng ở tất cả các nước, mà đòi hỏi phải sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ
thể của từng nước. Vấn đề đặt ra là phải kết hợp dân tộc và quốc tế, truyền thống với
hiện đại, chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công
nhân. Đồng thời, phải vừa hợp tác, vừa đấu tranh để bảo vệ những lợi ích chính đáng
của quốc gia dân tộc. Tuy nhiên, để giữ vững định hướng XHCN phải không ngừng
sáng tạo, phải khắc phục ảnh hưởng của chủ nghĩa giáo điều, rập khuôn, máy móc,
sao chép mô hình của nước ngoài, đồng thời phải đấu tranh với âm mưu chống phá
của các thế lực thù địch.
Năm là, khắc phục những hạn chế và khiếm khuyết về mô hình xây dựng CNXH
kiểu cũ có liên quan đến vấn đề con người trong thời kỳ quá độ, Đảng và Nhà nước
ta đã làm sáng tỏ hơn tư tưởng nhân đạo, khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác
- Lênin, thừa nhận và bảo vệ những lợi ích chính đáng của người lao động là một
trong những động lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở thực
hiện lợi ích chung của tập thể và của xã hội. Con người là nguồn lực của mọi nguồn
lực, vừa là động lực, vừa là mục tiêu, là nguồn nội sinh quan trọng của mọi chính
sách kinh tế - xã hội, của phát triển đất nước bền vững. Do đó, Đảng ta chủ trương
đầu tư cho con người là đầu tư cho phát triển, đầu tư cho giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ là đầu tư theo chiều sâu, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
Quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta đã được thực tiễn xây
dựng và phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng khẳng định là đúng đắn, phù
hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Những thành tựu đạt được trong hơn 35 năm
đổi mới là to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển,
sức mạnh về mọi mặt được tăng cường, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tín của Việt Nam lOMoAR cPSD| 47028186
trên trường quốc tế được nâng cao; tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh
mẽ hơn trong những thập niên tới, như Đại hội XIII của Đảng đã đề ra: “Đến năm
2025: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức
thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030: Là nước đang phát triển, có công nghiệp
hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao” Kết luận
Như vậy sau khi có cơ hội được nghiên cứu, tìm hiểu bài tiểu luận, em đã hiểu đượcvề
những quan điểm, bản chất của quá trình tiến lên Chủ nghĩa xã hội theo Mác – Lênin
trình bày, đồng thời cũng hiểu rõ hơn về con đường tiến lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam. Từ nhận thức một cách đúng đắn, triệt để và nhất quán về con đường đi lên
Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sẽ giúp cho mỗi chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về
những thuận lợi, khó khăn; những thời cơ; nguy cơ và thách thức đan xen nhau để
từ đó vớiquyết tâm cao chúng ta phải phấn đấu nhận biết và vượt qua, luôn trong
tình trạng chủ động, tránh được căn bệnh chủ quan, nóng vội, duy trì ý chí; trong
nhận thức phải xuất phát từ thực tế khách quan tôn trọng và hành động theo quy luật