-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương ôn tập môn Kinh tế chính trị Mác -Lênin | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Câu 1: Trình bày mục đích nghiên cứu và chức năng của KTCTMácLênin?Kinh tế chính trị là một môn khoa học kinh tế nghiên cứu các quan hệ kinhtế để tìm ra các quy luật chi phối sự vậnđộng của các hiện t ợng và quá ƣtrình hoạt động kinh tế của con ng ời t ơng ứng với những trình độ phát ƣ ƣtriển nhất định của nền sản xuất xã hội.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị (HVNN) 60 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Đề cương ôn tập môn Kinh tế chính trị Mác -Lênin | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Câu 1: Trình bày mục đích nghiên cứu và chức năng của KTCTMácLênin?Kinh tế chính trị là một môn khoa học kinh tế nghiên cứu các quan hệ kinhtế để tìm ra các quy luật chi phối sự vậnđộng của các hiện t ợng và quá ƣtrình hoạt động kinh tế của con ng ời t ơng ứng với những trình độ phát ƣ ƣtriển nhất định của nền sản xuất xã hội.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị (HVNN) 60 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:











Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 48541417
GỢI Ý ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Câu 1: Trình bày mục đích nghiên cứu và chức năng của KTCT MácLênin?
Kinh tế chính trị là một môn khoa học kinh tế nghiên cứu các quan hệ kinh
tế để tìm ra các quy luật chi phối sự vận động của các hiện tƣợng và quá
trình hoạt động kinh tế của con ngƣời tƣơng ứng với những trình độ phát
triển nhất định của nền sản xuất xã hội. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu ở cấp độ cao nhất của KTCT Mác –Lênin là nhằm
tìm ra những quy luật kinh tế chi phối sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất
- Mục đích xuyên suốt của KTCT Mác –Lênin là cung cấp cơ sở khoa học
góp phần thúc đẩy văn minh và phát triển toàn diện của xã hội Chức năng: - Chức năng thực tiễn -Chức năng nhận thức -Chức năng tư tưởng
- Chức năng phương pháp luận
Câu 2: Thế nào là hàng hoá? Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá?
Lấy ví dụ minh họa?
-Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người thông qua trao đổi mua bán.
Thuộc tính của hàng hóa:
*Giá trị sử dụng: là công dụng của hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu nào đó
của con người - Đặc điểm :
+ GTSD là phạm trù vĩnh viễn
+ GTSD có thể phát hiện dần dần cùng với sự phát triển của LLSX
+ GTSD chỉ thể hiện đầy đủ thông qua tiêu dùng +
GTSD của hàng hóa để phụ vụ nhu cầu xã hội *Giá trị 1 lOMoAR cPSD| 48541417
hàng hóa: là hao phí lao động xã hội của người sản
xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
- Đặc điểm của giá trị : + Giá trị là nội dung
+Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa, biểu hiện quan hệ giữa những
người sản xuất hàng hóa.
+ Giá trị là một phạm trù lịch sử
Câu 3: Tiền là gì? Phân tích các chức năng của tiền? Lấy ví dụ minh họa?
Nguồn gốc: Tiền xuất hiện là kết quả tất yếu của quá trình phát triển sản
xuất và trao đổi hàng hóa, là sản phẩm của sựnphát triển các hình thái giá trị từ thấp đến cao.
Tiền là một loại hàng hóa đặc biệt được tách ra trong thế giới hàng hóa để
làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, tiền đo lường và biểu thị
giá trị của hàng hóa và biểu thị môí quan hệ giữa những người sản xuất
hàng hóa Chức năng của tiền:
-Thước đo giá trị: tiền dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa
-Phương tiện lưu thông: Tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hóa
- Phương tiện cất giữ: Tiền được rút khỏi luuw thông đi vào cất trữ
- Phương tiện thanh toán: Tiền dùng để trả nợ, nộp thuế, chi trả cho các hoạt động trả sau
-Tiền tệ thế giới: Tiền thực hiện việc thanh toán quốc tế và các hoạt động
ngoại thương, tín dụng, tài chính.
Câu 4: Phân tích vai trò các chủ thể chính tham gia thị trường?
Thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hoá giữa các chủ thể kinh tế với nhau. *
Ngƣời sản xuất: Là người cung cấp hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu
cầu xã hội và đạt lợi nhuận tối đa. Trách nhiệm cung cấp hàng hóa,dịch vụ
không tổn hại đến sức khỏe và lợi ích người tiêu dùng *
Ngƣời tiêu dùng: Định hướng sản xuất, quyết định sự thành bại của
sản xuất. Trách nhiệm đến sự phát triển bền vững của xã hội 2 lOMoAR cPSD| 48541417
Các chủ thể trung gian trong thị trƣờng: Kết nối thông tin trong quan hệ mua
bán, tạo cơ hội làm tăng giá trị hàng hóa và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng.
Cần loạitrừ trung gian không phù hợp chuẩn mực đạo đức
Nhà nước: Tạo hành lang pháp lý để quản lý và khắc phục khuyết tật của thị
trường.Tạo lập môi trường KT tốt cho các chủ thể phát huy sức sáng tạo
Câu 5: Phân tích thuộc tính của hàng hoá sức lao động?
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người thông qua trao đổi mua bán
Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể con người, nó
được vận dụng vào quá trình lao động sản xuất.
Giá trị của hàng hóa SLĐ
- Giá trị của hàng hóa sức lao động là hao phí lao động xã hội cần thiết để
sản xuất và tái sản xuất sức lao động
-Sức lao động là khả năng, năng lực lao động của ngƣời lao động. Để tái
sản xuất ra nó, ngƣời lao động phải tiêu dùng một lƣợng tƣ liệu sinh hoạt nhất định
-Giá trị của hàng hóa SLĐ= gt các tư liệu sh cần thiết để tái sx ra SLĐ và
nuôi con của người lđ + chi phí đào tạo công nhân Đặc điểm:
- Giá trị hàng hóa sức lao động bao gồm cả yếu tố tinh thần và lịch sử :
+ Yếu tố tinh thần: ngoài những nhu cầu về vật chất, ngƣời công nhân còn
cần thỏa mãn nhu cầu về tinh thần, văn hóa, vui chơi, giải trí...
+ Yếu tố lịch sử: Những nhu cầu, phƣơng thức, mức độ thỏa mãn các nhu
cầu đó của công nhân còn phụ thuộc vào các yếu tố lịch sử (hoàn cảnh lịch
sử, điều kiện địa lí, trình độ phát triển của từng quốc gia...) Giá trị sử dụng
của hàng hóa sức lao động:
-Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng
sức lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất ra một hàng hóa, một dịch vụ nào đó
- Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có tính chất đặc biệt, khi sử
dụng nó tạo ra lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó, phần lớn hơn
đó chính là giá trị thặng dư (m) 3 lOMoAR cPSD| 48541417
=> Sức lao động là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư
Câu 6: Phân biệt Tư bản bất biến, tư bản khả biến, tư bản cố định và
tư bản lưu động? Lấy ví dụ minh họa?
Tư bản bất biến: Là bộ phận tư bản dùng để mua tƣ liệu sản xuất (máy móc,
thiết bị và nguyên, nhiên vật liệu), giá trị của nó đƣợc bảo toàn và chuyển
vào sản phẩm trong quá trình sản xuất. Ký hiệu: C
Tư bản khả biến: Là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động (trả lương,
thuê mướn công nhân), đại lượng của nó thay đổi trong quá trình sản xuất
và tạo ra giá trị thặng dư. Ký hiệu: v
Tư bản cố địng: Là một bộ phận của TBSX tham gia toàn bộ vào quá trình
sản xuất nhưng giá trị không chuyển hết một lần vào sản phẩm mà chuyển
dần trong thời gian sản xuất. Tư bản cố định bị hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình
Tư bản lưu động: Là một bộ phận của TBSX được tiêu dùng hoàn toàn trong
một chu kì sản xuất và giá trị được chuyển toàn bộ vào sản phẩm trong một chu kì sản xuất.
Câu 7: Trình bày các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư?
a. Sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối -
Khái niệm: m tuyệt đối là m thu được do kéo dài thời gian lao động
vượt quá thời gian lao động tất yếu trong khi năng suất lao động, giá trị sức
lao động, thời gian lao động tất yếu không đổi.
Thí dụ: Ngày lao động là 8 giờ, thời gian lao động tất yếu là 4 giờ, thời gian
lao động thặng dư là 4 giờ, mỗi giờ công nhân tạo ra một giá trị mới là 10
đơn vị, thì giá trị thặng dư tuyệt đối là 40 và tỷ suất giá trị thặng dư là: m’ = 40/40 x 100%
Nếu kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ nữa, trong khi mọi điều khác vẫn như
cũ, thì giá trị thặng dư tuyệt đối tăng lên 60 và m’ cũng tăng lên thành: m’ = 60/40 x 100% -
Cách thức thực hiện: Kéo dài ngày lao động, tăng cƣờng độ lao động. -
Hạn chế: bị giới hạn bởi khả năng sinh học của ngƣời công nhân nên dễNbị đấu tranh
b. Sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối 4 lOMoAR cPSD| 48541417 -
Khái niệm: m tương đối là giá trị thặng dƣ thu đƣợc nhờ rút ngắn thời
gian lao động tất yếu, do đó kéo dài thời gian lao động thặng dƣ trong khi
thời gian lao động không đổi.
Giả dụ ngày lao động là 10 giờ, trong đó 5 giờ là lao động tất yếu, 5 giờ là
lao động thặng dư. Nếu giá trị sức lao động giảm đi 1 giờ thì thời gian lao
động tất yếu rút xuống còn 4 giờ. Do đó, thời gian lao động thặng dư tăng
từ 5 giờ lên 6 giờ và tỷ suất giá trị thặng dư (m’) tăng từ 100% lên 150%. -
Cách thức thực hiện: Giảm thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng
cao năng suất lao động xã hội; Nâng cao trình độ lành nghề của công nhân.
c. Giá trị thặng dư siêu ngạch -
Khái niệm: là giá trị thặng dư thu được ngoài mức trung bình của xã
hội do nâng cao năng suất lao động cá biệt, hạ thấp chi phí cá biệt nên giá
trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa.
Câu 8: Phân tích vai trò và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản? Vai trò CNTB:
a) Chuyền nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại.
Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đó giải phóng loài người khỏi nền kinh tế tự
nhiên, tự túc, tự cấp; chuyển sang phát triển kinh tế hàng hoá tư bản chủ
nghĩa, chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại. Dưới tác động của
quy luật giá trị thăng dư và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá, chủ
nghĩa tư bản đó làm tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng của cải
khổng lồ hơn nhiều xã hội trước cộng lại b) Phát triển lực lượng sản xuất. 5 lOMoAR cPSD| 48541417
Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho lực lượng sản xuất phát
triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao; từ kỹ thuật
thủ công lên lên kỹ thuật cơ khí, sang tự động hoá, tin học hoá và công nghệ
hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải
phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người.
c) Thực hiện xã hội hoá sản xuất.
Chủ nghĩa tư bản đó thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh và đạt
tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hóa sản
xuất cả về chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát triển của phân công lao
động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hóa sản xuất
và hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành,
các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ v.v làm cho các quá trình sản xuất được
liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành một quá
trình sản xuất xã hội. Giới hạn:
- Mục đích sx của CNTB vẫn tập trung chủ yếu vì lợi ích thiểu số GCTS
- CNTB đã và đang tiếp tục tham gia gây chiến tranh và xung đột nhiều nơi
trên thế giới với mục đích tranh giành thị trường, thuộc địa và khu vực ảnh
hưởng đã để lại cho loài người những hậu quả nặng nề: hàng triệu người
vô tội đã bị giết hại, sức sản xuất của xã hội bị phá hủy, tốc độ phát triển
kinh tế của thế giới bị kéo lùi lại hàng chục năm.
- Chủ nghĩa tư bản phải chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra hố ngăn
cách giữa các nước giàu và các nước nghèo trên thế giới (thế kỷ XVIII chênh
lệch về mức sống giữa nước giàu nhất và nước nghèo nhất mới chỉ là 2,5
lần, hiện nay số chênh lệch ấy là 250 lần).
Câu 9: Phân tích đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam? Về mục tiêu
Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở nước ta là: xây dựng một xã hội dân
giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều hình
thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo). Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh
tranh cùng phát triển theo pháp luật 6 lOMoAR cPSD| 48541417
Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế
Về quan hệ quản lý nền kinh tế
Nhà nước quản lý và thực hành cơ chế quản lý là nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản, sự làm chủ và giám sát của nhân dân với mục tiêu dùng
kinh tế thị trường để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội,
vì “dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh”. -
Đảng lãnh đạo nền KTTT định hướng XHCN thông qua cương lĩnh,
đường lối phát triển KT-XH và các chủ trương, quyết sách lớn trong từng thời kỳ -
Nhà nước quản lý nền KTTT định hướng XHCN thông qua pháp luật,
các chiến lược,kế hoạch, quy hoạch và cơ chế chính sách cùng các công
cụ kinh tế trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc của thị trường,phù hợp với
yêu cầu xây dựng CNXH ở Việt Nam
Về quan hệ phân phối
Thực hiện nhiều hình thức phân phối khác nhau trong đó phân phối theo lao
động và hiệu quả kinh tế, phân phối theo phúc lợi là những hình thức phân
phối phản ánh định hướng XHCN của nềnKTTT
Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải thực
hiện gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội; phát triển kinh tế đi đôi
với phát triển văn hóa - xã hội; thực hiệntiến bộ và công bằng xã hội ngay
trong từng chính sách,chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và từng giai đoạn
phát triển của kinh tế thị trường. 7 lOMoAR cPSD| 48541417
Câu 10: Phân tích g nội dung hoàn thiện thể kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? -
Thể chế là những qui tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận
hành nhằm điều chỉnh các hoạt động của con người trong một chế độ xã hội. -
Thể chế kinh tế là hệ thống quy tắc, luật pháp,bộ máy quản lý và cơ
chế vận hành nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi
sx kinh doanh và các quan hệ KT. -
Thể chế KTTT định hướng XHCN là hệ thống đường lối, chủ trương
chiến lược, hệ thống luật pháp,chính sách quy định xác lập cơ chế vận hành,
điều chỉnh chức năng, hoạt động, mục tiêu, phương thứ choạt động, các
quan hệ lợi ích của các tổ chức, các chủ thể KT nhằm hướng tới xác lập
đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường hiện đại theo hướng góp
phần thúc đẩy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Những nội dung hoàn thiện thể kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam:
- Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế :
+ Một là, thể chế hóa đầy đủ quyền tài sản của nhà nước, tổ chức và các cá
nhân. Bảo đảm công khai, minh bạch về nghĩa vụ và trách nhiệm trong thủ
tục hành chính nhà nước và dịch vụ công để quyền tài sản được gia dịch thông suốt
+ Hai là, tiếp tục hòa thiện pháp luật về đất đai để huy động và sử dụng hiệu
quả đất đai, khắc phục tình trạng sử dụng đất lãng phí
+ Ba là, hoàn thiện pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
+ Bốn là, hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn nhà nước, sử dụng có hiệu quả
tài sản công, phân biệt rõ tài sản đưa vào kinh doanh và tài sản thực hiện
mục tiêu chính sách xã hội.
+Năm là, hoàn thiện hệ thống thể chế liên quan đến sở hữu trí tuệ theo
hướng khuyến khích,đổi mới, sáng tạo, bảo đảm tính minh bạch và độ tin
cậy, bảo vệ sở hữu trí tuệ
+ Sáu là, hoàn thiện khung pháp lý về hợp đồng và giải quyết tranh chấp
dân sự theo hướng thống nhất, đồng bộ
+ Bảy là, hoàn thiện thể hế cho sự phát triển các thành phần KT, các loại hình doanh nghiệp 8 lOMoAR cPSD| 48541417 -
Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường.
+ Một là, hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường
+ Hai là, hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt các loại thị trường -
Hoàn thiệnthể chế để đảm bảogắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm
tiến bộ và công bằng xã hội và thúc đẩy hội nhập quốc tế
+ Một là, tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật và các thể
chế liên quan đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế của ViệtNam
+ Hai là, thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong
hợp tác kinh tế quốc tế, không để bị lệ thuộc vào một số ít thị trường. Nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia,tiềm lực các doanh nghiệp trong nước,
xây dựng và thực hiện các cơ chế phù hợp với thông lệ quốc tế... -
Hoàn thiện thể chế nâng cao năng lực hệ thống chính trị.
+ Xây dựng hệ thống thể chế đồng bộ để nân gcao năng lực lãnh đạo của
Đảng, vai trò xây dựng và thực hiện thể chế kinh tế của nhà nước, phát huy
vai trò làm chủ của nhân dân trong hoàn thiện thể chế KTTT định hướngXHCN
+ Phát huy sức mạnh về trí tuệ, nguồn lực và sự đồng thuận của toàn dân
tộc -> nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò của nhà nước và nhân dân
Câu 11: Trình bày một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền
kinh tế thị trường?
Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền KTTT
- Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động
- Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động
- Quan hệ lợi ích giữa những người lao động
- Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội
Câu 12: Trình bày khái quát về lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp?
Khái niệm : Cách mạng công nghiệp : là những bước phát triển nhảy vọt
về chất trình độ của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá 9 lOMoAR cPSD| 48541417
về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại kéo theo
sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát
triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến
những tính năng mới trong kỹ thuật– công nghệ đó vào đời sống xã hội.
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất khởi phát từ nước Anh, bắt đầu từ
giữa TKXVII đến giữa TK XIX. Nội dung cơ bản lchuyển từ lao động thủ
công thành lao độngsử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hóa sảnxuất bằng
việc sử dụng năng lượng nước vàhơi nước
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ravào nửa cuối thế kỷ XIX đến
đầu thế kỷ XX. Nội dung thể hiện ở việc sử dụng năng lượng điện và động
cơ điện, để tạo ra các dây chuyền sản xuất có tính chuyên môn hóa cao,
chuyển nềnsản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện – cơ khí và sang giai
đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu từ khoảng những năm đầu
thập niên 60 TK XX đến cuối TK XX. Đặc trưng là sự xuất hiện công nghệ
thông tin, tự động hóa sản xuất
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đề cập lần đầu tiên tại Hội chợ triển
lãm công nghệ Hannover (CHLB Đức) năm 2011 và được chính phủ Đức
đưa vào “Kế hoạch hành động chiếnlược công nghệ cao” năm 2012
Câu 13: Phân tích nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam? -
Thứ nhất: Tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ
nền sản xuất – xã hộ ilạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ -
Thứ hai: Thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất – xã hội
lạc hậu sang nền sản xuất xã hội tiến bộ
Câu 14: Phân tích những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến
phát triển của Việt Nam?
-Khái niệm: HNKTQT của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện
gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi
ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam:
- Tác động tích cực của HNKTQT
+ Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thuKHCN, vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; 10 lOMoAR cPSD| 48541417
+ Tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;
+ Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập trên các lĩnh vực khác, củng cố QPAN.
- Tác động tiêu cực của HNKTQT
+ Doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, phá sản
+ Gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế với bên ngoài
+ Nguy cơ gia tăng khoảng cách giàu – nghèo
+ Các nguy cơ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên,tài nguyên cạn kiệt,
công nghệ lạc hậu, bất lợi trong tham gia chuỗi giá trị toàn cầu...
+ Các vấn đề về ANTT; chủ quyền quốc gia bị đe dọa; văn hóa trong nước
bị đe dọa,“xâm lăng”
+ Nguy cơ về khủng bố quốc tế, tội phạm quốc tế, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp...
Câu 15: Phân tích những phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập
kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam?
Việt Nam cần thực hiện các phương hướng nào để nâng cao hiệu quả của
quá trình hội nhập kinh tế: -
Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do HNKTQT mang lại -
Xây dựng chiến lược và lộ trình HNKTQT phù hợp -
Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực
hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực -
Hoàn thiện thể chế kinh tế và pháp luật -
Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế -
Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam 11